HỒ CHỨA THUỶ LỢI HOÀNG ÂN – CHƯ PRÔNG

CÔNG TRÌNH THỦY LỢI HỒ CHỨA HOÀNG ÂN

21.JPG
22.JPG
23.JPG
25.JPG
26.JPG

1. Vị trí địa lý: Thuộc huyện Chư Prông, cách TP.Pleiku 30 km theo đường chim bay

* Giới cận: + Phía Bắc giáp nhà máy chè Bầu Cạn

                   + Phía Nam giáp suối Ia Mơr và núi Chưmen Kalac 750m

                   + Phía Tây giáp suối Ia Puch

                   + Phía Đông là khu Plei Mơnu Glan

* Tổng diện tích tự nhiên: 2.000ha        

2. Nhiệm vụ công trình:

– Tưới Đông xuân: 500 ha

– Tưới vụ mùa: 800 ha       

3. Thông số kỹ thuật chính

– Đập đất: Dài 315m, cao 20m

                 Mái thượng lưu: 3,5m

                 Mái hạ lưu: 3,75m

                 Chiều rộng đỉnh đập: 6m

– Cống lấy nước: Hình thức: Cống ngầm dưới đập, có tháp đóng mở

Qtk: 1,25m3/s – 3 m3/s

Dài: 90m

Khẩu độ: 1m x 1,5m

Đóng mở bằng bằng 2 cửa van V10

– Đập tràn: Hình thức tràn bên tiêu năng bằng bậc nước

            Chiều rộng B = 50m, HT: 1,2m

            Cấu tạo 2 bậc nước dài 10m

            Ngưỡng tràn rộng 2m, cao 2m

* Sau đó có thay đổi thiết kế tràn xả lũ với

            Chiều rông B = 20m và 7 bậc nước tiêu năng, mỗi bậc cao 2m, toàn bộ chiều dài là 300m

Hoang an 0.JPG
Hoang an 2.JPG
Hoang an 3.JPG
Hoang An 4.JPG
Hoang An 5.JPG
Hoang An 6.JPG
Hoang An 8.JPG
Hoang An 9.JPG
Hoang An 10.JPG

– Kênh dẫn;

            + Kênh chính: 7km bằng đất; Bđáy: 1m; cao h: 1,5m; M: 2.

            + 4 kênh nhánh tổng cộng 3.500m; B: 0,8m; M: 1,4.

(N3, N4, N5 và N5 phụ dẫn tự làm)

            4. Quy mô công trình hồ chứa

– Dung tích chết: 0,8 x 106m3, cao trình 660m

– Dung tích hữu ích: 6,1 x 106m3, cao trình 667m

– Dung tích tổng cộng: 6,9 x 106m3, cao trình 667,8m

– Diện tích mặt hồ: 125 ha

            5. Công trình trên kênh

– Cống qua đường (1,1): 2 cái

– Cống lấy nước đầu kênh nhánh (fi60 + 80): 4 cái

– Cống cấp 2 (fi30 + 40): 150 cái

– Bậc nước trên kênh: 68 cái

            6. Nhà quản lý (3 gian): 76m2

                Nhà bếp : 20m2

CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH ĐÃ XÂY DỰNG TRƯỚC ĐÂY

TT Các thông số Ký hiệu Đơn vị Trị số
I Hồ chứa nước      
1 Diện tích lưu vực Flv Km2 25,00
2 Cao trình mực nước dâng gia cường MNDGC m 658,20
3 Cao trình mực nước dâng bình thường MNDBT m 657,00
4 Cao trình mực nước chết MNC m 647,00
5 Dung tích toàn bộ tb­ 106 m3 6,80
6 Dung tích hữu ích Vhi 106 m3 6,00
7 Dung tích chết Vc 106 m3 0,80
8 Chế độ điều tiết Năm
II Đập đất      
1 Cao trình đỉnh đập Zđđ m 659,52
2 Cao trình đỉnh tường chắn sóng Zt m 660,12
3 Chiều cao đập max Hđ m 20,00
4 Chiều dài đập Lđ m 315,00
5 Chiều rông đỉnh đập Bđ m 5,50
6 Hình thức kết cấu đập Đập đồng chất
III Cống lấy nước      
1 Lưu lượng thiết kế Qtk m3/s 1,20
2 Khẩu diện cống D m 0,90
3 Cao trình ngưỡng cống cửa vào ZC m 745,00
4 Chiều dài cống Lc m 93,00
III Tràn xả lũ      
1 Cao trình ngưỡng tràn Znt m 657,00
2 Chiều rộng tràn Btr m 20,0
3 Cột nước tràn max Htr max m 1,20
4 Chiều dài đoạn bậc nước sau tràn (8 bậc) Lb m 89,00
5 Lưu lượng thiết kế tràn P1% Qtk 1% m3/s 101,00
6 Hình thước – Chế độ tràn Đập tràn đỉnh rộng, chảy tự do

KẾT QUẢ TƯỚI CỦA CÔNG TRÌNH QUA CÁC NĂM

TT Năm khai thác Diện tích tưới (ha) Tổng cộng
Lúa , màu Cây công nghiệp
1 1999 10 440 450
2 2000 15 440 455
3 2001 3 551 554
4 2002 9 556 565
5 2003 10 532 542
6 2004 10 522 532
7 2005 10 522 532
8 2006 10 522 532
9 2007 9 573 582
10 2008 7 569 576
11 2009 2 574 576
12 2010 2 635 637

Các thông số cơ bản của tràn xả lũ hồ chứa nước Hoàng Ân sau khi hoàn thành dự án đầu tư năng cấp năm (2009 – 2010)  

TT Các thông số Ký hiệu Đơn vị Trị số
III Tràn xả lũ      
1 Kênh dẫn trước tràn      
a Cao trình đáy kênh dẫn không điều tiết Zkd1 m 657,50
b Cao trình đáy kênh dẫn có điều tiết Zkd2 m 655,50
c Chiều rộng đáy kênh ứng với cao trình 657.50 Bkd2 m 23,20
d Chiều rộng đáy kênh ứng với cao trình 655.50 Bkd2 m 7,20
e Chiều sâu kênh dẫn không điều tiết Hkd1 m 2,50
g Chiều sâu kênh dẫn có điều tiết Hkd2 m 2,00
h Hệ số mái kênh (chung cho cả 2 mặt cắt) mkd   1,00
i Chiều dài kênh Lkd m 40,00
2 Ngưỡng tràn      
a Lưu lượng thiết kế Qtk1% m3/s 101,00
b Cao trình ngưỡng tràn không điều tiết Zng1 m 657,50
c Cao trình ngưỡng tràn có điều tiết Zng2 m 655,50
d Chiều rộng ng/ tràn ứng với cao trình 657.50m (tri số trong ngoặc là không kể trụ pin) Bng1 m 20,00

(18,80)

e Chiều rộng ng/ tràn ứng với cao trình 655.50m (tri số trong ngoặc là không kể trụ pin) Bng2 m 7,20

(6,00)

g Cao trình mực nước lũ thiết kế (MNDGC) ZMNL m 659,25
h Cao trình mặt cầu giao thông qua tràn Zcgt m 660,50
i Chiều rộng cầu giao thông qua tràn Bcgt m 4,00
k Cao trình mặt cầu công tác Zcct m 663,00
l Chiều rộng cầu cầu công tác Bcct m 1,80
3 Kênh xả sau tràn      
a Cao trình đáy đầu kênh xả không điều tiết Zkx1 m 657,00
b Cao trình đáy đầu kênh xả có điều tiết Zkx1 m 655,00
c Chiều rộng đầu kênh ứng với cao trình 657,00 Bkx1 m 20,00
d Chiều rộng đầu kênh ứng với cao trình 655,00 Bkx2 m 7,20
e Chiều sâu kênh xả không điều tiết Hkx1 m 1,00
g Chiều sâu kênh xả có điều tiết Hkx2 m 2,00
h Độ dốc đáy kênh ikx   0,003
i Chiều dài kênh Lkx m 84,00
4 Tiêu năng sau tràn      
a Số bậc nước đã có sử dụng lại   cái 07
b Số bậc nước cải tạo   cái 01
c Số bậc nước làm mới   cái 01
d Tổng chiều cao của các bậc nước đã có åP m 16,00
e Chiều cao của các bậc nước làm mới Pm m 3,70
g Tổng chiều dài của các bậc nước đã có åL m 89,00
h Chiều dài của các bậc nước làm mới Lm m 14,80

QUY TRÌNH VẬN HÀNH ĐIỀU TIẾT
Hồ chứa nướcHoàng Ân , huyện Chư Prông, tỉnh
Gia Lai

(Ban hành kèm theo Quyết định số… /2012/QĐ-CTTL

Ngày… tháng…năm 2012 của Giám đốc Công ty TNHH MTV Khai thác CTTL  Gia Lai)

 

CHƯƠNG I :QUY ĐỊNH CHUNG 

Điều 1:

      Mọi hoạt động có liên quan đến quản lý khai thác và bảo vệ an toàn công trình hồ chứa nước Ia Glai đều phải tuân thủ:

1. Luật tài nguyên nước số 08/1998/QH10 của Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

2.Nghị định số 179/1999/NĐ-CP ngày 30/12/1999 của Chính phủ quy định thi hành Luật tài nguyên nước.

3. Pháp lệnh phòng, chống lụt, bão (năm 1993); Pháp lệnh phòng, chống lụt bão số 27/2000/PL-UBTVQH10 ngày 24/8/2000.

4. Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi số 32/2001/PL-UBTVQH10 ngày 04/4/2001.

5. Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.

6. Nghị định số 115NĐ-CP ngày 14/11/2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung Nghị định số 143/2003/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh khai thác bảo vệ công trình thủy lợi.

7. Nghị định số 72/NĐ-CP ngày 7/5/2007 của Chính phủ về quản lý an toàn đập.

8. Nghị định số 112/2008/NĐ-CP ngày 20/10/2008 của Chính phủ về quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa thuỷ lợi thuỷ điện.

9. Các Tiêu chuẩn, Quy phạm hiện hành:

– Hồ chứa nước – Công trình thuỷ lợi – Quy định về lập và ban hành Quy trình vận hành điều tiết (14TCN 121-2002).

– Công trình thủy lợi – các quy định chủ yếu về thiết kế (TCXDVN 285:2002).

– Công trình thủy lợi kho nước – Yêu cầu kỹ thuật trong quản lý và khai thác (14TCN 55-88).

– Quy phạm công tác thủy văn trong hệ thống thủy nông (14TCN 49-86).

– Các Tiêu chuẩn, Quy phạm khác có liên quan tới thiết kế công trình thủy công của hồ chứa nước.

Điều 2:

      Việc vận hành điều tiết hồ chứa nước Hoàng ân phải đảm bảo:

1. An toàn công trình theo chỉ tiêu phòng chống lũ với tần suất lũ thiết kế P = 1%. tương ứng với mực nước cao nhất là 659,25 m; với tần suất lũ kiểm tra P = 0,2%. tương ứng với mực nước cao nhất là 659,70 m.

2. Cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt, dịch vụ, theo nhiệm vụ thiết kế được duyệt.

Điều 3:

      Việc vận hành cống lấy nước, tràn xả lũ phải tuân thủ Quy trình vận hành của công trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 4:

1. Quy trình này là cơ sở pháp lý để Xí nghiệp Thủy nông Chư Prông (Công ty TNHH một thành viên KTCT Thủy lợi Gia Lai) thực hiện vận hành điều tiết hồ chứa nước Hoàng Ân.

2. Trong mùa mưa lũ, khi xuất hiện các tình huống đặc biệt chưa được quy định trong Quy trình này, việc vận hành điều tiết và phòng, chống lụt bão của hồ chứa Hoàng Ân phải theo sự chỉ đạo, điều hành thống nhất của UBND tỉnh Gia Lai trực tiếp là Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn, phòng chống cháy nổ, phòng chống cháy rừng và phòng cháy chữa cháy (Ban chỉ đạo PCLB, TKCN, PCCN, PCCR & PCCC) tỉnh Gia Lai.

Điều 5:

      Xí nghiệp Thủy nông Chư Prông có trách nhiệm quản lý vận hành điều tiết hồ chứa nước Hoàng Ân theo những quy định trong quy trình này. Mọi tổ chức, cá nhân có liên quan và được hưởng lợi từ hệ thống công trình thủy lợi Hoàng Ân đều phải thực hiện quy trình này.

CHƯƠNG II -VẬN HÀNH ĐIỀU TIẾT TRONG MÙA LŨ 

Điều 6:

      Trước mùa mưa lũ hàng năm, Xí nghiệp Thủy nông Chư Prông phải thực hiện:

1. Kiểm tra công trình theo đúng quy định hiện hành, phát hiện và xử lý kịp thời những hư hỏng, đảm bảo công trình vận hành an toàn trong mùa mưa lũ.

2. Căn cứ vào dự báo khí tượng thủy văn mùa lũ hàng năm và Quy trình này, lập “Kế hoạch tích, xả nước cụ thể trong mùa lũ”. Từ đó làm cơ sở để vận hành điều tiết hồ chứa, đảm bảo an toàn công trình và tích đủ nước phục vụ theo các yêu cầu dùng nước. Đồng thời báo cáo Công ty TNHH một thành viên KTCT Thủy lợi Gia Lai.

3. Lập phương án phòng chống lụt bão cho hồ chứa Hoàng Ân, trong đó phải đặc biệt chú ý tới trường hợp vận hành khi có lũ lớn vượt lũ thiết kế hoặc khi hồ chứa có sự cố, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 7:

      Điều tiết giữ mực nước hồ trong mùa lũ:

1. Trong quá trình vận hành điều tiết, mực nước hồ chứa nước Hoàng Ân lớn hơn “Đường hạn chế cấp nước” và nhỏ hơn “Đường phòng phá hoại” trên biểu đồ điều phối (Phụ lục III.1) thì tiến hành cấp nước bình thường theo thiết kế.

Thời gian

1/VII

1/VIII

1/IX

1/X

1/XI

(ngày/tháng)

 

 

 

 

 

Đường phòng phá hoại

647

651

654

656

657.5

Đường hạn chế cấp nước

647

648

650.2

653

654.5

2. Mực nước hồ cao nhất các tháng đầu mùa lũ được giữ như sau: (Phụ lục III.1)

Thời Gian

1/VII

1/VIII

1/IX

1/X

1/XI

Mực nước cao nhất

656

656

656

656

657.5

3. Trong quá trình vận hành điều tiết, mực nước hồ chứa nước Hoàng ân lớn hơn “Đường phòng phá hoại” và nhỏ hơn “Đường phòng lũ” trên biểu đồ điều phối (Phụ lục III.1) thì được phép cấp nước gia tăng.

Thời gian

1/VII

1/VIII

1/IX

1/X

1/XI

(ngày/tháng)

 

 

 

 

 

Đường phòng phá hoại

647

651

654

656

657.5

Đường phòng lũ

656

656

656

656

657.5

Điều 8:

      Khi mực nước hồ vượt quá giới hạn quy định tại khoản 2 điều 7, Xí nghiệp thủy nông Chư Prông phải sẵn sàng xả lũ. Trước khi tiến hành xả lũ, Xí nghiệp thủy nông Chư Prông phải:

1. Căn cứ vào diễn biến tình hình khí tượng thuỷ văn, hiện trạng các công trình đầu mối, đặc điểm vùng hạ du hồ chứa và Quy trình này để quyết định việc xả lũ (số cửa, độ mở và thời gian mở).

2. Báo cáo Công ty TNHH một thành viên KTCT Thủy lợi Gia Lai, Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Gia Lai, Ban chỉ đạo PCLB, TKCN, PCCN, PCCR & PCCC về việc xả lũ

3. Thông báo cho chính quyền địa phương để phổ biến đến nhân dân vùng hạ du và các cơ quan liên quan về việc xả lũ, triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn về người và tài sản của nhân dân vùng hạ du.

Điều 9:

      Vận hành xả lũ đảm bảo an toàn công trình đập:

1. Khi mực nước hồ đạt 657.50 m và tiếp tục lên nhanh, Xí nghiệp thủy nông Chư Prông phải vận hành các cửa tràn, để xả lũ, giữ mực nước hồ không vượt quá 659.25 m, báo cáo ngay cho các cấp có thẩm quyền. Trên cơ sở các tài liệu quan trắc mực nước hồ, số liệu đo đạc, dự báo của các trạm khí tượng thủy văn thượng lưu công trình để điều chỉnh lưu lượng xả.

      Trong các trường hợp xả lũ, cần liên tục quan trắc mực nước hồ để giảm dần lưu lượng xả xuống hạ du khi lưu lượng lũ về hồ có dấu hiệu giảm.

      Thời gian thông báo cho địa phương phía hạ du khi tiến hành xả lũ bình thường tối thiểu trước 12 tiếng đồng hồ.

2. Trường hợp xảy ra mưa lũ đặc biệt lớn:

– Trường hợp 1: Mực nước hồ xấp xỉ mực nước dâng gia cường 659.25 m; và tiếp tục tăng nhanh (Vượt cao trình lũ kiểm tra 659.70 m), mực nước hồ có nguy cơ vượt quá cao trình đỉnh đập:

– Trường hợp 2: Mực nước hồ xấp xỉ mực nước dâng gia cường 659.25 m, xảy ra sự cố kẹt cửa của tràn xả lũ.

      Xí nghiệp thủy nông Chư Prông báo cáo Công ty TNHH một thành viên KTCT Thủy lợi Gia Lai, Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn và Ban chỉ đạo PCLB, TKCN, PCCN, PCCR & PCCC tỉnh xin ý kiến chỉ đạo có biện pháp khẩn cấp để hạ thấp mực nước hồ nhằm đảm bảo an toàn cho công trình; đồng thời phải thông báo cho Ban chỉ đạo PCLB & TKCN huyện Chư Prông, triển khai thực hiện công tác sơ tán khẩn cấp dân đến nơi an toàn. Thực hiện biện pháp khẩn cấp sửa chữa tràn xả lũ, nhằm vận hành được tràn xả lũ trong thời gian sớm nhất (ở trường hợp 2).

CHƯƠNG III-VẬN HÀNH ĐIỀU TIẾT HỒ CHỨA TRONG MÙA KIỆT 

Điều 10:

      Trước mùa kiệt hàng năm, Xí nghiệp thủy nông Chư Prông phải căn cứ vào lượng nước trữ trong hồ, dự báo khí tượng thuỷ văn và nhu cầu dùng nước, lập “Phương án cấp nước trong mùa kiệt”, báo cáo các cấp có thẩm quyền, thông báo cho các hộ dùng nước trong hệ thống.

Điều 11:

      Điều tiết giữ mực nước hồ trong mùa kiệt:

1.  Trong quá trình vận hành điều tiết, mực nước hồ chứa Hoàng ân phải giữ cao hơn hoặc bằng “Đường hạn chế cấp nước” trên biểu đồ điều phối (Phụ lục số III.1).

2. Mực nước hồ thấp nhất ở đầu các tháng trong mùa kiệt được giữ như sau:

Thời gian

1/XII

1/I

1/II

1/III

1/IV

1/V

1/VI

(ngày/tháng)

Mực nước thấp nhất

655.5

655.5

654

652.5

651

649

648

3. Trong quá trình vận hành điều tiết, mực nước hồ chứa nước Hoàng ân lớn hơn “Đường phòng phá hoại” và nhỏ hơn “Mực nước dâng bình thường” trên biểu đồ điều phối (Phụ lục III.1) thì được phép cấp nước gia tăng.

Thời gian

1/XII

1/I

1/II

1/III

1/IV

1/V

1/VI

(ngày/tháng)

 

 

 

 

 

 

 

Đường phòng phá hoại

657.5

657.5

657

655.5

653

651

649

Mực nước dâng bình thường

657.5

657.5

657.5

657.5

657.5

657.5

657.5

Điều 12:

      Khi mực nước hồ thấp hơn “Đường hạn chế cấp nước”, Xí nghiệp thủy nông Chư Prông phải thông báo cho các hộ dùng nước thực hiện các biện pháp sử dụng nước tiết kiệm, đề phòng thiếu nước vào cuối mùa kiệt, lập kế hoạch cấp nước luân phiên hoặc giảm mức độ cấp nước theo thứ tự ưu tiên của các đối tượng dùng nước.

Điều 13:

      Khi mực nước hồ bằng hoặc thấp hơn mực nước chết, Xí nghiệp thủy nông Chư Prông phải lập phương án, kế hoạch sử dụng dung tích chết, báo cáo Công ty TNHH một thành viên KTCT Thủy lợi Gia Lai để quyết định và thực hiện.

CHƯƠNG IV – VẬN HÀNH ĐIỀU TIẾT KHI HỒ CHỨA CÓ SỰ CỐ 

Điều 14:

      Khi công trình đầu mối của hồ chứa (đập chính, tràn xả lũ, cống lấy nước) có dấu hiệu xảy ra sự cố gây mất an toàn cho công trình, Xí nghiệp thủy nông Chư Prông phải báo cáo Công ty TNHH một thành viên KTCT Thủy lợi Gia Lai tổng hợp báo cáo Sở Nông nghiệp & PTNT, Ban chỉ đạo PCLB, TKCN, PCCN, PCCR & PCCC tỉnh Gia Lai, trình Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai để quyết định xả nước, hạ mực nước hồ xuống tối đa đồng thời đề xuất các phương án xử lý và giải pháp thực hiện.

Điều 15:

      Khi cửa tràn xả lũ, cống lấy nước có sự cố không vận hành được, Xí nghiệp thủy nông Chư Prông phải triển khai ngay biện pháp xử lý sự cố đồng thời báo cáo Công ty TNHH một thành viên KTCT Thủy lợi Gia Lai tổng hợp báo cáo Sở Nông nghiệp & PTNT; Ban chỉ đạo PCLB, TKCN, PCCN, PCCR & PCCC tỉnh Gia Lai, trình Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai quyết định biện pháp hạ nhanh mực nước hồ để đảm bảo an toàn hồ chứa và phương án khắc phục hậu quả.

CHƯƠNG V – QUAN TRẮC CÁC YẾU TỐ KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN 

Điều 16:

      Xí nghiệp thủy nông Chư Prông phải thu thập, quan trắc, đo đạc, lập sổ theo dõi mực nước, lượng mưa và các yếu tố khí tượng thủy văn khác theo quy định tại các Quy phạm, Tiêu chuẩn ngành hiện hành (14TCN 49-86 và 14TCN 55-88).

Điều 17:

      Hàng năm. Xí nghiệp thủy nông Chư Prông phải tính toán và dự báo lượng nước đến hồ làm cơ sở để lập kế hoạch tích, cấp và xả nước.

Điều 18:

      Tính toán và kiểm tra lưu lượng lũ, lưu lượng kiệt.

1. Trong mùa lũ, Xí nghiệp thủy nông Chư Prông phải cử người túc trực, tiến hành quan trắc mực nước hồ để xác định sơ bộ lưu lượng nước đến hồ.

2. Kết thúc các đợt xả lũ và sau mùa lũ hàng năm, Xí nghiệp thủy nông Chư Prông lập báo cáo đánh giá việc xả lũ bao gồm: lưu lượng xả, số cửa tràn xả lũ, thời gian xả, tổng lượng xả, diễn biến mực nước hồ và ảnh hưởng đối với vùng hạ du.

3. Hàng năm, Xí nghiệp thủy nông Chư Prông tiến hành điều tra, đo đạc, tính toán lưu lượng và tổng lượng nước đến hồ, lưu lượng kiệt, ghi chép, lưu trữ tài liệu trên để phục vụ công tác quản lý khai thác hồ.

CHƯƠNG VI
TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN

 A-XÍ NGHIỆP THỦY NÔNG CHƯ PRÔNG

Điều 19: Trách nhiệm:

1. Thực hiện các quy định trong Quy trình này để vận hành điều tiết hồ, đảm bảo an toàn công trình và tích đủ nước đáp ứng các nhu cầu dùng nước.

2 .Hàng năm tiến hành tổng kết đánh giá việc thực hiện Quy trình, nếu thấy cần thiết sửa đổi hoặc bổ sung Quy trình phải báo cáo các cấp có thẩm quyền.

3. Hàng năm tiến hành kiểm tra cao trình các mặt cắt lòng sông hạ lưu đập và có kế hoạch nạo vét lòng sông, đặc biệt sau những đợt xả lũ lớn để đảm bảo khống chế mực nước hạ lưu đập theo thiết kế nhằm đảm bảo an toàn cho chân đập hạ lưu và hai bên bờ hạ lưu.

4. Thực hiện các nội dung quy định tại Điều 14, 16, 17, 18, 19, 20, 22 Nghị định 72/2007/NĐ-CP ngày 7/5/2007 về Quản lý an toàn đập của Chính phủ.

Điều 20: Quyền hạn:

1. Yêu cầu các cấp chính quyền, ngành liên quan và địa phương trong hệ thống thủy lợi hồ Hoàng ân thực hiện Quy trình này.

2. Lập biên bản và báo cáo cấp có thẩm quyền để xử lý các hành vi ngăn cản, xâm hại đến việc thực hiện quy trình này.

Điều 21:

      Giám đốc Xí nghiệp thủy nông Chư Prông chịu trách nhiệm tổ chức vận hành điều tiết hồ chứa Hoàng ân các trường hợp sau:

1. Điều tiết cấp nước khi mực nước hồ cao hơn hoặc bằng “Đường hạn chế cấp nước” của biểu đồ điều phối.

2. Điều tiết cấp nước khi mực nước hồ thấp hơn “Đường hạn chế cấp nước” của biểu đồ điều phối nhưng lớn hơn mực nước chết báo cáo Công ty TNHH khai thác công trình thủy lợi Gia Lai.

3. Điều tiết cấp nước khi mực nước hồ bằng hoặc thấp hơn mực nước chết theo phương án sử dụng dung tích chết đã được Công ty TNHH khai thác công trình thủy lợi Gia Lai phê duyệt.

4. Quyết định xả lũ trong các trường hợp như quy định tại điều 8 và khoản 1 điều 9 quy trình này.

5. Lập kế hoạch và dự trù kinh phí hàng năm trình các cấp có thẩm quyền. Tổ chức thực hiện công tác bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên, sửa chữa trước và sau mùa mưa lũ nhằm duy trì năng lực công trình, đảm bảo sử dụng lâu dài và an toàn.

6. Hợp đồng với cơ quan dự báo KTTV để có dự báo chính xác lũ và có kế hoạch xả lũ hợp lý và an toàn.

 B- CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI GIA LAI

Điều 22:

1. Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra Xí nghiệp thủy nông Chư Prông, thực hiện Quy trình này đặc biệt là việc vận hành xả lũ của hồ chứa.

2. Giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện Quy trình theo thẩm quyền.

3. Thẩm định nội dung sửa đổi, bổ sung quy trình theo đề nghị của Xí nghiệp thủy nông Chư Prông, trình các cấp có thẩm quyền quyết định.

Điều 23:

1. Thẩm định và trình các cấp có thẩm quyền phương án, kế hoạch sử dụng dung tích chết của hồ chứa tại điều 13 Quy trình và theo dõi việc thực hiện.

2. Thẩm định phương án phòng chống lụt bão hàng năm của hồ Hoàng ân, trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt và theo dõi thực hiện. Theo dõi việc thực hiện cấp nước trong mùa kiệt của hồ chứa ở điều 12.

3. Thẩm định và các cấp có thẩm quyền phê duyệt vận hành xả lũ trong trường hợp tại khoản 1 điều 9.

Điều 24:

1. Phối hợp các ngành, các cấp có liên quan trong hệ thống thực hiện Quy trình.

2. Phối hợp các ngành, các cấp có liên quan xử lý các hành vi ngăn cản việc thực hiện Quy trình hoặc vi phạm các quy định của Quy trình theo thẩm quyền.

3. Tạo điều kiện cho Xí nghiệp thủy nông Chư Prông vận hành điều tiết hồ Hoàng ân theo quy trình.

Điều 25:

1. Quyết định việc vận hành điều tiết xả lũ hồ chứa nước Hoàng ân khi xảy ra tình huống như quy định tại khoản 2 điều 4; khoản 2 điều 9 quy trình.

2. Quyết định biện pháp khẩn cấp đảm bảo an toàn công trình và phương án khắc phục hậu quả khi xảy ra tình huống như quy định tại điều 14 và điều 15 quy trình.

3. Phối hợp Ban chỉ đạo PCLB, TKCN, PCCN, PCCR & PCCC, Xí nghiệp thủy nông Chư Prông và các ngành các cấp thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ khi xảy ra tình huống quy định tại khoản 2 điều 4, khoản 2 điều 9, điều 14 và điều 15 quy trình.

4. Huy động nhân lực, vật lực để xử lý và khắc phục các sự cố của hồ chứa nước Hoàng ân.

5. Phê duyệt và quyết định sửa đổi, bổ sung Quy trình theo đề nghị của các cấp có thẩm quyền

C- CÁC CẤP CHÍNH QUYỀN TRONG HỆ THỐNG

 

Điều 26:

1. Nghiêm chỉnh thực hiện các quy định tại Quy trình này.

2. Ngăn chặn, xử lý và thông báo cho Xí nghiệp thủy nông Chư Prông những hành vi ngăn cản việc thực hiện Quy trình hoặc vi phạm các quy định của Quy trình theo thẩm quyền.

3. Thực hiện phương án đảm bảo an toàn cho vùng hạ du khi hồ chứa xả lũ và trường hợp xẩy ra sự cố khẩn cấp.

Điều 27:

1. Tuyên truyền vận động nhân dân địa phương thực hiện đúng các quy định trong Quy trình này và tham gia phòng chống lụt bão, bảo vệ an toàn công trình hồ chứa nước Hoàng ân.

2. Huy động nhân lực, vật lực, phối hợp với Xí nghiệp thủy nông Chư Prông phòng chống lụt bão, bảo vệ và xử lý sự cố công trình.

D- CÁC HỘ DÙNG NƯỚC VÀ NHỮNG ĐƠN VỊ HƯỞNG LỢI KHÁC

 

Điều 28:

1. Nghiêm chỉnh thực hiện Quy trình này.

2. Hàng năm phải ký hợp đồng dùng nước với Xí nghiệp thủy nông Chư Prông để Xí nghiệp có căn cứ lập kế hoạch cấp nước, xả nước hợp lý, đảm bảo hiệu quả kinh tế và an toàn công trình.

3. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định có liên quan được nêu tại Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi, các văn bản pháp quy có liên quan đến việc quản lý khai thác và bảo vệ công trình hồ chứa nước Hoàng ân.

Điều 29:

      Nghiêm cấm các hành vi sau đây không được xảy ra trong phạm vi bảo vệ:

– Lấn chiếm đất để sử dụng cho mục đích khác;

– Thả trâu bò ăn cỏ, uống nước trên bờ đập;

– Nổ mìn gây chấn động;

– Vận tải qua công trình bằng các xe tải lớn;

– Thả rác và xác súc vật chết xuống lòng hồ, kênh mương;

– Các hành động có tính chất xâm hại tài sản và phá hoại;

CHƯƠNG VII – TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 30:

      Mọi quy định về vận hành điều tiết hồ chứa nước Hoàng ân trước đây trái với những quy định trong Quy trình đều bãi bỏ.

      Trong quá trình thực hiện Quy trình nếu có nội dung cần sửa đổi, bổ sung, Xí nghiệp thủy nông Chư Prông phải tổng hợp, báo cáo Công ty TNHH một thành viên KTCT Thủy lợi Gia Lai quyết định.

Điều 31:

      Những tổ chức, cá nhân thực hiện tốt Quy trình sẽ được đề nghị khen thưởng theo quy định. Mọi hành vi vi phạm Quy trình sẽ bị xử lý theo pháp luật hiện hành.

      Quy trình này chỉ có giá trị trong nội bộ Công ty TNHH một thành viên KTCT Thủy lợi Gia Lai.

                                                      CÔNG TY TNHH MTV KTCT THỦY LỢI GIA LAI

–>

PHỤ LỤC
KÈM THEO QUY TRÌNH VẬN HÀNH ĐIỀU TIẾT HỒ CHỨA NƯỚC HOÀNG ÂN – CHƯ PRÔNG – GIA LAI

–>

 

  –>

–>

PHỤ LỤC I
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ HỒ CHỨA NƯỚC HOÀNG ÂN

I.1.Tên công trình :

Hồ chứa nước Hoàng Ân

I.2. Vị trí: 

Huyện Chư Prông – Tỉnh Gia Lai

I.3. Nhiệm vụ của hồ chứa Hoàng ân.        

§        Tưới cho diện tích 700 ha cà phê:

§      Cấp nước nuôi rồng thủy sản 115ha mặt thoáng, giao thông du lịch, cải tạo cảnh quan môi trường.

I.4. Các thông số kỹ thuật chủ yếu hồ chứa Hoàng ân.

Thông số kỹ thuật

Đơn vị

Trị số

Diện tích lưu vực (FLv)

km2

25.0

Mực nước chết (MNC)

m

+647.00

Mực nước dâng bình thường (MNDBT)

m

+657.50

Mực nước dâng gia cường (MNDGC)

m

+659.25

Dung tích toàn bộ (Vtb)

106 m3

6.80

Dung tích hữu ích (Vhi)

106 m3

5.20

Dung tích chết (Vc)

106 m3

1.60

Diện tích mặt hồ ở MNDBT

km2

1.15

Diện tích mặt hồ ở MNDGC

km2

1.37

I.5.Công trình đầu mối của hồ chứa Hoàng ân.

I.5.1. Đập chính

§        Loại đập: Đập đất có tường chắn sóng

§        Cao trình đỉnh đập: +660.00 m

§        Cao trình tường chắn sóng: +661.00 m

§        Chiều dài đỉnh đập: 390.00 m

§        Chiều cao đỉnh đập HMax: 20.00 m

§        Chiều rộng đỉnh đập: 5.0 m

Hình thức đập: Đập đồng chất, chỉ tiêu đất đắp γ k = 1.28 T/m3 có tường chắn sóng, tiêu nước trong thân đập bằng ống khói thẳng đứng, dải lọc kết hợp với lăng trụ tiêu năng nước hạ lưu, xử lý nền bằng chân khay giữa, rộng (5-15)m, sâu (2-4)m, hệ số mái đào 1:1.50, đầm nén sau khi đào bóc lớp phủ thực vật và đào chân khay

I.5.2. Tràn xả lũ

§        Vị trí: Đặt tại vai trái đập, trên nền đất

I.5.2.1. Kênh dẫn trước tràn:

STT

Các thông số

Ký hiệu

Đơn vị

Trị số

1

Cao trình đáy kênh dẫn không điều tiết

Zkd 1

m

657.50

2

Cao trình đáy kênh dẫn có điều tiết

Zkd 2

m

655.50

3

Chiều rộng đáy kênh ứng với cao trình 657,50m

Bkd 1

m

23.20

4

Chiều rộng đáy kênh ứng với cao trình 655,50m

Bkd 2

m

7.20

5

Chiều sâu kênh dẫn không điều tiết

Hkd 1

m

2.50

6

Chiều sâu kênh dẫn có điều tiết

Hkd 2

m

2.00

7

Hệ số mái kênh (chung cho cả 2 mặt cắt)

mkd

 

1.00

8

Chiều dài kênh

Lkd

m

40.00

I.5.2.2. Ngưỡng tràn:

STT

Các thông số

Ký hiệu

Đơn vị

Trị số

1

Lưu lượng thiết kế

Qtk 1%

m3/s

101.00

2

Cao trình ngưỡng tràn không điều tiết

Z ng 1

m

657.50

3

Cao trình ngưỡng tràn có điều tiết

Z ng 2

m

655.50

4

Chiều rộng ngưỡng tràn ứng với cao trình 657,50m (Trị số ghi trong ngoặc là không kể trụ pin)

B ng 1

m

20.00 (18.80)

5

Chiều rộng ngưỡng tràn ứng với cao trình 655,50m (Trị số ghi trong ngoặc là không kể trụ pin)

B ng 2

m

7.20 (6.00)

6

Cao trình mực nước lũ thiết kế (MNDGC)

ZMNL

m

659.25

7

Cao trình mặt cầu giao thông qua tràn

ZCgt

m

660.50

8

Chiều rộng cầu giao thông qua tràn

BCgt

m

4.00

9

Cao trình mặt cầu công tác

Zcct

m

663.00

10

Chiều rộng cầu công tác

Bcct

m

1.80

I.5.2.3. Kênh xả sau tràn:

STT

Các thông số

Ký hiệu

Đơn vị

Trị số

1

Cao trình đáy đầu kênh xả không điều tiết

Z kx 1

m

657.00

2

Cao trình đáy đầu kênh xả có điều tiết

Z kx 2

m

655.00

3

Chiều rộng đầu kênh ứng với cao trình 657,00m

B kx 1

m

20.00

4

Chiều rộng đầu kênh ứng với cao trình 655,00m

B kx 2

m

7.20

6

Chiều sâu kênh xả không điều tiết

Hkx 1

m

1.00

7

Chiều sâu kênh xả có điều tiết

Hkx 1

m

2.00

8

Độ dốc đáy kênh

ikx

 

0.003

9

Chiều dài kênh

Lkx

m

84.00

I.5.2.4. Tiêu năng sau tràn:

STT

Các thông số

Ký hiệu

Đơn vị

Trị số

1

Số bậc nước

n

cái

8

2

Tổng chiều cao của các bậc nước

ΣP

m

19.70

3

Tổng chiều dài của các bậc nước

ΣL

m

103.80

      Hình thức là tràn tự do kết hợp tràn xả sâu có cửa van điều tiết. Tại vị trí xả sâu gồm 2 trụ pin và bố trí 3 cánh cửa phẳng kết cấu bằng thép, kích thước mỗi cánh cửa là 2,0 x 2,0m. Vận hành cánh cửa bằng máy vít V10. Kết cấu bằng bê tông cốt thép M200.

I.5.3. Cống lấy nước

§        Loại cống: Cống ngầm dưới đập, chảy có áp,

§        Vị trí: Đặt tại vai phải đập, trên nền đất

STT

Các thông số

Ký hiệu

Đơn vị

Trị số

1

Lưu lượng thiết kế

Qtk

m3/s

1.20

2

Khẩu diện cống

D

m

0.90

3

Cao trình đáy đầu cống

Zc

m

645.00

4

Chiều dài cống

Lc

m

93.00

5

Cao trình cầu công tác

Zc

m

660.00

6

Chiều rộng cầu công tác

Bc

m

1.60

7

Chiều dài cầu công tác

Lc

m

26.00

I.6 Các nhu cầu dùng nước của hệ thống

Bảng tính toán mức tưới tại mặt ruộng cho các loại cây trồng

Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Tổng (106× m3

W dùng

1.039

1.119

1.239

0.799

0

0

0

0

0

0

0

0

4.196

  

–>

PHỤ LỤC II
NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ LẬP QUY TRÌNH VẬN HÀNH ĐIỀU TIẾT

HỒ CHỨA NƯỚC
HOÀNG ÂN

1. CÁC VĂN BẢN PHÁP QUY

–           Luật Tài nguyên nước (năm 1998): Pháp lệnh phòng, chống lụt, bão (năm 1993, năm 2000); Pháp lênh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi (năm 2001).

–           Tiêu chuẩn ngành 14TCN 121 – 2002 – Hồ chứa nước – Công trình thuỷ lợi, Quy định về lập và ban hành Quy trình vận hành điều tiết (của Bộ NN & PTNT).

–           Các tiêu chuẩn, quy phạm, các văn bản liên quan đến việc bảo đảm an toàn hồ chứa nước (của Bộ NN & PTNT và các cơ quan chức năng).

–           Các văn bản của UBND tỉnh Gia Lai (và các cơ quan chức năng) về việc khai thác và bảo vệ hồ chứa nước Ia Ring.

2. CÁC TÀI LIỆU, SỐ LIỆU KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN

–           Các tài liệu khí tượng thuỷ văn dùng trong thiết kế hồ chứa nước Hoàng ân.

–           Các tài liệu số liệu để lập Quy trình vận hành công trình đầu mối.

1. MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU

      Quy trình vận hành điều tiết hồ chứa Hoàng ân là văn bản quy định về nguyên tắc, nội dung và trình tự vận hành công trình của hồ chứa Hoàng ân để điều hành việc trữ nước, cấp nước và xả nước trong các trường hợp khác nhau của thời tiết (Tình hình mưa, dòng chảy năm, dòng chảy lũ đến hồ chứa…) đảm bảo hồ chứa làm việc đúng với năng lực thiết kế, hạn chế tối đa thiệt hại khi hồ chứa gặp lũ vượt thiết kế hoặc dòng chảy kiệt nhỏ hơn thiết kế.

Mục tiêu của quy trình:

– Về phòng chống lũ: Phải đảm bảo an toàn cho công trình theo tần suất thiết kế chống lũ P = 1%.

– Về cấp nước phục vụ nông nghiệp, sinh hoạt: Phải đảm bảo đủ nước tưới cho sinh hoạt và công nghiệp. Đối với những năm nước đến thuộc chu kì kiệt nên được ưu tiên cho nước sinh hoạt.

–>

PHỤ LỤC III
CÁC
TÀI LIỆU TÍNH TOÁN KỸ THUẬT 

 

  

PHỤ LỤC III. 1: BIỂU ĐỒ ĐIỀU PHỐI HỒ CHỨA NƯỚC HOÀNG ÂN

 

Tháng

1/VII

1/VIII

1/IX

1/X

1/XI

1/XII

1/I

1/II

1/III

1/IV

1/V

1/VI

1/VII

Đường PPH

647

651

654

656

657.5

657.5

657.5

657

655.5

653

651

649

647

Đường HCCN

647

648

650

653

654.5

655.5

655.5

654

652.5

651

649

648

647

 

  Ghi chú:

[1]: Đường phòng phá hoại

[2]: Đường hạn chế cấp nước     

[3]: Đường phòng lũ

A: Vùng hạn chế cấp nước

B: Vùng cấp nước bình thường

C: Vùng cấp nước gia tăng

D: Vùng xả lũ bình thường

E: Vùng xả lũ bất bình thường

PHỤ LỤC III -2: DÒNG CHẢY BÌNH QUÂN THÁNG ĐẾN HỒ CHỨA HOÀNG ÂN:

+  Đặc trưng lưu vực:

   – Diện tích lưu vực Flv = 25 Km2 (Tính từ vị trí đập)

– Chiều dài suối chính Ls = 18 Km

– Bề rộng bình quân lưu vực B= 3.4Km

– Độ dốc bình quân lòng suối Is = 11%0

+ Đặc trưng khí tượng thủy văn:

Khu vực công trình có đặc điểm khí hậu tương tự vùng Plei Ku. Mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau

– Lượng mưa bình quân năm (theo số liệu phòng QLN cung cấp từ năm 2000 đến năm 2011)              :  Xo              = 1893mm

– Lượng mưa ngày lớn nhất                    : P1% Xmax  = 263  mm

              

P%

0.2

0.5

1

1.5

2

10

X ngày max

337

292

263

242

231

170

     + Dòng chảy năm:

     – Đặc trựng : Yo = d* X0 = 0.48 x 1893 = 909mm

     – Tổng lượng dòng chảy năm bình quân: Wo = Yo. F. 103 = 909 x 25 x 106

                                                                                                 = 22.714 * 106m3

     – Lưu lượng bình quân nhiều năm : Qo = Wo/ T = 22.714/31.5 = 0.721m3/s

     – Mô đuyn dòng chảy: Mo = Qo. 103/F = 0.721x 103/25 = 29 l/s-km2

     – Dòng chảy năm ứng với các tần suất :

     Cv = 0.95 – 0.29 lgMo – 0.063lg(f+1)

          = 0.437

     Cs = 2Cv :

Ki = Qi/Qo

P%

50%

75%

90%

Kp

0.94

0.68

0.49

Qp(m3/s)

0.68

0.49

0.35

          

+ Phân phối dòng chảy năm ứng  P =75%: Qp = 0.49m3/s

Tính toán dòng chảy năm theo số liệu trạm Pleiku ta có phân phối dòng chảy năm như sau:

Tháng

1

2

3

4

5

6

Ki

0.59

0.37

0.26

0.2

0.41

0.64

Qi(m3/s)

0.289

0.181

0.127

0.098

0.201

0.314

Wi(106 m3)

0.774

0.438

0.340

0.254

0.538

0.814

 

Tháng

7

8

9

10

11

12

Ki

1.55

2.12

2.04

1.65

1.34

0.82

Qi(m3/s)

0.76

1.039

1.00

0.809

0.657

0.402

Wi(106 m3)

2.036

2.783

2.592

2.167

1.703

1.077

   Qtb = 0.49m3/s 

PHỤ LỤC III. 3 TỔNG LƯỢNG NƯỚC YÊU CẦU TẠI  HỒ CHỨA

Bảng tổng lượng nước yêu cầu tại đầu mối hồ chứa nước Hoàng ân

(Tính toán tưới cho cây cà phê S = 700ha; qcafemax = 6000m3/ha cho 3 đợt tưới; thời gian tưới cho cây cà phê đối với công trình Hoàng ân là từ ngày 05 tháng 01 đến 20 tháng 04)

Đơn vị: 106m3

Tháng

W75%

WDùng (tính cho 6000m3/ha)

ΣWDùng

1

0.774 

1.039

1.039

2

0.438 

1.119

1.119

3

0.340 

1.239

1.239

4

0.254 

0.799

0.799

5

0.538 

0

0

6

0.814 

0

0

7

2.036 

0

0

8

2.783 

0

0

9

2.592 

0

0

10

2.167 

0

0

11

1.703 

0

0

12

1.077 

0

0

Tổng

15.516

4,196

4,196

PHỤ LỤC III. 2: TỔNG HỢP KẾT QUẢ TÍNH TOÁN ĐIỀU TIẾT LŨ

Trường hợp tính toán

–           Lũ thiết kế 1%

–           Lũ thiết kế 1% trong trường hợp kẹt 1 khoang

–           Lũ kiểm tra 0.2%

–           Lũ kiểm tra 0.2% trong trường hợp kẹt 1 khoang

Kết quả tính toán

Phương án tính

QĐến max

QXả max

Vmax

Zmax

(m3/s)

(m3/s)

(106m3)

(m)

Lũ thiết kế 1%

120

101

8.9

659.29

Lũ thiết kế 1% (kẹt 1 khoang)

120

88.07

9.042

659.40

Lũ kiểm tra 0.2%

154

117.18

9.136

659.52

Lũ thiết kế 0.2% (kẹt 1 khoang)

154

104.25

9.358

659.70

PHỤ LỤC

Tháng

W×106m3

W 75%

W dùng

 

 

 

 

W tổng

1

0.556

1.869

 

 

 

 

1.988

2

0.425

2.229

 

 

 

 

2.535

3

0.26

2.657

 

 

 

 

3.192

4

0.152

1.206

 

 

 

 

1.642

5

0.207

0.002

 

 

 

 

0.228

6

0.229

1.076

 

 

 

 

1.28

7

0.307

0

 

 

 

 

0.033

8

0.794

0

 

 

 

 

0.033

9

1.833

0

 

 

 

 

0.033

10

2.212

0

 

 

 

 

0.033

11

3.601

0.002

 

 

 

 

0.033

12

2.175

2.3

 

 

 

 

0.712

Tổng

12.753

11.341

 

 

 

 

11.742

+ Dòng chảy lũ:

     – Công thức tính đỉnh lũ theo cục thủy văn:

     – Qmax = 0.278. amax. F./(F+1)0.36

     – Wmax = 103(Hp – Ho).F

     – Tl = 2W/Q (h)

     – amax = 0.36 Xngay max

     – F = 37 km2

     – Hệ số dòng chảy lũ bằng 0.7

     – Hệ số điều chỉnh

   + Kết quả tính toán dòng chảy lũ cho bảng sau:

P%

1

2

5

10

Xngay max

233

212

183

160

amax

83.88

76.32

65.88

5.60

A = 0.278. amax. 

16.323

14.852

12.820

11.209

B = A/ (F+1)0.36

4.406

4.009

3.461

3.026

C = B . F

163.022

148.333

128.057

111.962

1.05

1

0.95

0.90

Q(m3/s)

171.173

148.333

121.654

100.766

Wl 103m3

5516.9

4972.8

4221.7

3626

QUY TRÌNH BẢO TRÌ HỒ PLEI PAI VÀ ĐẬP DÂNG IALÔP

26.JPG

Cống lấy nước Hồ chứa PleiPai

29.JPG

Công trình Hồ chứa PleiPai thuộc hợp phần PleiPai-Ia Lốp được khởi công xây dựng năm 2009 đưa vào sử dụng năm 2011, vị trí công trình cách Quốc lộ 14 khoảng 45 km về phía Tây, cách thị trấn Chư Prông, huyện lỵ Chư Prông khoảng 40km về phía Tây Nam. Từ thành phố Pleiku đi theo QL14 về hướng Đăklăk khoảng 20km rẽ phải theo tỉnh lộ 675 khoảng 30km, sau đó rẽ trái vào xã Ia Lâu 12km đến khu đầu mối công trình PleiPai.

QUY TRÌNH BẢO TRÌ HỒ PLEI PAI VÀ  ĐẬP DÂNG IALÔP

MỤC LỤC

Chương I-TỔNG QUÁT

1.1    GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH 

1.2    CƠ QUAN THỰC HIỆN LẬP QUY TRÌNH BẢO TRÌ 

1.3    CĂN CỨ LẬP QUY TRÌNH BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH: 

1.4    NỘI DUNG YÊU CẦU LẬP QUY TRÌNH BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH 

ChƯƠNG 2     ĐẶC ĐIỂM CÔNG TRÌNH VÀ SỰ VẬN HÀNH CÁC BỘ PHẬN CÔNG TRÌNH 

2.1    ĐẶC ĐIỂM CÔNG TRÌNH 

2.2    SỰ VẬN HÀNH CỦA CÁC BỘ PHẬN CÔNG TRÌNH 

2.2.1     Đập 

2.2.2     Tràn xả lũ 

2.2.3     Cống lấy nước

2.3    CÁC HAO MÒN TRONG QUÁ TRÌNH VẬN HÀNH

2.3.1     Đập

2.3.2     Tràn xả lũ

2.3.3     Cống lấy nước

ChƯƠNG 3  CƠ CHẾ TỔ CHỨC VÀ TRÁCH NHIỆM VẬN HÀNH CÔNG TRÌNH

3.1    CÔNG TY TNHH KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI GIA LAI

3.1.1     Giới thiệu chung

3.1.2     Tóm tắt cơ cấu tổ chức năm 2012:

3.2       TRÁCH NHIỆM VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CƠ QUAN TRONG QUẢN LÝ VẬN HÀNH

ChƯƠNG 4  QUI TRÌNH BẢO DƯỠNG

4.1    KẾ HOẠCH KIỂM TRA

4.1.1     Kiểm tra các bộ phận đập

4.1.2     Kiểm tra các bộ phận tràn và cống

4.2    BẢO DƯỠNG ĐẬP

4.2.1     Nguyên tắc chung và các loại hình bảo trì

1)     Bảo trì thông thường

2)     Bảo trì định kỳ

3)     Bảo trì/ Tu sửa khẩn cấp

4.3    BẢO DƯỠNG TRÀN VÀ CỐNG

4.3.1     Bảo dưỡng thiết bị cơ khí

ChƯƠNG 5  DỰ TOÁN BẢO DƯỠNG HÀNG NĂM

5.1    KHỐI LƯỢNG CÁC CÔNG TÁC BẢO DƯỠNG

5.2    DỰ TOÁN KINH PHÍ BẢO DƯỠNG

ChƯƠNG 6  KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

6.1    KẾT LUẬN

6.2    KIẾN NGHỊ

CHƯƠNG I

TỔNG QUÁT

1,1 -GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH

Hợp phần hồ chứa Pleipai và đập dâng Ialốp – Tỉnh Gia Lai được HEC2 lập TKKT-BVTC năm 2006, đến cuối năm 2012 công trình cơ bản hoàn thành và được đưa vào khai thác. 

Dự án đa mục tiêu Ia Mơ- Hợp phần thủy lợi- Hồ chứa Plei Pai & Đập dâng Ia Lốp có nhiệm vụ:

•Hồ chứa Plei Pai:

+ Tưới khu tưới Plei Pai 640ha (450 ha lúa + 190 ha màu ).

+ Bổ sung tưới đập Ia Lâu 237 ha ( Đập dâng Ia Lâu đã tưới 973 ha).

+ Bổ sung nước cho trạm thủy điện Ia Lốp.

+ Bổ sung nước tưới đập dâng Ia Lốp.

•Đập dâng Ia Lốp: tưới 970 ha (720 ha lúa + 250 ha màu ).

Bảng cấp công trình và tần suất thiết kế (Theo TCVN 285-2002)

TT

Chi tiêu

Hồ Plei Pai

Đập dâng IaLốp

I

Cấp công trình

Cấp IV

Cấp IV

II

Chỉ tiêu thiết kế

 

 

1

Tần suất lũ thiết bị

1.5%

1.5%

2

Tần suất lũ kiểm tra

0.5%

0.5%

3

Tần suất dẫn dòng thi công

10%

10%

4

Mức bảo đảm cấp nước tưới

75%

75%

5

Mức cấp nước sinh hoạt

120 1/người (ngày/đêm)

1.2-CƠ QUAN THỰC HIỆN LẬP QUY TRÌNH BẢO TRÌ

Hồ sơ Quy Trình Bảo Trì Công Trình Đầu Mối Hồ Pleipai – Đập Dâng Ialop do Công ty Tư vấn xây dựng thuỷ lợi 2 thực hiện,

Nhân sự tham gia gồm những cán bộ chính như sau:

STT

Họ và tên

Vị trí

1

Ngô Anh Tuấn

CNCT

2

Đường Anh Tuấn

Giám định chất lượng

3

Nguyễn Đức Chiến

CNBM Địa hình

4

Ngô Đăng Thọ

CNBM Địa chất

5

Vương Khánh Út

CNBM Thuỷ văn

6

Tống Thu Hương

CNBM Dự toán

7

Trịnh Xuân Nhật Lai

Chuyên gia Thuỷ công

8

Lê Việt Hùng

Chuyên gia Thi công

9

Văn Thế Dũng

Chuyên gia Cơ khí Thuỷ công

10

Nguyễn Quốc Tú

Chuyên gia Lưới Điện

 Thời gian thực hiện: Từ tháng 5 năm 2013 đến tháng 8 năm 2013.

1.3-CĂN CỨ LẬP QUY TRÌNH BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH:

a) Quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho công trình;

b) Quy trình bảo trì công trình của công trình tương tự,

c) Chỉ dẫn của nhà sản xuất thiết bị;

d) Điều kiện tự nhiên nơi xây dựng công trình;

đ) Kinh nghiệm quản lý, sử dụng công trình và thiết bị được lắp đặt vào công trình;

e) Các quy định có liên quan của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Các quy định, tiêu chuẩn áp dụng lập quy trình bảo trì :

1. TCVN 8412-2010: Công trình thủy lợi-Hướng dẫn lập quy trình vận hành.

2. TCVN 8414-2010: Công trình thủy lợi-Qui trình quản lý vận hành, khai thác và kiểm tra hồ chứa nước.

3. TCVN 8418-2010: Công trình thủy lợi-Qui trình vận hành, duy tu bảo dưỡng cống

4. TCVN 9164-2012: Hệ thống tưới tiêu – yêu cầu kỹ thuật vận hành hệ thống kênh

5. 14TCN – 2002: Quy định quản lý chất lượng công trình thủy lợi.

6. Thông tư số: 11/2012/TT-BXD ngày 25 tháng 12 năm 2012 Hướng dẫn lập và quản lý chi phí bảo trì công trình xây dựng.

1.4-NỘI DUNG YÊU CẦU LẬP QUY TRÌNH BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH

a) Quy định các thông số kỹ thuật, công nghệ, xử lý kết quả quan trắc khi công trình có yêu cầu thực hiện quan trắc;

b) Quy định đối tượng, phương pháp và tần suất kiểm tra công trình;

c) Quy định nội dung và chỉ dẫn thực hiện bảo dưỡng công trình;

d) Xác định thời điểm, đối tượng và nội dung cần kiểm định định kỳ;

đ) Quy định thời điểm và chỉ dẫn thay thế định kỳ các thiết bị lắp đặt vào công trình;

e) Chỉ dẫn phương pháp sửa chữa các hư hỏng của công trình, xử lý các trường hợp công trình bị xuống cấp, quy định các điều kiện nhằm bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh môi trường trong quá trình thực hiện bảo trì công trình;

CHƯƠNG II

ĐẶC ĐIỂM CÔNG TRÌNH VÀ SỰ VẬN HÀNH CÁC BỘ PHẬN CÔNG TRÌNH

2.1-ĐẶC ĐIỂM CÔNG TRÌNH

-Dự án đa mục tiêu Ia Mơ – Hợp phần thủy lợi – Hồ chứa Plei Pai & Đập dâng Ia Lốp, sử dụng dòng chảy tự nhiên của suối IaLo và suối IaLốp, cụm công trình đầu mối bao gồm :

-Hồ chứa nước Pleipai xây dựng trên suối IaLo gồm : Đập đất, tràn tự do, cống lấy nước dưới thân đập.

-Đập dâng Ialốp xây dựng trên suối IaLốp gồm : Đập đất, đập dâng, cống lấy nước và cống xả cát nằm trong thân đập dâng.

Bảng 2-1 : Các thông số CTĐM hồ chứa nước Plei Pai và Đập dâng Ialốp

N0

Thông số

Ký hiệu

Đơn vị

Trị số

Ghi chú

I

HỐ CHỨA PLEIPAI

 

 

 

 

A

Hồ chứa

 

 

 

 

 

Diện tích lưu vực

Flv

Km2

128.0

 

 

Mực nước dâng bình thường

MNDBT

m

206.2

 

 

Mực nước gia cường thiết kế

MNGC

m

209.05

P=1.5%

 

Mực nước gia cường kiểm tra

MNGCKT

m

209.59

P=0.5%

 

Mực nước chết

MNC

m

203.3

 

 

Dung tích toàn bộ

Vtbộ

106m3

13.28

 

 

Dung tích hữu ích

Vhi

106m3

9.58

 

 

Dung tích chết

Vc

106m3

3.7

 

 

Chế độ điều tiết

 

 

Năm

 

 

Hệ số điều tiết

a

 

0.25

 

 

Hệ số dung tích

b

 

0.10

 

 

Diện tích ứng với MNDBT

FMNDBT

ha

477.5

 

B

Các hạng mục chính

 

 

 

 

1

Đập đất

 

 

 

 

 

Cao trình đỉnh đập

ÑĐĐ

m

211.0

 

 

Cao trình đỉnh tường chắn sóng

ÑĐTCS

m

211.6

 

 

Chiều dài đỉnh đập

Lđđ

m

1672

 

 

Chiều rộng đỉnh đập

BĐĐ

m

5.0

 

 

Chiều cao đập lớn nhất

HMax

m

16.5

 

 

Kết cấu đập

 

 

 

Hỗn hợp 2 khối

 

Hình thức tiêu nước

 

 

 

Ống khói, đống đá hạ lưu

2

Tràn xả lũ

 

 

 

 

 

Cao trình ngưỡng tràn

Ñng

m

206.2

 

 

Chiều rộng ngưỡng tràn

BT

m

20.0

 

 

Cột nước tràn thiết kế

Tmax

m

2.85

 

 

Lưu lượng xả thiết kế

QXMax

m3/s

153.69

 

 

Chiều dài dốc nước

Ld

m

70.0

 

 

Chiều rộng dốc nước

Bd

m

20.6

 

 

Độ dốc dốc nước

i

%

0.05

 

 

Mực nước hạ lưu Max

Ñm

m

+197.07

 

 

Hình thức tràn

 

 

 

Tràn tự do,Tiêu năng đáy

3

Cống lấy nước 

 

 

 

 

 

Cao trình ngưỡng cống

Ñ NGC

m

201.1

 

 

Khẩu diện cống

Þ

mm

120

 

 

Chiều dài thân cống

LC

m

49.95

Đoạn 2

 

Độ dốc đáy cống

i

%

1

Đoạn 2

 

Lưu lượng thiết kế

Qtk

m3/s

2.2

 

 

Hình thức cống

 

 

 

Cống có áp, van côn

 

 

 

 

 

 

II

ĐẬP DÂNG IALỐP

 

 

 

 

A

Đập dâng Ia Lốp

 

 

 

 

 

Diện tích lưu vực

 

Km2

334.0

 

 

Mực nước dâng BT

MNDBT

m

204.5

 

 

Mực nước dâng GC TK

MNDGCTK

m

208.32

 

 

Mực nước dâng GC KT

MNDGCKT

m

208.92

 

 

Mực nước hạ lưu MaxTK

Ñm

m

+204.75

 

B

Các hạng mục chính

 

 

 

 

1

Đập đất

 

 

 

 

 

Cao trình đỉnh đập

ÑĐĐ

m

209.50

 

 

Chiều dài đỉnh đập

Lđđ

m

1843.3

 

 

Chiều rộng đỉnh đập

BĐĐ

m

5.0

 

 

Chiều cao đập lớn nhất

HMax

m

7,5

 

 

Kết cấu đập

 

 

Một khối

 

 

Hình thức tiêu nước

 

 

Aùp mái

 

 

Mái thượng lưu

mTL

 

2.5

 

 

Mái hạ lưu

mHL

 

2.0

 

2

Đập tràn

 

 

 

 

 

Cao trình ngưỡng tràn

Ñng

m

204.5

 

 

Chiều rộng ngưỡng tràn

BT

m

60.0

 

 

Cột nước tràn thiết kế

Tmax

m

3.82

 

 

Lưu lượng xả thiết kế

QXMax

m3/s

958.0

 

 

Hình thức tràn

 

 

 

Tràn tự do, Tiêu năng đáy

3

Cống lấy nước, xả cát

 

 

 

 

 

Ngưỡng cống lấy nước

Ñ NGCLN

m

203.0

 

 

Ngưỡng cống xả cát

Ñ NGCXC

m

201.0

 

 

Khẩu diện cống

B´H

m

1.5´1.5

 

 

Chiều dài thân cống

LC

m

9.5

 

 

Độ dốc đáy cống

i

%

0

 

 

Lưu lượng thiết kế

Qtk

m3/s

1.4

 

 

Hình thức cống

 

 

 

Cống hộp

 

CT mực nước sau cống

Ñ MNSC

m

204.3

 

2.2-SỰ VẬN HÀNH CỦA CÁC BỘ PHẬN CÔNG TRÌNH

2.2.1-Đập

a. Hồ chứa nước Pleipai:

         Mực nước hồ chứa Plei Pai được giữ trước đập trong năm như sau :

o       Cuối mùa mưa hàng năm : +206,20m (MNDBT)

o       Cuối mùa khô hàng năm  : +203,30m (MNC)

Những năm khô hạn cho phép sử dụng tối đa dung tích chết từ cao trình +203,30m đến +202,0m để cấp nước phục vụ công cuộc phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Trong quá trình tích nước hồ chứa Plei Pai : Cần theo dõi, ghi chép tốc độ dâng nước trong hồ trong các tháng lũ chính vụ (tháng 06, 07, 08, 09, 10, 11) phải theo dõi 24/24 giờ trong ngày.

b. Đập dâng Ialốp :

         Mực nước hồ IaLốp được giữ trước đập trong năm như sau :

Cuối mùa mưa hàng năm : +204,50m (MNDBT)

2.2.2-Tràn xả lũ 

-Tràn xả lũ Plei Pai và Ia Lốp đều là tràn tự do vì vậy vào mùa lũ tràn tự động xả lũ nhưng vẫn cần phải theo dõi kiểm tra phòng trường hợp sự cố.

-Hàng năm vào mùa mưa lũ ở vùng này cần theo dõi dự báo dài hạn, ngắn hạn của đài khí tượng thủy văn khu vực để lập kế hoạch phòng chống bão lụt và vận hành tràn xã lũ trong mùa mưa lũ.

-Trường hợp xấu nhất không tích được nước (dưới cao trình +206,20m) thì vận hành cống lấy nước để tưới cần phải hết sức thận trọng nhằm tiết kiệm nước, phục vụ đủ yêu cầu cấp nước vào mùa khô tiếp theo.

2.2.3-Cống lấy nước

-Cống lấy nước làm nhiệm vụ lấy nước từ hồ chứa họăc đập dâng để phân phối cung cấp nước cho nhu cầu dùng nước của khu hưởng lợi. Lưu lượng nước lớn nhất lấy qua cống hồ chứa Plei Pai là Qmax = 2.2 m³/s, đối với cống dưới đập dâng Ia Lốp là Qmax = 1.4 m³/s, các cống không làm nhiệm vụ xả lũ. Trong trường hợp cần thiết khi có yêu cầu của Ban phòng chống lụt bão tỉnh cống có thể làm nhiệm vụ xả lũ và hạ thấp mực nước hồ.

-Việc điều khiển độ mở cửa van cống lấy nước cần theo biểu đồ nhu cầu cấp nước và tuân thủ các yêu cầu lưu lượng thiết kế cống.

-Việc tích và cấp nước cần tuân thủ các yêu cầu sau :

+Mở cống phải theo biểu đồ sử dụng nước cho sản xuất nông nghiệp và dân sinh khu hưởng lợi. Cần ưu tiên cho vụ Đông xuân, vụ và vụ mùa.

+Việc bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị cửa van và máy đóng mở cống lấy nước chỉ được thực hiện vào cuối mùa khô, khi mực nước hồ giảm xuống gần MNC và việc lấy nước qua cống không cần điều tiết bằng cửa van.

+Trong mùa mưa lũ khi mực nước hồ và đập dâng tích cao trình MNDBT, nói chung là cần đóng kín cửa van cống lấy nước.

2.3-CÁC HAO MÒN TRONG QUÁ TRÌNH VẬN HÀNH

2.3.1-Đập

-Việc mực nước trong hồ lên xuống có thể gây sạt lở mái đá xây thượng lưu, đồng thời gây lặng đọng bùn cát trên bề mặt mái.

-Giao thông trên mặt đập làm hư hỏng mặt đường bê tông.

-Mưa gió gây xói lở mái trồng cỏ hạ lưu, bùn đất trôi xuống lâu ngày lấp rãnh thoát nước chân mái. Cỏ trồng trên mái hạ lưu có thể bị cháy, chết vào mùa khô.

-Ngoài ra phía lòng hồ có thể có cỏ dại mọc, các thân cây chưa dọn sạch gây mối mọt đục vào thân đập.

-Các thiết bị quan trắc nằm lâu ngày trong thân đập có thể bị hư hỏng, bùn cát che lấp không đảm bảo khả năng quan trắc.

2.3.2-Tràn xả lũ

-Tràn Pleipai & Ia Lốp đều là tràn tự do, quá trình tích nước không gây tổn hại gì, tuy nhiên quá trình xả lũ có thể kèm theo các loại rác hay thân cây trôi dạt nằm vướng ở cuối bể tiêu năng. Đồng thời hiện tượng xói ngầm làm sụt lún phần đất đắp phía sau tường bên dốc nước & bể tiêu năng.

-Hệ thống lan can cầu giao thông & tường bên dốc nước, bể tiêu năng bị xâm thực do tác động của nắng mưa.

2.3.3-Cống lấy nước

-Các thiết bị cơ khí cửa van trong quá trình ngâm trong nước bị ăn mòn, các goăng cao su kín nước bị hở, mục.

-Các thiết bị đóng mở lâu ngày có thể bị gỉ sét gây khó khăn cho công tác vận hành, các thiết bị điện cũng cần được kiểm tra thường xuyên tránh gây hở, chập điện.

-Rác lắng đọng ở cửa chắn rác, lưới chắn rác cũng dễ bị ăn mòn, hư hỏng trong quá trình ngâm dưới nước.

-Sau thời gian hoạt động rong rêu có thể mọc trong thân cống, bùn cát lặng đọng phía cửa vào, ra.

CHƯƠNG III

CƠ CHẾ TỔ CHỨC VÀ TRÁCH NHIỆM VẬN HÀNH CÔNG TRÌNH

3.1-CÔNG TY TNHH KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI GIA LAI

3.1.1-Giới thiệu chung

      CÔNG TY TNHH KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI GIA LAI được thành lập theo QĐ: Số 124/1999/QĐ-UB ngày 16 tháng 12 năm 1999 của UBND tỉnh Gia Lai “V/v Đổi tên công ty Thuỷ nông Gia Lai thành công ty khai thác công trình thuỷ lợi Gia Lai” Ngày 17/11/2010 Chuyển đổi sở hữu công ty từ công ty nhà nước sang công ty TNHH một thành viên hoạt động theo Luật doanh nghiệp 2005 theo Quyết định số 529/QĐ-UBND ngày 11/8/2010 của UBND tỉnh Gia Lai “Về việc phê duyệt đề án chuyển đổi Công ty khai thác công trình thuỷ lợi thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và Điều lệ tổ chức và hoạt động Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thuỷ lợi.

      Chức năng, nhiệm vụ: Qui định tại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Mã số doanh nghiệp: 5900182143, đăng ký lại lần thứ nhất do Phòng đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Gia Lai cấp ngày 17/11/2010. Gồm:

+01-Vận hành hệ thống tưới tiêu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.

+02-Xây dựng, sửa chữa, nâng cao, hoàn chỉnh công trình thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

+03-Tư vấn lập dự án đầu tư, khảo sát, thiết kế, giám sát thi công công trình thuỷ lợi cấp 3 trở xuống.

+04-Dịch vụ bán vé vào công trình đầu mối thuỷ lợi Ayun hạ tham quan các hạng mục và cảnh quan thiên nhiên, nhân tạo.

+05-Dịch vụ đưa khách tham quan dã ngoại thắng cảnh lòng hồ

+06-Dịch vụ đáp ứng các nhu cầu: gửi xe, nhiếp ảnh, câu cá, ăn uống của khách tham quan; Nghiên cứ ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản.

+07-Lập dự án và thực hiện các chương trình khuyến ngư, hướng dẫn phổ cập kỹ thuật, phương pháp sản xuất, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản nước ngọt trên địa bàn toàn tỉnh; Liên doanh, liên kết nuôi trồng thuỷ sản các hồ chứa do công ty quản lý.

+08-Dịch vụ Du lịch;  Sản xuất kinh doanh mua bán điện.

-Trụ sở chính đóng tại: 97A Phạm Văn Đồng, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai

-Địa chỉ liên hệ: Ông Trương Vân, Chủ tịch-Giám đốc công ty TNHH khai thác công trình thuỷ lợi Gia Lai-97A Phạm Văn Đồng, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai

-Điện thoại cố định: 0593821816-Di động: 0913408476

-Địa chỉ liên hệ (thư điện tử): ctyktcttlgl@gmail.com

-Hình thức pháp lý: Công ty TNHH một thành viên hoạt động công ích

-Cơ cấu và qui mô vốn: Vốn Điều lệ: 1.265.082.998.761đồng

-Lĩnh vực hoạt động chủ yếu: Nông nghiệp -Vận hành hệ thống tưới tiêu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.

-Qúa trình hình thành và phát triển: Công ty TNHH một thành viên khai thác công trình thuỷ lợi Gia Lai là doanh nghiệp nhà nước thành lập ngày 27/4/1983, năm 1996 chuyển sang hoạt động công ích, ngày 16/12/1999 được thành lập lại theo quyết định số 124/1999/QĐ-UB của UBND tỉnh Gia lai. Ngày 17/11/2010 chuyển đổi sở hữu hoạt động theo Luật doanh nghiệp 2005 với tên mới là “Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Khai thác công trình thuỷ lợi Gia Lai. Qua gần 30 năm xây dựng và phát triển, đến nay công ty đã trở thành một doanh nghiệp lớn mạnh, phục vụ có hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp, điều tiết được lũ lụt, giải quyết được vấn đề hạn hán, giữ rừng đầu nguồn, bảo vệ rừng đặc dụng, làm vệ tinh cho hoạt động du lịch sinh thái của tỉnh và góp phần ổn định đời sống cho dân cư trong khu vực.

      Những thành tích quan trọng đã đạt được: Tính đến cuối năm 2012 Công ty được UBND tỉnh giao nhiệm vụ quản lý, khai thác và bảo vệ 36 công trình thuỷ lợi loại vừa và lớn (gồm 12 hồ chứa, 21 đập dâng), 3 trạm bơm điện với tổng năng lực thiết kế là 30.586 ha, đảm bảo phục vụ tưới đủ nước cho trên 26.000 ha diện tích lúa, màu, cây công nghiệp. Những năm trước 2008, thuỷ lợi phí thu được từ các công trình này cơ bản đủ bù đắp chi phí cho hoạt động công ích của Công ty. Mặc dù gặp không ít khó khăn do hoạt động trên một địa bàn trải rộng và chịu sự tác động trực tiếp của thiên nhiên, nắng mưa, bão lũ, nhưng trong những năm qua, tập thể CBCNV của Công ty đã đoàn kết, nỗ lực để tìm ra biện pháp quản lý, chỉ đạo sản xuất hợp lý; tăng cường công tác bảo vệ công trình; phân cấp, phân quyền cụ thể cho cơ sở; áp dụng cơ chế khoán quỹ lương, khoán chi phí từng phần cho đơn vị sản xuất… Nhờ đó, Công ty đã thực hiện tốt nhiệm vụ tưới tiêu và đáp ứng được yêu cầu dùng nước của nông nghiệp, công nghiệp, các thành phần kinh tế dùng nước và dân sinh trên địa bàn. Bên cạnh hoạt động công ích, Công ty cũng hoàn thành tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh bổ sung (từ năm 1999 đến nay, cùng với việc tái thành lập và chuyển đổi sở hữu, Công ty đã mở rộng thêm một số ngành nghề mới như: Thi công xây dựng thuỷ lợi, tư vấn thiết kế, giám sát thi công trong lĩnh vực thuỷ lợi, dịch vụ du lịch, sản xuất kinh doanh điện, tư vấn nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn tỉnh và liên doanh, liên kết nuôi trồng thuỷ sản các hồ chứa do công ty quản lý…). 

3.1.2-Tóm tắt cơ cấu tổ chức năm 2012:

-Về cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý khai thác công trình của đơn vị (cơ cấu tổ chức bộ máy, năng lực chuyên môn nghiệp vụ, công tác tổ chức chỉ đạo điều hành của bộ máy lãnh đạo, quản lý; các đơn vị trực tiếp quản lý vận hành, tu sửa và bảo vệ) như sau:

     Trước chuyển đổi sở hữu (ngày 17/11/2010) thực hiện theo phương án tổ chức và hoạt động được UBND tỉnh Gia Lai phê duyệt tại Quyết định số 79/1999/QĐ-UB ngày 08 tháng 9 năm 1999. Công ty xây dựng mô hình tổ chức trực tuyến xen lẫn chức năng thực thi nhiệm vụ: Quản lý khai thác và bảo vệ 29 công trình thủy lợi (10 hồ chứa, 17 đập dâng và 02 trạm bơm điện), làm chủ đầu tư sửa chữa thường xuyên, nâng cấp, nâng cao hoàn chỉnh các công trình thuỷ lợi Công ty quản lý, kinh doanh XDCB, dịch vụ du lịch, tư vấn thiết kế, sản xuất kinh doanh cá giống và liên doanh và liên kết nuôi trồng thuỷ sản hồ chứa công ty quản lý. Công ty thực hiện định biên lao động theo quyết định số 39/2002/QĐ-UB ngày 24/5/2002 của UBND tỉnh Gia lai “Ban hành tạm thời về việc áp dụng định mức lao động và đơn giá tiền lương cho công tác quản lý khai thác công trình thuỷ lợi” Với mức tiêu hao lao động cho một đơn vị tưới tiêu là 6,403công/ha (qui đổi ra diện tích lúa) trong đó tiêu hao lao động lao động cho công tác thu thuỷ lợi phí là 0,45 công/ha chiếm tỷ trọng 7% trên tổng mức lao động tiêu hao, hay nói cách khác: Định biên lao động cho công tác thu bằng 7% lao động hoạt động công ích trong toàn công ty. Khi Nghị định 115/NĐ-CP có hiệu lực, năm 2009-2010-2011-2012 công ty giảm lao động định biên cho công tác thu thuỷ lợi phí. Sau khi chuyển đổi sở hữu công ty từ ngày 17/11/2010 đến nay công cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty thực hiện theo đề án chuyển đổi công ty từ công ty nhà nước thành công ty TNHH khai thác công trình thuỷ lợi Gia Lai; Cụ thể:

– Ban Giám đốc: 01 Chủ tịch công ty kiêm Giám đốc, 03 Phó Giám đốc (Trong đó: 01 Phó Giám đốc phụ trách QLKT và dự án SCTX công trình liên huyện Ayunhạ, và Công trình Hồ chứa IaM’Lah huyện Krông Pa; 01 Phó Giám đốc phụ trách QLKT và dự án SCTX các công trình thuỷ lợi thuộc khu vực tây Trường Sơn, 01 phó giám đốc phụ trách công tác Quản lý nước&CTTL, Kế hoạch – Kỹ thuật và hoạt động kinh doanh Khai thác tổng hợp)

– Bộ máy giúp việc:

+Phòng Quản lý nước và CTTL

+Phòng Kế hoạch – Kỹ thuật

+Phòng Tổ chức – Hành chính

+Phòng Tài vụ

+Phòng Dự án

– Phương thức hoạt động:

a) Công ty: Hoạt động theo đề án chuyển đổi sở hữu công ty và điều lệ tổ chức và hoạt động được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 529/QĐ-UBND ngày 11/8/2010 của UBND tỉnh Gia Lai “Về việc phê duyệt đề án chuyển đổi Công ty khai thác công trình thuỷ lợi thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và Điều lệ tổ chức và hoạt động Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thuỷ lợi.

b) Các đơn vị trực thuộc (XN, đội) hoạt động theo qui chế do Giám đốc Công ty ban hành, Xí nghiệp hạch toán phụ thuộc, trạm đội hạch toán trực tiếp với Công ty.

c) Các đơn vị xí nghiệp, đội, tổ (hoạt động kinh doanh) trực thuộc Công ty hoạt động theo qui định tạm thời do Giám đốc Công ty ban hành (lao động định biên 50%, kiêm nhiệm 50% và hạch toán riêng).

-Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ :

+Năng lực và trình độ chuyên môn Văn phòng công ty (bộ phận chỉ đạo điều hành chung): 28 người; Gồm: (08 kỹ sư thuỷ lợi, 01 cử nhân kinh tế thuỷ sản, 01 cử nhân toán kinh tế, 09 cử nhân kinh tế & tài chính kế toán, 02 cử nhân luật, 01 cao đẳng kinh tế, 03 Trung cấp thuỷ lợi, 02 Trung cấp kế toán, 01 lái xe)

+Kinh nghiệm công tác từ 2 – 35 năm (BQ 20 năm)

-Công tác tổ chức chỉ đạo điều hành của bộ máy lãnh đạo, quản lý: Tổ chức theo mô hình trực tuyến và chức năng đan xen

+Nghiệp vụ chuyên môn tuân thủ mô hình chức năng

+Nghiệp vụ phát sinh điều hành theo mô hình Giám đốc điều hành trực tiếp.

+Các đơn vị trực thuộc nhận đặt hàng (hoặc chỉ tiêu kế hoạch) từ giám đốc công ty, hạch toán tập trung tại công ty.

+Các tổ chức chính trị trong công ty cũng tuân thủ theo mô hình sinh hoạt tập trung tại công ty.

– Các đơn vị trực tiếp quản lý vận hành, tu sửa và bảo vệ :

+Xí nghiệp Thủy nông Đầu mối-Kênh chính Ayun Hạ 

+Xí nghiệp Thủy nông Kênh Nam-Bắc Ayun Hạ 

+Xí nghiệp Thủy nông Ia M’Lah

+Xí nghiệp thuỷ nông Chư Păh – Ia Grai

+Xí nghiệp Thủy nông Pleiku-Mang Yang

+Xí nghiệp Thủy nông Chư Sê – Chư Pưh

+Xí nghiệp Thủy nông Chư Prông

+Xí nghiệp nghiệp kinh doanh tổng hợp khai thác thuỷ lợi Gia Lai

Trong đó Xí nghiệp Thủy nông Chư Prông là đơn vị trực tiếp quản lý công trình Hồ chứa nước PleiPai và Đập dâng IaLôp.

3.2-TRÁCH NHIỆM VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CƠ QUAN TRONG QUẢN LÝ VẬN HÀNH 

-Các mối quan hệ giữa Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thuỷ lợi Gia Lai với Bộ NN&PTNT, Sở NN&PTNT và chính quyền địa phương:

-Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thuỷ lợi Gia Lai hoạt động dưới sự quản lý của UBND tỉnh Gia Lai.

-Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thuỷ lợi chịu sự giám sát của các Sở Ban Ngành có liên quan, như: Sở KHĐT, Sở Tài chính, Sở LĐTBXH).

-Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thuỷ lợi chịu sự giám sát và hướng dẫn của Tổng Cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT) về vận hành, kỹ thuật, đặc biệt là các vấn đề liên quan tới an toàn đập và hồ.

-UBND huyện và UBND xã hợp tác với IMC trong các vấn đề liên quan tới chế độ/chính sách quản lý, bảo vệ và khai thác các công trình thủy lợi làm tăng hiệu quả công trình tuân theo Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.

-Các Hội/Tổ chức dùng nước là các đối tác đồng thời là khách hàng của dịch vụ thông qua hợp đồng cấp nước với Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thuỷ lợi (thông qua các Xí nghiệp thuỷ nông).  Họ chịu trách nhiệm lập kế hoạch tưới, ký hợp đồng, quản lý, vận hành và duy tu các công trình từ kênh cấp 2 xuống các cấp thấp hơn.

-Mối quan hệ trong quản lý an toàn đập: Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thuỷ lợi Gia Lai quản lý an toàn đập cho các hồ chứa dưới sự giám sát và hướng dẫn của Sở NN &PTNT Gia Lai và Tổng Cục Thủy lợi và với sự hỗ trợ  của các cấp chính quyền liên quan.

CHƯƠNG IV

QUI TRÌNH BẢO DƯỠNG 

4.1-KẾ HOẠCH KIỂM TRA

4.1.1-Kiểm tra các bộ phận đập

Đập đất phải thường xuyên kiểm tra nhằm xác định các tác nhân từ bên ngoài có thể gây mất an toàn cho đập đất. Phạm vi bảo vệ được xác định theo điều 25 pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi ngày 15/04/2001. Phạm vi bảo vệ công trình qui định như sau :

-Cách chân công trình đầu mối hồ chứa đối với đập cấp IV tối thiểu là 50m, phạm vi không được xâm phạm là 20m sát chân đập, phạm vi còn lại được sử dụng cho các mục đích không gây mất an toàn đập.

-Trong phạm vi bảo vệ nghiêm cấm các hành vi sau đây không được xảy ra:

    Lấn chiếm đất để sử dụng cho mục đích khác.

    Nổ mìn gây chấn động.

    Vận tải qua công trình bằng các xe tải lớn.

    Thải rác và các chất độc hại.

    Các hành động có tính chất xâm phạm tài sản và phá hoại.

-Công tác nuôi và đánh bắt cá trong hồ phải tuân thủ các qui định của ngành thủy sản, đồng thời không được gây tác hại đến nhiệm vụ chính của công trình và ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái, nhất là chất lượng nước và cảnh quan vùng hồ.

Quan trắc đập đất như sau :

-Quan trắc biến dạng công trình đất bao gồm:

    +Quan trắc độ lún bản thân công trình.

    +Quan trắc độ lún của nền công trình.

    +Quan trắc chuyển vị ngang của công trình.

    +Quan trắc bằng mắt thường các khe nứt, sự hư hỏng của lớp gia cố mái do sóng, xói lở mái do nước mặt.

-Quan trắc biến dạng công trình đất nhờ vào các mốc chuẩn, mốc khởi điểm, mốc mặt và mốc sâu đã được thiết kế và lắp đặt sẵn.

-Quan trắc lún công trình đất được tiến hành bằng đo thăng bằng các mốc đặt trên công trình với các mốc khởi điểm khép kín lượt đi và về.

-Sai số cho phép khi đo thăng bằng là  ± 0,002  (n: số chặng máy đứng).

-Khi công trình mới vận hành, quan trắc biến dạng được thực hiện 4 lần trong 1 năm. Nếu 2 năm đầu trong quá trình vận hành thấy độ lún giảm dần, ổn định thì công tác quan trắc thực hiện 2 lần trong 1 năm, khi không còn lún hoặc độ lún không đáng kể thì tiến hành 1 lần trong 1 năm.

-Khi phát hiện có hiện tượng lún nhiều hay lún đột ngột cần đo thăng bằng các mốc đo trên công trình một cách thường xuyên để theo dõi, phân tích nguyên nhân và có biện pháp xử lý nếu cần.

-Khi có động đất xảy ra cần đo thăng bằng các mốc để kiểm tra mà không phụ thuộc vào lịch thời gian đã định.

-Để quan trắc độ lún của nền và độ lún thân công trình đất cần lắp đặt các mốc sâu.

-Quan trắc độ lún của nền và độ lún thân công trình đất bằng cách đo thăng bằng từ mốc khởi điểm đến các mốc sâu và mốc mặt.

-Quan trắc chuyển vị ngang của công trình đất có lớp bê tông hoặc bê tông cốt thép được tiến hành bằng mắt thường hoặc ống ngắm.Các cọc đo này được đặt dọc theo tim lõi và ngay trên lõi. Nếu công trình đất không có lõi bằng bê tông hoặc bê tông cốt thép thì các mốc đo này được đặt trên giá bằng bê tông.

-Thời gian quan trắc chuyển vị của công trình đất được xác định theo từng công trình cụ thể.

-Quan trắc bằng mắt thường các khe nứt cục bộ trong công trình đất khi khe nứt có chiều rộng ≥ 5mm, xác định rõ vị trí khe nứt, hướng kích thước, chiều sâu khe nứt.

-Khi có hiện tượng trồi đất, biên dạng cục bộ của công trình đất cần ghi rõ vị trí, hình dạng, kích thước.

4.1.2-Kiểm tra các bộ phận tràn và cống 

Công tác kiểm tra các bộ phận tràn và cống cũng phải được tiến hành thường xuyên bao gồm những công việc sau :

-Quan trắc biến dạng của công trình bê tông và đá xây bao gồm:

    +Quan trắc lún của công trình và nền.

    +Quan trắc về chuyển vị ngang của công trình.

    +Quan trắc về biến dạng cục bộ, chẳng hạn sự phát triển khe nứt cục bộ, khớp nối bị hỏng.

    +Quan trắc về ứng suất trong bê tông, bê tông cốt thép.

-Quan trắc về biến dạng của công trình bê tông và đá xây nhờ vào các mốc đo đạc có cao độ và tọa độ các mốc đo đạc này được đặt ở những vị trí đặc trưng của công trình, chẳng hạn trụ pin, bệ đỡ van, trên lớp áo bê tông của kênh.

-Cơ sở đặt các mốc đo đạc để quan trắc về lún được ghi trong quy trình cụ thể.

-Quan trắc về lún công trình được tiến hành đo thăng bằng khép kín từ mốc khởi điểm đến mốc đo đạc.

-Công tác đo thăng bằng mốc đo đạc nên tiến hành trực tiếp từ một điểm đứng máy không qua điểm trung gian.

-Khi đo thăng bằng các mốc đặt theo tường thẳng đứng của công trình phải dùng thước đo có quả dọi.

-Sai số đo thăng bằng giữa lượt đo đi và về không vượt quá 1,4 mm (khi đo bình thường) và sai số đo không vượt quá ±1,8   (khi đo chính xác), với n là số lần đứng máy.

-Kiểm tra các mốc khởi điểm và mốc đo đạc không ít hơn hai lần trong một năm (đầu mùa lũ và đầu mùa khô). Nếu sau 2 năm vận hành không có sự dao động nhiều thì kiểm tra một lần trong một năm.

-Nếu có sự sai biệt nhiều thì kiểm tra 10 ngày một lần.

-Sau trận động đất phải tiến hành công tác đo thăng bằng ngay mà không phụ thuộc vào lịch thời gian đã định.

-Để đo lún nền các công trình thủy công cần đặt các mốc sâu. Mốc sâu gồm một tấm đáy bằng bê tông cốt thép đặt nằm ngang trong lớp đất muốn đo, trên tấm đáy đặt thanh kim loại có gắn cơ cấu đo ở đầu trên, thanh kim loại được đặt trong ống thép bảo vệ có nắp đậy.

-Quan trắc chuyển vị ngang công trình được tiến hành bằng phương pháp cắm cọc để nhìn bằng mắt thường hoặc ống ngắm. Ngoài ra có thể dùng phương pháp tam giác dọc bằng cách đặt các mốc trên công trình tạo thành lưới tam giác có liên quan tọa độ đã được xác định. Về sau đo chuyển vị các mốc này bằng cách so sánh tọa độ.

-Các cọc cắm dùng để quan sát bằng mắt thường hoặc ống ngắm được đặt tại các điểm đặc trưng của công trình và đặt trên những tuyến thẳng cùng với mốc cố định ở hai bên hồ.

-Ở đập bê tông, đá xây mốc đúc liền với công trình thường đặt tại các trụ biên. Nếu đặt ở trụ giữa thì cần chú ý đến sự chuyển vị ngang độc lập giữa các khoang.

-Thời gian quan trắc chuyển vị ngang của công trình phụ thuộc vào từng công trình cụ thể.

-Khi xuất hiện vết nứt trong công trình bê tông đá xây cần đo chiều dài vết nứt., chiều rộng trung bình và hướng của vết nứt (dọc, ngang, xiên…) và ghi vào sổ quan trắc.

-Để quan sát sự phát triển của vết nứt cục bộ cần đánh dấu giới hạn của vết nứt bằng sơn. Khi có vết nứt lớn cần phải chụp ảnh.

-Để quan trắc các vết nứt được chính xác cần xác định tọa độ và cao trình của nó bằng trắc dọc và vào sổ quan trắc, đồng thời chụp ảnh vết nứt.

-Khi quan trắc khớp nối nhiệt độ cần chú ý đến chiều rộng, trạng thái, cấu tạo của nó. Khi phát hiện thấy khớp nối bị tách ra có chiều rộng lớn cần tiến hành đo miệng tách của khớp nối.

-Khi thấy khớp nối nằm dưới nước bị phá hủy đáng kể có thể gây nguy hiểm cần xem xét và có biện pháp xử lý.

-Khi quan trắc thấy lớp áo bê tông của công trình bị nứt, bị rỗ mặt do vỏ sò bám cần chú ý theo dõi và có biện pháp sửa chữa.

-Quan trắc chế độ nhiệt trong lớp áo bê tông nhờ vào nhiệt kháng, nhiệt kháng cần đặt trong lớp áo bê tông sâu từ (7-10) cm kể từ mặt ngoài ở phía mặt trời và phía bóng mát.

-Quan trắc khớp nối bị tách ra của lớp áo bê tông được tiến hành nhờ có thiết bị chỉ hướng và thiết bị đo khe hở.

-Quan trắc hiện tượng lún, trồi và mặt ngoài của lớp áo bê tông được tiến hành trên công trình do người trực nhật phụ trách. Nếu thấy lún, trồi có kích thước lớn cần phải đo thăng bằng để kiểm tra, đánh giá về sơ đồ vị trí và kích thước.

-Quan trắc ứng suất trong bê tông, bê tông cốt thép và nền nhờ các thiết bị chuyên dùng như thiết bị đo chuyển vị, biến dạng…Quy trình quan trắc được quy định riêng.

-Quan trắc khe nứt nhỏ cần ghi rõ vị trí hướng, chiều rộng, quan trắc vỏ sò bám cần biết chiều sâu bám, mức độ bám, diện tích bám và mức độ hư hỏng của bê tông (bê tông vỡ do dập bằng đục, bằng dao, bằng tay…)

-Quan trắc hiện tượng tróc từng lớp của bê tông cần ghi rõ mức độ tách lớp, chiều sâu tách… (tự nhiên tróc, tróc do gỏ).

-Khi dự đoán độ bền của bê tông trong từng bộ phận công trình thay đổi nhiều cần phải tiến hành kiểm tra độ bền của bê tông tại hiện trường bằng thiết bị chuyên dùng.

4.2-BẢO DƯỠNG ĐẬP

4.2.1-Nguyên tắc chung và các loại hình bảo trì

1. Bảo trì thông thường

Các hoạt động bảo trì thông thường phải thực hiện thường xuyên không cần qua bước kiểm tra đánh giá, do các nhân viên bảo trì thực hiện trong thời gian vận hành.

Việc bảo trì thông thường bao gồm:  

1. Dọn sạch các loại rác, vật nổi trên kênh và quanh cửa cống hoặc tấm chắn. 

2. Cắt dọn cỏ, cây mọc trên mái đập.  

3. Các tu sửa nhỏ như đắp lại, đầm nén mái đập, trồng cỏ mái ngoài,v.v.. vào những nơi bị hư hỏng nhỏ do con người hoặc động vật gây nên. 

4. Xếp lại các viên đá xung quanh công trình bị xê dịch do các hoạt động của động vật hoặc con người gây nên.

5. Nạo vét bùn cát lắng đọng quanh cửa cống, tràn gây tắc nghẽn dòng chảy.

6. Đắp lại các ổ gà trên các đường quản lý và thi công

Những công việc này phải làm một cách thường xuyên để giữ sạch sẽ và để ngăn ngừa sự hư hỏng lớn hơn hoặc hạn chế tình trạng gây nên các chi phí bảo trì lớn không lường trước được. Những công việc này cũng không yêu cầu phải lập kế hoạch, việc thực hiện cũng chỉ cần đến nhân công, một ít dụng cụ cầm tay và vật liệu mua sắm không nhiều (chỉ là dầu mỡ dùng cho cửa van). Vì vậy, các công việc này nằm trong khả năng của những người công nhân quản lý vận hành  để bảo trì trong phạm vi trách nhiệm của họ.

2. Bảo trì định kỳ 

Việc bảo trì định kỳ bao gồm các hoạt động được lập kế hoạch để tiến hành trong một khoảng thời gian nhất định đối với những hư hỏng lớn hơn. Việc bảo đưỡng định kỳ yêu cầu phải có kiểm tra đánh giá và có tổ chức các đội bảo trì, yêu cầu tài chính và nguyên vật liệu. Các công việc này phải được thực hiện theo định kỳ vào cuối mùa khô. 

Công việc bảo trì định kỳ bao gồm:   

1. Sửa chữa các hư hỏng vừa trên đập (đắp lại, đầm nén và trồng cỏ mái hạ lưu). Những hư hỏng này có thể là do dòng chảy, do mưa lớn, do các hoạt động của động vật hoặc con người gây ra.

2. Lát lại hoặc lát thêm các viên đá bảo vệ công trình đã bị xô lệch do xói lở hoặc xáo trộn do các hoạt động của người / động vật gây ra.

3. Dọn bùn cát lắng đọng cửa vào, ra của cống lấy nước và tràn xả lũ.

4. Gia cố, tu sửa mặt đập, đường quản lý (bằng nhựa đường hoặc bê tông). 

5. Bảo trì đường quản lý.

6. Bảo trì nhà, các công trình xây dựng và các trang thiết bị khác :

-Bảo trì các ống đo áp trong thân đập và các thiết bị giám sát ổn định/chuyển vị của đập.  

-Bảo trì các trang thiết bị thông tin.   

Một số công việc có thể không có ranh giới rõ ràng giữa bảo trì thông thường hay bảo trì định kỳ, do đó mỗi trạm bảo trì trong công ty quản lý khai thác  phải xác định và phân loại rõ các công việc đó. Mục tiêu hàng đầu là để đảm bảo việc vận hành ổn định và thuận lợi cho công trình, và do đó càng nhiều các hoạt động bảo trì thông thường thì càng bảo đảm đáp ứng mục tiêu này với giá thành tiết kiệm hơn.

3. Bảo trì/ Tu sửa khẩn cấp 

Việc tu sửa khẩn cấp là những công việc không nằm trong kế hoạch và thường yêu cầu đóng nước ngay lập tức nếu công trình nằm trong kênh đó. Những hư hỏng khẩn cấp thường còn bao gồm cả các đê bao chống lũ, đường và các công trình phụ trợ liên quan. Các công việc này đòi hỏi phải được khảo sát, đánh giá khối lượng, lập dự toán và lên kế hoạch thực thi ngay. Kinh phí cho những việc này thường lấy từ các nguồn kinh phí đặc biệt ngoài IMC và do đó không được dự trù trong Kế hoạch Vận hành & Bảo trì.

4.3-BẢO DƯỠNG TRÀN VÀ CỐNG

4.3.1-Bảo dưỡng thiết bị cơ khí

4.3.1.1-Cống lấy nước Plei Pai

– Quá trình bảo dưỡng phải được tiến hành trong mùa kiệt.

-Mổi năm tiến hành bảo dưỡng các thiết bị cơ khí 1 lần đối với các thiết bị ngâm trong nước.

– Ba tháng 1 lần đối với các thiết bị trên khô như cầu trục, máy đóng mở.

1.Bảo dưỡng cửa phụ:

-Muốn bảo dưỡng cửa phụ(cửa sự cố), phải tiến hành thả phai phía trước Thượng Lưu.

(- Các tấm phai thả phía trước có thể là các tấm ván gổ, tấm panel sau đó được đổ đất vào giữa.)

– Sau khi phai đã thả hoàn toàn trong khe phai, tiến hành bảo dưỡng cửa phụ.

*Trình tự kéo cửa phụ lên:

– Tháo rời bộ máy đóng mở và bệ đở máy đóng mở ra khỏi vị trí làm việc.

– Thả dàn giáo xây dựng xuống đáy cống bằng Pa-lăng phía trên nhà tháp.

– Lắp hoàn chỉnh bộ dàn giáo xây dựng, sao cho cao trình các sàn thao tác ngang bằng cao trình vị trí các gối đở trục vít me.

-Tháo rời các bộ phận gối đở trục và các thanh nối trục ,đặt lên phía bên trên trụ pin.

– Kéo cửa lên ,đặt chắc chắn trên mặt sàn thao tác.

– Bảo dưỡng cửa.

*Trình tự bảo dưỡng:

– Kiểm tra các chi tiết cụm bánh xe, joang kín nước, bulông….

– Cạo các gỉ sét, các tạp chất bám vào bề mặt tôn bưng.

– Sơn dặm lại các bề mặt bị gỉ sét.

– Tra mỡ vào cụm bánh xe, thông qua các ốc bơm mở.

– Thay thế các  joang cao su (nếu joăng bị hư hỏng ,không còn đãm bảo tính năng kỹ thuật của joăng cao su).

*Trình tự hạ cửa phụ xuống:

– Kết thúc quá trình bảo dưỡng, phải thả cửa xuống.

– Làm ngược lại các bước kéo cửa lên.

Lưu ý:

-Các dàn giáo phải được lắp chắc chắn mới được phép đưa vào sử dụng.

-Khi tháo các thiết bị gối đỡ trục hay thanh nối vít me, thì các thiết bị này luôn luôn được giử bằng Pa-lăng phía bên trên nhà tháp.

2.Bảo dưỡng cửa chính:

– Muốn bảo dưỡng cửa chính(van côn), phải tiến hành thả phai phía trước Thượng Lưu hoặc cửa phụ đã đóng.

– Sau khi phai đã thả hoàn toàn trong khe phai,hoặc cửa phụ đã đóng hoàn toàn tiến hành bảo dưỡng cửa chính.

*Trình tự kéo cửa chính  lên:

– Tháo rời bộ điều khiển xy lanh thủy lực ra khỏi vị trí làm việc.

– Tháo các đường dầu đi vào thân xy lanh ,ra khỏi thân xy lanh.

– Tháo rời khớp lắp ráp tại thân van côn đặt trên sàn thao tác.

– Tháo rời Van côn ra khỏi vị trí làm việc, đặt lên phía bên trên trụ pin.

– Bảo dưởng van côn.

*Trình tự bảo dưởng:

– Kiểm tra các chi tiết cụm bánh xe, đường ray, joang kín nước, các mặt tiếp xúc kín nước, ulông….

– Cạo các gỉ sét, các tạp chất bám vào bề mặt phần di động và phần cố định.

– Sơn dặm lại các bề mặt bị gỉ sét.

– Tra mở vào cụm bánh xe dẩn hướng.

– Thay thế các  joang cao su (nếu joăng bị hư hỏng ,không còn đãm bảo tính năng kỹ thuật của joăng cao su).

*Trình tự hạ cửa chính xuống:

– Các bước thực hiện ngược với Trình tự kéo cửa chính  lên

Luu ý:

-Khi tháo các thiết bị của van côn,thì các thiết bị này luôn luôn được giử bằng cầu trục phía bên trên quản lý vận hành.

3.Bảo dưỡng Lưới chắn rác:

– Muốn bảo dưỡng Lưới chắn rác, phải tiến hành thả phai phía trước Thượng Lưu.

– Sau khi phai đã thả hoàn toàn trong khe phai,tiến hành bảo dưỡng Lưới chắn rác.

– Lưới chắn rác được bảo dưỡng tại vị trí làm việc (trong hèm khe).

*Trình tự bảo dưỡng:

– Kiểm tra các chi tiết dầm, thanh luới, bulông….

– Cạo các gỉ sét,các tạp chất bám vào bề mặt thanh lưới.

– Sơn dặm lại các bề mặt thanh lưới bị gỉ sét.

– Thay thế các  thanh lưới (nếu bị hỏng hóc,không đảm bảo khả năng làm việc)

4.Bảo dưỡng đường ống thép Þ1.2m:

– Muốn bảo dưỡng đường ống thép,phải tiến hành thả phai phía trước Thượng Lưu hoặc cửa phụ đã đóng.

– Sau khi phai đã thả hoàn toàn trong khe phai,hoặc cửa phụ đã đóng hoàn toàn tiến hành bảo dưỡng đường ống thép.

– Mở van côn để xả hết hoàn toàn nước chứa trong ống.

*Trình tự bảo dưỡng:

a.Bên trong ống:

– Mở khớp lắp ráp ở cuối đường ống, đi vào kiểm tra bên trong ống.

– Cạo các gỉ sét, các tạp chất bám vào bề mặt ống.

– Sơn dặm lại các bề mặt bị gỉ sét.

Lưu ý :

+ Phải đảm bảo chắc rằng lượng không khí trong ống đủ để người kiểm tra bảo trì có thể thở. Nếu không, phải có hệ thống thông khí.

+ Phải đảm bảo ánh sáng để phục vụ suốt quá trình bảo dưỡng ống.

b.Bên ngoài ống:

– Cạo các gỉ sét,các tạp chất bám vào bề mặt ống.

– Sơn dặm lại các bề mặt bị gỉ sét.

– Cân chỉnh lại các mố đỡ ống.

5.Bảo dưỡng cầu trục:

– Cầu trục của công trình có bố trí có mái che, nhưng vẩn bị ảnh hưởng của hơi nước dễ bị han gỉ nên việc kiểm tra bảo dưỡng, nhất là trong mùa mưa.

a.Đối với khung xe lớn:

– Phải kiểm tra mức độ han gỉ của các chi tiết khung, dầm.

– Trường hợp có han gỉ phải tiến hành cạo gỉ và sơn lại.

– Các cặp bánh răng, gối trục, ổ bánh xe …  phải thường xuyên tra dầu mỡ (ba tháng một lần)  để đảm bảo không bị han gỉ.

b.Đối Palăng điện :

– Bản thân phần Palăng có nắp che, tuy vậy việc bảo dưỡng củng cần được chú ý.

– Bôi mở vào cáp kéo, ba tháng một lần.

– Kiễm tra nhớt bôi trơn của hộp giảm tốc, nếu thiếu phải châm thêm.

– Tra dầu, mở bôi trơn vào các vị trí ổ bạc của các trục quay.

– Tra mở vào các cặp bánh răng của xe con.

– Kiểm tra độ cách điện của động cơ điện.

6.Bảo dưỡng Xy lanh thủy lực:

– Quy trình bảo dưỡng xylanh thuỷ lực phải tuân theo chỉ dẫn của Nhà sản xuất cung cấp thiết bị này.

7.Bảo dưỡng Máy đóng mở:

– Máy đóng mở được đặt trong nhà có mái che, do bị ảnh hưởng của hơi nước dễ bị han gỉ nên việc kiểm tra bảo dưỡng, nhất là trong mùa mưalà rất cần thiết.

– Phải kiểm tra mức độ han gỉ của các chi tiết truyền động… (các chi tiết không có dầu mỡ bôi trơn). Trường hợp có han gỉ phải tiến hành cạo gỉ và sơn lại. Đối với các chi tiết cần có dầu mỡ bôi trơn như các cặp bánh răng, gối đỡ, xích … Phải thường xuyên tra dầu mỡ,để đảm bảo không bị han gỉ. Đồng thời với việc tra dầu mỡ phải định kỳ kiểm tra khả năng làm việc của Máy đóng mở.

4.3.1.2-Cống lấy nước IaLôp

– Quá trình bảo dưởng phải được tiến hành trong mùa kiệt.

-Mổi năm tiến hành bảo dưởng các thiết bị cơ khí 1 lần đối với các thiết bị ngâm trong nước.

– Ba tháng 1 lần đối với các thiết bị trên khô như cầu trục,máy đóng mở.

1.Bảo dưởng cửa :

*Trình tự kéo cửa lên:

– Tháo rời bộ máy đóng mở và bệ đở máy đóng mở ra khỏi vị trí làm việc.

– Thả dàn giáo xây dựng xuống đáy cống bằng thiết bị nâng chuyên dùng.

– Lắp hoàn chỉnh bộ dàn giáo xây dựng ,sao cho các vị trí sàn thao tác nằm gần vị trí các gối đở trục vít me.

– Tháo rời các bộ phận gối đở trục và các thanh nối trục ,đặt lên phía bên trên trụ pin.

– Kéo cửa lên ,đặt chắc chắn trên mặt sàn thao tác.

– Bảo dưởng cửa.

*Trình tự bảo dưởng:

– Kiểm tra các chi tiết cụm bánh xe ,joang kín nước ,bulông….

– Cạo các gỉ sét,các tạp chất bám vào bề mặt tôn bưng.

– Sơn dặm lại các bề mặt bị gỉ sét.

– Tra mở vào cụm bánh xe,thông qua các ốc bơm mở.

– Thay thế các  joang cao su (nếu joăng bị hư hỏng ,không còn đãm bảo tính năng kỹ thuật của joăng cao su).

*Trình tự hạ cửa xuống:

– Kết thúc quá trình bảo dưởng,phải thả cửa xuống.

– Làm ngược lại các bước kéo cửa lên.

Luu ý:

-Các dàn giáo phải được lắp chắc chắn mới được phép đưa vào sử dụng.

-Khi tháo các thiết bị gối đở trục hay thanh nối vít me,thì các thiết bị này luôn luôn được giử bằng thiết bị nâng chuyên dùng.

2.Bảo dưởng Lưới chắn rác:

– Quá trình bảo dưởng phải được tiến hành trong mùa kiệt.

*Trình tự bảo dưởng:

– Kiểm tra các chi tiết dầm,thanh luới,bulông….

– Cạo các gỉ sét,các tạp chất bám vào bề mặt thanh lưới.

– Sơn dặm lại các bề mặt thanh lưới bị gỉ sét.

– Thay thế các  thanh lưới(nếu bị hỏng hóc,không đảm bảo khả năng làm việc)

Luu ý: thanh lưới được bảo trì tại vị trí trong hèm khe lưới chắn rác.

3.Bảo dưởng Máy đóng mở:

– Máy đóng mở được đặt trong nhà có mái che, do bị ảnh hưởng của hơi nước dễ bị han gỉ nên việc kiểm tra bảo dưỡng, nhất là trong mùa mưa.

– Phải kiểm tra mức độ han gỉ của các chi tiết truyền động… (các chi tiết không có dầu mỡ bôi trơn). Trường hợp có han gỉ phải tiến hành cạo gỉ và sơn lại. Đối với các chi tiết cần có dầu mỡ bôi trơn như các cặp bánh răng, gối đỡ, xích … Phải thường xuyên tra dầu mỡ,để đảm bảo không bị han gỉ. Đồng thời với việc tra dầu mỡ phải định kỳ kiểm tra khả năng làm việc của Máy đóng mở.

CHƯƠNG V

DỰ TOÁN BẢO DƯỠNG HÀNG NĂM 

5.1-KHỐI LƯỢNG CÁC CÔNG TÁC BẢO DƯỠNG

Bảng khối lượng công tác bảo trì công trình hàng năm

5.2-DỰ TOÁN KINH PHÍ BẢO DƯỠNG

1. Căn cứ pháp lý:

– Giá vật liệu xây dựng lấy theo công bố giá số 01/LS-XD_TC ngày 01/01/2013 của Liên Sở Xây Dựng- Tài Chính Gia Lai, cùng các báo giá trước đó

– Công văn số 526/SXD- QLHĐXD ngày 07/11/2011 của Sở Xây Dựng tỉnh Gia Lai về việc điều chỉnh dự toán xây dựng công trình theo mức lương tối thiểu từ ngày 01/10/2011

–  Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng ban hành theo nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 7/2/2005 của Chính phủ.

– Thông tư số 158/2003/NĐ-CP ngày 10/12/2003 của Chính Phủ v/v quy định chi tiết sửa đổi Luật thuế  giá trị gia tăng.

– Quản lý chi phí đầu tư và xây dựng công trình theo nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của  Chính phủ.

2. Giá thành:

Bảng kinh phí bảo trì công trình hàng năm

CHƯƠNG VI

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

6.1-KẾT LUẬN

Quy trình bảo trì do HEC2 lập trên cơ sở Thông tư số 11/2012/TT-BXD ngày 25 tháng 12 năm 2012 của Bộ xây dựng Hướng dẫn lập và quản lý chi phí bảo trì công trình xây dựng , đồ án thiết kế Hồ chứa nước PleiPai và đập dâng Ialôp đã được phê duyệt, thi công, nghiệm thu và cơ cấu tổ chức của đơn vị quản lý vận hành công trình là Công ty TNHH một thành viên khai thác công trình thuỷ lợi Gia Lai .

Quy trình bảo trì này là cơ sở để Công ty TNHH một thành viên khai thác công trình thuỷ lợi Gia Lai triển khai chi tiết công tác bảo trì hàng năm các hạng mục của công trình Hồ chứa nước PleiPai và đập dâng Ialôp.

6.2-KIẾN NGHỊ

Kính đề nghị Ban QLĐT&XD Thủy lợi 8 xem xét sớm phê duyệt Quy trình bảo trì công trình Hồ chứa nước PleiPai và đập dâng Ialôp đã được tư vấn thiết kế trình bày ở trên nhằm làm cơ sở cho đơn vị quản lý khai thác là Công ty TNHH một thành viên khai thác công trình thuỷ lợi Gia Lai thực hiện, đưa công trình vào khai thác hiệu quả như nhiệm vụ ban đầu đã được đặt ra, đáp ứng lòng mong đợi của Chính quyền và nhân dân địa phương.

MỘT SỐ THÔNG TIN VÀ HÌNH ẢNH VỀ HỒ CHỨA PLEI PAI

8.JPG

Nhà quản lý hồ chứa PleiPai (chụp ngày 16/11/2011)

31.JPG

Mái thượng lưu đập đất

38.JPG
92.JPG

Mặt đập đất khu vực gần tràn xả lũ chưa thảm nhựa bê tông, chưa xây tường chắn sóng

50.JPG
93.JPG

Mặt hồ ở trên cao trình mực nước dâng bình thường 0.05m

35.JPG

Chất lượng nước và khí hậu nơi đây rất thích hợp cho NTTS

30.JPG
95.JPG
82.JPG

Hạ lưu Tràn xả lũ Hồ PleiPai-Tràn 2 cửa chảy tự do

81.JPG
85.JPG

Rãnh thoát nước mặt hạ lưu đập đất

33.JPG

Thượng lưu tràn xả lũ

76.JPG
24.JPG

Cống lấy nước hạ lưu đập đất, kênh chính và hệ thống thoát nước mái hạ lưu

27.JPG
25.JPG

Diện tích tưới:

+Kênh Hồ Plei Pai : 877ha nằm kẹp giữa suối Ia Lo và suối Ia Lốp

+Kênh đập dâng Ia Lốp: 970ha nằm kẹp giữa suối Ia Lốp và suối Easchruoch.

Diện tích lưu vực: Hồ PleiPai có diện tích lưu vực 128km2, độ dài sông chính 26,3km, độ dốc bình quân lòng sông 6%, độ dốc bình quân lưu vực 47,7%, độ rộng bình quân lưu vực 4,9km, mật độ lưới sông 0,21km/km2

Khí hậu-Khí tượng: Vùng đầu mối công trình và lòng hồ chịu ảnh hưởng của khí hậu Gia Lai và Đăc Lắc nói chung, mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang hình thái cao nguyên, chịu ảnh hưởng mạnh nhất và chủ yếu là hậu Tây Trường Sơn, với đặc điểm: Nhiệt độ trung bình không cao, mùa hè mưa nhiều, ít nóng bức do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam, mùa Đông mưa ít, nhìn chung thời tiết trong năm chia thành 2 mùa rõ rệt:

+Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, trong thời kỳ này gió Tây Nam thịnh hành, các tháng có lượng mưa lớn nhất là 7, 8, 9, lượng mưa mùa mưa chiếm tới 80-90% tổng lượng mưa cả năm.

+Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau: Thời kỳ này gió Đông Bắc thổi mạnh, độ ẩm giảm, bốc hơi lớn, khô hạn nghiêm trọng thường xảy ra, tháng 1 và tháng 2 hầu như không mưa

Đặc trung khí tượng:

-Nhiệt độ không khí: Nhiệt độ bình quân hàng năm tương đối ổn định trong khoảng từ 19-240C, tính bình quân nhiều năm trị sộ nhiệt độ bình quân đạt 21,70C

-Độ ẩm không khí: Bình quân cả năm 82,4%, Độ ẩm cao nhất 87,7%, thấp nhất: 78,3%

-Số giờ nắng bình quân năm: 2.504 giờ, Cao nhất 2.818 giờ, thấp nhất 2.088 giờ.

-Gió: Trong năm có hai mùa gió

+Gió mùa Hạ hoạt động từ tháng 5 đến tháng 10, hướng gió thịnh hành là Tây và Tây Nam, tốc độ gió bình quân mùa là 1,6m/s

+Gió mùa Đông hoạt động các tháng còn lại trong năm, hướng gió thịnh hành là từ Bắc đến Đông Nam, tốc độ gió bình quân mùa là 3,3m/s

-Bốc hơi bình quân năm trên lưu vực: 1.017,2mm

-Lượng mưa bình quân năm: 2.000mm

Đặc điểm thuỷ văn:

Nguồn duy nhất sinh ra dòng chảy trong lưu vực của công trình là lượng mưa hàng năm. Phụ thuộc diễn biến của mùa mưa và các yếu tố khí hậu khác, phân bố dòng chảy cũng phân hoá mạnh mẽ theo thời gian trong năm, có sự tương phản sâu sắc và hình thành nên hai mùa lũ-kiệt đối lập nhau. Mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 11, lượng nước dồi dào, chiếm khoảng-80% tổng lượng dòng chảy cả năm, mùa này thường xuất hiện lũ gây ngập, lụt. Mùa kiệt: Từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau, dòng chảy chỉ là dòng cơ bản do điều tiết từ lưu vực sau mùa mưa, các tháng 3, 4 thường dòng chảy rất nhỏ, chỉ chiếm khỏng 3,5% tổng lượng dòng chảy cả năm, gây gió khăn cho việc cung cấp nước cho cây trồng và nước dùng cho sinh hoạt.

Tài nguyên nước mặt: Suối Ia Glae và sông Ia Lốp chảy theo hướng Đông Bắc-Tây Nam, với chiều dài khoảng 50km, lưu lượng chảy lớn và có nước quanh năm đủ để phục vụ đời sống và sản xuất của nhân dân các xã Ia Tơr, Ia Vê và vùng kinh tế mới Ia Lâu, một trong hai vùng trọng điểm về Nông nghiệp của huyện Chư Prông. Ngoài ra suối Ia Puch cũng đóng góp một phân không nhỏ để tạo nên sự phong phú về tài nguyên nước mặt khu vực.

Tài nguyên nước ngầm: Qua khảo sát cho kết quả mực nước ngầm vùng dự án biến động tương đối lớn, những vị trí như chân đồi hoặc ven sông, suối mực nước nầm ở độ sâu từ 5-10m, kết quả phân tích, đánh giá nước ngầm tầng nông do viện khoa học thuỷ lợi thực hiện cho thấy hầu hết các chỉ tiêu nước ngầm đạt tiêu chuẩn nước sinh hoạt, do chỉ có chỉ tiêu vi sinh là không đạt yêu cầu. Cần phải xử lý vi sinh trong ăn uống và sinh hoạt.

Tài nguyên đất, mặt nước vùng dự án:

Tổng diện tích đất tự nhiên xã Ia Lâu 12.059,21ha. Trong đó diện tích đất Lâm nghiệp là 10.073,29ha chiếm 83,5% diện tích đất tự nhiên. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp chỉ có 1.064,1ha, chiếm 8,8% diện tích đất tự nhiên của xã. Diện tích đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản thấp (nếu chưa tính hồ PleiPai) chỉ có 1,77ha. Diện tích đất chưa sử dụng gồm có 638,02ha và 105,9ha đất mặt nước chưa được sử dụng. Tổng diện tích đất vùng dự án là 2.689,36ha (bao gồm vùng lòng hồ và các khu tưới) chiếm 22,3% diện tích đất tự nhiên của xã.

THÔNG SỐ KỸ THUẬT HỢP PHẦN HỒ CHỨA PLEIPAI-ĐẬP DÂNG IA LỐP

TT THÔNG SỐ KÝ HIỆU ĐƠN VỊ TRỊ SỐ GHI CHÚ
I HỒ CHỨA PLEIPAI        
A Hồ chứa        
1 Diện tích lưu vực Flv Km2 128,0  
2 Mực nước dâng bình thường MNDBT m 206,2  
3 Mực nước gia cường thiết kế MNGC m 209,05  
4 Mực nước gia cường kiểm tra MNGCKT m 209,59  
5 Mực nước chết MNC m 203,3  
6 Dung tích toàn bộ VToàn bộ 106m3 13,28  
7 Dung tích hữu ích Vhi 106m3 9,58  
8 Dung tích chết VC 106m3 3,7  
9 Chế độ điều tiết     Năm  
10 Hệ số điều tiết a   0,25  
11 Hệ số dung tích b   0,10  
12 Diện tích ứng với MNDBT FMNDBT ha 477,5  
B Các hạng mục chính        
1 Đập đất        
  Cao trình đỉnh đập CTĐĐ m 211,0  
  Cao trình đỉnh tường chắn sóng CTĐTCS m 211,6  
  Chiều dài đỉnh đập Lđđ m 1.672  
  Chiều rộng đỉnh đập BĐĐ m 5,0  
  Chiều cao đập lớn nhất   m 16,5  
  Kết cấu đập       Hỗn hợp 2 khối
  Hình thức tiêu nước     Ống khối, đống đá hạ lưu
2 Tràn xả lũ        
  Cao trình ngưỡng tràn CTng m 206,2  
  Chiều rộng ngưỡng tràn BT m 20  
  Cột nước tràn thiết kế HTmax m 2,85  
  Lưu lượng xả thiết kế QXMax m3/s 153,69  
  Chiều dài dốc nước Ld m 70,0  
  Chiều rộng dốc nước Bd m 20,6  
  Độ dốc dốc nước i % 0,05  
  Mực nước hạ lưu Max CTm m +197,07  
  Hình thức tràn     Tràn tự do, tiêu năng đáy
3 Cống lấy nước        
  Cao trình ngưỡng cống CTNGC m 201,1  
  Khẩu diện cống Fi
mm 1200  
  Chiều dài thân cống LC m 48,3 Đoạn 1+Đoạn 2
  Độ dốc đáy cống i % 1 Đoạn 2
  Lưu lượng thiết kế QTK m3/s 2,2  
  Hình thức cống       Cống áp, van côn
II ĐẬP DÂNG IA LỐP        
A Đập dâng Ia Lốp        
  Diện tích lưu vực   Km2 334,0  
  Mực nước dâng BT MNDBT   204,5  
  Mực nước dâng GC TK MNDGCTK   208,62  
  Mực nước dâng GC KT MNDGCKT   209,3  
  Mực nước hạ lưu Max TK CTm   +204,75  
B Các hạng mục chính        
1 Đập đất        
  Cao trình đỉnh đập CTĐĐ m 209,50  
  Chiều dài đỉnh đập Lđđ m 1843,3  
  Chiều rộng đỉnh đập BĐĐ m 5,0  
  Chiều cao đập lớn nhất HMax m 7,5  
  Kết cấu đập     Một khối  
  Hình thức tiêu nước     Áp mái  
  Mái thượng lưu mTL   2,5  
  Mái hạ lưu mHL   2,0  
2 Đập tràn        
  Cao trình ngưỡng tràn CTNg m 204,5  
  Chiều rộng ngưỡng tràn BT m 60,0  
  Cột nước tràn thiết kế HTmax m 4,12  
  Lưu lượng xả thiết kế QXMax m3/s 958,0  
  Hình thức tràn     Tràn tự do tiêu năng đáy
3 Cống lấy nước, xả cát        
  Ngưỡng cống lấy nước CTNGCLN m 203,0  
  Ngưỡng cống xả cát CTNGCXC m 201,0  
  Khẩu diện cống B X H m 1,5×1,5  
  Chiều dài thân cống LC m 9,5  
  Độ dốc đáy cống i % 0  
  Lưu lượng thiết kế Qtk m3/s 1,4  
  Hình thức cống       Cống hộp
  CT mực nước sau cống CTMNSC m 204,3  

PHƯƠNG ÁN PHÒNG CHỐNG LŨ, LỤT VÙNG HẠ DU ĐẬP CÔNG TRÌNH THỦY LỢI HỒ CHỨA NƯỚC IA M’LA H

PHƯƠNG ÁN

PHÒNG CHỐNG LŨ, LỤT VÙNG HẠ DU ĐẬP

CÔNG TRÌNH THỦY LỢI HỒ CHỨA  NƯỚC IA M’LA

I. Cơ sở pháp lý:

            – Luật tài nguyên nước số 08/1998/QH10 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chũ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 20 tháng 08 năm 1998;

– Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi số: 32/2001/PL-UBTVQH10 ngày 04 tháng 04 năm 2001 của Ủy ban thường vụ Quốc hội;

– Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão ngày 20 tháng 03 năm 1993 và Pháp lệnh sửa đổi bồ sung một số điều của Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão ngày 24 tháng 8 năm 2000;

– Nghị định số 08/2006/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2006 nghị định Chính phủ quy định chi tiết một số điều của pháp lệnh phòng chống lụt bão được sửa đổi bổ sung ngày 24 tháng 08 năm 2000;

– Nghị định số 72/2007/NĐ-CP ngày 07/05/2007 của Chính phủ về quản lý an toàn đập;

– Thông tư số 33/2008/TT-BNN ngày 04/02/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hướng dẫn một số điều thuộc nghị định số 72/2007/NĐ-CP về quản lý an toàn đập;

– Quy trình vận hành, điều tiết hồ chứa nước Ia M’Lá số 143/QĐ-UBND ngày 09/04/2012 của UBND Tỉnh Gia Lai V/v ban hành quy trình vận hành điều tiết hồ chứa nước Ia M’Lá, huyện Kr ông Pa, tỉnh Gia Lai.

II. Mục đích, yêu cầu.

1. Mục đích.

            Nhằm chủ động ứng phó với tình huống ngập lụt do xả lũ khẩn cấp hoặc tình huống vỡ đập nhằm bảo vệ tính mạng của nhân dân và giảm nhẹ thiệt hại về người và tài sản vùng hạ du đập.

            Chủ động cảnh báo, kiểm tra vùng hạ du trong quá trình vận hành hồ chứa bình thường bảo đảm an toàn cho người, gia súc, tàu thuyền và phương tiện đi lại, hoạt động trên sông, suối.

            Thông qua phương án để tuyên truyền, nâng cao ý thức tự giác của chính quyền địa phương và nhân dân trong khu vực công trình về kiến thức phòng, chống lụt, bão cho vùng hạ du công trình thủy lợi Ia M’la.

2. Yêu cầu.

            Nắm được tình hình hoạt động sinh sống của nhân dân tại vùng hạ du liên quan đến sông, suối.

            Xác định phạm vị, đối tượng bị ảnh hưởng tại vùng hạ du đập, mức độ sẽ bị ảnh hưởng và các biện pháp ứng phó giảm nhẹ thiệt hại trong quá trình xả lũ khẩn cấp hoặc sự cố đập.

            Dự kiến các nguy cơ sự cố công trình, thiết bị làm ảnh hưởng đến vùng hạ du và các giải pháp khắc phục.

            Đảm bảo việc thông tin liên lạc giữa công ty TNHH KTCT thủy lợi Gia Lai với các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn đập để phối hợp thực hiện công tác phòng chống lũ lụt hiệu quả, an toàn.

            Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa địa phương và công ty để sơ tán nhanh chóng, triệt để dân cư ra khỏi vùng mất an toàn.

            Trong quá trình thực hiện phương án, hàng năm phải có sự kiểm tra theo dõi, trình duyệt bổ sung để phương án ngày càng hoàn thiện và hiệu quả hơn.

III. Tóm tắt đặc điểm, tình hình của hồ chứa có liên quan đến công tác phòng chống lũ, lụt hạ du đập:

1. Tên, vị trí xây dựng công trình.

a. Tên công trình.

Công trình thủy lợi hồ chứa nước Ia M’la

b. Vị trí xây dựng.

Xã Ia M’la, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai

Vị trí địa lý:

Công trình thủy lợi hồ chứa nước Ia M’Lá  nằm trong tọa độ.

+ Từ   13o 08  đến 130 18’ vĩ độ bắc.

+ Từ 108o 35  đến 108o 52  kinh độ đông.

Khu hưởng lợi bao gồm các xã Ia M’la, Đất Bằng, Chư Ngọc, Phú Cần và Thị trấn Phú Túc, huyện Krông Pa.

c. Tên sông, hệ thống sông:

 Sông Ia M’La – là phụ lưu của hệ thống sông Ba.

2. Khí hậu:

            Khí hậu khu vực thuộc nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng khí hậu đông trường sơn. Khu tưới khí hậu đông trường sơn.

Lượng mưa vùng lòng hồ trung bình 1200- 1350 mm.

Lượng mưa khu tưới trung bình 1000 – 1100 mm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng V, tháng VI, sau đó lượng mưa giảm dần xuống ở tháng VII đến cuối tháng VIII, mới tăng dần lên và kéo hết tháng X, XI, lượng mưa trong mùa mưa chiếm khoảng 75% lượng mưa cả năm. Mùa khô là các tháng còn lại trong năm với lượng mưa ít ỏi do ảnh hưởng yếu ớt của gió mùa Đông – Bắc.

Diễn biến mưa lũ trong khu vực và một số năm gần đây:

Lũ Tây Nguyên nhìn chung không lớn, đỉnh không cao, nhưng lũ Ia M’la lại tương đối lớn so với lưu vực khác, bỡi lẽ độ dốc lưu vực và dòng sông đều lớn, những ghềnh thác, vực sâu và những bãi đá lăn ven hai bời sông từ thượng nguồn về trung lưu khá nhiều. Đã nhiều lần nước lũ sông Ia M’la gây cản trở giao thông trên đường 25 và đường 78 liên xã đi Đất Bằng, vì lượng mưa ngày ở vùng này rất lớn và thường

3. Nhiệm vụ công trình:

            Theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi, dự án Hồ chứa nước Ia M’la số 1344 QĐ/BNN-XDCB ngày 08 tháng 05 năm 2003 nhiệm vụ của dự án là:

            + Cấp nước tưới cho diện tích: 5.150 ha đất canh tác trong đó:

            – Tưới tự chảy :     3.862 ha

            – Tưới tạo nguồn:  1.288 ha

            + Cấp nước sinh hoạt : 36.000 người

            + Nuôi trồng thủy sản, cải tạo môi trường sinh thái.

4. Cấp công trình và tần suất thiết kế:

            + Cấp công trình: Đầu mối cấp III, hệ thống kênh cấp IV

            + Tần suất lũ thiết kế:    P = 1%

            + Tần suất lũ kiểm tra    P = 0,2%

            + Mức đảm bảo tưới      P = 75%

            + Tuổi thọ công trình     T = 75 năm.

            + Chế độ làm việc:         Hồ điều tiết nhiều năm.

5. Các thông số chính về công trình:

TT

Tên thông số

ĐVT

Số lượng, chủng loại

Ghi chú

1

Thủy văn

 

 

 

Diện tích lưu vực

Km2

110

 

Lưu lượng trung bình nhiều năm

m3/s

2,06

 

Lưu lượng đỉnh lũ thiết kế P = 1%

m3/s

714

 

2

Hồ chứa

 

 

 

Mực nước dâng bình thường

m

215

 

Mực nước chết

m

196,8

 

Mực nước gia cường

m

215,9

 

Diện tích mặt hồ tại ( MNDBT)

Km2

4,04

 

Dung tích toàn bộ

106 m3

54,15

 

Dung tích chết

106 m3

5,51

 

Dung tích hữu ích

106 m3

48,64

 

Cao trình đỉnh đập

m

217

 

Chiều dài đập

m

403

 

Chiều rộng  đỉnh đập

m

06

 

Chiều cao đập chỗ lớn nhất

m

34,2

 

3

Cống lấy nước

 

 

 

Chiều dài cống

m

149,8

 

Khẩu diện cống ống thép tròn

mm

D = 1500

 

Cao trình ngưỡng cống

m

193,8

 

Lưu lượng thiết kế

m3/s

4,2

 

4

Tràn xả lũ

 

 

 

Lưu lượng thiết kế

m3/s

714

 

Cao trình ngưỡng tràn

m

207

 

Chiều rộng tràn

m

15

 

Kích thước cửa ( B x H)

m

( 5 x 8)

 

Số cửa van

Khoang

03

 

Hình thức đóng mở

 

 

Xi lanh, thủy lực

IV/ Tình huống trước khi xảy ra bão, lũ, thiên tai:

1.      Thành lập tiểu ban chỉ huy PCLB công trình thủy lợi Ia M’Lá:

-Tiểu ban chỉ huy PCLB công trình do giám đốc Công ty quyết định thành lập. Giám đốc Xí nghiệp thủy nông Ia M’Lá làm trưởng tiểu ban. Tiểu ban gồm 11 thành viên ( cụ thể có ở phụ lục 1 kèm theo)

          Nhiệm vụ cụ thể của các thành viên do trưởng tiểu ban phân công.

2.Trước lụt bão:

– Để thực hiện tốt công tác PCLB, kịp thời xử lý sự cố hạn chế thấp nhất những thiệt hại do lụt bão gây ra cần phải quán triệt phương châm 4 tại chỗ (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, vật tư tại chỗ, hậu cần tại chỗ).

– Trước khi vào mùa mưa lũ, Ban chỉ huy PCLB Công ty, các phòng chức năng và giám đốc Xí nghiệp tổ chức , kiểm tra, đánh giá hiện trạng các hạng mục công trình; kiểm kê vật tư, vật liệu PCLB; đề xuất biện pháp phòng ngừa báo cáo cụ thể về Ban giám đốc và Ban chỉ huy PCLB Công ty trước ngày 30/4.

-Tổ chức Quản lý, bảo vệ, ngăn chặn các hành vi có nguy cơ gây hư hại hoặc hủy hoại công trình thủy lợi thuộc địa bàn quản lý của đơn vị mình;

– Tổ chức Kiểm tra, đánh giá mức độ an toàn của các công trình. Nếu phát hiện có sự cố hư hỏng hoặc suy yếu phải có biện pháp và tổ chức xử lý; trường hợp vượt quá khả năng xử lý của mình thì phải kịp thời báo cáo lên cơ quan cấp trên trực tiếp giải quyết trước mùa mưa lũ;

– Lập kế hoạch dự phòng vật tư, vật liệu, phương tiện phòng ngừa và ứng cứu lụt bão theo kế hoạch Công ty duyệt;

– Tổ chức diễn tập PCLB, cứu hộ, cứu nạn, nâng cao kỹ năng thao tác, vận hành thiết bị và kinh nghiệm xử lý.

– Khi có tin báo lũ lụt trên các phương tiện thông tin đại chúng, Xí nghiệp, Trạm triển khai ngay phương án PCLB cho từng hạng mục công trình đã được duyệt. Thực hiện công tác trực PCLB tại khu vực đầu mối công trình 24/24 giờ; báo cáo diễn biến tình hình của công trình kịp thời và chính xác về thường trực Ban chỉ huy PCLB Công ty bằng mọi phương tiện, điều kiện của mình.

– Ủy viên Ban chỉ huy PCLB Công ty (Giám đốc Xí nghiệp), Trạm, Cụm kiểm tra, chỉ đạo điều tiết hệ thống công trình theo quy trình, quy phạm trong điều kiện lụt bão;

– Có kế hoạch phòng chống nhà cửa, kho tàng, neo đậu thuyền, các phương tiện, thiết bị phục vụ sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt.

3.Công tác chuẩn bị :

3-1. Chỉ huy:

Công ty thành lập tiểu ban chỉ huy PCLB công trình Ia M’Lá gồm 11 thành viên do Giám đốc Xí nghiệp làm trưởng tiểu ban, phó giám đốc xí nghiệp làm phó ban. Văn phòng thường trực ban chỉ huy PCLB  công trình thuỷ lợi Ia M’ Lá tại văn phòng Xí nghiệp thủy nông Ia M’Lá, xã Ia M’Lá, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai.

3-2. Lực lượng :

Lực lượng tại chỗ gồm toàn bộ CNV Xí nghiệp thủy nông Ia M’Lá.Tổng số 25 người, và huy động  lực lượng địa phương khi cần thiết.

– Trưởng tiểu ban PCLB công trình chia lực lượng thành các tổ, nhóm và phân công người phụ trách để tiện hoạt động, vị trí tập kết tại trụ sở  Xí nghiệp thủy nông Ia M’Lá.

– Tổ thông tin cảnh giới: Gồm 03 người, Nhiệm vụ. Thu thập xử lý và truyền đạt thông tin trước, trong và sau lũ. Theo dõi cảnh báo tình hình diễn biến thời tiết cũng như các yếu tố liên quan đến an toàn công trình. Thông báo đến các địa phương triển khai di dời các hộ dân sống trong vùng trũng dể ngập, và ven sông, suối đến nơi an toàn trước mùa mưa bão. Cảnh giác kẻ địch lợi dụng phá hoại công trình.

– Tổ vận hành tràn xã lũ: Gồm 02 người, Nhiệm vụ. Vận hành tràn theo quy trình khi có lệnh của Giám đốc công ty .

– Tổ cứu hộ cứu nạn: Gồm 04 người ( kể cả lái tàu ), Nhiệm vụ. Cứu vớt người bị nạn, tài sản cuốn trôi và trục vớt gỗ trôi nổi trên lòng hồ ( nếu có ).

– Tổ quan trắc: Gồm 02 người, Nhiệm vụ. Trước, trong và sau mùa mưa lũ kiểm tra các hiện tượng thẩm lậu, mạch đùn, rò rỉ và vẽ biểu đồ thấm.

– Tổ hậu cần: Gồm 02 người, Nhiệm vụ. Phục vụ ăn uống cho toàn công trường trong thời gian xử lý sự cố.

           – Tổ xử lý sự cố: Gồm 06 người, Nhiệm vụ. triển khai công tác xử lý sự cố khi có lệnh

           – Tổ vận chuyển vật tư – vật liệu: Gồm 06 người, Nhiệm vụ. Khi có lệnh điều động phải nhanh chóng vận chuyển vật tư – vật liệu đến vị trí xử lý sự cố.

– Khi nhận lệnh huy động đi ứng cứu, các cá nhân phải mang theo dụng cụ sẵn có của mình như: cuốc, xẻng, xà beeng, búa, kìm, dao…

– Lực lượng cứu ứng (kể cả lực lượng địa phương) có mặt tại hiện trường sau khi ban PCLB chia tổ, phân công nhiệm vụ tập trung tại vị trí quy định để dễ điều động.

Khi chưa thực hiện nhiệm vụ tuyệt đối không được đi lại lộn xộn trong khu vực công trình nhất là trên mặt đập.

3.3.Vật tư, vật liệu, thiết bị :

– Tập kết tại hiện trường theo số lượng thiết bị vật tư PCLB công trình thuỷ lợi Ia M’Lá, đã có và yêu cầu bổ sung thêm nếu cần thiết.

        + Về vật tư, vật liệu, trang thiết bị phục vụ công tác PCLB & TKCN (Cụ thể có phụ lục 2)

3.4. Hậu cần :

– Hàng năm vào mùa mưa lũ công ty làm thủ tục tạm xuất cho Xí nghiệp từ 15 triệu đồng đến 20  triệu đồng để tiểu ban PCLB công trình Ia M’Lá chủ động trong công tác PCLB, nếu không thực hiện sẽ hoàn trả lại sau mùa mưa lũ, nếu thực hiện thì làm thủ tục thanh toán theo thủ tục tài chính – kế toán.

 Trụ sở làm việc của Xí nghiệp , đồng thời là trụ sở của ban chỉ huy PCLB đặt tại nhà quản lý đầu mối công trình thuộc xã Ia M’Lá, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai. có điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp các loại nhu yếu phẩm cần thiết, mặt khác đường giao thông thuận tiện sẫn sàng cung cấp lương thực, thực phẩm. Công ty đã chuẩn bị đầy đủ lương thực, thuốc men phục vụ cho lực lượng tham gia ứng cứu công trình..

Công tác đảm bảo ánh sáng thông tin liên lạc: Công ty đã trang bị và vận hành hệ thống chiếu sáng di động bằng máy phát di động và đèn pha công suất lớn để phục vụ chiếu sáng xử lý sự cố vào ban đêm. Đảm bảo thông tin liên lạc 24/24 giờ, Công ty tổ chức 02 cụm đầu mối thông tin để chỉ đạo kịp thời công tác PCLB. Cụm thông tin tại văn phòng Công ty gồm: điện thoại bàn, máy Fax.Cụm thông tin tại nhà quản lý đầu mối công trình Ia M’Lá, thuộc xã Ia M’Lá, huyện Krông Pa gồm: điện thoại, máy Fax.

V. XÁC LẬP QUAN HỆ GIỮA XẢ LŨ/SỰ CỐ ĐẬP VỚI MỨC NƯỚC HẠ DU ĐÂP:

1.Xác định vùng trũng có nguy cơ ngập khi bão lũ xảy ra và xả lũ hồ chứa ở các địa phương như sau:

Tiểu ban chỉ huy phòng chống lụt bão công trình Ia M’Lá phối hợp với ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn huyện Krông Pa, xác định những vùng dễ bị ngập và cô lập khi công trình xả lũ theo từng mức báo động trong phương án phòng chống lụt bão của công trình Ia M’Lá như sau:

1.1. Trường hợp xả lũ kiểm tra  qua công trình xả lũ kiên cố:

– Thông báo xả lũ dự kiến mực nước đến cao trình xả lũ trước 05 ngày, phối hợp với đài phát thanh, truyền hình huyện Krông Pa và các xã, phường và thị trấn  thông báo rộng rãi đến nhân dân sinh sống ven sông Ia M’Lá.

– Thực hiện  phương án PCLB theo trường hợp báo động cấp I,II

– Trong quá trình xả lũ tổ thông tin, cảnh giới có nhiệm vụ đi dọc ven sông Ia M’Lá kiểm tra thông tin đến các hộ dân đang sinh sống gần vùng ảnh hưởng di chuyển đến nơi an toàn

 1.2. Trường hợp khả năng xả lũ của hồ chứa nước Ia M’Lá không đáp ứng tiêu chuẩn thiết kế đập hiện hành, tình huống vỡ đập được tính với lũ kiểm tra. (như báo động cấp 4).

a. Tính toán điều tiết lũ.

Theo TCXDVN 285:2002 và yêu cầu phòng chống lũ đã được duyệt, hồ chứa nước Ia M’ Lá có các tần suất thiết kế lũ như sau:

-Tần suất đảm bảo chống lũ thiết kế cho công trình với P = 1%

-Tần suất đảm bảo chống lũ kiểm tra cho công trình với P = 0,2%

+Kết quả tính toán điều tiết lũ ứng với các tần suất thiết kế và kiểm tra như sau;

Phương án tính

Qmax ( m3/s)

Qtrànmax( m3/s)

Vmax (106 m3/s)

Hmax (m)

Lũ thiết kế 1%

924

714

59.10

215.90

Lũ thiết kế 1% (kẹt 1 khoang)

924

562

65.39

217.02

Lũ thiết kế 1% (kẹt 2 khoang)

924

374

74.95

218.73

Lũ kiểm tra 0,2%

1100

802

63.30

216.60

            -Như vậy trong trường hợp lũ thiết kế 1% kẹt 1 khoang và trường hợp lũ thiết kế kẹt 2 khoang, lũ kiểm tra 0,2% sẽ gây nguy hiểm cho công trình.

b. Xác định tuyến lũ quét và phạm vi ngập lụt theo các tình huống xảy ra.

+ Tuyến lũ quyét dự kiến từ lòng sông Ia MLá sang mỗi bên 50 mét dọc theo sông và đến ngã ba sông Ba. Phạm vi ngập lụt chủ yếu ảnh hưởng hoa màu và một số hộ dân sinh sống ven sông Ia MLá.

            – Xã Ia MLá: Bao gồm Buôn Ơi Jik, Ơi Dak và một số ít hộ dân làm nhà dãy ven khu vực sông Ia MLá;

            – Xã Đất Bằng: Bao gồm một số ít hộ dân làm nhà dãy ven khu vực sông Ia MLá, hoa màu các loại.

            – Xã Phú Cần: Ngập úng một phần của thôn Bình Minh và một số hộ dân sinh sống ven sông Ia MLá.

 VI. Nội dung phối hợp thực hiện quy trình xả lũ hồ chứa/sự cố đập :

1.Trách nhiệm của Công ty TNHHMTV KTCTTL Gia Lai ;

            Thông báo xả lũ/sự cố đập và khu vực dự kiến ngập lụt và thời điểm dự kiến kết thúc xả lũ/ khôi phục đập;

            Tổ chức vận hành hồ chứa nước Ia M’Lá theo đúng quy trình vận hành đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

             Trước khi xả lũ với lưu lượng lớn hơn 714 m3/s trở lên hoặc trước khi xả lũ khẩn cấp để đảm bảo cho công trình đầu mối, Công ty phải thông báo bằng văn bản cho ban chỉ huy PCLB huyện Krông Pa để thông báo cho nhân dân chủ động phòng tránh.

              Phối hợp với trung tâm khí tượng thủy văn khu vực Tây nguyên để nắm được thông tin về lũ, kịp thời thông báo tình hình lũ cho địa phương biết và điều tiết hồ chứa an toàn hợp lý.

            Phối hợp với địa phương trong việc hỗ trợ phương tiện, vật tư, vật liệu, nhân lực để kịp thời ứng cứu khi có thiên tai xảy ra.

Thường xuyên trực và giữ mối liên lạc 24/24 giờ đồng thời có biện pháp kịp thời trong phối hợp và xử lí tình huống khi có bão lũ ở các địa phương trên địa bàn trong từng vùng cụ thể và căn cứ theo phương án phòng chống lụt bão của địa phương xác định nhiệm vụ. chức năng của từng bộ phân, đơn vị. Tiểu ban phòng chống lụt bão công trình Ia M’ Lá phối kết hợp để xử lý tình huống như sau:

2. Trách nhiệm của ban chỉ huy PCLB địa phương:

2.1. Trách nhiệm của ban chỉ huy PCLB huyện Krông Pa :

– Rà soát cập nhật, xác định những khu vực nguy hiểm khi xảy ra mưa lũ trên địa bàn; cắm biển báo các khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất để nhân dân phòng tránh;  vận động nhân dân không bơi lội qua sông, suối khi lũ về.

– Tổ chức lực lượng ứng trực ở những nơi thường xuyên bị lũ cô lập, lũ quét, sạt lỡ đất, nhất là vùng ven sông, suối, sườn đồi, hồ, đập để di dời dân đến nơi an toàn trong trường hợp cần thiết, bảo vệ tính mạng và tài sản cho nhân dân.

– Tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về các loại hình thiên tai và biện pháp phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn cho nhân dân.

– Chủ động sử dụng ngân sách địa phương để triển khai công tác phòng, chống thiên tai, bão, lũ và hỗ trợ cho nhân dân khắc phục nhanh thiệt hại để sớm ổn định đời sống.

2.2. Đài truyền thanh, truyền hình huyện Krông Pa:

Đài truyền thanh, truyền hình thông tin kịp thời và chính xác về diễn biến thời tiết, khí hậu, bão, lũ để nhân dân chủ động phòng tránh và ứng phó.

Khi xảy ra lũ lớn chủ tịch UBND huyện, ra quyết định sơ tán và di chuyển dân cư đến nơi an toàn nhất, như các buôn làng trên đồi cao, các công trình công cộng nhà cao tầng v.v.. Đài phát thanh, truyền hình thông tin liên tục quyết định di dời dân cư, dùng trống, kẻng đánh báo động.

2.3. Ban chỉ huy Quân sự huyện:

      Huy động lực lượng, phương tiện cần thiết cho từng vùng, từng địa bàn để tham gia ứng cứu và xử lí kịp thời các tình huống khẩn cấp về thiện tai, lốc xoáy, bão, lũ lụt, lũ quét, cứu hộ, tìm kiếm cứu nạn, giúp đỡ địa phương khắc phục thiệt hại, đảm bảo vai trò chủ lực của quân đội.

 2.4. Công an huyện:  

Đảm bảo an ninh, an toàn xã hội khi có thiên tai, bão, lũ xảy ra; chủ động bố trí lực lượng, phương tiện sẵn sàng phối hợp với ban chỉ huy Quân sự huyện, chính quyền địa phương tham gia sơ tán dân đến nơi an toàn, cứu hộ, cứu trợ, tìm kiếm cứu nạn khi có thiên tai, kiểm soát phương tiện và người lưu thông qua các đoạn đường bị ngập lũ.

2.5. Phòng lao động – Thương binh và Xã hội:

Theo dỗi tình hình thiệt hại do thiên tai, bão, lũ gây ra  trên địa bàn huyện; tình hình thiếu đói của nhân dân vùng thiên tai; có kế hoạch đề xuất cấp bách các biện pháp cứu trợ kịp thời nhằm sớm ổn định đời sống nhân dân.

2.6. Trung tâm Y tế huyện, thị xã:

– Chuẩn bị dự phòng thuốc, hóa chất, vật tư, phương tiện, nhân lực để ứng cứu kịp thờivề tính mạng con người trước mọi tình huống thiên tai, bão, lũ.

– Theo dõi tình hình dịch bệnh ở người tại vùng bão lũ; hướng dẫn nhân dân xử lý nguồn nước uống, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và nguồn nước uống trong mùa mưa lũ.

2.7. Điện lực huyện, Bưu điện và Đài viễn thông huyện:

Đảm bảo hệ thống điện chiếu sáng, hệ thống thông tin liên lạc trước, trong và sau mưa lũ; sẵn sàng ứng cứu, sữa chữa kịp thời các sự cố hư hỏng, điện sáng, điện thoại để đảm bảo thông tin liên lạc và điện thắp sáng trong mùa mưa bão.

2.8. Phòng Tài chính huyện:

Tham mưu UBND huyện cân đối, bố trí ngân sách cho các dự án phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, dự phòng kinh phí để hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai, bão, lũ lụt gây ra.

3. Nhân lực và phương tiện:

a/ Nhân lực:

Gồm lực lượng quân đội, công an, ban phòng chống lụt bão các đơn vị, địa phương và huy đông nhân dân trong vùng. (cụ thể có phụ lục 2)

b. Phương tiện :

– Huy động phương tiện tại chỗ gồm: ô tô, xuồng, thuyền của nhân dân

            – Ca nô, xuồng máy của công ty TNHH KTCTTL Gia Lai theo phương án phòng chống lụt bão công trình Ia M’Lá và của các đơn vị khác trên địa bàn.

VII. Các tình huống cơ bản và giải pháp xử lý :

            1. Tình huống 1: Vận hành bình thường 03 cửa tràn, xả nước để đón lũ, hoặc xả với tần suất p = 1%.

1.1. Nguyên nhân: Có sự thay đổi đột ngột mực nước và lưu lượng dòng chảy về hạ du trong trường hợp vận hành bình thường các cửa tràn, xả nước hồ chứa qua tràn để đón lũ, xả lũ bình thường hoặc xả lũ với tần suất p = 1% theo quy trình.

1.2. Hiện tượng: Trong lúc cửa tràn thứ nhất đã mở xả, nếu vận hành cửa thứ 02 thì mực nước hạ lưu dâng lên cao, nếu vận hành cửa thứ 03 thì nước sông dâng cao, nước chảy mạnh gấp 03 lần ban đầu sẽ gây nguy hiểm cho người,  gia súc, và thuyền bè đang ở gần bờ  và đi lại trên sông do bị nước cuốn.

            Khi mực nước hồ đạt cao trình mực nước dâng bình thường 215 m, mà mực nước hồ có xu hướng tiếp tục tăng hoặc do lũ đầu nguồn xuất hiện phải hạ mực nước từ cao trình MNDBT 215 m xuống cao trình mực nước đón lũ 213,83 m,  cửa tràn vẫn tiếp tục xả xuống hạ lưu, tùy theo lưu lượng nước về hồ mà tổng lưu lượng xả về hạ lưu có thể đạt đến 714 m3/s, hoặc khi xả lũ với tần suất lũ p = 1% nước sông Ia M’Lá dâng cao, dòng chảy mạnh nguy hiểm cho người, thuyền bè đi lại trên sông.

1.3. Biện pháp ứng phó và khắc phục:

            a.  Tình huống xảy ra vào ban ngày:

Trực PCLB, trực bảo vệ phải có mặt 24/24 giờ tại nhà tháp tràn đầu mối công trình, hàng ngày kiểm soát khu vực bên trong phạm vi bảo vệ an toàn đập đã được cắm bảng báo cấm người, gia súc vào khu vực này, kiểm tra nắm bắt tình hình phát sinh tại vùng từ hạ lưu tràn đến sông Ia M’Lá, nếu có người và gia súc vào khu vực này thì giải thích mức độ nguy hiểm và yêu cầu ra khỏi khu vực, đồng thời báo cáo trưởng tiểu ban PCLB công trình biết để ứng phó, báo cáo tổ trưởng bảo vệ để xử lý hoặc phối hợp với địa phương xử lý.

            Trước khi vận hành cửa tràn thứ nhất, thực hiện thông báo bằng văn bản gửi UBND  huyện và đài truyền hình, truyền thanh Krông Pa để thông báo cho nhân dân vùng du biết và nhanh chóng lên bờ, di rời lên đồi cao.

            Khi không còn người và gia súc, trưởng tiểu ban PCLB công trình ra lệnh mở cửa tràn thứ nhất. Khi nước về hạ lưu tổ thông tin cảnh giới tiếp tục quan sát vùng hạ du, nếu thấy có hiện tượng bất thường như có người bị cô lập thì phải khẩn trương xử lý.

             Trước khi xả thêm nước về hạ du, vận hành cửa tràn thứ 02 và 03 vẫn phải thông báo trên đài truyền thanh, truyền hình  huyện. Tổ thông tin cảnh giới  đi dọc ven sông dùng loa thông báo.

            Ngoài ra việc ra lệnh vận hành phải lưu ý không khởi động đồng thời 02 cửa tràn tránh làm dâng nước đột ngột người dân không kịp ứng phó.

            b. Tình huống xảy ra vào ban đêm;

            Áp dụng tất cả các biện pháp ứng phó và khác phục đối với tình huống xảy ra vào ban ngày cho tình huống xay ra vào ban đêm. Ngoài ra, áp dụng thêm các biện pháp ứng phó và khắc phục sau;

             Trực PCLB và trực bảo vệ tại nhà tháp tràn xả lũ quan sát xem có ánh đèn của nhân dân soi để bắt cá ban đêm, dùng đèn pin bóng halogen để soi kiểm tra vùng hạ lưu từ hạ lưu tràn đến sông Ia M’Lá, nếu phát hiện thấy ánh đèn của nhân dân soi bắt cá thì đề nghị ra khỏi lòng sông, báo ngay cho trưởng tiểu ban PCLB khi phát hiện có người.

            Sau khi mở cửa tràn số 01, trưởng tiểu ban PCLB tiếp tục theo dõi vùng hạ du nếu phát hiện có ánh đèn bất thường phải dừng khẩn cấp mở cửa tràn số 01 để xử lý. Bảo vệ tại hạ lưu tràn phải dùng đèn pin để kiểm tra khu vực hạ lưu, khi phát hiện có người thì lập tức soi đèn về phía tràn nhấp nháy liên tục và dùng điện thoại để thông báo cho trưởng tiểu ban PCLB công trình dừng khẩn cấp để xử lý.

             Khi vận hành cửa số 02 và cửa số 03 ban đêm, bảo vệ trực tại hạ lưu tràn vẫn phải dùng đèn pin bóng halogen để kiểm tra đề phòng người bắt cá gần bờ để báo cho trưởng tiểu ban PCLB công trình biết để dừng khẩn cấp cửa tràn xử lý.

            Việc thông báo, báo cáo đến các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn đập thực hiện bình thường như tình huống xảy ra vào ban ngày theo các địa chỉ liên lạc được phải báo cáo cho trưởng ban chỉ huy PCLB Công ty biết để liên hệ ngay bằng điện thoại các số máy cá nhân làm đầu mối thông tin trong công tác PCLB.

2. Tình huống 2: Ứng với tấn suất p = 0,2%

2.1. Nguyên nhân:

             Trong quá trình vận hành hồ chứa nếu có những sự cố bất thường có nguy cơ gây mất an toàn đập trong mùa lũ như hư hỏng các mối tiếp giáp giữa đập đất và bê tông đập tràn xả lũ, cống lấy nước, hư hỏng đá lát, bê tông bảo vệ tầng lọc chống thấm mái thượng lưu, sạt lở mái hạ lưu, sạt lở tường chắn đất tràn xả lũ, cống lấy nước cần phải xả nước khẩn cấp để hạ mực nước hồ từ cao trình 215 m  xuống mực nước thấp hơn để đảm bảo an toàn cho công trình đầu mối đề phòng các hậu quả nghiêm trọng do các sự cố trên gây ra..

            Tại đập tràn có thể phải thực hiện mở hết 03 cửa tràn, lưu lượng lớn nhất xả xuống hạ lưu Q = 802 m3/s.

2.2. Hiện tượng:

            Mức nước tại hạ lưu dâng nhanh, dòng chảy lũ rất mạnh tạo sóng lớn, gây sạt lở hai bên bờ sông, nước sông dâng cao  tràn vào cánh đồng có thể gây ngập úng dọc theo sông Ia M’Lá  làm hư hại cây trồng các loại, nhà cửa của một số hộ dân sống ven sông.

             2.3. Biện pháp ứng phó và khắc phục:

a. Tình huống xảy ra vào ban ngày:

             Tính toán lưu lượng xả vừa đủ để vừa đảm báo an toàn cho công trình và hạn chế tối đa ảnh hưởng đến vùng hạ du.

            Trước khi mở cửa tràn Công ty thông báo trước 05 giờ (bằng điện thoại và Fax, sau đó gửi văn bản gốc) cho ban chỉ đạo PCLB tỉnh Gia Lai, ban chỉ huy PCLB huyện Krông Pa và Công ty thủy điện sông Ba Hạ, biết để chủ động phòng tránh.

              Thông báo trên phương tiện thông tin như đài truyền hình, truyền thanh huyện Kr ông pa, loa pin cầm tay, kẻng đánh báo động để nhân dân thuộc khu vực hạ du có đủ thời gian chủ động sơ tán con người và tài sản đến nơi an toàn.

             Giám sát vùng hạ du trong quá trình xả lũ đặc biệt lớn khẩn cấp, khi xuất hiện các vị trí nghi ngờ sự cố đập trong phương án PCLB đảm bảo an toàn đập, sẽ kịp thời phát hiện sớm nguy cơ sự cố đập, từ đó Công ty huy động lực lượng ở các Xí nghiệp khác về hỗ trợ. Thông báo cho chính quyền địa phương biết để phối hợp xử lý, đồng thời báo cáo cho Bộ Nông nghiệp & PTNT, UBND Tỉnh Gia Lai, ban chỉ đạo PCLB tỉnh Gia Lai huy động lực lượng, vật tư (ngoài những vật tư đã được Công ty TNHHMTV khai thác công trình thủy lợi Gia Lai chuẩn bị) và phương tiện phòng chống lụt bão, bảo đảm an toàn đập, cứu hộ đập.

            Trong khi xả lũ, Công ty TNHHMTV khai thác công trình thủy lợi Gia lai kết hợp với địa phương cử cán bộ kiểm tra tình hình sạt lở ở vùng hạ du, lưu ý đến các khu nhà của nhân dân dọc theo sông Ia M’Lá. Trường hợp ảnh hưởng của bão gây mưa to, giá lớn, làm đổ cây, đổ nhà dân sống ven sông ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của nhân dân vùng hạ du thì đơn vị thông baó ngay với chính quyền địa phương, Ban chỉ huy PCLB huyện Krông Pa thực hiện các biện pháp cảnh báo cho nhân dân khu vực hạ du biết để đối phó. Trường hợp bị sạt lở đường, Công ty lập tức báo cho chính quyền địa phương thực hiện cảnh báo cho nhân dân khu vực hạ du, song tiến hành kiểm tra xử lý để làm thông đường hoặc làm đường tránh để đi tạm.

            Công ty triển khai ngay phương án xử lý sự cố theo phương án PCLB đảm bảo an toàn đập.

            Sau trận lũ phối hợp với địa phương tổ chức điều tra thiệt hại khắc phục hậu quả theo quy định.

             Thực hiện báo cáo sau xả lũ theo quy định.

 b.Tình huống xảy ra vào ban đêm:

             Áp dụng tất cả các biện pháp ứng phó và khắc phục đối với tình huống xảy ra vào ban ngày cho tình huống xảy ra vào ban đêm. Ngoài ra, áp dụng thêm các biện pháp ứng phó và khắc phục sau;

            Việc thông báo, báo cáo đến các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn đập thực hiện như tình huống xảy ra vào ban ngày theo địa chỉ liên lạc, trường hợp không liên lạc được phải báo cáo trực ban chỉ huy PCLB biết để liên hệ ngay bằng điện thoại các số máy cá nhân làm đầu mối thông tin trong công tác PCLB.

            Phối hợp giữa Công ty với UBND huyện Krông Pa để xử lý tình huống, sử dụng đèn pin bóng halogen để quan sát, loa pin cầm tay để hướng dẫn sơ tán. Khi triển khai phương án sự cố đập theo phương án PCLB bảo đảm an toàn đập, phải thực hiện chiếu sáng di động bằng máy phát 2 KVA, đèn pha, đèn pin bóng halogen để chiếu sáng điểm sự cố cần xử lý trong đêm.

            Nhân lực, phương tiện được điều động theo phương án huy động nhân lực đột xuất vào ban đêm bao gồm các nội dung chính: Thông tin từ  giám đốc Xí nghiệp kiêm trưởng  tiểu ban chỉ huy PCLB công trình đến giám đốc Công ty để huy động nhân lực, điều động phương tiện đang trực tại công trình tham gia xử lý sự cố. Trưởng ban chỉ huy PCLB Công ty huy động lực lượng tăng cường từ các Xí nghiệp khác khoảng 70 người, làm việc với ban chỉ huy PCLB các huyện Krông Pa huy động nhân lực tham gia ứng cứu xử lý trong đêm.

VIII. KHẮC PHỤC HẬU QUẢ LỤT BÃO:

Sau khi hết lụt bão, tiểu ban PCLB công trình Ia M’Lá, phân công kiểm tra hiện trạng công trình và hạng mục công trình, đánh giá mức độ thiệt hại và báo cáo về ban PCLB công ty chậm nhất là 02 ngày kể từ ngày hết lụt bão. Trong khi chờ ý kiến chỉ đạo của cấp trên tiểu ban PCLB công trình huy động lực lượng hiện có, phối hợp với lực lượng địa phương tu sửa, nạo vét những hư hỏng có khối lượng nhỏ để kịp thời phục vụ sản xuất, duy trì khả năng hoạt động của công trình. Những hạng mục, khối lượng hư hỏng lớn đề nghị ban PCLB Tỉnh và UBND Tỉnh xem xét giải quyết.

IX. KẾT LUẬN:

Tình hình thời tiết thay đổi bất bình thường, tiểu ban chỉ huy PCLB công trình Ia M’ Lá thường xuyên giữ mối liên lạc với ban chỉ đạo PCLB địa phương 24/24h, nắm bắt, dự đoán tình hình thực tế để triển khai thực hiện phương án phù hợp nhằm tăng cường sự phối hợp với  ban PCLB địa phương và các đơn vị đứng chân trên địa bàn trong việc PCLB giảm nhẹ thiệt hại do lũ lụt gây ra đạt hiệu quả cao nhất.Tham mưu, đề xuất cho Trưởng ban chỉ đạo PCLB & TKVN Công ty điều chỉnh, bổ sung phương án hàng năm để thực hiện (trước ngày 30/4 hàng năm).

                                                             CÔNG TY TNHH KTCT THỦY LỢI GIA LAI

Hồ chứa thuỷ lợi Ayun Hạ tỉnh Gia Lai

Quyết định số: 1165UB ngày 21/12/1993 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Gia Lai “Về việc bổ sung nhiệm vụ Công ty quản lí, khai thác công trình thuỷ lợi Gia Lai”.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH GIA LAI
– Căn cứ Điều 47 Luật tổ chức Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Nhân dân; 
– Căn cứ Quyết định số 315/TC ngày 11/12/1986 của Hội đồng Bộ trưỏng (nay là Chính phủ) phê duyệt luận chứng kinh tế kĩ thuật công trình AYunhạ tỉnh Gia Lai; 
– Căn cứ Quyết định số 57/QĐ-UB ngày 22/12/1992 Của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Gia Lai về việc thành lập Doanh nghiệp Nhà nước; Công văn số 1627/TCCB-LĐ ngày 13/09/1993 của Bộ Thuỷ lợi về việc thành lập bộ máy quản lí, khai thác công trình AYunhạ; Theo đề nghị của Sở Thuỷ lợi (tại tờ trình số 486/TT-TC ngày 08/12/1993) và đề nghị của Ban Tổ chức chính quyền tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Công ty quản lí, khai thác công trình thuỷ lợi Gia Lai tiếp tục thực hiện nhiệm vụ quy định tại Quyết định số 57/QĐ-UB ngày 22/12/1992 Uỷ ban Nhân dân tỉnh Gia Lai và được bổ sung nhiệm vụ quản lí khai thác công trình AYunhạ như sau: 
– Theo dõi, tiếp nhận bàn giao hồ sơ: Thiết kế kĩ thuật, thiết kế thi công, bản vẽ hoàn công, theo tiêu chuẩn 5640-91. Nhận bàn giao từng phần, từng hạng mục hoàn thành theo đúng quy định để đưa vào khai thác phục vụ tưới. 
– Tổ chức, quản lí nước, điều hoà phân phối nước theo yêu cầu dùng nước và từng bước kí kết hợp đồng dùng nước, thu thủy lợi phí theo chế độ, chính sách của Nhà nước hiện hành, nhằm tạo nguồn thu trang trải cho công tác quản lí, khai thác từng bước, giảm dần kinh phí cấp. 
– Lập đề án quản lí, khai thác công trình AYunhạ cùng các thủ tục cần thiết để trình Uỷ ban Nhân dân tỉnh Gia Lai, Bộ Thủy lợi xét duyệt, làm căn cứ triển khai nhằm đảm bảo quản lí khai thác tốt công trình hoàn thành. 
– Trong giai đoạn đầu (1994-1996) đơn vị lập kế hoạch chi phí quản lí, sửa chữa hoàn chỉnh theo hàng năm, trình Bộ Thủy lợi duyệt cấp kinh phí, báo cáo Uỷ ban Nhân dân tỉnh Gia Lai. Tổ chức, sắp xếp bộ máy hợp lí để từng bước quản lí, khai thác công trình có hiệu quả.  
Điều 2: Các ông Chánh Văn phòng HĐND và UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức chính quyền, Giám đốc Sở Thuỷ lợi, Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính vật giá, Thủ trưởng các ngành, các cấp liên quan và Giám đốc Công ty quản lí- khai thác công trình thuỷ lợi Gia Lai chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
TM/ ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT/CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Vĩ Hà

 

DU THUYỀN HỒ TRÊN NÚI
Công trình thủy lợi AYun Hạ là công trình thủy lợi khai thác tổng hợp nguồn nước lớn nhất Tây Nguyên, cách thành phố Pleiku 65km về hường Đông Nam và cách quốc lộ 25 Gia Lai-Phú Yên-Khánh Hòa 1km, rất thuận tiện cho việc mở tour du lịch. Hồ nước rộng 37km2 là điểm du lịch có môi trường sinh thái tự nhiên, đáp ứng nhu cầu thị hiếu của du khách. Đứng trên đập chính phóng tầm mắt về phía Bắc là hai dãy núi sừng sững ôm lấy dòng sông Ayun hiền hòa; dưới chân đập là nhà máy thủy điện Ayun Hạ và dòng nước trong xanh chảy theo kênh chính dài 47km, uốn lượn theo những cánh đồng chạy dài xuống thị trấn Ayun Pa tạo nên bức tranh đồng quê tự nhiên, hài hòa và trù phú. Mời quý khách lên thuyền, sau 1 giờ lênh đênh trên mặt hồ phẳng lặng, hít thở không khí trong lành, ngắm cảnh núi non, sông nước; du khách sẽ dừng chân ở trạm nghỉ chân bìa rừng, nơi đây là bãi hang Dơi. Quý khách có thể nghỉ ngơi để chuẩn bị cho cuộc vượt dốc lên núi. Rừng ở đây xanh tươi quanh năm, với nhiều thảm thực vật xanh tốt. Những cây cổ thụ cao vút, thân bám đầy rong rêu soi bóng xuống lòng hồ. Đặc biệt nơi đây có nhiều hang đá tự nhiên được tạo bởi những hòn đá to (Granits) chồng lên nhau; trên mặt phiến đá có nhiều lan hoa phong lan màu sắc đẹp đẽ. Hang Dơi với vẻ huyền bí; vào trong hang cảm giác mát lạnh làm cho con người kính cẩn trước vẻ uy nghi, hoang dã của nó. Phía trên hang Dơi là những cánh rừng nguyên sinh, du khách có thể cắm trại, picnic hay dã ngoại rừng già. Đối diện với hang Dơi bên kia dòng nước, chiều về nghe tiếng cồng, chiêng rộn rã vui tai cảm nhận không gian văn hoá phi vật thể của các tộc người Tây Nguyên, quý khách có thể dùng ống nhòm cá nhân sẽ nhìn thấy từng cặp công rừng xòe cánh múa dưới ráng chiều tà trông rất rất bắt mắt và dễ thương. Du khách tiếp tục cuộc hành trình lên thượng nguồn, ngồi trên thuyền ngắm nhìn những cánh rừng già, những dãy núi nhấp nhô xa xa … Đây rồi, bãi tắm tiên! (Nhớ Chử đồng tử và Công chúa Tiên Dung xưa kia) Mời quý khách dừng chân. Trên bãi phủ đầy cuội sỏi, làn nước trong xanh, khí hậu mát lành. Tại đây quý khách có thể nghỉ ngơi hoặc có thể đắm mình dưới làn nước mát rượi đùa giỡn thỏa thích như thuở còn ấu thơ. Hướng lên thượng nguồn, đi thuyền khoảng 30 phút trong tầm mắt của quý khách là những mái nhà sàn, những cây Knia sừng sững gợi nhớ đến dáng vẻ cần cù, bất khuất của Tây Nguyên hùng vĩ. Cạnh đó là những mái nhà tạm của ngư dân đánh cá, những chiếc thuyền độc mộc lướt trên mặt hồ; những chú cá mắc lưới quẫy đuôi làm nước bắn lên tung tóe trong thật vui mắt. Điểm dừng chân hoang dã tại núi nhọn như hòn đảo bao quanh mặt nước hồ, với rừng cây xanh thẳm bao quanh, quý khách có thể cắm trại nhiều ngày và ở lại để thư giãn dưới chân núi có bãi Trai tự nhiên. Du khách dừng chân, nhóm lửa rồi nhặt trai tự nhiên ngay ở mé hồ lên nướng chín chấm với muối tiêu, muối é ớt xanh, nhâm nhi ly rượu đế hoặc hớp rượu cần sẽ quên đi những ồn ào của phố phường, vứt bỏ hết mọi nỗi lo toan, mệt nhọc của đời thường. Trên đường về mời quý khách vào thăm Trạm nuôi trồng thủy sản của Xí nghiệp nuôi trồng thuỷ sản Miền Trung đang hợp đồng nuôi trồng đánh bắt cá lòng hồ. Nơi đây bạn có thể thưởng thức món cá nướng lụi, món gỏi (hoặc chả)cá thát lát hoặc những món cá đặc sản khác như (lóc, đối, lăng, chình) mà Trạm nuôi trồng thủy sản đánh bắt, bán lại cho quí khách. Hồ AYun Hạ có thể gọi là hồ trên núi, du khách tham quan còn được thưởng thức hương vị ẩm thực của miền sơn cước (Cơm lam, thịt rừng nướng,…); nghe và biết được nhiều điều thú vị, huyền bí từ xa xưa …cho đến hôm nay đã đi vào huyền thoại như: Tín ngưỡng Vua lửa, Vua nước, Vua gió… trong đó Vua lửa là người có vai trò lớn trong đời sống tinh thần các tộc người Tây Nguyên, đặc biệt là người Jơ Rai. Hay huyền thoại về những mối tình thắm thiết của các chàng trai, cô gái Jơrai không thành và họ đã quyên sinh để bảo vệ mối tình đầu trong sáng đó,….Đặc biết đến với hồ Ayunhạ quí khách sẽ được thưởng thức khí hậu của vùng giáp gianh Đông Trường Sơn Và Tây Trường sơn (bên nóng, bên lạnh-bên mù, bên trong-bên nắng, bên mưa rất rõ rệt), vì gianh giới của hai vùng khí hậu cắt ngang lòng hồ Auynhạ. Công ty KTCT thủy lợi Gia Lai thường xuyên có 4 chiếc thuyền (1 chiếc 50 chỗ ngồi, 2 chiếc 20 chỗ ngồi, 1 chiếc tàu cao tốc kéo dù rớt nước) phục vụ quý khách du thuyền, nhảy dù theo hành trình đã định hoặc hành trình do quý khác tự chọn;

 Mái thượng lưu đập Ayunhạ nhìn từ Cổng vào

Thượng lưu đập nhìn từ nhà tháp tràn xả lũ ra phía cổng đập 

Phượt thủ Hà Nội đến thăm công trình tháng 3 mùa con ong đi lấy mật năm 2017

Nhà máy thuỷ điện sau cống lấy nước (Hạ lưu đập) 

Hai tổ máy

Thủ tướng thăm nhà máy

 

Đăng trượt bắt cá sau tràn xả lũ của XN NTTS Miền Trung

 

 

Lần bắt lớn nhất 35 tấn/ngày đêm

 

 

 

 

Xả lũ 2 cửa cung/3 cửa cung

ĐĂNG TRƯỢT BẮT CÁ SAU TRÀN XẢ LŨ 400M

 


TOÀN CẢNH TRÀN XẢ LŨ HỒ AYUN HẠ 

 

 

 

 

 

1/Sơ lược về lịch sử công trình Công trình hồ chứa thuỷ lợi Ayunhạ bắt đầu thi công từ năm 1986 kết hợp với khai hoang xây dựng đồng ruộng, chính thức khởi công xây dựng năm 1990, chặn dòng sông Ayun năm 1994, từ tháng 12/1993 UBND Tỉnh Gia lai giao công trình cho công ty thuỷ nông Gia Lai (Nay là công ty Khai thác công trình thuỷ lợi Gia Lai) quản lý (theo quyết định số 1165/QĐ-UB ngày 21/12/1993 của UBND tỉnh Gia lai) 
2/ Mô tả một số thông số kỹ thuật và đặc điểm của công trình: Hồ chứa thuỷ lợi Ayunhạ (xã Ayunhạ, huyện Phú Thiện) là công trình cấp 3 (nhóm A), được khởi công xây dựng từ năm 1990, chặn dòng (sông Ayun) năm 1994, có dung tích hữu ích 253 triệu m3 nước, dung tích ứng với mực nước gia cường 401,7 triệu m3, diện tích lưu vực 1.670 km2, diện tích mặt hồ (mực nước dâng bình thường) :3.700 ha, Diện tích ứng với mực nước gia cường 3.983ha, diện tích ứng với mực nước chết 1.080 ha (ngập vĩnh viễn), vùng ngập dài ngày 2.620 ha, ngập tạm thời 1.880ha, bán ngập 370 ha, vành đai vùng ngập lụt dài khoảng 21 km, Đập đất dài 366 m, cao 36m, đỉnh đập rộng 6m, cao trình đỉnh đập 211, cao trình khu tưới bình quân 160, cống lấy nước (3mx3,5m) bê tông cốt thép dài 113m, cao trình đáy cống 195, lưu lượng nước qua cống bình quân 23,4m3/s, năng lực tưới theo thiết kế 13.500ha, cống thuỷ điện Q= 23,4 m3/s, công suất nhà máy 2.700kwh, Tràn xả lũ 3 cửa cung BxH = 6m x 5m, QMax= 1.267 m3/s, cao trình ngưỡng tràn 199, cột nước cao 9,92m. Hệ thống kênh: Kênh chính dài 14,458km, năng lực tải nước 23,4m3/s , kênh chính Nam dài 18,565km, năng lực tải nước14,8m3/s, kênh chính Bắc dài 14,8 km, năng lực tải nước 8,8m3/s, trên 80,7 km kênh cấp 1, 150km kênh cấp 2, hàng trăm km kênh cấp dưới và hàng ngàn công trình trên kênh trải dài và tưới phủ khắp địa bàn ba huyện, thị (Phú Thiện, Ia pa & thị xã Auynpa). Vị trí công trình: Nằm trong toạ độ 12o56’59” – 12o57’60” vĩ độ Bắc, 107o27’20”- 107o28’00” kinh độ Đông, lòng hồ và đầu mối công trình thuộc địa giới hành chính 6 xã thuộc 3 huyện Chư Sê, Phú Thiện và Đắc đoa đồng thời là nơi tiếp giáp giữa hai vùng khí hậu Đông Trường Sơn và Tây Trường Sơn. Lòng hồ Ayunhạ chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu Đông Trường sơn và bán Tây Trường sơn.  
3/ Nhiệm vụ của công trình: Cấp nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp cho nhân dân trong khu tưới của công trình thuộc địa bàn huyện Ayunpa (cũ) từ sau ngày chặn dòng năm 1994, năm 1996 UBND tỉnh giao mặt nước hồ cho Trạm nghiên cứu thực nghiệm và dịch vụ nuôi trồng thuỷ sản Sở Nông nghiệp và PTNT Gia lai quản lý, ký hợp đồng cho xí nghiệp nuôi trồng thuỷ sản Miền Trung thuê mặt nước hồ nuôi trồng thuỷ sản với giá 50.000.000đ /năm. Từ năm 2001 Công ty Khai thác công trình thuỷ lợi Gia Lai tổ chức khai thác đa mục tiêu tiềm năng sẵn có từ công trình đem lại hiệu quả kinh tế cao (Du lịch, thuỷ điện, thuỷ sản, cấp nuớc Công, Nông nghiệp, sinh hoạt,…)
4/Một số hạn chế: +Do Luận chứng kinh tế kỹ thuật xây dụng công trình không thiết kế hệ thống tiêu riêng mà thiết kế tiêu theo kiểu tự tiêu tràn từ ruộng này qua ruộng khác và đổ ra sông Ayun nên việc tiêu nước mặt của cả hệ thống công trình vẫn còn nhiều hạn chế. +Một số diện tích tưới tự chảy nằm trong khu tưới ghi trong luận chứng kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình, qua nhiều năm Chính quyền địa phương chuyển sang xây dựng cơ sở hạ tầng làm giảm diện tích tưới.
5/ Hiệu quả của công trình. Chỉ sau hơn 15 năm quản lý khai thác, công trình thủy lợi Ayun Hạ đã mang lại hiệu quả kinh tế-xã hội rõ rệt cho đồng bào các dân tộc và cư dân kinh tế mới thuộc 2 huyện Phú Thiện, Ia Pa và thị xã Ayunpa nói riêng và của tỉnh Gia Lai nói chung: Công trình đã vận hành ổn định và nâng cao đời sống kinh tế, đời sống văn hóa, tinh thần cho cư dân, tạo thành một vùng nông thôn trù phú, giàu đẹp và đã trở thành vựa lúa lớn nhất Tây Nguyên.
6. Hiệu quả cụ thể tính đến năm 2009 Hồ chứa Ayunhạ ngoài việc cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp cho nhân dân trên địa bàn ba huyện, thị (Phú thiện, Ia pa, và thị xã Ayunpa) xấp xỉ 13.500ha lúa nước 2 vụ, công trình còn Cấp nước phát điện công suất 3.000 kw/h đạt sản lượng 21 triệu kw/năm, tương ứng doanh thu cho ngành điện:12 tỷ đồng/năm mang lại doanh thu tiền nước cho công ty hàng năm 1.044 triệu đồng. Cấp nước công nghiệp mía đường: Trên 400.000 m3/năm, Thuỷ lợi phí thu được: 225 triệu đồng/năm. Cấp nước nuôi trồng thuỷ sản trên diện tích 3.700 ha mặt nước, sản lượng đạt trên 250 tấn cá/năm chưa kể 1 trại cá giống của xí nghiệp nuôi trồng thuỷ sản Miền Trung nằm ở thượng lưu hồ (30ha), 1 trại cá giống của công ty (4,6ha), 3 trại cá giống tư nhân và trên 1.500 ao cá của nhân dân trong khu tưới của công trình, bảo vệ an toàn tuyệt đối lòng hồ và vùng bán ngập ven hồ, tiền nước thu được từ hợp đồng cho thuê hồ 73 triệu đồng/năm ngoài ra còn tiết kiệm chi phí bảo vệ hồ chứa trên 400 triệu đồng mỗi năm. Cấp nước sinh hoạt cho Nhà máy nước thị xã Ayunpa:10 triệu đồng/tháng mang lại doanh thu tiền nước cho công ty 100 triệu đồng/năm. Liên kết khai thác trục vớt các cây gỗ chết trong lòng hồ Ayunhạ: sản lượng theo hợp đồng liên kết đã ký 300m3/năm đem lại doanh thu 10% giá trị hợp đồng cho công ty. Dịch vụ du thuyền trên hồ (đưa khách tham quan dã ngoại thắng cảnh lòng hồ bằng tàu du lịch, dạo chơi dưới nước bằng đạp thiên nga và tổ chức kéo dù rớt nước bằng thuyền cao tốc): Doanh thu ước tính đạt hàng trăm triệu đồng/năm, mỗi năm có tới 30 ngàn lượt khách trong và ngoài nước ra vào khu đầu mối công trình tham quan các hạng mục và cảnh quan thiên nhiên, nhân tạo trong hồ và ven hồ, hàng ngàn lượt khách đi du thuyền thăm quan thắng cảnh lòng hồ và thưởng thức sinh thái rừng tự nhiên quanh hồ. Khai thác du lịch sinh thái: Hiện nay công ty đang cùng với Sở Thương Mại và Du lịch, công ty Dịch vụ du lịch Gia lai và các doanh nghiệp Du lịch của thành phố Hồ Chí Minh khảo sát, lập dự án đầu tư xây dựng hồ Ayunhạ thành điểm du lịch sinh thái, vui chơi, giải trí với giá trị đầu tư trên 60 tỷ đồng (Gồm 6km đường giao thông từ quốc lộ 25 gần chân đèo Chư sê băng rừng, núi đi thẳng vào lòng hồ, 01 làng du lịch gồm nhà nghỉ, trò chơi, nhà hàng, khách sạn qui hoạch khoảng 10 ha ven mép nước, 30 ha rừng tự nhiên có cải tạo lại phục vụ du khách đi voi thưởng thức thắng cảnh, non nước Tây nguyên, 01 bến cảng lớn phục vụ du thuyền, nhà hàng nổi di động. Trên mặt nước 3.700ha tổ chức các trò chơi cảm giác mạnh như du thuyền, đua thuyền, lướt ván, câu cá chạy…..Trong tương lai không xa Ayunhạ sẽ trở thành điểm du lịch nổi tiếng trong tuor du lịch Hồ Chí Minh – Tây nguyên – Huế – Hà nội – Hồ chí Minh. Khai thác thuỷ năng Kênh chính Ayunhạ: Cuối năm 2009 và năm 2010 công ty Khai thác công trình thuỷ lợi Gia lai (đơn vị quản lý hồ) sẽ tổ chức thi công nhà máy thuỷ điện Kênh Bắc Ayunhạ (dùng nước từ hồ Ayunhạ) với tổng công suất lắp máy 900kwh, doanh thu tiền điện ước đạt 4 tỷ đồng/năm, doanh thu thuỷ tiền nước xấp xỉ 400 triệu đồng/năm. Tóm lại trong các năm đơn vị quản lý hồ thực hiện giải pháp “Tổ chức khai thác các tiềm năng đa mục tiêu từ hồ chứa thuỷ lợi Ayunhạ đạt hiệu quả kinh tế cao” tiền nước, tiền chi phí bảo vệ tiết kiệm được và doanh thu kinh doanh dịch vụ công ty tự tổ chức ở công trình Ayunhạ bình quân mỗi năm thu được trên 1 tỷ đồng đủ trang trải cho hoạt động cho xí nghiệp Đầu Mối- Kênh chính, đảm bảo kinh phí tu sửa, bảo vệ công trình đầu mối và lòng hồ không cần dùng đến cũng như trông chờ vào nguồn thuỷ lợi phí của công ty thu từ các Trạm QLKT hệ thống hoặc từ nguồn ngân sách Nhà nước.. 
Bia tưởng niệm những người đã ngã xuống nằm lại tại đây 

 Thông số kỹ thuật công trình Ayun Hạ

 

Rừng khộp và vỉa đá granits ven mép nước trên đường đi du thuyền vào lòng hồ Image(136).jpg

Thuyền chở khách du lịch dã ngoại

Rừng phía bên trái

 Cống lấy nước

Nhà tháp cống lấy nước

Mái thượng lưu

Tàu thuyền đánh bắt thuỷ sản của Xí nghiệp NTTS MT  và ngư dân

Tàu bảo vệ và ngư dân

Ngư dân sinh sống trên mặt hồ

MỘT SỐ HÌNH ẢNH KHÁC VỀ HỒ AYUNHẠ

 

 

 

 

 

Một đoạn Kênh chính Ayun Hạ phía hạ du

 

 

 

 

Đập đát nhìn từ phía lòng hồ

 

Mặt hồ

 

Cá nướng của ngư dân ở mép rừng ven hồ

 

 

 

 

 

 

Mặt hồ mùa mưa và mùa khô

 

 

 

 

 

Mặt đập 6m

 

Mái hạ lưu đập

Đường xuống bến thuyền

Thuyền du lịch trong lòng hồ

 

Du khách đi du lịch dã ngoại bằng thuyền

 

Ngư phủ

 

 

 

 

 

 

 

Một số hình ảnh sinh hoạt khác của người dân

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thác Phú Cường chảy về hồ Auynhạ.
 Kênh chính Ayunhạ
Hình ảnh Thủy điện Ayun hạ

Cánh đồng Ayun Hạ 13.500ha

HỒ THUỶ LỢI BIỂN HỒ-TP PLEIKU-GIA LAI

HỒ THUỶ LỢI BIỂN HỒ

Hồ thuỷ lợi (Hồ B) nối thông với Hồ Tơ Nưng (Hồ A) bởi kênh thông hồ, dân Pleiku thường gọi là Biển Hồ chè xây dựng từ năm 1978, hoàn thành đưa vào sử dụng năm 1983, hồ hình thành bởi đập chặn suối Ia Nhinh. Cấp nước cho Đập dâng Ia Sao tưới tự chảy cho 2.000ha cà phê, 60ha chè, 300ha lúa, màu và bổ sung nước cho Hồ Tơ Nưng (Hồ A hay Biển hồ nước) vào mùa mưa  

 *Hồ chứa thuỷ lợi Biển hồ(Thuộc địa phận xã Biển hồ, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai) là công trình cấp 4, được khởi công xây dựng từ năm 1978, (chặn dòng suối IaRơ Nhing là nhánh tả ngạn của sông Ia Krông PôKô thuộc lưu vực thượng sông Sê San chảy về sông MêKông), nằm cạnh hồ thiên nhiên Biển Hồ (hồ trên miệng núi lửa), cách thành phố Pleiku 10km về phía Bắc, hoàn thành xây dựng đưa vào sử dụng năm 1983, có dung tích hữu ích 28,5 triệu m3 nước, dung tích ứng với mực nước gia cường (dung tích toàn bộ) 42 triệu m3, Dung tích chết: 13,5 triệu m3, diện tích lưu vực 38 km2 (Nếu tính cả hồ thiên nhiên Biển Hồ lưu vực là 40,5km2), diện tích mặt hồ (mực nước dâng bình thường): 250 ha;  Đập đất dài 210 m, cao 21m, đỉnh đập rộng 5,5m, cao trình đỉnh đập 748m, cao trình mực nước dâng bình thường 745m, cao trình mực nước dâng gia cường 746m, cao trình mực nước chết 738m, kênh thông hồ lộ thiên, cao trình đáy kênh 735m, chiều rộng đáy kênh 5m, dài 50m; Tràn xả lũ nằm ở phía Hồ thiên tạo xả lũ xuống suối Ia Nhinh, cao trình đỉnh ngưỡng tràn 745m, hình thức xả lũ tự do, cột nước tràn max 1,47m, chiều rộng tràn 18m, lưu lượng xả lũ theo thiết kế 51m3/s; Cống lấy nước đặt trong thân đập gồm một lỗ, kích thức BxH=(1,2mx1,4m) bê tông cốt thép dài 70m, cao trình đáy cống 735,5m, lưu lượng nước qua cống bình quân 3m3/s (xả lũ 10m3/s), năng lực tưới theo thiết kế (2 Giai đoạn I &II): 4.500ha, hiện mới thi công giai đoạn I năng lực tưới là 2.300ha, Nước từ cống được đưa xuống 9km suối Ia Nhinh chảy về Đập dâng Ia Sao (dài 20m, cao 5m, cao trình đỉnh đập 700m, cống lấy nước lộ thiên rộng 2m, lưu lượng nước qua cống 2,8m3/s Hệ thống kênh: Kênh chính dài 12,788km, năng lực tải nước 2,8m3/s và hệ thống kênh cấp 1, cấp 2 tuới phủ toàn bộ diện tích tự chảy trong khu tưới Ia Sao với năng lực tưới theo thiết kế 2.300ha  Cao  trình khu tưới tự chảy bình quân 600m.

Ho TL Bien Ho 8.2009.JPG

Vị trí công trình: Lòng hồ và đầu mối công trình thuộc địa giới hành chính xã thuộc Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh, xã Biển Hồ thành phố Pleiku, phường Yên Thế, thành phố Pleiku. Lòng hồ Biển Hồ chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu Tây Trường sơn. Đập dâng Ia sao, hệ thống kênh và khu tưới Ia sao thuộc địa giới hành chính các xã huyện Ia Gia, tỉnh Gia Lai.

Hồ thuỷ lợi Biển Hồ hiện nay thuộc quản lý của công ty khai thác công trình thuỷ lợi Gia Lai

ĐẬP HỒ CHỨA THUỶ LỢI BIỂN HỒ
Mai thuong luu dap Bien Ho 745.JPG
Dap Bien Ho thuy loi-745.JPG
Dap Bien ho-8-2009.JPG

NHÀ THÁP CỐNG LẤY NƯỚC HỒ THUỶ LỢI BIỂN HỒ

NHA THAP CONG LAY NUOC BIEN HO.JPG

NHÀ THÁP CỐNG THUỶ ĐIỆN HỒ CHỨA THUỶ LỢI BIỂN HỒ

Nha thap cong thuy dien Bien Ho.JPG
Dap Bien ho-8-2009.JPG
Cong thuy dien va cong lay nuoc dap Bien Ho.JPG
Dap Bien ho 2009 moi.JPG

Mặt đập rộng 5,5m

Dap Bien ho 2009 moi.JPG

Mái thượng lưu đập chụp lúc mực nước thấp nhất

Dạp Biển Hồ.JPG
Dap 2009.JPG

Mái hạ lưu đập chụp khi mới trồng cỏ sau khi nâng cấp đập năm 2008

DSC04314.JPG
 
DSC04318.JPG

CỐNG THUỶ ĐIỆN BIỂN HỒ

Cong thuy dien Bien Ho 27.8.2009.JPG

Công nhân đang dọn cỏ mái hạ lưu đập

Cong nhan cát co mai dap BH.JPG

Núi Chư Jôr (thuộc lưu vực của Hồ Thuỷ lợi Biển Hồ) Thượng nguồn của suối Ia Nhinh

Ho nhan tao 1.JPG

Suối Ia Nhinh Phía thượng nguồn núi Chư Jôr

Ho nhan tao 2.JPG
Ho nhan tao 3.JPG

2/ Nhiệm vụ của công trình:

+Cấp nước tưới đợt I (tự chảy) cho 2.300ha, đợt II (2.200ha bơm), cả hai giai đoạn 4.500ha 

+Bổ sung nước cho Hồ thiên tạo (Hồ Tơ Nưng) cấp nước sinh hoạt cho thành phố phố Pleku

3/Một số hạn chế:

+Do Luận chứng kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình không thiết kế Tràn xả lũ bên phía hồ thuỷ lợi mà thiết kế tràn bên phía hồ Thiên tạo Biển Hồ xả nước xuống suối Ia Nhinh nên hàng năm hay gây lụt cho đồng bào sản xuất ven suối Ia Nhinh  

+Thiết kế cống lấy nước chảy xuống 9km suối Ia Nhinh sau đó mới chặn lại bằng Đập dâng Ia Sao rồi điều tiết vào trên 12km kênh chính và kênh cấp 1, 2 bằng đất nên gây tổn thất nước lớn trong suốt quá trình tưới phục vụ sản xuất.

+Trải qua trên 26 năm từ 1983 đến 2009 đồng bào dân tộc địa phương sống ven suối Ia Nhinh xâm lấn hai bên bờ suối để canh tác dẫn đến diện tích mặt suối cũng như mặt cắt của suối bị biến dạng và thu hẹp nên năng lực tải nước ngày càng bị hạn chế.

+Việc tuyên tuyền, phổ biến Luật tài nguyên nước, Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, Pháp lệnh phòng chống lụt bão, Nghị đinh 140 về xử lý vi phạm hành lang chỉ giới công trình chưa thật sâu rộng cho đồng bào dân tộc địa phương trong vùng hưởng lợi từ nguồn nước của công trình.

+Tuy thiết kế xây dựng công trình 2 giai đoạn nhưng Nhà nước chỉ xây dựng giai đoạn I  đưa vào sử dụng năm 1983 và dừng lại cho đến ngày nay

4/ Hiệu quả của công trình.

-Từ 1983 đến trước khi có dự án nâng cấp 2007

+Phục vụ tưới cà phê, chè bình quân 1.569,21ha (Ia Sao)+159,21ha (Biển hồ) = 1.728,42ha

+Cấp nước bổ sung cho hồ thiên tạo cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố Pleiku 6,96 triệu m3/năm xấp xỉ 19.000m3/ngày đêm

5/Các thông số kỹ thuật cơ bản của hồ chứa thuỷ lợi Biển hồ

5.1/Hồ chứa

+ Cao trình MNDBT                            : + 745,00m

+ Cao trình MNDGC thiết kế P=1%    : + 746,47m

+ Cao trình MNDGC kiểm tra P=0,2%: + 746,71m

+ Cao trình MNC                                  : + 738,00m

+ Dung tích toàn bộ                              : 42,00 x 106m3

+ Dung tích hữu ích                              : 28,50 x 106m3

+ Dung tích chết                                   : 13,50 x 106m3

+ Hệ số sử dụng dòng chảy an pha = 0,84

+ Hệ số dung tích bê ta = 0,69

+ Chế độ làm việc của hồ chứa: điều tiết nhiều năm.

5.2/Đập đất:

+ Cao trình đỉnh đập                      : +748,30m

+ Cao trình đỉnh tường chắn sóng : +749,00m

+ Chiều rộng đỉnh đập                   :       5,50m

+ Chiều dài đỉnh đập                     : L=280,00m

+ Chiều cao đập max                     : Hmax= 24,00m

+ Độ dốc mái thượng hạ lưu đập  : mt =4,0; mh = 3,35 và 3,5

+ Hình thức kết cấu đập: Đập đất đồng chất + gia tải hạ lưu.

5.3/Tràn xả lũ: Nằm ở Hồ Tơ Nưng (Biển Hồ) do hai nối thông nhau bởi kênh thông hồ

– Cao trình ngưỡng tràn             : +745,00m

– Cao trình đỉnh đập không tràn: + 748,30m

– Cột nước tràn max                  :        1,47m

– Chiều rộng tràn                       :     18,00m

– Lưu lượng thiết kế tràn P=1%:      51,00m3/s

– Lưu lượng max ứng với P = 0,2%  64m3/s

5.4/Cống lấy nước:

– Cao trình ngưỡng cống : +736,14m

– Lưu lượng thiết kế cống: 3,00m3/s

– Khẩu diện cống             : (1,00×1,25)m2

– Chiều dài cống              : 70,00m

– Cao trình đầu dốc nước : +735,50m

– Cao trình cuối dốc nước: +730,49

– Chiều dài dốc nước       :50,10m

– Độc dốc dốc nước         : 10%

– Chế độ chảy trong cống: không áp

5.5/Đường quản lý cụm đầu mối: Từ quốc lộ 14 đến cầu treo-(Đường Lê Văn Sỹ)

– Chiều rộng mặt đường:        5,50m

– Chiều rộng nền đường:        7,50m

– Chiều dài đường         : 1.927,00m

– Kết cấu đường: nền đường đá dăm (4×6) dày 15cm, mặt đường đá dăm dày 10cm láng nhựa tiêu chuẩn 6kg/m2.

5.6/Đập dâng Ia Sao:

– Cao trình đỉnh ngưỡng tràn     : +705,97m

– Cao trình đỉnh đập không tràn : +708,7m

– Chiều rộng ngưỡng tràn          : 19,9m

– Cột nước tràn                           : 2,27m

– Cao trình ngưỡng cửa xả sâu   : +704,47m

– Khẩu diện cửa xả sâu               : 2 x (1,5×1,5)m

– Lưu lượng thiết kế tràn            : P =2%: 161m3/s

– Cao trình đáy sân tiêu năng     : +704,10m

5.7/Kênh chính Ia Sao: Từ K0 đến  K12+788,5 (chiều dài kênh 12,7885km)

-Từ K0 – K7+586 Bê tông tấm lát (thay thế bê tông cốt thép đổ tại chỗ dày 7cm)

-Từ K0 đến K12+788,5 Giữ nguyên hiện trạng

-Hệ số mái: 1,5

-Lưu lượng thiết kế kênh từ 1,8-1,1m3/s

Cong lay nuoc BH chay vao 9km suoi Ia Nhing.JPG

Cống lấy nước Biển hồ xả xuống 9 km suối Ia Nhinh

Than dap Ia Sao.JPG

Nước được chặn lại bằng đập dâng Ia Sao

NQL Dap Ia Sao.JPG

Nhà quản lý Đập dâng Ia Sao

Kenh chinh Ia Sao-Bac nuoc-cau qua kenh Ia Sao.JPG

12km Kênh chính Ia Sao

Kenh chinh Ia Sao.JPG
Kenh N14 tiep nuoc cho Ia rung.JPG

Kênh cấp I -N14 thuộc khu tưới Ia Sao

Cuối kênh N14 Cấp nước cho đường ống.JPG

Kênh N14 điều tiết nước vào đường ống thép D = 400 (2,3km) cấp nước cho khu tưới thuộc hồ chứa Ia H’rung

Van dong mo duong ong tai nuoc.JPG

Công nhân vận hành đường ống

Van dong mo duong ong d400.JPG

Nước vào đường ống

Nước vào đường ống đi Ia H'rung.JPG
CUA VAO DUONG ONG.JPG

Đoạn đường ống vượt suối

vuot suoi.JPG
Cuối Kênh N14 tiếp nước cho đường ống D=400.JPG
Bể cuối đường ống chay vào kên chính Ia H'rung.JPG

Kênh chính công trình Ia H’rung nhận nước từ đường ống

Kenh Ia hrung duoc tiep nuoc.JPG

VĂN PHÒNG XÍ NGHIỆP KHAI THÁC THUỶ LỢI PLEIKU-MANG YANG

Nha quan ly xi nghiep Bien Ho.JPG

SÂN VĂN PHÒNG XÍ NGHIỆP

San va be ca nha quan ly xi nghiep.JPG

CƯỚI CÔNG NHÂN XÍ NGHIỆP

Quang va Kieu.JPG

HẠ LƯU ĐẬP THUỶ LỢI BIỂN HỒ

Thuong luu dap Bien Ho-8.2009.JPG

HỒ THUỶ LỢI-MỰC NƯỚC CAO NHẤT TRONG NĂM (CAO TRÌNH 745,38M)

Thuong luu dap ho thuy loi 745.JPG

TRÀN XẢ LŨ HỒ THUỶ LỢI BIỂN HỒ

Tràn xả lũ ho Biển Hồ-745,5.JPG
Tran xa lu ho thuy loi BH.JPG

Hình ảnh Tràn xả lũ mùa lũ năm 2009-Bão số 9

Ho Bien ho tu nhien nhin tu phia tran xa lu.JPG

Cầu Qua Tràn

Cau qua tran xa lu Bien Ho.JPG
tran xa lu.JPG
Tran xa lu sau bao so 9 2009.JPG
Tran xa lu Bien ho o muc nuoc cao nhat 2009.JPG
Tran xa lu Bien Ho nhin chinh dien.JPG

TƯỜNG CHẮN SÓNG ĐẬP THUỶ LỢI BIỂN HỒ

Tuong cha song dap Bien ho-745.JPG

Mặt hồ thuỷ lợi (250ha) ứng với mực nước dâng bình thường cao trình 745m

Ho TL Bien Ho 8.2009.JPG

Cầu treo bắc qua kênh thông hồ (Hồ Tơ Nưng và hồ thủy lợi nối thông nhau)

Cau treo tai thoi diem muc nuoc ho cao nhat 745.JPG

Mặt cầu treo mới được sửa chữa, nâng cấp năm 2008

Cau treo nhin tu phia doi dien-745.JPG

Cầu treo nhìn từ phía đối diện

Cau treo Bien Ho o muc nuoc cao nhat 745.JPG
Cau treo BH-745.JPG

Khách du lịch đạp thiên nga trên mặt hồ thuỷ lợi

20.JPG

Cắt cỏ mái đập hạ lưu hồ thuỷ lợi Biển Hồ vào mùa mưa

Cat co mai ha luu dap Bien Ho.JPG

Khu rừng đặc dụng được quy hoạch làm khu du lịch sinh thái (nhìn từ xa)

3,9ha rung dac dung Bien Ho nhin tu dap dat.JPG
Ngoc Anh cat co dap.JPG

Mặt nước hồ tự nhiên (Tơ Nưng) nhìn từ cầu treo bắc ngang kênh thông hồ

Bien ho Tơ nưng nhin từ phía cầu treo Hồ Thuỷ Lợi Biển Hồ.JPG

Mặt hồ thuỷ lợi nhìn từ phía cầu treo

Bien Ho thuy loi.JPG

Nhìn hồ thuỷ lợi xa xa là núi Chư Jôr

Bien ho thuy loi-745.JPG
Bien ho thuy loi-745.JPG

HỒ PLEIPAI-HUYỆN CHƯ PRÔNG

26.JPG
Cống lấy nước Hồ chứa PleiPai

29.JPG

Công trình Hồ chứa PleiPai thuộc hợp phần PleiPai-Ia Lốp được khởi công xây dựng năm 2009 đưa vào sử dụng năm 2011, vị trí công trình cách Quốc lộ 14 khoảng 45 km về phía Tây, cách thị trấn Chư Prông, huyện lỵ Chư Prông khoảng 40km về phía Tây Nam. Từ thành phố Pleiku đi theo QL14 về hướng Đăklăk khoảng 20km rẽ phải theo tỉnh lộ 675 khoảng 30km, sau đó rẽ trái vào xã Ia Lâu 12km đến khu đầu mối công trình PleiPai.


Hình ảnh trong lễ chặn dòng

Ngày 25-12, tại xã Ia Lâu, huyện biên giới Chư Prông (tỉnh Gia Lai), Ban quản lý Đầu tư và Xây dựng thủy lợi 8 (thuộc Bộ NN-PTNT) đã tổ chức chặn dòng hồ chứa nước của công trình thủy lợi Plei Pai. Hồ Plei Pai có năng lực phục vụ tưới cho gần 877 ha lúa 2 vụ, cây công nghiệp và hoa màu; góp phần cải thiện môi trường sinh thái, kết hợp du lịch, nuôi trồng thủy sản và cải tạo cảnh quan cho khu vực biên giới. Công trình thủy lợi Plei Pai có tổng vốn đầu tư khoảng 200 tỷ đồng (từ nguồn vốn trái phiếu chính phủ), do Ban Quản lý đầu tư và xây dựng thủy lợi 8 làm chủ đầu tư, dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2010. 

Toạ độ địa lý của toàn bộ hợp phần PleiPai-Ia Lốp kể cả lòng hồ và khu tưới:

x= 13025’20’’-13031’40’’ Vĩ độ Bắc

y = 107049’20’’ – 107056’20’’ Kinh độ Đông.

Toạ độ tuyến đập PleiPai tại vị trí giao với lòng suối:

x = 13029’00’’ Vĩ độ Bắc

y = 107053’00’’  Kinh độ Đông.

Giới hạn hành chính của công trình:

+Phía Bắc giáp xã Ia Piar

+Phía Đông giáp huyện Chư Sê

+Phía Nam giáp huyện Easuop tỉnh Đăc Lắc

+Phía Tây giáp khu tưới Ia Lâu

Toàn bộ địa giới hành chính của công trình nằm trọn trong địa giới hành chính xã Ia Lâu huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai.

https://i0.wp.com/blog.yimg.com/1/nPEHGal7s589HzXr32P54NdwZ6O1k2y0Ym.OgYqWgV3gzGrCf7NpDA--/17/o/V5U6INmmQDhD_rEmo4cRNA.jpg

8.JPG
Nhà quản lý hồ chứa PleiPai (chụp ngày 16/11/2011)

31.JPG

Mái thượng lưu đập đất

38.JPG
92.JPG

Mặt đập đất khu vực gần tràn xả lũ chưa thảm nhựa bê tông, chưa xây tường chắn sóng

50.JPG
93.JPG

Mặt hồ ở trên cao trình mực nước dâng bình thường 0.05m

35.JPG

Chất lượng nước và khí hậu nơi đây rất thích hợp cho NTTS

30.JPG
95.JPG
82.JPG
Hạ lưu Tràn xả lũ Hồ PleiPai-Tràn 2 cửa chảy tự do

81.JPG
85.JPG

Rãnh thoát nước mặt hạ lưu đập đất

33.JPG

Thượng lưu tràn xả lũ

76.JPG
24.JPG

Cống lấy nước hạ lưu đập đất, kênh chính và hệ thống thoát nước mái hạ lưu

27.JPG
25.JPG

Diện tích tưới:

+Kênh Hồ Plei Pai : 877ha nằm kẹp giữa suối Ia Lo và suối Ia Lốp

+Kênh đập dâng Ia Lốp: 970ha nằm kẹp giữa suối Ia Lốp và suối Easchruoch.

Diện tích lưu vực: Hồ PleiPai có diện tích lưu vực 128km2, độ dài sông chính 26,3km, độ dốc bình quân lòng sông 6%, độ dốc bình quân lưu vực 47,7%, độ rộng bình quân lưu vực 4,9km, mật độ lưới sông 0,21km/km2

Khí hậu-Khí tượng: Vùng đầu mối công trình và lòng hồ chịu ảnh hưởng của khí hậu Gia Lai và Đăc Lắc nói chung, mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang hình thái cao nguyên, chịu ảnh hưởng mạnh nhất và chủ yếu là hậu Tây Trường Sơn, với đặc điểm: Nhiệt độ trung bình không cao, mùa hè mưa nhiều, ít nóng bức do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam, mùa Đông mưa ít, nhìn chung thời tiết trong năm chia thành 2 mùa rõ rệt:

+Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, trong thời kỳ này gió Tây Nam thịnh hành, các tháng có lượng mưa lớn nhất là 7, 8, 9, lượng mưa mùa mưa chiếm tới 80-90% tổng lượng mưa cả năm.

+Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau: Thời kỳ này gió Đông Bắc thổi mạnh, độ ẩm giảm, bốc hơi lớn, khô hạn nghiêm trọng thường xảy ra, tháng 1 và tháng 2 hầu như không mưa

Đặc trung khí tượng:

-Nhiệt độ không khí: Nhiệt độ bình quân hàng năm tương đối ổn định trong khoảng từ 19-240C, tính bình quân nhiều năm trị sộ nhiệt độ bình quân đạt 21,70C

-Độ ẩm không khí: Bình quân cả năm 82,4%, Độ ẩm cao nhất 87,7%, thấp nhất: 78,3%

-Số giờ nắng bình quân năm: 2.504 giờ, Cao nhất 2.818 giờ, thấp nhất 2.088 giờ.

-Gió: Trong năm có hai mùa gió

+Gió mùa Hạ hoạt động từ tháng 5 đến tháng 10, hướng gió thịnh hành là Tây và Tây Nam, tốc độ gió bình quân mùa là 1,6m/s

+Gió mùa Đông hoạt động các tháng còn lại trong năm, hướng gió thịnh hành là từ Bắc đến Đông Nam, tốc độ gió bình quân mùa là 3,3m/s

-Bốc hơi bình quân năm trên lưu vực: 1.017,2mm

-Lượng mưa bình quân năm: 2.000mm

Đặc điểm thuỷ văn:

Nguồn duy nhất sinh ra dòng chảy trong lưu vực của công trình là lượng mưa hàng năm. Phụ thuộc diễn biến của mùa mưa và các yếu tố khí hậu khác, phân bố dòng chảy cũng phân hoá mạnh mẽ theo thời gian trong năm, có sự tương phản sâu sắc và hình thành nên hai mùa lũ-kiệt đối lập nhau. Mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 11, lượng nước dồi dào, chiếm khoảng-80% tổng lượng dòng chảy cả năm, mùa này thường xuất hiện lũ gây ngập, lụt. Mùa kiệt: Từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau, dòng chảy chỉ là dòng cơ bản do điều tiết từ lưu vực sau mùa mưa, các tháng 3, 4 thường dòng chảy rất nhỏ, chỉ chiếm khỏng 3,5% tổng lượng dòng chảy cả năm, gây gió khăn cho việc cung cấp nước cho cây trồng và nước dùng cho sinh hoạt.

Tài nguyên nước mặt: Suối Ia Glae và sông Ia Lốp chảy theo hướng Đông Bắc-Tây Nam, với chiều dài khoảng 50km, lưu lượng chảy lớn và có nước quanh năm đủ để phục vụ đời sống và sản xuất của nhân dân các xã Ia Tơr, Ia Vê và vùng kinh tế mới Ia Lâu, một trong hai vùng trọng điểm về Nông nghiệp của huyện Chư Prông. Ngoài ra suối Ia Puch cũng đóng góp một phân không nhỏ để tạo nên sự phong phú về tài nguyên nước mặt khu vực.

Tài nguyên nước ngầm: Qua khảo sát cho kết quả mực nước ngầm vùng dự án biến động tương đối lớn, những vị trí như chân đồi hoặc ven sông, suối mực nước nầm ở độ sâu từ 5-10m, kết quả phân tích, đánh giá nước ngầm tầng nông do viện khoa học thuỷ lợi thực hiện cho thấy hầu hết các chỉ tiêu nước ngầm đạt tiêu chuẩn nước sinh hoạt, do chỉ có chỉ tiêu vi sinh là không đạt yêu cầu. Cần phải xử lý vi sinh trong ăn uống và sinh hoạt.

Tài nguyên đất, mặt nước vùng dự án:

Tổng diện tích đất tự nhiên xã Ia Lâu 12.059,21ha. Trong đó diện tích đất Lâm nghiệp là 10.073,29ha chiếm 83,5% diện tích đất tự nhiên. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp chỉ có 1.064,1ha, chiếm 8,8% diện tích đất tự nhiên của xã. Diện tích đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản thấp (nếu chưa tính hồ PleiPai) chỉ có 1,77ha. Diện tích đất chưa sử dụng gồm có 638,02ha và 105,9ha đất mặt nước chưa được sử dụng. Tổng diện tích đất vùng dự án là 2.689,36ha (bao gồm vùng lòng hồ và các khu tưới) chiếm 22,3% diện tích đất tự nhiên của xã.

THÔNG SỐ KỸ THUẬT HỢP PHẦN HỒ CHỨA PLEIPAI-ĐẬP DÂNG IA LỐP

TT THÔNG SỐ KÝ HIỆU ĐƠN VỊ TRỊ SỐ GHI CHÚ
I HỒ CHỨA PLEIPAI
A Hồ chứa
1 Diện tích lưu vực Flv Km2 128,0
2 Mực nước dâng bình thường MNDBT m 206,2
3 Mực nước gia cường thiết kế MNGC m 209,05
4 Mực nước gia cường kiểm tra MNGCKT m 209,59
5 Mực nước chết MNC m 203,3
6 Dung tích toàn bộ VToàn bộ 106m3 13,28
7 Dung tích hữu ích Vhi 106m3 9,58
8 Dung tích chết VC 106m3 3,7
9 Chế độ điều tiết Năm
10 Hệ số điều tiết a 0,25
11 Hệ số dung tích 0,10
12 Diện tích ứng với MNDBT FMNDBT ha 477,5
Các hạng mục chính
1 Đập đất
Cao trình đỉnh đập CTĐĐ m 211,0
Cao trình đỉnh tường chắn sóng CTĐTCS m 211,6
Chiều dài đỉnh đập Lđđ m 1.672
Chiều rộng đỉnh đập BĐĐ m 5,0
Chiều cao đập lớn nhất m 16,5
Kết cấu đập Hỗn hợp 2 khối
Hình thức tiêu nước Ống khối, đống đá hạ lưu
2 Tràn xả lũ
Cao trình ngưỡng tràn CTng m 206,2
Chiều rộng ngưỡng tràn BT m 20
Cột nước tràn thiết kế HTmax m 2,85
Lưu lượng xả thiết kế QXMax m3/s 153,69
Chiều dài dốc nước Ld m 70,0
Chiều rộng dốc nước Bd m 20,6
Độ dốc dốc nước i % 0,05
Mực nước hạ lưu Max CTm m +197,07
Hình thức tràn Tràn tự do, tiêu năng đáy
3 Cống lấy nước
Cao trình ngưỡng cống CTNGC m 201,1
Khẩu diện cống Fi mm 1200
Chiều dài thân cống LC m 48,3 Đoạn 1+Đoạn 2
Độ dốc đáy cống i % 1 Đoạn 2
Lưu lượng thiết kế QTK m3/s 2,2
Hình thức cống Cống áp, van côn
II ĐẬP DÂNG IA LỐP
A Đập dâng Ia Lốp
Diện tích lưu vực Km2 334,0
Mực nước dâng BT MNDBT 204,5
Mực nước dâng GC TK MNDGCTK 208,62
Mực nước dâng GC KT MNDGCKT 209,3
Mực nước hạ lưu Max TK CTm +204,75
Các hạng mục chính
1 Đập đất
Cao trình đỉnh đập CTĐĐ m 209,50
Chiều dài đỉnh đập Lđđ m 1843,3
Chiều rộng đỉnh đập BĐĐ m 5,0
Chiều cao đập lớn nhất HMax m 7,5
Kết cấu đập Một khối
Hình thức tiêu nước Áp mái
Mái thượng lưu mTL 2,5
Mái hạ lưu mHL 2,0
2 Đập tràn
Cao trình ngưỡng tràn CTNg m 204,5
Chiều rộng ngưỡng tràn BT m 60,0
Cột nước tràn thiết kế HTmax m 4,12
Lưu lượng xả thiết kế QXMax m3/s 958,0
Hình thức tràn Tràn tự do tiêu năng đáy
3 Cống lấy nước, xả cát
Ngưỡng cống lấy nước CTNGCLN m 203,0
Ngưỡng cống xả cát CTNGCXC m 201,0
Khẩu diện cống B X H m 1,5×1,5
Chiều dài thân cống LC m 9,5
Độ dốc đáy cống i % 0
Lưu lượng thiết kế Qtk m3/s 1,4
Hình thức cống Cống hộp
CT mực nước sau cống CTMNSC m 204,3

MỘT SỐ HÌNH ẢNH CHỤP NGÀY 16/11/2011

21.JPG

Lòng hồ cây cối chưa được dọn sạch sẽ gây khó khăn cho khai thác thuỷ sản sau này

18.JPG
84.JPG
16.JPG

86.JPG

20.JPG

Thăm công trình đang xây dựng-ĐẬP DÂNG IA LỐP THUỘC HỢP PHẦN PLEIPAI-IA LỐP

65.JPG
60.JPG
61.JPG
64.JPG
52.JPG
53.JPG
55.JPG
62.JPG

59.JPG

63.JPG
51.JPG
56.JPG
66.JPG
57.JPG
58.JPG
19.JPG

Kênh tiêu nước

71.JPG

Đường thi công đi qua ngầm của hướng tiêu nước tràn xả lũ PleiPai

79.JPG
28.JPG

Khu hưởng lợi đang chờ khai hoang xây dựng đồng ruộng

85.JPG
43.JPG

Mặt nước hồ chứa PleiPai

42.JPG
33.JPG
41.JPG
39.JPG
94.JPG
40.JPG
32.JPG
97.JPG

Xe chạy trên mặt đập đất

87.JPG
88.JPG
89.JPG
36.JPG
44.JPG
82.JPG
30.JPG
95.JPG
50.JPG
29.JPG

Cống lấy nước

96.JPG
15.JPG

Mặt đập đất nhìn từ nhà quản lý hồ chứa

93.JPG
45.JPG

Mái thượng lưu đập đất nhìn từ cống lấy nước về phía nhà quản lý hồ chứa

92.JPG
37.JPG
38.JPG
91.JPG
9.JPG
11.JPG
12.JPG
10.JPG
77.JPG
83.JPG
49.JPG
26.JPG
14.JPG
47.JPG
48.JPG
78.JPG
80.JPG
22.JPG
70.JPG
13.JPG
17.JPG
69.JPG
67.JPG
73.JPG

72.JPG

Công trình thuỷ lợi Ia M’Lah huyện Krông Pa-Gia Lai

CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI HỒ CHỨA IAM’LAH-KRÔNG PA   

   H cha Ia Mlah-huyện Krông Pa là công trình thu li cp 3, được khi công xây dng t năm 2004, chn dòng (sông Ia Mlah) năm 2007, có dung tích toàn bộ 54,15 triệu m3, dung tích hu ích 48,64 triu m3 nước, din tích lưu vc 110 km2, din tích mt h (ng vi mc nước dâng bình thường): 404,3 ha (cao trình 215m), ng vi MNGC: 420ha (cao trình 215,9m), ng vi mc nước chết: 125ha (cao trình 196,8m). Đập đất dài 403m, cao 34,20m, đỉnh đập rng 6m, cao trình đỉnh đập 217m, cao trình đỉnh tường chắn sóng 218,1m. Cao trình đỉnh tường hào 216m. Din tích tưới theo thiết kế 5.150ha. V trí công trình và vùng hưởng li nm trong tođộ 13o08’00”-13o18’00” vĩđộ Bc, 108o35’00”-108o52’00” kinh độĐông, lòng hđầu mi công trình thuc địa gii hành chính xã Ia Mlah và xã Đất Bằng, huyn Krông Pa, tỉnh Gia Lai. Lòng h Ia Mlah chu nh hưởng trc tiếp ca khí hu Đông Trường sơn. Công trình h cha thu li này được Ban QLDA Thu li 8-B Nông nghip và PTNT giao cho công ty KTCT thu li Gia lai qun lý khai thác ti “Biên bn bàn giao qun lý s dng lòng h và vn hành thiết b đóng, mở ca tràn x lũ và cng ly nước” ký ngày 24/9/2008.

Hồ chứa Ia M’lah phải xả bớt nước ra đập tràn trong khi đồng ruộng lại chưa có kênh đưa nước tưới 	Ảnh: HK

Tràn xả lũ Ia M’lah khi chưa xây dựng hoàn thiện

Tràn xả lũ công trình hồ chứa nước Ia Mláh đã hoàn thành và đưa vào sử dụng. Ảnh: Đ.P

Kênh chính trong lần thông nước đầu tiên

Click on image to close window

Thông số kỹ thuật chính:

+Diện tích lưu vực 110 km2 

+Diện tích mặt hồ ứng với MNDBT (cao trình 215m): 404,3 ha

+Diện tích mặt hồ ứng với MNDGC (cao trình 215,9m): 420 ha

+Diện tích mặt hồ ứng với MN Kiểm tra (cao trình 216,6m): 450 ha

+Diện tích mặt hồ ứng với MN chết (cao trình 196,8m): 125 ha

+Dung tích toàn bộ: WTB = 54,15 triệu m3ứng với cao trình MNKT

+Dung tích hữu ích: WHI = 48,64 triệu m3ứng với cao trình MNDBT

+Dung tích chết: WC = 5,51 triệu m3ứng với cao trình MN chết

Đập đất

Thông số kỹ thuật Đơn vị Ký hiệu Trị số
-Cao trình đỉnh tường chắn sóng m Ñ 

218.10
-Cao trình đỉnh đập đất m Ñ 

217.00
-Chiều rộng đỉnh đập m

6.0
-Chiều dài theo đỉnh đập m

403
-Chiều cao đập lớn nhất m

34.20
-Hệ số mái đập thượng lưu h/s

1:3,0; 1:3,5
-Hệ số mái hạ lưu h/s

1:2,75; 1:3,5; 1:2
-Cao trình đỉnh tường hào m Ñ 

216.0

Tràn xả lũ

Thông số kỹ thuật Đơn vị Trị số
-Lưu lượng xả lũ thiết kế (P=1%) m3/s 725
-Lưu lượng xả lũ kiểm tra (P=0,2%) m3/s 827
-Cao trình ngưỡng tràn m 207.00
-Cột nước tràn Max m 8.90
-Khẩu độ đập tràn: n x (B xH)   3 cửa x (5 x 8)m
-Chiều rộng dốc nước m 18
-Chiều dài dốc nước m 95.0
-Độ dốc dốc nước % 10
-Chiều rộng kênh xả m 25
-Cao độ đáy kênh xả m 178.00
-Cao độ hố xói tiêu năng m 167.40

Cống lấy nước

Thông số kỹ thuật Đơn vị Trị số
-Lưu lượng thiết kế cho tưới m3/s 4.2
-Lưu lượng thiết kế cho dẫn dòng TC m3/s 4.35
-Cao trình ngưỡng cống m 193.80
-Mực nước hạ lưu khi tưới m 194.60
-Khẩu diện cống    
+Đoạn trước tháp: Hộp BTCT M200 m 1.5 x 2
+Đoạn sau tháp: Ông thép tròn mm Æ1500
-Kích thước hành lang kiểm tra m 3.1 x 3
-Chiều dài cống m 149.8
-Độ dốc đấy cống  

1:1000

3

I – Mt vài nét vđặc đim t nhiên

1/ V trí địa lý:

     H cha thu li Ia Mlah thuộc huyện Krông Pa Tỉnh Gia Lai, nằm trên lưu vực sông Ia Mlah, từ xã Ia Mlah đến xã Phú Cần (nơi sông Ia Mlah nhập vào sông Ba), có v trí địa lý nm cách thành ph Pleiku 130 km v phía Đông-Nam, cách thị xã Tuy Hoà Tỉnh Phú Yên 65km, cách th trn Phú Túc 17 km v phía Đông Bắc. V trí công trình đầu mối, lòng hồ và vùng hưởng li nm trong tođộ 13o08’00”-13o18’00” vĩđộ Bc, 108o35’00”-108o52’00” kinh độĐông. Khu đầu mối và lòng hồ thuộc địa phận hành chính hai xã Ia Mlah và Đất Bằng. Khu hưởng lợi nàm ở hai bên sông Ia Mlah, từ công trình đầu mối đến sông Ba thuộc địa phận các xã Ia Mlah, Đất Bằng, Chư Gu, Chư Ngọc, Phú Cần và Thị trấn phú Túc. Hồ Ia Mlah được tính toán thiết kế theo chế độ điều tiết nhiều năm nhằm tăng hiệu quả của công trình. Lòng hồ Ia Mlah có dạng thung lũng hẹp bằng phẳng xen giữa các dãy núi cao. Nguyên là rừng nhiệt đới khá tốt, nhưng hiện tại một phần lớn đã được dân khai phá làm nương rẫy. Tính từ đập đất theo sông Ia Mlah lòng hồ dài 2.800m, rộng trung bình 1.000m.

Gii cn lòng hồ:

– Phía Đông giáp:  

– Phía Tây giáp :   

– Phía Nam giáp :   

– Phía Bc giáp :   

2/Khí hu-Khí tượng

– H Ia Mlah chu nh hưởng khí hu Đông trường sơn. 

– Lượng mưa trung bình nhiều năm nhỏ (1.230mm), phân bố không đều. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5, 6 sau đó giảm ở tháng 7 đến cuối tháng 8 tăng dần lên và kết thúc vào cuối tháng 11. Lượng mưa trong mùa mưa chiếm tới 85% lượng mưa cả năm, lượng mưa ngày lớn nhất 285,7mm, mùa khô là các tháng còn lại, lượng mưa rất nhỏ có khi 2, 3 tháng liên tục không có mưa, nhit độ trung bình 2506, nhiệt độ cao nhất vào tháng tư 4007C, nhiệt độ thấp nhất 8,50C, độ ẩm không khí trung bình năm 77%, tốc độ gió trung bình 1,5m/s

– H Ia Mlah thuc vùng khí hu chu nh hưởng 2 chếđộ gió mùa rõ rt (Gíó mùa Tây Nam t tháng 5 đến tháng 10, Gíó mùa Đông Bc t tháng 11 đến tháng 4)

3/Địa chất-Thuỷ văn

Nước mặt: Tồn tại ở sông Ia Mlah và các khe suối nhỏ, về mùa mưa nước thường đục do có lượng phù sa lớn. Về mùa khô nước vàng, nhạt đục, không mùi vị, ít cặn lắng. Tổng độ khoáng hoá từ 0,12g/l là loại nước nhạt Clorua Bicabonat Natri. Nước mặt có quan hệ thuỷ lực với nước ngầm trong tầng phù sa tàn tích ở khu vực dự án. Về mùa mưa nước mặt là nguồn cung cấp chủ yếu cho nước ngầm và về mùa khô ngược lại nước ngầm lại cung cấp nước cho nước mặt. Mực nước và thành phần hoá học của nước thay đổi theo mùa.

Nước ngầm: Trong khu vực dự án có hai phức hệ chứa nước ngầm chính

+Nước ngầm trong các bồi tích và trong tầng phù sa tàn tích và phong hoá hoàn toàn của đá gốc, phân bố ở độ sâu từ 5-6m kể từ mặt đất, chủ yếu là nước nhạt Clorua Bicabonat Natri, tổng khoáng hoá M – 0,1g/l, nước vàng nhạt, đục, ít cặn lắng. Nguồn cung cấp chủ yếu là nước mưa, về mùa khô thường cạn kiệt và thường xuất lộ ở gianh giới giữa tần phủ và đá gốc.

+Nước ngầm trong khe nứt của đá gốc: Đây là loại nước ngầm chủ yếu trong khu vực nghiên cứu của vùng dự án. Mực nước ngầm xuất hiện ở độ sâu từ 6-10m, thành phần hoá học chủ yếu là nước Clorua Bicabonat Natri. Nước vàng, nhạt đục, ít cặn lắng, nguồn cung cấp chủ yếu là nước mưa và nước mặt vào mùa mưa. Về mùa khô đây là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho nước sông. Nhìn chung nước chỉ tập trung ở trong khe nứt nên nguồn nước nghèo nàn, mực nước và thành phần hoá học của nước ngầm thay đổi theo mùa.

   Trong quá trình khảo sát xây dựng đã tiến hành lấy mẫu thí nghiệm (1 mẫu nước mặt và 1 mẫu nước ngầm) đi đến kết luận nước ngầm và nước mặt trong khu vực dự án có tính ăn mòn kim loại và khử kiềm.

4/Tài nguyên đất đai:

   Tng din tích tnhiên khu vc lòng h Ia Mlah UBND huyn Krông Pa thu hi xây dng công trình và được Ban qun lý d án thu li 8 giao cho công ty Khai thác công trình thu li Gia lai qun lý s dng: …………. Trong đó bao gm din tích mt h và din tích khu vc công trình đầu mi và vùng bán ngp lòng h 

5/Tim năng mt nước, cht lượng nước:  

– Mt nuc:      + ng vi cao trình 215m (MNDBT) : 404,3 ha

                         + ng vi cao trình 196,8m (mc nước chết) : 125 ha

– V cht lượng nước:

     Kế tha kết qu phân tích nước năm 2001-2002 ca Liên đoàn ĐCTV- ĐCCT Min Trung và kết qu phân tích gnđây ca Qui hoch phát trin thu sn tnh Gia Lai đến 2015 và tm nhìn đến năm 2020 do Vin Qui hoch B thu sn Lp ti khu vc h cha Ia Mlah-Krông Pa, cho thy có th nhn xét và so sánh các ch tiêu lý, hóa tính, ch tiêu thy sinh vt, ch tiêu hàm lượng: Fe2R; Fe3+, SO42 , NO2, Cl, HCO3, Ca++, Mg++, K+, Na+, A5, Hg, Zn, Pb, CN, PO34, BOD và cht rn lơ lng v.v… đều nm trong gii hn A và B ca (TCVN 5942 – 1995). Giá tr PH thay đổi t 6,1 – 7,5. Ôxy sinh hóa BOD thay đổi trong khong 15 – 47 có hàm lượng  

25mg/l, ch s cht rn lng lơ < hơn tiêu chun cho phép trong gii hn B. Hàm lượng st dao động t 0,1-0,2mg/l. Hàm lượng Nitơ < 1mg/l. Các hàm lượng thy ngân, chì, km, đều nm trong gii hn cho phép (TCVN 5942-1995).

       Qua kết qu trên cho thy ngun nước ti h cha Ia Mlah, xã Ia Mlah, huyn Krông Pa đảm bo cht lượng cho nhu cu sinh hoạt và nuôi trng thy sn.

II/Sơ lược tình hình kinh tế-xã hi –nuôi trồng thuỷ sản trong vùng   

1/ Din tích t nhiên – Dân s– Lao động:

                           (nguồn niên giám thống kê huyện Krông Pa năm 2007) 

1.1 Din tích:

*Xã Ia Mlah có din tích t nhiên 108,90km2 

*Xã Đất Bằng có diện tích tự nhiên: 125,44 km2

1.2 Dân số:  

*Ia Mlah hin có 648 hộ (dân tộc kinh 157 hộ, dân tộc Ja Rai 491 hộ) 3.190 người (kinh 616 người, Ja Rai 2.574 người), mt độ dân s 29,2 người/km2. Trong đó đồng bào dân tc thiu schiếm 80,7%, dân tc Kinh chiếm 19,3%. Nam 50,5%, n 49,5%.

*Xã Đất Bằng có 730 hộ (38 hộ kinh, 692 hộ dân tộc Ja Rai) 3.705 người (kinh 195 người, Ja Rai 3.078 người. Khác 432 người), mt độ dân s 29,4 người/km2. Trong đó đồng bào dân tc thiu schiếm 80,7%, dân tc Kinh chiếm 19,3%. Nam 50,2%, n 49,8%.

1.3 Đơn v hành chính:

*Xã Ia Mlah có 8 thôn làng (2 thôn người kinh, 5 buôn người dân tộc)

*Xã Đất Bằng có 9 thôn làng (0 thôn người kinh, 9 buôn người dân tộc)  

2/Tình hình sn xut đời sng:

(nguồn niên giám thống kê huyện Krông Pa năm 2007)

2.1 Xã Ia Mlah: 

Tng DTGT và SL năm 2007  : 2.604,4ha  sn lượng     : 15.034,3tấn 

Trong đó:       Lúa ĐX                       : 23 ha            sn lượng      : 73,6 tn

                        Lúa nước v mùa      : 23 ha            sn lượng      : 65 tn 

                    Lúa ry v mùa : 126 ha          sn lượng      : 108,7tn

                    Ngô                     : 489,3 ha       sn lượng      : 1.027,1tn 

                        Sn                             : 835 ha          sn lượng      : 12.515 tn 

                    Khoai lang             : 25 ha          sn lượng     : 118,5 tn 

                        Đậu các loi              : 168 ha          sn lượng      : 73,9 tn 

                      Rau các loi                 : 56 ha            sn lượng      : 414 tn 

                        Thuốc lá                      : 265 ha          sn lượng      : 476,5 tn 

                        Mè                               : 382,1 ha       sn lượng      : 107 tn

                        Điều                            : 212 ha          sn lượng      : 55 tn

– Tng đàn gia súc, gia cm:                 5.382 con

+ Tng đàn trâu                   : 6 con

+ Tng đàn bò                     : 4.750 con

+ Tng đàn heo                   : 626 con

2.2 Xã Đất Bằng: 

Tng DTGT và SL năm 2007  : 2.312ha    sn lượng    : 9.460,4 tn 

Trong đó:           Lúa ĐX                   : 30 ha            sn lượng      : 94,2 tn

                       Lúa nước v mùa      : 30 ha            sn lượng      : 75 tn 

                    Lúa ry v mùa : 188 ha          sn lượng      : 180,1tn

                    Ngô                 : 591 ha           sn lượng      : 1.177,5tn 

                    Sn                 : 500 ha           sn lượng      : 7.300 tn 

                    Khoai lang        : 19 ha            sn lượng     : 82,1 tn 

                        Đậu các loi              : 190 ha          sn lượng      : 75,2 tn 

                      Rau các loi                 : 30 ha            sn lượng      : 217 tn 

                        Thuốc lá                      : 95 ha            sn lượng      : 161,5 tn 

                        Mè                               : 420 ha          sn lượng      : 42,8 tn

                        Điều                            : 219 ha          sn lượng      : 55 tn

Tng đàn gia súc, gia cm                : 4.975 con

+ Tng đàn trâu                   : 75 con

+ Tng đàn bò                     : 4.050 con

+ Tng đàn heo                   : 850 con

MỘT SỐ HÌNH ẢNH CHỤP TOÀN CẢNH CÔNG TRÌNH NGÀY 09/04/2012

–> –>

CÔNG TY TNHH-MTV KTCTTL GIA LAI               CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

       XÍ NGHIỆP THỦY NÔNG IAM’LAH                                    Độc lập – Tự do –  Hạnh phúc

           Số:  01 /PA-XN                                                                         ™˜&™˜ 

                                                                               IaM’lah, ngày 20 tháng  04 năm 2012     

PHƯƠNG ÁN

PHÒNG CHỐNG LỤT BÃO CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI IAM’LAH

–  Thi hành pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi được Uỷ Ban Thường Vụ Quốc Hội  Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua ngày 04 tháng 4 năm 2001.

–  Nhằm tăng cường công tác tổ chức, quản lý, bảo vệ công trình Hồ chứa thuỷ lợi IaM’lah. Xí Nghiệp Thủy Nông IaM’lah lập phương án bảo vệ công trình thuỷ lợi IaM’lah gồm các phần sau:

PHẦN I

ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

I – ĐẶC ĐIỂM CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI IAM’LAH:

1/ Vị trí địa lý, đặc điểm tình hình, khí hậu:

1.1/ Vị trí địa lý : Công trình thuỷ lợi IaM’lah nằm trong toạ độ:

   13008’    -:-    13018’                             Vĩ độ bắc.

  108035’     -:-  108052’                          Kinh  độ đông.

    Hồ chứa nước IaM’lah nằm trên sông M’lah về phía đông bắc huyện Krông Pa tỉnh Gia Lai,là một chi nhánh của sông Ba.Vị trí công trình nằm cách thành phố PleiKu khoảng 130 km về phía đông nam cách Thị xã Tuy hòa 65 km về phía tây bắc và cách đường quốc lộ 25 về phía bắc khoảng 15 km.

1.2/ Địa hình : Công trình thuỷ lợi IaM’lah thuộc địa hình miền núi,  đường sá nhiều đèo dốc, đi lại khó khăn, nhất là vùng lòng hồ và vùng phụ cận lòng hồ.

1.3/ Khí hậu :

– Vùng lòng hồ: Chịu ảnh hưởng khí hậu Đông Trường Sơn.

– Khu tưới: Khí hậu Đông Trường Sơn.

– Lượng mưa vùng lòng hồ trung bình 1.230,0 mm.

– Lượng mưa khu tưới: 1.029,0 mm.

– Nhìn chung Công trình thuỷ lợi IaM’lah thuộc vùng khí hậu chịu ảnh hưởng hai chế độ gió mùa rõ rệt.

 – Gió mùa Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 10.

 – Gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4.

         – Mùa mưa bắt đầu từ tháng V, tháng VI sau đó lượng mưa lại giảm ở tháng VII, đến cuối tháng VIII, lượng mưa tăng dần lên và kết thúc vào tháng XI, chiếm khoảng 85% lượng mưa cả năm. Mưa lớn nhất vào tháng IX, tháng X. Mùa khô từ tháng I đến tháng IV.

2/ Quy mô, tính chất công trình:

2.1/ Quy mô:

+ Công trình đầu mối

–         Cấp công trình: Cấp III.

–         Diện tích lưu vực: 110 km2, sông chính dài 27,5km.

–         Dung tích hồ chứa ở mực nước dâng bình thường: 54,15.106m3.

–         Diện tích mặt hồ mực nước bình thường: 4,043 km2 .

–         Dung tích hồ đến mực nước gia cường: 58,76. 106m3.

–         Diện tích mặt hồ mực nước gia cường: 4,445 Km2 .

–         Diện tích mặt hồ đến mực nước chết 1,3 Km2 ( ngập vĩnh viễn ).

–         Đập đất: Dài 403m, chiều cao đập 34,2m, đỉnh đập rộng 6 m.

–         Cao trình đỉnh đập: 217.00m.

–         Cống lấy nước  Æ =150, ống thép dài 149,8m.

         QTK = 4,2 m3/s năng lực tưới trên, dưới 5.150 ha.

– Tràn xã lũ 3 cửa cung B x H = 5m x 8m, Qmax = 714 m3/s.

– Cao trình ngưỡng tràn: 207m, cột nước cao 8,90m.

– Xả lũ về sông Ba thượng nguồn của đập Đồng Cam, Tỉnh Phú Yên.

 + Hệ thống kênh:

–         Kênh chính dài 17,5 km, năng lực tải nước 4,13 m3/s, công trình trên kênh 151 công trình.

–         Kênh cấp I dài 59,1km.

–         Kênh có diện tích < 150 ha tổng chiều dài 93,5 Km.

2.2/ Tính chất :

–  Công trình thuỷ lợi IaM’lah là công trình thuỷ lợi cấp III, đồng thời cũng là công trình trọng điểm của Tỉnh về kinh tế –  xã hội có tầm quan trọng đặc biệt.

3. Ý nghĩa kinh tế – xã hội của công trình:

3.1. Kinh tế:

    Công trình thuỷ lợi IaM’lah được xây dựng từ tháng 5/2005, công trình vừa xây dựng vừa phục vụ sản xuất hưởng lợi theo công trình, Nhà nước đầu tư làm 17,5 km đường bêtông từ thị trấn Phú túc vào đầu mối. Đến cuối năm 2009 công trình bắt đầu tưới phục vụ sản xuất, cho đến nay (6/2011) công trình đã cơ bản hoàn thiện cụm đầu mối, kênh chính và kênh N1+ kênh N13 + N11 phục vụ tưới cho lúa, hoa màu và phục vụ nước sinh hoạt cho hàng ngàn hộ dân trong khu vực. Đồng thời góp phần giải quyết an ninh – an toàn xã hội khu vực và cân đối lương thực cho toàn Tỉnh Gia Lai.     

3.2. Xã hội:

–  Hồ chứa nước IaM’la góp phần quan trọng trong việc điều tiết lũ cho vùng hạ lưu sông IaM’lah, sông Ba.

–  Xoá đói giảm nghèo, định cư ổn định sản xuất lúa nước cho một bộ phận lớn đồng bào các dân tộc Tây Nguyên trong khu tưới của công trình.

–  Thu hút thêm hàng ngàn lao động từ các nơi khác đến sản xuất và sinh sống tại khu vực thuộc cánh đồng IaM’lah.

–  Khi công trình hoàn thiện tạo thêm việc làm cho hàng chục ngàn lao động và với trên dưới 5.150ha lúa, hoa màu, cây công nghiệp được tưới từ công trình đã cải thiện đáng kể đời sống và môi trường sống cho nhân dân.

II TÌNH HÌNH LIÊN QUAN ĐẾN AN NINH – TRẬT TỰ VÀ SỰ BỀN VỮNG CỦA CÔNG TRÌNH:

1. Tình hình liên quan đến an ninh – trật  tự :

    Hồ chứa nước trên sông IaM’lah, thuộc xã IaM’lah và hệ thống kênh cấp I đi qua Xã Đất Bằng. Công trình đầu mối cách thị trấn Phú túc 17km về phía đông bắc. Khu hưởng lợi dọc hai bên sông M’lah, từ công trình đầu mối đến sông Ba, thuộc các xã: IaM’lah, Đất Bằng, Chư Gu, Chư Ngọc, Phú Cần và Thị trấn Phú Túc của Huyện Krông Pa. Riêng công trình đầu mối nằm trên địa bàn 02 xã Đất Bằng và xã IaM’lah, là 02 xã thuộc vùng căn cứ cách mạng, dân cư sinh sống chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, dân trí còn thấp, vẫn còn chịu tác động của cơ sở xã hội cũ. Do đó xã IaM’lah, xã Đất Bằng là trong những xã trọng điểm của Tỉnh.

Trong những năm qua bọn lâm tặc đã lợi dụng để khai thác gỗ ở rừng phòng hộ đã xảy ra nhiều vụ việc gây mất trật tự ở khu vực đầu mối công trình.

  –  Gần đây một số hộ dân đồng bào dân tôc thiểu số ở địa phương đã định canh, định cư xong, quay trở lại sinh sống và sản xuất trong vùng bán ngập lòng hồ gây thêm phức tạp về trật tự xã hội.

  –  Bảo vệ an toàn công trình đầu mối là bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản, bảo vệ rừng đầu nguồn, bảo vệ sản xuất cho nhân dân trong vùng ảnh hưởng của công trình.

2. Tình hình liên quan đến sự bền vững của công trình :

  –  Hiện nay rừng thuộc lưu vực sông IaM’lah nói chung và rừng khu vực phụ cận lòng hồ nói riêng đang bị tác động mạnh bởi nhiều nhân tố, ảnh hưởng đến nguồn nước và sự bồi lấp lòng hồ có nguy cơ làm giảm tuổi thọ của công trình.

  –  Hệ thống kênh mương một số khu vực có khả năng bị xâm hại của người dân như : tự ý cho xe trọng tải lớn đi trên bờ kênh chính, lấn chiếm đất trong chỉ giới bảo vệ công trình để xây dựng công trình dân dụng trái phép, tự ý đục phá bờ kênh, trộm cắp thiết bị vận hành của công trình trên kênh.

+ Hậu quả nếu sự bền vững của công trình bị xâm hại :

  –  Bảo vệ công trình an toàn, bền vững không chỉ là nhiệm vụ cụ thể, chủ yếu của Công ty TNHH-MTV Khai Thác Công Trình Thuỷ Lợi Gia Lai mà là trách nhiệm chấp hành pháp luật của toàn dân. Nếu công trình đầu mối , hồ chứa, vùng ngập lụt, rừng phòng hộ không được bảo vệ tốt, các hành vi kích động, chống đối, phá hoại không được phát hiện, ngăn chặn kịp thời gây mất an toàn trong khu vực, cụ thể :

  –  Nếu công trình xảy ra sự cố sẽ ảnh hưởng trc tiếp đến tính mạng, tài sản của hàng  ngàn dân trong khu vực hạ du, làm thiệt hại tài sản của nhà nước, nhân dân hàng ngàn tỷ đồng và hậu quả s kéo dài nhiều năm.

  –  Nếu bảo vệ vùng ngập lụt, rừng phòng hộ, mặt hồ không tốt sẻ ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn của đập, cạn kiệt nguồn nước, ô nhiễm nước, thay đổi cân bằng sinh thái môi trường, khu vực.

   –  Hệ thống kênh và các công trình trên kênh nếu bị phá hoại, hư hỏng, xuống cấp sẽ làm giảm năng lực tưới phục vụ sản xuất của công trình. Nếu để vỡ kênh chính còn sinh ra úng lụt, xói mòn đất, hư hại đường sá, kênh cấp dưới gây thiệt hại cho Nhà Nước và nhân dân hàng chục tỷ đồng.

   – Nếu để công trình bị các thế lực thù địch, phản động phá hoại hậu quả sẻ không lường hết được.

PHẦN II

NỘI DUNG – BIỆN PHÁP BẢO VỆ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I- MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:

1. Mục đích:

    –  Bảo vệ an toàn tuyệt đối và bảo đảm sự bền vững của công trình.

2. Yêu cầu:

    –  Bảo vệ công trình thuỷ lợi IaM’lah là trách nhiệm chung của xã hội của các cấp uỷ Đảng – Chính quyền Huyện,  xã có liên quan, các cơ quan chức năng và nhân dân trong toàn Tỉnh, địa bàn có liên quan.

    –  Công trình thuỷ lợi IaM’lah là công trình trọng điểm của Huyện KrôngPa nói riêng và của Tỉnh nói chung nên công tác bảo vệ phải được định ra một cách toàn diện, có hệ thống và đảm bảo an toàn trong bất cứ tình huống nào.

II- NỘI DUNG CÔNG TÁC BẢO VỆ:

1. Các hạng mục công trình cần bảo vệ: (Được xác định cả phạm vi, chỉ giới theo quy định)

    1.1 –Công trình đầu mối: Gồm các hạng mục đã nêu ở phần trên (quy mô tính chất công trình).   

    1.2 – Hệ thống kênh chính. (đã đưa vào sử dụng 15km so với 17,5km sắp hoàn thành)

    1.3 – Hệ thống kênh cấp I. (đã đưa vào sử dụng 8,4 km kênh N1, 13,5 Km kênh N11 và 1,1 km kênh N13)

    1.4 – Hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn và vùng phụ cận lòng hồ.

2. Nội dung công tác bảo vệ :

    2.1 –  Bảo vệ an toàn tuyệt đối các hạng mục công trình đầu mối, hệ thống kênh chính, trong đó đặc biệt là đập đất, không để các thế lực thù địch và bọn phản động phá hoại, xâm hại và sự cố do thiên tai gây ra, không để người dân lấn chiếm chỉ giới công trình.

    2.2 –  Bảo vệ an toàn hệ thống kênh cấp I, vận hành, điều tiết, phân phối nước ổn định.

    2.3 – Bảo vệ mặt hồ, nguồn nước, chống việc thải các chất độc gây tác hại nghiêm trọng đến người, gia súc, sản xuất nông nghiệp và các dịch vụ khác.

     2.4 – Bảo vệ rừng đầu nguồn, đẩy mạnh công tác trồng rừng nhằm đảm bảo lượng nước ngầm và chống xói mòn, bồi lấp lòng hồ.

3. Các lực lượng tham gia bảo vệ:

     3.1 – Lực lượng tham gia bảo vệ trực tiếp:

  –  Công ty TNHH-MTV Khai Thác Công Trình Thuỷ Lợi Gia Lai mà trực tiếp là Xí nghiệp Thủy Nông IaM’lah, các đơn vị tham gia khai thác tổng hợp khu đầu mối công trình và trên lòng hồ và các địa phương có công trình đi qua.

III – BIỆN PHÁP BẢO VỆ TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

A/ PHƯƠNG ÁN BẢO VỆ CÔNG TRÌNH TRONG ĐIỀU KIỆN BÌNH THƯỜNG :

1/ Địa phận bảo vệ:

  –  Trong địa phận quản lý của Xí nghiệp gồm có : Khu vực bán ngập lòng hồ (dưới cao trình 215.90) thuộc địa phận 02 xã IaM’lah và Đất Bằng, hệ thống kênh chính và kênh cấp I, cấp II thuộc địa bàn 5 xã, 1 thị trấn –  Huyện Krông pa.

2/ Lực lượng bảo vệ :

–  Đơn vị quản lý chính là Xí nghiệp Thủy Nông IaM’lah gồm Ban giám đốc và 3 đơn vị trực tiếp gồm:

+ Phòng Tổng hợp.

+ Trạm Đầu mối – Kênh chính.

+ Trạm Quản lý Thủy nông kênh cấp I

a/ Phòng tổng hợp (gồm 03 lao động):

Nhiệm vụ cụ thể:

–  Trực tiếp bảo vệ khu vực khối văn phòng và phối hợp cùng các trạm  trong công tác bảo vệ an toàn công trình và an ninh khu vực trong toàn hệ thống.

b/ Trạm Đầu mối – Kênh chính:

Nhiệm vụ cụ thể:

  –  Trực tiếp quản lý khu vực lòng hồ, đập đầu mối và hệ thống kênh chính được chia làm hai cụm quản lý bảo vệ công trình.

Cụm đầu mối: Gồm 04 lao động được chia là 02 ca trực làm việc 24/24 h tại công trình.

  –  Nhiệm vụ: Bảo vệ an toàn tuyệt đối cho công trình, kịp thời phát hiện và ngăn chặn các hành vi, vi phạm đến an toàn cho công trình như chặt phá cây rừng đầu nguồn, dùng chất nổ đánh bắt cá trong khu vực lòng hồ, có những hành động gây mất an toàn cho công trình đập đầu mối và an ninh khu vực.

  –  Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương nơi công trình đi qua trong việc xử lý nghiêm các tập thể, cá nhân vi phạm đối với các hành vi trong công tác bảo vệ an toàn cho công trình.

  –  Kịp thời xử lý và báo cáo trực tiếp về cấp trên các hành vi vi phạm trong bảo vệ an toàn cho công trình để có biện pháp xử lý tiếp theo.

Cụm kênh chính: Gồm 04 lao động trực tiếp quản lý bảo vệ hệ thống kênh chính và các công trình trên kênh cụ thể :

  –  Bảo vệ an toàn cho công trình kịp thời ngăn chặn các hành vi xâm lấn gây mất an toàn cho công trình như đào phá kênh mương, lấy cắp thiết bị cơ khí, dùng phương tiện vận tải lớn lưu thông trên bờ kênh, xâm hại hành lang chỉ giới công trình như xây dựng nhà tạm, trồng cây lâu năm trong hành lang, xây dựng các chuồng động vật trong hành lang và xả chất thải vào lòng kênh gây ô nhiễm nguồn nước.

  –  Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương nơi công trình đi qua trong việc xử lý nghiêm các tập thể, cá nhân vi phạm các hành vi trong công tác bảo vệ an toàn cho công trình.

  –  Kịp thời xử lý và báo cáo trực tiếp về cấp trên đối với các hành vi vi phạm trong bảo vệ an toàn cho công trình để có biện pháp xử lý tiếp theo.

c/ Trạm kênh cấp I gồm 08 lao động

Nhiệm vụ cụ thể:

  –  Trực tiếp quản lý bảo vệ hệ thống kênh cấp I gồm N1+ Kênh N13 + N11 và các công trình trên kênh cụ thể:

  –  Bảo vệ an toàn cho công trình kịp thời ngăn chặn các hành vi xâm lấn gây mất an toàn cho công trình như đào phá kênh mương, lấy cắp thiết bị cơ khí, dùng phương tiện vận tải lớn lưu thông trên bờ kênh, xâm hại hành lang chỉ giới công trình như xây dựng nhà tạm, trồng cây lâu năm trong hành lang, xây dựng các chuồng động vật trong hành lang và xả chất thải vào lòng kênh gây ô nhiễm nguồn nước.

  –  Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương nơi công trình đi qua trong việc xử lý nghiêm các tập thể, cá nhân vi phạm các hành vi trong công tác bảo vệ an toàn cho công trình.

  –  Kịp thời xử lý và báo cáo trực tiếp về cấp trên đối với các hành vi, vi phạm trong bảo vệ an toàn cho công trình để có biện pháp xử lý tiếp theo.

B/ PHƯƠNG ÁN BẢO VỆ CÔNG TRÌNH TRONG MÙA MƯA BÃO:

  1. Mục đích và yêu cầu :

* Mục đích:

 – Làm cơ sở cho đơn vị quản lý chủ động triển khai thực hiện trong mùa mưa bão hoặc khi có sự cố xảy ra.

* Yêu cầu:

 – Đơn giản chính xác, đầy đủ, phù hợp với tình hình thực tế của Công ty và công trình.

 – Phương án dựa trên nguyên tắc 04 tại chỗ của công tác PCLB.

 – Các tập thể, cá nhân tham gia vào lực lượng PCLB phải nêu cao tinh thần trách nhiệm,bình tĩnh tự tin khi xử lý sự cố, khắc phục hậu quả lụt bão.

  1. Công tác chuẩn bị :

2-1. Chỉ huy: Xí nghiệp thành lập ban chỉ huy PCLB công trình IaM’lah gồm 07 thành viên do Giám đốc Xí nghiệp làm Trưởng ban, Phó Giám đốc Xí nghiệp làm Phó ban thường trực, mời đại diện UBND huyện KrôngPa (Phòng NN&PTNT) làm thành viên, đại diện UBND xã IaM’lah, xã Đất Bằng làm thành viên, đại diện Xí Nghiệp Kinh Doanh Khai ThácTổng Hợp Thủy Lợi Gia Lai làm thành viên, đại diện Trạm Thủy Nông KrôngPa làm thành viên. Văn phòng thường trực Ban chỉ huy PCLB công trình thuỷ lợi IaM’lah tại Xí nghiệp Thủy Nông IaM’lah.

2-2. Lực lượng: Lực lượng tại chỗ gồm toàn bộ CNV Xí nghiệp Thủy Nông IaM’lah. Tổng số 20 người có danh sách kèm theo.

 – Trưởng ban PCLB công trình chia lực lượng thành các tổ, nhóm và phân công người phụ trách để tiện hoạt động, vị trí tập kết tại trụ sở Xí nghiệp Thủy Nông IaM’lah.

*  Ban chỉ huy: Gồm 01 Trưởng ban và 01 Phó ban thường trực.

* Tổ thông tin cảnh giới, quan trắc, vận hành tràn xả lũ: Gồm 04 người, Nhiệm vụ: Thu thập xử lý và truyền đạt thông tin trước, trong và sau lũ. Theo dõi cảnh báo tình hình diễn biến thời tiết cũng như các yếu tố liên quan đến an toàn công trình. Thông báo đến các địa phương triển khai di dời các hộ dân sống trong vùng trũng dễ ngập, và ven sông, suối đến nơi an toàn trước mùa mưa bão. Cảnh giác kẻ địch lợi dụng phá hoại công trình, kiểm tra các hiện tượng thẩm lậu, mạch đùn, rò rỉ và vẽ biểu đồ thấm. Vận hành tràn theo quy trình khi có lệnh.

* Tổ hậu cần: Gồm 02 người, Nhiệm vụ: Phục vụ ăn uống cho toàn công trường trong thời gian xử lý sự cố.

* Tổ xử lý sự cố: Gồm 06 người, Nhiệm vụ: Triển khai công tác xử lý sự cố khi có lệnh .

* Tổ vận chuyển vật tư – vật liệu: Gồm 06 người, Nhiệm vụ: Khi có lệnh điều động phải nhanh chóng vận chuyển vật tư – vật liệu đến vị trí xử lý sự cố.

 – Khi nhận lệnh huy động đi ứng cứu, các cá nhân phải mang theo dụng cụ sẵn có của mình như : cuốc, xẻng, xà beeng, búa, kìm, dao…

– Lực lượng cứu ứng (kể cả lực lượng địa phương) có mặt tại hiện trường sau khi Ban PCLB chia tổ, phân công nhiệm vụ tập trung tại vị trí quy định để dễ điều động.

Khi chưa thực hiện nhiệm vụ tuyệt đối không được đi lại lộn xộn trong khu vực công trình nhất là trên mặt đập (cũng như trong phạm vi an toàn của đập).

2-3. Vật tư, vật liệu, thiết bị:

 – Tập kết tại hiện trường theo số lượng đã có và yêu cầu bổ sung tại bảng dự trù cấp trang thiết bị vật tư PCLB công trình thuỷ lợi IaM’lah.

2-4. Hậu cần:

 – Hàng năm vào mùa mưa lũ Công ty làm thủ tục tạm xuất cho Xí nghiệp từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng để Ban PCLB công trình IaM’lah chủ động trong công tác PCLB, nếu không thực hiện sẽ hoàn trả lại sau mùa mưa lũ, nếu thực hiện thì làm thủ tục thanh toán theo thủ tục tài chính – kế toán.

3. Phương án PCLB:

3 – 1 Phương án PCLB:

 * Báo động cấp 1 ( cảnh giới ): Trưởng ban PCLB công trình IaM’lah điều hành. MN trong hồ bằng cao trình MN dâng bình thường, tràn xả lũ xả tối đa, thời tiết tiếp tục diễn biến xấu.

Triển khai công tác PCLB:

 – Tại công trình đầu mối tổ chức trực 24/24h trong ngày.

 – Tổ vận hành tràn x lũ tiếp tục trực và điều tiết theo quy trình và theo lệnh chỉ huy.

 –  Quan trắc: Triển khai quan trắc khu vực hạ lưu đập, kiểm tra các hiện tượng thấm, rò rỉ, thấm qua đập…

 – Kiểm tra thiết bị vận hành, đo và vẽ biểu đồ thấm…..

 – Khi chưa triển khai nhiệm vụ, ca nô, thuyền phải neo, đậu nơi an toàn.

 – Thông tin cảnh giới thực hiện nhiệm vụ: Cảnh giới người lạ vào khu vực đầu mối, cảnh giới gỗ trôi nỗi trong lòng hồ, quan trắc mực nước hồ báo về ban phòng chống lụt bão Công ty ngày 01 lần vào lúc 7 h .

 – Đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt.

 – Các lực lượng còn lại của Xí Nghiệp Thủy Nông IaM’lah hoạt động bình thường, chuẩn bị sẵn sàng chờ lệnh huy động ứng cứu.

 * Báo động cấp 2: (Khẩn cấp). Trưởng Ban PCLB Công trình IaM’lah điều hành.

 – Mực nước hồ lớn hơn mực nước dâng bình thường từ 0,3m đến 0,5m tràn xả lũ xả tối đa, thời tiết tiếp tục diễn biến xấu.

Triển khai công tác phòng chống lụt bão.

 – Duy trì các nội dung công việc báo động cấp 2 huy động lục lượng của các trạm tập trung tại trụ sở Xí nghiệp IaM’lah. Thông báo cho lực lượng PCLB các cơ quan Xí Nghiệp đóng chân trên địa bàn chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cá nhân, tập kết tại đơn vị chờ lệnh điều động.

 – Đo vẽ biểu đồ thấm và mực nước hồ ngày 03 lần.

 – Báo cáo ngày 03 lần về ban PCLB Công ty TNHH-MTV KTCT Thủy Lợi Gia Lai vào lúc 7h và 13h và 17h.

 * Báo động cấp 3 (Nguy hiểm). Trưởng ban PCLB Công ty trực tiếp chỉ đạo Ban PCLB công trình IaM’lah, điều tiết mc nước hồ bằng mực nước dâng gia cường, tràn xã lũ xã tối đa, thời tiết tiếp tục diễn biến xấu.

 – Triển khai công tác PCLB : Duy trì các nội dung công việc như báo động cấp 2, huy động lực lượng PCLB còn lại của các cơ quan Xí nghiệp tập trung tại trụ sở Xí nghiệp Thủy Nông IaM’lah. Thông báo cho các lực lượng đơn vị Xí nghiệp trực thuộc Công ty chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cá nhân tập kết tại Công ty chờ lệnh điều động.

 – Lực lượng ứng cứu của địa phương (nếu có) Tập trung tại trụ sở Xí nghiệp Thủy Nông IaM’lah, chịu sự phân công của trưởng ban PCLB Công ty Công ty TNHH-MTV KTCT Thủy Lợi Gia Lai.

 – Bổ sung thêm lực lượng, tổ quan trắc và tổ thông tin cảnh giới.

 – Cứu hộ, cứu nạn sẵn sàng nhận nhiệm vụ.

 – Đo vẽ biều đồ thấm và mực nước hồ ngày 04 lần.

 – Báo cáo ngày 03 lần về Ban PCLB tỉnh lúc 7h, 13h và 17h.

 * Báo động cấp 4 (Đặc biệt nguy hiểm). Trưởng ban PCLB Công ty trực tiếp chỉ đạo Ban PCLB công trình IaM’lah điều tiết mực nước hồ thấp hơn đỉnh đập 0,5m, tràn x lũ x tối đa, thời tiết tiếp tục diễn biến xấu.

Triển khai công tác PCLB:

 – Duy trì các nội dung công việc như báo động cấp 3, huy động lục lượng các đơn vị Xí nghiệp thuộc Công ty tập trung tại trụ sở Xí nghiệp Thủy Nông IaM’lah chờ nhận nhiệm vụ.

 – Bổ sung thêm lực lượng cho các tổ.

 – Thông báo tình hình cho vùng hạ lưu công trìnhđể đồng bào chuẩn bị di dời.

 – Đo vẽ biểu đồ thấm và mực nước hồ ngày 06 lần, báo cáo 03 giờ một lần về Ban PCLB Tỉnh.

3-2. Chống lụt bão :

 – Khi có sự cố xảy ra tại công trình, sẽ triển khai thứ tự theo phương án PCLB.

 – Nếu hư hỏng ở mức độ nhỏ, không ảnh hưởng đến an toàn của công trình, Trưởng Ban PCLB công trình chủ động tổ chức xử lý đồng thời báo cáo tình hình cụ thể về Ban PCLB Công ty.

 – Nếu xảy ra trường hợp hỏng nặng, ảnh hưởng đến sự an toàn của công trình, Ban PCLB tổ chức lực lượng tại ch, báo cáo khẩn cấp để nhân dân vùng hạ lưu có kế hoạch di dời và tham gia xử lý đồng thời báo cáo về Ban PCLB Công ty để có sự h trợ kịp thời.

3-3. Khắc phục hậu quả lụt bão:

 – Sau khi hết lụt bão, Ban PCLB công trình IaM’lah, phân công kiểm tra hiện trạng công trình và hạng mục công trình, đánh giá mức độ thiệt hại và báo cáo về ban PCLB Công ty chậm nhất là 02 ngày kể từ ngày hết lụt bão. Trong khi chờ ý kiến chỉ đạo Ban PCLB công trình huy động lực lượng tu sửa, nạo vét những hư hỏng có khối lượng nhỏ để kịp thời phục vụ sản xuất.

C/ PHƯƠNG ÁN DI DÂN VÙNG HẠ LƯU HỒ CHỨA NƯỚC IAM’LA.

– Căn cứ vào đặc điểm về vị trí địa lý của công trình Hồ chứa nước IaM’la, vật liệu, kết cấu đập, đặc điểm nền đập, hiện trạng chất lượng đập, năng lực xả lũ, đặc điểm về kinh tế, an ninh, quốc phòng, vùng hạ du đập để dự kiến các tình huống phương án dối phó như sau:

1. Trường hợp xả lũ kiểm tra qua công trình xả lũ kiên cố:

– Thông báo xả lũ dự kiến mực nước đến cao trình xả lũ trước 05 ngày và kết hợp với thông tin đại chúng của Huyện Krông Pa,các xã và thị trấn thông báo rộng rãi đến các hộ dân sinh sống ven sông IaM’lah.

– Kiểm tra bảo dưỡng các hệ thống điện, hệ thống máy đóng mở trước khi vận hành tràn xả lũ.  Tiêu chuẩn thiết kế đập hiện hành, tình huống vỡ đập

– Kiểm tra toàn bộ tuyến đập và khu vực tràn xả lũ trước khi xả lũ.

– Trong quá trình xả lũ Tổ thông tin, cảnh giới có nhiệm vụ đi dọc ven sông IaM’lah kiểm tra thông tin đến các hộ dân đang sinh sống gần vùng ảnh hưởng di chuyển đến nơi an toàn.

2. Trường hợp khả năng xả lũ của hồ chứa nước IaM’la không đáp ứng tiêu chuẩn thiết kế đập hiện hành, tình huống vỡ đập được tính với lũ kiểm tra: (như báo động số 04)

3. Trường hợp khả năng xả lũ của hồ đáp ứng tiêu chuẩn thiết kế đập hiện hành, tình huống vỡ đập được tính với lũ kiểm tra: (như báo động số 4)

4. Xác định tuyến lũ quét và phạm vi ngập lụt theo các tình huống xảy ra:

– Tuyến lũ quét dự kiến là nhân dân sinh sống vên sông IaM’lah cách lòng sông 50m dọc sang 2 bên tính từ lòng sông. Phạm vi ngập lụt ảnh hưởng là rất lớn đối với nhân dân các xã Đất Bằng, xã IaM’lah, Xã Phú cần và Thị Trấn Phú Túc.

5. Đề xuất phương án chủ động đề phòng, đối phó giảm nhệ thiệt hại, khắc phục hậu quả:

– Khi có báo động cấp 4 (đặc biệt nguy hiểm) duy trì các nội dung công việc như báo động

cấp 3, huy động lục lượng các đơn vị Xí nghiệp thuộc Công ty tập trung tại trụ sở Xí nghiệp Thủy Nông IaM’lah chờ nhận nhiệm vụ.

– Huy động phương tiện di dân của các lực lượng quân đội, công an và các doanh nghiệp đống quân trên địa bàn Huyện KrôngPa để sẵn sàng ứng cứu và sẵn sàng đối phó với các tình huống xảy ra.

– Phối hợp với chính quyền địa phương huy động lực lượng sử dụng vật liệu tại chỗ đắp đê bao phòng lũ tại các vị trí nguy hiểm, vùng trũng.

– Phối hợp với lực lượng cán bộ y tế tai địa phương chuẩn bị sẵn sàng sơ cứu người bị thương và những tình huống tai nạn bất ngờ trong quá trình phòng chống lũ.

– Khi có báo động cấp 4 (đặc biệt nguy hiểm) Ban Phòng chống lụt bão Xí nghiệp sẽ thông báo về Ban Phòng Chống lụt bão của Công ty và Ban phòng chống lụt bão của địa phương, Ban phòng chống lụt bão của Huyện để gấp rút thông báo rộng rãi đến nhân dân trong phạm vi ảnh hưởng sẵn sàng di tản đến nơi an toàn.

 – Bổ sung thêm lực lượng cho các tổ đặc biệt là các độ dân quân tự vệ ở các địa phương.

 – Đo vẽ biểu đồ thấm và mực nước hồ ngày 06 lần, báo cáo 03 giờ một lần về Ban PCLB Tỉnh.

6. Phương án sơ tán dân:

– Phối hợp với lực lượng bộ đội, công an và các lực lượng dân quân tự vệ của địa phương sử dụng các phương tiện quân đội và cano của Xí nghiệp thủy sản hướng dẫn nhân dân sơ tán lên vùng triền núi cao và các nhà cao tầng, trường học và UBND xã sao cho an toàn và nhanh nhất.

– Phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức công tác hậu cần cung cấp thực phẩm, lương thực cho nhân dân trong thời gian sơ tán và đợi nước rút.

– Ban PCLB của Xí Nghiệp sẽ xin ý kiến chỉ đạo của Ban PCLB Công ty sau đó phối hợp với Ban PCLB của Huyện Krông Pa và các lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn, kết hợp với thông tin đại chúng của Huyện Krông Pa,các xã và thị trấn thông báo và hướng dẫn toàn bộ dân cư đang sinh sống ở các Xã IaM’lah, Đất Bằng, TT Phú Túc, Phú Cần di chuyển lên các triền núi cao dọc theo sông IaM’lah.

– Khi có khả năng xảy ra sự cố ban phòng chống lụt bão của xí nghiệp tiếp tục báo cáo lên Ban PCLB Công ty để xin tăng cường thêm phương tiện và đội cứu hộ cứu nạn để đưa dân vùng còn bị kẹt về  nơi trú ẩn an toàn ./.

     CÔNG TY TNHH KTCTTL GIA LAI                          XÍ NGHIỆP THỦY NÔNG IAM’LAH

Biển Hồ Pleiku và Hồ thuỷ lợi Biển Hồ

Biển hồ-Hồ Tơ nưng

Những du khách đến Gia Lai và ghé thăm Biển Hồ Pleiku bên phố núi thơ mộng, ai cũng đều khen ngợi thắng cảnh có một không hai trên cao nguyên Gia Lai. Cảnh đẹp của Biển Hồ mà thiên nhiên ban tặng ở đây có lẽ ai cũng dễ dàng nhận thấy, nhưng xung quanh thắng cảnh hữu tình ấy còn có nhiều câu chuyện khá thú vị mà không phải ai cũng biết đến.

Tháp vọng cảnh Biển Hồ

Hình ảnh DSC08144.JPG

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Hình ảnh Biển hồ Pleiku

bien ho to nung rong.JPG

Rừng cây và đường đi ven hồ.JPG
Biển Hồ, hay hồ Tơ Nưng, Ia Nueng nằm ở phía Bắc Gia Lai, cách trung tâm thành phố Pleiku khoảng 7km, thuộc xã Biển Hồ, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai. Biển Hồ có hình bầu dục, diện tích khoảng 230ha, xung quanh núi bao bọc và rừng thông xanh mát quanh năm.

Theo truyện cổ dân gian của dân tộc Jơ Rai kể về sự tích Ia Nueng (Biển Hồ) khi xưa là bến nước uống chung của làng người Jơ Rai. Nước ở bến Ia Nueng rất xanh trong, soi rõ mặt người. Một hôm, trên đường đi đến bến Ia Nueng để lấy nước, có hai người dân trong làng là Yă Pôm và Yă Chao phát hiện một con heo trắng rất đẹp. Yă Chao đã bắt con lợn trắng xinh đẹp kia về nuôi ở nhà mình. Hằng ngày, Yă Chao chăm sóc cho lợn trắng đủ thức ăn ngon nhưng chú lợn con không ăn gì cả. Một lần Yă Chao mang những chiếc bầu đi lấy nước ở Ia Nueng về dính những hạt cát trắng thì bỗng nhiên chú lợn con đã liếm hết những hạt cát một cách ngon lành. Sửng sốt trước hiện tượng lạ, sau này Yă Chao cứ đi lấy cát trắng về cho chú lợn ăn và lớn nhanh như thổi. Sau 3 lần trăng tròn, chú lợn trắng lớn bằng con trâu to và khiến cả dân làng ngạc nhiên.
Khi ấy dân làng làm nhà rông mới và sai người trong làng đi tìm một con lợn thật to để cúng Yàng và làm lễ ăn mừng. Sau khi sai người đi tìm kiếm khắp nơi nhưng không lấy đâu ra con lợn to như già làng mong muốn nên trở về nhà Yă Chao xin bắt con lợn trắng này để làm thịt. Yă Chao kiên quyết từ chối, dù có đổi bao nhiêu tài sản của dân làng cũng không chịu. Nhưng cuối cùng dân làng đã quyết cử 2 người to khỏe đến bắt cho bằng được con lợn trắng về làm thịt cúng Yàng và chia đều thịt cho các gia đình trong làng để ăn mừng. Riêng Yă Chao không nhận thịt và thề rằng: “Nếu tôi ăn thịt này thì đất sẽ động, Ia Nueng sẽ sụp lở”. Nhưng đứa cháu của Yă Chao thấy thịt ngon đòi ăn và khóc cả ngày đêm nên bà không cầm được lòng mà phải cho đứa cháu ăn thịt lợn trắng. Bỗng chốc, trời đất, núi rừng rung chuyển, nhà cửa ngả nghiêng, vùi lấp cả dân làng. Hai bà cháu Yă Chao chạy nhưng không kịp nên bị nước nhấn chìm biến thành tượng đá dưới đáy hồ…
Ngoài ra, còn có chuyện kể rằng, hồ mang tên Tơ Nưng là tên một làng cổ trong huyền thoại. Chuyện kể về ngôi làng xưa to và đẹp lắm. Dân làng sống yên vui, hòa thuận lâu đời thì bỗng một hôm, ngọn núi lửa ập tới vùi lấp làng. Những người may mắn còn sống sót đã khóc thương cho làng mình, khóc cho người thân không ngớt, khiến nước mắt chảy thành suối, các suối đổ về thành hồ. Hồ mang tên Tơ Nưng là một kỷ niệm chung của làng cổ đó…
Về Biển Hồ ở Pleiku còn có nhiều huyền thoại khác như chuyện kể rằng hồ sâu không đáy và thông ra tận biển Đông. Từ đó có câu chuyện ví von về những người làm gỗ ở Gia Lai, họ chỉ cần thả những lóng gỗ xuống Biển Hồ, một đêm xuống cảng biển Quy Nhơn, Bình Định là có thể lấy gỗ đem bán…

Biển hồ nhà máy nước

Thực tế, Biển Hồ (hồ Tơ Nưng; Ia Nueng) nguyên là một miệng núi lửa đã ngừng hoạt động từ hàng trăm triệu năm qua. Sự rộng lớn mênh mông của hồ nước này tựa như biển khơi nên người dân địa phương đặt tên là Biển Hồ. Dẫu thiên nhiên khắc nghiệt, nắng hạn đến đâu nhưng từ trước đến giờ nước Biển Hồ này vẫn chưa bao giờ cạn. Biển Hồ là nơi cung cấp nguồn nước sinh hoạt cho hàng chục ngàn người dân TP Pleiku. Đây còn là nơi có nhiều tôm cá, phong cảnh xung quanh hồ rất xinh đẹp, mát mẻ quanh năm và là nơi hẹn hò thú vị của nhiều đôi nam nữ yêu đương. Có những bạn tình sau lần đến với Biển Hồ Pleiku đã rất thích thú và viết nên những cảm nhận trên Blogcủa mình: “…Giữa mùa nắng nóng oi nồng mà ở đây rất dễ chịu, không khí trong lành và mát rượi. Đứng trước hồ nước mênh mông, ngắm cảnh rừng thông trữ tình mà lòng càng đầy ắp tình yêu lãng mạn…”.

Nhiều người còn ví Biển Hồ như viên ngọc bích giữa mênh mông đất đỏ Tây Nguyên, là “đôi mắt” của phố núi Pleiku (Do có Hồ thuỷ lợi -Hồ B xây dựng từ năm 1978 ngay cạnh hồ Biển Hồ có diện tích mặt nước khoảng 240ha gần bằng diện tích hồ Biển Hồ, hai hồ nối với nhau bởi kênh thông hồ (50m) nên từ không trung nhìn xuống giống như đôi mắt). Gần đây, tỉnh Gia Lai dự định sẽ cho phép một doanh nghiệp ngoài tỉnh đầu tư thực hiện dự án “Lâm viên Biển Hồ” hàng trăm tỷ đồng với nhiều loại hình dịch vụ du lịch khác nhau nhưng phải bảo đảm tính bền vững về môi trường sinh thái ở đây. Dự án đến nay chưa triển khai nên chưa thể nói gì thêm, tuy nhiên vẻ đẹp tự nhiên của Biển Hồ trên phố núi Pleiku đã được xếp hạng là thắng cảnh đặc biệt và độc đáo./.

Bản đồ Biển Hồ: http://www.skydoor.net/#3623

Biển Hồ, trước đây nguyên là miệng một núi lửa. Dân trong vùng gọi Hồ là Biển và thế là có tên Biển Hồ. Hồ còn mang tên Tơ Nuêng – tên một làng cổ trong huyền thoại. Chuyện kể rằng, làngTơ Nuêng ngày xưa to và đẹp lắm dân bản sống yên vui hòa thuận, bỗng một hôm núi lửa ập tới vùi lấp làng Tơ Nuêng, những người sống sót khóc thương làng mình và người thân mãi không nguôi, nước mắt chảy thành suối đổ về làng mà thành Hồ. Hồ giữ lại tên Tơ Nuêng, một kỷ niệm chung của bản làng.

 
  Một bài viết khác về Biển hồ

Biển Hồ là tên do người Kinh đặt, còn tên thật của nó là Ia Nueng (Tơ Nưng), là một miệng núi lửa khổng lồ nằm ở phía bắc thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. Biển Hồ có hình bầu dục, diện tích khoảng 230ha, xung quanh núi bao bọc và rừng thông xanh mát quanh năm.

Quanh năm hồ ăm ắp nước và luôn luôn xanh ngắt, như một chiếc gương trên chót vót cao nguyên cho mây trời soi bóng. Xung quanh nó có rất nhiều bí ẩn và huyền thoại khiến Biển Hồ lại càng lung linh kỳ ảo trong ký ức của con người, cả người sở tại và du khách.

Theo truyện cổ dân gian của dân tộc Jơ Rai kể về sự tích Ia Nueng (Biển Hồ) khi xưa là bến nước uống chung của làng người Jơ Rai. Nước ở bến Ia Nueng rất xanh trong, soi rõ mặt người. Một hôm, trên đường đi đến bến Ia Nueng để lấy nước, có hai người dân trong làng là Yă Pôm và Yă Chao phát hiện một con lợn trắng rất đẹp. Yă Chao đã bắt con lợn trắng xinh đẹp kia về nuôi ở nhà mình. Hằng ngày, Yă Chao chăm sóc cho lợn trắng đủ thức ăn ngon nhưng chú lợn con không ăn gì cả. Một lần Yă Chao mang những chiếc bầu đi lấy nước ở Ia Nueng về dính những hạt cát trắng thì bỗng nhiên chú lợn con đã liếm hết những hạt cát một cách ngon lành. Sửng sốt trước hiện tượng lạ, sau này Yă Chao cứ đi lấy cát trắng về cho chú lợn ăn và lớn nhanh như thổi. Sau 3 lần trăng tròn, chú lợn trắng lớn bằng con trâu to và khiến cả dân làng ngạc nhiên.

Khi ấy dân làng làm nhà Rông mới và sai người trong làng đi tìm một con lợn thật to để cúng Yàng và làm lễ ăn mừng. Sau khi sai người đi tìm kiếm khắp nơi nhưng không lấy đâu ra con lợn to như Già làng mong muốn nên trở về nhà Yă Chao xin bắt con lợn trắng này để làm thịt. Yă Chao kiên quyết từ chối, dù có đổi bao nhiêu tài sản của dân làng cũng không chịu. Nhưng cuối cùng dân làng đã quyết cử 2 người to khỏe đến bắt cho bằng được con lợn trắng về làm thịt cúng Yàng, và chia đều thịt cho các gia đình trong làng để ăn mừng. Riêng Yă Chao không nhận thịt và thề rằng: “Nếu tôi ăn thịt này thì đất sẽ động, Ia Nueng sẽ sụp lở”. Nhưng đứa cháu của Yă Chao thấy thịt ngon đòi ăn và khóc cả ngày đêm nên bà không cầm được lòng mà phải cho đứa cháu ăn thịt lợn trắng. Bỗng chốc, trời đất, núi rừng rung chuyển, nhà cửa ngả nghiêng, vùi lấp cả dân làng. Yă Chao và cháu của mình cũng chạy nhưng không kịp nên bị nước nhấn chìm biến thành tượng đá dưới đáy hồ…

Ngay cái tên Biển Hồ có lẽ cũng là do khát vọng của con người mà ra. Cao nguyên Pleiku cao hơn mực nước biển cả nghìn mét. Theo nguyên tắc bình thông nhau thì sẽ chẳng có giọt nước nào tồn tại được trên những đỉnh núi cao này. Và vì thế mà con người khao khát nước, khao khát biển. Một nhà thơ đã viết khi đến thăm Biển Hồ: Thương thương quá suốt một đời thiếu nước/ nên cái ao tù cũng thành biển của em… Vì thế có một cái “ao” trên đỉnh núi cao vời vợi, đứng ở dưới Quốc lộ một nhìn lên chỉ thấy mây phủ kín ấy thì người ta gọi là “biển” cũng đúng thôi. Ðối diện với Biển Hồ theo trục Bắc Nam khoảng chục cây số là đỉnh Hàm Rồng, cũng là một miệng núi lửakhổng lồ (xung quanh thành phố Pleiku là hàng trăm miệng núi lửa lớn nhỏ, nhưng lớn nhất vẫn là Biển HồHàm Rồng). Rất đối xứng, một bên nhô lên, bên thụt xuống.

Diện tích của Hàm RồngBiển Hồ cũng tương ứng nhau, hình dáng cũng tương tự nhau. Nếu nhìn từ máy bay, giống như kiểu bứng phần lõm của Biển Hồ đặt vào Hàm Rồng vậy. Tức là nếu bê Hàm Rồng thả xuống Biển Hồ thì sẽ vừa khít, không còn dấu vết. Một cuộc tạo sơn vĩ đại nào đó đã làm việc này. Thời chưa có các phương tiện hiện đại, người ta đồn rằng Biển Hồ… không có đáy, nó thông xuống… biển Quy Nhơn. Nhưng có một thực tế là mực nước Biển Hồ hầu như không đổi nên nó vừa là thắng cảnh, vừa là nguồn nước sinh hoạt chính nuôi sống nhân dân thành phố Pleiku. Cái sự mực nước không đổi này cũng là sự lạ, bởi sáu tháng mùa khô khốc liệt thế, trời không một giọt mưa mà mực nước giữ nguyên thì cũng thật khó giải thích.

Xung quanh Biển Hồ được vây bọc bởi các ngọn núi mà đồng bào dân tộc bám vào các triền thoai thoải của nó để làm nhà, lập làng. Năm nhiều bù năm ít, mỗi năm có ít nhất một người, toàn là thanh niên học sinh, chết đuối làm những bí ẩn về Biển Hồ càng tăng lên.

Hồ Tơ Nưng là hạt ngọc của Plieku mà bất cứ ai đã đặt chân đến vùng đất Tây Nguyên cũng không thể bỏ qua. Con đường nhựa phẳng lỳ chạy xuyên qua những hẻm núi gồ ghề, vách thẳng đứng rêu phong, điểm tô bởi các bụi cây kim ngân hoa vàng rực rỡ dẫn ta đến bờ hồ. Mặt hồ ở cao trên một ngọn núi nên không bị các dải núi xung quanh che khuất, đứng bên bờ hồ có cảm giác như đứng bên bờ biển lộng gió. Có lẽ vì thế hồ Tơ Nưng được gọi là Biển Hồ.

Hồ Tơ Nưng làm say đắm lòng người không chỉ ở mặt nước mênh mông, mây trời lồng lộng mà còn là nơi hội tụ của nhiều loài hoa đẹp, nhiều loài chim, cá quý. Xung quanh hồ là vườn hoa khổng lồ. Cứ mỗi độ xuân về, hoa cúc quỳ trải thảm vàng trên các bìa rừng, bãi cỏ; hoa Ê Pang màu xanh lục phủ kín từ mép hồ lên triền đồi thoai thoải rồi chạy lên tít tận đỉnh núi tiếp giáp với trời mây, hoa gạo màu đỏ rực rỡ trên nền xanh biếc của nước, của trời; lác đác đây đó còn có những thảm hoa mua màu tím, hoa ngải vàng rơm, hoa đơn đỏ hồng…

Nếu tản bộ dọc theo các đường mòn, sẽ thấy trong các lùm cây lau sậy sát bờ nước là nơi trú ngụ của nhiều loài chim đẹp. Chim sin sít lông tím mỏ hồng, giọng hót lanh lảnh như tiếng kèn đồng. Chim bói cá với bộ lông màu lam pha vàng cam, trắng sặc sỡ luôn chao đảo sát mặt nước kiếm mồi, chim cuốc lông đen chũi hay lốm đốm hoa mơ lúc ẩn, lúc hiện trong đám cỏ lau sát bờ nước, chim d’rao, chim trắc ta bay lượn nhịp nhàng trên mặt hồ. Khi chiều tà nắng vàng trải dài trên các sườn đồi, từng đàn chim lũ lượt bay về tổ ven hồ Tơ Nưng. Lúc này không gian như đọng lại trên màu thiên thanh của mặt nước, chỉ có tiếng chim hót rộn ràng và tiếng cánh vỗ lao xao làm lay động bầu không khí tĩnh dặng của vùng hồ.

Hồ Tơ Nưng còn là một ”vựa cá” của Tây Nguyên. Ở đây có hầu hết các loài cá nước ngọt như trắm, chày, trôi, chép. Khi hoàng hôn buông xuống, sương khói bảng lảng, cá lên đớp mồi, bơi lội tung tăng hàng đàn trong làn nước trong vắt tạo ra một vùng sinh thái, một thắng cảnh thiên nhiên tươi đẹp tuyệt vời.

Đi trên hồ Tơ Nưng bằng thuyền độc mộc, vừa ngắm cảnh vừa nghe người lái thuyền kể chuyện bí ẩn của vùng đất huyền thoại, hay cưỡi voi đủng đỉnh dạo quanh hồ; đêm về bên ché rượu cần nghe các cô gái, chàng trai múa hát, bạn sẽ được đắm mình trong không khí tưng bừng náo nhiệt bởi âm vang của cồng chiêng, của những lời ca điệu múa truyền thống đầy chất trữ tình và lãng mạn…
 
Biển trên núi


 
 
 
108410049_7354f18bc1.jpg image by tk88_2007
và chuẩn bị về đêm
Cây cổ thụ ven hồ

 
IMG_0432.jpg image by hunguyenpvi

Ngày 16-11-1988, thắng cảnh thiên nhiên Biển Hồ đã được Bộ Văn hóa- TT cấp Bằng: Di tích danh thắng. Biển Hồ ngoài tác dụng trữ nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt cho dân cư TP Pleiku, nó còn tạo ra một vùng sinh thái rộng lớn. Đặc biệt là các di chỉ khảo cổ được phát hiện tại Biển Hồ đã đem lại bộ sưu tập hiện vật phong phú, là bằng chứng chứng minh lịch sử lâu đời của mảnh đất Gia Lai tươi đẹp và huyền bí.

Cổng vào Biển hồ Nước

DSC06576.jpg image by quycoctu

Đường vào Biển hồ

Biển Hồ trong huyền thoại

  Nguyễn Quang Tuệ 
Theo các nhà khoa học, Biển Hồ là miệng một núi lửa đã ngủ yên. Một nhạc sĩ đã ví Biển Hồ là đôi mắt đẹp của Pleiku duyên dáng. Nhiều tuyến du lịch đã chọn nơi này làm một điểm tham quan của du khách trong và ngoài nước. Và, dĩ nhiên từ lâu lắm rồi, người dân Pleiku vẫn coi Biển Hồ là một niềm tự hào khi giới thiệu về thắng cảnh của quê hương mình với bạn bè…
Hàng nghìn năm đã đi qua, đất bazan vẫn đỏ sậm, mặt hồ vẫn xanh trong và những huyền thoại về Biển Hồ tiếp tục làm cho người ta thêm yêu nơi này.
Thiếu nữ Jrai Pleiku trong ngày hội

       Câu chuyện thứ nhất thuộc về một người nước ngoài khá nổi tiếng, đó là Henri Maitre. Trong công trình nghiên cứu xuất bản lần đầu năm 1912, tại Pháp (Les Jungles Moi – Rú Mọi hay là Rừng người Thượng, đã in tại Việt Nam, 2008) chẳng biết có phải là đã cầm lòng không đậu trước vẻ đẹp của Biển Hồ hay không mà ông dừng bút khá lâu tại đó. Trong tác phẩm, không chỉ khảo cứu hình thế, nguồn nước, con đường người Chăm thâm nhập cao nguyên thủa trước, mà từ những năm đầu thế kỉ 20, “nhà thám hiểm” người Pháp này còn ghi lại cho chúng ta một huyền thoại. Ông kể rằng: Teneung (Tơnueng – NV) là một cái hồ thiêng của người Habau (tức người Jrai Hà Bầu, một cách định danh nhóm tộc người – NV), nằm bên đường từ Pleiku đi Kon Tum. Theo người Jrai ở khu vực này, dưới đáy của cái hồ lớn ấy có một chiếc chum của thần Ia Tiaou – gọi là Seron Iuan – (Ia Tiaou có thể là sự phiên âm từ Yă Chao = Bà Chao; Seron Iuan là Seron Yuan = Một loại ghè quí do người Việt sản xuất – NV). Vì những lí do khác nhau, người Chăm đã trút tất cả nước vào đồng bằng Menam – một vùng đầm lầy rộng lớn nằm cách hồ Teneung 5 cây số về phía bắc – khiến nước hồ cạn đi. Sau đó, người Chăm sử dụng chính chiếc chum đó bịt nguồn nước lại. Vì vậy, khi họ kéo nó ra, nước nước liền vọt lên cuồn cuộn, nhấn chìm hết tất cả những người Jrai ở nơi đó, và làm cho đầy lòng hồ trở lại.
Câu chuyện thứ hai về Biển Hồ do ông Nay Ju kể trên Nguyệt san Thượng vụ, năm 1967. Chuyện kể đại ý rằng, ngày xưa, ở một làng Jrai rộng lớn nọ, năm kia bị hạn hán, trâu bò bị dịch bệnh chết hết. Đến ngày cúng yang, không có trâu bò, tộc trưởng đành sai người vào rừng tìm bắt nai về làm lễ. Sau khi đã có nai, theo thói quen, dân làng tụ tập tại nơi sẽ làm lễ, đánh chiêng, uống rượu suốt đêm. Rồi việc cúng yang với lễ vật là nai cũng được hoàn thành, mỗi người đều được chia một phần thịt của con vật ấy, theo tục xưa. Nào ngờ, mọi người đang vui vẻ ăn uống, bỗng mặt đất rung chuyển rồi sụp ập xuống. Nước từ đâu ào ạt dâng cao, dìm chết hết tất cả dân làng, trừ vợ chồng Măk – May đang đi thăm họ hàng ở nơi khác là còn sống. Hai người sọ hãi chạy đến các làng khác, kể cho họ nghe câu chuyện của làng mình. Từ đó, vùng đất này có Biển Hồ, cũng từ đó, người Jrai không dám cúng yang bằng thú rừng nữa.
Chuyện thứ ba do ông Rơmah Del kể, trong một tập truyện cổ được in tại Gia Lai – Kon Tum, năm 1983, đại ý: Ngày xưa, Ia Nueng là một bến nước không bao giờ cạn; ba làng người Jrai ở đó luôn sống trong no đủ. Ngày nọ, yă (bà) Pôm và yă Chao ra bến gùi nước. Trên đường đi, họ nhìn thấy một con heo trắng rất đẹp. Bà Chao chưa từng thấy con heo nào đẹp như vậy, liền nói với bà Pôm rằng, mình sẽ đem con vật kia về nuôi, nếu chủ nó biết sẽ liền trả lại. Mang heo về thả, bà Pôm chẳng thấy nó đi đâu mà chỉ ủn ỉn quanh nhà, cho gì cũng chẳng ăn, đến cháo gạo cũng còn chê. Thế rồi một hôm, bà phát hiện ra con vật quí của mình chỉ thích ăn cát. Từ đó, yă Pôm nuôi heo bằng cát. Lạ lùng sao, mới ba lần trăng tròn, con heo đã to bằng trâu… Sau mùa thu hoạch, dân làng sửa soạn cúng yang. Anh em em Rok, Set được cử đi tìm heo bự. Họ đi khắp nơi mà chưa được việc, đành trở về, đến nhà yă Pôm nài nỉ. Bà không chịu nhưng rồi cuối cùng thì những người ấy cũng vây bắt được con heo khổng lồ nọ. Heo trắng được giết thịt, cúng yang, chia đều cho mọi người. Thương heo quí, bà Pôm thề rằng, nếu mình ăn miếng thịt kia, đất sẽ động, Ia Nueng sụp xuống. Không ăn nhưng vì thương đứa cháu khóc suốt một ngày đòi ăn thịt, bà đành lấy cho nó một miếng nhỏ. Thế là, ông trời nổi giận và cái gì đến đã đến. Ia Nueng thành Biển Hồ từ đấy.

Hoa phong lan
Ba huyền thoại được kể vào những thời điểm khác nhau, mỗi cái một dáng vẻ nhưng dĩ nhiên, không phải là tất cả những gì thuộc về văn hóa dân gian liên quan đến Biển Hồ. Khảo cổ học hiện đại đã khẳng định Pleiku chính là nơi bao chứa “nền văn hóa Biển Hồ”. Ở đó, nhiều trầm tích văn hóa được phát hiện, đã chứng minh rằng từ xa xưa từng có dấu chân người tiền sử…
       Một hôm nào đó, đứng bên mặt hồ soi bóng thông yên bình trong vi vút gió lành, tôi thầm tự nhủ: May mắn sao, mình đang được sống ở một miền đất giàu có những tiềm năng!

HỒ THUỶ LỢI BIỂN HỒ

Hồ thuỷ lợi (Hồ B) nối thông với Hồ Tơ Nưng bởi kênh thông hồ, dân Pleiku thường gọi là Biển Hồ chè xây dựng từ năm 1978, hoàn thành đưa vào sử dụng năm 1983, hồ hình thành bởi đập chặn suối Ia Nhinh. Cấp nước cho Đập dâng Ia Sao tưới tự chảy cho 2.000ha cà phê, 60ha chè, 300ha lúa, màu và bổ sung nước cho Hồ Tơ Nưng (Hồ A hay Biển hồ nước) vào mùa mưa

Hồ B (Hồ Thuỷ lợi có diện tích tương đương Hồ Tơ Nưng Về mùa kiệt) 240ha,

Gần 400ha về mùa mưa Nếu du khách đi du thuyền của Khu du lịch sinh thái
Biển hồ thuộc Công ty Khai thác công trình thuỷ lợi Gia lai về phía thượng nguồn
(Núi Chư Jôr) sẽ thấy phong cảnh thiên nhiên còn rất nguyên sơ và hùng vĩ Có thể
xem thượng nguồn lòng hồ qua bản đồ vệ tinh sau: 
 
   
Thông số kỹ thuật hồ Thuỷ lợi

*Các thông số cơ bản của hồ chứa thuỷ lợi Biển hồ:

+ Cao trình MNDBT                          : + 745,00m

+ Cao trình MNDGC thiết kế P=1%   : + 746,47m

+ Cao trình MNDGC kiểm tra P=0,2%: + 746,71m

+ Cao trình MNC                               : + 738,00m

+ Dung tích toàn bộ                            : 42,00 x 106m3

+ Dung tích hữu ích                            : 28,50 x 106m3

+ Dung tích chết                                 : 13,50 x 106m3

+ Hệ số sử dụng dòng chảy a = 0,84

+ Hệ số dung tích b= 0,69

+ Chế độ làm việc của hồ chứa: điều tiết nhiều năm.

*Đập đất:

+ Cao trình đỉnh đập                    : +748,30m

+ Cao trình đỉnh tường chắn sóng  : +749,00m

+ Chiều rộng đỉnh đập                 :      5,50m

+ Chiều dài đỉnh đập                    :  L=280,00m

+ Chiều cao đập max                    : Hmax= 24,00m

+ Độ dốc mái thượng hạ lưu đập : mt =4,0; mh = 3,35 và 3,5

+ Hình thức kết cấu đập: Đập đất đồng chất + gia tải hạ lưu.

*Tràn xả lũ: Nằm ở Hồ Tơ Nưng (Biển Hồ) do hai nối thông nhau bởi kênh thông hồ

– Cao trình ngưỡng tràn            : +745,00m

– Cao trình đỉnh đập không tràn: + 748,30m

– Cột nước tràn max                 :       1,47m

– Chiều rộng tràn                      :    18,00m

– Lưu lượng thiết kế tràn P=1%:     51,00m3/s

*Cống lấy nước:

– Cao trình ngưỡng cống : +736,14m

– Lưu lượng thiết kế cống: 3,00m3/s

– Khẩu diện cống            : (1,00×1,25)m2

– Chiều dài cống             : 70,00m

– Cao trình đầu dốc nước : +735,50m

– Cao trình cuối dốc nước: +730,49

– Chiều dài dốc nước      :50,10m

– Độc dốc dốc nước        : 10%

– Chế độ chảy trong cống: không áp

*Đường quản lý cụm đầu mối:

– Chiều rộng mặt đường:       5,50m

– Chiều rộng nền đường:       7,50m

– Chiều dài đường        : 1.927,00m

– Kết cấu đường: nền đường đá dăm (4×6) dày 15cm, mặt đường đá dăm dày 10cm láng nhựa tiêu chuẩn 6kg/m2

DSC03014.jpg picture by viethungsokute

DSC03016.jpg picture by viethungsokute

ỦY BAN NHÂN DÂN  CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    TỈNH GIA LAI                              Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số : 90/2006/QĐ-UBND     Pleiku, ngày 01 tháng 11 năm 2006

QUYẾT ĐỊNH

V/v Phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu Lâm viên Biển Hồ,

thành phố Pleiku.

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003;

Căn cứ Luật Xây dựng năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về Quy hoạch Xây dựng;

Theo đề nghị của UBND thành phố Pleiku tại Tờ trình số 182/TT-BQL ngày 19/10/2006 kèm theo Báo cáo thẩm định số 50/BCTĐ-SXD ngày 20/10/2006 của Sở Xây dựng,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu Lâm viên Biển Hồ, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai theo các nội dung sau:

1/ Địa điểm và ranh giới quy hoạch:

– Địa điểm: Xã Biển Hồ, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.

– Giới cận:

+ Phía Đông: Giáp đất trồng cây công nghiệp và khu dân cư thôn 3.

+ Phía Tây  : Giáp đất trồng cây công nghiệp.

+ Phía Nam: Giáp đường Tôn Đức Thắng.

+ Phía Bắc  : Giáp đường giao thông và đất trồng cây công nghiệp.

2/ Quy mô quy hoạch:

– Quy mô quy hoạch: 440,42 ha.

Trong đó:   + Diện tích mặt nước : 220,7 ha.

                   + Diện tích trên cạn  : 219,72 ha.

3/ Quy hoạch sử dụng đất:

– Diện tích mặt nước                              : 220,7 ha; chiếm tỷ lệ: 50,11%.

– Đất khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng: 20,6 ha; chiếm tỷ lệ: 4,67%.

– Đất giao thông, bãi đỗ xe                          : 51,3 ha; chiếm tỷ lệ: 4,67%.

– Đất nhà ở hiện trạng                                  : 4,48 ha; chiếm tỷ lệ: 1,01%.

– Đất khu nhà vườn                                      : 1,6 ha; chiếm tỷ lệ: 0,37%.

– Đất khu thưởng ngoạn ngắm cảnh, dạo bộ, vườn cây cảnh: 10,7 ha; chiếm tỷ lệ: 2,43%.

– Đất trồng cây xanh lâm viên, hoa viên, khu thưởng ngoạn ngắm cảnh: 131,04 ha; chiếm tỷ lệ 29,76%.

Tổng cộng : 440,42 ha; chiếm tỷ lệ: 100%.

4/ Quy hoạch kiến trúc cảnh quan:

Do cấu trúc địa hình của Biển Hồ hình thành từ miệng núi lửa âm nên độ dốc lớn và thoải đều bốn phía về lòng hồ. Giải pháp hình thành các đường vành đai, đường kỹ thuật, đường dạo bộ song song với đường đồng mức nhằm chống xói lở, chống ô nhiễm. Trên cơ sở đó hình thành 3 lớp cảnh quan chính cho Lâm viên gồm:

– Lớp cảnh quan vành đai (vành đai ngoài):

+ Hành lang bảo vệ tiếp giáp các khu dân cư, đường giao thông chính, đất sản xuất nông nghiệp, quốc phòng…

+ Hình thành đường vành đai cho Lâm viên, tạo hành lang cứng có hàng rào bảo vệ nghiệm ngặt hệ sinh thái của Biển Hồ. Trên cơ sở đó bố trí hệ thống thu và xử lý nước mưa tập trung nhằm tránh ô nhiễm và sạt lở cho thành hồ. Bố trí các vị trí giao tiếp với đường giao thông chính thông qua các lối vào Lâm viên theo 4 vị trí (Cổng vào chính đường Tôn Đức Thắng, cổng vào lâm viên và khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng phía Tây và cổng vào phía Đông khu sinh vật cảnh, vườn tượng, lâm viên trồng cây bản địa…).

+ Cảnh quan vành đai ngoài chủ yếu là cảnh quan dọc hai bên đường Tôn Đức Thắng đường Đ1, Đ2, Đ3, Đ4. Bố trí trồng cây xanh, đèn chiếu sáng, trang trí, hình thành vỉa hè đi bộ, cổng chào, bãi đậu xe, các công trình dịch vụ, hàng rào bảo vệ…

­- Lớp cảnh quan cây xanh, kỹ thuật:

+ Vành đai chuyển tiếp giữa vành đai và vành đai bảo vệ lòng hồ. Vành đai này có diện tích lớn 161,58 ha chiếm 68% so với diện tích trên cạn. Trong đó diện tích Lâm viên, thưởng ngoại là 107,68 ha. Diện tích trồng cây xanh chiếm tỷ lệ 80% còn lại là đường giao thông nội bộ và khu thưởng ngoại.

+ Tạo lớp cây xanh Lâm viên dày, trồng bổ sung thêm cây lớn, có tuổi thọ lâu năm, đây là lớp nền cho Lâm viên có ranh giới từ vành đai ngoài đến đường giao thông nội bộ.

+ Quy hoạch tuyến giao thông nội bộ ở cốt 745 m dọc theo đường đồng mức cùng cốt. Đường giao thông này có nhiệm vụ thu nước mưa, chống sạt lở và bố trí trồng cây xanh, đèn trang trí, lan can, kè đá bảo vệ…

+ Các điểm giao tiếp của đường nội bộ với các trục cảnh quan xương cá (các trục đầu nối từ cổng vào xuống lòng hồ) bố trí các hoa viên nhỏ, chòi nghỉ, ngắm cảnh…

– Lớp cảnh quan ven hồ:

+ Khu vực có nền đất yếu phủ trên bề mặt là phù sa do thủy triều lên xuống của dòng nước. Giải pháp trồng cây trang trí ven hồ và một số cây có chiều cao thấp, có khả năng chống xói lở.

+ Khu vực có khả năng bị xâm thực lớn cần gia cố kè đá, trồng cỏ chống sạt lở…

5/ Quy hoạch xây dựng hạ tầng kỹ thuật:

a. Giao thông:

– Hình thành đường giao thông vành đai ngoài, gồm các đường Tôn Đức Thắng, Đ2, Đ3, Đ4. Các đường có chỉ giới như sau:

+ Đường Tôn Đức Thắng (đoạn qua khu quy hoạch): Mặt cắt đường là: 30m; lòng đường 21m, vỉa hè mỗi bên 4,5m.

+ Đường Đ2: Lòng đường: 7m, vỉa hè mỗi bên từ 3m – 5m.

+ Đường Đ3: Mặt cắt đường là: 30,5m; lòng đường: 10,5m, vỉa hè mỗi bên 1,5m, ta ly đường mỗi bên 8,5m.

+ Đường giao thông nội bộ Đ4: Lòng đường 6m – 7m, vỉa hè + mương thu nước: 3m – 5m.

+ Đường giao thông dạo bộ Đ5: Lòng đường 3m, vỉa hè + mương thu nước: 2m.

+ Đường Đ6: Mặt cắt đường là: 26m; lòng đường: 14m, vỉa hè mỗi bên 5m, dãy cây xanh cách ly: 2m.

+ Đường Đ7: Mặt cắt đường là: 50m; lòng đường: 28m, vỉa hè mỗi bên 10m, dãy cây xanh cách ly: 2m.

b. Cấp nước:

– Nước cấp sinh hoạt cho các công trình sử dụng nguồn cấp nước chung Thành phố.

– Nước tưới cây xanh lâm viên, nước tạo cảnh quan sử dụng hệ thống bơm nước cục bộ lấy nước từ Biển Hồ.

– Kết cấu:

+ Đường ống chính cấp nước sạch cho sinh hoạt trong phạm vi Lâm viên dùng ống thép tráng kẽm D100 chôn dưới mặt đất dọc theo vỉa hè sâu 0,7m. Dọc theo trục đường ống khoảng trung bình 50m bố trí một trụ cứu hỏa D100 để cấp nước cứu hỏa.

+ Đường ống cấp nước tưới cây dùng ống thép tráng kẽm D50 chôn dưới mặt đất sâu 0,7m.

+ Lắp đặt 4 trạm bơm nước có công suất mỗi trạm 0,7 lít/giây để bơm cấp nước tưới cây và tạo cảnh quan cho Lâm viên.

– Công suất cấp nước sinh hoạt:

+ Cấp nước cho cán bộ công nhân viên 100 lít/người/ngày đêm.

+ Cấp nước cho khách du lịch 10-70 lít/người/ngày đêm.

+ Cấp cho chữa cháy và rò rỉ lấy 30% cấp nước sinh hoạt.

Tổng lưu lượng nước sạch cấp cho sinh hoạt 16 m3/ngày đêm.

c. Cấp điện:

– Nguồn điện đầu nối từ hệ thống đường dây 22KV dọc đường Tôn Đức Thắng.

– Kết cấu:

+ Đường điện 22 KV dùng cột thép mạ kẽm nhúng nóng và bê tông ly tâm cao 12m, dây dẫn dùng cáp bọc 24KV 3*XLPE/PVC 95mm2.

+ Đường điện cáp ngầm 0,4KV cấp điện cho sinh hoạt và máy bơm nước, dùng cáp bọc hạ thế CVV3*95+1*70 luồn trong ống thép D60 mạ kẽm chôn sâu dưới mặt đất 0,8m.

+ Đường điện cáp ngầm 0,4KV cấp điện cho đèn chiếu sáng giao thông và đèn chùm trang trí hoa viên dùng cáp bọc hạ thế CVV4*35 luồn trong ống thép D60 mạ kẽm chôn sâu dưới mặt đất 0,8m. Cột đèn chiếu sáng dùng cột thép hình bát giác cao 9m, sử dụng bóng đơn hoặc bóng đôi 250W-220W ánh sáng vàng. Cột đèn chùm trang trí hoa viên dùng cột cao 2,5m một bóng đơn hoặc 4 bóng.

– Công suất cấp điện:

+ Chỉ tiêu cấp điện cho công viên cây xanh TDTT 30KW/ha: P = 948kW.

+ Chỉ tiêu cấp điện cho chiếu sáng giao thông 25 KW/ha: P = 744 KW.

Tổng công suất cấp điện P = 1692 KW.

Chọn 3 trạm biến áp có tổng dung lượng S = 2.115KVA.

d. Thoát nước thải và vệ sinh môi trường:

­- Nước thải sinh hoạt và nước mưa bên ngoài khu Lâm viên được thu gom bằng hệ thống mương thoát chính xây đá hộc rộng 1m, sâu 1,2m có nắp đan BTCT, hố ga thu nước có kích thước 1,5m x 1,5m x 1,5m, khoảng cách trung bình 50m bố trí một hố ga. Thoát theo hai hướng Bắc và hướng Tây về 2 trạm xử lý nước thải để xử lý rồi xả vào suối Vối.

– Nước thải sinh hoạt các công trình thuộc Lâm viên quy hoạch được thu gom bằng hệ thống mương thoát xây đá hộc rộng 0,8m, sâu 1m có nắp đan BTCT, hố ga thu nước có kích thước 1,2m x 1,2m x 1,2m, khoảng cách trung bình 50m bố trí một hố ga. Nước thải phải được xử lý cục bộ bằng hầm vệ sinh tự hoại trước khi thoát ra hệ thống mương chính của toàn khu.

– Nước mưa, nước mặt trong lâm viên quy hoạch sẽ được hướng dẫn bằng các mương xây đá hộc rộng 0,6m, sâu 0,8m có nắp đan BTCT, hố ga thu nước có kích thước 1m x 1m x 1m, khoảng cách trung bình 50m bố trí một hố ga. Hệ thống mương được bố trí dọc theo các trục đường giao thông trong khu Lâm viên. Nước mưa, nước mặt được dẫn về các bể xử lý nước sinh học để xử lý lắng lọc đạt tiêu chuẩn loại A trước khi cho chảy xuống hồ.

– Nước thải sinh hoạt sau khi xử lý phải đạt loại A, TCVN 5945 – 1995 theo Tiêu chuẩn Việt Nam trước khi cho thải ra suối Vối.

– Lưu lượng nước thải sinh hoạt lấy bằng 80% lượng nước cấp cho sinh hoạt.

Điều 2. Giao cho UBND thành phố Pleiku:

1/ Tổ chức công bố quy hoạch để các tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện.

2/ Lập phương án bồi thường và di dời các hộ dân, mồ mả, ruộng vườn nằm trong quy hoạch.

3/ Chỉ đạo thực hiện dự án theo quy hoạch được duyệt, phối hợp với các cơ quan có liên quan để triển khai thực hiện.

Điều 3. Các Ông Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường; Giao thông Vận tải, Công nghiệp, Nông nghiệp và PTNT, Bưu chính Viễn thông, Nội vụ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Pleiku; Thủ trưởng các Sở, ban ngành có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

CHỦ TỊCH

Phạm Thế Dũng

DU LỊCH TÌM HIỂU VĂN HOÁ-DI CHỈ KHẢO CỔ BIỂN HỒ

Biển Hồ là di chỉ khảo cổ học đầu tiên ở Tây Nguyên được khai quật, có hiện vật phong phú, là đại diện cho nhóm di chỉ ở khu vực cao nguyên Pleiku được các nhà khảo cổ minh định là: Văn hóa Biển Hồ.

Biển Hồ vốn là miệng một núi lửa đã ngừng hoạt động từ lâu, nay thuộc xã Biển Hồ, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. Theo các nhà khảo cổ học, trong số 36 địa điểm khảo cổ học tiền sử ở Gia Lai, trong đó có 31 địa điểm cư trú – mộ táng, 5 địa điểm di chỉ cư trú – công xưởng chế tác rìu từ đá Opal… Các địa điểm này bước đầu được xác nhận thuộc văn hóa Biển Hồ. Di chỉ khảo cổ học Biển Hồ lần đầu tiên được biết đến bởi công bố của P.B. Lafont (1956). Đến năm 1993, Viện Khảo cổ học Việt Nam tổ chức khai quật 50m2, cách trung tâm Tp. Pleiku 6km theo đường chim bay, cách QL 14 khoảng 3km về phía Đông, cách di chỉ Trà Dôm 15km về phía Tây Bắc. Hiện nay, Biển Hồ đang trở thành một địa điểm du lịch tìm hiểu văn hóa rất hấp dẫn. Theo PGS.TS Nguyễn Khắc Sử – chủ trì công trình khai quật di chỉ khảo cổ học Biển Hồ: Di chỉ Biển Hồ có một tầng văn hóa. Lớp mặt, tầng văn hóa và sinh thổ đều là đất basalte, song độ rắn chắc và màu sắc các lớp là khác nhau. Tầng văn hóa đất sẫn hơn, tơi hơn và mật độ tập trung vết tích hoạt động của con người cao hơn. Trong hố khai quật 50m2 thu được 187 hiện vật đá, 1.650 mảnh tước, 17 hiện vật bằng đất nung và 32.289 mảnh gốm.

Đồ gốm ở di chỉ Biển Hồ có mật độ 650 mảnh/m2. Gốm Biển Hồ có 3 loại chất liệu: Gốm đỏ, gốm xám, gốm đen. Gồm các loại gốm miệng loe cong, loe gãy, miệng thẳng, cụp kiểu cóng cá vàng, miệng có cổ… Đế gốm có loại thẳng, xiên ngắn chân cao bát bồng, đế hình trụ chân xòe… Hoa văn của bát, bình, vò, nồi có văn thừng, văn khắc vạch các đường thẳng song song, trong đó có các vạch ngắn hình dạng hình học, chấm dải, đắp chỉ nổi, ấn lỗ hình vuông hoặc hình thoi; trổ ống dạ hình tròn hoặc bán nguyệt; miết láng trên gốm thô đỏ; tô ánh chì trên gốm thô đen… Gốm Biển Hồ đa số được nặn bằng tay, một số ít bằng bàn xoay, độ nung khá cao, chín đều, xương cứng, hạt mịn. Một số được tô thổ hoàng hoặc ánh chì. Ở đây vắng kỹ thuật dải cuội và để khuôn… Qua đó cho thấy: Biển Hồ là di tích cư trú – xưởng – mộ táng, trong đó vết tích cư trú là đậm đặc nhất; Niên đại hậu kỳ đá mới và sơ kỳ đồng thau, khoảng 3.500 năm cách ngày nay. Cư dân cổ ở Biển Hồ là những người định cư làm nông nghiệp, có kỹ thuật chế tác đồ đá, đồ gốm tương đối cao, có thể đã được chuyên môn hóa nhất định. Họ có quan hệ chặt chẽ với các cư dân trên cao nguyên Pleiku như Trà Dôm, Bàu Cạn, Thôn Bảy; với cư dân văn hóa Lung Leng (Kon Tum), văn hóa Bàu Tró (Quảng Bình) và cư dân khác ở ven biển Bắc Bộ Việt Nam và các cư dân tiền sử Lào, Campuchia.

Đặc trưng cơ bản của văn hóa Biển Hồ là việc sử dụng phổ biến bôn hình răng trâu làm từ Phtanite, rìu bôn có vai ghè lại lưỡi là từ đá silex, đá opal, những viền đá ghè tròn có lỗ thủng giữa, cùng với đồ gồm đất sét pha cát, chế tạo nặn tay kết hợp với bàn xoay, độ nung tương đối cao tạo ra nồi, bát bồng, vò, âu, ấm có vòi trang trí hoa văn khắc vạch… Mang dấu ấn đặc trưng của văn hóa Biển Hồ có di chỉ Trà Dôm, ở thôn An Mỹ, xã An Phú, Tp. Pleiku. Nơi đây các nhà khảo cổ học đã thu được 241 công cụ lao động, trên 32.000 mảnh gốm các loại… Thể hiện Trà Dôm là nơi cư trú, nơi để mộ táng và gia công lại công cụ đá của người tiền sử, thuộc hậu kỳ đá mới, sơ kỳ thời đại đồng thau, cách ngày nay khoảng 3.500 năm. Tương đồng với văn hóa Biển Hồ có di chỉ thôn Bảy, huyện Chư Prông nằm cách Tp. Pleiku 30km về phía Đông Bắc theo đường chim bay. Di chỉ thôn Bảy rộng khoảng 10 ngàn m2. Ở đây phát hiện tới 2134 đồ đá, gồm công cụ rìu tứ giác, rìu vai xuôi, rìu vai vuông, đốc rìu, bôn có vai, cuốc, đục, cưa, bàn mài, hòn ghè, hòn kê… và hàng chục ngàn mảnh gốm được làm bằng bàn xoay, thể hiện ở các tiêu chí tròn đều, mỏng đều không thấy dấu kê dập.

* Văn hóa Taiper:

Lần đầu tiên ở Tây Nguyên tìm thấy công cụ bằng gỗ hóa thạch. Đó là trường hợp cư dân cổ Taiper, xã Iako, huyện Chư Sê Gia Lai) đã sử dụng gỗ hóa thạch làm nguyên liệu để làm bàn đá mài. Gia công và sử dụng phổ biến tinh thể thạch anh với nhiều kích thước khác nhau để làm đồ trang sức. Chế tác, tu chỉnh và sử dụng một số công cụ mảnh tước dạng hình học từ đá lửa, đá Opal. Đặc biệt cư dân Taipêr chỉ đảm nhận một công đoạn trong qui trình chế tác rìu có vai bằng đá Opal, thể hiện một kiểu phân công lao động và mối giao lưu văn hóa giữa Bắc và Nam Tây Nguyên. Taipêr là di chỉ khảo cổ học có quy mô lớn, có tầng văn hóa tương đối dày và được bảo tồn khá nguyên vẹn. Đây là nơi cư trú, xưởng chế tác rìu có vai bằng đá Opal, đồng thời là nơi để mộ táng của cư dân cổ. Tất cả các phác vật bằng đá Opal có kích thước nhỏ, còn lưu lại lỗi kỹ thuật trong quá trình chế tác. Bàn mài đa dạng về chất liệu, ổn định về chức năng… cho thấy cư dân Taipêr ở vào trình độ hậu kỳ đá mới – sơ kỳ đồng thau, niên đại khoảng 3.000 năm cách ngày nay. Chỉ sau khi phát hiện di chỉ – xưởng chế tác công cụ đá lửa này, nguồn gốc bản địa của các nền văn hóa Tây Nguyên mới được khẳng định. Đây là một nhận thức mới về tiền sử Tây Nguyên.

Nhận thức lớn nhất trong chuyến đi du lịch tìm hiểu văn hóa Tây Nguyên của chúng tôi là: Các nền văn hóa tiền sử trong vùng không tách rời nhau, đồng thời có mối giao lưu với các cư dân cổ vùng Đông Nam Bộ, ven biển Trung bộ, Bắc Việt Nam, Lào và Campuchia. Nền văn hóa cổ xưa ở Tây Nguyên có những đặc thù riêng, phản ánh một đời sống tinh thần, đời sống tâm linh phong phú và đa dạng, độc đáo và huyền bí.

Nguồn: ĐINH THỊ NGA
Du lịch tìm hiểm văn hóa (KỲ II: Lung linh biển hồ)(29/07/08)