BÁO CÁO HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG NƯỚC MẶT HỒ CHỨA THỦY LỢI CHƯ PRÔNG-GIA LAI

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH GIA LAI
CÔNG TY TNHH MTV KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI GIA LAI
BÁO CÁO
HIỆN TRẠNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG NƯỚC MẶT
Tên công trình: Hồ chứa nước Chư Prông
Địa điểm xây dựng: Thị trấn Chư Prông – Huyện Chư Prông – Tỉnh Gia Lai
MỞ ĐẦU
1. Thông tin chung về tổ chức:
1.1. Tên tổ chức đề nghị cấp giấy phép: Công ty tránh nhiệm hữu hạn một thành viên khai thác công trình thủy lợi Gia Lai.
1.2. Quyết định thành lập:
– Quyết định số 529/QĐ-UBND ngày 11 tháng 8 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai về việc phê duyệt Đề án chuyển đổi Công ty Khai thác công trình thủy lợi thành Công ty tránh nhiệm hữu hạn một thành viên và điều lệ tổ chức hoạt động công ty TNHH một thành viên khai thác công trình thủy lợi
– Giấy đăng ký kinh doanh số 3906000016, cấp ngày 17 tháng 11 năm 2010, Nơi cấp Phòng đăng ký kinh doanh sở Kế hoạch và Đầu tư Gia Lai.
– Lĩnh vực hoạt động theo giấy đăng ký kinh doanh.
+ Vận hành hệ thống tưới tiêu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.
+ Xây dựng, sửa chữa nâng cao, hoàn thiện công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
+ Tư vấn, lập dự án đầu tư, khảo sát thiết kế, giám sát thi công xây dựng công trình thủy lợi cấp 3 trở xuống.
+ Dịch vụ bán vé vào công trình đầu mối Ayun Hạ, tham quan các hạng mục và cảnh quan thiên nhiên, nhân tạo; Dịch vụ đưa khách tham quan dã ngoại, thắng cảnh lòng hồ; Nghiên cứu ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản.
+ Lập dự án và thực hiện các chương trình khuyến ngư, hướng dẫn phổ cập kỹ thuật phương pháp sản xuất nuôi trồng đánh bắt thủy sản nước ngọt trên địa bàn toàn tỉnh; liên doanh, liên kết nuôi trồng thủy sản các hồ chứa do công ty quản lý.
+ Dịch vụ du lịch, sản xuất kinh doanh mua bán điện.
1.3. Địa chỉ trụ sở chính: số 97A, Phạm Văn Đồng, Phường Thống Nhất, thành phố Plei Ku, Tỉnh Gia Lai.
1.4. Điện thoại: 0593824227; Fax: 0593824227;
1.5. Email:ctyktcttlgl@gmail.com
2. Tóm tắt về công trình.
2.1. Tên công trình: công trình thủy lợi – Hồ chứa nước Chư Prông
* Mục đích, quy mô, cấp công trình, thông số kỹ thuật và nhiệm vụ:
* Mục đích: Chủ động sản xuất nông nghiệp, mở rộng diện tích, ổn định đời sống và tăng thu nhập của đồng bào các dân tộc trong vùng hưởng lợi do công trình mang lại.
* Quy mô.

* Cấp công trình, tần suất thiết kế, các hệ số an toàn:

a. Cấp công trình và tần suất thiết kế
Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 04 -05/2012 BNNPTNT:
– Theo điều kiện: chiều cao lớn nhất đập đất là 25,5m, trên nền đất loại B (nền đất), công trình thiết kế cấp II.
– Theo điều kiện tưới lớn nhất 700ha: công trình cấp IV
– Theo điều kiện V hồ: Ứng với MNDBT V = 4,134×106m³: công trình cấp III
Vậy cấp công trình thiết kế, tính toán là công trình cấp II
b. Các chỉ tiêu thiết kế và các hệ số lệch tải:
b.1. Các chỉ tiêu thiết kế:
– Lũ thiết kế với P = 1,0%
– Lũ kiểm tra với P = 0,2%
– Cấp nước tưới với tần suất đảm bảo P = 85%
– Hệ số ổn định mái dốc cơ bản: K = 1,5; đặc biệt: K = 1,2.
– Hệ số đầm chặt của đập >= 0,97
b.2. Hệ số lệch tải:
– Trọng lượng bản thân công trình: n = 1,05 (0,95)
– Áp lực đất thẳng đứng: n = 1,10 (0,90)
– Áp lực ngang của đất: n = 1,20 (0,80)
– Áp lực nước: n=1,00
Hồ chứa nước Chư Prông được xây dựng và đưa vào sử dụng từ năm 2006, trong giai đoạn thiết kế sử dụng tiêu chuẩn: TCVN 5060: 1990 công trình thuỷ lợi – các quy định chủ yếu về thiết kế, quy mô cho thiết kế công trình là cấp III có tần suất đảm bảo tưới P=75%; tần suất lũ thiết kế P=1%, lũ kiểm tra P=0,5%.
Hiện nay theo QCVN 04-05: 2012/BNNPTNT, hồ chứa nước Chư Prông có chiều cao đập Hmax = 25,5m là công trình cấp II có các chỉ tiêu thiết kế:
+Lũ thiết kế với P = 1,0%
+Lũ kiểm tra với P = 0,2%
+Cấp nước tưới với tần suất đảm bảo P = 85%
Bang2.1-1:* Các thông số kỹ thuật công trình thủy lợi hồ chứa nước Chư Prông
TT
Thông số kỹ thuật
Đơn vị
Giá trị
I
Diện tích lưu vực
km2
15
II
Diện tích tưới
ha
700
III
Cấp công trình
II
IV
Hồ chứa
1
Mực nước dâng bình thường
m
473,70
2
Mực nước dâng gia cường
m
474,10
3
Mực nước chết
m
461,50
4
Dung tích toàn bộ
106 m3
4,134
5
Dung tích hiệu dụng
106 m3
3,814
6
Dung tích chết
106 m3
0,320
7
Diện tích mặt hồ ứng với MNDBT
ha
59,38
8
Diện tích mặt hồ ứng với MNDGC
ha
72,00
9
Diện tích mặt hồ ứng với MNC
ha
10,00
V
Đập chính: đập đất đồng chất
1
Cao trình đỉnh đập
m
475,00
2
Cao trình tường chắn sóng
m
476,00
3
Chiều cao đập lớn nhất
m
25,50
4
Chiều rộng đỉnh đập
m
6
5
Chiều dài đỉnh đập
m
421,00
6
Hệ số mái thượng lưu
3,5 & 3,75
7
Hệ số mái hạ lưu
3,5 & 3,25
8
Cao trình cơ thượng lưu
m
464,00
9
Cao trình cơ hạ lưu
m
466,50
10
Bề rộng cơ
m
VI
Tràn xả lũ: 2 cửa van cung, đóng mở bằng điện, chia làm 2 khoang mỗi khoang 4m, vai phải đập.
1
Cao trình ngưỡng
m
471,20
2
Chiều rộng tràn
m
8
3
Lưu lượng xả thiết kế
m3/s
66,7
4
Chiều dài dốc nước
m
135,00
5
Chiều rộng dốc nước
m
8
6
Độ dốc dốc nước
%
6-12
7
Chiều dài bể tiêu năng
m
21,0
8
Chiều rộng bể tiêu nămg
m
8,10
9
Chiều sâu bể tiêu năng
m
1,00
VII
Cống lấy nước: cống tròn, có áp D70cm
1
Khẩu diện
cm
70×70
2
Cao trình đáy cửa vào
m
460,1
3
Cao trình đáy cửa ra
m
460,25
4
Lưu lượng thiết kế
m3/s
0,65
5
Chiều dài cống
m
110,00
VIII
Chiều dài kênh chính
m
6.823,5
IX- Đập dâng thôn 7:
1- Đập dâng:
– Hình thức đập tràn đỉnh rộng, điều tiết bằng cửa van phẳng, gồm 3 khoang 4m.
– Cao trình ngưỡng: = 448,00m
– Chiều rộng tràn: B = 12,00m
– Mực nước thượng lưu max: = 450,50m
– Mực nước hạ lưu max: = 449,50m
– Lưu lượng xả lũ: Qxả = 76,18m3/s
– Cột nước tràn: Htr = 2,50m
2- Đập đất:
– Co trình đỉnh đập: = 452,0m
– Chiều rộng đỉnh đập: Bđđ = 4,5m
– Chiều dài theo đỉnh đập: Lđ = 95,0m
– Hệ số mái đập: mtl = 2,5; mhl = 2,5
3- Cống lấy nước:
– Lưu lượng thiết kế của cống: Qc = 0,13m3/s
– Kích thước cơ bản của cống fi = 0,60m
– Chiều dài cống: Lc = 17m
X- Đập dâng thôn 6:
1- Đập dâng:
– Hình thức đập tràn đỉnh rộng, điều tiết bằng cửa van phẳng, gồm 2 khoang 3m.
– Cao trình ngưỡng: = 448,50m
– Chiều rộng tràn: B = 6,00m
– Mực nước thượng lưu max: = 451,00m
– Mực nước hạ lưu max: = 450,00m
– Lưu lượng xả: Qxả = 27,25m3/s
– Cột nước tràn: Htr = 2,00m
2- Đập đất:
– Cao trình đỉnh đập: = 452,0m
– Chiều rộng đỉnh đập: Bđđ = 4,5m
– Chiều dài theo đỉnh đập: Lđ = 114,0m
– Hệ số mái đập: mtl =2,5; mhl = 2,5
3- Cống lấy nước:
– Lưu lượng thiết kế của cống: Qc = 0,18m3/s
– Kích thước cơ bản của cống: fi = 0,60m
– Chiều dài cống: Lc = 16,7m
– Điều tiết lưu lượng bằng cửa van phẳng.
* Nhiệm vụ:
– Tưới cho diện tích 700 ha trong đó:
– Theo cơ cấu cây trồng
+ Lúa: 103ha
+ Cà phê, hồ tiêu và cây trồng cạn: 597ha
– Theo biện pháp công trình:
+ Tưới tự chảy: 412ha
+ Tưới động lực (tưới bằng máy bơm): 288ha
* Kết hợp nuôi trồng thuỷ sản, giao thông du lịch và cải tạo cảnh quan, môi trường trong khu vực dự án.
2.2. Vị trí công trình.
2.2.1. Vị trí .

Công trình hồ chứa nước Chư Prông được xây dựng tại Thị trấn Chư Prông, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai, nằm trên một nhánh suối nhỏ ở phía tả của suối Ia Đrăng, cách UBND huyện Chư Prông khoảng 1km về phía Đông, nằm cạnh đường 663 nối liền với đường 14 và Thành phố Pleiku.

 

 

Hình 1-Đập đất công trình hồ chứa nước Chư Prông
2.2.2 Tọa độ địa lý tại lòng sông vị trí tuyến đập: (cụm công trình đầu mối)
Tuyến đập hồ Chư Prông có toạ độ địa lý:
Vĩ độ Bắc: 13042’ đến 13046’
Kinh độ Đông: 107050’đến 107055′
Hệ tọa độ VN2000 múi chiếu 30
X = 427717 ; Y = 151476
Phía Bắc và phía Tây giáp suối Ia Đrăng
Phía Đông và Nam giáp suối Ia Muer.
Diện tích lưu vực: 15km2
Công trình thủy lợi hồ chứa nước Chư Prông được Bộ Nông nghiệp & PTNT phê duyệt: Báo cáo nghiên cứu khả thi tại Quyết định số 1170 QĐ/BNN/XDCB; điều chỉnh, bổ sung báo cáo nghiên cứu khả thi tại Quyết định số 313 QĐ/BNN/XDCB; phê duyệt TKKT-TDT tại Quyết định số 6242 QĐ/BNN/XDCB ngày 11/12/2001 và Quyết định điều chỉnh bổ sung TKKT-TDT tại Quyết định số 378 QĐ/BNN/XDCB ngày 23/02/2005, khởi công xây dựng vào tháng 10/2002, đến tháng 06/2006 hoàn thành và đưa vào khai thác từ năm 2006.
Khu tưới gồm thị trấn Chư Prông và một phần xã Ia Boong, phục vụ tưới cho diện tích: 700 ha đất canh tác.
2.3. Nguồn nước khai thác.
+ Hồ Chư Prông nằm trên một nhánh suối nhỏ ở phía tả của suối Ia Đrăng
+ Vị trí điểm lấy nước: Tại cống lấy nước đầu mối, Thị trấn Chư Prông, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai. Tọa độ cửa lấy nước: Vĩ độ Bắc: 13042’ đến 13046’; Kinh độ Đông: 107050’đến 107055’
2.4. Nguồn nước khai thác, sử dụng nước.
+ Phương thức khai thác nước, sử dụng nước: Điều tiết dòng chảy tự nhiên bằng hình thức kho nước (hồ chứa) theo yêu cầu, nhiệm vụ thiết kế, cung cấp nước cho dân sinh và kinh tế.
+ Mô tả các hạng mục chính của công trình lấy nước, dẫn nước chuyển nước. Bao gồm cống lấy nước đầu mối, Đập dâng thôn 6 và Đập dâng thôn 7; Hệ thống kênh và công trình trên kênh chính (Bảng thông số kỹ thuật cơ bản của công trình).
2.5. Các căn cứ pháp lý liên quan đến xây dựng, quản lý vận hành công trình.
– Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 đã được Quốc hội nước CHXHCNVN khóa VIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21/6/2012;
– Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước;
– Thông tư 27/2014/TT-BTNMT ngày 30/5/2014 Quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước;
– Báo cáo nghiên cứu khả thi tại Quyết định số 1170/QĐ/BNN/XDCB; điều chỉnh, bổ sung báo cáo nghiên cứu khả thi tại Quyết định số 313 QĐ/BNN/XDCB; Phê duyệt TKKT-TDT tại Quyết định số 6242 QĐ/BNN/XDCB ngày 11/12/2001 và Quyết định điều chỉnh bổ sung TKKT-TDT tại Quyết định số 378 QĐ/BNN/XDCB ngày 23/02/2005, khởi công xây dựng vào tháng 10/2002, đến tháng 06/2006 hoàn thành và đưa vào khai thác từ năm 2006.
+ Quyết định số 529/QĐ-UBND ngày 11 tháng 8 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai về việc phê duyệt Đề án chuyển đổi Công ty Khai thác công trình thủy lợi thành Công ty tránh nhiệm hữu hạn một thành viên và điều lệ tổ chức hoạt động công ty TNHH một thành viên khai thác công trình thủy lợi
+ Giấy đăng ký kinh doanh số 3906000016, cấp ngày 17 tháng 11 năm 2010, Nơi cấp Phòng đăng ký kinh doanh sở Kế hoạch và Đầu tư Gia Lai.
3. Thông tin, số liệu sử dụng để lập báo cáo.
Nguồn gốc các thông tin, tài liệu sử dụng để xây dựng báo cáo bao gồm:
+ Thuyết minh tổng hợp công trình hồ chứa nước Chư Prông;
+ Quyết định 1170/QĐ-BNN-XDCB ngày 28/3/2001 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án hồ chứa nước Chư Prông, tỉnh Gia Lai;
+ Quyết định 13/QĐ-BNN-XDCB ngày 15/2/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Phê duyệt điều chỉnh, bổ sung báo cáo nghiên cứu khả thi dự án hồ chứa nước Chư Prông, tỉnh Gia Lai;
+ Tập bản vẽ thiết kế kỹ thuật;
+ Quy trình vận hành điều tiết hồ chứa Chư Prông tỉnh Gia Lai:
+ Kiểm định an toàn đập hồ Chư Prông- Quyết định số: 588/QĐ-SNN ngày 16/9/2015;
+ Các văn bản pháp lý có liên quan;
+ Kết quả phân tích chất lượng nước;
+ Quy chuẩn về chất lượng nước: QCVN 08:2008/BTNMT về chất lượng nước mặt.
Đánh giá mức độ đầy đủ, tin cậy của thông tin tài liệu sử dụng để lập Báo cáo Nguồn gốc tài liệu rõ ràng, chất lượng tài liệu đáng tin cậy và đáp ứng được yêu cầu tính toán, phân tích phục vụ việc lập báo cáo hiện trạng khai thác sử dụng nước mặt công trình thủy lơi hồ chứa Chư Prông.
4. Thông tin về tổ chức lập báo cáo
– Đơn vị lập báo cáo: Công ty TNHH MTV KTCT thủy lợi Gia Lai.
– Lĩnh vực hoạt động:
+ Vận hành hệ thống tưới tiêu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.
+ Xây dựng, sửa chữa nâng cao, hoàn thiện công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
+ Tư vấn, lập dự án đầu tư, khảo sát thiết kế, giám sát thi công xây dựng công trình thủy lợi và tài nguyên nước nói chung.
– Điều kiện năng lực: Sau gần 33 năm đi vào hoạt động, công ty TNHH KTCT thủy lợi Gia Lai đã xây dựng được một đội ngũ cán bộ nhân viên với trình độ cao, được đào tạo rất cơ bản từ các trường đại học trong lĩnh vực thủy lợi, thủy điện như Đại học thủy lợi Hà nội, Đại học Bách khoa Đà Nẳng, các khóa đào tạo ngắn hạn về công nghệ và trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Hiện đang có 02 đang theo học thạc sỹ chuyên ngành thủy lợi.
Trung tâm Thông tin – Kinh tế tài nguyên nước đã và đang tổ chức thực hiện và tham gia vào các lĩnh vực sau:
+ Lĩnh vực xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên nước;
+ Điều tra, đánh giá tài nguyên nước và lập quy hoạch tài nguyên nước;
+ Xây dựng và quản lý thông tin, dữ liệu tài nguyên nước;
+ Kinh tế và tài chính trong lĩnh vực tài nguyên nước;
+ Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tài nguyên nước;
+ Tư vấn, thẩm định trong lĩnh vực tài nguyên nước và một số các lĩnh vực khác có liên quan.
Ngoài ra Trung tâm còn cộng tác thường xuyên với các chuyên gia, các tổ chức có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực công nghệ và tài nguyên môi trường, luôn sẵn sàng tham gia để đảm bảo tiến độ thực hiện của bất cứ nhiệm vụ nào khi cần thiết.
– Các thành viên tham gia lập báo cáo: Những thành viên chính tham gia xây dựng Hồ sơ cấp phép khai thác, sử dụng nước mặt cho Công trình thủy lợi hồ chứa Chư Prông gồm:
Bảng 4-1:Danh sách cán bộ tham gia lập Hồ sơ đề nghị cấp phép khai thác, sử dụng nước mặt công trình thủy lợi Hồ chứa Chư Prông.
TT
Họ và tên
Chức vụ
Trình độ
Chuyên ngành
1
Trương Vân Giám đốc Kỹ sư thủy lợi
Thủy nông
2
Nguyễn Thanh Bình Phó giám đốc Kỹ sư thủy lợi
Tổng hợp
3
Hoàng Bình Yên Trưởng phòng kỹ thuật Kỹ sư thủy lợi
Thủy nông
4
Hồ Trí Thế Trưởng phòng Quản lý nước Kỹ sư thủy lợi
Công trình
5
Lê Thị Minh Vỹ TP Dự án Kỹ sư thủy lợi
Thủy nông
6
Lê Khắc Nam Cán bộ kỹ thuật Kỹ sư thủy lợi
Công trình
7
Trần Công Nguyên Cán bộ kỹ thuật Kỹ sư thủy lợi
Thủy lợi – Thủy điện
8
Trần Nguyên Kỷ Cán bộ kỹ thuật Kỹ sư thủy lợi
Công trình
9
Phạm Hồng Linh
Giám đốc XN
Kỹ sư thủy lợi
Thuỷ nông
10
Lê Văn Trung Giám đốc XN Kỹ sư thủy lợi
Công trình
11
Nguyễn Văn Trang Trạm phó Kỹ sư thủy lợi
Công trình
12
Lưu Văn Chuông
Phó phòng
Cử nhân
Toán kinh tế
CHƯƠNG 1
ĐẶC ĐIỂM NGUỒN NƯỚC
I.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế – xã hội.
I.1.1. Đặc điểm tự nhiên:
I.1.1.1. Vị trí địa lý.

Công trình hồ chứa nước Chư Prông được xây dựng tại Thị trấn Chư Prông, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai, nằm trên một nhánh suối nhỏ ở phía tả của suối Ia Đrăng, cách UBND huyện Chư Prông khoảng 1km về phía Đông, nằm cạnh đường 663 nối liền với đường 14 và Thành phố Pleiku.Suối IaDrăng và suối IaHeo: Suối IaDrăng bắt nguồn từ phía Tây nam dãy núi Hàm Rồng có đỉnh cao 1.029 m chảy theo hướng Tây bắc – Đông nam đi qua huyện Chư Prông rồi đổ vào lãnh thổ Campuchia. Suối IaDrăng có một số nhánh là suối IaKring, Ia Pnon, IaPuch. Khu vực công trình đầu mối có địa giới hành chính tiếp giáp như sau:

Phía Bắc và phía Tây giáp suối Ia Đrăng
Phía Đông và Nam giáp suối Ia Muer
Hình 2 – Bản đồ vị trí công trình hồ chứa nước Chư Prông
I.2. Đặc điểm địa hình địa mạo khu vực công trình.
I.2.1.  Đia hình, địa mạo:
Địa hình có hướng dốc từ Đông Bắc xuống Tây Nam, độ chênh cao đồng mức từ đầu đến cuối khu tưới lên đến 10m. Việc dẫn nước thuận lợi nhưng cần có nhiều công trình nối tiếp.
Khu tưới: Phía tả kênh chính kể từ đường đồng mức 462 trở lên có diện tích canh tác trên 100ha. Vùng đồi bên tả hồ Thôn 6 (140 ha) có địa hình bát úp thoải và bằng phẳng ở bề mặt, xu thế mở rộng ra ba phía là khu vực phát triển cây cà phê. Hai khu tưới này sẽ được tưới bằng động lực từ kênh chính và hồ Thôn 6 lên. Phần diện tích còn lại trên 400ha địa hình rẻ quạt bằng phẳng, thoải bề mặt và dốc dần về phía Tây Nam đảm bảo tưới tự chảy thuận lợi
Địa hình lưu vực tương đối bằng phẳng và có xu hướng thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam với cao độ trung bình từ 410m đến 550m.
I.2.2. Địa chất: Công trình nằm trong một miền nhỏ của cao nguyên Pleiku, có nền địa chất tương đối đồng nhất và hầu như thống trị bởi đá Ba Zan có tuổi tạo thành từ (BN2-Q1). Có nền địa chất tương đối đồng nhất hầu như thống trị bỡi đá Ba Zan có tuổi tạo thành từ (BN2- Q1). Khu vực hồ cho thấy phía dưới cùng là tầng đá cứng nằm chìm sâu dưới lớp phủ khá dày của lớp Ba Zan phong hóa, chỉ một vài điểm lộ đơn độc rất nhỏ thuộc Ba Zan lỗ hổng xuất hiện ở Thôn 7. Phía trên lớp Ba Zan được phủ một lớp phong hóa khá lớn với chiều dày từ vài chục đến vài trăm mét. Đất Ba Zan là sản phẩm phong hóa của đá Ba Zan được thành tạo trong thời gian từ cuối Neogen đầu đệ tứ. Nhìn chung đất màu đỏ ít bị phân dị, tơi xốp, trong đất có chứa một hàm lượng Limonit(bùn) và cát mịn khá cao, độ ẩm thiên nhiên không lớn, tính nén, lún lớn, tính co nở kém, khả năng giữ nước khá tốt.
c. Địa tầng tuyến đập, tràn, cống.
Vùng tuyến có các loại đất đá sau:
– Lớp 1a: Sét Ba Zan màu nâu nhạt, ít sạn, rễ cây cỏ kết cấu bở rời (đất thổ nhưỡng).
– Lớp 1b: Bùn sét hữu cơ màu nâu, trạng thái chảy dẻo.
– Lớp 1c: Á sét nặng (bồi tích) màu vàng nhạt, xám xanh lẫn sạn sỏi tròn cạnh, sản phẩm của phong hoá tích tụ, chặt vừ, nửa cứng.
– Lớp 1: Sét Ba Zan màu nâu đỏ, chặt vừa, trạng thái dẻo cứng đến nửa cứng.
– Lớp 2: Á sét nặng lẫn sạn sỏi Laterit màu nâu đỏ, chặt cứng.
– Lớp 3: Sét màu xám tro, nâu tím, cuối lớp xám vàng, kết cấu chặt, trạng thái dẻo cứng đến nửa cứng.
– Lớp 4: Á sét nặng màu xám vàng nâu đỏ, có chỗ chưa phong hoá hoàn toàn còn lại là đá cục, đá hòn, đá dăm, búa tay gõ nhẹ vỡ vụn.
– Lớp 5: Đá Ba Zan màu xám đen, nứt nẻ ít.
Bảng I.2.2-1: Chỉ tiêu các lớp đất
Lớp đất – chỉ tiêu Lớp 1b Lớp 1c Lớp 1 Lớp 2 Lớp3 Lớp4
1 Thành phần hạt

– Hạt sét %

– Hạt bụi %

– Hạt cát %

– Hạt sạn sỏi%

47

42

 11

 –

22

 20
 32
26
 

46

 40

 14

 

24

 23

20

 33

 

33

49

18

 

22

 45

28

5

2 Giới hạn chảy Wch% 74,3 52,3 67,4 63,8 67,1 58,5
3 Giới hạn lăn Wd% 46,0 36,7 42,4 40,3 43,8 39,3
4 Chỉ số dẻo Wn% 28,3 15,7 25,0 23,5 23,3 20,3
5 Độ sệt B 0,86 0,25 0,23 0,00 0,24 0,47
6 Độ ẩm tự nhiên W% 70,27 40,68 48,03 40,37 49,51 47,75
7 Dung trọng khô tự nhiên γw T/m3 1,55 1,70 1,54 1,68 1,70 1,61
8 Dung trọng khô γkT/m3 0,91 1,21 1,04 1,20 1,14 1,09
9 Dung trọng đẩy nổi γđnT/m3 0,57 0,77 0,67 0,77 0,72 0,68
10 Tỷ trọng Δ T/m3 2,70 2,74 2,78 2,80 2,70 2,69
11 Độ rỗng n% 66,3 56,0 62,6 57,3 57,8 59,5
12 Hệ số rỗng εo 1,985 1,273 1,679 1,334 1,376 1,478
13 Độ bão hoà G% 95,7 87,3 79,8 84,3 97,0 87,5
14 Góc ma sát trong φo 04o00’ 14o19’ 11o43’ 15o40’ 11o56’ 10o38’
15 Lực dính C kg/cm2 0,115 0,307 0,299 0,385 0,328 0,298
16 Hệ số thấm K cm/s 2×10-5 1×10-4 3×10-5 5×10-6 2,2×10-5

d.Các đặc trưng khí hậu.

– Nhiệt độ bình quân năm: 21,6oC
– Số giờ nắng bình quân: 2.244h/năm
– Số ngày nắng bình quân: 98 ngày/năm
– Bốc hơi lưu vực: 1.192,7mm
– Bốc hơi mặt nước: 1.512mm
– Lượng mưa trung bình năm: 2.490mm
– Độ ẩm tương đối bình quân: 82,36%
I.3/ Khí tượng thủy văn:
I.3.1/ Đặc trưng lưu vực trên hồ chứa.
Suối Chính bắt nguồn từ độ cao khoảng 600m với hai nhánh chảy theo hướng Đông- Tây. Tính đến tuyến đập suối chính có chiều dài khoảng 12km, diện tích lưu vực 15km2, có độ dốc trung bình lòng sông là 11,43%
Lưu vực có đặc điểm khí hậu vùng Tây Nguyên với một nhiệt độ cao, ít thay đổi trong năm, có hai mùa phân hóa rõ rệt : Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau
I.3.2/ Tình hình mưa trên lưu vực.
Lượng mưa trung bình hàng năm từ 2.000- 2.200 mm, nhưng tập trung chủ yếu vào mùa mưa (từ tháng V đến tháng X) , tổng số ngày mưa trong năm khoảng 100-150 ngày.
Trạm thủy nông Hoàng Ân- Chưprông đo mưa từ năm 1978 đến nay
I.3.3/ Đặc điểm dòng chảy trên lưu vực.
Mùa lũ bắt đầu từ tháng V đến tháng X, mùa kiệt từ tháng XI và kết thúc vào tháng IV năm sau. Mođuyn dòng chảy bình quân của vùng khoảng từ 41,14 l/s-km2
I.1.3.4/ Dòng chảy lũ trên lưu vực.
Tuyến đầu mối hồ Chư Prông có lưu vực: F = 15 km2
BảngI.3.4-1: Lưu lượng dòng chảy lũ ứng với các tấn suất khác nhau.
P ( %)
Q max ( m3/s)
Wp ( 106 m3 )
0,5 %
107,60
5,35
1%
82,60
4,59
1,5%
72,50
4,16
2%
65,70
3.85
10%
33,20
2,32

I1.1.4/ Mặt bằng bố trí công trình và vùng hưởng lợi (kèm theo bản vẽ)

Ho thi tran Chu Prong1.JPG
Hình 3- Bản đồ khu tưới và vùng hưởng lợi Hồ chứa Chư Prông
5/ Quy trình vận hành hồ chứa nước Chưprông. “Quy trình vận hành hồ chứa nước chưprông do đơn vị thực hiện chi nhánh miền Nam Công ty tư vấn và chuyển giao công nghệ trường ĐHTL lập tháng 04 năm 2004”
I.1.5. Thổ nhưỡng và thảm phủ thực vật.
Lớp phủ trong khu vực công trình bao gồm: Các lớp trầm tích Đệ tứ trong khu vực công trình chủ yếu là cát sạn sỏi, bột, á sét vừa đến á sét nặng, độ dày thay đổi 1 – 5m, phân bố chủ yếu tại các vùng trũng có suối uốn lượn quanh co và tích tụ thành các giải hẹp không liên tục dọc theo suối về phía hạ du.
I.1.5.1.Về thảm phủ thực vật: Khu vực công trình bao gồm khu vực lòng hồ, tuyến đập, tuyến tràn và cống là rừng tương đối rập rạp, các hợp thủy có nhiều tầng và độ che phủ tốt, phía thượng lưu lòng hồ là các cây rừng nhỏ, thưa thớt và tái sinh.
I.2. Đặc điểm kinh tế – xã hội khu vực công trình.
Khu vực khai thác, sử dụng nước của công trình Hồ chứa Chư Prong thuộc xã Ia Bòong và Thị Trấn Chư Prông
I.2.1. Một vài nét về đặc điểm tự nhiên (Niên giám thống kê tỉnh Gia Lai 2014)
a/Vị trí địa lý:
Hồ chứa thuỷ lợi Chư Prông, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai, nằm trên lưu suối Ia Đrăng, suối chính bắt nguồn từ độ cao 600m với hai nhánh chảy theo hướng Đông-Tây, tính đến tuyến đập của hồ chứa suối chính có chiều dài khoảng 12km, độ dốc trung bình của lòng suối 11,43%, Hồ xây dựng xong năm 2005, bàn giao cho Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thuỷ lợi Gia Lai quản lý sử dụng năm 2006, khu vực đầu mối công trình cách UBND huyện Chư Prông khoảng 1km về phía Đông, nằm cạnh đường 663 nối liền với đường 14 và thành phố Pleiku, toạ độ của khu vực hồ chứa từ 13042’ đến 13046’ vĩ độ Bắc và 107050’ đến 107055’ kinh độ Đông, phía Bắc và phía Tây giáp suối Ia Đrăng, phía Đông và Nam giáp suối Ia Mơr
b/Khí hậu-Khí tượng
Lòng hồ Chư Prông có diện tích lưu vực 15km2, lưu vực có đặc điểm khí hậu của vùng Tây Nguyên với nền nhiệt độ cao, ít thay đổi trong năm, có hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4, khu vực hưởng lợi của công trình gồm thị trấn Chư Prông và một phần xã Ia Boong huyện Chư Prông.
c/Thuỷ văn
Nước mặt tồn tại ở suối Ia Đrăng và các khe suối nhỏ, về mùa mưa nước thường đục do có lượng phù sa lớn. Về mùa khô nước vàng, nhạt đục, không mùi vị, ít cặn lắng. Về mùa mưa nước mặt là nguồn cung cấp chủ yếu cho nước ngầm và về mùa khô ngược lại nước ngầm lại cung cấp nước cho nước mặt. Mực nước và thành phần hoá học của nước thay đổi theo mùa. Tóm lại nguồn cung cấp nước cho hồ chứa Chư Prông ổn định hàng năm.
d/Tài nguyên đất đai:
Tổng diện tích tự nhiên khu vực lòng hồ Chư Prông UBND huyện Chư Prông thu hồi xây dựng công trình và được ban quản lý dự án thuỷ lơi 8 (Trước đây là Ban quản lý dự án thuỷ lợi 412)-Bộ Nông nghiệp và PTNT giao cho công ty Khai thác công trình thuỷ lợi Gia lai quản lý sử dụng trong đó bao gồm diện tích mặt hồ và diện tích khu vực công trình đầu mối và vùng bán ngập lòng hồ, tính từ cao trình đỉnh đập trở về phía thượng nguồn.
e/Tiềm năng mặt nước, chất lượng nước:
– Mặt nuớc: + Ứng với cao trình 473,70m (MNDBT): 60 ha
+ Ứng với cao trình 461,5m (mực nước chết): 10 ha
– Về chất lượng nước:
Kế thừa kết quả phân tích nước năm 2001-2002 của Liên đoàn ĐCTV- ĐCCT Miền Trung và kết quả phân tích gần đây của Qui hoạch phát triển thuỷ sản tỉnh Gia Lai đến 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 do Viện Qui hoạch Bộ thuỷ sản Lập tại khu vực hồ chứa Chư Prông, cho thấy có thể nhận xét và so sánh các chỉ tiêu lý, hóa tính, chỉ tiêu thủy sinh vật, chỉ tiêu hàm lượng: Fe2R; Fe3+, SO42 , NO2, Cl, HCO3, Ca++, Mg++, K+, Na+, A5, Hg, Zn, Pb, CN, PO34, BOD và chất rắn lơ lửng v.v… đều nằm trong giới hạn A và B của (TCVN 5942 – 1995). Giá trị PH thay đổi từ 6,1 – 7,5. Ôxy sinh hóa BOD thay đổi trong khoảng 15 – 47 có hàm lượng 25mg/l, chỉ số chất rắn lửng lơ < hơn tiêu chuẩn cho phép trong giới hạn B. Hàm lượng sắt dao động từ 0,1-0,2mg/l. Hàm lượng Nitơ < 1mg/l. Các hàm lượng thủy ngân, chì, kẽm, đều nằm trong giới hạn cho phép (TCVN 5942-1995).
Qua kết quả trên cho thấy nguồn nước tại hồ chứa Chư Prông, thị trấn Chư Prông, huyện Chư Prông đảm bảo chất lượng cho nhu cầu sinh hoạt, cấp nước công nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
I.2.1.2. Sơ lược tình hình kinh tế-xã hội – sử dụng nước mặt trong vùng
a/ Diện tích tự nhiên – Dân số – Lao động:
(nguồn niên giám thống kê huyện Chư Prông năm 2014)
*Diện tích: Huyện Chư Prông: 1.695,52km2,
Trong đó:
*Thị trấn Chư Prông có diện tích tự nhiên 20,31km2
Trong đó: Đất Nông nghiệp: 2.031ha, đất Lâm nghiệp: 0, đất chưa sử dụng :0
*Xã Ia Bòong có diện tích tự nhiên: 52,5 km2
Trong đó: Đất Nông nghiệp: 4.202,69ha, đất Lâm nghiệp: 614,3ha, đất chưa sử dụng : 106,72ha;
* Dân số:
*Huyện Chư Prông: 101.380 người, mật độ trung bình 59,8 người/km2
Trong đó
* Thị trấn Chư Prông hiện có dân số Trung bình 8.445 người, mật độ dân số 415,9 người/km2 (Trong đó: Dân tộc kinh: 6.143 người, Jrai: 2.330 người, Banar: 0, dân tộc khác: 93 người).
* Xã Ia Bòong có dân số trung bình 5.470 người, mật độ dân số 104,2 người/km2, (Trong đó: Dân tộc kinh: 2.503 người, Jrai: 2.971 người, Banar: 42, dân tộc khác: 15 người).
b/Tình hình sản xuất và đời sống huyện Chư Prông:
(Nguồn niên giám thống kê huyện Chư Prông năm 2014)
Tổng DTGT và SL năm 2014: 52.931.8 ha sản lượng : 173.889.4 tấn
Trong đó: Lúa : 3.718 ha sản lượng : 36.643 tấn
Ngô : 5.500 ha sản lượng : 25.190 tấn
Khoai : 350 ha sản lượng : 2.800 tấn
Sắn : 4.050 ha sản lượng : 60.507 tấn
Cà phê : 13.704 ha sản lượng : 33.232 tấn
Cao su : 21.970 ha sản lượng : 10.322 tấn
Hồ Tiêu : 1.300 ha sản lượng : 1.804 tấn
Điều : 1.800 ha sản lượng : 2.374 tấn
Chè : 529 ha sản lượng : 1.005 tấn
Cam, quýt : 3,8 ha sản lượng : 2,4 tấn
Nhãn, vải : 7 ha sản lượng : 10 tấn
– Tổng đàn gia súc, gia cầm: 215.646 con, sản lượng 2.001 tấn
+ Tổng đàn trâu : 347 con sản lượng : 6,4 tấn
+ Tổng đàn bò : 19.586 con sản lượng : 664 tấn
+ Tổng đàn heo : 22.588 con sản lượng : 1.175 tấn
+ Gia cầm : 171.729 con sản lượng : 139,7 tấn
+ Tổng đàn Dê : 1.396 con sản lượng : 15,9 tấn
c/Tình hình sử dụng nguồn nước cho sản xuất, sinh hoạt và nuôi trồng thuỷ sản toàn huyện Chư Prông;
Trong những năm gần đây sản xuất nông nghiệp, nông thôn trong vùng hồ Chư Prông, xã Ia Boong và thị trấn huyện Chư Prông đã từng bước phát triển và chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, diện tích, năng suất, sản lượng, giá trị và khối lượng nước dùng cho sản xuất và sinh hoạt từ Hồ chứa Chư Prông đã minh chứng bằng bản số liệu trên. Riêng nuôi trồng thuỷ sản cả huyện đạt: 74,2 tấn, qui giá trị hiện hành: 1.848,5 triệu đồng (Khai thác, đánh bắt thuỷ sản nước ngọt: 1,76 tấn, qui GTHH 44 triệu đồng; Nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt: 72,44tấn, qui GTHH 1.804,5 triệu đồng; Các vùng sản xuất lúa nước và cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao đã hình thành và phát triển. Nhiều mô hình kinh tế trang trại đã xuất hiện, các hộ đồng bào dân tộc thiểu số đã từng bước tiếp cận và nắm bắt được kiến thức kỹ thuật sản xuất. Tuy nhiên sản xuất nông nghiệp mới tập trung vào trồng trọt và chăn nuôi gia súc, chưa phát triển kinh doanh tổng hợp và đa dạng hóa ngành nghề. Nuôi trồng thủy sản hầu như chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức. Một số hộ dân trong huyện học tập kinh nghiệm từ Trại Cá Thanh Bình trong huyện cũng đã bắt đầu nuôi thuỷ sản nhưng quy mô còn nhỏ, lẻ phân tán và đa phần nuôi theo hình thức quảng canh, nên năng suất thấp và đang dừng lại ở hình thức tự túc, tự cấp nhằm cải thiện bữa ăn hàng ngày. Riêng lĩnh vực nuôi cá hồ chứa trên địa bàn huyện Chư Prông chưa phát triển). Tình hình sử dụng nguồn nước của Hồ Chư Prông cho sản xuất, sinh hoạt và NTTS từ 2006-2016 được nhân dân sử dụng đúng mức, ổn định, nguồn nước sử dụng liên tục 10 năm vẫn an toàn;
I.2.1.3. Nguồn nước khai thác sử dụng.
Điều tiết dòng chảy tự nhiên bằng hình thức kho nước (hồ chứa) theo yêu cầu, nhiệm vụ thiết kế, cung cấp nước cho dân sinh và kinh tế trong vùng dự án.
I.2.2 Mạng lưới sông suối.
I.2.2.1 Vị trí nguồn nước khai thác.
Suối chính bắt nguồn từ độ cao 600m với hai nhánh chảy theo hướng Đông-Tây, tính đến tuyến đập của hồ chứa suối chính có chiều dài khoảng 12km, độ dốc trung bình của lòng suối 11,43%,
– Đặc trưng lưu vực sông ngòi và lưu vực : Flv­­ = 15 km2, Llv­­ = 12 km, Ls = 12 km;
Công trình thuỷ lợi Chư Prông khai thác sử dụng nước trên suối IaDrang với tuyến đập được bố trí cách UBND huyện Chư Prông khoảng 1km về phía Đông, nằm cạnh đường 563 nối liền với đường 14 và thành phố Pleiku, toạ độ của khu vực hồ chứa từ 13042’ đến 13046’ vĩ độ Bắc và 107050’ đến 107055’ kinh độ Đông, phía Bắc và phía Tây giáp suối Ia Đrăng, phía Đông và Nam giáp suối Ia Mơr
I.2.2.2. Đặc trưng hình thái của nguồn nước khai thác (tính đến vị trí tuyến đập).
Đặc trưng hình thái lưu vực Suối IaDrang tới công trình (được xác định trên bản đồ tỷ lệ 1: 5.000)
Thượng nguồn lưu vực có nhiều ghềnh thác, độ dốc lớn. Tiếp đến xen kẽ là những thung lũng rộng hai bên thềm sông hình thành khu khu canh tác lâu đời của đồng bào địa phương.
I.2.3. Đặc điểm khí tượng, thủy văn.
I.2.3.1-Các trạm đo khí tượng thuỷ văn
Trong và ngoài lưu vực hồ Chư Prông có các trạm đo Khí tượng thuỷ văn ở hình vẽ và bảng sau:
Bảng I.2.3-1: Mạng lưới các trạm Khí tượng Thủy văn
TT
Trạm
Yếu tố
Thời gian
TT
Trạm
Yếu tố
Thời gian
I
Thủy văn
II
Khí tượng
1
Pơ Mơ Re
(F=310km2)
X
Q
H
1978¸1991;
1977¸1979; 1981; 2005¸nay
1979¸1991
1
Plei ku
T, U, V,
S, Z, X
1926¸1944; 1956¸1974; 1976÷nay
2
Ayun Hạ
(F= 1670km2)
X,
Q, H
1989¸1992;1978; 1979
2
Cheo reo (Hậu Bổn)
T, U, V, S, Z, X
1961¸ 1974; 1977÷nay
3
Biển Hồ
(F = 39km2)
Q
1977 ¸ 1978
3
Kom Plong
T, U, V, S, Z, X
1978 ¸ nay
4
Chư PRông
(F = 121km2)
X;
Q
1978÷nay;
1979¸ 1980;
4
Chư Sê
X
1978 ¸ nay
5
An Khê
(F = 1440km2)
X; Q; H
1966÷1974;
1978÷nay
5
Đăk Đoa
X
1925¸1964,

1981 ¸ 1990; 1993÷1995; 1997÷nay

6
Hà Tam
(F = 73km2)
Q
1980÷1983
6
AYun pa
X
1978 ¸nay
7
Kon Tum (Đakbla)
(F= 3030km2)
X;
Q
1917÷1941; 1961÷1967; 1970÷nay;
1967÷nay
7
Mang Yang
X
1979 ¸1982; 1984 ÷1995; 1997÷2003
8
Đăk Cấm
(F = 158km2)
X
Q
1978÷1981;
1977÷1983
8
Ayun hạ
X
1978 ¸ nay
9
Buôn Hồ
(F = 178km2)
X,
Q, H
1977÷nay;
1977÷1986
9
Krông Pa
X
1978 ¸ nay
10
Krông H năng
(F = 235km2)
Q, H
1979÷1988
10
Ma Đ’răk
X
1930¸1944; 1960¸1962; 1977¸nay
11
Cầu 42
(Krông Buk)
(F = 459km2)
X, Q, H, ρ
1968÷1973; 1977÷nay
11
Chưpah
X
1978÷1982
12
Sông Hinh
(F = 752km2)
Q, H
1980÷1985; 1988÷nay
13
Củng Sơn
(F= 12 800km2)
Q, H, ρ
1978÷nay
Ghi chú:
X: lượng mưa; T: Nhiệt độ; U: Độ ẩm; Z: Bốc hơi;
S: Số giờ nắng; V: Tốc độ gió; Q: Lưu lượng;
Tài liệu KTTV có chất lượng đo đạc tốt, tin cậy được dùng trong tính toán.
Lưu vực suối Địa hình có hướng dốc từ Đông Bắc xuống Tây Nam, độ chênh cao đồng mức từ đầu đến cuối khu tưới lên đến 10m.
Với đặc điểm địa lý, điều kiện tự nhiên và nhân tố ảnh hưởng đã chịu tác động qua lại của 2 luồng gió Đông Bắc và Tây Nam nên trong năm khí hậu được chia làm 2 mùa rõ rệt:
+Mùa mưa lũ từ tháng V đến tháng X. Lượng mưa mùa chiếm 82% lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa lớn VII, VIII, IX.
+Mùa khô bắt đầu từ tháng XI đến tháng IV năm sau. Lượng mưa tháng I, II, III rất nhỏ có năm tháng I, II không có mưa.
Dòng chảy các tháng mùa kiệt nhỏ dần từ tháng XII đến tháng IV và thấp nhất vào tháng III và tháng IV.
Hình 4: Sơ đồ mạng lưới trạm khí tượng thủy văn trên lưu vực
I.2.3.2.Nhiệt độ không khí
Đặc trưng nhiệt độ không khí TBNN được ghi ở bảng sau:
Bảng I.2.3-2: Đặc trưng nhiệt độ không khí Pleiku
Đơn vị: oC
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
Ttb 19,4 21,3 23,2 24,8 25,1 24,5 24,1 23,9 23,9 23,0 21,8 20,1 22,9
I.2.3.3.Độ ẩm không khí
Bảng I.2.3-3: Đặc trưng độ ẩm không khí trạm Pleiku
Đơn vị: %
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
Utb 79,0 76,7 74,7 75,7 78,6 83,4 83,7 85,3 85,4 84,2 82,9 81,1 80,9
I.2.3.4Số giờ nắng
Bảng I.2.3-4:Đặc trưng số giờ nắng trạm Pleiku
Đơn vị: giờ
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
Giờ nắng 256,0 260,0 275,0 233,0 209,0 142,0 138,0 118,0 135,0 179,0 198,0 233,0 2376,0
Tốc độ gió trung bình
Bảng 4‑1: Đặc trưng tốc độ gió trung bình trạm Pleiku
Đơn vị: m/s
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
Vtb 3,1 3,2 2,8 2,2 2,1 3,1 2,9 3,5 1,9 2,1 3,2 3,4 2,8
Lượng bốc hơi ống Piche
Lượng bốc hơi bình quân nhiều năm ghi ở bảng sau:
Bảng 4‑2: Đặc trưng bốc hơi đo bằng ống Piche trạm Pleiku
Đơn vị: mm
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
Z(mm) 114,7 126,5 153,4 130,6 87,6 51,2 43,9 36,9 40,6 57,2 78,5 97,8 1018,8
Đặc trưng dòng chảy năm
Bảng 4- 7: Đặc trưng bốc hơi đo bằng ống Piche trạm Pleiku
Đơn vị: mm
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
Z(mm) 114,7 126,5 153,4 130,6 87,6 51,2 43,9 36,9 40,6 57,2 78,5 97,8 1018,8
I.3. Lượng mưa lưu vực Hồ Chư Prông
I.3.1. Lượng mưa bình quân lưu vực hồ Chư Prông
Lưu vực hồ Chư Prông nằm trong vùng có lượng mưa hàng năm biến đổi khá phức tạp. Qua thống kê, phân tích số liệu mưa năm các trạm xung quanh lưu vực Chư Prông ta thấy tại khu vực trạm Chưpah lượng mưa lớn nhất, lượng mưa giảm dần xuống khu vực trạm Đak đoa, trạm Pơmơrơ, thấp nhất trạm An Khê sau đó tăng dần đến khu vực trạm Chư Prông, rồi lại giảm dần xuống Chư Sê với biên độ dao động lượng mưa trung bình nhiều năm của các trạm lớn. Tại trạm Đak đoa lượng mưa năm biến đổi từ 1179,4mm đến 3560,4mm trung bình nhiều năm là 1972,1mm. Trạm Chưpah lượng mưa năm từ 1316,5mm đến 3188,1mm trung bình nhiều năm là 2549,1mm. Tại trạm Pleiku lượng mưa năm biến đổi từ 1429,3mm đến 3174,6mm; lượng mưa trung bình nhiều năm là 2165,0mm. Tại trạm Chư Prông lượng mưa năm dao động từ 995,9mm đến 3710,7 mm lượng mưa trung bình nhiều năm là 2295,5mm. Trạm Pơmơrơ lượng mưa năm dao động từ 1259,0mm đến 2466,9mm; lượng mưa trung bình nhiều năm là 1826,8mm.Tại trạm An Khê lượng mưa năm dao động từ 684,9mm đến 2236,5mm; lượng mưa trung bình nhiều năm là 1469,5mm. Tại trạm Chư Sê lượng mưa năm dao động từ 521,1mm đến 2663,6mm; lượng mưa trung bình nhiều năm là 1731,4mm.
Theo bản đồ Atlat của Tổng cục khí tượng Thủy văn Quốc Gia, lượng mưa năm trung bình của lưu vực Chư Prông từ 2000mmm đến 2300mm.
Hồ chứa nước Chư Prông có trạm đo mưa, số liệu từ năm 1995 đến nay. Từ hơn hai chục năm tài liệu đo mưa cho thấy lượng mưa năm dao động khoảng gần 1000mm đến lượng mưa lớn nhất xấp xỉ 2200,0mm.
Sau khi phân tích số liệu lượng mưa trung bình nhiều năm các trạm xung quanh lưu vực và trạm đo mưa gần tuyến đập. Lượng mưa bình quân lưu vực hồ Chư Prông bằng lượng mưa bình quân các trạm Chư Prông, Pleiku: 2064,0mm.
Bảng 2: Lượng mưa năm hồ chứa nước Chư Prông
Giai đoạn
Flv
Xo
(km2)
(mm)
TKKT – TDT
15,0
2490,0
Tư vấn kiểm định
15,0
2064,0
4.2.2.Lượng mưa 1 ngày lớn nhất vùng công trình
Căn cứ vào lượng mưa ngày lớn nhất các trạm Chưpah; Chư Prông, Yaly, Komtum, Đak đoa, Pleiku, Pơ rơ mơ, An Khê, Chư Sê xác định lượng mưa ngày lớn nhất lưu vực Chư Prông theo phương pháp trạm năm, giá trị lượng mưa lớn nhất gây lũ trên lưu vực Chư Prông với tần suất thiết kế như bảng sau:
Bảng 3: Lượng mưa 1 ngày lớn nhất thiết kế
Đơn vị: mm
Giai đoạn
X0,2%
X1,0%
Tư vấn kiểm định
495,5
367,5
I.4. Chế độ dòng chảy.
1.4.1-Tính toán kiểm tra dòng chảy lũ
1.4.1.1-Lưu lượng đỉnh lũ thiết kế theo cường độ giới hạn
Lưu lượng đỉnh lũ thiết kế tại tuyến công trình được xác định theo Công thức cường độ giới hạn theo QP.TL. C6-77
Qmax = Ap.j.HTP.F.d1
– HTP: Lượng mưa lớn nhất thiết kế với tần suất P% ở bảng 1-8 (mm).
– Ap : Mô đuyn đỉnh lũ tương ứng với tần suất thiết kế P%.
– j: Hệ số dòng chảy lũ lấy theo QP.TL C6-77.
– d1: Hệ số xét tới ảnh hưởng của ao hồ làm giảm nhỏ lưu lượng đỉnh lũ, ở đây lấy bằng 1.
– F: Diện tích lưu vực (F = 15,0km2).
Kết quả tính được ghi ở bảng sau:
Bảng I.4.1-1: Lưu lượng đỉnh lũ đến tuyến công trình hồ Chư Prông
Giai đoạn QP = 0,2% (m3/s) QP = 1,0% (m3/s) QP = 2,0% (m3/s)
TKKT – TDT 82,6 65,7
Tư vấn kiểm định 231,6 144,0

I.4.1.2-Tổng lượng lũ thiết kế

Tổng lượng lũ được xác định theo công thức tính tổng lượng trong QP.TL C6-77:
Wp = 103.HTP.y.F
– HTP : Lượng mưa lớn nhất thời khoảng tính toán T=1 ngày với tần suất thiết kế
– y: Hệ số dòng chảy lũ lấy theo QP.TL C6-77.
– F: Diện tích lưu vực (km2).
Kết quả tính toán thể hiện trong bảng sau:
Bảng I.4.1-2: Tổng lượng lũ thiết kế đến tuyến công trình hồ Chư Prông
Giai đoạn WP = 0,2% (106m3) WP = 1,0% (106m3)
TKKT – TDT 4,54
Tư vấn kiểm định 5,670 4,15

I.4.1.3-Đường quá trình lũ thiết kế

Từ kết quả tính toán đỉnh và lượng lũ ở trên, theo Quy phạm tính toán thủy văn QP.TL C6-77 đối với lưu vực nhỏ sử dụng đường quá trình lũ tam giác, chọn tỷ số giữa thời gian nước xuống và thời gian nước lên β = 2. Thời gian lũ tính theo công thức sau:
Trong đó:
– WP: Tổng lượng lũ thiết kế (106m3).
– F: Diện tích lưu vực (km2).
– QP: Lưu lượng đỉnh lũ thiết kế (m3/s).
Kết quả tính toán đường quá trình lũ như bảng sau:
Bảng I.4.1-3: Quá trình lũ thiết kế đến hồ Chư Prông
T(giờ) Q0,2% (m3/s) Q1,0% (m3/s)
1,0
34,2
24,0
1,5
46,6
33,0
2,0
55,0
42,0
2,5
72,0
52,0
3,0
92,0
69,0
3,5
123,0
86,0
4,0
154,0
111,0
4,5
191,0
130,0
5,0
217,0
140,0
5,5
231,6
144,0
6,0
231,0
143,0
6,5
224,0
142,0
7,0
207,0
140,0
7,5
188,0
133,0
8,0
168,0
124,0
8,5
152,0
108,0
9,0
135,0
100,0
9,5
119,0
89,0
10,0
102,0
78,0
10,5
90,0
67,0
11,0
80,0
58,0
11,5
69,0
50,0
12,0
61,0
45,0
12,5
51,8
36,0
13,0
47,0
32,0
13,5
42,7
30,0
14,0
39,4
23,6
14,5
35,6
21,4
15,0
33,8
20,3
Nhận xét: Lưu vực suối Chư Prông diện tích nhỏ, không có trạm quan trắc thủy văn, tính toán dòng chảy lũ được áp dụng theo quy phạm QPTL C6-77 trong trường hợp lưu vực không có tài liệu dòng chảy thực đo, diện tích lưu vực nhỏ hơn 100km2. Lưu lượng đỉnh lũ được tính theo phương pháp Cường độ giới hạn, đỉnh lũ phụ thuộc vào cường độ mưa ngày lớn nhất.
I.5. Chất lượng nguồn nước.
I.5.1. Phân tích, đánh giá đặc điểm và diễn biến chất lượng nguồn nước khu vực xây dựng công trình thủy lợi hồ chứa Chư Prông.
Kế thừa kết quả phân tích nước năm 2001-2002 của Liên đoàn ĐCTV- ĐCCT Miền Trung và kết quả phân tích gần đây của Qui hoạch phát triển thuỷ sản tỉnh Gia Lai đến 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 do Viện Qui hoạch Bộ thuỷ sản Lập tại khu vực hồ chứa Chư Prông, cho thấy có thể nhận xét và so sánh các chỉ tiêu lý, hóa tính, chỉ tiêu thủy sinh vật, chỉ tiêu hàm lượng: Fe2R; Fe3+, SO42 , NO2, Cl, HCO3, Ca++, Mg++, K+, Na+, A5, Hg, Zn, Pb, CN, PO34, BOD và chất rắn lơ lửng v.v… đều nằm trong giới hạn loại B1 Giá trị PH thay đổi từ 6,1 – 7,5. Ôxy sinh hóa BOD thay đổi trong khoảng 15 – 47 có hàm lượng 25mg/l, chỉ số chất rắn lửng lơ < hơn tiêu chuẩn cho phép trong giới hạn B1 theo Quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT (Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt). Hàm lượng sắt dao động từ 0,1-0,2mg/l. Hàm lượng Nitơ < 1mg/l. Các hàm lượng thủy ngân, chì, kẽm, đều nằm trong giới hạn cho phép (QCVN 08 : 2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt).
Kết hợp với kết quả phân tích mẫu nước được lấy trong lòng hồ, và hạ lưu (kênh chính của công trình) có thể thấy về cơ bản các chỉ tiêu phân tích của mẫu nước có giá trị đạt tiêu chuẩn cho phép, đối với nguồn nước mặt loại B1 theo Quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT (Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt).
Như vậy, nhìn chung chất lượng nước suối Ia Drang trước và sau khi xây dựng công trình hầu như có giá trị thay đổi không đáng kể. Các thông số khảo sát đều đạt tiêu chuẩn cho phép đối với nguồn nước mặt loại B1 theo Quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT (Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt). (kèm theo phiếu thừ nghiệm phân tích kết quả)
I.5.2. Phân tích các yếu tố tác động đến chất lượng nguồn nước khu vực khai thác
– Thượng lưu và khu vực lòng hồ: Sự thay đổi chất lượng nước hồ chứa có thể diễn ra trong giai đoạn đầu tích nước do việc phân huỷ các trầm tích tồn đọng trong lòng hồ do việc thu dọn lòng hồ còn tồn động trước đây. Nhưng đến sau gần 10 năm khai thác đã làm rữa trôi và pha loãng. Do đó chất lượng nước trở lại bình thường.
– Đoạn suối Ia Drang sau hạ lưu đập đến vị trí đổ vào lưu vực Cam Pu Chia: Sau khi xây dựng hồ chứa, nguồn nước chính cung cấp cho đoạn sông này tuy có giảm lưu lượng trong mùa kiệt nhưng không lớn: Do nước xả ra từ đập, nước từ các sông suối, nước mưa hai bên lưu vực sau hạ du công trình đổ vào và nước hoàn lưu ruộng lúa trong khu tưới đổ xuống.
– Khu cấp nước tưới trong quá trình vận hành và thời gian ngừng cấp giữa hai vụ thời gian tu sửa và nạo vét kênh mương chất lượng nguồn nước hầu như không ảnh hưởng.
I.6. Hệ sinh thái thuỷ sinh
Công trình thủy lợi hồ chứa Chư Prông có đập chặn trên suối Ia Drang, chảy qua vùng đồi núi rậm rạp, độ dốc không lớn, đoạn suối chảy qua khu vực xây dựng công trình chủ yếu có chênh lệch độ cao, thác gềnh và thung lũng nhỏ nên các loài thuỷ sinh sinh sống chủ yêu trong khu vực gồm các loài tôm, cua, cá, trai….. có giá trị kinh tế thấp. Ngoài ra, trong khu vực không có các loài thuỷ sinh quí hiếm hoặc có giá trị kinh tế cao.
CHƯƠNG II
TÌNH HÌNH KHAI THÁC, SỬ DỤNG NƯỚC HỒ CHƯ PRÔNG

Hình 5-Sơ đồ khu đầu mối công trình
II.1. Hiện trạng công trình thủy lợi Hồ chứa nước Chư Prông.
II.1.1. Vị trí công trình.

Công trình hồ chứa nước Chư Prông được xây dựng tại Thị trấn Chư Prông, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai, nằm trên một nhánh suối nhỏ ở phía tả của suối Ia Đrăng, cách UBND huyện Chư Prông khoảng 1km về phía Đông, nằm cạnh đường 663 nối liền với đường 14 và Thành phố Pleiku.Suối IaDrăng và suối IaHeo: Suối IaDrăng bắt nguồn từ phía Tây nam dãy núi Hàm Rồng có đỉnh cao 1.029 m chảy theo hướng Tây bắc – Đông nam đi qua huyện Chư Prông rồi đổ vào lãnh thổ Campuchia. Suối IaDrăng có một số nhánh là suối IaKring, Ia Pnon, IaPuch.

Khu vực công trình đầu mối có địa giới hành chính tiếp giáp như sau:
Phía Bắc và phía Tây giáp suối Ia Đrăng
Phía Đông và Nam giáp suối Ia Muer.
II.1.2. Nhiệm vụ công trình.
Theo thiết kế.
– Tưới cho diện tích 700 ha trong đó:
– Theo cơ cấu cây trồng
+ Lúa: 103ha
+ Cà phê, hồ tiêu và cây trồng cạn: 597ha
– Theo biện pháp công trình:
+ Tưới tự chảy: 412ha
+ Tưới động lực (tưới bằng máy bơm): 288ha
* Kết hợp nuôi trồng thuỷ sản, giao thông du lịch và cải tạo cảnh quan, môi trường trong khu vực dự án.
II.1.3. Quy mô công trình :
– Cấp công trình: Cấp II (QPVN 04-05:2012/BNNPTNT)
– Diện tích lưu vực: 15 km2, công trình xây dựng trên suối Ia Drang,
– Dung tích hồ chứa ở mực nước dâng bình thường: 3,814.106m3.
– Diện tích mặt hồ ở mực nước dâng bình thường: 59,38 ha
– Dung tích hồ đến ở mực nước gia cường: 4,134.106m3.
– Diện tích mặt hồ ở mực nước gia cường: 72 ha.
– Dung tích chết: 0,32.106m3.
– Diện tích mặt hồ ở mực nước chết 10 ha (ngập vĩnh viễn).
– Đập đất: Dài 426m, cao 25,5m, đỉnh đập rộng 6m, Cao trình đỉnh đập: +475m
– Cống lấy nước: Cống tròn có áp D70cm, dài 110m, Q = 0,65 m3/s.
– Tràn xả lũ 2 cửa van cung, đóng mở bằng điện, chia làm 2 khoang mỗi khoang 4m, vai phải đập.
Cao trình ngưỡng tràn: 471,20m, rộng 8m, lưu lượng xả lũ: 66,7m3/s
– Đường quản lý dọc theo kênh chính dài: 6,8235km.
+Hệ thống kênh:
– Kênh chính dài 6,8235km, năng lực tải nước 0,65m3/s.
– Đập dâng xây dựng trên hệ thống kếnh:
+Đập dâng thôn 6: Hình thức đập tràn đỉnh rộng, điều tiết bằng cửa van phẳng, gồm 2 khoang 3m. Cao trình ngưỡng: 448,50m; Chiều rộng tràn: 6,00m; Mực nước thượng lưu max: 451,00m; Mực nước hạ lưu max: 450,00m; Lưu lượng xả: Qxả = 27,25m3/s; Cột nước tràn: 2,00m; Đập đất: Cao trình đỉnh đập: 452,0m; Chiều rộng đỉnh đập: 4,5m; Chiều dài theo đỉnh đập: 114,0m; Hệ số mái đập: mtl =2,5; mhl = 2,5; Cống lấy nước: Lưu lượng thiết kế của cống: 0,18m3/s; Kích thước cơ bản của cống: fi = 0,60m; Chiều dài cống: Lc = 16,6m; Điều tiết lưu lượng bằng cửa van phẳng.
+Đập dâng thôn 7: Hình thức đập tràn đỉnh rộng, điều tiết bằng cửa van phẳng, gồm 3 khoang 4m. Cao trình ngưỡng: 448,00m; Chiều rộng tràn: 12,00m; Mực nước thượng lưu max: 450,50m; Mực nước hạ lưu max: 449,50m; Lưu lượng xả lũ: 76,18m3/s; Cột nước tràn: 2,50m; Đập đất: Cao trình đỉnh đập: 452,0m; Chiều rộng đỉnh đập: 4,5m; Chiều dài theo đỉnh đập: 95,0m; Hệ só mái đập: mtl = 2,5; mhl = 2,5; Cống lấy nước: Lưu lượng thiết kế của cống: 0,13m3/s; Kích thước cơ bản của cống: fi = 0,60m; Chiều dài cống: Lc = 17m
II.1.4. Các hạng mục chính và phương thức khai thác của công trình.
II.1.4.1. Các hạng mục chính của công trình.
Công trình thủy lợi hồ chứa Chư Prông gồm các hạng mục chính sau: Đập đất, Cống lấy nước, Tràn xả lũ, hệ thống kênh dẫn nước, đập dâng thôn 6 và đập dâng thôn 7.

II.1.1.4.1.Đập đất:

Hình 6 : Mái hạ lưu đập
Đập đất có kết cấu đập đất đồng chất, mặt cắt hình thang, có vật thoát nước lăng trụ gối tiếp với gối phẳng và ống khói ăn sâu vào thân đập 35m, xử lý nền bằng chân khay, mái thượng lưu gia cố bằng đá xây M100 kích thước 75x75x25cm, mái hạ lưu trồng cỏ, có bố trí các rãnh thu và thoát nước, mắt đập làm bằng bê tông M200 dày 15cm, tường chắn sóng bằng bê tông M200.
Bảng II‑1.1-1: Các thông số kỹ thuật đập đất
TT Thông số kỹ thuật
Đơn vị
Ký hiệu
Trị số
Ghi chú
1
Cao trình đỉnh đập
m
ĐĐ
475,00
2
Cao trình đỉnh tường chắn sóng
m
ĐĐ
476,00
3
Cao trình cơ hạ lưu
m
ch
466,50
4
Cao trình cơ thượng lưu
m
ct
464,00
5
Chiều dài theo đỉnh đập
m
LĐĐ
421,00
6
Chiều cao đập lớn nhất
m
HĐmax
25,5
7
Hệ số mái thượng lưu
h/s
MTL
3,5 & 3,75
8
Hệ số mái hạ lưu
MHL
3,5 & 3,25
9
Chiều rộng đỉnh đập
m
6,0

II.1.1.4.2.Tràn xả lũ.

Hình 7-Nhìn từ hạ lưu tràn
Vị trí : Nằm tại vai bờ phải đập đất xả xuống nhánh suối Ia Đrăng

Hình thức tràn : Là đập tràn thực dụng bằng BTCT M200 có 2 cửa van cung đóng mở bằng điện, tràn chia làm 2 khoang mỗi khoang 4m, nối tiếp sau ngưỡng tràn là dốc nước bằng BTCT M200 dày 30cm, có chiều dài 135m, bề rộng Bd = 8m, độ dốc Id = 6% – 8%, tiêu năng sau dốc nước bằng bể tiêu năng Lb = 21m, d = 1m ; nối tiếp sau tiêu năng gồm 129m kênh xả bằng đá xây M100, tiêu năng hạ lưu và rọ đá gia cố lòng suối.

Hình 8-Dốc nước + Tiêu năng sau tràn
Bảng II.1.4-2: Các thông số kỹ thuật tràn xả lũ
TT
Thông số kỹ thuật
Đ.vị
K.Hiệu
Trị số
Ghi chú
1
Loại đập
Tràn tự do
M/c đỉnh rộng
2
Cao trình ngưỡng tràn
m
tràn
471,2
3
Chiều rộng tràn
m
Btràn
8,0
4
Số khoang tràn
khoang
n
02
5
Lưu lượng xả thiết kế (P=1,0%)
m3/s
QTK
66,7
6
Cột nước max trên ngưỡng tràn
m
HTR
3,03
7
Chiều dài dốc nước sau tràn
m
Ld
135,0
8
Chiều rộng dốc nước
m
Bdốc
8,0
9
Độ dốc dốc nước
%
id
6-12
10
Chiều dài bể tiêu năng
m
Ltn
21,0
11
Chiều rộng bể tiêu năng
m
Btn
8,10
12
Chiều sâu bể tiêu năng
m
d
1,0

II.1.1.4.3. Cống lấy nước.

Hình 9 : Nhà tháp cống
Hình thức cống: Là cống có áp dưới đập chính, bằng ống thép D=700mm, dày δ = 8-10mm đặt trên bệ và bọc ngoài 1 lớp BTCT M200 dày 25cm, tường đầu thượng lưu cống có đặt khe van và lưới chắn rác ; hạ lưu cống có lắp đặt 1 van côn điều tiết tưới và 1 van đĩa sửa chữa, đóng mở bằng thủ công. Các thông số cụ thể như trong bảng sau :
Bảng II.1.4-3: Các thông số kỹ thuật cống lấy nước
TT
Thông số kỹ thuật
Đ.vị
K.Hiệu
Trị số
Ghi chú
1
Cao trình đáy cửa vào
m
ngưỡng
460,10
2
Cao trình ngưỡng tiêu năng
m
ngưỡng
460,25
3
Số cửa
cửa
01
4
Kích thước cửa m D 0,7
5
Chiều dài cống
m
L
105,00
6
Lưu lượng thiết kế
m3/s
Q
0,65

II.1.1.4.4. Kênh dẫn nước sau đập.

Hệ thống kênh chính hồ chứa nước Chư Prông có chiều dài 6,8235km đảm bảo tải nước với diện tích tưới 700ha. Kênh được xây dựng kiên cố bằng BTCT.

II.1.1.4.5. Khu quản lý.

II.1.1.4.5.1. Nhà quản lý hệ thống:
Là công trình nhà làm việc cấp II, 02 tầng, diện tích sử dụng 213m2 và trang thiết bị. Nhà chịu lực chính bằng hệ khung cột, dầm sàn BTCT M200, móng xây đá hộc, tường xây ngạch rỗng d=150, VXM M50, nền sàn lát gạch hoa VM 200×200, toàn bộ cửa dùng khung sắt, kính có hoa sắt bảo vệ, hoàn thiện trát và quét tường bằng vôi ve màu kem.
II.1.1.4.5.2. Nhà quản lý đầu mối:
Là công trình nhà làm việc cấp 4, diện tích sử dụng 80m2.
Nhà có kết cấu móng xây đá hộc vxm m75, giằng móng BTCT M200, tường xây gạch rỗng d=200, VXM M75, nền lát gạch ceramic 30×30, toàn bộ cửa dùng khung sắt, kính có hoa sắt bảo vệ, hoàn thiện trát và quét tường bằng vôi ve màu kem.
II.1.1.4.5.3. Nhà vận hành sau cống lấy nước:
Là công trình cấp 4, diện tích sử dụng 14,52m2.
Nhà có kết cấu khung, sàn bằng BTCT M200, tường xây ngạch rỗng d=150, VXM M50, nền lát gạch ceramic 30×30, toàn bộ cửa dùng khung sắt, kính có hoa sắt bảo vệ, hoàn thiện trát và quét tường bằng vôi ve màu kem.
II.1.1.4.6. Đánh giá hiện trạng công trình:
Công trình hồ chứa nước thị trấn Chư Prông được xây dựng vào năm 2002, hoàn thành vào 2006. Đập đất được thiết kế dạng đập đất đồng chất, cao trình đỉnh đập 475,00m; cao trình đỉnh tường chắn sóng 476,00m; bề rộng đỉnh đập B=6,0m, chiều cao đập lớn nhất Hmax=25,5m. Mái thượng lưu được gia cố bằng đá xây M100 kích thước 75x75x25cm, mái hạ lưu trồng cỏ. Tại thời điểm lập báo cáo hiện trạng sử dụng nước mặt hồ chứa Chư Prông đập hoạt động bình thường.

Hình 10: Đỉnh đập + Mái thượng, hạ lưu đập

Hình 11: Mái hạ lưu đập
– Tràn xả lũ là đập tràn thực dụng bằng BTCT M200 có 2 cửa van cung đóng mở bằng điện, tràn chia làm 2 khoang mỗi khoang 4m, nối tiếp sau ngưỡng tràn là dốc nước bằng BTCT M200 dày 30cm, có chiều dài 135m, bề rộng Bd = 8m, độ dốc Id = 6% – 8%, tiêu năng sau dốc nước bằng bể tiêu năng Lb = 21m, d = 1m ; nối tiếp sau tiêu năng gồm 129m kênh xả bằng đá xây M100, tiêu năng hạ lưu và rọ đá gia cố lòng suối.Tại thời điểm kiểm tra tràn còn tốt, không có biểu hiện hư hỏng, xuống cấp.
– Cống lấy nước: Là cống có áp dưới đập chính, bằng ống thép D=700mm, dày δ = 8-10mm đặt trên bệ và bọc ngoài 1 lớp BTCT M200 dày 25cm, tường đầu thượng lưu cống có đặt khe van và lưới chắn rác ; hạ lưu cống có lắp đặt 1 van côn điều tiết tưới và 1 van đĩa sửa chữa. Hiện tại, cống hoạt động bình thường, không có biểu hiện hư hỏng, xuống cấp.
II.1.1.4.6.1. Đánh giá hiện trạng thiết bị cơ khí
II.1.1.4.6.2. Cửa van tràn
Kết cấu cửa van tràn đã duy tu bào dưỡng định kỳ còn tốt.
Bề mặt tole bưng cửa còn tốt.
Dầm ngang, dầm chính còn tốt không bong tróc hoen gỉ.
Các đường hàn không có các vết rạn nứt và kết cấu cối quay làm việc ổn định.
Joint đáy không kín nước nên bị rò nước dưới đáy tràn khi đóng cửa van.
II.1.1.4.6.3. Xilanh thủy lực và trạm nguồn cửa van tràn

Hiện trạng thiết bị đóng mở cửa van vận hành bình thường, ống dẫn dầu vào xilanh thủy lực hoạt động bình thường.

Hình 12. Xilanh thủy lực
Hệ thống tời vẫn còn hoạt động, cáp kéo phai sự cố bị gỉ sắt mới được sơn lại.

Hình 13. Hệ thống điều khiển của van tràn

Hình 14. Hệ thống tời kéo phai sự cố

Hình 15: Cánh phai sự cố
Hình 17: Bê tông dốc nước
II.1.1.4.6.4. Cống lấy nước
Các thiết bị cơ khí vận hành cửa cống đang còn tốt, hoạt động bình thường.

II.1.2. Kết luận hiện trạng công trình

Qua kết quả điều tra thực địa công trình hồ chứa nước Chư Prông có những kết luận sau:
– Tuyến đập chính có chiều dài khoảng 421m là đập đất đồng chất hoạt động ổn định, chưa phát hiện vùng thấm cục bộ, vùng sạt lở mái, thiết bị thoát nước còn hoạt động tốt. Mái thượng lưu đập, tường chắn sóng còn tốt chưa phát hiện hư hỏng, bong tróc, sạt lở. Mái đập phía hạ lưu và hệ thống rãnh thoát nước phía hạ lưu còn tốt. Hệ thống mốc quan trắc thấm hoạt động bình thường.
– Tràn xả lũ còn tốt, không có hư hỏng.
– Thiết bị cơ khí cửa van và thiết bị đóng mở cửa đều còn tốt chưa cần sửa chữa hay thay thế. Bộ phận joint đáy của cửa van kín nước.
– Cống lấy nước: Nhà tháp + mái nhà tháp vận hành còn tốt, không có hư hỏng.
– Các thiết bị vận hành cống lấy nước vẫn còn sử dụng tốt, chưa cần sửa chữa thay thay th
Một số hình ảnh-Đập đất đầu mối công trình
Hình 18-Hồ Chư Prông
Hình 19-Mặt hồ Chư Prông
Ho Chu Prong3.JPG

Hình 20- Nhà tháp tràn xả lũ

Ho chu prong 2.jpg

Hình 21-Tháp vận hành Tràn nhìn từ phía đập đất 

 II.2. Tình hình khai thác, sử dụng nước của công trình.
II.2.1. Chế độ, lượng nước khai thác, sử dụng trong thời gian vận hành công trình, đến thời điểm lập báo cáo.
II.2.1.1. Đối với khai thác, sử dụng nước cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản: Chủ yếu là phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, hàng năm tùy theo thời tiết và kế hoạch sản xuất của địa phương, Công ty làm căn cứ cấp nước sản xuất vào 02 đợt, vụ đông xuân và vụ mùa:

a. Vụ đông xuân: Mở nước tưới từ ngày 01/01 đến 10/4 (đối với cây công nghiệp dài ngày); Mở nước tưới từ 15/11 năm trước đến 25/4 năm sau (đối với cây lúa nước):

– Tổng số ngày tưới cho vụ đông xuân (lúa nước) vào khoảng từ 150 ngày đến 180 ngày (tùy thuộc vào kế hoạch sản xuất của các địa phương: 01 xã và 01 thị trấn), trung bình là 160 ngày.

– Tổng số ngày tưới cho vụ đông xuân (cây công nghiệp dài ngày) vào khoảng từ 100 ngày đến 120 ngày (tùy thuộc vào kế hoạch sản xuất của các địa phương: 01 xã và 01 thị trấn), trung bình là 100 ngày. Thời gian bình quân cả tưới lúa và tưới cây công nghiệp là 140 ngày/vụ

– Lưu lượng trung bình khoảng Q = 0,0949 m3/s (TK: 0,65m3/s), tổng lượng nước cho vụ đông xuân khoảng: W =(140 x 86400 x 0.1328)/106 m3 = 1.1479x 106 m3

b. Vụ mùa: Mở nước tưới vào khoảng từ đầu tháng 06 năm trước đến giữa tháng10:

– Tổng số ngày tưới cho vụ đông xuân vào khoảng từ 120 ngày đến 140 ngày (tùy thuộc vào kế hoạch sản xuất của các địa phương: 02 huyện và 01 thị xã), trung bình là 130 ngày.

– Lưu lượng trung bình khoảng Q = 0.0144 m3/s, tổng lượng nước cho 01 vụ khoảng:

W = (120 x 86400 x 0.0144)/106 m3 = 0.149 x 106 m3

Tổng lượng nước dùng cho cây trồng và sinh hoạt theo Bảng 2.2 là 1.730.619,43 m3

Bảng II.2.1-1 Diễn biến lượng nước khai thác, sử dụng qua các năm:

                                                                                                       Đơn vị: 106 m3

THÁNG

NĂM

I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
IX
X
XI
XII
2010
0,425
0,359
0,300
0,039
0,028
0,065
0,018
0,014
0,004
0,000
0,000
0,021
2011
0,425
0,359
0,300
0,039
0,028
0,065
0,018
0,014
0,004
0,000
0,000
0,021
2012
0,425
0,359
0,300
0,039
0,028
0,065
0,018
0,014
0,004
0,000
0,000
0,021
2013
0,063
0,397
0,339
0,077
0,066
0,103
0,056
0,052
0,042
0,038
0,038
0,059
2014
0,063
0,397
0,339
0,077
0,066
0,103
0,056
0,052
0,042
0,038
0,038
0,059
2015
0,063
0,397
0,339
0,077
0,066
0,103
0,056
0,052
0,042
0,038
0,038
0,059

II.2.1.2. Đối với khai thác, sử dụng nước cho các mục đích khác:

Ngoài phục vụ sản xuất nông nghiệp, công trình hồ chứa nước thủy lợi ChưPrông còn kết hợp cung cấp nước sinh hoạt, công nghiệp, nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên các công tác phục vụ cho mục đích khác đều nằm trong toàn bộ hệ thống khai thác, sử dụng nước của công trình hồ chứa nước thủy lợi ChưPrông như:

– Hồ chứa nước thủy lợi ChưPrông còn cung cấp nước sinh hoat cho 8.500 hộ dân ở trong huyện với trung bình 150lít/1người/1ngàyđêm (tương ứng Q=1.275 m3/ngày-đêm).

Hồ chứa nước thủy lợi ChưPrông còn cung cấp nước cho 2 đập dâng thôn 7 và đập dâng thôn 6 nhằm mục đích phục vụ tưới lúa và caphe và đảm bảo cho nhu cầu nước sinh hoạt của các thôn làng khác.

Do việc khai thác, sử dụng nước cho mục đich cấp cấp nước sinh hoạt đều nằm trong hai đợt cấp nước chính: vụ đông xuân và vụ mùa và nằm trong một vài tháng khác của công trình hồ chứa nước thủy lợi ChưPrông, nên tổng lượng nước khai thác, sử dụng cho từng thời kỳ và tổng lượng nước khai thác, sử dụng trong từng năm được thể hiện trong bảng 2.1

II.2.2. Vị trí quan trắc và nội dung, phương pháp, chế độ, thiết bị quan trắc, giám sát trong quá trình khai thác, sử dụng nước: Việc đo đạc, quan trắc và giám sát quá trình khai thác, sử dụng nước của công trình hồ chứa nước thủy lợi Chư Prông được thực hiện, ghi chép và lưu trữ hàng ngày. Hiện nay công ty TNHH MTV Khai thác công trình thuỷ lợi Gia Lai, trực tiếp là xí nghiệp thuỷ nông Chư Prông thực hiện quan trắc mực nước hồ bằng mắt thường tại cột thủy chí tại nhà tháp cống lấy nước hàng ngày.

II.2.3. Tình hình khai thác, sử dụng nước của các tổ chức, cá nhân khác trong khu vực:

Trên lưu vực suối Ia Drang về phía thượng nguồn có công trình Hồ chứa nước Hoàn Ân tưới cho 771,97ha cà phê, cỏ công nghiệp, hồ tiêu được đầu tư xây dựng từ năm 1977;

Chương III
KẾ HOẠCH KHAI THÁC, SỬ DỤNG NƯỚC
VÀ BIỆN PHÁP GIÁM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC

III.1. Nhu cầu khai thác, sử dụng nước của công trình trong thời gian đề nghị cấp phép.

Công trình thủy lợi Chư Prông được xây dựng từ năm 2004 đưa vào khai thác sử dụng từ 2006 tưới phục vụ sản xuất cho 264,83ha cây cà phê và 21,6ha lúa nước hai vụ; Từ khi đi vào vận hành đến nay, công trình không có sự thay đổi về quy mô cũng như phương thức vận hành khai thác, sử dụng nước
III.1.1.Nhu cầu, kế hoạch khai thác.

Công trình Hồ chứa thủy lợi Chư Prông phục vụ tưới theo thiết kế là 700ha (597ha cà phê, 103ha lúa);

– Theo biện pháp công trình:

+ Tưới tự chảy: 412ha

+ Tưới động lực (tưới bằng máy bơm): 288ha

* Kết hợp nuôi trồng thuỷ sản, giao thông du lịch và cải tạo cảnh quan, môi trường trong khu vực dự án.
III.1.2. Chế độ khai thác, sử dụng.

Chế độ khai thác, sử dụng nước của công trình Hồ chứa thủy lợi Chư Prông được thể hiện qua quy trình vận hành điều tiết hồ Chư Prông năm 2004

  1. Vận hành, điều tiết hồ trong thời kỳ mùa lũ.

Thực hiện theo quy trình vận hành và điều tiết hồ Chư Prông đính kèm 

     2. Vận hành công trình trong thời kỳ mùa cạn:

Thực hiện theo quy trình vận hành và điều tiết hồ Chư Prông đính kèm

III.2.Tác động đến chế độ dòng chảy:

Như đã phân tích trên, Công trình thuỷ lợi Chư Prông là công trình hồ chứa nước khai thác sử dụng nước trên suối Ia Drang, đắp đập đất toàn tuyến bố trí ngang dòng chính, việc tích nước hồ chứa và chế độ vận hành của công trình thuỷ lợi Chư Prông sẽ làm thay đổi ít nhiều chế độ dòng chảy tự nhiên của suối. Có thể phân chia các đoạn suối chịu ảnh hưởng của chế độ điều tiết nước của công trình thủy lợi Chư Prông như sau:

– Đoạn suối thượng nguồn lòng hồ.

– Đoạn lưu vực lòng hồ.

– Đoạn suối IaDrang từ hạ lưu đập đến Cam pu chia đổ về sông Mê Kông

Dưới đây là các phân tích, đánh giá về hiện trạng và ảnh hưởng của công trình thủy lợi Chư Prông đối với chế độ dòng chảy trên từng đoạn suối kể trên, cụ thể như sau:

III.2.1.Đoạn suối thượng nguồn lòng hồ:

Về phần đoạn suối thượng nguồn hiện nay vẫn giữ nguyên hiện trạng như ban đầu trước khi khai thác, sử dụng công trình, do đó việc khai thác, sử dụng công trình thuỷ lợi Chư Prông đối với đoạn suối này không gây ảnh hưởng đến chế độ dòng chảy và các yếu tố khác.

III.2.2.Đoạn lưu vực lòng hồ:

Khi hình thành hồ chứa, chế độ dòng chảy trong sông không còn tồn tại mà thay thế bởi chế độ thủy văn hồ chứa thể hiện qua mức độ dao động mực nước, lưu lượng đến hồ. Khi có đập thuỷ lợi Chư Prông thì mực nước trên hồ sẽ cao hơn mực nước suối cũ so với đoạn suối sau đập. Do dòng suối mở rộng hơn bình thường nên tốc độ dòng chảy ở đoạn suối tạo hồ sẽ chậm hơn. Mực nước phía trước đập dao động từ mực nước chết +461,5m đến mực nước dâng bình thường +473,7m.

Công trình thuỷ lợi Chư Prông được xây dựng là hồ chứa nước, có tác dụng tích nước, điều tiết lũ vào mùa lũ, xả nước về hạ du vao mùa cạn, nên đoạn sông mở rộng hơn bình thường và sẽ có sự thay đổi về chế độ dòng chảy, cụ thể là:

Vào mùa lũ: Khi lưu lượng về hồ lớn hơn 0,65 m3/s, công trình sẽ duy trì mực nước hồ ở cao trình mực nước cao nhất là: +473,70m, bằng chế độ mở nước tưới qua cống lấy nước, với lưu lượng là: 0,65m3/s để phục vụ sản xuất theo kế hoạch, đồng thời mở tràn xả lũ phần lưu lượng lớn hơn 0,65m3/s để duy trì mực nước cao nhất trong hồ là: +473,70m, cao trình đón lũ là: +472,00m, vào mùa lũ chế độ dòng chảy thương xuyên được duy trì liên tục.

Vào mùa cạn: Khi hồ vào tích nước, chỉ mở lượng nước vừa đủ cung cấp cho sản xuất theo kế hoạch và một phần nước về cho hạ du thì chế độ dòng chảy trong lòng hồ ổn định, không tạo được dòng chảy sẽ gây nên bồi lắng lòng hồ.

III.2.3. Đoạn suối IaDrang từ hạ lưu đập đến Campuchia đổ về sông Mê Kông

Dọc theo suối Ia Drang từ vị trí hạ lưu công trình thuỷ lợi Chư Prông đến Cam Pu Chia có chiều dài khoảng 25 km, dọc hai bên bờ suối có rất nhiều chi lưu và khe suối nhập lưu, chủ yếu bên phía bờ phải sông, bổ sung nước cho dòng chính;

Hồ chứa nước công trình thuỷ lợi Chư Prông là công trình thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp là chính, đồng thời phục vụ cho các nhu cầu dùng nước khác, một năm hai vụ, vụ đông xuân và vụ mùa, thời gian phục vụ sản xuất khoảng từ 7 đến 8 tháng trong một năm, phục vụ 24/24 giờ. Chế độ dòng chảy đoạn suối thay đổi theo mùa và theo thời gian trong mùa tùy thuộc vào nguồn nước đến hồ và nhu cầu sản xuất hàng năm.

Vào mùa lũ, Hồ chứa nước công trình thuỷ lợi Chư Prông làm việc với mục tiêu xả nước lũ, lượng nước được xả qua tràn xả lũ (có điều tiết), nên chế độ dòng chảy đoạn suối có sự thay đổi tăng, giảm theo lượng nước xả, đồng thời cộng với lượng nước các chi nhánh, khe nước nhập lưu. Do đó tùy theo lượng nước mà đoạn suối này lớn, mực nước dâng cao cũng làm ngập một số diện tích lúa, hoa màu ở gần suối. Tuy nhiên công trình hồ chứa nước thuỷ lợi Chư Prông là công trình tích nước nhằm điều tiết lũ cho hạ du, cho nên cũng góp phần làm giảm mực nước, lượng nước lũ về đột ngột ở đoạn suối này. Vào mùa cạn, chế độ dòng chảy hạ lưu không còn được như lúc chưa chặn đập Chư Prông

III.3. Tác động đến chế độ phù sa, bùn cát, xói lở, bồi lắng lòng, bờ suối:

Việc hình thành hồ chứa nước công trình thuỷ lợi Chư Prông sẽ gây nên hiện tượng phù sa, bùn cát, xói lở, bồi lắng lòng, bờ, bãi ven suối. Tác động này xẩy ra theo từng đoạn cụ thể như sau:

– Phần thượng nguồn hồ chứa: phần này bờ, bãi đất dễ bị xói mòn và gây bồi lắng, nguyên nhân có thể do nạn phá rừng làm cho thảm phủ đầu nguồn giảm đi nhiều, đáng kể trong những năm đầu hoạt động. Hiện tượng sạt lở phát triển cục bộ ven hai bờ suối và nơi địa hình có độ dốc lớn, nguyên nhân chủ yếu khi mưa lũ kéo dài, mực nước dưới đất và mực nước sông suối lên cao gây xói mòn chân tạo nên mất cân bằng trọng lực của các sườn dốc, gây ra sạt lỡ. Tuy nhiên quy mô của công trình nhỏ, sườn đồi có độ dốc thấp, hồ chứa chỉ làm ngập ven 2 bờ suối nên việc sạt lở chỉ có thể xảy ra cục bộ và sẽ ổn định dần.

– Phần lòng hồ: Việc hình thành hồ chứa nước công trình thuỷ lợi Chưprông, do suối nhỏ và dân canh tác lúa dưới lòng suối nên lượng bùn cát trôi theo dòng chảy một phần được giữ lại ruộng và phần còn lại được chảy về hồ. Qua đó một phần bùn cát lơ lửng theo dong chảy xuống hạ du, đa phần được giữ lại trong hồ, do đó lượng bùn cát xuống hạ du bị giảm đi nhiều. thực tế bùn cát bồi lắng lòng hồ Chưprông đang diễn ra chậm, qua 10 năm hoạt động của hồ chứa thì cao trình bùn cát khoảng 454.39m với thể tích bùn cát là 16.103 m3. Theo QCVN 04-05: 2012 BNNPTNT thì ứng với công trình cấp II cao trình bùn cát trong thời gian hồ hoạt động phải thấp hơn cao trình ngưỡng cửa lấy nước là 0,5m và thời gian quy định ngưỡng cửa lấy nước không bị bùn cát bồi lấp không ít hơn 75 năm.

Dự đoán tốc độ bồi lắng diễn ra nhanh hơn rất nhiều so với tính toán, nên cần có giải pháp bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn và lên phương án tiến hành nạo vét lòng hồ để đảm bảo dung tích hồ phục vụ được đa mục tiêu: cấp nước tưới, sinh hoạt và nuôi trồng thủy sản.

III.3.1. Tác động đến chế độ chất lượng nước:

Sự thay đổi chất lượng nước hồ chứa đã diễn ra trong giai đoạn đầu tích nước do việc phân hủy các thảm thực vật, trầm tích tồn đọng trong lòng hồ. Tuy nhiên, hiện công trình thuỷ lợi Chư Prông đã đi vào khai thác, sử dụng được khoảng 10 năm nên những tác động đến chất lượng nước do việc tích nước của hồ chứa đã không còn.

Thủy lợi vốn là một nguồn nước sạch, việc khai thác, sử dụng nước hầu như không làm thay đổi đến tính chất lý hóa của nguồn nước, không gây tác động xấu đến chất lượng nguồn nước. Hiện nay nguồn nước của công trình thủy lợi hồ chứa Chư Prông, ngoài phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản đảm bảo theo yêu cầu chất lượng nước. Năm 20152016 huyện Chư Prông đang xây dựng phương án lấy nước của hồ chứa nước công trình thuỷ lợi Chư Prông để cấp nước sinh hoạt cho Thị trấn Chư Prông.

III.3.2. Tác động đến chế độ hệ sinh thái thủy sinh:

Khi hình thành hồ chứa nước công trình thuỷ lợi Chư Prông, tạo suối IaDrang thành ba phần. Phần thượng nguồn, phần lòng hồ và phần suối từ hạ lưu công trình chảy về Cam Pu Chia hợp với sông Mê Kông.

Phần thượng nguồn không có công trình nào nên chế độ hệ sinh thái không cố gì thay đổi so nới tự nhiên của suối.

Phần lòng hồ có tác dụng tích nước, điều tiết lũ vào mùa lũ, xả nước về hạ du vao mùa cạn, phần lòng hồ có dung tích 4,134×106m3 tương ứng với lưu vực là 15km2 mặt nước, là phần nước dồi dào, trong lành cho các loại thủy sinh phát triển, đặc biệt hàng năm thu được hầng trăm tấn cá các loại từ việc nuôi trồng thủy sản trong hồ.

Còn lại phần suối IaDrang từ hạ lưu công trình chảy về Cam Pu Chia có chiều dài dòng chính khoảng 25 km, diện tích, lưu lượng dòng chảy trung bình nhiều năm không lớn. Mùa lũ đoạn suối này tải phần nước xả lũ của công trình và nước dọc hai bên bờ suối có rất nhiều nhánh và khe suối nhập lưu nên hệ sinh thái thủy sinh khu vực này có các loài tôm cua, cá sinh sống với số lượng không đá kể, it phát triển.

III.3.3. Tác động đến chế độ các công trình khai thác, sử dụng khác: không có công trình khác.

III.4. Các biện pháp khắc phục, giảm thiểu tác động tiêu cực và giám sát quá trình khai thác, sử dụng nước:

III.4.1. Duy trì dòng chảy tối thiểu hạ du công trình:

Do công trình thủy lợi Chư Prông là công trình hồ chứa nước nên hạ du công trình bị cắt nước, sẽ có sự thay đổi về chế độ dòng chảy, cụ thể là sẽ bị suy giảm về số lượng nước. Để hạn chế điều này, theo Nghị định số 112/2008/NĐ-CP ngày 20/12/2008 của Chính phủ về việc quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa thủy điện, thủy lợi thì công trình thủy lợi Chư Prông xả xuống hạ du một lưu lượng tối thiểu nhằm đảm bảo mức thấp nhất duy trì dòng suối, sự phát triển bình thường của hệ sinh thái thủy sinh và đồng thời đảm bảo mức tối thiểu cho các hoạt động khai thác, sử dụng nước khác dưới hạ du công trình.

Luận chứng, xác định giá trị dòng chảy tối thiểu cần phải duy trì ở hạ lưu công trình: Để xác định lượng dòng chảy tối thiểu phù hợp cần duy trì hạ lưu đập thủy lợi Chư Prông cần phải xem xét toàn diện về đặc điểm công trình, chế độ dòng chảy suối, đặc điểm hình thái đoạn suối và nhu cầu sử dụng nước dưới hạ du.

Đoạn suối Ia Drang từ hạ lưu công trình thủy lợi Chư Prông đến vị trí đổ vào đất Cam Pu Chia dài khoảng 25 km có đặc điểm lòng suối dốc đều, hai bên bờ ít dân cư sinh sống, không có công trình khai thác sử dụng nước khác, hệ sinh thái thủy sinh ít phát triển, không có khe suối khác nhập lưu.

Công trình thủy lợi Chư Prông phục vụ chủ yếu cho hai lĩnh vực tưới nông nghiệp và cung cấp nước cho dân sinh, nên không thường xuyên mở nước trong kênh như công trình thuỷ lợi lớn phục vụ cho nhiều thành phần kinh tế (trung bình một năm cắt nước từ 3-4 tháng), để duy tu, bảo dưỡng, khi cắt nước cũng sẽ làm ảnh hưởng ít nhiều đến lượng nước xả về hạ du, do đó không thường xuyên và liên tục được duy trì dòng nước cho hạ du. 

 III.4.2. Giảm thiểu các tác động tiêu cực do việc vận hành công trình:

Để đảm bảo vận hành an toàn công trình và an toàn cho hạ du, Đơn vị quản lý vận hành hồ thủy lợi Hồ chứa Chư Prông, cụ thể là xí nghiệp thuỷ nông Chư Prông phải thực hiện nghiêm túc theo đúng các quy định trong Quy trình vận hành điều tiết hồ chứa nước Chư Prông, cụ thể:

III.4.2.1. Công tác vận hành hồ chứa trong mùa lũ:

– Đơn vị quản lý thực hiện đúng quy định về quy định vận hành điều tiết hồ trong mùa lũ. Công tác chế độ quan trắc, dự báo, báo cáo, cung cấp thông tin, số liệu phục vụ công tác vận hành liên hồ, đơn hồ được cập nhật thường xuyên và cung cấp kịp thời đến các cơ quan như quy định.

– Thực hiện tốt việc phối hợp với các cơ quan có liên quan như: Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Tây nguyên, thường trực Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Gia Lai, (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai là cơ quan thường trực);
– Công tác phòng chống lũ lụt hạ du:

+ Đã xây dựng phương án phòng chống lũ lụt ở hạ du (đã trình Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định, Công ty phê duyệt).

+ Xây dựng và triển khai thực hiện công tác phối hợp ứng cứu vùng hạ du khi có lũ lụt xảy ra với các phương án, tình huống giả định như xả lũ với tần xuất thiết kế, lũ kiểm tra, sự cố vỡ đập (đã xây dựng trong phòng chống lũ lụt ở hạ du;

– Công tác phòng chống lụt bão:

+ Vận hành của bộ máy: công tác vận hành bộ máy từ chỉ đạo điều hành, thực hiện đồng bộ thống nhất từ ban chỉ huy phòng chống lụt bão công ty đến tiểu ban chỉ huy phòng chống lụt bão công trình hồ chứa Chư Prông, bộ máy thường xuyên được điều chỉnh, kiện toàn đáp ứng yêu cầu.

+ Phối hợp tốt giữa địa phương, Sở, Ban ngành các đơn vị trên địa bàn. Thực hiện chỉ đạo của Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn và Ủy Ban nhân dân tỉnh Gia Lai.

+ Tuân thủ các kế hoạch chỉ thị của Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, địa phương và kế hoạch phòng chống lụt bão công ty TNHH MTV Khai thác công trình thuỷ lợi Gia Lai ban hành. Thực hiện đúng quy trình, quy định đã ban hành.

– Trường hợp xảy ra những tình huống bất thường hoặc sự cố, Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành viên Khai thác Công trình Thủy lợi Gia Lai phải triển khai ngay các biện pháp đối phó phù hợp, đồng thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai, Ban phòng, chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Gia Lai, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai, UBND huyện Chư Prông và thông báo trước 24 giờ cho nhân dân phía hạ lưu công trình thủy lợi hồ chứa Chư Prông để kịp thời phối hợp, có ứng xử cần thiết, phòng tránh và giảm nhẹ các thiệt hại có thể xảy ra.

– Sau mùa lũ hàng năm, Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành viên Khai thác Công trình Thủy lợi Gia Lai phải lập báo cáo tổng kết gửi Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai về việc thực hiện Quy trình vận hành hồ chứa công trình thủy lợi Chư Prông, đánh giá kết quả khai thác, tính hợp lý, những vấn đề còn tồn tại và nêu những kiến nghị cần thiết;

– Trước ngày 15/5 hàng năm, Công ty phải lập Báo cáo hiện trạng an toàn đập gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai, Ủy Ban nhân dân tỉnh Gia Lai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

III.4.2.2.Công tác vận hành hồ chứa trong mùa kiệt:

Trong mùa kiệt, công trình thủy lợi Chư Prông làm việc theo phương thức hoạt động chế độ tưới cho sản xuất nông nghiệp, nước sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản theo nhu cầu sản xuất của địa phương, chế độ mở nước liên tục ngày đêm nên nước hồ và lưu lượng đến hồ trong ngày được tính toán đảm bảo lượng nước phục vụ sản xuất theo kế hoạch. chế độ dòng chảy hạ lưu suối Ia Drang vẫn đảm bảo duy trì do chế độ vận hành xả nước qua tràn ra trên kênh để bổ sung nước cho vùng hạ du, đồng thời có sự gia nhập của nhiều nhánh suối nhỏ dọc hai bên bờ suối IaDrang nên dòng chảy vẫn luôn đảm bảo được sự liên tục làm giảm thiểu tiêu cực khi hạn hán.

III.4.3. Các biện pháp giám sát quá trình khai thác, sử dụng nước Công trình Hồ chứa nước thủy lợi Chư Prông xây dựng đập đất chặn dòng suối Ia Drang tạo thành hồ chứa có dung tích toàn bộ 4,134 x106 m3 với dung tích hữu ích 3,814×106 m3. Nguồn nước được lấy từ hồ chứa nước thủy lợi Chư Prông qua cống lấy nước có chiều dài 110m, kích thước cống tròn, có áp D70cm, với lưu lượng thiết kế là 0,65m3/s. Nước sau khi qua cống lấy nước được chuyển vào kênh chính dẫn vào các kênh cấp dưới để dẫn nước vào ruộng và các khu vực lấy nước khác.

Xí nghiệp Thủy nông Chư Prông được đặt gần khu đầu mối của công trình, hàng ngày đều có công nhân, kỹ thuật viên quan trắc và ghi chép mực nước hồ bằng cột thủy chí tại vị trí nhà tháp cống lấy nước (sau này sẽ quan trắc bằng camera đặt tại cột thuỷ trí), đơn vị quản lý vận hành hồ ghi chép vào sổ hàng ngày và lưu trữ vào máy tính hàng ngày.

Riêng phần quan trắc khí tượng thủy văn (hiên nay công trình chưa có trạm quan trắc khí tượng thủy văn trong lòng hồ), do dó Công ty đã hợp đồng với Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Tây Nguyên: quan trắc khí tượng, thủy văn, dự báo lượng nước đến hồ cung cấp tài liệu cho công ty.

Xí nghiệp tuân thủ tốt quy trình đo đạc, số liệu đầy đủ liên tục phù hợp theo yêu cầu công trình, số liệu có độ chính xác cao đáp ứng tốt theo yêu cầu của Nghị định 72 của Chính phủ và Thông tư 33 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về quản lý an toàn đập. Tuân thủ kiểm định an toàn đập công ty đã lập và trình duyệt;

Ngoài ra, công trình cũng đã được bố trí các cột thủy chí để đo mực nước ở thương hạ lưu cống, ghi chép việc vận hành và ghi lại khẩu độ mở của công trình để tính toán xác định lượng nước cho từng khu vực, từng hệ thống kênh và lượng nước xả về hạ du đảm bảo lưu lượng xả dòng chảy tối thiểu.

Hình 22. Cột thủy chí bố trí tại thân tường đập tràn hồ chứa nước Chư Prông

III.4.4. Cam kết của đơn vị quản lý và vận hành hồ chứa.

Việc khai thác nước mặt để phục vụ cho mục đích sản xuất nông nghiệp có ảnh hưởng đến nguồn nước, môi trường hạ du, hệ sinh thái xung quanh nếu như không có biện pháp bảo vệ môi trường phù hợp. Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành viên Khai thác Công trình Thủy lợi Gia Lai là đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý, khai thác và bảo vệ công trình hồ chứa nước Chư Prông sẽ thực hiện nghiêm túc việc khai thác, sử dụng nước, quan trắc, giám sát nguồn nước khai thác sử dụng, và thực hiện các biện pháp giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực đến môi trường và các vấn đề xã hội.

Thực hiện chế độ vận hành hồ chứa, chế độ xả lũ, chế độ cấp nước phục vụ sản xuất, bảo đảm dòng chảy tối thiểu ở hạ lưu công trình theo quy định.

KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT

1. Kiến nghị.

Việc sử dụng và khai thác nước mặt tại công trình thủy lợi Chư Prông phù hợp với quy hoạch liên quan đến việc khai thác, sử dụng nước trên suối Ia Drang và lưu vực Mê Kông và không gây ảnh hưởng lớn đến nhu cầu sử dụng nước dưới hạ du.

Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Gia Lai kính đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét và phê duyệt Báo cáo hiện trạng khai thác, sử dụng nước mặt cho công trình thuỷ lợi hồ chứa Chư Prông.

2. Cam kết.

Công TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Gia Lai là đơn vị được Ủy Ban nhân dân tỉnh Gia Lai giao nhiệm vụ quản lý, khai thác công trình thủy lợi Chư Prông, cam kết các thông tin, số liệu được đưa ra trong Báo cáo là hoàn toàn trung thực và chính xác, đồng thời Công ty cam kết quản lý và vận hành công trình an toàn và hiệu quả, sử dụng tài nguyên nước suối Ia Drang đúng mục đích và nhiệm vụ, cụ thể như sau:

– Vận hành điều tiết hồ theo đúng: Quy trình vận hành và điều tiết hồ Chư Prông được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

– Thực hiện nghiêm túc việc xả dòng chảy tối thiểu theo đúng quy trình trong Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt do Sở Tài nguyên và Môi trường cấp;

– Tuân thủ Luật Tài nguyên nước và các quy định của nhà nước về bảo vệ nguồn nước và môi trường;

– Thực hiện bảo vệ hành lang chỉ giới phạm vị bảo vệ công trình thủy lợi;

– Cam kết giám sát quá trình khai thác, sử dụng nước của công trình;

– Chịu trách nhiệm và khắc phục sự cố khi xảy ra các sự cố do xả lũ và điều tiết công trình;

– Phối hợp với cơ quan chuyên môn, cơ quan quản lý về môi trường thực hiện đúng các biện pháp giám sát trong quá trình khai thác;

– Báo cáo kết quả khai thác, sử dụng tài nguyên nước hàng năm cho Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài nguyên và Môi trường Gia Lai

– Cung cấp đầy đủ thông tin trung thực khi cơ quan chức năng có yêu cầu và chịu sự thanh tra, kiểm tra về tài nguyên và môi trường.

                                      Gia Lai, ngày 15 tháng 4 năm 2016 

                                  ĐƠN VỊ LẬP BÁO CÁO
                                  CÔNG TY TNHH MTV KTCT THUỶ LỢI

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP
KHAI THÁC, SỬ DỤNG NƯỚC MẶT
Kính gửi: Sở Tài nguyên và Môi trường.
1. Tổ chức đề nghị cấp giấy phép:  
1.1 .Tên tổ chức: Công ty tránh nhiệm hữu hạn một thành viên khai thác công trình thủy lợi Gia Lai.  
1.2. Quyết định thành lập: số 529/QĐ-UBND ngày 11 tháng 8 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai về việc phê duyệt Đề án chuyển đổi Công ty Khai thác công trình thủy lợi thành Công ty tránh nhiệm hữu hạn một thành viên và điều lệ tổ chức hoạt động công ty TNHH một thành viên khai thác công trình thủy lợi Giấy đăng ký kinh doanh số 3906000016, cấp ngày 17 tháng 11 năm 2010, Nơi cấp Phòng đăng ký kinh doanh sở Kế hoạch và Đầu tư Gia Lai. 
1.3 Địa chỉ cơ quan: số 97A, Phạm Văn Đồng, Phường Thống Nhất, thành phố Plei Ku, Tỉnh Gia Lai.  
1.4 Điện thoại: 059 3824227; Fax: 059 3824 227;  
1.5. Email: ctyktcttlgl@gmail.com
2. Thông tin chung về công trình khai thác, sử dụng nước:  
2.1. Tên công trình: công trình thủy lợi – Hồ chứa nước Chư Prông  
2.2. Loại công trình, phương thức khai thác nước.  
2.2.1. Loại công trình: Công trình hồ chứa  
+ Mô tả quy mô các hạng mục công trình:  
Nhiệm vụ thiết kê:  
* Tưới cho diện tích 700 ha trong đó:  
– Theo cơ cấu cây trồng  
+ Lúa: 103ha  
+ Cà phê, hồ tiêu và cây trồng cạn: 597ha  
– Theo biện pháp công trình:  
+ Tưới tự chảy:
412ha
 
+ Tưới động lực (tưới bằng máy bơm): 288ha
* Kết hợp nuôi
trồng thuỷ sản, giao thông du lịch và cải tạo cảnh quan, môi trường trong khu vực dự án.
Cấp Công trình:
* Theo TCVN hiện hành: Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 04 -05/2012 BNNPTNT:
– Theo điều kiện: chiều cao lớn nhất đập đất là 25,5m, trên nền đất loại B (nền đất), công trình thiết kế cấp II.
– Theo điều kiện tưới lớn nhất 700ha: công trình cấp IV -Theo điều kiện dung tích hồ: Ứng với MNDBT V = 4,134×106m³: công
trình cấp III Vậy cấp công trình thiết kế, tính toán là công trình cấp II  
+ Mô tả quy mô các hạng mục công trình:
TT
Thông số kỹ thuật
Đơn vị
Giá trị
I
Diện tích lưu vực
km2
15
II
Diện tích tưới
ha
700
III
Cấp công trình
II
IV
Hồ chứa
1
Mực nước dâng
bình thường
m
473,70
2
Mực nước dâng gia cường
m
474,10
3
Mực nước chết
m
461,50
4
Dung tích toàn bộ
106m3
4,134
5
Dung tích hiệu dụng
106m3
3,814
6
Dung tích chết
106m3
0,320
7
Diện tích mặt hồ ứng với MNDBT
ha
59,38
8
Diện tích mặt hồ ứng với MNDGC
ha
72,00
9
Diện tích mặt hồ ứng với MNC
ha
10,00
V
Đập chính: đập đất đồng chất
1
Cao trình đỉnh đập
m
475,00
2
Cao trình tường chắn sóng
m
476,00
3
Chiều cao đập lớn nhất
m
25,50
4
Chiều rộng đỉnh đập
m
6
5
Chiều dài đỉnh đập
m
421,00
6
Hệ số mái thượng lưu
3,5 &3,75
7
Hệ số mái hạ lưu
3,5 &3,25
8
Cao trình cơ thượng lưu
m
464,00
9
Cao trình cơ hạ lưu
m
466,50
10
Bề rộng cơ
m
VI
Tràn xả lũ: 2 cửa van cung, đóng mở bằng điện, chia làm 2 khoang mỗi khoang 4m, vai phải đập.
1
Cao trình ngưỡng
m
471,20
2
Chiều rộng tràn
m
8
3
Lưu lượng xả thiết kế
m3/s
66,7
4
Chiều dài dốc nước
m
135,00
5
Chiều rộng dốc nước
m
8
6
Độ dốc dốc nước
%
6-12
7
Chiều dài bể tiêu năng
m
21,0
8
Chiều rộng bể tiêu nămg
m
8,10
9
Chiều sâu bể tiêu năng
m
1,00
VII
Cống lấy nước: cống tròn, có áp D70cm
1
Khẩu diện
cm
Ø70
2
Cao trình đáy cửa vào
m
460,1
3
Cao trình đáy cửa ra
m
460,25
4
Lưu lượng thiết kế
m3/s
0,65
5
Chiều dài cống
m
105,00
VIII
Chiều dài kênh chính
m
6.823,5
IX- Đập dâng thôn 7:
1- Đập dâng: – Hình thức đập tràn đỉnh rộng, điều tiết bằng cửa van phẳng, gồm 3 khoang 4m.
– Cao trình ngưỡng: ▼NT = 448,00m
– Chiều rộng tràn: Btr = 12,00m
– Mực nước thượng lưu max: Hmaxtl = 450,50m
– Mực nước hạ lưu max: Hmaxhl = 449,50m
– Lưu lượng xả lũ: Qxa = 76,18/s
– Cột nước tràn: Htr = 2,5m
2- Đập đất:
– Cao trình đỉnh đập: ▼dd = 452,0m
– Chiều rộng đỉnh đập: Bđđ = 4,5m
– Chiều dài theo đỉnh đập: Ld = 95,0m
– Hệ số mái đập: mtl = 2; mhl = 2
– Chiều cao lớn nhất Hmax =4,0 m
3- Cống lấy nước:
– Cao trình ngưỡng cống ▼­C =449,5
– Lưu lượng thiết kế của cống: Qc = 0,13m3/s
– Kích thước cơ bản của cống ØC = 0,60m
– Chiều dài cống: Lc = 17m
– Mực nước thiết kế trước cống Htk =451,0 m
– Mực nước thiết kế sau cống Htk =449,8 m
– Điều tiết lưu lượng bằng cửa van phẳng
X- Đập dâng thôn 6:
1- Đập dâng: – Hình thức đập tràn đỉnh rộng, điều tiết bằng cửa van phẳng, gồm 2 khoang 3m.
– Cao trình ngưỡng: ▼NT = 448,50m
– Chiều rộng tràn: B = 6,00m
– Mực nước thượng lưu max: Hmaxtl = 451,00m
– Mực nước hạ lưu max: Hmaxhl = 450,00m
– Lưu lượng xả: Qxả = 27,25m3/s
– Cột nước tràn: Htr = 2,00m
2- Đập đất:
– Cao trình đỉnh đập: ▼đđ = 452,0m
– Chiều rộng đỉnh đập: Bdd = 4,5m
– Chiều cao đập H­max= 4m
– Chiều dài theo đỉnh đập: Lđ = 114,0m
– Hệ số mái đập: mtl =2; mhl = 2
3- Cống lấy nước:
– Cao trình ngưỡng cống ▼c = 449,0 m
– Lưu lượng thiết kế của cống: Qctk = 0,19m3/s
– Kích thước cơ bản của cống: ØC= 0,60m
– Chiều dài cống: Lc = 16,7m
– Mực nước thiết kế trước cống Htk =451,0 m
– Mực nước thiết kế sau cống Htk =449,8 m
– Điều tiết lưu lượng bằng cửa van phẳng.
2.2.2. Phương thức khai thác nước.
Công trình trữ nước bằng hồ chứa, có chế độ điều tiết năm (mùa); Lấy nước qua cống dưới đập và
dẫn nước tự chảy bằng hệ thống kênh từ kênh chính đến Đập dâng thôn 6 và đập dâng thôn 7 đến kênh nội đồng đưa vào mặt ruộng và từ kênh chính đến kênh nội đồng đưa nước vào mặt ruộng; Cấp nước cho sản xuất nông nghiệp 2vụ/năm (vụ Đông Xuân và vụ mùa) ngoài ra còn cung cấp nước cho sinh hoạt theo dự án cấp nước sinh hoạt cho cư dân thị trấn Chư Prông.
2.3. Vị trí công trình.
Công trình hồ chứa nước Chư Prông được xây dựng tại Thị trấn Chư Prông, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai, nằm trên một nhánh suối nhỏ ở phía tả của suối Ia Đrăng, cách UBND huyện Chư Prông khoảng 1km về phía Đông, nằm cạnh đường 663 nối liền với đường 14 vàThành phố Pleiku.
Tọa độ địa lý tại lòng sông vị trí tuyến đập: (cụm công trình đầu mối)
Tuyến đập hồ Chư Prông có toạ độ địa lý:
Vĩ độ Bắc: 13042’ đến 13046’
Kinh độ Đông: 107050’đến 107055’
Hệ tọa độ VN2000 múi chiếu 30
X = 427717 ; Y = 151476
Phía Bắc và phía Tây giáp suối Ia Đrăng
Phía Đông và Nam giáp suối Ia Muer.
Diện tích lưu vực: 15km2
2.4. Hiện trạng công trình.
Công trình thủy lợi hồ chứa nước Chư Prông được Bộ Nông nghiệp & PTNT phê duyệt: Báo cáo nghiên cứu khả thi tại Quyết định số 1170/QĐ/BNN/XDCB; điều chỉnh, bổ sung báo cáo nghiên cứu khả thi tại Quyết định số 313 QĐ/BNN/XDCB; phê duyệt TKKT-TDT tại Quyết định số 6242 QĐ/BNN/XDCB ngày 11/12/2001 và Quyết định điều chỉnh bổ sung TKKT-TDT tại Quyết định số 378 QĐ/BNN/XDCB ngày 23/02/2005, khởi công xây dựng vào tháng 10/2002, đến tháng 06/2006 hoàn thành và đưa vào khai thác từ năm 2006.
3. Nội dung đề nghị cấp phép.
3.1. Nguồn nước khai thác sử dụng.
Lấy nước mặt trên suối Ia Drăng, là nhánh nhỏ ở về phía tả suối Ia Drăng. Hình thức lấy nước bằng công trình hồ chứa.
3.2. Vị trí lấy nước.
Vị trí điểm lấy nước tại cống đầu mối thuộc Tổ dân phố 1-Thị trấn Chư Prông, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai, Cống đầu mối thuộc Tuyến đập hồ Chư Prông có toạ độ địa lý:
Vĩ độ Bắc: 13042’ đến 13046’
Kinh độ Đông: 107050’đến 107055’
3.3. Mục đích khai thác sử dụng nước.
Theo thiết kế: Tưới cho diện tích 700 ha trong đó:
– Theo cơ cấu cây trồng
+ Lúa: 103ha
+ Cà phê, hồ tiêu và cây trồng cạn: 597ha
– Theo biện pháp công trình:
+ Tưới tự chảy: 412ha
+ Tưới động lực (tưới bằng máy bơm): 288ha
* Kết hợp nuôi trồng thuỷ sản, giao thông du lịch và cải tạo cảnh quan, môi trường trong khu vực dự án.
Theo thực tế 2016: Tưới cho diện tích 308,03 ha trong đó:
+ Cấp nước tưới cho nông nghiệp Diện tích: Cây công nghiệp 264,83ha,
+ Lúa nước hai vụ 21,6ha x 2 = 43,2ha.
+ Cấp nước thô cho sinh hoạt thị trấn Chư Prông.
3.4. Lượng nước khai thác sử dụng:
a. Vụ đông xuân: Mở nước tưới từ 15 thang 11 năm trước( tưới lúa) cho đến 25 tháng 4 năm sau và từ 01/01 đến đầu tháng 4 tuỳ diễn biến thời tiết.
– Lưu lượng trung bình khoảng Q = 0,0949 m3/s (TK: 0,65m3/s), tổng lượng nước cho vụ đông xuân khoảng: W =(140 x 86400 x 0.1328)/106 m3
= 1.1479x 106 m3
b. Vụ mùa: Mở nước tưới vào khoảng từ đầu tháng 06 năm trước đến giữa tháng10:
– Tổng số ngày tưới cho vụ đông xuân vào khoảng từ 120 ngày đến 140 ngày (tùy thuộc vào kế hoạch sản xuất của các địa phương), trung bình là 130 ngày.
– Lưu lượng trung bình khoảng Q = 0.0144 m3/s, tổng lượng nước cho 01 vụ khoảng: W = (120 x 86400 x
0.0144)/106 m3 = 0.149 x 106 m3.
Ngoài ra hồ chứa nước còn cung cấp nước sinh hoat cho 8.500 người dân sinh hoạt trong huyện với mức 150lít/1 người/ngày đêm, từ đó tổng lượng nước sinh hoạt trong 1 năm của huyện là W=459 000 m3/năm.
Tổng lượng nước dùng cho cây trồng và sinh hoạt: 1.730.619,43 m3
3.5. Chế độ khai thác sử dụng: Chế độ hồ điều tiết mùa.
3.6. Thời gian đề nghị cấp phép: 15 năm kể từ ngày cấp giấy phép.
4. Giấy tờ, tài liệu nộp theo Đơn này gồm có:
+ Báo cáo hiện trạng khai thác, sử dụng nước mặt.
+ Quy trình vận hành điều tiết hồ chứa Chư Prông
+ Phân tích kết quả chất lượng nguồn nước.
+ Quyết định thành lập doanh nghiệp.
+ Giấy phép đăng ký kinh doanh.
+ Bình đồ bố trí tổng thể hệ thống Chư Prông;
+ Các quyết định khác có liên quan.
5. Cam kết của tổ chức đề nghị cấp phép:
– Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Gia Lai cam đoan các nội dung, thông tin trong Đơn này và các giấy tờ, tài liệu gửi kèm theo là đúng sự thật và xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
– Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Gia Lai cam kết chất hành đúng, đầy đủ các quy định của giấy phép và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ quy định tại Khoản 2 Điều 43 của Luật tài nguyên nước và quy định của pháp luật có liên quan.
– Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Gia Lai đã gửi 01 bộ hồ sơ tới Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Gia Lai.

– Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Gia Lai đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt công trình thủy lợi hồ chứa nước Chư Prông cho công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Gia Lai để đảm bảo công trình khai thác đúng quy định./.

               Gia Lai, ngày 15 tháng 4 năm 2016.  
               CÔNG TY TNHH MTV KTCT THỦY LỢI

 

Hình ảnh Hồ Hoàng Ân phía thượng nguồn

PHỤ LỤC-Bảng II.2.1-1: Bảng tính toán nước dùng cho cây trồng và nước sinh hoạt

Mức tưới các loại cây trồng + lượng nước dùng hàng tháng
Lúa = 21,6 ha cà = 264,8 ha sinh hoat:8500 người
Tháng
Tuần
Lúa ĐX
Lúa Mùa
Cà phê
m1*F1
m2*F2
Tổng DT
Mmr
h
Mđm
W tưới
Ws.hoạt
W tổng
Tháng
(10 ng)
(m3/ha)
(m3/ha)
(m3/ha)
W1
W2
Wmr
Wđm
8500 ng
1
1.638,0
288,0
35.380,80
76.262,40
286,4
389,816
0,70
556,88
159.490,29
12.750,00
172.240,29
I
2
606,0
296,0
13.089,60
78.380,80
286,4
319,380
0,70
456,26
130.672,00
12.750,00
143.422,00
463.291,14
3
632,0
305,0
13.651,20
80.764,00
286,4
329,662
0,70
470,95
134.878,86
12.750,00
147.628,86
1
654,0
291,0
14.126,40
77.056,80
286,4
318,377
0,70
454,82
130.261,71
12.750,00
143.011,71
II
2
669,0
261,0
14.450,40
69.112,80
286,4
291,771
0,70
416,82
119.376,00
12.750,00
132.126,00
396.834,00
3
662,0
234,0
14.299,20
61.963,20
286,4
266,279
0,70
380,40
108.946,29
12.750,00
121.696,29
1
664,0
236,0
14.342,40
62.492,80
286,4
268,279
0,70
383,26
109.764,57
12.750,00
122.514,57
III
2
669,0
230,0
14.450,40
60.904,00
286,4
263,109
0,70
375,87
107.649,14
12.750,00
120.399,14
338.663,71
3
618,0
169,0
13.348,80
44.751,20
286,4
202,863
0,70
289,80
83.000,00
12.750,00
95.750,00
1
544,0
0,0
11.750,40
0,00
21,6
544,000
0,70
777,14
16.786,29
12.750,00
29.536,29
IV
2
435,0
0,0
9.396,00
0,00
21,6
435,000
0,70
621,43
13.422,86
12.750,00
26.172,86
76.821,43
3
271,0
0,0
5.853,60
0,00
21,6
271,000
0,70
387,14
8.362,29
12.750,00
21.112,29
1
137,0
0,0
2.959,20
0,00
21,6
137,000
0,70
195,71
4.227,43
12.750,00
16.977,43
V
2
0,00
0,00
21,6
0,000
0,70
0,00
0,00
12.750,00
12.750,00
66.144,86
3
767,0
16.567,20
0,00
21,6
767,000
0,70
1.095,71
23.667,43
12.750,00
36.417,43
1
1.610,0
34.776,00
0,00
21,6
1.610,000
0,70
2.300,00
49.680,00
12.750,00
62.430,00
VI
2
250,0
5.400,00
0,00
21,6
250,000
0,70
357,14
7.714,29
12.750,00
20.464,29
103.050,00
3
240,0
5.184,00
0,00
21,6
240,000
0,70
342,86
7.405,71
12.750,00
20.155,71
1
222,0
4.795,20
0,00
21,6
222,000
0,70
317,14
6.850,29
12.750,00
19.600,29
VII
2
196,0
4.233,60
0,00
21,6
196,000
0,70
280,00
6.048,00
12.750,00
18.798,00
56.424,86
3
171,0
3.693,60
0,00
21,6
171,000
0,70
244,29
5.276,57
12.750,00
18.026,57
1
153,0
3.304,80
0,00
21,6
153,000
0,70
218,57
4.721,14
12.750,00
17.471,14
VIII
2
139,0
3.002,40
0,00
21,6
139,000
0,70
198,57
4.289,14
12.750,00
17.039,14
51.858,00
3
149,0
3.218,40
0,00
21,6
149,000
0,70
212,86
4.597,71
12.750,00
17.347,71
1
99,0
2.138,40
0,00
21,6
99,000
0,70
141,43
3.054,86
12.750,00
15.804,86
IX
2
26,0
561,60
0,00
21,6
26,000
0,70
37,14
802,29
12.750,00
13.552,29
42.107,14
3
0,0
0,00
0,00
21,6
0,000
0,70
0,00
0,00
12.750,00
12.750,00
1
0,00
0,00
21,6
0,000
0,70
0,00
0,00
12.750,00
12.750,00
X
2
0,00
0,00
21,6
0,000
0,70
0,00
0,00
12.750,00
12.750,00
38.250,00
3
0,00
0,00
21,6
0,000
0,70
0,00
0,00
12.750,00
12.750,00
1
0,00
0,00
21,6
0,000
0,70
0,00
0,00
12.750,00
12.750,00
XI
2
0,00
0,00
21,6
0,000
0,70
0,00
0,00
12.750,00
12.750,00
38.250,00
3
0,00
0,00
21,6
0,000
0,70
0,00
0,00
12.750,00
12.750,00
1
0,00
0,00
21,6
0,000
0,70
0,00
0,00
12.750,00
12.750,00
XII
2
0,00
0,00
21,6
0,000
0,70
0,00
0,00
12.750,00
12.750,00
58.924,29
3
670,0
14.472,00
0,00
21,6
670,000
0,70
957,14
20.674,29
12.750,00
33.424,29
8.869,0
4.022,0
1.730.619,43
1.730.619,43

Hồ chứa thủy lợi Biển Hồ

HỒ THUỶ LỢI BIỂN HỒ

Hồ thuỷ lợi (Hồ B) nối thông với Hồ Tơ Nưng (Hồ A) bởi kênh thông hồ, dân Pleiku thường gọi là Biển Hồ chè xây dựng từ năm 1978, hoàn thành đưa vào sử dụng năm 1983, hồ hình thành bởi đập chặn suối Ia Nhinh. Cấp nước cho Đập dâng Ia Sao tưới tự chảy cho 2.000ha cà phê, 60ha chè, 300ha lúa, màu và bổ sung nước cho Hồ Tơ Nưng (Hồ A hay Biển hồ nước) vào mùa mưa  

 *Hồ chứa thuỷ lợi Biển hồ(Thuộc địa phận xã Biển hồ, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai) là công trình cấp 4, được khởi công xây dựng từ năm 1978, (chặn dòng suối IaRơ Nhing là nhánh tả ngạn của sông Ia Krông PôKô thuộc lưu vực thượng sông Sê San chảy về sông MêKông), nằm cạnh hồ thiên nhiên Biển Hồ (hồ trên miệng núi lửa), cách thành phố Pleiku 10km về phía Bắc, hoàn thành xây dựng đưa vào sử dụng năm 1983, có dung tích hữu ích 28,5 triệu m3 nước, dung tích ứng với mực nước gia cường (dung tích toàn bộ) 42 triệu m3, Dung tích chết: 13,5 triệu m3, diện tích lưu vực 38 km2 (Nếu tính cả hồ thiên nhiên Biển Hồ lưu vực là 40,5km2), diện tích mặt hồ (mực nước dâng bình thường): 250 ha;  Đập đất dài 210 m, cao 21m, đỉnh đập rộng 5,5m, cao trình đỉnh đập 748m, cao trình mực nước dâng bình thường 745m, cao trình mực nước dâng gia cường 746m, cao trình mực nước chết 738m, kênh thông hồ lộ thiên, cao trình đáy kênh 735m, chiều rộng đáy kênh 5m, dài 50m; Tràn xả lũ nằm ở phía Hồ thiên tạo xả lũ xuống suối Ia Nhinh, cao trình đỉnh ngưỡng tràn 745m, hình thức xả lũ tự do, cột nước tràn max 1,47m, chiều rộng tràn 18m, lưu lượng xả lũ theo thiết kế 51m3/s; Cống lấy nước đặt trong thân đập gồm một lỗ, kích thức BxH=(1,2mx1,4m) bê tông cốt thép dài 70m, cao trình đáy cống 735,5m, lưu lượng nước qua cống bình quân 3m3/s (xả lũ 10m3/s), năng lực tưới theo thiết kế (2 Giai đoạn I &II): 4.500ha, hiện mới thi công giai đoạn I năng lực tưới là 2.300ha, Nước từ cống được đưa xuống 9km suối Ia Nhinh chảy về Đập dâng Ia Sao (dài 20m, cao 5m, cao trình đỉnh đập 700m, cống lấy nước lộ thiên rộng 2m, lưu lượng nước qua cống 2,8m3/s Hệ thống kênh: Kênh chính dài 12,788km, năng lực tải nước 2,8m3/s và hệ thống kênh cấp 1, cấp 2 tuới phủ toàn bộ diện tích tự chảy trong khu tưới Ia Sao với năng lực tưới theo thiết kế 2.300ha  Cao  trình khu tưới tự chảy bình quân 600m.

Vị trí công trình: Lòng hồ và đầu mối công trình thuộc địa giới hành chính xã thuộc Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh, xã Biển Hồ thành phố Pleiku, phường Yên Thế, thành phố Pleiku. Lòng hồ Biển Hồ chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu Tây Trường sơn. Đập dâng Ia sao, hệ thống kênh và khu tưới Ia sao thuộc địa giới hành chính các xã huyện Ia Gia, tỉnh Gia Lai.

Hồ thuỷ lợi Biển Hồ hiện nay thuộc quản lý của công ty khai thác công trình thuỷ lợi Gia Lai

ĐẬP HỒ CHỨA THUỶ LỢI BIỂN HỒ

NHÀ THÁP CỐNG LẤY NƯỚC HỒ THUỶ LỢI BIỂN HỒ

NHÀ THÁP CỐNG THUỶ ĐIỆN HỒ CHỨA THUỶ LỢI BIỂN HỒ

Mặt đập rộng 5,5m

Mái thượng lưu đập chụp lúc mực nước thấp nhất

Mái hạ lưu đập chụp khi mới trồng cỏ sau khi nâng cấp đập năm 2008

CỐNG THUỶ ĐIỆN BIỂN HỒ

Công nhân đang dọn cỏ mái hạ lưu đập

Núi Chư Jôr (thuộc lưu vực của Hồ Thuỷ lợi Biển Hồ) Thượng nguồn của suối Ia Nhinh

Suối Ia Nhinh Phía thượng nguồn núi Chư Jôr

2/ Nhiệm vụ của công trình:

+Cấp nước tưới đợt I (tự chảy) cho 2.300ha, đợt II (2.200ha bơm), cả hai giai đoạn 4.500ha 

+Bổ sung nước cho Hồ thiên tạo (Hồ Tơ Nưng) cấp nước sinh hoạt cho thành phố phố Pleku

3/Một số hạn chế:

+Do Luận chứng kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình không thiết kế Tràn xả lũ bên phía hồ thuỷ lợi mà thiết kế tràn bên phía hồ Thiên tạo Biển Hồ xả nước xuống suối Ia Nhinh nên hàng năm hay gây lụt cho đồng bào sản xuất ven suối Ia Nhinh  

+Thiết kế cống lấy nước chảy xuống 9km suối Ia Nhinh sau đó mới chặn lại bằng Đập dâng Ia Sao rồi điều tiết vào trên 12km kênh chính và kênh cấp 1, 2 bằng đất nên gây tổn thất nước lớn trong suốt quá trình tưới phục vụ sản xuất.

+Trải qua trên 26 năm từ 1983 đến 2009 đồng bào dân tộc địa phương sống ven suối Ia Nhinh xâm lấn hai bên bờ suối để canh tác dẫn đến diện tích mặt suối cũng như mặt cắt của suối bị biến dạng và thu hẹp nên năng lực tải nước ngày càng bị hạn chế.

+Việc tuyên tuyền, phổ biến Luật tài nguyên nước, Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, Pháp lệnh phòng chống lụt bão, Nghị đinh 140 về xử lý vi phạm hành lang chỉ giới công trình chưa thật sâu rộng cho đồng bào dân tộc địa phương trong vùng hưởng lợi từ nguồn nước của công trình.

+Tuy thiết kế xây dựng công trình 2 giai đoạn nhưng Nhà nước chỉ xây dựng giai đoạn I  đưa vào sử dụng năm 1983 và dừng lại cho đến ngày nay

4/ Hiệu quả của công trình.

-Từ 1983 đến trước khi có dự án nâng cấp 2007

+Phục vụ tưới cà phê, chè bình quân 1.569,21ha (Ia Sao)+159,21ha (Biển hồ) = 1.728,42ha

+Cấp nước bổ sung cho hồ thiên tạo cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố Pleiku 6,96 triệu m3/năm xấp xỉ 19.000m3/ngày đêm

5/Các thông số kỹ thuật cơ bản của hồ chứa thuỷ lợi Biển hồ

5.1/Hồ chứa

+ Cao trình MNDBT                            : + 745,00m

+ Cao trình MNDGC thiết kế P=1%    : + 746,47m

+ Cao trình MNDGC kiểm tra P=0,2%: + 746,71m

+ Cao trình MNC                                  : + 738,00m

+ Dung tích toàn bộ                              : 42,00 x 106m3

+ Dung tích hữu ích                              : 28,50 x 106m3

+ Dung tích chết                                   : 13,50 x 106m3

+ Hệ số sử dụng dòng chảy an pha = 0,84

+ Hệ số dung tích bê ta = 0,69

+ Chế độ làm việc của hồ chứa: điều tiết nhiều năm.

5.2/Đập đất:

+ Cao trình đỉnh đập                      : +748,30m

+ Cao trình đỉnh tường chắn sóng : +749,00m

+ Chiều rộng đỉnh đập                   :       5,50m

+ Chiều dài đỉnh đập                     : L=280,00m

+ Chiều cao đập max                     : Hmax= 24,00m

+ Độ dốc mái thượng hạ lưu đập  : mt =4,0; mh = 3,35 và 3,5

+ Hình thức kết cấu đập: Đập đất đồng chất + gia tải hạ lưu.

5.3/Tràn xả lũ: Nằm ở Hồ Tơ Nưng (Biển Hồ) do hai nối thông nhau bởi kênh thông hồ

– Cao trình ngưỡng tràn             : +745,00m

– Cao trình đỉnh đập không tràn: + 748,30m

– Cột nước tràn max                  :        1,47m

– Chiều rộng tràn                       :     18,00m

– Lưu lượng thiết kế tràn P=1%:      51,00m3/s

– Lưu lượng max ứng với P = 0,2%  64m3/s

5.4/Cống lấy nước:

– Cao trình ngưỡng cống : +736,14m

– Lưu lượng thiết kế cống: 3,00m3/s

– Khẩu diện cống             : (1,00×1,25)m2

– Chiều dài cống              : 70,00m

– Cao trình đầu dốc nước : +735,50m

– Cao trình cuối dốc nước: +730,49

– Chiều dài dốc nước       :50,10m

– Độc dốc dốc nước         : 10%

– Chế độ chảy trong cống: không áp

5.5/Đường quản lý cụm đầu mối: Từ quốc lộ 14 đến cầu treo-(Đường Lê Văn Sỹ)

– Chiều rộng mặt đường:        5,50m

– Chiều rộng nền đường:        7,50m

– Chiều dài đường         : 1.927,00m

– Kết cấu đường: nền đường đá dăm (4×6) dày 15cm, mặt đường đá dăm dày 10cm láng nhựa tiêu chuẩn 6kg/m2.

5.6/Đập dâng Ia Sao:

– Cao trình đỉnh ngưỡng tràn     : +705,97m

– Cao trình đỉnh đập không tràn : +708,7m

– Chiều rộng ngưỡng tràn          : 19,9m

– Cột nước tràn                           : 2,27m

– Cao trình ngưỡng cửa xả sâu   : +704,47m

– Khẩu diện cửa xả sâu               : 2 x (1,5×1,5)m

– Lưu lượng thiết kế tràn            : P =2%: 161m3/s

– Cao trình đáy sân tiêu năng     : +704,10m

5.7/Kênh chính Ia Sao: Từ K0 đến  K12+788,5 (chiều dài kênh 12,7885km)

-Từ K0 – K7+586 Bê tông tấm lát (thay thế bê tông cốt thép đổ tại chỗ dày 7cm)

-Từ K0 đến K12+788,5 Giữ nguyên hiện trạng

-Hệ số mái: 1,5

-Lưu lượng thiết kế kênh từ 1,8-1,1m3/s

 Cống lấy nước Biển hồ xả xuống 9 km suối Ia Nhinh

Nước được chặn lại bằng đập dâng Ia Sao

Nhà quản lý Đập dâng Ia Sao

12km Kênh chính Ia Sao

Kênh cấp I -N14 thuộc khu tưới Ia Sao

Kênh N14 điều tiết nước vào đường ống thép D = 400 (2,3km) cấp nước cho khu tưới thuộc hồ chứa Ia H’rung

Công nhân vận hành đường ống

Nước vào đường ống

Đoạn đường ống vượt suối

Kênh chính công trình Ia H’rung nhận nước từ đường ống

VĂN PHÒNG XÍ NGHIỆP KHAI THÁC THUỶ LỢI PLEIKU-MANG YANG

SÂN VĂN PHÒNG XÍ NGHIỆP

CƯỚI CÔNG NHÂN XÍ NGHIỆP

HẠ LƯU ĐẬP THUỶ LỢI BIỂN HỒ

HỒ THUỶ LỢI-MỰC NƯỚC CAO NHẤT TRONG NĂM (CAO TRÌNH 745,38M)

TRÀN XẢ LŨ HỒ THUỶ LỢI BIỂN HỒ

Hình ảnh Tràn xả lũ mùa lũ năm 2009-Bão số 9

Cầu Qua Tràn

TƯỜNG CHẮN SÓNG ĐẬP THUỶ LỢI BIỂN HỒ

Mặt hồ thuỷ lợi (250ha) ứng với mực nước dâng bình thường cao trình 745m

Cầu treo bắc qua kênh thông hồ (Hồ Tơ Nưng và hồ thủy lợi nối thông nhau)

Mặt cầu treo mới được sửa chữa, nâng cấp năm 2008

Cầu treo nhìn từ phía đối diện

Khách du lịch đạp thiên nga trên mặt hồ thuỷ lợi

Cắt cỏ mái đập hạ lưu hồ thuỷ lợi Biển Hồ vào mùa mưa

Khu rừng đặc dụng được quy hoạch làm khu du lịch sinh thái (nhìn từ xa)

Mặt nước hồ tự nhiên (Tơ Nưng) nhìn từ cầu treo bắc ngang kênh thông hồ

Mặt hồ thuỷ lợi nhìn từ phía cầu treo

Nhìn hồ thuỷ lợi xa xa là núi Chư Jôr

Mặt hồ tự nhiên (Tơ Nưng) nhìn từ phía cầu treo và hồ thuỷ lợi

BÁO CÁO KIỂM ĐỊNH CÔNG TRÌNH HỒ CHỨA NƯỚC CHƯ PRÔNG

CHƯƠNG 1. TỔNG QUÁT

          Công trình hồ chứa nước Chư Prông được xây dựng tại Thị trấn Chư Prông,  huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai, nằm trên một nhánh suối nhỏ ở phía tả của suối Ia Đrăng, cách UBND huyện Chư Prông khoảng 1km về phía Đông, nằm cạnh đường 563 nối liền với đường 14 và Thành phố Pleiku.

Hình 1.1. Bản đồ vị trí công trình hồ chứa nước Chư Prông

            Tuyến đập hồ Ayun Hạ có toạ độ địa lý:
                        Vĩ độ Bắc: 13042’ đến 13046’
                        Kinh độ Đông: 107050’đến 107055’
Phía Bắc và phía Tây giáp suối Ia Đrăng
Phía Đông và Nam giáp suối Ia Muer.
Diện tích lưu vực: 15km2
            Công trình thủy lợi hồ chứa nước Chư Prông  được Bộ Nông nghiệp & PTNT phê duyệt: Báo cáo nghiên cứu khả thi tại Quyết định số 1170 QĐ/BNN/XDCB; điều chỉnh, bổ sung báo cáo nghiên cứu khả thi  tại Quyết định số 313 QĐ/BNN/XDCB; phê duyệt TKKT-TDT tại Quyết định số 6242 QĐ/BNN/XDCB ngày 11/12/2001 và Quyết định điều chỉnh bổ sung TKKT-TDT tại Quyết định số 378 QĐ/BNN/XDCB ngày 23/02/2005, khởi công xây dựng vào tháng 10/2002, đến tháng 06/2006 hoàn thành và đưa vào khai thác từ năm 2006.
Khu tưới gồm thị trấn Chư Prông và một phần xã Ia Boong, phục vụ tưới cho diện tích: 700 ha đất canh tác.

1.1. Mở đầu

1.1.1. Chủ đầu tư

Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Gia Lai
Địa chỉ: 97A Phạm Văn Đồng, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Điện thoại: 0593.821.816                                            Fax: 0593.824.227

1.1.2. Đơn vị tư vấn

Đơn vị tư vấn: Chi nhánh Tây Nguyên – Công ty tư vấn và chuyển giao công nghệ trường Đại học Thủy Lợi.
Địa chỉ: 24 Phan Đăng Lưu, TP.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk
Điện thoại: 05003954146                 – Fax : 05003.954.146

Các nhân sự chính tham gia thực hiện gói thầu
Vũ Văn Huy                                               Chủ nhiệm kiểm định
Trình Văn Sở                                             Chủ trì kiểm định.
Đỗ Văn Chiến                                           Chủ trì chuyên đề thủy công.
Lê Bá Hưng                                              Chủ nhiệm địa hình.
Võ Ngọc Hải                                             Chủ nhiệm địa chất.
Mai Trí Thọ                                                Chủ trì chuyên đề thủy văn, thủy lực.
Trương Đức Hạnh                                   Chủ trì cơ điện.
Ứng Hồng Phong                                     Quản lý chất lượng.

1.1.3. Tên gói thầu, địa điểm:

– Gói thầu: Kiểm định an toàn đập hồ chứa nước thị trấn Chư Prông.
– Vị trí công trình: Thị trấn Chư Prông, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai.

1.1.4. Thời gian lập đánh giá, kiểm định

                                              Bắt đầu: 26/04/2015

                                              Kết thúc: 26/07/2015

1.2. Những căn cứ để lập kiểm định an toàn đập hồ Chư Prông

1.2.1. Những căn cứ pháp lý

a. Các văn bản luật
– Luật xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014;
– Luật bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;
– Luật đất đai số 13/2003/QH11 ngày 16 tháng 11 năm 2003 qui định về quản lý và sử dụng đất đai;
b. Các nghị định, thông tư, chính sách
–   Nghị định 72/2007/NĐ-CP ngày 07/5/2007 của Chính phủ về quản lý an toàn đập.
– Thông tư 33/2008/TT-BNN ngày 04/02/2008 về việc hướng dẫn thực hiện một số điều nghị định số 72/2007/NĐ-CP
– Thông tư số 34/2010/TT-BCT ngày 07/10/2010 của Bộ Công Thương (Viết tắt: BCT) ban hành Quy định về Quản lý an toàn đập của công trình thủy điện
–  Nghị định 12/2009/NĐ – CP ngày 10-2-2009 của Chính Phủ “Về quản lý dự án đầu tư và xây dựng công trình”;
– Nghị định số: 112/2009/NĐ – CP ngày 14 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
– Nghị định số 15/2013/NĐ-CP – Về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
– Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26 tháng 5 năm 2010 của Bộ xây dựng về hướng dẫn lập và quản lý chi phí  đầu tư xây dựng công trình.
– Nghị định 48/2010//NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ về hợp đồng trong hoạt động xây dựng.
c. Các căn cứ khác:
– Căn cứ Quyết định số 55b/QĐ-KTTL ngày 24/04/2015 của Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Gia Lai  về việc phê duyệt chỉ định thầu tư vấn kiểm định an toàn đập công trình hồ thị trấn Chư Prông.
– Căn cứ hợp đồng số 01a/2015/HĐTV ngày 26 /04 /2015  giữa Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Gia Lai và Chi nhánh Tây Nguyên – Công ty TV&CGCN Đại học Thủy Lợi về việc Kiểm định an toàn đập hồ thị trấn Chư Prông”.
– Hồ sơ thiết kế công trình hồ thị trấn Chư Prông phê duyệt năm 2001.

1.2.2. Các danh mục tiêu chuẩn, phần mềm sử dụng:

Tiêu chuẩn, qui chuẩn thiết kế được áp dụng:

STT TÊN TIÊU CHUẨN SỐ HIỆU
1 Công trình thuỷ lợi, các qui định chủ yếu về thiết kế QCVN 04  05:2012
2
Nền các công trình thủy công – Tiêu chuẩn thiết kế
TCVN 4253 – 2012
3 Công trình thủy lợi – Tải trọng và lực tác dụng lên công trình do sóng và tàu TCVN 8421:2010
4
Tiêu chuẩn tính toán lực gió tác dụng lên công trình
TCVN 2737-1995
5
Kết cấu bê tông và BTCT thủy công
TCVN 4116-1985
6
Công tác thủy văn trong hệ thống thủy lợi
TCVN 8304 : 2009
7
Thiết kế tầng lọc ngược
TCVN 8304 : 2009
8
Thép cốt bê tông
TCVN 1651: 2008
9
Thiết kế đập đất đầm nén
TCVN 8216:2009
10
Quy trình tính toán thủy lực đập tràn.
TCVN 9147:2012
11
Quy trình tính toán thủy lực cống dưới sâu.
TCVN 9151:2012
12
Tính toán các đặc trưng của dòng chảy lũ
TCVN9845-2013

Các tiêu chuẩn quy định, quy phạm hiện hành khác.
d. Danh mục phần mềm sử dụng:
 [1]. Phần mềm địa kỹ thuật của công ty quốc tế GEO – SLOPE – CANADA
 [2]. Một số phần mềm thông dụng khác.

1.2.3. Mục tiêu, nhiệm vụ kiểm định an toàn đập hồ thị trấn Chư Prông

1.2.3.1. Mục tiêu:
 Đánh giá tổng hợp về mức độ an toàn công trình hồ chứa và kiến nghị biện pháp đảm bảo an toàn cho hồ chứa.
1.2.3.2. Nhiệm vụ:

a. Thu thập tài liệu cơ bản

– Thu thập các tài liệu kỹ thuật liên quan đến công tác khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng và quản lý khai thác Hồ chứa nước Thị trấn Chư Prông, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai.

– Điều tra, thu thập và cập nhật đến năm 2014 các tài liệu khí tượng – thủy văn của các trạm có liên quan đến công trình hồ chứa nước Thị trấn Chư Prông, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai (các tài liệu về dòng chảy, khí tượng – thủy văn dùng trong tính toán thiết kế hồ chứa và từ khi xây dựng hồ chứa đến nay);

– Điều tra, thu thập các số liệu về sử dụng nước hàng năm trong khu tưới, hệ số tưới của khu vực;

– Thu thập các hiện tượng thời tiết bất thường ảnh hưởng đến việc cấp nước và an toàn hồ chứa.

– Thu thập các tài liệu đo đạc, quan trắc của Chủ đập, đánh giá sự an toàn của đập

b. Tính toán thủy văn

Trên cơ sở thu thập, cập nhật các số liệu khí tượng thủy văn và tài liệu đo vẽ bình đồ lòng hồ thực hiện các bước tính toán sau:

– Tính toán dòng chảy lũ đến hồ chứa.

– Kiểm tra khả năng xả lũ của tràn xả lũ.

1.2.4. Cấp công trình, tần suất thiết kế, các hệ số an toàn:

a. Cấp công trình và tần suất thiết kế
Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 04 -05/2012 BNNPTNT:
– Theo điều kiện: chiều cao lớn nhất đập đất là 25,5m, trên nền đất loại B (nền đất), công trình thiết kế cấp II.
– Theo điều kiện tưới lớn nhất 700ha: công trình cấp IV
– Theo điều kiện dung tích hồ: Ứng với MNDBT V = 4,134×106m³: công trình cấp III
Vậy cấp công trình thiết kế, tính toán kiểm định là công trình cấp II
b. Các chỉ tiêu thiết kế và các hệ số lệch tải:
b.1. Các chỉ tiêu thiết kế:
– Lũ thiết kế với P = 1,0%
– Lũ kiểm tra với P = 0,2%
– Cấp nước tưới với tần suất đảm bảo P = 85%
– Hệ số ổn định mái dốc cơ bản: K = 1,5; đặc biệt: K = 1,2.
– Hệ số đầm chặt của đập >= 0,97
   b.2. Hệ số lệch tải:
– Trọng lượng bản thân công trình:              n = 1,05 (0,95)
– Áp lực đất thẳng đứng:                              n = 1,10 (0,90)
– Áp lực ngang của đất:                                n = 1,20 (0,80)
– Áp lực nước:                                               n=1,00
CHƯƠNG 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG HỒ CHƯ PRÔNG

2.1. Đặc điểm địa hình.

Địa hình có hướng dốc từ Đông Bắc xuống Tây Nam, độ chênh cao đồng mức từ đầu đến cuối khu tưới lên đến 10m.

2.2. Tình hình sông suối, lưu vực.

Suối chính bắt nguồn từ độ cao khoảng 600m với hai nhánh chảy theo hướng Đông – Tây. Tính đến tuyến đập suối chính có chiều dài khoảng 12km, diện tích lưu vực 15km2, độ dốc trung bình lòng sông là 11,43%.
Lưu vực cố đặc điểm khí hậu của vùng Tây Nguyên với một nền nhiệt độ cao, ít thay đổi trong năm, có hai mùa phân hoá rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4.
Địa hình lưu vực tương đối bằng phẳng và có xu hướng thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam với cao độ trung bình từ 410m đến 550m.

2.3. Đặc điểm địa chất.

Công trình nằm trong một miền nhỏ của cao nguyên Pleiku, có nền địa chất tương đối đồng nhất và hầu như thống trị bởi đá Ba Zan có tuổi tạo thành từ (BN2-Q1).
2.3.1.Tình hình địa chất khu vực.
Theo kết quả khảo sát giai đoạn thiết kê: Phía dưới cùng là tầng đá cứng nằm chìm sâu dưới lớp phủ khá dày của lớp Ba Zan phong hoá, chỉ một vài điểm lộ đơn độc rất nhở thuộc Ba Zan lỗ hổng xuất hiện, phía trên lớp đá Ba Zan được phủ một lớp Ba Zan phong hoá khá lớn với chiều dày từ vài chục đến vài trăm mét. Đất Ba Zan là sản phẩm phong hoá của đá Ba Zan được thành tạo trong thời gian từ cuối Nêogn đầu đệ tứ. Nhìn chung đất mùa đỏ ít bị phân dị, tơi xốp, trong đất chứa một hàm lường Limonít (bùn) và cát mịn khá cao, độ ẩm thiên nhiên không lớn, tính nén, lún lớn, tính co nở kém, khả năng giữ nước khá tốt.
2.3.2.Địa tầng tuyến đập, tràn, cống.
Vùng tuyến có các loại đất đá sau:
–  Lớp 1a: Sét Ba Zan màu nâu nhạt, ít sạn, rễ cây cỏ kết cấu bở rời (đất thổ nhưỡng).
–  Lớp 1b: Bùn sét hữu cơ màu nâu, trạng thái chảy dẻo.
–  Lớp 1c: Á sét nặng (bồi tích) màu vàng nhạt, xám xanh lẫn sạn sỏi tròn cạnh, sản phẩm của phong hoá tích tụ, chặt vừa, nửa cứng.
–   Lớp 1: Sét Ba Zan màu nâu đỏ, chặt vừa, trạng thái dẻo cứng đến nửa cứng.
–   Lớp 2: Á sét nặng lẫn sạn sỏi Laterit màu nâu đỏ, chặt cứng.
–   Lớp 3: Sét màu xám tro, nâu tím, cuối lớp xám vàng, kết cấu chặt, trạng thái dẻo cứng đến nửa cứng.
–   Lớp 4: Á sét nặng màu xám vàng nâu đỏ, có chỗ chưa phong hoá hoàn toàn còn lại là đá cục, đá hòn, đá dăm, búa tay gõ nhẹ vỡ vụn.
–   Lớp 5: Đá Ba Zan màu xám đen, nứt nẻ ít.

Bảng 2-1: Chỉ tiêu các lớp đất 
  Lớp đất – chỉ tiêu Lớp 1b Lớp 1c Lớp 1 Lớp 2 Lớp3 Lớp4
1
Thành phần hạt

– Hạt sét %
– Hạt bụi %
– Hạt cát %
– Hạt sạn sỏi%

  

47
42
11

 

22
20
32
26

  

46
40
14

 

 24
23
20
33

 

 33
49
18

 

 22
45
28
5

2
Giới hạn chảy Wch%
74,3 52,3 67,4 63,8 67,1 58,5
3
Giới hạn lăn Wd%
46,0 36,7 42,4 40,3 43,8 39,3
4
Chỉ số dẻo Wn%
28,3 15,7 25,0 23,5 23,3 20,3
5
Độ sệt B
0,86 0,25 0,23 0,00 0,24 0,47
6
Độ ẩm tự nhiên W%
70,27 40,68 48,03 40,37 49,51 47,75
7
Dung trọng khô tự nhiên γw T/m3
1,55 1,70 1,54 1,68 1,70 1,61
8
Dung trọng khô γkT/m3
0,91 1,21 1,04 1,20 1,14 1,09
9
Dung trọng đẩy nổi γđnT/m3
0,57 0,77 0,67 0,77 0,72 0,68
10
Tỷ trọng Δ T/m3
2,70 2,74 2,78 2,80 2,70 2,69
11
Độ rỗng n%
66,3 56,0 62,6 57,3 57,8 59,5
12
Hệ số rỗng εo
1,985 1,273 1,679 1,334 1,376 1,478
13
Độ bão hoà G%
95,7 87,3 79,8 84,3 97,0 87,5
14
Góc ma sát trong φo
04o00’ 14o19’ 11o43’ 15o40’ 11o56’ 10o38’
15
Lực dính C kg/cm2
0,115 0,307 0,299 0,385 0,328 0,298
16
Hệ số thấm K cm/s
2×10-5 1×10-4 3×10-5 5×10-6 2,2×10-5

2.4.Các đặc trưng khí hậu.

–  Nhiệt độ bình quân năm:  21,6oC
–  Số giờ nắng bình quân: 2.244h/năm
–  Số ngày nắng bình quân: 98 ngày/năm
–  Bốc hơi lưu vực: 1.192,7mm
–  Bốc hơi mặt nước: 1.512mm
–  Lượng mưa trung bình năm: 2.490mm
–  Độ ẩm tương đối bình quân: 82,36%

2.5.Các tiêu chuẩn kiểm định:

Hồ chứa nước Chư Prông được xây dựng và đưa vào sử dụng từ năm 2006, trong giai đoạn thiết kế sử dụng tiêu chuẩn: TCVN 5060:1990 công trình thuỷ lợi – các quy định chủ yếu về thiết kế, quy mô cho thiết kế công trình là cấp III có tần suất đảm bảo tưới P=75%; tần suất lũ thiết kế P=1%, lũ kiểm tra P=0,5%.
Hiện nay theo QCVN 04-05: 2012/BNNPTNT, hồ chứa nước Chư Prông có chiều cao đập Hmax = 25,5m là công trình cấp II có các chỉ tiêu thiết kế:
–  Lũ thiết kế với P = 1,0%
–  Lũ kiểm tra với P = 0,2%
–  Cấp nước tưới với tần suất đảm bảo P = 85%
Bảng 2‑2: Các thông số kỹ thuật công trình thủy lợi hồ chứa nước Chư Prông

TT
Thông số kỹ thuật
Đơn vị
Giá trị
I
Diện tích lưu vực
km2
15
II
Diện tích tưới
ha
700
III
Cấp công trình
 
II
IV
Hồ chứa
 
 
1
Mực nước dâng bình thường
m
473,70
2
Mực nước dâng gia cường
m
474,10
3
Mực nước chết
m
461,50
4
Dung tích toàn bộ
106 m3
4,134
5
Dung tích hiệu dụng
106 m3
3,814
6
Dung tích chết
106 m3
0,320
7
Diện tích mặt hồ ứng với MNDBT
ha
59,38
8
Diện tích mặt hồ ứng với MNDGC
ha
72,00
9
Diện tích mặt hồ ứng với MNC
ha
10,00
V
Đập chính: đập đất đồng chất
 
 
1
Cao trình đỉnh đập
m
475,00
2
Cao trình tường chắn sóng
m
476,00
3
Chiều cao đập lớn nhất
m
25,50
4
Chiều rộng đỉnh đập
m
6
5
Chiều dài đỉnh đập
m
421,00
6
Hệ số mái thượng lưu
 
3,5 & 3,75
7
Hệ số mái hạ lưu
 
3,5 & 3,25
8
Cao trình cơ thượng lưu
m
464,00
9
Cao trình cơ hạ lưu
m
466,50
10
Bề rộng cơ
m
 
VI
Tràn xả lũ: 2 cửa van cung, đóng mở bằng điện, chia làm 2 khoang mỗi khoang 4m, vai phải đập.
 
 
1
Cao trình ngưỡng
m
471,20
2
Chiều rộng tràn
m
8
3
Lưu lượng xả thiết kế
m3/s
66,7
4
Chiều dài dốc nước
m
135,00
5
Chiều rộng dốc nước
m
8
6
Độ dốc dốc nước
%
6-12
7
Chiều dài bể tiêu năng
m
21,0
8
Chiều rộng bể tiêu nămg
m
8,10
9
Chiều sâu bể tiêu năng
m
1,00
VII
Cống lấy nước: cống tròn, có áp D70cm
 
 
1
Khẩu diện
cm
70×70
2
Cao trình đáy cửa vào
m
460,1
3
Cao trình đáy cửa ra
m
460,25
4
Lưu lượng thiết kế
m3/s
0,65
5
Chiều dài cống
m
110,00
VIII
Chiều dài kênh chính
m
6823,5

Công trình bao gồm các hạng mục chính: Đập đất, tràn xả lũ, cống lấy nước, và nhà quản lý, cụ thể như sau:

2.6.Đập đất:


Mái hạ lưu đập
Đập đất có kết cấu đập đất đồng chất, mặt cắt hình thang, có vật thoát nước lăng trụ gối tiếp với gối phẳng và ống khói ăn sâu vào thân đập 35m, xử lý nền bằng chân khay, mái thượng lưu gia cố bằng đá xây M100 kích thước 75x75x25cm, mái hạ lưu trồng cỏ, có bố trí các rãnh thu và thoát nước, mắt đập làm bằng bê tông M200 dày 15cm, tường chắn sóng bằng bê tông M200.

Bảng 2‑3: Các thông số kỹ thuật đập đất
TT Thông số kỹ thuật Đơn vị Ký hiệu Trị số Ghi chú
1
Cao trình đỉnh đập
m ÑĐĐ 475,00  
2
Cao trình đỉnh tường chắn sóng
m ÑĐĐ 476,00  
3
Cao trình cơ hạ lưu
m Ñch 466,50  
4
Cao trình cơ thượng lưu
m Ñct 464,00  
5
Chiều dài theo đỉnh đập
m LĐĐ 421,00  
6
Chiều cao đập lớn nhất
m HĐmax 25,5  
7
Hệ số mái thượng lưu
h/s MTL 3,5 & 3,75  
8
Hệ số mái hạ lưu
  MHL 3,5 & 3,25  
9
Chiều rộng đỉnh đập
m 6,0  

2.7.Tràn xả lũ.


Nhìn từ hạ lưu đập
Vị trí : Nằm tại vai bờ phải đập đất xả xuống nhánh suối Ia Đrăng
Hình thức tràn : Là đập tràn thực dụng bằng BTCT M200 có 2 cửa van cung đóng mở bằng điện, tràn chia làm 2 khoang mỗi khoang 4m, nối tiếp sau ngưỡng tràn là dốc nước bằng BTCT M200 dày 30cm, có chiều dài 135m, bề rộng Bd = 8m, độ dốc Id = 6% – 8%, tiêu năng sau dốc nước bằng bể tiêu năng Lb = 21m, d = 1m ; nối tiếp sau tiêu năng gồm 129m kênh xả bằng đá xây M100, tiêu năng hạ lưu và rọ đá gia cố lòng suối.

Dốc nước + Tiêu năng sau tràn 
Bảng 2‑4: Các thông số kỹ thuật tràn xả lũ
TT Thông số kỹ thuật Đ.vị K.Hiệu Trị số Ghi chú
1 Loại đập     Tràn tự do M/c đỉnh rộng
2
Cao trình ngưỡng tràn
m Ñtràn 471,2  
3
Chiều rộng tràn
m Btràn 8,0  
4
Số khoang tràn
khoang n 02  
5
Lưu lượng xả thiết kế (P=1,0%)
m3/s QTK 66,7  
6
Cột nước max trên ngưỡng tràn
m HTR 3,03  
7
Chiều dài dốc nước sau tràn
m Ld 135,0  
8
Chiều rộng dốc nước
m Bdốc 8,0  
9
Độ dốc dốc nước
% id 6-12  
10
Chiều dài bể tiêu năng
m Ltn 21,0  
11
Chiều rộng bể tiêu năng
m Btn 8,10  
12
Chiều sâu bể tiêu năng
m d 1,0  

2.8. Cống lấy nước.


Nhà tháp cống
Hình thức cống: Là cống có áp dưới đập chính, bằng ống thép D=700mm, dày δ = 8-10mm đặt trên bệ và bọc ngoài 1 lớp BTCT M200 dày 25cm, tường đầu thượng lưu cống có đặt khe van và lưới chắn rác ; hạ lưu cống có lắp đặt 1 van côn điều tiết tưới và 1 van đĩa sửa chữa, đóng mở bằng thủ công. Các thông số cụ thể như trong bảng sau :

Bảng 2‑5: Các thông số kỹ thuật cống lấy nước
TT Thông số kỹ thuật Đ.vị K.Hiệu Trị số Ghi chú
1
Cao trình đáy cửa vào
m ^ngưỡng 460,10  
2
Cao trình  ngưỡng tiêu năng
m ^ngưỡng 460,25  
3
Số cửa
cửa   01  
4
Kích thước cửa
m D 0,7  
5
Chiều dài cống
m L 105,00  
6
Lưu lượng thiết kế
m3/s Q 0,65  

2.9. Kênh dẫn nước sau đập.

Hệ thống kênh chính hồ chứa nước Chư Prông có chiều dài 6,8235km  đảm bảo tải nước với diện tích tưới 700ha. Kênh được xây dựng kiên cố bằng BTCT.

2.10.Khu quản lý.

2.10.1. Nhà quản lý hệ thống:
Là công trình nhà làm việc cấp II, 02 tầng, diện tích sử dụng 213m2 và trang thiết bị.
Nhà chịu lực chính bằng hệ khung cột, dầm sàn BTCT M200, móng xây đá hộc, tường xây ngạch rỗng d=150, VXM M50, nền sàn lát gạch hoa VM 200×200, toàn bộ cửa dùng khung sắt, kính có hoa sắt bảo vệ, hoàn thiện trát và quét tường bằng vôi ve màu kem.
2.10.2. Nhà quản lý đầu mối:
Là công trình nhà làm việc cấp 4, diện tích sử dụng 80m2.
Nhà có kết cấu móng xây đá hộc vxm m75, giằng móng BTCT M200, tường xây gạch rỗng d=200, VXM M75, nền lát gạch ceramic 30×30, toàn bộ cửa dùng khung sắt, kính có hoa sắt bảo vệ, hoàn thiện trát và quét tường bằng vôi ve màu kem.
2.10.3. Nhà vận hành sau cống lấy nước:
Là công trình cấp 4, diện tích sử dụng 14,52m2.
Nhà có kết cấu khung, sàn bằng BTCT M200, tường xây ngạch rỗng d=150, VXM M50, nền lát gạch ceramic 30×30, toàn bộ cửa dùng khung sắt, kính có hoa sắt bảo vệ, hoàn thiện trát và quét tường bằng vôi ve màu kem.
2.11. Đánh giá hiện trạng công trình:
Công trình hồ chứa nước thị trấn Chư Prông được xây dựng vào năm 2002, hoàn thành vào 2006.
– Đập đất được thiết kế dạng đập đất đồng chất, cao trình đỉnh đập 475,00m; cao trình đỉnh tường chắn sóng 476,00m; bề rộng đỉnh đập B=6,0m, chiều cao đập lớn nhất Hmax=25,5m. Mái thượng lưu được gia cố bằng đá xây M100 kích thước 75x75x25cm, mái hạ lưu trồng cỏ. Tại thời điểm kiểm tra đập hoạt động bình thường.

Đỉnh đập + Mái thượng, hạ lưu đập

Mái hạ lưu đập
– Tràn xả lũ là đập tràn thực dụng bằng BTCT M200 có 2 cửa van cung đóng mở bằng điện, tràn chia làm 2 khoang mỗi khoang 4m, nối tiếp sau ngưỡng tràn là dốc nước bằng BTCT M200 dày 30cm, có chiều dài 135m, bề rộng Bd = 8m, độ dốc Id = 6% – 8%, tiêu năng sau dốc nước bằng bể tiêu năng Lb = 21m, d = 1m ; nối tiếp sau tiêu năng gồm 129m kênh xả bằng đá xây M100, tiêu năng hạ lưu và rọ đá gia cố lòng suối.Tại thời điểm kiểm tra tràn còn tốt, không có biểu hiện hư hỏng, xuống cấp.
– Cống lấy nước: Là cống có áp dưới đập chính, bằng ống thép D=700mm, dày δ = 8-10mm đặt trên bệ và bọc ngoài 1 lớp BTCT M200 dày 25cm, tường đầu thượng lưu cống có đặt khe van và lưới chắn rác ; hạ lưu cống có lắp đặt 1 van côn điều tiết tưới và 1 van đĩa sửa chữa. Hiện tại, cống hoạt động bình thường, không có biểu hiện hư hỏng, xuống cấp.

2.12. Đánh giá hiện trạng thiết bị cơ khí

2.12.1. Cửa van tràn
Kết cấu cửa van tràn đã duy tu bào dưỡng định kỳ còn tốt.
Bề mặt tole bưng cửa còn tốt.
Dầm ngang, dầm chính còn tốt không bong tróc hoen gỉ.
Các đường hàn không có các vết rạn nứt và kết cấu cối quay làm việc ổn định.
Joint đáy không kín nước nên bị rò nước dưới đáy tràn khi đóng cửa van.
2.12.2. Xilanh thủy lực và trạm nguồn cửa van tràn

Hiện trạng thiết bị đóng mở cửa van vận hành bình thường, ống dẫn dầu vào xilanh thủy lực rò rỉ gây hoen gỉ.

Hình 2.32. Xilanh thủy lực
Hệ thống tời vẫn còn hoạt động, cáp kéo phai sự cố bị gỉ sắt.

Hình 2.33. Hệ thống điều khiển của van tràn


Hình 2.34. Hệ thống tời kéo phai sự cố

 Hình 2.34. Cánh phai sự cố

Bê tông dốc nước
2.12.3. Cống lấy nước
  Các thiết bị cơ khí vận hành cửa cống đang còn tốt, hoạt động bình thường.

2.13. Kết luận hiện trạng công trình

 Qua kết quả điều tra thực địa công trình hồ chứa nước Chư Prông có những kết luận sau:
– Tuyến đập chính có chiều dài khoảng 421m là đập đất đồng chất hoạt động ổn định, chưa phát hiện vùng thấm cục bộ, vùng sạt lở mái, thiết bị thoát nước còn hoạt động tốt. Mái thượng lưu đập, tường chắn sóng còn tốt chưa phát hiện hư hỏng, bong tróc, sạt lở. Mái đập phía hạ lưu và hệ thống rãnh thoát nước phía hạ lưu còn tốt. Hệ thống mốc quan trắc thấm hoạt động bình thường.
– Tràn xả lũ còn tốt, không có hư hỏng.
– Thiết bị cơ khí cửa van và thiết bị đóng mở cửa đều còn tốt chưa cần sửa chữa hay thay thế. Bộ phận joint đáy của cửa van không kín nước cần thay thế.
– Cống lấy nước: Nhà tháp + mái nhà tháp vận hành còn tốt, không có hư hỏng.
– Các thiết bị vận hành cống lấy nước vẫn còn sử dụng tốt, chưa cần sửa chữa thay thay thế.

CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẬP
Đơn vị quản lý là Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Gia Lai được UBND tỉnh, giao cho quản lý khai thác công trình thủy lợi hồ chứa Chư Prông từ năm 2006.
Công ty hoạt động kinh doanh theo đúng các ngành nghề của giấy phép kinh doanh do Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp, trong đó có ngành nghề quản lý khai thác công trình thủy lợi.

3.1. Công tác xây dựng đập

Việc khảo sát, thiết kế và thi công đập đã tuân theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng, các quy định về quản lý chất lượng xây dựng trong giai đọan đầu tư xây dựng.
Công trình có đường quản lý vận hành, có trang bị hệ thống thông tin liên lạc phục vụ công tác bảo đảm an toàn đập trong mùa mưa lũ và các thiết bị, vật tư, dụng cụ dự phòng cần thiết.
Có bố trí thiết bị quan trắc lún, thấm để kiểm tra, theo dõi tình trạng an toàn, ổn định của công trình đầu mối.
Có quy trình vận hành điều tiết hồ chứa nước Chư Prông do đơn vị tư vấn Chi nhánh miền Nam – Công ty tư vấn & Chuyển giao công nghệ – Trường Đại học thủy lợi lập tháng 4/2004.
Quá trình thi công đập tuân thủ theo các qui định của luật xây dựng cơ bản, công tác giám sát và nghiệm thu cũng được thực hiện đúng qui định.
Hồ sơ được lưu trữ đầy đủ và cẩn thận.
3.2 Đánh giá công tác vận hành hồ chứa:
3.2.1. Kiểm tra sự đầy đủ và tính pháp lý của quy trình vận hành hồ:
Hiện tại đơn vị quản lý đang vận hành hồ chứa nước Chư Prông theo quy trình vận hành điều tiết hồ chứa do đơn vị tư vấn Chi nhánh miền Nam – Công ty tư vấn & Chuyển giao công nghệ – Trường Đại học thủy lợi lập tháng 4/2004. Tuy nhiên để phù hợp theo quy định của Nghị định 72/2007/NĐ-CP ngày 07/05/2007 về quản lý an toàn đập. Chủ đập cần rà soát lại quy trình và trình cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện.
3.2.2. Sự phù hợp của quy trình vận hành hàng năm:
Hồ được vận hành và khai thác đúng theo quy trình vận hành hồ đã được duyệt ngoài ra còn có quy trình đóng mở cửa lấy nước.
3.2.3. Sự phù hợp của quy trình vận hành đã điều chỉnh của các năm so với quy trình vận hành khung:
Trong quá trình vận hành hồ chứa Chủ đập đã thực hiện báo cáo đầy đủ theo đúng định kỳ, đo đạc và ghi chép đầy đủ các số liệu quan trắc: quan trắc mực nước hồ, quan trắc lượng mưa, quan trắc đường bảo hòa trong thân đập, quan trắc lún của đập.
3.2.4. Sự tuân thủ các quy định về ghi chép, lưu giữ các số liệu trong quá trình vận hành hồ chứa:
Trong quá trình vận hành hồ chứa thực hiện báo cáo đầy đủ theo đúng định kỳ, đo đạc và ghi chép đầy đủ các số liệu quan trắc: quan trắc mực nước hồ, quan trắc lượng mưa, quan trắc đường bảo hòa trong thân đập.
3.2.5. Phân tích, đánh giá những mặt được và tồn tại, sự phù hợp của quy trình vận hành khung:

   * Mặt được:

Quy trình vận hành điều tiết hồ chứa do đơn vị tư vấn Chi nhánh miền Nam – Công ty tư vấn & Chuyển giao công nghệ – Trường Đại học thủy lợi lập tháng 4/2004. Việc vân hành theo quy trình này từ năm 2004 đến nay vẫn phù hợp, đảm bảo an toàn cho công trình về mùa mưa lũ, đảm bảo cấp nước theo nhiệm vụ thiết kế được phê duyệt.
   * Tồn tại:
Để phù hợp theo quy định của Nghị định 72/2007/NĐ-CP ngày 07/05/2007 về quản lý an toàn đập. Chủ đập cần rà soát lại quy trình và trình cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện.
3.3. Đánh giá công tác vận hành các cửa van công trình:
3.3.1. Kiểm tra sự đầy đủ và tính pháp lý của các quy trình vận hành chi tiết các cửa van:
  Chưa có quy trình vận hành chi tiết các cửa van;  xả lũ; cống lấy nước.
3.3.2. Đánh giá sự tuân thủ các quy định trong quy trình vận hành các cửa van đã được phê duyệt:
Vận hành cửa van tràn xả lũ tích nước và xả lũ ưu tiên đảm bảo an toàn đập, thực hiện điều tiết cắt lũ và tích trữ nước hồ theo nhiệm vụ công trình. Quá trình vận hành có lập nhật ký vận hành tràn xả lũ và nhật ký vận hành cống lấy nước.
Đầu mối công trình Công ty TNHH MTV khai thác công trình thuỷ lợi bố trí cổng ra vào đầu mối công trình, luôn luôn bố trí 01 tiểu đội phụ trách dân quân tự vệ bán chuyên trách gồm 6 đồng chí trực bảo vệ công trình.
Xí nghiệp thủy nông Chư Prông là đơn vị trực thuộc công ty TNHH MTV khai thác công trình thuỷ lợi Gia lai với lực lượng gồm: 6 kỹ sư thuỷ lợi; 12 trung cấp thuỷ lợi và 20 sơ cấp thuỷ lợi.
3.3.3. Đánh giá sự tuân thủ các quy định về ghi chép, lưu giữ các số liệu trong quá trình vận hành các cửa van:
Quá trình vận hành các cửa van có lập đầy đủ nhật ký vận hành tràn xả lũ và nhật ký vận hành cống lấy nước ghi chép và lưu trữ các quá trình vận hành này đầy đủ và nghiêm túc.
 Đối với cửa van tràn xả lũ cũng cần phải thường xuyên sử dụng vận hành thử tời đóng mở cửa van có thiết bị dự phòng vận hành cửa đồng thời còn phục vụ cho việc thả phai sự cố.
3.3.4. Phân tích, đánh giá những mặt được và tồn tại, sự phù hợp của quy trình vận hành khung so với thực tế vận hành cửa van:
         Quy trình vận hành do đơn vị tư vấn lập, chưa được cấp thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Nghị định 72/2007/NĐ-CP.
         Việc quy định thời gian tích nước hồ chứa vào thời điểm tháng 10hàng năm là chưa phù hợp, vì công trình thuộc khu vực phía Tây trường sơn thời điểm tháng 10 là chuẩn bị kết thúc mùa mưa lũ.
         Quá trình vận hành có lập nhật ký vận hành tràn xả lũ, nhật ký vận hành cống lấy nước.
3.4 Đánh giá công tác quan trắc đập và các yếu tố khí tượng thủy văn:
3.4.1. Đánh giá tính hợp lý của việc bố trí mạng lưới quan trắc đo đạc khí tượng thủy văn và quan trắc đập:
Chủ đập thường xuyên tổ chức đo đạc, quan trắc các diễn biến về thấm, rò rỉ nước qua thân đập, nền đập, vai đập, chuyển vị của đập, diễn biến nứt nẻ, sạt trượt tại chân, nền và phạm vi lân cân công trình.
Hiện nay tại khu vực công trình chỉ có trạm đo mưa, chưa có trạm quan trắc khí tượng thủy văn theo quy định. Số liệu phục vụ vận hành sử dụng thông tin do đài khí tượng thủy văn cung cấp.
3.4.2. Đánh giá năng lực, chất lượng hiện tại của các thiết bị quan trắc đo đạc và trình độ vận hành quản lý của các cán bộ vận hành hệ thống đo đạc.
 Chất lượng các thiết bị quan trắc hiện đang sử dụng được.
Lực lượng cán bộ quản lý có đầy đủ số lượng và năng lực theo quy định.
3.4.3. Đánh giá chất lượng đo đạc:
Số liệu đo đạc mưa là liên tục và đầy đủ, phù hợp với điều kiện thiết bị hiện có và khí hậu tự nhiên của khu vực.
Số liệu quan trắc thẩm, đường bão hòa trong thân đập, hiện tượng lún; chuyển vị, Chủ đập tuân thủ tốt quy trình đo đạc, số liệu đầy đủ liên tục phù hợp theo yêu cầu công trình, số liệu có độ chính xác cao đáp ứng tốt theo yêu cầu của Nghị định 72 của Chính phủ và Thông tư 33 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về quản lý an toàn đập.
3.5 Đánh giá công tác Bảo vệ:
3.5.1. Xem xét đánh giá phương án bảo vệ đập: Quy mô công trình hồ chứa có dung tích < 5 triệu m3, theo Thông tư 45/2009/TT-BNN&PTNT của Bộ Nông nghiệp & PTNT. Để đảm bảo an toàn trong quản lý vận hành Chủ đập đã lập và phê duyệt phương án bảo vệ đập để tổ chức thực hiện; bố trí đầy đủ các phương tiện bảo vệ đập như nội quy, quy định ra vào đập và hệ thống các mốc chỉ giới, hàng rào, biển báo.
3.5.2. Đánh giá việc thực hiện phương án bảo vệ đập:
         * Bố trí tổ chức, nhân sự:
Đơn vị quản lý chính là Xí nghiệp thủy nông Chư Prông.
+ Trạm thuỷ nông Hoàng Ân – Thị Trấn (tổ bảo vệ số 1) gồm có 12 CBCN trong đó tổ bảo vệ có 6 người chuyên trách.
 + Trạm thủy nông Ia Lâu – Ia Vê  (tổ bảo vệ số 2):   Gồm 8 CNV
 + Trạm thủy nông PleiPai (tổ bảo vệ số 3):   Gồm 7 CNV
 + Trạm thủy nông Ia Lốp  (tổ bảo vệ số 3):   Gồm 5 CNV
+ Trung đội tự vệ gồm cán bộ công nhân viên của xí nghiệp thủy nông Chư Prông có 38 người.
         * Tuần tra canh gác:  24/24 giờ hàng ngày
         * Kiểm tra kiểm soát:  Thường xuyên, liên tục tất cả các ngày trong năm.
         * Giải pháp đối phó trong các tình huống khẩn cấp:
Khi xả lũ hoặc công trình có sự cố thì huy động Trung đội tự vệ của Xí nghiệp tham gia ứng cứu, khi thay ca trực bảo vệ phải ghi chép đầy đủ tình hình và ký nhận vào sổ đầu mối.
         * Phối hợp với các lực lượng địa phương:
         Ban chỉ đạo PCTT và TKCN huyện Chư Prông; Đài phát thanh truyền hình huyện Chư Prông; UBND thị trấn Chư Prông; Ban PCTT và TKCN thị trấn.
         * Kiến nghị:
         Hiện nay hồ chứa nước Chư Prông chưa được cấp đất bảo vệ công trình; chưa cắm mốc bảo vệ lòng hồ theo Nghị định 201/NĐ-CP về quản lý tài nguyên nước, Nghị định 43/2015/NĐ-CP ngày 06/50/2015 Quy định lập và quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước. Để thực hiện tốt phương án bảo vệ đập hạn chế tình trạng vi phạm hành lang bảo vệ hồ chứa. Đề nghị Chủ đập phối hợp với các ban ngành trình cơ quan quản lý nhà nước để được cấp đất cho công trình và bố trí nguồn kinh phí cắm mốc bảo vệ lòng hồ theo quy định.
3.6. Đánh giá công tác Kiểm tra đập:
3.6.1. Xem xét, đánh giá kế hoạch kiểm tra hàng năm của chủ đập:
Chủ đập thực hiện đảm bảo theo quy định của Nghị định 72/2007/NĐ-CP  của Chính phủ và Thông tư 33/2008/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp & PTNT về quản lý an toàn đập.
3.6.2. Đánh giá việc thực hiện kế hoạch kiểm tra:
– Kiểm tra thường xuyên: 1 tháng /1 lần thông qua phân tích, đánh giá tài liệu đo đạc, quan trắc đập và bằng trực quan tại hiện trường.
– Kiểm tra định kỳ: 3 tháng /1 lần hoặc hàng năm vào các thời điểm trước khi bước vào mùa lũ, tiến hành kiểm tra, đánh giá chung về ổn định đập; phối hợp chặt chẽ với Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, huyện, xã, thị trấn để xây dựng hoặc cập nhật, bổ sung phương án phòng, chống lụt, bão của đập. Sau khi kết thúc lũ, tiến hành kiểm tra nhằm phát hiện các hư hỏng (nếu có), đề xuất biện pháp và kế hoạch sửa chữa, khắc phục các hư hỏng, tồn tại.
– Kiểm tra đột xuất: Khi có thông tin gây mất an toàn cho công trình qua chế độ quan trắc thường xuyên, đề ra giải pháp xử lý.
– Các tài liệu ghi chép, tổng kết, báo cáo các đợt kiểm tra. Đảm bảo theo đúng quy định của Nghị định 72/2007/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư 33/2008/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp & PTNT về quản lý an toàn đập.
3.6.3. Đánh giá kết quả, chất lượng của công tác kiểm tra:
Phát hiện kịp thời những sự cố của đập nhằm có kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa các hư hỏng, xuống cấp đảm bảo an toàn đập trước mùa mưa lũ hàng năm.
3.7 Đánh giá công tác duy tu, bảo dưỡng đập:
3.7.1. Xem xét, đánh giá kế hoạch duy tu bảo dưỡng hàng năm của chủ đập, sự phù hợp của kế hoạch với quy trình bảo trì đã được phê duyệt:
Hàng năm Chủ đập lập kế hoạch duy tu bảo dưỡng, mời đoàn kiểm tra gồm các phòng ban của Công ty, xí nghiệp thuỷ nông trực thuộc và sở Nông nghiệp & PTNT, sở Tài chính, sở Kế hoạch và Đầu tư kiểm tra, xác minh hiện trạng công trình trước khi duy tu bảo dưỡng. Sau khi hoàn thành công tác duy tu, sửa chữa Chủ đập đã chủ động mời các ban ngành trên đi nghiệm thu công tác sửa chữa công trình.
3.7.2. Đánh giá việc thực hiện kế hoạch bảo dưỡng:
– Đối tượng được bảo dưỡng: Đập, cống, tràn
– Nội dung bảo dưỡng: Sơn sửa nhà tháp, cánh cửa cống; vệ sinh lau chùi thiết bị đóng mở, bơm dầu, mỡ cho các thiết bị đóng mở, kiểm tra các đường ống thuỷ lực.
– Phương pháp sử dụng và phương tiện thực hiện: Thủ công
– Các tài liệu, báo cáo của công tác bảo dưỡng theo quy định: Sổ ghi chép, phiếu thu, chi, phiếu nhập và xuất kho.
3.7.3. Đánh giá kết quả, chất lượng của công tác bảo dưỡng:
Hiện tại quy trình bảo trì, kế hoạch bảo trì hàng năm của công trình chưa được lập và phê duyệt theo quy định tại Nghị định 46/2015/NĐ-CP về quản lý chất lượng và bảo dưỡng công trình xây dựng. Nguồn kinh phí phục vụ công tác bảo trì công trình còn hạn chế.
Hàng năm Chủ đập sử dụng nhuồn kinh phí thủy lợi phí được cấp bù để sửa chữa, khắc phục các hư hỏng nhỏ, ở các hạng mục đầu mối công trình và bảo dưỡng các cửa van đóng mở cống lấy nước, tràn xả lũ đảm bảo cho công trình vận hành an toàn trong mùa mưa lũ.
3.8 Đánh giá công tác báo cáo hiện trạng an toàn đập:
3.8.1. Đánh giá việc tuân thủ các quy định tại Điều 16 Nghị định 72/2007/NĐ-CP về báo cáo hiện trạng an toàn đâp:
Hàng năm, Chủ đập đều gửi báo cáo về sở Nông nghiệp & PTNT và các cơ quan liên quan theo quy định báo cáo hiện trạng an toàn đập theo quy định của Nghị định 72/2007/NĐ-CP về quản lý an toàn đập của Chính phủ.
3.8.2. Đánh giá sự đầy đủ, trung thực về nội dung các báo cáo an toàn đập:
Đáp ứng theo yêu cầu của Nghị định 72/2007/NĐ-CP về quản lý an toàn đập của Chính phủ.
3.9. Đánh giá kết quả thực hiện công tác PCLB công trình hồ chứa nước Chư Prông:
3.9.1. Tổ chức PCLB:
1. Giới thiệu cơ cấu tổ chức bộ máy PCLB hiện tại.
* Đối với Công ty, đã ban hành Quyết định.
+ Thành lập ban chỉ huy PCLB công ty, trong đó: Trưởng ban là giám đốc công ty, các phó giám đốc làm phó ban, các trưởng phòng ban chuyên môn và giám đốc xí nghiệp thủy nông trực thuộc làm thành viên.
+ Ban chỉ huy PCLB có nhiệm vụ: Xây dựng phương án PCLB, tổ chức, chỉ đạo triển khai thực hiện công tác PCLB, khắc phục hậu quả, giảm nhẹ thiên tai do lụt bão gây ra đối với các công trình thủy lợi do Công ty quản lý. Tham gia ứng cứu với các địa phương khi có lệnh điều động của cơ quan có thẩm quyền.
+ Cơ quan thường trực của ban PCLB được đặt tại văn phòng Công ty số 97A Phạm Văn Đồng, TP PleiKu, Gia Lai. Trưởng ban chỉ huy PCLB sử dụng con dấu của Công ty để giao dịch.
+ Ban hành quy chế hoạt động của ban của Ban chỉ huy PCLB công ty để có sự phân công nhiệm vụ, trách nhiệm của các thành viên ban chỉ huy trong việc tổ chức và phối hợp hoạt động.
* Đối với xí nghiệp thủy nông Chư Prông.
+ Thành lập tiểu ban chỉ huy phòng chống lụt bão công trình hồ chứa nước Chư Prông, đồng thời hàng năm có quyết định bổ sung kiện toàn tiểu ban chỉ huy PCLB. Nhằm phù hợp với tình hình thực tế, Trong đó trưởng tiểu ban là giám đốc xí nghiệp, các phó giám đốc làm phó tiểu ban, các trưởng phòng tổng hợp và các trạm trưởng trực thuộc làm thành viên. Đồng thời mời các Chủ tịch, hoặc phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã có công trình nằm trên địa bàn làm phó tiểu ban để đảm bảo phối hợp, điều động nhân lực địa phương tham gia ứng cứu khi có tình huống sự cố xả ra trong mùa mưa bão hàng năm
+ Ban chỉ huy PCLB công trình hồ chứa nước Chư Prông có nhiệm vụ: Xây dựng phương án PCLB, tổ chức, chỉ đạo triển khai thực hiện công tác PCLB, khắc phục hậu quả, giảm nhẹ thiên tai do lụt bão gây ra đối với công trình do xí nghiệp quản lý. Tham gia ứng cứu với địa phương khi có lệnh điều động của cơ quan có thẩm quyền.
+ Cơ quan thường trực của Ban PCLB công trình hồ chứa nước Chư Prông được đặt tại trụ sở làm việc của xí nghiệp (Thị trấn Chư Prông). Trưởng tiểu Ban chỉ huy PCLB công trình sử dụng con dấu của xí nghiệp để giao dịch.
2. Tình hình công tác điều hành PCLB trong các năm qua.
+ Công tác điều hành PCLB công trình hồ chứa nước Chư Prông: Từng thành viên của ban chỉ huy PCLB công ty và tiều ban chỉ huy PCLB công trình hồ chứa nước Chư Prông đều là cán bộ nòng cốt, có kinh nghiệm trong công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi, nhận thức thấy rõ vai trò, tầm quan và phạm vi ảnh hưởng trong của công trình hồ chứa nước Chư Prông do đó công tác điều hành đã đi vào hoạt động nề nếp, thường xuyên và có kế hoạch.
+ Các thành viên ban chỉ  huy PCLB thực hiện nghiêm túc theo nhiệm vụ đã được phân công đồng thời chấp hành tuyệt đối khi có lệnh hoặc yêu cầu của trưởng ban.
+ Phối hợp tốt giữa các đơn vị trong công ty, từng thành viên của tiểu ban PCLB công trình hồ chứa nước Chư Prông, chính quyền và nhân dân địa phương như Ủy ban nhân dân thị trấn Chư Prông, thường trực Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão huyện Chư Prông và các phòng ban chuyên môn của Huyện.
+ Thường xuyên tổ chức, phổ biến, hướng dẫn, tập dượt Phương án phòng chống thiên tai, lụt bão và tìm kiếm cứu nạn nhằm tăng cường khả năng tác nghiệp của từng thành viên ban chỉ huy phòng chống lụt bão hồ chứa nước Chư Prông.
+ Thiết lập và thực hiện đều đặn cơ chế thông tin liên lạc thông suối giữa ban chỉ huy PCLB từ tỉnh đến huyện, xã trên địa bàn có liên quan và từng thành viên của tiểu ban PCLB công trình hồ chứa nước Chư Prông.
+ Tổ chức trực ban 24/24h trong suối mùa mưa bão hàng năm, tổ chức kiểm tra về việc chấp hành nhiệm vụ từng tổ chức, các nhân chấp hành.
+ Kết thúc mùa mưa bão hàng năm ban chỉ huy PCLB công ty, tiểu ban chỉ huy PCLB công trình hồ chứa nước Chư Prông tiến hành tổng kết đánh giá công tác PCLB năm qua  rút kinh nghiệm và khắc phục hạn chế, bổ sung thực hiện cho kế hoạch năm sau.
3. Đánh giá công tác điều hành:
* Những kết quả đạt được. 
+ Công tác PCLB công trình hồ chứa nước Chư Prông hàng năm được duy trì thường xuyên, tổ chức được cũng cố và hoạt động chuyên nghiệp hơn.
+ Đội ngũ cán bộ được đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, được tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý hồ đập, hội thảo về công tác PCLB do các cơ quan chuyên môn của Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức.
+ Năng lực cán bộ: Nhân lực được tăng cường, kiện toàn đáp ứng yêu cầu công tác như: cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học chuyên ngành thủy lợi, điện kỹ thuật, công nhân vận hành đã qua đào tạo v.v.. Đáp ứng yêu cầu năng lực kỹ thuật đối với tổ chức quản lý vận hành hồ chứa, đập dâng. (điều 8,9,10,11 thông tư 40/2011/TT-BNNPTNT)
+ Công tác điều hành chỉ đạo được thực hiện nghiêm túc, quy định nhiệm vụ và trách nhiệm rõ ràng đến từng thành viên, thông qua quy chế hoạt hoạt động có chế độ khen thưởng và xử phạt nghiêm minh.
+ Đã xây dựng quy chế phối hợp trong công tác PCLB với địa phương và sẵn sàng hỗ trợ huy động nhân lực, phương tiện, vật tư tại chỗ gần nhất để ứng cứu khi có sự cố mất an toàn công trình trong mùa mưa bão.
* Hạn chế và nguyên nhân.
+ Công tác phối hợp với địa phương có công trình đứng chân trên địa bàn đôi lúc chưa nắm bắt thông tin kịp thời về diễn biến mưa bão và vận hành điều tiết an toàn công trình khi xã lũ.
+ Năng lực, trình độ chuyên môn nhất ở địa phương còn hạn chế và thiếu đội ngũ chuyên trách, do kiêm nhiệm nhiều công việc.
+ Tuy đã ký kết quy chế phối hợp với công ty TNHH KTCT thủy lợi Gia Lai , nhưng quá trình thực hiện đôi lúc còn chậm trong công tác truyền thông, thông tin đến tận thôn, làng, thiếu quy định rõ ràng về trách nhiệm nhất là trong khâu chỉ đạo của địa phương.
+ Sự phối hợp giữa các ban ngành với địa phương chưa thật chặt chẽ, Công tác tổ chức diễn tập ứng cứu, tìm kiếm cứu nạn, các phương án đã định ít được tổ chức do chưa có kinh phí. (chỉ có đơn vị quản lý hồ đập thực hiện trong phạm vi quản lý)
+ Phương tiện, vật tư, trang thiết bị tìm kiếm cứu nạn đã có trang bị nhưng chưa đầy đủ do thiếu kinh phí, chưa đáp ứng yêu cầu trong trường hợp có thiên tai, sự cố xảy ra
3.9.2. Nội dung Kế hoạch phương án PCLB công trình hồ chứa nước Chư Prông:
Căn cứ dự báo về tình hình thời tiết của địa bàn khu vực công trình hồ chứa nước Chư Prông – tỉnh Gia Lai trong mùa mưa bão sắp đến.
Căn cứ vào hiện trạng các công trình trước mùa mưa bão do Công ty quản lý;
Nhằm chủ động và thực hiện tốt công tác phòng chống lụt, bão, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, đảm bảo an toàn cho người, tài sản của nhân dân và các công trình thủy lợi, nhà cửa, kho bãi các phương tiện phục vụ sản xuất kinh doanh…  đặc biệt là các công trình hồ chứa vừa và lớn trên địa bàn, góp phần ổn định sản xuất, thực hiện hoàn thành nhiệm vụ Kinh tế – Xã hội được UBND tỉnh giao.
1.Nội dung xây dựng kế hoạch PCLB Công trình hồ chứa nước Chư Prông như sau:
a. Các đơn vị sản xuất của Xí nghiệp, Trạm, Cụm khai thác thủy lợi hồ chứa nước Chư Prông trực thuộc Công ty đứng chân trên trên địa bàn các huyện phối hợp với các phòng ban Công ty, kiểm tra hiện trạng công trình trước mùa mưa bão, đồng thời tiến hành đánh giá và tổng kết rút kinh nghiệm về công tác phòng chống lụt bão tìm kiếm cứu nạn năm trước, làm rõ nguyên nhân những mặt còn tồn tại để có biện pháp khắc phục, trên cơ sở đó rà soát, xây dựng kế hoạch, phương án phòng chống lụt bão, thiên tai của công trình, bảo đảm thống nhất, đồng bộ có hệ thống với phương án phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn của toàn Công ty.
b. Trên cơ sở Quy chế hoạt động của Ban chỉ huy phòng chống lụt bão của công ty đã ban hành. Công ty tiến hành xây dựng phương án phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn, đồng thời ra quyết định kiện toàn Ban chỉ huy phòng chống lụt bão của công trình, Xây dựng phương án PCLB (bổ sung nếu có)
c. Thường xuyên tổ chức, phổ biến, hướng dẫn, tập dượt phương án phòng chống, thiên tai, lụt bão và tìm kiếm cứu nạn nhằm tăng cường khả năng tác nghiệp của từng xí nghiệp thành viên.
d. Công tác chuẩn bị:
Để thực hiện tốt công tác PCLB và tìm kiếm cứu nạn, kịp thời xử lý sự cố hạn chế thấp nhất những thiệt hại do lụt bão gây ra, công ty đã xây dựng phương án 4 tại chổ (Chỉ huy, lực lượng, vật tư và hậu cần tại chỗ) làm cơ sở cho các đơn vị chủ động triển khai thực hiện trong mùa mưa bão hoặc khi có sự cố xảy ra.
Phương án phòng chống lụt bảo được công ty triển khai và quán triệt sớm đến tận cơ sở (Xí nghiệp, Trạm, Cụm và từng các nhân tham gia lực lượng PCLB) với tinh thần và trách nhiệm cao nhất.
+ Chỉ huy:
– Đối với công ty: Ban chỉ huy PCLB do Giám đốc công ty làm trưởng ban, các phó giám đốc công ty làm phó ban trường trực phụ trách từng khu vực, các thành viên là các trưởng phòng ban và các giám đốc xí nghiệp trực thuộc.
– Đối với xí nghiệp: Tiểu ban chỉ huy PCLB do các giám đốc xí nghiệp làm trưởng tiểu ban, phó giám đốc xí nghiệp làm phó tiểu ban thường trực các thành viên là trưởng phòng tổng hợp,  trạm trưởng. Văn phòng thường trực tiểu ban PCLB tại văn phòng các xí nghiệp.
+ Lực lượng:
– Lực lượng tại chổ bao gồm toàn bộ CBCNV xí nghiệp phụ trách khu vực PCLB được phân công. Ngoài lực lượng tại chỗ  trong trường hợp khẩn cấp Giám đốc công ty huy động thêm lực lượng địa phương và các xí nghiệp khác để hỗ trợ và điều hành trực tiếp (trường hợp xảy ra báo động cấp 3 trở lên)
+ Vật tư, dụng cụ, trang thiết bị PCLB và tìm kiếm cứu nạn:
– Công ty đã tiến hành kiểm tra, thống kê vật tư, vật liệu, dụng cụ và trang thiết bị PCLB tìm kiếm cứu nạn của từng đơn vị để sẳn sàng huy động và ứng cứu khi cần thiết, đồng thời lập dự trù vật tư , cấp bổ sung cho một số công trình còn thiếu.
– Hiện nay các công trình do công ty quản lý đã chuẩn bị đầy đủ vật tư , các trang thiết bị cho PCLB, tìm kiếm cứu nạn được tập kết tại công trình đầu mối và các vị trí xung yếu có nguy cơ xảy ra sự cố.
Về vật tư : Gồm đá hộc , rọ thép, bao tải, vải bạt.
Về dụng cụ : Pa lăng xích (5 – 10 tấn), cuốc, xẻng, mỏ lết răng, xe rùa, xà peng.
Về trang thiết bị bao gồm: Ca nô composit, thuyền máy, Phao cứu sinh, áo phao các loại, ủng, đèn pin.
+ Công tác hậu cần:
Xây dựng kiểm tra kế hoạch tài chính, dự trữ các nhu yếu phẩm cần thiết phục vụ cho công tác hậu cần tại chổ, sẵn sàng cung cấp đầy đủ trong thời gian khi có lụt bão xảy ra.
e. Công tác triển khai hệ thống thông tin liên lạc:
Hệ thống thông tin liên lạc sử dụng điện thoại bàn và điện thoại di động của công nhân, cán bộ quản lý công trình, đảm bảo thông tin liên lạc được thông suốt.
g. Công tác chỉ đạo quản lý kiểm tra bảo đảm an toàn hồ chứa nước:
Thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn các đơn vị trong quản lý vận hành hồ chứa đúng theo quy trình quy phạm, phổ biến đến từng cán bộ công nhân quản lý các văn bản pháp luật quy định về an toàn đập, hồ chứa. Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, thông tư số 33/2008/TT-BNN, Nghị định 72/2007/NĐ-CP, Quyết định 3562/QĐ-BNN-TL. v.v…
Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương các cấp trong việc bảo vệ và ngăn chặn kịp thời khi có sự cố xảy ra gây mất an toàn công trình.
Triển khai rà soát lại quy trình vận hành cho phù hợp với quy chuẩn hiện hành, quy trình điều tiết tràn xả lũ trong mùa mưa bão hàng năm để bảo đảm an toàn công trình.
2. Nhận xét đánh giá về tính hợp lý, tính khả thi của kế hoạch.
Kế hoạch PCLB công trình hồ chứa nước Chư Prông có tính khả thi và tương đối hợp lý khi thực hiện. Với phương châm 4 tại chổ: Chỉ huy, lực lượng, vật tư, hậu cần và sự phối hợp với cơ quan địa phương sẵn sàng ứng phó kịp thời trong mùa mưa bão hoặc khi có sự cố xảy ra.
3. Các kiến nghị bổ sung, sửa đổi hoàn thiện.
Là công trình đã được xây dưng từ năm 2002 đưa vào khai thác năm 2006 đến nay đã qua 9 năm khai thác. Tuy hàng năm đơn vị quản lý thực hiện tốt công tác đảm bảo an toàn công trình như thường xuyên duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa công trình, công tác vận hành tuân thủ đúng quy định. Hệ thống kênh đã được kiên cố nhưng tuyến kênh nằm trên sườn dốc, có địa hình chia cắt thường xuyên xảy ra sạt lở, bồi lấp kênh chính, Chủ đập cần bố trí kinh phí để sửa chữa khắc phục đảm bảo an toàn phục vụ tưới.
+ Phương án PCLB đảm bảo an toàn đập về mùa mưa lũ, phương án PCLL vùng hạ du đập chưa được lập và phê duyệt theo quy định tại Nghị định 72/2007/NĐ-CP. Đề nghị chủ đập tổ chức lập, bố trí kinh phí xây dựng các phương án này để đảm bảo vận hành an toàn công trình về mùa lũ và an toàn cho nhân dân, cơ sở hạ tầng phía hạ du khi xả lũ khẩn cấp hoặc xảy ra tình trạng vỡ đập.
+ Cấp kinh phí đầu tư các trang thiết bị, vật tư, phương tiện (hoặc bổ sung nếu thiếu) cho các công trình thủy lợi đảm bảo đủ để thực hiện ứng cứu kịp thời.
3.9.3. Tình hình thực hiện các năm qua:
1. Công tác chuẩn bị.
+ Công tác chuẩn bị tại đầu mối và hạ du, trước mùa mưa bão thực hiện đầy đủ, chú trọng công tác đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt với nhiều hình thức như: Điện thắp sáng, điện thoại bàn, di động, Fax, mạng vi tính, được tổ chức đến tận các trạm, trại của xí nghiệp.
+ Vật tư, phương tiện và hậu cần được bố trí trong khu vực đầu mối, gần điểm tiếp cận công trình khi đưa vào sử dụng.
+ Giữ mối liên lạc thường xuyên với địa phương, các đơn vị sản xuất trên địa bàn để trao đổi thông tin, thông báo, cảnh báo khi có nguy cơ gây ảnh hưởng đến an toàn tính mạng và tài sản khi công trình vận hành điều tiết xả lũ .v.v…
+ Kịp thời cập nhật bản tin về dự báo thời tiết, hình thế thời tiết gây mưa lũ trên sông, lưu vực công trình hồ chứa nước Chư Prông của Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn trung ương và đài khí tượng thủy văn Tây Nguyên để vận hành hồ chứa kịp thời.
2. Công tác vận hành hồ chứa trong mùa lũ.
+ Căn cứ thực hiện quy trình vận hành hồ chứa nước Chư Prông do đơn vị tư vấn Chi nhánh miền Nam – Công ty tư vấn & Chuyển giao công nghệ – Trường Đại học thủy lợi lập tháng 4/2004.
+ Đơn vị quản lý thực hiện đúng quy định về quy định vận hành điều tiết hồ trong mùa lũ. Công tác chế độ quan trắc, dự báo, báo cáo, cung cấp thông tin, số liệu phục vụ công tác vận hành hồ được cập nhật thường xuyên và cung cấp kịp thời đến các cơ quan như quy định.
+ Thực hiện tốt việc phối hợp với các cơ quan có liên quan như: Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Tây nguyên, thường trực Ban chỉ huy PCLB và TKCN tỉnh Gia Lai, (Sở Nông nghiệp và PTNT Gia Lai là cơ quan thường trực), Ủy Ban nhân dân Huyện Chư Prông.
3 Công tác phòng chống lũ lụt hạ du:
+ Xây dựng và triển khai thực hiện công tác phối hợp ứng cứu vùng hạ du khi có lũ lụt xảy ra để đảm bảo an toàn về người và cơ sở hạ tầng ở vùng hạ du đập.
4. Nhận xét công tác vận hành PCLB.
– Vận hành của bộ máy: công tác vận hành bộ máy từ chỉ đạo điều hành, thực hiện đồng bộ thống nhất từ ban chỉ huy PCLB công ty đến tiểu ban chỉ huy PCLB công trình hồ chứa nước Chư Prông, bộ máy thường xuyên được điều chỉnh, kiện toàn đáp ứng yêu cầu.
– Phối hợp tốt giữa địa phương, Sở, Ban ngành các đơn vị trên địa bàn và Ban chỉ huy PCTT và TKCN và Ủy Ban nhân dân tỉnh Gia Lai.
– Tuân thủ các kế hoạch chỉ thị của Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, địa phương và kế hoạch PCLB công ty ban hành. Thực hiện đúng quy trình, quy định đã ban hành.
3.9.4. Kết luận chung:
1. Đánh giá chung tình hình thực hiện công tác PCLB.
Đơn vị quản lý công trình đã thực hiện cơ bản đầy đủ công tác PCLB hàng năm của công trình đã thành lập ban chỉ huy PCLB, chuẩn bị phương tiện, vật tư, trang thiết bị cơ bản theo quy định, đảm bảo vận hành công trình an toàn trong mùa mưa lũ, có sự phối hợp với địa phương khu vực hạ du để thực hiện nhằm hạn chế thiệt hại gây ra trong quá trình vận hành xả lũ.
2. Bài học và đề xuất kiến nghị khắc phục tồn tại.
+ Công tác quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi nói chung và công tác đảm bảo an toàn công trình trong PCLB nói riêng có tầm quan trọng nhằm duy trì khai thác công trình bền vững, lâu dài và hiệu quả theo nhiệm vụ đã phê duyệt, là đơn vị được Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai giao nhiệm quản lý các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh theo quy định phân cấp, do đó ngoài nhiệm vụ chính cần làm tốt công tác xã hội hóa và toàn dân, các cấp chính quyền cùng tham gia quản lý và bảo vệ công trình có hiệu quả theo Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi năm 2001; Luật phòng, chống thiên tai số 33/2013/QH13, ngày 19/06/2013.
+ Đề nghị Chủ đập bố trí kinh phí và tổ chức xây dựng các phương án PCLB đảm bảo an toàn đập về mùa lũ, phương án PCLL vùng hạ du đập theo quy định.
+ Quán triệt và phối hợp tốt với địa phương các ban ngành trong việc thực hiện công tác PCLB hàng năm.
+ Nâng cao nhận thức và củng cố bộ máy (đào tạo, tổ chức, xây dựng kế hoạch, ứng dụng tiến bộ Khoa học – Kỹ thuật) nhằm đáp ứng yêu cầu ngày cao trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước và hội nhập, thích ứng với tình hình biến đổi khí hậu như hiện nay.
+ Kiến nghị: Đề nghị các cấp thẩm quyền cấp kinh phí sửa chữa lớn công trình, đầu tư trang thiết bị hiện đại hóa công tác quản lý, bố trí kinh phí để chủ đập xây dựng phương án phòng chống lũ vùng hạ du đập trình phê duyệt để thực hiện .v.v..

3.10. Kết luận:

3.10.1  . Kết luận

Trong quá trình quản lý vận hành công trình hồ chứa nước Chư Prông. Đơn vị quản lý đã thực hiện theo các quy định ban hành của Nhà nước, có sự phân cấp từ Công ty khai thác đến các đơn vị quản lý trực tiếp, đảm bảo an toàn công trình phát huy năng lực thiết kế, phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh và các ngành kinh tế khác. Công tác duy tu bảo dưỡng đập và kiểm tra đập thực hiện định kỳ, lập báo cáo hiện trạng được quản lý chặt chẽ. Đơn vị quản lý có nhật ký sổ sách chi tiết, có ngày giờ kiểm tra định kỳ. Việc lập các báo cáo kiểm tra định kỳ được đơn vị quản lý hồ thực hiện hàng tháng.

3.10.2  . Kiến nghị

Để làm tốt hơn nữa công tác quản lý đập, cần phải thực hiện một số công việc như sau:
+ Đề nghị Chủ đập báo cáo cấp thẩm quyền bố trí kinh phí xây dựng phương án phòng chống lũ lụt hạ du đập để chủ động đối phó với tình huống ngập lụt do xả lũ khẩn cấp hoặc tình huống vỡ đập nhằm bảo vệ tính mạng của nhân dân và giảm nhẹ thiệt hại về người và tài sản vùng hạ du đập
+ Hiện nay hồ chứa nước Chư Prông chưa được cấp đất bảo vệ công trình; chưa cắm mốc bảo vệ lòng hồ theo Nghị định 201/NĐ-CP về quản lý tài nguyên nước; Nghị định 43/2015/NĐ-CP quy định lập, quản lý hành lang về bảo vệ nguồn nước. Để thực hiện tốt phương án bảo vệ đập hạn chế tình trạng vi phạm hành lang bảo vệ hồ chứa. Đề nghị Chủ đập phối hợp với các ban ngành trình cơ quan quản lý Nhà nước cấp đất cho công trình và bố trí nguồn kinh phí cắm mốc bảo vệ lòng hồ theo quy định.
+ Quy trình vận hành chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Nghị định 72/2007/NĐ-CP về quản lý an toàn đập. Mặt khác việc quy định thời gian tích nước cuối mùa lũ không phù hợp với quy luật về mùa mưa lũ ở khu vực phía Tây trường sơn (khu vực xây dựng công trình). Đề nghị Chủ đập rà soát và báo cáo cấp thẩm quyền bố trí kinh phí xây dựng.
+ Đề nghị chủ đập xây dựng quy trình bảo trì công trình theo quy định. Lập kế hoạch bảo trì hàng năm báo cáo cấp thẩm quyền phê duyệt và bố trí kinh phí để thực hiện bảo trì để đảm bảo an toàn và kéo dài tuổi thọ công trình.

CHƯƠNG 4: TÍNH TOÁN THỦY VĂN VÀ

DÒNG CHẢY LŨ ĐẾN HỒ CHỨA

4.1   ĐẶC ĐIỂM KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN

Trong và ngoài lưu vực hồ Chư Prông có các trạm đo KTTV ở hình vẽ và bảng sau:

Bảng 4‑1: Mạng lưới các trạm Khí tượng Thủy văn
TT Trạm Yếu tố Thời gian TT Trạm Yếu tố Thời gian
I Thủy văn     II Khí tượng    
1
Pơ Mơ Re
(F=310km2)
X Q
H
1978¸1991; 1977¸1979; 1981; 2005¸nay
1979¸1991
1 Plei ku T, U, V,S, Z, X 1926¸1944; 1956¸1974; 1976÷nay
2
Ayun Hạ
(F= 1670km2)
X, Q, H 1989¸1992;1978; 1979 2 Cheo reo (Hậu Bổn) T, U, V, S, Z, X 1961¸ 1974; 1977÷nay
3
Biển Hồ
(F = 39km2)
Q 1977 ¸ 1978 3 Kom Plong T, U, V, S, Z, X 1978 ¸ nay
4
Chư PRông
(F =  121km2)
X; Q 1978÷nay; 1979¸ 1980; 4  Chư Xê X 1978 ¸ nay
5
An Khê
(F =  1440km2)
X; Q; H
1966÷1974;
1978÷nay
5 Đăk Đoa X 1925¸1964, 1981 ¸ 1990; 1993÷1995; 1997÷nay
6
Hà Tam
(F =  73km2)
Q 1980÷1983 6 Ajunpa X 1978 ¸nay
7
Kon Tum (Đakbla)
(F= 3030km2)
X; 

Q

1917÷1941; 1961÷1967; 1970÷nay;
1967÷nay
7 Mang Yang X 1979 ¸1982; 1984 ÷1995; 1997÷2003
8
Đăk Cấm
(F =  158km2)
X Q
1978÷1981;
1977÷1983
8 Ayun hạ X 1978 ¸ nay
9
Buôn Hồ
(F =  178km2)
X, Q, H 1977÷nay;  1977÷1986 9 Krông Pa X 1978 ¸ nay
10
Krông H năng
(F =  235km2)
Q, H 1979÷1988 10 Ma Đ’răk X 1930¸1944; 1960¸1962; 1977¸nay
11
Cầu 42
(Krông Buk)
(F =  459km2)
X, Q, H, ρ 1968÷1973; 1977÷nay 11 Chưpah X 1978÷1982
12
Sông Hinh
 (F =  752km2)
Q, H 1980÷1985; 1988÷nay        
13
Củng Sơn
(F= 12 800km2)
Q, H, ρ 1978÷nay        

Ghi chú:
X: lượng mưa;             T: Nhiệt độ;               U: Độ ẩm;                  Z: Bốc hơi;
S: Số giờ nắng;           V: Tốc độ gió;           Q: Lưu lượng;          
Tài liệu KTTV có chất lượng đo đạc tốt, tin cậy được dùng trong tính toán.

Hình 4‑1: Sơ đồ mạng lưới trạm khí tượng thủy văn trên lưu vực

Lưu vực suối Địa hình có hướng dốc từ Đông Bắc xuống Tây Nam, độ chênh cao đồng mức từ đầu đến cuối khu tưới lên đến 10m.

Với đặc điểm địa lý, điều kiện tự nhiên và nhân tố ảnh hưởng đã chịu tác động qua lại của 2 luồng gió Đông Bắc và Tây Nam nên trong năm khí hậu được chia làm 2 mùa rõ rệt:
Mùa mưa lũ từ tháng V đến tháng X. Lượng mưa mùa chiếm 82% lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa lớn VII, VIII, IX.
Mùa khô bắt đầu từ tháng XI đến tháng IV năm sau. Lượng mưa tháng I, II, III rất nhỏ có năm tháng I, II không có mưa.
Dòng chảy các tháng mùa kiệt nhỏ dần từ tháng XII đến tháng IV và thấp nhất vào tháng III và tháng IV.

4.1.1     Nhiệt độ không khí

Đặc trưng nhiệt độ không khí TBNN được ghi ở bảng sau:

Bảng 4‑2: Đặc trưng nhiệt độ không khí Pleiku
Đơn vị: oC
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
Ttb 19,4 21,3 23,2 24,8 25,1 24,5 24,1 23,9 23,9 23,0 21,8 20,1 22,9
 

4.1.2     Độ ẩm không khí

Bảng 4‑3: Đặc trưng độ ẩm không khí trạm Pleiku
Đơn vị: %
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
Utb 79,0 76,7 74,7 75,7 78,6 83,4 83,7 85,3 85,4 84,2 82,9 81,1 80,9
 

4.1.3     Số giờ nắng

Bảng 4‑4:Đặc trưng số giờ nắng trạm Pleiku
Đơn vị: giờ
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
Giờ nắng 256,0 260,0 275,0 233,0 209,0 142,0 138,0 118,0 135,0 179,0 198,0 233,0 2376,0
 

4.1.4     Tốc độ gió trung bình

Bảng 4‑5: Đặc trưng tốc độ gió trung bình trạm Pleiku
Đơn vị: m/s
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
Vtb 3,1 3,2 2,8 2,2 2,1 3,1 2,9 3,5 1,9 2,1 3,2 3,4 2,8
 

4.1.5     Lượng bốc hơi ống Piche

Lượng bốc hơi bình quân nhiều năm ghi ở bảng sau:

Bảng 4‑6: Đặc trưng bốc hơi đo bằng ống Piche trạm Pleiku
Đơn vị: mm
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
Z(mm) 114,7 126,5 153,4 130,6 87,6 51,2 43,9 36,9 40,6 57,2 78,5 97,8 1018,8
 

4.1.6     Đặc trưng dòng chảy năm

Bảng 4- 7: Đặc trưng bốc hơi đo bằng ống Piche trạm Pleiku

Đơn vị: mm
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
Z(mm) 114,7 126,5 153,4 130,6 87,6 51,2 43,9 36,9 40,6 57,2 78,5 97,8 1018,8
 

4.2. LƯỢNG MƯA LƯU VỰC HỒ CHƯ PRÔNG

4.2.1.Lượng mưa bình quân lưu vực hồ Chư Prông

Lưu vực hồ Chư Prông nằm trong vùng có lượng mưa hàng năm biến đổi khá phức tạp. Qua thống kê, phân tích số liệu mưa năm các trạm xung quanh lưu vực Chư Prông ta thấy tại khu vực trạm Chưpah lượng mưa lớn nhất, lượng mưa giảm dần xuống khu vực trạm Đak đoa, trạm Pơmơrơ, thấp nhất trạm An Khê sau đó tăng dần đến khu vực trạm Chư Prông, rồi lại giảm dần xuống Chư Sê với biên độ dao động lượng mưa trung bình nhiều năm của các trạm lớn. Tại trạm Đak đoa lượng mưa năm biến đổi từ 1179,4mm đến 3560,4mm trung bình nhiều năm là 1972,1mm. Trạm Chưpah lượng mưa năm từ 1316,5mm đến 3188,1mm trung bình nhiều năm là 2549,1mm. Tại trạm Pleiku lượng mưa năm biến đổi từ 1429,3mm đến 3174,6mm; lượng mưa trung bình nhiều năm là 2165,0mm. Tại trạm Chư Prông lượng mưa năm dao động từ 995,9mm đến 3710,7 mm lượng mưa trung bình nhiều năm là 2295,5mm. Trạm Pơmơrơ lượng mưa năm dao động từ 1259,0mm đến 2466,9mm; lượng mưa trung bình nhiều năm là 1826,8mm.Tại trạm An Khê lượng mưa năm dao động từ 684,9mm đến 2236,5mm; lượng mưa trung bình nhiều năm là 1469,5mm. Tại trạm Chư Sê lượng mưa năm dao động từ 521,1mm đến 2663,6mm; lượng mưa trung bình nhiều năm là 1731,4mm.
Theo bản đồ Atlat của Tổng cục khí tượng Thủy văn Quốc Gia, lượng mưa năm trung bình của lưu vực Chư Prông từ 2000mmm đến 2300mm.
Hồ chứa nước Chư Prông có trạm đo mưa, số liệu từ năm 1995 đến nay. Từ hơn hai chục năm tài liệu đo mưa cho thấy lượng mưa năm dao động khoảng gần 1000mm đến lượng mưa lớn nhất xấp xỉ 2200,0mm.
Sau khi phân tích số liệu lượng mưa trung bình nhiều năm các trạm xung quanh lưu vực và trạm đo mưa gần tuyến đập. Lượng mưa bình quân lưu vực hồ Chư Prông bằng lượng mưa bình quân các trạm Chư Prông, Pleiku: 2064,0mm.
Bảng 4- 1: Lượng mưa năm hồ chứa nước Chư Prông

Giai đoạn Flv Xo
(km2) (mm)
TKKT – TDT 15,0 2490,0
Tư vấn kiểm định 15,0 2064,0

4.2.2.Lượng mưa 1 ngày lớn nhất vùng công trình

Căn cứ vào lượng mưa ngày lớn nhất các trạm Chưpah; Chư Prông, Yaly, Komtum, Đak đoa, Pleiku, Pơ rơ mơ, An Khê, Chư Sê xác định lượng mưa ngày lớn nhất lưu vực Chư Prông theo phương pháp trạm năm, giá trị lượng mưa lớn nhất gây lũ trên lưu vực Chư Prông với tần suất thiết kế như bảng sau:
Bảng 4- 2: Lượng mưa 1 ngày lớn nhất thiết kế

Đơn vị: mm
Giai đoạn X0,2% X1,0%
Tư vấn kiểm định 495,5 367,5

Chi tiết xem phụ lục 1-1.
CHƯƠNG V: TÍNH TOÁN KIỂM TRA DÒNG CHẢY LŨ

5.1 LƯU LƯỢNG ĐỈNH LŨ THIẾT KẾ THEO CƯỜNG ĐỘ GIỚI HẠN

Lưu lượng đỉnh lũ thiết kế tại tuyến công trình được xác định theo Công thức cường độ giới hạn theo QP.TL. C6-77
                                    Qmax = Ap.j.HTP.F.d1

–      HTP: Lượng mưa lớn nhất thiết kế với tần suất P% ở bảng 1-8 (mm).
–      Ap : Mô đuyn đỉnh lũ tương ứng với tần suất thiết kế P%.
–       j    : Hệ số dòng chảy lũ lấy theo QP.TL C6-77.
–      d1   : Hệ số xét tới ảnh hưởng của ao hồ làm giảm nhỏ lưu lượng đỉnh lũ, ở đây lấy bằng 1.
–      F   : Diện tích lưu vực (F = 15,0km2).

Kết quả tính được ghi ở bảng sau:
Bảng 5- 1: Lưu lượng đỉnh lũ đến tuyến công trình hồ Chư Prông

Giai đoạn QP = 0,2% (m3/s) QP = 1,0% (m3/s) QP = 2,0% (m3/s)
TKKT – TDT   82,6 65,7
Tư vấn kiểm định 231,6 144,0  
 5.2 TỔNG LƯỢNG LŨ THIẾT KẾ
Tổng lượng lũ được xác định theo công thức tính tổng lượng trong  QP.TL C6-77:

                                                Wp = 103.HTP.y.F

–      HTP : Lượng mưa lớn nhất thời khoảng tính toán T=1 ngày với tần suất thiết kế
–      y: Hệ số dòng chảy lũ lấy theo QP.TL C6-77.
–      F: Diện tích lưu vực (km2).

Kết quả tính toán thể hiện trong bảng sau:
Bảng 5- 2: Tổng lượng lũ thiết kế đến tuyến công trình hồ Chư Prông

Giai đoạn WP = 0,2% (106m3) WP = 1,0% (106m3)
TKKT – TDT   4,54
Tư vấn kiểm định 5,670 4,15
 ĐƯỜNG QUÁ TRÌNH LŨ THIẾT KẾ

Từ kết quả tính toán đỉnh và lượng lũ ở trên, theo Quy phạm tính toán thủy văn QP.TL C6-77 đối với lưu vực nhỏ sử dụng đường quá trình lũ tam giác, chọn tỷ số giữa thời gian nước xuống và thời gian nước lên β = 2. Thời gian lũ tính theo công thức sau:

Trong đó:
–      WP: Tổng lượng lũ thiết kế (106m3).

–      F: Diện tích lưu vực (km2).
–      QP: Lưu lượng đỉnh lũ thiết kế (m3/s).
Kết quả tính toán đường quá trình lũ như bảng sau:
Bảng 5- 3: Quá trình lũ thiết kế đến hồ Chư Prông

T(giờ) Q0,2% (m3/s) Q1,0% (m3/s)
1,0 34,2 24,0
1,5 46,6 33,0
2,0 55,0 42,0
2,5 72,0 52,0
3,0 92,0 69,0
3,5 123,0 86,0
4,0 154,0 111,0
4,5 191,0 130,0
5,0 217,0 140,0
5,5 231,6 144,0
6,0 231,0 143,0
6,5 224,0 142,0
7,0 207,0 140,0
7,5 188,0 133,0
8,0 168,0 124,0
8,5 152,0 108,0
9,0 135,0 100,0
9,5 119,0 89,0
10,0 102,0 78,0
10,5 90,0 67,0
11,0 80,0 58,0
11,5 69,0 50,0
12,0 61,0 45,0
12,5 51,8 36,0
13,0 47,0 32,0
13,5 42,7 30,0
14,0 39,4 23,6
14,5 35,6 21,4
15,0 33,8 20,3
 

Nhận xét: Lưu vực suối Chư Prông diện tích nhỏ, không có trạm quan trắc thủy văn, tính toán dòng chảy lũ được áp dụng theo quy phạm QPTL C6-77 trong trường hợp lưu vực không có tài liệu dòng chảy thực đo, diện tích lưu vực nhỏ hơn 100km2. Lưu lượng đỉnh lũ được tính theo phương pháp Cường độ giới hạn, đỉnh lũ phụ thuộc vào cường độ mưa ngày lớn nhất.
5.3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.3.1 KẾT LUẬN
Các đặc trưng Khí tượng Thủy văn, hồ Chư Prông được tính toán từ các yếu tố Khí tượng Thủy văn của các trạm trong vùng dự án, số liệu đo đạc tốt, tin cậy do Trung tâm Nghiên cứu khí tượng Nông nghiệp – Viện khoa học KTTV và Môi trường quản lý được cập nhận đến năm 2014. Kết quả tính toán đã có sự thay đổi so với giai đoạn Thiết kế kỹ thuật. Lưu lượng đỉnh lũ đến hồ hiện nay cao hơn so với thiết kế (bảng 5-1), vì vậy việc đảm bảo an toàn đập trong mùa lũ là hết sức cần thiết.
5.3.2 KIẾN NGHỊ
Trong điều kiện biến đổi khí hậu như hiện nay, việc quản lý hồ cũng như lên kế hoạch sử dụng nước hợp lý nhằm tiết kiệm nguồn nước và sử dụng hiệu quả là hết sức cần thiết nhằm đảm bảo nhu cầu dùng nước của người dân.
Trong mùa lũ, chủ đập cần có quan trắc mực nước thường xuyên cũng như có các phương án nhằm đảm bảo an toàn cho đập như tôn cao, gia cố mái đập. Phải có kế hoạch kiểm tra lại lăng trụ thoát nước cũng như rãnh thu nước ở mái đập, đảm bảo nước chảy được thuận lợi, không bị cản trở. Thảm phủ thực vật bề mặt lưu vực biến đổi, ngày một khác nhau do đó mùa mưa lũ cần được chú trọng hơn.
CHƯƠNG VI: TÍNH TÓAN KHẢ NĂNG XẢ LŨ CỦA HỒ

6.1 NGUYÊN LÝ CƠ BẢN

Dòng chảy lũ chuyển động trong sông là dòng không ổn định, hoàn toàn tuân theo hệ phương trình Sain-Vernant.
Diễn toán lũ trong sông chính là giải hệ phương trình Sain-Vernat nhằm xác định diễn biễn của dòng chảy theo thời gian (quá trình dòng chảy) tại các vị trí trên đường chảy khi đã biết quá trình dòng chảy vào tại một hoặc một số vị trí trên thượng lưu. Tuy nhiên tùy từng điều kiện cụ thể mà một số thành phần trong các phương trình có thể bỏ qua, hoặc được đưa về dạng đơn giản hơn để thuận tiện trong việc giải hệ phương trình.
Trong một hệ thống thủy văn, dòng chảy vào I(t), chảy ra Q(t) và lượng trữ S(t) liên hệ với nhau qua phương trình liên tục                                

 (1.1)

Nếu đường quá trình đi vào hệ thống I(t) đã được cho trước, ta vẫn chưa thể giải trực tiếp phương trình (4.1) để xác định quá trình dòng chảy ra Q(t) vì cả hai đại lượng Q và S trong phương trình đều là ẩn số. Vậy cần phải có một quan hệ thứ hai đó là hàm lượng trữ nhằm thiết lập mối quan hệ hàm số giữa S, I và Q. Sự kết hợp giữa hàm lượng trữ với phương trình liên tục sẽ cho ta hai phương trình với hai ẩn số. Dạng tổng quát, hàm lượng trữ có thể biểu thị như là một hàm số của I, Q và các đạo hàm của các đại lượng này theo thời gian như sau:                      

  (1.2)

Tuỳ thuộc vào bản chất riêng biệt của hệ thống hồ chứa đang xét, dạng giải tích cụ thể của hàm lượng trữ dùng trong diễn toán lũ có thể là:
Lượng trữ là một hàm phi tuyến, đơn trị của lưu lượng Q:
S = f(Q)                          (1.3)
Hàm f(Q) được xác định thông qua mối liên hệ giữa mực nước hồ với dung tích và lưu lượng ra khỏi hồ (hệ thống là một hồ chứa).
Lượng trữ được coi là một hàm tuyến tính của I và Q như trong phương pháp Muskingum dùng cho diễn toán dòng chảy trong lòng dẫn.
Lượng trữ được coi là hàm tuyến tính của Q và các đạo hàm theo thời gian.
Mối quan hệ giữa dòng chảy ra và lượng trữ trong hệ thống thuỷ văn có ảnh hưởng rất quan trọng đối với phương pháp diễn toán dòng chảy. Mối quan hệ giữa lưu lượng và lượng trữ được minh họa bằng hình 4-1 dưới đây. Mối quan hệ giữa dòng chảy ra và lượng trữ trong hệ thống thuỷ văn có thể là tĩnh hoặc động. Trong quan hệ tĩnh hàm lượng trữ có dạng (4.3) được áp dụng cho hồ chứa có đường mặt nước nằm ngang. Quan hệ động giữa lượng trữ và lưu lượng ra được áp dụng cho hồ chứa dài, hẹp hoặc lòng dẫn hở tại đó đường mặt nước có độ cong đáng kể được tạo ra bởi tác động của nước vật. Độ lớn của đường lượng trữ do nước vật phụ thuộc vào cường suất biến đổi theo thời gian của dòng chảy qua hệ thống.
Đối với trường hợp dòng chảy lũ vào kho nước, ta thấy có những đặc điểm sau: do đập ngăn nước, độ dốc mặt nước trong hồ rất nhỏ, mặt cắt sông mở rộng đột ngột, chiều rộng, độ sâu dòng chảy rất lớn, tốc độ nước nhỏ. Vì vậy chúng ta có thể coi bài toán điều tiết lũ bằng kho nước là một bài toán riêng của diễn toán lũ. Lúc này phương trình liên tục đưa về dạng vi phân:
Idt  – Qdt = Fdh
hay:    (I-Q) dt = ds.
Nếu thay Fdh = ds ta được: (I-Q) dt = dv nếu thay dt = Dt = t2-t1 ta sẽ có phương trình cân bằng nước dạng sai phân sau             

 (1.4)

Trong đó :     
–  F là diện tích mặt thoáng của kho nước,
–   S1, S2 là lượng nước có trong kho ở đầu và cuối thời đoạn tính toán Dt
–  I1, I2, Q1, Q2 là lưu lượng nước đến và xả khỏi hồ ở đầu và cuối thời đoạn tính toán Dt.         
(a) Quan hệ không đổi                        (b) Quan hệ thay đổi
Hình 6- 1: Quan hệ giữa lưu lượng và lượng trữ
Trong phương trình (4.4) có hai ẩn số chưa biết là Q2, S2 nên chưa thể giải trực tiếp được. Vậy chúng ta cần có một phương trình nữa là phương trình động lực. Phương trình này được thay bằng phương trình thuỷ lực của công trình xả với dạng tổng quát :
Q = F(Zt, Zh, C)                                                         (1.5)
Trong đó :     
–  Zt là mực nước thượng lưu công trình xả
–   Zh là mực nước hạ lưu công trình xả
–  C là tham số biểu thị công trình.
Phương trình (4.5) sẽ được cụ thể hóa tùy theo hình thức công trình xả và chế độ chảy theo bảng sau:
Như vậy nguyên lý cơ bản của điều tiết lũ kho nước là việc hợp giải phương trình cân bằng nước (4.4) và phương trình thuỷ lực (4.5). Dưới đây sẽ trình bày ba phương pháp thường dùng để tính toán điều tiết lũ kho nước.
Bảng 6- 3: Các phương trình tính lưu lượng qua đập tràn

6.2 PHƯƠNG PHÁP THỬ DẦN 

Phương pháp này dựa trên cơ sở phương trình (4.4)                                  

(1.6)

Với bài toán đã cho biết quá trình lũ đến, quan hệ mực nước và dung tích hồ chứa, mực nước trước khi lũ đến trong kho, hình thức xả công trình xả (Z-Q). Yêu cầu tìm quá trình xả lũ (Q-t) tương ứng với mực nước lớn nhất đạt tới hay dung tích phòng lũ. Quá trình tính toán bằng phương pháp thử dần được thực hiện qua các bước:

Chia quá trình lũ đến ra nhiều thời đoạn bởi các bước các thời khoảng Dti sao cho điểm chia đi qua đỉnh lũ.

Xây dựng quan hệ Z-S và Z-Q.

Tính tổng lượng lũ đến kho nước trong thời gian Dti.

Giả thiết mực nước kho nước vào cuối thời đoạn tính Z2 để tìm ra Q2, từ đó theo phương trình cân bằng nước (4.6) xác định được S2.

Từ S2 xác định được mực nước Z2 dựa vào quan hệ Z-S. Nếu mực nước này trùng với mực nước giả thiết trên thì đúng, nếu sai phải giả thiết lại cho tới khi thoả mãn.

Tiếp tục tính cho các thời đoạn sau bằng cách lặp lại từ bước (3) đến bước (5). Phương pháp này có ưu điểm có thể tính cho mọi trường hợp Dti thay đổi và với mọi hình thức công trình xả cũng như các điều kiện vận hành ràng buộc. Có thể lập chương trình tính theo sơ đồ khối hình 4-2 dưới đây.

6.3 PHƯƠNG PHÁP PÔTAPÔP

Từ hai phương trình  và Q = F(Zt, Zh, C) tác giả đưa về dạng sau :  như vậy với bất kỳ thời đoạn Dt nào thì vế phải đều đã biết và ta có hai quan hệ phụ trợ Thay thế vào phương trình trên ta có : F2 = Itb + F1.
Với bài toán cho quá trình lũ đến, địa hình kho nước, công trình xả lũ và dung tích cắt lũ hoặc mực nước cao nhất đạt tới trong kho nước, các bước tính toán theo phương pháp này như sau:

Xây dựng biểu đồ phụ trợ

–  Lựa chọn bước thời gian tính toán Dt, sau đó giả thiết nhiều trị số mực nước trong kho để tính ra lưu lượng xả tương ứng.
–  Dựa vào quan hệ Z-S ứng với các mực nước giả thiết tìm ra dung tích kho nước tương ứng Sk từ đó tìm được S = Sk – Stl (trong đó Stl là dung tích kho nước trước khi lũ đến hồ chứa).
–  Tính giá trị F1, F2 ứng với các giá trị Q vừa tính.

Sử dụng biểu đồ phụ trợ để tính toán điều tiết

–  Với mỗi thời đoạn Dt tính Itb = 0,5 (I1+I2).
–  Từ I1 đã biết tra trên biểu đồ xác định được giá trị F1 và tính được:
–  F2 = Itb +F1
–  Từ F2 tra biểu đồ ngược lại sẽ được lưu lượng xả lũ ở cuối thời đoạn tính toán Q2.

Lặp lại bước (2) cho các thời đoạn sau cho đến khi kết thúc.

Từ quá trình lũ đến và quá trình xả ta xác định được dung tích cắt lũ, mực nước lớn nhất trong hồ.

Phương pháp này khá đơn giản, thông dụng đối với các bài toán điều tiết lũ. Có thể lập chương trình tính theo sơ đồ khối sau hình 1.3 dưới đây:

Hình 6- 2: Sơ đồ khối tính điều tiết lũ theo phương pháp thử dần
                                    
Hình 1- 3: Sơ đồ khối tính điều tiết lũ theo phương pháp Pôtapốp

6.4 PHƯƠNG PHÁP RUNGE – KUTTA BẬC BA

Phương trình liên tục viết dưới dạng vi phân : .

 Trong kho nước vì Z = f(t) do đó Q = F(z), dv = A(Z) dz. Do đó phương trình liên tục có thể viết về dạng: 

 Trong đó A(z) là diện tích mặt hồ ứng với cao trình mực nước Z. Nội dung của phương pháp này được thực hiện như sau:

Chọn bước thời gian tính toán Dt và chia bước thời gian tính ra làm ba thời đoạn nhỏ, từ đó tính được các trị số xấp xỉ thay đổi cột nước dZ.                

Các trị số xấp xỉ DZ1, DZ2, DZ3 được xác định cho mỗi bước thời gian Dti theo các công thức sau:

  (1.7)
   

 (1.8)
 (1.9)

Giá trị Zj+1 được tính bằng:             Zj+1 = Zj +DZ         (1.10)
với       (1.11)
Các bước tính toán được thể hiện trong hình 4-4, sơ đồ khối của phương pháp Runge – Kutta bậc 3 được trình bày trong hình 4-5:

Hình 6- 4: Các bước để xác định số gia của mực nước trong phương pháp Runge – Kutta bậc 3
                    
Hình 6- 5: Sơ đồ khối tính điều tiết theo phương pháp Runge-Kutta

6.5 TÍNH TOÁN ĐIỀU TIẾT LŨ

Tiêu chuẩn thiết kế

Theo QCVN 04-05:2012/BNNPTNT, hồ chứa nước Chư Prông được thiết kế với các tiêu chuẩn sau:
–  Công trình cấp II
–  Tần suất đảm bảo chống lũ thiết kế của công trình: P = 1,0%
–  Tần suất đảm bảo chống lũ kiểm tra của công trình: P = 0,2%

Tài liệu dùng trong tính toán

Đường quan hệ W = f(Z) lòng hồ

Bảng 6- 4: Giá trị quan hệ lòng hồ Z(m) – F(km2) – W(106m3)

STT Z(m) F(km2) W(106m3)
1 454 0 0
2 455 0,00625 0,011
3 455,1 0,006875 0,01253
4 455,2 0,0075 0,01406
5 455,3 0,008125 0,01559
6 455,4 0,00875 0,01712
7 455,5 0,009375 0,01865
8 455,6 0,01 0,02018
9 455,7 0,010625 0,02171
10 455,8 0,01125 0,02324
11 455,9 0,011875 0,02477
12 456 0,0125 0,0263
13 456,1 0,01375 0,02897
14 456,2 0,015 0,03164
15 456,3 0,01625 0,03431
16 456,4 0,0175 0,03698
17 456,5 0,01875 0,03965
18 456,6 0,02 0,04232
19 456,7 0,02125 0,04499
20 456,8 0,0225 0,04766
21 456,9 0,02375 0,05033
22 457 0,025 0,053
23 457,1 0,0259 0,0545
24 457,2 0,0268 0,056
25 457,3 0,0277 0,0575
26 457,4 0,0286 0,059
27 457,5 0,0295 0,0605
28 457,6 0,0304 0,062
29 457,7 0,0313 0,0635
30 457,8 0,0322 0,065
31 457,9 0,0331 0,0665
32 458 0,034 0,068
33 458,1 0,0347 0,0707
34 458,2 0,0354 0,0734
35 458,3 0,0361 0,0761
36 458,4 0,0368 0,0788
37 458,5 0,0375 0,0815
38 458,6 0,0382 0,0842
39 458,7 0,0389 0,0869
40 458,8 0,0396 0,0896
41 458,9 0,0403 0,0923
42 459 0,041 0,095
43 459,1 0,04315 0,1039
44 459,2 0,0453 0,1128
45 459,3 0,04745 0,1217
46 459,4 0,0496 0,1306
47 459,5 0,05175 0,1395
48 459,6 0,0539 0,1484
49 459,7 0,05605 0,1573
50 459,8 0,0582 0,1662
51 459,9 0,06035 0,1751
52 460 0,0625 0,184
53 460,1 0,06525 0,1951
54 460,2 0,068 0,2062
55 460,3 0,07075 0,2173
56 460,4 0,0735 0,2284
57 460,5 0,07625 0,2395
58 460,6 0,079 0,2506
59 460,7 0,08175 0,2617
60 460,8 0,0845 0,2728
61 460,9 0,08725 0,2839
62 461 0,09 0,295
63 461,1 0,092 0,3
64 461,2 0,094 0,305
65 461,3 0,096 0,31
66 461,4 0,098 0,315
67 461,5 0,1 0,32
68 461,6 0,102 0,325
69 461,7 0,104 0,33
70 461,8 0,106 0,335
71 461,9 0,108 0,34
72 462 0,11 0,345
73 462,1 0,1121 0,3631
74 462,2 0,1142 0,3812
75 462,3 0,1163 0,3993
76 462,4 0,1184 0,4174
77 462,5 0,1205 0,4355
78 462,6 0,1226 0,4536
79 462,7 0,1247 0,4717
80 462,8 0,1268 0,4898
81 462,9 0,1289 0,5079
82 463 0,131 0,526
83 463,1 0,1338 0,5418
84 463,2 0,1366 0,5576
85 463,3 0,1394 0,5734
86 463,4 0,1422 0,5892
87 463,5 0,145 0,605
88 463,6 0,1478 0,6208
89 463,7 0,1506 0,6366
90 463,8 0,1534 0,6524
91 463,9 0,1562 0,6682
92 464 0,159 0,684
93 464,1 0,1631 0,6998
94 464,2 0,1672 0,7156
95 464,3 0,1713 0,7314
96 464,4 0,1754 0,7472
97 464,5 0,1795 0,763
98 464,6 0,1836 0,7788
99 464,7 0,1877 0,7946
100 464,8 0,1918 0,8104
101 464,9 0,1959 0,8262
102 465 0,2 0,842
103 465,1 0,2025 0,8683
104 465,2 0,205 0,8946
105 465,3 0,2075 0,9209
106 465,4 0,21 0,9472
107 465,5 0,2125 0,9735
108 465,6 0,215 0,9998
109 465,7 0,2175 1,0261
110 465,8 0,22 1,0524
111 465,9 0,2225 1,0787
112 466 0,225 1,105
113 466,1 0,2281 1,1287
114 466,2 0,2312 1,1524
115 466,3 0,2343 1,1761
116 466,4 0,2374 1,1998
117 466,5 0,2405 1,2235
118 466,6 0,2436 1,2472
119 466,7 0,2467 1,2709
120 466,8 0,2498 1,2946
121 466,9 0,2529 1,3183
122 467 0,256 1,342
123 467,1 0,2604 1,371
124 467,2 0,2648 1,4
125 467,3 0,2692 1,429
126 467,4 0,2736 1,458
127 467,5 0,278 1,487
128 467,6 0,2824 1,516
129 467,7 0,2868 1,545
130 467,8 0,2912 1,574
131 467,9 0,2956 1,603
132 468 0,3 1,632
133 468,1 0,3044 1,6635
134 468,2 0,3088 1,695
135 468,3 0,3132 1,7265
136 468,4 0,3176 1,758
137 468,5 0,322 1,7895
138 468,6 0,3264 1,821
139 468,7 0,3308 1,8525
140 468,8 0,3352 1,884
141 468,9 0,3396 1,9155
142 469 0,344 1,947
143 469,1 0,349 1,9839
144 469,2 0,354 2,0208
145 469,3 0,359 2,0577
146 469,4 0,364 2,0946
147 469,5 0,369 2,1315
148 469,6 0,374 2,1684
149 469,7 0,379 2,2053
150 469,8 0,384 2,2422
151 469,9 0,389 2,2791
152 470 0,394 2,316
153 470,1 0,3984 2,3528
154 470,2 0,4028 2,3896
155 470,3 0,4072 2,4264
156 470,4 0,4116 2,4632
157 470,5 0,416 2,5
158 470,6 0,4204 2,5368
159 470,7 0,4248 2,5736
160 470,8 0,4292 2,6104
161 470,9 0,4336 2,6472
162 471 0,438 2,684
163 471,1 0,4392 2,7261
164 471,2 0,4404 2,7682
165 471,3 0,4416 2,8103
166 471,4 0,4428 2,8524
167 471,5 0,444 2,8945
168 471,6 0,4452 2,9366
169 471,7 0,4464 2,9787
170 471,8 0,4476 3,0208
171 471,9 0,4488 3,0629
172 472 0,45 3,105
173 472,1 0,4561 3,1725
174 472,2 0,4622 3,24
175 472,3 0,4683 3,3075
176 472,4 0,4744 3,375
177 472,5 0,4805 3,4425
178 472,6 0,4866 3,51
179 472,7 0,4927 3,5775
180 472,8 0,4988 3,645
181 472,9 0,5049 3,7125
182 473 0,511 3,78
183 473,1 0,5213 3,8305
184 473,2 0,5316 3,881
185 473,3 0,5419 3,9315
186 473,4 0,5522 3,982
187 473,5 0,5625 4,0325
188 473,6 0,5728 4,083
189 473,7 0,5831 4,1335
190 473,8 0,5934 4,184
191 473,9 0,6037 4,2345
192 474 0,614 4,285
193 474,1 0,6176 4,3249
194 474,2 0,6212 4,3648
195 474,3 0,6248 4,4047
196 474,4 0,6284 4,4446
197 474,5 0,632 4,4845
198 474,6 0,6356 4,5244
199 474,7 0,6392 4,5643
200 474,8 0,6428 4,6042
201 474,9 0,6464 4,6441
202 475 0,65 4,684
203 475,1 0,6556 4,7419
204 475,2 0,6612 4,7998
205 475,3 0,6668 4,8577
206 475,4 0,6724 4,9156
207 475,5 0,678 4,9735
208 475,6 0,6836 5,0314
209 475,7 0,6892 5,0893
210 475,8 0,6948 5,1472
211 475,9 0,7004 5,2051
212 476 0,706 5,263

Bảng 6- 5: Quá trình lũ thiết kế đến hồ Chư Prông

T(giờ) Q0,2% (m3/s) Q1,0% (m3/s)
1,0 34,2 24,0
1,5 46,6 33,0
2,0 55,0 42,0
2,5 72,0 52,0
3,0 92,0 69,0
3,5 123,0 86,0
4,0 154,0 111,0
4,5 191,0 130,0
5,0 217,0 140,0
5,5 231,6 144,0
6,0 231,0 143,0
6,5 224,0 142,0
7,0 207,0 140,0
7,5 188,0 133,0
8,0 168,0 124,0
8,5 152,0 108,0
9,0 135,0 100,0
9,5 119,0 89,0
10,0 102,0 78,0
10,5 90,0 67,0
11,0 80,0 58,0
11,5 69,0 50,0
12,0 61,0 45,0
12,5 51,8 36,0
13,0 47,0 32,0
13,5 42,7 30,0
14,0 39,4 23,6
14,5 35,6 21,4
15,0 33,8 20,3

Hình thức tràn: Tràn xả mặt

Công thức tính:                   
Trong đó:
–      Qxả: Lưu lượng xả qua tràn (m3/s)
–      ΣB: Tổng chiều rộng tràn (ΣB = n ´ b)  (m)
–      H: Cột nước trên ngưỡng tràn (m)
–      m: Hệ số lưu lượng
Đường quá trình lũ P = 1,0% và P = 0,2%
MNTL = MNDBT                 : 473,70m.
Kích thước tràn:                  
Chiều rộng tràn                     : 4,0m
Số khoang tràn                      : 2
Cao trình ngưỡng tràn          : 471,20m.
Hệ số lưu lượng, m               : 0,37

Kết quả tính toán

Bảng 6- 6: Kết quả tính điều tiết lũ thiết kế

P (%) Qđến (m3/s) Zng (m) B (m) Qxả  (m3/s) Zmax (m)
0,2% 231,6 471,2 8,0 146,6 475,81
1,0% 144,0 471,2 8,0 102,2 474,44
Chi tiết xem phụ lục 1, 2.

Nhận xét và đánh giá:
– Khi có lũ về mực nước dâng gia cường ứng với trận lũ thiết kế tần suất P = 1,0% cao trình mực nước hồ là vMNLTK = 474,44m thấp hơn cao trình đỉnh đập (vđỉnh đập = 476,0m) là 1,56m.
– Mực nước lớn nhất trong hồ ứng với P = 0,2% (v0,2% = 475,81m) thấp hơn cao trình đỉnh đập thiết kế (vđỉnh đập = 476,0m) là 19cm.
Như vậy căn cứ vào tài liệu thu thập, kết quả tính tóan dòng chảy lũ và điều tiết lũ, theo tiêu chuẩn hiện hành TCVN-8216-2009  thì đập thị trấn Chư Prông chỉ đảm bảo an toàn  ứng với lũ thiết kế tần suất P = 1,0%. Riêng đối với lũ kiểm tra P = 0,2% (Ñ0,2% = 475,81m) chiều cao đập hiện tại chỉ còn 19cm thấp hơn theo quy định a = 30cm (TCVN-8216-2009). Do vậy để đảm bảo an toàn cho đập thị trấn Chư Prông đề nghị Chủ đập nâng cao trình đỉnh đập và đỉnh tường chắn lên 11cm.
CHƯƠNG VII: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
7.1. Kết luận:
Hồ chứa nước thị trấn Chư Prông đã được xây dựng hơn 9 năm kể từ khi đưa vào khai thác và sử dụng. Căn cứ vào tiêu chuẩn thiết kế đập đầm nén TCVN-8216-2009, cũng như kết quả tính tóan dòng chảy lũ đến hồ chứa; kiểm tra khả năng xả lũ của tràn xả lũ cho thấy đập thị trấn Chư Prông:
– Đáp ứng được các yêu cầu đối với công tác quản lý an toàn đập;
– Đập còn tốt, chưa có dấu hiệu hư hỏng xuống cấp;
– Tràn xả lũ còn tốt, chưa có dấu hiệu hư hỏng xuống cấp, Joint đáy cửa van tràn kín nước, thiết bị điện vận hành thường xuyên được bảo dưỡng còn tốt;
– Cống lấy nước: còn tốt, chưa có dấu hiệu hư hỏng xuống cấp, thiết bị vận hành thường xuyên được bảo dưỡng còn tốt;
Thực hiện đúng nội dung pháp lệnh phòng chống lụt bão, luật phòng chống thiên tai, Quyết định và các chỉ thị có liên quan.
7.2. Kiến nghị:
Để đảm bảo tuyệt đối cho công trình Hồ chứa nước thị trấn Chư Prông trong mọi trường hợp bất lợi, tư vấn kiểm định kiến nghị một số vấn đề sau:
Nâng cao trình đỉnh đập và tường chắn sóng lên 11cm;
Tổ chức thực hiện công tác quan trắc bồi lắng hồ chứa theo chu kỳ và trên toàn bộ hồ chứa để đưa ra biện pháp xử lý và đánh giá tuổi tho công trình.
Để đảm bảo an toàn cho nhân dân ở hạ lưu công trình khi xảy ra lũ lớn gây mất an toàn cho công trình làm ảnh hưởng đến hạ lưu công trình, trên cơ sở đánh giá từng công việc của Tư vấn như: mặt đệm lưu vực có nhiều thay đổi, công tác vận hành, điều tiết .v.v đề nghị Đơn vị quản lý khai thác đập thuê đơn vị Tư vấn chuyên ngành lập phương án phòng chống lũ lụt cho vùng hạ du đập theo quy định. (Thông tư 33/2008/TT-BNN và Nghị định 72 của Chính phủ).
Để thực hiện tốt phương án bảo vệ đập hạn chế tình trạng vi phạm hành lang bảo vệ hồ chứa. Đề nghị Chủ đập phối hợp với các ban ngành trình cơ quan quản lý nhà nước để được cấp đất cho công trình và bố trí nguồn kinh phí cắm mốc bảo vệ lòng hồ theo quy định.
PHỤ LỤC TÍNH TOÁN

DỰ ÁN HỒ CHỨA NƯỚC CHƯ PRÔNG
Phụ lục 1: Bảng tính toán điều tiết lũ thiết kế 0.2%
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Btràn1 4 m Btràn2 4 MNTL 471,20 m    
m1 0,370   m2 0,370 MNGC 475,81 m    
Ng:tràn1 471,2 m Ng:tràn2 471,2 Ho1 4,61 m    
Dt 3600 Sec MNVH 471,20 T.Qxả 129,4 m3/s    
                   
Thời đoạn Qđến Qxả DQ DW W Zhồ Qxả1 Qxả2 T.Qxả
  m3/s m3/s m3/s 106m3 106m3 m m3/s m3/s m3/s
          2,831 471,20      
1,0 34,2 0,7 33,5 0,121 2,95 471,48 0,3 0,3 0,7
1,5 46,6 2,9 43,7 0,079 3,03 471,66 1,5 1,5 2,9
2,0 55,0 5,5 49,5 0,089 3,12 471,86 2,7 2,7 5,5
2,5 72,0 9,2 62,8 0,113 3,23 472,12 4,6 4,6 9,2
3,0 92,0 14,7 77,3 0,139 3,37 472,44 7,4 7,4 14,7
3,5 123,0 22,8 100,2 0,180 3,55 472,85 11,4 11,4 22,8
4,0 154,0 32,5 121,5 0,219 3,77 473,21 16,3 16,3 32,5
4,5 191,0 42,5 148,5 0,267 4,04 473,57 21,2 21,2 42,5
5,0 217,0 55,6 161,4 0,291 4,33 474,07 27,8 27,8 55,6
5,5 231,6 70,6 161,0 0,290 4,62 474,48 35,3 35,3 70,6
6,0 231,0 84,6 146,4 0,263 4,88 474,86 42,3 42,3 84,6
6,5 224,0 98,0 126,0 0,227 5,11 475,19 49,0 49,0 98,0
7,0 207,0 109,4 97,6 0,176 5,28 475,44 54,7 54,7 109,4
7,5 188,0 118,1 69,9 0,126 5,41 475,62 59,1 59,1 118,1
8,0 168,0 124,1 43,9 0,079 5,49 475,73 62,1 62,1 124,1
8,5 152,0 127,8 24,2 0,044 5,53 475,79 63,9 63,9 127,8
9,0 135,0 129,4 5,6 0,010 5,54 475,81 64,7 64,7 129,4
9,5 119,0 129,1 -10,1 -0,018 5,52 475,78 64,6 64,6 129,1
10,0 102,0 127,2 -25,2 -0,045 5,48 475,72 63,6 63,6 127,2
10,5 90,0 124,1 -34,1 -0,061 5,42 475,63 62,0 62,0 124,1
11,0 80,0 120,2 -40,2 -0,072 5,35 475,53 60,1 60,1 120,2
11,5 69,0 115,6 -46,6 -0,084 5,26 475,41 57,8 57,8 115,6
12,0 61,0 110,6 -49,6 -0,089 5,17 475,28 55,3 55,3 110,6
12,5 51,8 105,3 -53,4 -0,096 5,08 475,14 52,6 52,6 105,3
13,0 47,0 99,9 -52,8 -0,095 4,98 475,00 49,9 49,9 99,9
13,5 42,7 94,6 -51,9 -0,093 4,89 474,87 47,3 47,3 94,6
14,0 39,4 89,6 -50,2 -0,090 4,80 474,73 44,8 44,8 89,6
14,5 35,6 84,8 -49,2 -0,089 4,71 474,61 42,4 42,4 84,8
15,0 33,8 80,3 -46,5 -0,084 4,62 474,49 40,1 40,1 80,3

Hình 1: Đường quá trình lũ đến, lũ xả hồ thị trấn Chư Prông P = 0,2%

DỰ ÁN HỒ CHỨA NƯỚC CHƯ PRÔNG
Phụ lục 2: Bảng tính toán điều tiết lũ thiêt kế 1%
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Btràn1 4,0 m Btràn2 4,0 MNTL 471,20 m    
m1 0,370   m2 0,370 MNGC 474,44 m    
Ng:tràn1 471,2 m Ng:tràn2 471,2 Ho1 3,24 m    
Dt 3600 Sec MNVH 471,20 T.Qxả 76,5 m3/s    
 
 
 
 
               
Thời đoạn Qđến Qxả DQ DW W Zhồ Qxả1 Qxả2 T.Qxả
  m3/s m3/s m3/s 106m3 106m3 m m3/s m3/s m3/s
          2,282 471,20      
1,0 24,0 0,0 24,0 0,086 2,37 470,14 0,0 0,0 0,0
1,5 33,0 0,0 33,0 0,059 2,43 470,28 0,0 0,0 0,0
2,0 42,0 0,0 42,0 0,076 2,50 470,45 0,0 0,0 0,0
2,5 52,0 0,0 52,0 0,094 2,60 470,66 0,0 0,0 0,0
3,0 69,0 0,0 69,0 0,124 2,72 470,95 0,0 0,0 0,0
3,5 86,0 0,0 86,0 0,155 2,88 471,30 0,0 0,0 0,0
4,0 111,0 2,5 108,5 0,195 3,07 471,75 1,2 1,2 2,5
4,5 130,0 9,4 120,6 0,217 3,29 472,25 4,7 4,7 9,4
5,0 140,0 19,4 120,6 0,217 3,51 472,75 9,7 9,7 19,4
5,5 144,0 30,0 114,0 0,205 3,71 473,13 15,0 15,0 30,0
6,0 143,0 38,6 104,4 0,188 3,90 473,38 19,3 19,3 38,6
6,5 142,0 45,7 96,3 0,173 4,07 473,62 22,9 22,8 45,7
7,0 140,0 54,0 86,0 0,155 4,23 473,93 27,0 27,0 54,0
7,5 133,0 61,8 71,2 0,128 4,35 474,10 30,9 30,9 61,8
8,0 124,0 67,1 56,9 0,102 4,46 474,24 33,5 33,5 67,1
8,5 108,0 71,2 36,8 0,066 4,52 474,34 35,6 35,6 71,2
9,0 100,0 74,1 25,9 0,047 4,57 474,41 37,0 37,0 74,1
9,5 89,0 75,9 13,1 0,024 4,59 474,44 37,9 37,9 75,9
10,0 78,0 76,5 1,5 0,003 4,60 474,44 38,3 38,3 76,5
10,5 67,0 76,2 -9,2 -0,017 4,58 474,42 38,1 38,1 76,2
11,0 58,0 75,0 -17,0 -0,031 4,55 474,38 37,5 37,5 75,0
11,5 50,0 73,1 -23,1 -0,042 4,51 474,32 36,6 36,6 73,1
12,0 45,0 70,9 -25,9 -0,047 4,46 474,25 35,5 35,4 70,9
12,5 36,0 68,3 -32,3 -0,058 4,40 474,16 34,2 34,1 68,3
13,0 32,0 65,5 -33,5 -0,060 4,34 474,08 32,8 32,8 65,5
13,5 30,0 63,2 -33,2 -0,060 4,28 474,03 31,6 31,6 63,2
14,0 23,6 60,2 -36,6 -0,066 4,22 473,90 30,1 30,1 60,2
14,5 21,4 55,8 -34,4 -0,062 4,15 473,75 27,9 27,9 55,8
15,0 20,3 51,8 -31,6 -0,057 4,10 473,65 25,9 25,9 51,8

Hình 2: Đường quá trình lũ đến, lũ xả hồ thị trấn Chư Prông P = 1%

Phụ lục 3Mưa ngày Max trạm Chư Prông
 
 
 
 
 
Đặc trưng thống kê  Giá trị  Đơn vị  
 
Độ dài chuỗi
35    
 
Giá trị nhỏ nhất
0.00 mm   
 
Giá trị lớn nhất
357.00 mm   
 
Giá trị trung bình
107.97 mm   
 
Hệ số phân tán CV
0.56    
 
Hệ số thiên lệch CS
2.09    
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Thứ tự  Thời gian  Lượng mưa X mm  Tần suất P(%)  Thứ hạng
1 Năm 0.00 100.72 35
2 1978 118.00 31.16 11
3 1979 357.00 2.17 1
4 1980 166.00 10.87 4
5 1981 75.00 77.54 27
6 1982 147.00 16.67 6
7 1983 106.00 42.75 15
8 1984 128.00 22.46 8
9 1985 109.00 39.86 14
10 1986 98.00 54.35 19
11 1987 91.00 68.84 24
12 1988 116.00 34.06 12
13 1989 122.00 28.26 10
14 1990 102.00 45.65 16
15 1991 98.00 57.25 20
16 1992 66.00 83.33 29
17 1993 62.00 86.23 30
18 1994 48.00 92.03 32
19 1995 37.00 94.93 33
20 1996 140.00 19.57 7
21 1997 114.00 36.96 13
22 1998 34.00 97.83 34
23 1999 81.00 71.74 25
24 2000 93.00 65.94 23
25 2001 80.00 74.64 26
26 2002 98.00 51.45 18
27 2003 74.00 80.43 28
28 2004 60.00 89.13 31
29 2005 102.00 48.55 17
30 2006 94.00 60.14 21
31 2007 180.00 7.97 3
32 2008 124.00 25.36 9
33 2009 147.00 13.77 5
34 2010 93.00 63.04 22
35 2011 219.00 5.07 2
         
         
         
Phụ lục 4: Phân bố Pearson loại III
 
 
 
 
 
Đặc trưng thống kê  Giá trị  Đơn vị
 
 
Giá trị trung bình
107.97
mm 
 
 
Hệ số phân tán CV
0.56
 
 
 
Hệ số thiên lệch CS
2.09
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Thứ tự  Tần suất P(%)  X mm  Thời gian lặp lại (năm)  
0.01  634.66  10.000.000  
0.10  477.29  1.000.000  
0.20  431.38  500.000  
0.33  398.64  303.030  
0.50  371.76  200.000  
1.00  327.49  100.000  
1.50  301.92  66.667  
2.00  283.94  50.000  
3.00  258.80  33.333  
10  5.00  227.47  20.000  
11  10.00  185.55  10.000  
12  20.00  144.21  5.000  
13  25.00  130.99  4.000  
14  30.00  120.21  3.333  
15  40.00  103.18  2.500  
16  50.00  89.92  2.000  
17  60.00  78.97  1.667  
18  70.00  69.56  1.429  
19  75.00  65.27  1.333  
20  80.00  61.22  1.250  
21  85.00  57.35  1.176  
22  90.00  53.66  1.111  
23  95.00  50.20  1.053  
24  97.00  50.20  1.031  
25  99.00  50.20  1.010  
26  99.90  50.20  1.001  
27  99.99  50.20  1.000  
               
Phụ lục 5: ĐƯỜNG TẦN SUẤT MƯA NGÀY MAX TRẠM CHƯ PRÔNG – GIALAI

Xem chi tiết tại đây: Báo cáo kiểm định hồ chứa Chư Prông-Gia Lai

Hồ Ayun Hạ

AYUNHA Cong trinh dau moi 1.JPG AYUNHA3.JPG

HPIM4258.jpg image by schtroumpf29

Image(145).jpg

Quyết định số: 1165UB ngày 21/12/1993 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Gia Lai “Về việc bổ sung nhiệm vụ Công ty quản lí, khai thác công trình thuỷ lợi Gia Lai”.

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH GIA LAI

– Căn cứ Điều 47 Luật tổ chức Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Nhân dân; – Căn cứ Quyết định số 315/TC ngày 11/12/1986 của Hội đồng Bộ trưỏng (nay là Chính phủ) phê duyệt luận chứng kinh tế kĩ thuật công trình AYunhạ tỉnh Gia Lai; – Căn cứ Quyết định số 57/QĐ-UB ngày 22/12/1992 Của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Gia Lai về việc thành lập Doanh nghiệp Nhà nước; Công văn số 1627/TCCB-LĐ ngày 13/09/1993 của Bộ Thuỷ lợi về việc thành lập bộ máy quản lí, khai thác công trình AYunhạ; Theo đề nghị của Sở Thuỷ lợi (tại tờ trình số 486/TT-TC ngày 08/12/1993) và đề nghị của Ban Tổ chức chính quyền tỉnh,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Công ty quản lí, khai thác công trình thuỷ lợi Gia Lai tiếp tục thực hiện nhiệm vụ quy định tại Quyết định số 57/QĐ-UB ngày 22/12/1992 Uỷ ban Nhân dân tỉnh Gia Lai và được bổ sung nhiệm vụ quản lí khai thác công trình AYunhạ như sau: – Theo dõi, tiếp nhận bàn giao hồ sơ: Thiết kế kĩ thuật, thiết kế thi công, bản vẽ hoàn công, theo tiêu chuẩn 5640-91. Nhận bàn giao từng phần, từng hạng mục hoàn thành theo đúng quy định để đưa vào khai thác phục vụ tưới. – Tổ chức, quản lí nước, điều hoà phân phối nước theo yêu cầu dùng nước và từng bước kí kết hợp đồng dùng nước, thu thủy lợi phí theo chế độ, chính sách của Nhà nước hiện hành, nhằm tạo nguồn thu trang trải cho công tác quản lí, khai thác từng bước, giảm dần kinh phí cấp. – Lập đề án quản lí, khai thác công trình AYunhạ cùng các thủ tục cần thiết để trình Uỷ ban Nhân dân tỉnh Gia Lai, Bộ Thủy lợi xét duyệt, làm căn cứ triển khai nhằm đảm bảo quản lí khai thác tốt công trình hoàn thành. – Trong giai đoạn đầu (1994-1996) đơn vị lập kế hoạch chi phí quản lí, sửa chữa hoàn chỉnh theo hàng năm, trình Bộ Thủy lợi duyệt cấp kinh phí, báo cáo Uỷ ban Nhân dân tỉnh Gia Lai. Tổ chức, sắp xếp bộ máy hợp lí để từng bước quản lí, khai thác công trình có hiệu quả. Điều 2: Các ông Chánh Văn phòng HĐND và UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức chính quyền, Giám đốc Sở Thuỷ lợi, Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính vật giá, Thủ trưởng các ngành, các cấp liên quan và Giám đốc Công ty quản lí- khai thác công trình thuỷ lợi Gia Lai chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

TM/ ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT/CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Vĩ Hà
DU THUYỀN HỒ TRÊN NÚI

Công trình thủy lợi AYun Hạ là công trình thủy lợi khai thác tổng hợp nguồn nước lớn nhất Tây Nguyên, cách thành phố Pleiku 65km về hường Đông Nam và cách quốc lộ 25 Gia Lai-Phú Yên-Khánh Hòa 1km, rất thuận tiện cho việc mở tour du lịch. Hồ nước rộng 37km2 là điểm du lịch có môi trường sinh thái tự nhiên, đáp ứng nhu cầu thị hiếu của du khách. Đứng trên đập chính phóng tầm mắt về phía Bắc là hai dãy núi sừng sững ôm lấy dòng sông Ayun hiền hòa; dưới chân đập là nhà máy thủy điện Ayun Hạ và dòng nước trong xanh chảy theo kênh chính dài 47km, uốn lượn theo những cánh đồng chạy dài xuống thị trấn Ayun Pa tạo nên bức tranh đồng quê tự nhiên, hài hòa và trù phú. Mời quý khách lên thuyền, sau 1 giờ lênh đênh trên mặt hồ phẳng lặng, hít thở không khí trong lành, ngắm cảnh núi non, sông nước; du khách sẽ dừng chân ở trạm nghỉ chân bìa rừng, nơi đây là bãi hang Dơi. Quý khách có thể nghỉ ngơi để chuẩn bị cho cuộc vượt dốc lên núi. Rừng ở đây xanh tươi quanh năm, với nhiều thảm thực vật xanh tốt. Những cây cổ thụ cao vút, thân bám đầy rong rêu soi bóng xuống lòng hồ. Đặc biệt nơi đây có nhiều hang đá tự nhiên được tạo bởi những hòn đá to (Granits) chồng lên nhau; trên mặt phiến đá có nhiều lan hoa phong lan màu sắc đẹp đẽ. Hang Dơi với vẻ huyền bí; vào trong hang cảm giác mát lạnh làm cho con người kính cẩn trước vẻ uy nghi, hoang dã của nó. Phía trên hang Dơi là những cánh rừng nguyên sinh, du khách có thể cắm trại, picnic hay dã ngoại rừng già. Đối diện với hang Dơi bên kia dòng nước, chiều về nghe tiếng cồng, chiêng rộn rã vui tai cảm nhận không gian văn hoá phi vật thể của các tộc người Tây Nguyên, quý khách có thể dùng ống nhòm cá nhân sẽ nhìn thấy từng cặp công rừng xòe cánh múa dưới ráng chiều tà trông rất rất bắt mắt và dễ thương. Du khách tiếp tục cuộc hành trình lên thượng nguồn, ngồi trên thuyền ngắm nhìn những cánh rừng già, những dãy núi nhấp nhô xa xa … Đây rồi, bãi tắm tiên! (Nhớ Chử đồng tử và Công chúa Tiên Dung xưa kia) Mời quý khách dừng chân. Trên bãi phủ đầy cuội sỏi, làn nước trong xanh, khí hậu mát lành. Tại đây quý khách có thể nghỉ ngơi hoặc có thể đắm mình dưới làn nước mát rượi đùa giỡn thỏa thích như thuở còn ấu thơ. Hướng lên thượng nguồn, đi thuyền khoảng 30 phút trong tầm mắt của quý khách là những mái nhà sàn, những cây Knia sừng sững gợi nhớ đến dáng vẻ cần cù, bất khuất của Tây Nguyên hùng vĩ. Cạnh đó là những mái nhà tạm của ngư dân đánh cá, những chiếc thuyền độc mộc lướt trên mặt hồ; những chú cá mắc lưới quẫy đuôi làm nước bắn lên tung tóe trong thật vui mắt. Điểm dừng chân hoang dã tại núi nhọn như hòn đảo bao quanh mặt nước hồ, với rừng cây xanh thẳm bao quanh, quý khách có thể cắm trại nhiều ngày và ở lại để thư giãn dưới chân núi có bãi Trai tự nhiên. Du khách dừng chân, nhóm lửa rồi nhặt trai tự nhiên ngay ở mé hồ lên nướng chín chấm với muối tiêu, muối é ớt xanh, nhâm nhi ly rượu đế hoặc hớp rượu cần sẽ quên đi những ồn ào của phố phường, vứt bỏ hết mọi nỗi lo toan, mệt nhọc của đời thường. Trên đường về mời quý khách vào thăm Trạm nuôi trồng thủy sản của Xí nghiệp nuôi trồng thuỷ sản Miền Trung đang hợp đồng nuôi trồng đánh bắt cá lòng hồ. Nơi đây bạn có thể thưởng thức món cá nướng lụi, món gỏi (hoặc chả)cá thát lát hoặc những món cá đặc sản khác như (lóc, đối, lăng, chình) mà Trạm nuôi trồng thủy sản đánh bắt, bán lại cho quí khách. Hồ AYun Hạ có thể gọi là hồ trên núi, du khách tham quan còn được thưởng thức hương vị ẩm thực của miền sơn cước (Cơm lam, thịt rừng nướng,…); nghe và biết được nhiều điều thú vị, huyền bí từ xa xưa …cho đến hôm nay đã đi vào huyền thoại như: Tín ngưỡng Vua lửa, Vua nước, Vua gió… trong đó Vua lửa là người có vai trò lớn trong đời sống tinh thần các tộc người Tây Nguyên, đặc biệt là người Jơ Rai. Hay huyền thoại về những mối tình thắm thiết của các chàng trai, cô gái Jơrai không thành và họ đã quyên sinh để bảo vệ mối tình đầu trong sáng đó,….Đặc biết đến với hồ Ayunhạ quí khách sẽ được thưởng thức khí hậu của vùng giáp gianh Đông Trường Sơn Và Tây Trường sơn (bên nóng, bên lạnh-bên mù, bên trong-bên nắng, bên mưa rất rõ rệt), vì gianh giới của hai vùng khí hậu cắt ngang lòng hồ Auynhạ. Công ty KTCT thủy lợi Gia Lai thường xuyên có 4 chiếc thuyền (1 chiếc 50 chỗ ngồi, 2 chiếc 20 chỗ ngồi, 1 chiếc tàu cao tốc kéo dù rớt nước) phục vụ quý khách du thuyền, nhảy dù theo hành trình đã định hoặc hành trình do quý khác tự chọn-Theo luuchuong Mái thượng lưu đập Ayunhạ nhìn từ Cổng vào Mai thuong luu lat da lat khan granit.JPG Cong nhan giat ao phao cuu sinh.JPG

 Mat ho Ayunha.jpg

Thượng lưu đập nhìn từ nhà tháp tràn xả lũ ra phía cổng đập Mai thuong luu dap Ayunha.JPG

  Mai ha lu dap Ayunha.JPG Ranh tieu nuoc mai ha lu dap Ayunha.JPG

 Image(107).jpg

 Ha luu tran xa lu Ayunha.JPGImage(110).jpg Image(109).jpg Cua tran xa lu Ayunha.JPG

Tran xa lu Ayunha.JPG Nha thap tran xa lu Ayunha.JPG Tran xa lu 3 cua cung Ayunha.JPG nha van hanh cong lay nuoc.JPG

Image(122).jpg Image(119).jpg Nha thap cong lay nuo Ayunha.JPG Mai thuong luu lat da lat khan granit.JPG Mai thuong luu dap Ayunha.JPG

Nhà máy thuỷ điện sau cống lấy nước (Hạ lưu đập) Nha may thuy dien Ayunha va van phong xi nghiep Ayunha.JPG

Thuy dien Ayunha.jpg

Image(199).jpg

Image(201).jpg

To may phat dien ho Ayunha.jpg

Image(203).jpg Image(198).jpg

Đăng trượt bắt cá sau tràn xả lũ của XN NTTS Miền Trung Image(193).jpg

Image(190).jpg

Image(189).jpg

TOÀN CẢNH TRÀN XẢ LŨ HỒ AYUN HẠ

1/Sơ lược về lịch sử công trình Công trình hồ chứa thuỷ lợi Ayunhạ bắt đầu thi công từ năm 1986 kết hợp với khai hoang xây dựng đồng ruộng, chính thức khởi công xây dựng năm 1990, chặn dòng sông Ayun năm 1994, từ tháng 12/1993 UBND Tỉnh Gia lai giao công trình cho công ty thuỷ nông Gia Lai (Nay là công ty Khai thác công trình thuỷ lợi Gia Lai) quản lý (theo quyết định số 1165/QĐ-UB ngày 21/12/1993 của UBND tỉnh Gia lai) 2/ 2/Mô tả một số thông số kỹ thuật và đặc điểm của công trình: Hồ chứa thuỷ lợi Ayunhạ (xã Ayunhạ, huyện Phú Thiện) là công trình cấp 3 (nhóm A), được khởi công xây dựng từ năm 1990, chặn dòng (sông Ayun) năm 1994, có dung tích hữu ích 253 triệu m3 nước, dung tích ứng với mực nước gia cường 401,7 triệu m3, diện tích lưu vực 1.670 km2, diện tích mặt hồ (mực nước dâng bình thường) :3.700 ha, Diện tích ứng với mực nước gia cường 3.983ha, diện tích ứng với mực nước chết 1.080 ha (ngập vĩnh viễn), vùng ngập dài ngày 2.620 ha, ngập tạm thời 1.880ha, bán ngập 370 ha, vành đai vùng ngập lụt dài khoảng 21 km, Đập đất dài 366 m, cao 36m, đỉnh đập rộng 6m, cao trình đỉnh đập 211, cao trình khu tưới bình quân 160, cống lấy nước (3mx3,5m) bê tông cốt thép dài 113m, cao trình đáy cống 195, lưu lượng nước qua cống bình quân 23,4m3/s, năng lực tưới theo thiết kế 13.500ha, cống thuỷ điện Q= 23,4 m3/s, công suất nhà máy 2.700kwh, Tràn xả lũ 3 cửa cung BxH = 6m x 5m, QMax= 1.267 m3/s, cao trình ngưỡng tràn 199, cột nước cao 9,92m. Hệ thống kênh: Kênh chính dài 14,458km, năng lực tải nước 23,4m3/s , kênh chính Nam dài 18,565km, năng lực tải nước14,8m3/s, kênh chính Bắc dài 14,8 km, năng lực tải nước 8,8m3/s, trên 80,7 km kênh cấp 1, 150km kênh cấp 2, hàng trăm km kênh cấp dưới và hàng ngàn công trình trên kênh trải dài và tưới phủ khắp địa bàn ba huyện, thị (Phú Thiện, Ia pa & thị xã Auynpa). Vị trí công trình: Nằm trong toạ độ 12o56’59” – 12o57’60” vĩ độ Bắc, 107o27’20”- 107o28’00” kinh độ Đông, lòng hồ và đầu mối công trình thuộc địa giới hành chính 6 xã thuộc 3 huyện Chư Sê, Phú Thiện và Đắc đoa đồng thời là nơi tiếp giáp giữa hai vùng khí hậu Đông Trường Sơn và Tây Trường Sơn. Lòng hồ Ayunhạ chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu Đông Trường sơn và bán Tây Trường sơn. 3/ Nhiệm vụ của công trình: Cấp nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp cho nhân dân trong khu tưới của công trình thuộc địa bàn huyện Ayunpa (cũ) từ sau ngày chặn dòng năm 1994, năm 1996 UBND tỉnh giao mặt nước hồ cho Trạm nghiên cứu thực nghiệm và dịch vụ nuôi trồng thuỷ sản Sở Nông nghiệp và PTNT Gia lai quản lý, ký hợp đồng cho xí nghiệp nuôi trồng thuỷ sản Miền Trung thuê mặt nước hồ nuôi trồng thuỷ sản với giá 50.000.000đ /năm. Từ năm 2001 Công ty Khai thác công trình thuỷ lợi Gia Lai tổ chức khai thác đa mục tiêu tiềm năng sẵn có từ công trình đem lại hiệu quả kinh tế cao (Du lịch, thuỷ điện, thuỷ sản, cấp nuớc Công, Nông nghiệp, sinh hoạt,…)

4/Một số hạn chế: +Do Luận chứng kinh tế kỹ thuật xây dụng công trình không thiết kế hệ thống tiêu riêng mà thiết kế tiêu theo kiểu tự tiêu tràn từ ruộng này qua ruộng khác và đổ ra sông Ayun nên việc tiêu nước mặt của cả hệ thống công trình vẫn còn nhiều hạn chế. +Một số diện tích tưới tự chảy nằm trong khu tưới ghi trong luận chứng kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình, qua nhiều năm Chính quyền địa phương chuyển sang xây dựng cơ sở hạ tầng làm giảm diện tích tưới.

5/ Hiệu quả của công trình. Chỉ sau hơn 15 năm quản lý khai thác, công trình thủy lợi Ayun Hạ đã mang lại hiệu quả kinh tế-xã hội rõ rệt cho đồng bào các dân tộc và cư dân kinh tế mới thuộc 2 huyện Phú Thiện, Ia Pa và thị xã Ayunpa nói riêng và của tỉnh Gia Lai nói chung: Công trình đã vận hành ổn định và nâng cao đời sống kinh tế, đời sống văn hóa, tinh thần cho cư dân, tạo thành một vùng nông thôn trù phú, giàu đẹp và đã trở thành vựa lúa lớn nhất Tây Nguyên.

6. Hiệu quả cụ thể tính đến năm 2009 Hồ chứa Ayunhạ ngoài việc cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp cho nhân dân trên địa bàn ba huyện, thị (Phú thiện, Ia pa, và thị xã Ayunpa) xấp xỉ 13.500ha lúa nước 2 vụ, công trình còn Cấp nước phát điện công suất 3.000 kw/h đạt sản lượng 21 triệu kw/năm, tương ứng doanh thu cho ngành điện:12 tỷ đồng/năm mang lại doanh thu tiền nước cho công ty hàng năm 1.044 triệu đồng. Cấp nước công nghiệp mía đường: Trên 400.000 m3/năm, Thuỷ lợi phí thu được: 225 triệu đồng/năm. Cấp nước nuôi trồng thuỷ sản trên diện tích 3.700 ha mặt nước, sản lượng đạt trên 250 tấn cá/năm chưa kể 1 trại cá giống của xí nghiệp nuôi trồng thuỷ sản Miền Trung nằm ở thượng lưu hồ (30ha), 1 trại cá giống của công ty (4,6ha), 3 trại cá giống tư nhân và trên 1.500 ao cá của nhân dân trong khu tưới của công trình, bảo vệ an toàn tuyệt đối lòng hồ và vùng bán ngập ven hồ, tiền nước thu được từ hợp đồng cho thuê hồ 73 triệu đồng/năm ngoài ra còn tiết kiệm chi phí bảo vệ hồ chứa trên 400 triệu đồng mỗi năm. Cấp nước sinh hoạt cho Nhà máy nước thị xã Ayunpa:10 triệu đồng/tháng mang lại doanh thu tiền nước cho công ty 100 triệu đồng/năm. Liên kết khai thác trục vớt các cây gỗ chết trong lòng hồ Ayunhạ: sản lượng theo hợp đồng liên kết đã ký 300m3/năm đem lại doanh thu 10% giá trị hợp đồng cho công ty. Dịch vụ du thuyền trên hồ (đưa khách tham quan dã ngoại thắng cảnh lòng hồ bằng tàu du lịch, dạo chơi dưới nước bằng đạp thiên nga và tổ chức kéo dù rớt nước bằng thuyền cao tốc): Doanh thu ước tính đạt hàng trăm triệu đồng/năm, mỗi năm có tới 30 ngàn lượt khách trong và ngoài nước ra vào khu đầu mối công trình tham quan các hạng mục và cảnh quan thiên nhiên, nhân tạo trong hồ và ven hồ, hàng ngàn lượt khách đi du thuyền thăm quan thắng cảnh lòng hồ và thưởng thức sinh thái rừng tự nhiên quanh hồ. Khai thác du lịch sinh thái: Hiện nay công ty đang cùng với Sở Thương Mại và Du lịch, công ty Dịch vụ du lịch Gia lai và các doanh nghiệp Du lịch của thành phố Hồ Chí Minh khảo sát, lập dự án đầu tư xây dựng hồ Ayunhạ thành điểm du lịch sinh thái, vui chơi, giải trí với giá trị đầu tư trên 60 tỷ đồng (Gồm 6km đường giao thông từ quốc lộ 25 gần chân đèo Chư sê băng rừng, núi đi thẳng vào lòng hồ, 01 làng du lịch gồm nhà nghỉ, trò chơi, nhà hàng, khách sạn qui hoạch khoảng 10 ha ven mép nước, 30 ha rừng tự nhiên có cải tạo lại phục vụ du khách đi voi thưởng thức thắng cảnh, non nước Tây nguyên, 01 bến cảng lớn phục vụ du thuyền, nhà hàng nổi di động. Trên mặt nước 3.700ha tổ chức các trò chơi cảm giác mạnh như du thuyền, đua thuyền, lướt ván, câu cá chạy…..Trong tương lai không xa Ayunhạ sẽ trở thành điểm du lịch nổi tiếng trong tuor du lịch Hồ Chí Minh – Tây nguyên – Huế – Hà nội – Hồ chí Minh. Khai thác thuỷ năng Kênh chính Ayunhạ: Cuối năm 2009 và năm 2010 công ty Khai thác công trình thuỷ lợi Gia lai (đơn vị quản lý hồ) sẽ tổ chức thi công nhà máy thuỷ điện Kênh Bắc Ayunhạ (dùng nước từ hồ Ayunhạ) với tổng công suất lắp máy 900kwh, doanh thu tiền điện ước đạt 4 tỷ đồng/năm, doanh thu thuỷ tiền nước xấp xỉ 400 triệu đồng/năm. Tóm lại trong các năm đơn vị quản lý hồ thực hiện giải pháp “Tổ chức khai thác các tiềm năng đa mục tiêu từ hồ chứa thuỷ lợi Ayunhạ đạt hiệu quả kinh tế cao” tiền nước, tiền chi phí bảo vệ tiết kiệm được và doanh thu kinh doanh dịch vụ công ty tự tổ chức ở công trình Ayunhạ bình quân mỗi năm thu được trên 1 tỷ đồng đủ trang trải cho hoạt động cho xí nghiệp Đầu Mối- Kênh chính, đảm bảo kinh phí tu sửa, bảo vệ công trình đầu mối và lòng hồ không cần dùng đến cũng như trông chờ vào nguồn thuỷ lợi phí của công ty thu từ các Trạm QLKT hệ thống hoặc từ nguồn ngân sách Nhà nước.. Thong so ky thua ho Ayunha.jpg

Rừng khọp và vỉa đá granits ven mép nước trên đường đi du thuyền vào lòng hồ Image(136).jpg

Rừng phía bên trái

Image(134).jpg

Nhà Tháp tràn xả lũ nhìn từ phía lòng hồ về Đập đất Image(133).jpg

Image(144).jpg Image(148).jpg

Tàu thuyền đánh bắt thuỷ sản của Xí nghiệp NTTS MT Image(149).jpg Thuyen danh bat ca Ho Ayunha.jpg Thuy san Ayunha.jpg Khai thac thuy san Ho Ayunha.jpg

Cảng cá Thượng lưu đập Cang ca Ayunha.jpg

MỘT SỐ HÌNH ẢNH CHỤP NGHỆ THUẬT VỀ HỒ AYUNHẠ

AyunHa3.jpg

Tràn xả lũ 3 cửa cung và nhà tháp tràn nhìn từ phía lòng hồ

AyunHa1.jpg

Các phiến đá Granit trên đường từ đập xuống bến du thuyền

AyunHa2.jpg
AyunHa4.jpg
AyunHa5.jpg
AyunHa6.jpg
AyunHa7.jpg
AyunHa9.jpg
AyunHa10.jpg
AyunHa11.jpg
AyunHa12.jpg
AyunHa13.jpg
AyunHa14.jpg
AyunHa15.jpg
AyunHa16.jpg
AyunHa17.jpg
AyunHa18.jpg
AyunHa19.jpg
AyunHa20.jpg
AyunHa21.jpg
AyunHa22.jpg
AyunHa23.jpg
AyunHa24.jpg
AyunHa25.jpg
AyunHa26.jpg
AyunHa27.jpg
AyunHa28.jpg
AyunHa29.jpg
AyunHa30.jpg
AyunHa31.jpg
AyunHa32.jpg
AyunHa33.jpg
AyunHa34.jpg
AyunHa35.jpg
AyunHa36.jpg
AyunHa37.jpg
AyunHa38.jpg
Ayunha 40.jpg
Ayunha 41.jpg
Ayunha 42.jpg
Ayunha 43.jpg
Ayunha 44.jpg
Ayunha 45.jpg
Ayunha 46.jpg
Ayunha 47.jpg
Ayunha 48.jpg
Ayunha 49.jpg

Núi nhọn phía thượng nguồn (bên phải hồ)

Image(159).jpg

BÁO CÁO THỦY VĂN HỒ AYUN HẠ

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG

1.1. Giới thiệu chung

1.1.1. Tên, vị trí, phạm vi, nhiệm vụ

a. Tên dự án 

Sửa chữa, nâng cấp hồ chứa nước Ayun Hạ

b. Vị trí địa lý: 

Khu vực công trình hồ chứa nước nằm ở phía Đông Nam thành phố Pleiku – tỉnh Gia Lai, chạy dọc theo tỉnh lộ 7B và hai bên thềm sông Ayun. Hồ Ayun Hạ thuộc xã HBông, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, tuyến công trình thuộc xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện và khu tưới nước chủ yếu thuộc ba huyện: Ayun Pa, Phú Thiện, Ia Pa tỉnh Gia Lai.

Tọa độ địa lý tại lòng sông vị trí tuyến đập:

v     Vĩ độ Bắc: 13034’44’’

v     Kinh độ đông: 108015’04’’

Tọa độ địa lý khu tưới:

v     Vĩ độ bắc từ: 13023’30’’ đến 13034’30’’

v     Kinh độ đông từ: 108015’08’’ đến 108025’10’’

Hình 1.1: Vị trí hồ Ayun Hạ

1.1.2. Thông số cơ bản

Bảng 1.1: Các thông số cơ bản hồ chứa nước Ayun Hạ 

TT Thông số Đơn vị Thiết kế đã được duyệt số liệu (1986) Lập quy trình vận hành điều tiết hồ chứa

(2004)

Tư vấn kiểm định

(2014)

1 Thủy văn
Diện tích lưu vực Km² 1670
Diện tích khu tưới Ha 13500
Cấp công trình   II II I
Lưu lượng lũ thiết kế m³/s 5540 (1%) 4348 (1%) 5244,14 (0,5%)
  Lưu lượng lũ kiểm tra m³/s 6360 (0,5%) 3953 (0,5%) 6552,38 (0,1%)
2 Hồ chứa nước  
Chế độ làm việc   Điều tiết năm
MNDBT m 204 204 204
Mực nước chết m 195 195 195
Mực  nước lũ thiết kế m 209,92 (1%) 208,75 (1%) 209,57 (0,5%)
Mực nước lũ kiểm tra m 210,86 (0,5%) 209,3 (0,5%) 210,86 (0,1%)
Dung tích ứng MNDBT 106 253 253 253
Dung tích ứng MNC 106 52 52 52
Dung tích ứng MNLTK 106 529 467,51 514,98
Dung tích ứng MNLKT 106 583 496,23 585,42
Diện tích mặt hồ ở MNDBT km² 37 37 37
Diện tích mặt hồ ở MNC km² 10,8 10,8 10,8
Diện tích mặt hồ ở MNLTK km² 54 52,2 53,17
3 Đập chính
Loại đập   Đập đất
Cao trình đỉnh đập m 211
Chiều cao lớn nhất m 37
Chiều dài tại đỉnh m 366
4 Tràn xả lũ
Loại tràn   Tràn cửa cung, 3 cửa
BxH 6×5
Cao trình ngưỡng tràn m 199
  Lưu lượng xả thiết kế Qxả m³/s 1237 1059 1128
5 Cống lấy nước
Vị trí   Tại bờ phải, dưới đập chính
Lưu lượng thiết kế m³/s 23,4
Chiều dài m 113
Chế độ làm việc   Hai ống, một có áp, một không áp

1.2. Các đặc trưng khí tượng

1.2.1. Đặc điểm chung

–  Khu vực nghiên cứu thuộc kiểu khí hậu cao nguyên nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ mát mẻ, dồi dào về lượng mưa và độ ẩm. Khí hậu ở đây được chia làm hai mùa rõ rệt mùa mưa và mùa khô. Tuy nhiên nguyên nhân gây ra mưa ở hai phía Tây Trường Sơn và Đông Trường Sơn là khác nhau.

+ Khí hậu Tây Trường Sơn

Đặc điểm của kiểu khí hậu này là do gió mùa Tây Nam thổi qua vịnh Ben Gan mang theo hơi ẩm vào hàng năm từ tháng V đến tháng X tạo nên các trận mưa giông với một lượng mưa khá phong phú, tạo cho hầu hết lưu vực một mùa mưa ẩm dịu mát. Từ tháng XI đến tháng VI năm sau là một mùa khô ít mưa, gây tình trạng thiếu nước.

+ Khí hậu Đông Trường Sơn

          Đặc điểm của kiểu khí hậu này là sự tác động mạnh mẽ của các nhiễu động thời tiết từ biển Đông vào và kết hợp với gió mùa Đông Bắc. Hàng năm từ tháng IX đến tháng XII các cơn bão muộn từ biển Đông đổ bộ vào đất liền, gặp dãy Trường Sơn bão bị suy yếu tạo thành vùng áp thấp nhiệt đới kết hợp với gió mùa Đông Bắc gây mưa lớn. Về mùa Đông do gió mùa Đông Bắc kết hợp bão muộn từ biển Đông hoạt động mang hơi ẩm từ biển Đông vào nên vẫn có mưa nhưng với lượng mưa không nhiều.

– Công trình thủy lợi hồ chứa nước Ayun Hạ có lưu vực của hồ chứa nằm ở phía Tây Trường Sơn lượng mưa và độ ẩm lớn, khí hậu mát mẻ, ít chịu ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới từ biển đông. Thổ nhưỡng và khí hậu vùng này có thể phát triển các loại cây công nghiệp như cao su, cafe, hồ tiêu, bông và cây trồng ngắn ngày. Khu tưới của hồ chứa nằm ở phía Đông Trường Sơn, chủ yếu thuộc ba huyện Ayun Pa, Phú Thiện, Ia Pa. Hồ chứa cấp nước cho các loại cây trồng như lúa, màu và cây công nghiệp.

1.2.2. Đặc trưng khí tượng 

a. Nhiệt độ không khí 

          – Nhiệt độ trung bình hàng năm tương đối ổn định, giao động trong khoảng từ 25,2-26,9°C

          – Nhiệt độ trung bình hàng tháng chênh lệch không lớn, giao động từ 21-29°C

          – Các tháng có nhiệt độ thấp thường là tháng XII, tháng I, các tháng còn lại nhiệt độ tương đối mát mẻ

Bảng 1.2: Bảng thể hiện nhiệt độ bình quân theo tháng khu vực hồ chứa Ayun Hạ

Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
°C TB 22,3 24,0 26,5 28,3 28,3 27,5 27,0 26,7 26,2 25,3 23,9 22,4
Min 20,7 22,5 24,6 27 27,1 26,4 26,2 25,7 25,5 24,3 22,8 21,3
Max 24,4 26 27,9 29,8 29,3 29,6 28,4 27,4 27 26,3 25,1 23,5

b. Độ ẩm không khí 

Sự thay đổi độ ẩm không khí trong khu vực theo các tháng mùa khô và mùa mưa là tương đối lớn, trung bình dao động trong khoảng 70% – 90%. Đặc biệt có những năm có tháng độ ẩm thấp xuống còn 62%.

Bảng 1.3: Bảng thể hiện độ ẩm bình quân theo tháng khu vực hồ chứa Ayun Hạ

Tháng  I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Độ ẩm (%)  TB 78,6 75,0 71,0 71,4 76,7 79,6 80,3 82,5 85,0 87,2 84,7 81,5
Min 67 62 63 71 71 69 78 67 83 77 75 0
Max 82 79 80 80 84 85 86 87 89 91 90 85

c. Mưa 

Nằm trong vùng nhiệt đới, lưu vực chịu ảnh hưởng chính của hai cơ chế gió mùa: Gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa đông, nên mưa được phân thành hai mùa rõ rệt, mùa mưa trùng với mùa gió mùa mùa hạ (Tây Nam) từ tháng V đến tháng XI, mùa khô từ tháng XII đến tháng IV năm sau. Lượng mưa mùa mưa chiếm khoảng 80-95% tổng lượng mưa cả năm. Tổng lượng mưa trung bình nhiều năm khoảng 1834mm

Bảng 1.4: Bảng thể hiện lượng mưa bình quân theo tháng trạm Pơ Mơ Rê

Tháng I II III IV V VI VII VII IX X XI XII
Lượng mưa (mm) 1,4 1,3 33,0 81,2 215,0 244,6 244,4 335,4 291,1 241,5 127,7 18,0

d. Nắng 

Thuộc vùng khí hậu cao nguyên nhiệt đới gió mùa, khí hậu mát mẻ, tổng số giờ nắng trung bình nhiều năm khoảng 2493 giờ. Nắng nhiều vào các tháng từ tháng I đến tháng VIII

Bảng 1.5: Bảng thể hiện số giờ nắng bình quân theo tháng khu vực hồ Ayun Hạ

 Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Số giờ nắng 199 231 268 264 252 214 215 196 175 167 157 155

1.2.3. Đặc trưng thủy văn khu vực 

– Khu vực công trình nằm ở phía Tây Trường Sơn, có khí hậu cao nguyên nhiệt đới gió mùa và ít chịu ảnh hưởng của bão từ biển đông và Thái Bình Dương. Diện tích lưu vực khoảng 1670 km², chiều dài lưu vục 66.8km, chiều dài sông chính Ls=135 km, độ dốc lòng sông 4.4 %o

Hình 1.2: Lưu vực hồ Ayun Hạ nhìn từ Google Earth 

1.3. Nhiệm vụ công trình 

Công trình thủy lợi Ayun Hạ là hồ có năng lực tưới lớn nhất tỉnh Gia Lai nói riêng và Tây Nguyên nói chung.

          – Tưới tự chảy cho 13.500 ha ruộng đất canh tác, trong đó có 12.700 ha ruộng đất đã canh tác, diện tích đất sẽ khai hoang là 800 ha.

          – Kết hợp phát điện với công suất thiết kế 3000 KW phục vụ công nghiệp địa phương và sinh hoạt tại chỗ.

         – Cấp nước sinh hoạt cho nhân dân trong vùng.

          – Lợi dụng hồ để nuôi cá giải quyết một phần thực phẩm cho địa phương

          – Công trình còn có tác dụng giảm lũ hạn chế thiệt hại cho địa phương và cải tạo môi trường.

CHƯƠNG II: TÍNH TOÁN CÁC ĐẶC TRƯNG THỦY VĂN THIẾT KẾ

Các đặc trưng thủy văn thiết kế công trình hồ chứa nước Ayun Hạ đã được tính toán qua các giai đoạn: Thiết kế đã được duyệt số liệu (1986); Lập quy trình vận hành điều tiết hồ (2004). Nay tư vấn kiểm định tiến hành xác định lại cấp của công trình hồ chứa theo quy chuẩn quốc gia QCVN 04-05: 2012 BNNPTNT, tính toán kiểm định hồ chứa nước Ayun Hạ.

          – Xác định cấp công trình theo QCVN 04-05: 2012 BNNPTNT theo các thông số:

+Diện tích tưới:13.500 ha => công trình cấp II

+Dung tích ứng với MNDBT: 253×106 m³ => công trình cấp I

+Chiều cao đập đất lớn nhất: 37m trên nền đất => công trình cấp I

+Theo các tiêu chí trên, cấp công trình là cấp cao nhất xác định theo các tiêu chí.

ð     Vậy cấp công trình là cấp I.

Ứng với công trình cấp I, tần suất thiết kế là P=0,5%, tần suất kiểm tra P = 0,1%

2.1. Tài liệu khí tượng thủy văn phục vụ tính toán hồ chứa nước Ayun Hạ

2.1.1. Các tài liệu trong hồ sơ thiết kế

Công trình thủy lợi Ayun Hạ – Thiết kế kỹ thuật, Hà Nội 1989, viện khảo sát thiết kế thủy lợi, Bộ thủy lợi ( nay là công ty TVXDTL1-HEC1, Bộ NN&PTNT)

– Theo tài liệu thiết kế thì kết quả tính toán hoàn toàn dựa vào lưu vực tương tự An Khê (sông Ba) có F = 1370 km².

– Tính toán dòng chảy năm và phân phối: sử dụng liệt tài liệu đo đạc 19 năm (1967-1987) có 2 năm không có tài liệu là 1975 và 1976.

– Tính toán dòng chảy lũ: Tính Qmax sử dụng liệt tài liệu của An Khê có n = 21 năm (1966-1988); Tính Wmax sử dụng quan hệ đỉnh lượng của An Khê (Qmax-Wmax) theo liệt (1977-1986) và tính Q(t)lũ TK dùng trận lũ điển hình từ ngày 8-12/11/1981

2.1.2. Các tài liệu phục vụ xây dựng quy trình vận hành điều tiết lũ hồ chứa

          1) Các tài liệu trong hồ sơ thiết kế

          2) Tài liệu của An Khê (sông Ba) các trạm trong khu vực Tây Nguyên đến năm 2000

          3) Tài liệu của Ayun Hạ (sông Ayun): Đây là trạm thủy văn dùng riêng do ngành thủy lợi tổ chức đo đạc tại ngay tuyến đập. Số liệu đo đạc của trạm thủy văn Ayun Hạ trong 5,5 năm từ tháng 6 năm 1988 ÷ 1993.

            Theo tài liệu: Quy trình vận hành điều tiết hồ chứa nước Ayun Hạ tỉnh Gia Lai (Bộ NN&PTNT – 2004) và Phụ lục các tài liệu tính toán kỹ thuật để lập quy trình vận hành điều tiết hồ chứa nước Ayun Hạ tỉnh Gia Lai (Bộ NN&PTNT, Hà Nội – 2003) sau khi phân tích và lựa chọn thì lũ thiết kế để lập quy trình vận hành điểu tiết được tính toán như sau:

v     Tính đỉnh lũ thiết kế:

          +Phương pháp tính toán: Hoàn toàn dựa theo lưu vực tương tự An Khê và chuyển về tuyến công trình Ayun Hạ theo tỷ lệ diện tích

          +Tài liệu sử dụng: Liệt lưu lượng đỉnh lũ từ 1966 đến 1999, n = 30 năm, thiếu 2 năm 1975,1976, loại bỏ năm 1982 (Qmax=100 m³/s ngày 7/9) và năm 1989 (Qmax = 250 m³/s ngày 27/7) vì đỉnh lũ nhỏ và không thuộc mùa lũ

v     Tính tổng lượng lũ thiết kế:

          +Phương pháp tính toán: Hoàn toàn dựa vào lưu vực An Khê và chuyển về tuyến công trình Ayun Hạ theo tỷ lệ diện tích.

          +Tài liệu sử dụng: Liệt tài liệu trích lũ từ năm 1977 đến 1999, n = 21 năm, loại bỏ năm 1982 và 1989, thời gian trận lũ chọn là 10 ngày từ đó tính các liệt tổng lượng lũ 1 ngày, 3 ngày, 10 ngày lớn nhất của An Khê

v     Xác định quá trình lũ thiết kế.

          +Phương pháp tính toán: Thu phóng theo phương pháp phân ra lũ chính, phụ với các hệ số thu phóng đỉnh là KQ, 1 ngày lớn nhất là K1, 2 ngày còn lại trong 3 ngày lớn nhất là K2, 7 ngày còn lại trong 10 ngày lớn nhất là K3.

          +Tài liệu sử dụng là: Liệt trích lũ của An Khê từ 1977 ÷ 1999 (21 năm, loại 1982, 1989), của Ayun Hạ từ năm 1989-1993 (5 năm). Chọn 3 trận lũ điển hình của An Khê (1981, 1986, 1990) và 2 trận lũ điển hình của Ayun Hạ (1990, 1992)

Nhận xét:

            Như trong hồ sơ thiết kế hồ chứa nước Ayun Hạ và hồ sơ Lập quy trình vận hành điều tiết hồ chứa nước Ayun Hạ thì kết quả tính toán lưu lượng đỉnh lũ thiết kế QmaxTK và tổng lượng lũ thiết kế WmaxTK được tính hoàn toàn  theo tài liệu sử dụng là liệt dòng chảy lũ lưu vực tương tự An Khê. Riêng chỉ có đường quá trình lũ thiết kế ở giai đoạn lập quy trình vận hành điều tiết hồ chứa nước sử dụng thêm 2 trận lũ điển hình được đo đạc tại Ayun Hạ để thu phóng đường quá trình lũ (điều này không liên quan điến lưu lượng đỉnh lũ và tổng lượng lũ thiết kế)

2.1.3. Các tài liệu sử dụng phục vụ tính toán kiểm định hồ chứa nước Ayun Hạ.

1) Các tài liệu trong hồ sơ thiết kế và hồ sơ lập quy trình vận hành điều tiết hồ chứa nước Ayun hạ.

2) Liệt lượng mưa ngày lớn nhất trạm thủy văn Pơ Mơ Rê ( 1978 – 2013), 36 năm

3) Liệt lượng mưa ngày trạm thủy văn An Khê ( 1977 – 2013), 37 năm

4) Chuỗi dòng chảy tháng lưu vực tương tự An Khê cập nhật đến năm 2012.

5) Liệt lưu lượng đỉnh lũ trạm thủy văn An Khê cập nhập đến năm 2013

6) Liệt tổng lượng lũ 1,3,5,7 ngày max trạm thủy văn An Khê (1977-2013)

7) Trích lũ giờ trạm thủy văn An Khê qua các năm lũ lớn như 1981, 1986, 1987, 1993,1998, 2007,2013

Nguồn tài liệu này do Trung tâm ứng dụng công nghệ và bồi dưỡng nghiệp vụ khí tượng thủy văn và môi trường (Trung tâm khí tượng thủy văn Quốc Gia – Bộ tài nguyên và môi trường) cung cấp (Các tài liệu này xem ở mục 1-1, Phụ Lục 1)

2.2. Tính toán đặc trưng thủy văn thiết kế phục vụ kiểm định an toàn đập hồ chứa nước Ayun Hạ

2.2.1. Tính toán lượng mưa ngày thiết kế

          -Phương pháp tính toán: Sử dụng luật phân bố xác xuất Piếc – Sơn III, công thức tính tần suất kinh nghiệm theo công thức vọng số của Weibull và Kritsky-Menken vẽ đường tần suất mưa 1 ngày max thiết kế

          -Tài liệu sử dụng:

+ Liệt lượng mưa ngày trạm thủy văn Pơ Mơ Rê ( 1978 – 2013), 36 năm

+ Liệt lượng mưa ngày trạm thủy văn An Khê ( 1977 – 2013), 37 năm

          -Kết quả tính toán: Kết quả tính toán được thể hiện tóm tắt trong bảng 2.1. Kết quả chi tiết xem mục 2-1, Phụ lục 2

Bảng 2.1: Kết quả tính toán mưa 1 ngày max theo trạm Pơ Mơ Rê và trạm An Khê

Trạm

Xtb

Cv

Cs

X P=0,1%

X P=0,5%

X P=1%

Pơ Mơ Rê

119,61

0,36

1,5

347,63

288,35

247,83

An Khê

135.80

0,4

0,82

384,06

325,92

300,14

2.2.2. Tính toán dòng chảy năm

          -Phương pháp tính toán: Sử dụng tài liệu dòng chảy lưu vực tương tự An Khê để chuyển về tuyến công trình hồ chứa Ayun Hạ bằng một phép nhân với hệ số 1,114 (tỷ lệ diện tích 2 lưu vực theo như hồ sơ thiết kế). Sau đó, tính toán dòng chảy trung bình nhiều năm theo công thức:

          -Tài liệu sử dụng:

          + Chuỗi dòng chảy tháng đến hồ Ayun Hạ (1967-2000) theo tài liệu phụ lục các tính toán kỹ thuật để lập quy trình vận hành điều tiết hồ chứa nước Ayun Hạ.

          + Cập nhập số liệu dòng chảy tháng của lưu vực tương tự An Khê đến năm 2012.

         -Kết quả tính toán: Sau khi cập nhật tài liệu thì lưu lượng dòng chảy trung bình nhiều năm Q0 đến hồ Ayun Hạ là: 37,21 m³/s nhỏ hơn giai đoạn lập quy trình vận hành hồ chứa (Q0= 37,46 m³/s) là 0,25 m³/s

2.2.3. Tính toán dòng chảy lũ: 

2.2.3.1. Tính toán lưu lượng đỉnh lũ thiết kế QmaxP:

–       Phương pháp tính toán

1)  Theo công thức tính toán đỉnh lũ thiết kế Xô-Kô-lốp-ski (QPTL C-6-77) với lượng mưa thiết kế được tính toán từ hai trạm An Khê và Pơ Mơ Rê. Công thức như sau:

 
(m³/s)

2) Theo phương pháp thống kê vẽ đường tần suất theo tài liệu lưu vực tương tự An Khê: Theo phương pháp này, tính lưu lượng đỉnh lũ đến hồ Ayun Hạ hoàn toàn dựa theo lưu vực tương tự An Khê rồi chuyển về tuyến công trình Ayun Hạ theo tỷ lệ diện tích. Tài liệu sử dụng để tính toán là liệt lưu lượng đỉnh lũ từ năm 1967 đến năm 2013, thiếu hai năm 1975,1976 và loại bỏ các năm 1982 (Qmax = 100 m³/s), 1989 (Qmax = 250 m³/s), 2006 (Qmax = 275 m³/s) , 2012 (Qmax = 203 m³/s) vì các năm này có lưu lượng đỉnh lũ nhỏ.

          -Kết quả tính toán:

Bảng 2.2: Kết quả tính toán lưu lượng đỉnh lũ thiết kế theo các phương pháp:

Phương pháp tính QmaxP (m³/s)
P = 0,1% P = 0,5% P = 1%
Xô-Kô-Lốp-Ski

(Số liệu mưa trạm Pơ Mơ Rê)

5681 4527 4100
Xô-Kô-Lốp-Ski

(Số liệu mưa trạm An Khê)

6306,61 5154,17 4653,80
Phương pháp thống kê theo lưu vực tương tự An Khê rồi chuyển về tuyến công trình Ayun Hạ 6552,14 5244,38 4681,68

(Bảng tính tần suất và đường tần suất lưu lượng đỉnh lũ An Khê xem ở mục 2-2. Phụ lục 2)

Nhận xét: Kết quả tính toán theo phương pháp thống kê lưu lượng lũ, sử dụng lưu vực tương tự An Khê có độ tin cậy cao, thiên về an toàn cho tuyến công trình, phản ánh đúng điều kiện phát sinh dòng chảy lũ của lưu vực nên được lựa chọn phục vụ tính toán điều tiết lũ hồ chứa nước Ayun Hạ. Với kết quả trên lưu lượng đỉnh lũ cùng tần suất 1% và 0,5 %, kết quả tính toán của Tư vấn kiểm định lớn hơn kết quả tính toán lập quy trình vận hành hồ chứa và nhỏ hơn kết quả tính tóan thiết kế. Tuy nhiên, ứng với tần suất lũ kiểm tra 0,1% lớn hơn so với tần suất lũ kiểm tra 0,5% do Tư vấn thiết kế tính toán và lựa chọn trước đây.

Lý do:

Giá trị lưu lượng đỉnh lũ lớn nhất bình quân giai đoạn (1966-1988) là 1165 (m³/s) (theo báo cáo thủy văn – công trình thủy lợi Ayun Hạ – Viện khảo sát thiết kế thủy lợi – Hà Nội 1989) giá trị này tương đương với lưu lượng đỉnh lũ lớn nhất bình quân giai đoạn (1967-2013) là 1167 (m³/s) sự chênh lệch này là nhỏ (0,17%). Từ chuỗi liệt tài liệu thống kê như trên, tiến hành kiểm định thống kê và vẽ đường tần suất lý luận cho thấy. Hệ số phân tán Cv của liệt tài liệu (1967-2013) là 0,61 nhỏ hơn liệt tài liệu (1966-1988) là 0,8. Do vậy đường tần suất lý luận do Tư vấn kiểm định tính toán có độ dốc nhỏ hơn Tư vấn thiết kế tính toán dẫn đến kết quả tính toán lưu lượng đỉnh lũ nhỏ hơn.

Bảng 2.3.: So sánh kết quả tính toán lưu lượng đỉnh lũ thiết kế qua các giai đoạn:

Giai đoạn Phương pháp tính QmaxP (m³/s)
P = 0,1% P = 0,5% P = 1%
Thiết kế (1989) Phương pháp thống kê theo lưu vực tương tự An Khê (tài liệu từ năm 1966÷1988)   6360 5540
Lập quy trình vận hành điều tiết hồ (2004) Phương pháp thống kê theo lưu vực tương tự An Khê (tài liệu từ năm 1966÷1999)   4348 3953
Tư Vấn kiểm định (2014) Phương pháp thống kê theo lưu vực tương tự An Khê

(tài liệu từ năm 1967-2013)

6552,14 5244,38 4681,68

2.2.3.2. Tính toán tổng lượng lũ thiết kế.

          -Phương pháp tính toán: Tương tự như phương pháp xác định lưu lượng đỉnh lũ thiết kế, tổng lượng lũ thiết kế trong chuỗi thời gian 1,3,5,7 ngày lớn nhất sử dụng phương pháp thống kê vẽ đường tần suất tổng lượng lũ của lưu vực tương tự An Khê sau đó chuyển về tuyến công trình Ayun Hạ theo tỷ lệ diện tích.

         -Công thức tính toán tổng lượng lũ được xác định theo lưu lượng bình quân từng thời đoạn (Theo TCVN 9845 : 2013)

Trong đó: T –Thời gian (s)

                Qi -lưu lượng bình quân từng thời đoạn (m³/s)

         -Tài liệu sử dụng: Liệt tổng lượng lũ 1,3,5,7 ngày max trạm thủy văn An Khê (1977-2013)

          –Kết quả tính toán: Đường tần suất tổng lượng lũ 1 ngày, 3 ngày, 5 ngày, 7 ngày max thiết kế được tính toán đưa ra ở mục 2-3, Phụ Lục 2; kết quả được đưa ra ở bảng sau:

Bảng 2.4: Tổng lượng lũ thời đoạn 1,3,5,7 ngày max trạm An Khê ứng với các tần suất thiết kế. 

Tổng lượng lũ Tham số thống kê Tổng lượng lũ ứng với tần suất thiết kế (106 m³)
Wtb (106 m³) Cv Cs P=0.1% P=0.5%
W1 74,17 0,45 Cs=2,5Cv 232,84 194,59
W3 133,57 0,45 Cs=2,5Cv 419,31 350,43
W5 170,38 0,49 Cs=2,5Cv 579,45 478,68
W7 197,47 0,48 Cs=2,5Cv 658,45 545,49

Từ kết quả tính toán tổng lượng lũ các thời đoạn của An Khê, chuyển về tuyến công trình hồ Ayun Hạ theo tỷ lệ diện tích.

Bảng 2.5: Tổng lượng lũ thời đoạn 1,3,4,5,7 ngày max tuyến công trình Ayun Hạ ứng với các tần suất thiết kế. 

Tuyến công trình hồ Ayun Hạ
Tổng lượng lũ thời đoạn Tổng lượng lũ ứng với các tần suất thiết kế
P=0,1% P=0,5%
W1 (106 m³) 284,06 237,40
W3 (106 m³) 511,56 427,53
W5 (106 m³) 706,93 583,99
W7 (106 m³) 803,31 665,50

2.2.3.3. Tính toán quá trình lũ thiết kế 

          -Phương pháp tính toán: Đã sử dụng 2 phương pháp để thu phóng quá trình lũ thiết kế là phương pháp cùng tỷ số và phương pháp cùng tần suất.

  • Theo phương pháp cùng tỷ số, tung độ đường quá trình lũ được thu phóng theo tỷ số:

Trong đó: KQ – hệ số thu phóng

                 Qmaxp – Lưu lượng đỉnh lũ thiết kế

                Qmaxdh – Lưu lượng lũ điển hình thực đo

  • Theo phương pháp cùng tần suất, tung độ đường quá trình lũ được thu phóng theo các hệ số sau:

Theo phương pháp này, tung độ đỉnh lũ được thu phóng theo tỷ số:

            Còn các tung độ khác được thu phóng theo tỷ số kw xác định theo lượng lũ trong các thời đoạn khác nhau.

Hai ngày còn lại trong ba ngày lũ lớn nhất:

Hai ngày còn lại trong năm ngày lũ lớn nhất:

Hai ngày còn lại trong 7 ngày lũ lớn nhất:

Sau khi tính toán nhận thấy:

+Tính theo phương pháp thu phóng một tỷ số cho lưu lượng đỉnh lũ sau khi thu phóng bằng lưu lượng đỉnh lũ thiết kế nhưng tổng lượng lũ sau khi thu phóng không đảm bảo bằng tổng lượng lũ thiết kế . Phương pháp này không phù hợp để áp dụng cho hồ chứa nước Ayun Hạ vì chênh lệch giữa tổng lượng lũ sau khi thu phóng với tổng lượng lũ thiết kế là rất lớn. Loại bỏ phương pháp này.

+Phương pháp cùng tần suất phân ra các thời kỳ lũ chính và lũ phụ; đảm bảo lưu lượng đỉnh lũ sau khi thu phóng bằng lưu lượng đỉnh lũ thiết kế, tổng lượng lũ bằng tổng lượng lũ thiết kế, thời gian lũ sau khi thu phóng bằng thời gian lũ điển hình. Là phương pháp có độ tin cậy lớn nên được chọn để thu phóng quá trình lũ phục vụ tính toán điều tiết hồ chứa nước Ayun Hạ.

+Tài liệu tính toán: từ liệt trích lũ giờ trạm thủy văn An Khê qua các năm lũ lớn như 1981, 1986, 1987, 1993,1998, 2007 nhận thấy trận lũ năm 1981 từ ngày 7/11 – 13/11 có đỉnh lũ lớn nhất, thời gian lũ kéo dài; trận lũ năm 1998 từ ngày 19/11 -25/11 là trận lũ kép có lưu lượng đỉnh lũ và tổng lượng lũ lớn; trận lũ năm 2007 từ ngày 9/11 – 6/11 tuy lưu lượng đỉnh lũ nhỏ hơn trận lũ năm 1981 nhưng là trận lũ có tổng lượng lũ lớn; trận lũ năm 2013 từ ngày 15/11-18/11 là trận lũ có đỉnh lũ lớn nhất từ trước tới nay và xuất hiện trong thời gian ngắn. Lấy các trận lũ năm 1981, 1998, 2007, 2013  làm trận lũ điển hình để tính toán.

Các thông số xác định quá trình lũ thiết kế được đưa ra ở bảng sau:

Bảng 2.6: Các thông số xác định quá trình lũ thiết kế.

Thông số Mô hinh lũ 1981 Mô hình lũ 1998 Mô hình lũ 2007 Mô hình lũ 2013 Mô hình lũ P=0.5% Mô hình lũ P=0.1%
Qmax (m³/s) 2440 1670 2070 3060 5244,38 6552,14
W1

(106 m³)

120,5 97 80,6 133,00 237,40 284,06
W3

(106 m³)

213,6 208,4 210,1 263,91 427,53 511,56
W5

(106 m³)

258,6 289,9 273,0 321,79 583,99 706,93
W7

(106 m³)

282,1 339,4 308,4 355,82 665,50 803,31

Kết quả tính toán được đưa ra ở mục 2-4, Phục lục 2

2.3. Tính toán bùn cát

2.3.1. Phương pháp tính

Hồ chứa nước Ayun Hạ không có tài liệu đo đạc bùn cát, ở gần lưu vực hồ chứa nước Ayun Hạ có tài liệu đo đạc bùn cát tại trạm thủy văn An Khê có điều kiện bề mặt, diện tích và địa chất tương tự với lưu vực hồ chứa nước Ayun Hạ. Do vậy, tính toán lượng bùn cát hồ chứa nước Ayun Hạ lấy số liệu bùn cát trạm thủy văn An Khê làm lưu vực tương tự.

Từ bảng thống kê số liệu lưu lượng bùn cát bình quân và lưu lượng dòng chảy bình quân tại trạm thủy văn An Khê, tính được mật độ bùn cát bình quân nhiều năm trạm thủy văn An Khê theo công thức:

            Trong đó:

                        RL0: Lưu lượng bùn cát trạm An Khê

                        Q0AK: Lưu lượng dòng chảy trung bình nhiều năm trạm An Khê

Tính lưu lượng bùn cát lơ lửng đến hồ Ayun hạ:

                        Q0AY: Lưu lượng dòng chảy trung bình nhiều năm đến hồ Ayun Hạ

Khối lượng bồi lắng bùn cát lơ lửng hàng năm:
(Tấn/năm)

Dung tích bồi lắng bùn cát lơ lửng hàng năm:

Khối lượng bối lắng bùn cát di đáy hàng năm:(Tấn/năm)

Dung tích bồi lắng bùn cát di đáy hàng năm:

Trong đó:

            Kbl – hệ số phản ánh khả năng bồi lắng lượng bùn cát lơ lửng đến hồ phụ thuộc

            vào  tỷ số β:

                        Vk– dung tích hồ chứa tính đến mực nước dâng bình thường

                        W0– tổng lượng dòng chảy năm bình quân nhiều năm

                                    Với β>0,6 thì Kbl = 1

                                    Với β<0,15 thì Kbl = 0

                                    Với 0,15<β<0,6 thì Kbl = 0,7÷1

                        Trong trường hợp hồ Ayun Hạ β=0,21 => Kbl=0,74

            g – dung trọng riêng của bùn cát: 1,05 (tấn/m³) ứng với bùn cát lơ lửng

                                                                     1,2 (tấn/m3) ứng với bùn cát di đáy

Khối lượng bùn cát bồi lắng hàng năm:

 Wbc = WL + WD

Dung tích bùn cát bồi lắng hàng năm:

Vbc = VL + VD

2.3.2. Bùn cát bồi lắng hồ chứa nước Ayun Hạ

            Theo tài liệu tính toán kỹ thuật để lập quy trình vận hành hồ chứa nước Ayun Hạ, có bảng số liệu lưu lượng dòng chảy tháng trong năm từ năm 1967 – 2000. Lưu lượng dòng chảy bình quân nhiều năm Q0=37.46 (m³/s). Lấy số liệu dòng chảy bùn cát lưu vực An Khê làm lưu vực tương tự để tính toán, kết quả tính toán lượng bùn cát đến hồ Ayun Hạ được đưa ra ở bảng sau:

Bảng 2.16. Lượng bùn cát thiết kế hồ chứa nước Ayun Hạ
Cấp công trình II
Tuổi thọ công trình năm 100
Bùn cát lơ lửng Tấn/năm 109.908
m³/năm 104.675
Bùn cát di đáy Tấn/năm 21.982
m³/năm 18.318
Tổng lượng Tấn/năm 131.890
m³/năm 122.993
100 năm Tấn 13.189.011
12.299.277
Hbc (m) 189,54
19 năm Tấn 2.505.913
2.336.863
Hbc (m) 185,15

      Để xác định chính xác lượng bùn cát bồi lắng lòng hồ, Tư vấn kiểm định tiến hành đo đạc lại địa hình mặt cắt ngang lòng hồ để biết lượng bùn cát thực tế đã bồi lắng sau 19 năm hồ đi vào hoạt động. xác định lại cấp của công trình hồ chứa nước theo quy chuẩn quốc gia QCVN 04-05: 2012 BNNPTNT.

*Xác định cấp công trình theo QCVN 04-05: 2012 BNNPTNT theo các thông số:

           Diện tích tưới:13500 ha => công trình cấp II

Dung tích ứng với MNDBT: 253×106 m³ => công trình cấp I

Chiều cao đập đất lớn nhất: 37m => công trình cấp I

Theo các tiêu chí trên, cấp công trình là cấp cao nhất xác định theo các tiêu chí.

Vậy cấp công trình là cấp I.

Ứng với công trình cấp I, tần suất thiết kế là P=0.5%, tần suất kiểm tra P = 0.1%

*Trong tháng 6/2014 công tác đo đạc mặt cắt ngang địa hình lòng hồ chứa Ayun Hạ đã hoàn thành đưa ra các số liệu cao trình lòng hồ với 13 mặt cắt lần lượt từ cụm công trình đầu mối đi sâu vào lòng hồ, các vị trí mặt cắt được đưa ra tại hình 2.1.


Hình 2.1: Vị trí các tuyến mặt cắt ngang lòng hồ Ayun Hạ

                       Theo kết quả số liệu thực đo các tuyến mặt cắt ngang như đã trình bày ở trên. Cao trình đáy hồ cao thấp không đều theo cả hướng dòng chảy và mặt cắt ngang vuông góc với hướng dòng chảy. Cao trình đáy hồ trung bình ở vị trí các mặt cắt 13- 11 ở vào khoảng 186m. Ở vị trí các tuyến mặt cắt này phản ánh lưu lượng bùn cát tập trung đến hồ rõ nét nhất vì đây là phạm vi chính của lòng hồ. Lượng nước chảy về hồ sẽ tập trung chính ở đây, mang theo lượng bùn cát bồi lắng. Từ vị trí mặt cắt 10 đến mặt cắt số 6 cao trình đáy trung bình lại có xu hướng giảm dần, cao trình đáy ở vào khoảng 173-175m. Thấp nhất tại vị trí mặt cắt số 6, cao trình đáy hồ thấp nhất là 172,33m. Khu vực này có cao trình đáy thấp là vì lòng hồ co hẹp đột ngột theo tuyến dẫn nước ra đập chính, làm tăng vận tốc dòng chảy mang theo lượng bùn cát dưới đáy. Từ mặt cắt 5 về mặt cắt số 1, cao trình đáy lại có xu hướng tăng dần do lượng bùn cát bị cuốn trôi từ mặt cắt số 10 đến mặt cắt số 6. Cao trình đáy hồ trung bình tại vị trí các mặt cắt này ở vào khoảng 185-186m (bồi lắng so với lúc đưa vào vận hành từ 5÷6m). Tại vị trí khoảng  mặt cắt số 1-2, cao trình đáy lòng hồ trung bình là 186,5m, cao hơn cao trình bùn cát trung bình 0,5 m. Cao trình bùn cát ở vị trí gần cửa lấy nước ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sử dụng nước phục vụ tưới và phát điện của hồ chứa nên cần phải theo dõi xem xét thường xuyên hơn.

Nhận xét:

Theo số liệu khảo sát 13 mặt cắt ngang hồ để xác định lượng bùn cát bồi lắng sau 19 năm hồ đi vào hoạt động. Đơn vị kiểm định đánh giá : thực tế bùn cát bồi lắng lòng hồ Ayun Hạ đang diễn ra rất nhanh, đặc biệt là khu vực gần cửa lấy nước cao trình bùn cát là 188m cao hơn cao trình bùn cát tính theo lý thuyết là 2,85m. Như vậy, sau 19 năm đi vào hoạt động theo tính toán đo đạc thực tế cao trình bùn cát lòng hồ đang ở cao trình +188m ứng với lượng dung tích đã bồi lắng là 6,6×106 m3. Từ đó, lượng bùn cát bồi lắng trung bình lòng hồ mỗi năm là 0,347×106 m3 (theo tính toán của thiết kế cao trình bùn cát lòng hồ ở cao trình +185,15m ứng với lượng dung tích đã bồi lắng là 2,336×106 m3 tương ứng bùn cát bồi lắng trung bình lòng hồ mỗi năm là 0,123×106 m3). Theo QCVN 0405: 2012 BNNPTNT thì ứng với công trình cấp I cao trình bùn cát phải thấp hơn cao trình ngưỡng cửa lấy nước là 0,5m (Hbc=190m).  Chiều cao bồi lắng từ 2÷7m, tốc độ bồi lắng trung bình từ 0,11 ÷ 0,37m mỗi năm (tính từ lúc đưa vào vận hành năm 1995 đến lúc đo đạc kiểm định năm 2014). Như vậy với tốc độ bồi lắng như trên thì khỏang 8 đến 9 năm nữa cao trình bùn cát đạt đến cao trình +190,0m và sau 2 đến 3 năm tiếp đó cao trình bùn cát bằng cao trình ngưỡng cống lấy nước +190,5m. Với tốc độ bồi lắng diễn ra nhanh hơn rất nhiều so với tính toán của thiết kế công trình ban đầu, Chủ đập cần lên phương án nạo vét lòng hồ để đảm bảo dung tích hồ phục vụ được đa mục tiêu: cấp nước tưới, phát điện và nuôi trồng thủy sản.

2.3.3. Đề xuất biện pháp xử lý

Lòng hồ bị bồi lắng từ 2,0÷7,0m, tuy nhiên chỗ bồi lắng nhiều nhất có cao trình khỏang +188,0m vẫn còn thấp hơn so với cao trình ngưỡng cống lấy nước (+190,50m) và cao trình bùn cát của hồ (+190,0m). Nhưng do tốc độ bồi lắng diễn ra nhanh hơn rất nhiều so với tính toán, nên cần có giải pháp bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn và lên phương án tiến hành nạo vét lòng hồ để đảm bảo dung tích hồ phục vụ được đa mục tiêu: cấp nước tưới, phát điện và nuôi trồng thủy sản.

CHƯƠNG III: ĐIỀU TIẾT DÒNG CHẢY LŨ

3.1. Hiện trạng công trình

            Theo thiết kế công trình hồ chứa nước Ayun Hạ, công trình có tràn xả lũ là bê tông cốt thép, mặt cắt thực dụng, có ba cửa van hình cung kích thước BxH = 6×5 m², hệ thống đóng mở bằng điện, tiêu năng bằng máng phun, cao trình đỉnh tràn là +199m, Qxả max =1237 m³/s. Thông số hồ chứa nước: Mực nước dâng bình thường 204m, mực nước chết 195m, Mực nước lũ thiết kế (1%) 209,92 m

            Theo sổ quan trắc lưu lại mực nước và lượng mưa hồ chứa Ayun Hạ từ năm 1998 đo mực nước tại các thời điểm lúc 7h sáng hoặc 19h chiều từ năm 1988 đến nay thì mực nước trong hồ chứa không có giá trị nào vượt cao trình 205m tức là lớn hơn mực nước dâng bình thường 1m. Hồ chứa thường xả nước phục vụ tưới ở các mùa vụ và điều tiết các trận lũ nhỏ.       Tuy nhiên để đảm bảo an toàn cho tuyến công trình thì phải tính toán điều tiết lũ lại hồ chứa, đề phòng trường hợp bất trắc xảy ra và có những biện pháp ứng phó.

3.2. Phương pháp tính toán

            Theo tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia TCVN-9147 2012 tính toán thủy lực đập tràn. Lưu lượng lũ xả qua tràn được tính toán theo công thức sau:

            Trong đó:

                        Q – lưu lượng xả qua tràn

                        e – Hệ số co hẹp

                        m – Hệ số lưu lượng

                        em = 0,43

                        b – Bề rộng tràn (3×6)m

                        H0 – Cột nước trên tràn (H0=H bỏ qua lưu tốc tới gần)

            Tính toán điều tiết lũ sử dụng tài liệu quan hệ lòng hồ Z-F-W từ tài liệu tính toán kỹ thuật để lập quy trình vận hành điều tiết hồ chứa nước Ayun Hạ của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn được phê duyệt năm 2003. Biểu đồ quan hệ và bảng quan hệ lòng hồ được đưa ra ở mục 1-2, Phụ lục 1.

3.3. Kết quả tính toán.

            Từ đường quá trình lũ thu phóng theo các năm điển hình 1981, 1998, 2007, 2013 theo phương pháp cùng tần suất (như đã nói trong mục 2.2.3.3) đã tiến hành tính toán điều tiết lũ hồ chứa nước Ayun Hạ, mực nước đón lũ 204m. Kết quả tính toán được đưa ra tóm tắt ở bảng sau: (Kết quả chi tiết được đưa ra ở mục 3-1 Phụ lục 3)

Bảng 3.1: Kết quả tính toán điều tiết lũ

Thông số Quá trình lũ thu phóng theo lũ điển hình năm 1981 Quá trình lũ thu phóng theo lũ điển hình năm 1998 Quá trình lũ thu phóng theo lũ điển hình năm 2007 Quá trình lũ thu phóng theo lũ điển hình năm 2013
Tần suất P=0,5% P=0,1% P=0,5% P=0,1% P=0,5% P=0,1% P=0,5% P=0,1%
Qđến max (m3/s) 5244,38 6552,14 5244,38 6552,14 5244,38 6552,14 5244,38 6552,14
Qxả max (m3/s) 1175,74 1372,02 1080,72 1272,79 1180,53 1404,52 1063,85 1262,76
MNLTK (m) 209,54 210,68 208,96 210,11 209,57 210,86 208,86 210,05

v     Nhận xét

          -Trường hợp quá trình lũ thiết kế thu phóng theo phương pháp cùng tần suất đảm bảo lưu lượng đỉnh lũ sau khi thu phóng bằng lưu lượng đỉnh lũ thiết kế, tổng lượng lũ bằng tổng lượng lũ thiết kế, thời gian lũ sau khi thu phóng bằng thời gian lũ điển hình. Kết quả điều tiết lũ ứng với các tần suất với các lũ thu phóng theo năm điển hình 1981, 1998, 2007, 2013 đã được đưa ra ở bảng 3.1.

            Theo phương pháp này dưới trận lũ thu phóng theo năm điển hình 1981 thì hồ chứa hoàn toàn có thể điểu tiết bình thường khi mở hoàn toàn ba khoang tràn xả lũ và mực nước đón lũ là mực nước dâng bình thường MNBT = 204m. Mực nước lũ thiết kế ứng với tần suất P=0.5% là 209,54m thấp hơn mực nước lũ thiết kế ở giai đoạn thiết kế 0,38m. và mực nước lũ kiểm tra ứng với tần suất P=0,1% là  210,68m thấp hơn mực nước lũ kiểm tra ở giai đoạn thiết kế 0,18m.

            Khi quá trình lũ thu phóng theo năm 1998, đây là một trận lũ kép có đỉnh lũ và tổng lượng lũ lớn, khi điều tiết lũ ứng với tần suất P=0,5% thu phóng theo năm này, mực nước mực nước lũ thiết kế là 208,96 (thấp hơn mực nước lũ thiết kế ở giai đoạn thiết kế 1,06m) và mực nước lũ kiểm tra ứng với tần suất lũ kiểm tra P=0,1% là 210,11m thấp hơn mực nước lũ kiểm tra ở giai đoạn thiết kế 0,75m

            Khi quá trình lũ thu phóng theo năm 2007, đây là một trận lũ đơn, tuy không có lưu lượng đỉnh lũ bằng lưu lượng đỉnh lũ năm 1981 nhưng tổng lượng lũ của năm này lớn. Khi điều tiết lũ ứng với tần suất thiết kế P=0,5% mực nước lũ thiết kế là 209,57 thấp hơn mực nước lũ thiết kế ở giai đoạn thiết kế 0,35m, hồ chứa điều tiết bình thường khi mở hoàn toàn ba khoang tràn xả lũ và mực nước đón lũ ở cao trình mực nước dâng bình thường. Khi điều tiết lũ ứng với tần suất kiểm tra P=0,1% mực nước lũ kiểm tra là 210,86 bằng mực nước lũ kiểm tra ở giai đoạn thiết kế.

            Khi quá trình lũ thu phóng theo năm 2013, đây là trận lũ có lưu lượng đỉnh lũ lớn nhất từ trước tới nay, thời gian xuất hiện lũ ngắn. Khi điều tiết lũ ứng với tần suất lũ thiết kế P=0,5% mực nước lũ thiết kế là 208,86m thấp hơn mực nước lũ thiết kế ở giai đoạn thiết kế 1,06m và mực nước lũ kiểm tra ứng với tần suất lũ kiểm tra P=0,1% là 210,05m thấp hơn mực nước lũ kiểm tra ở giai đoạn thiết kế 0,81m. Tuy trận lũ năm 2013 có đỉnh lũ lớn nhưng xuất hiện trong thời gian ngắn nên hồ chứa cũng hoàn toàn có thể điều tiết bình thường khi mở 3 cửa van với mực nước đón lũ ở cao trình mực nước dâng bình thường.

*Kết luận:

Qua những phân tích, đánh giá về kết quả tính toán điều tiết lũ như trên, Tư vấn kiểm định nhận thấy quá trình lũ thu phóng theo phương pháp cùng tần suất theo lũ điển hình của lưu vực tương tự An Khê năm 2007 có lưu lượng đỉnh lũ và tổng lượng lũ lớn có độ tin cậy cao và bất lợi nhất cho tuyến công trình hồ Ayun Hạ nên được lựa chọn để kiểm định. Theo TCVN 8216-2009 Thiết kế đập đất đầm nén thì chiều cao an toàn của đập ứng với công trình cấp I phải lớn hơn mực nước lũ thiết kế 1m và phải lớn hơn mực nước lũ kiểm tra 0,5m. Hiện tại, cao trình đỉnh đập là 211m và cao trình đỉnh tường chắn sóng là 212m, mực nước lũ thiết kế ở giai đoạn thiết kế của hồ Ayun Hạ là 209,92m và mực nước lũ kiểm tra là 210,86m. Tư vấn kiểm định tính toán điều tiết lũ thiết kế tần suất P=0,5% thì mực nước lũ thiết kế là 209,57m thấp hơn cao trình mực nước lũ thiết kế ở giai đoạn thiết kế 0,35m, thấp hơn cao trình đỉnh đập 1,43m; tính toán điều tiết lũ kiểm tra tần suất P=0,1% thì mực nước lũ kiểm tra là 210,86m bằng với cao trình mực nước lũ kiểm tra ở giai đoạn thiết kế và thấp hơn cao trình đỉnh đập là 0,14m (<0,5m). Như vậy, khi mở toàn bộ 3 khoang tràn xả lũ và mực nước đón lũ ở mực nước dâng bình thường 204m thì hồ chứa không đảm bảo chiều cao an toàn của đập theo TCVN 8216-2009, cần có biện pháp làm tăng dung tích phòng lũ của hồ Ayun Hạ trước khi hồ đón lũ ứng với tần suất lũ kiểm tra P=0,1%.

Bảng 3.2: So sánh kết quả điều tiết lũ qua các giai đoạn

Giai đoạn Cấp công trình Trường hợp thiết kế Trường hợp kiểm tra
Tuần suất (%) Qđến max (m³/s) Qxả max

(m³/s)

ZMNLTK

(m)

Tần suất

%

Qđến max

(m³/s)

Qxả max

(m³/s)

ZMNLKT

(m)

Thiết kế số liệu đã được duyệt (1986) II 1 5540 1237 209,92 0,5 6360 1876 210,86
Tư vấn lập quy trình vận hành điều tiết (2004) II 1   1059,16 208,75 0,5 4348 1149 209,3
Tư vấn kiểm định (2014) I 0,5 5244,38 1180,53 209,57 0,1 6552,14 1404,52 210,86

3.4.  Điều tiết lũ theo quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Ba

Theo quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Ba được ban hành kèm theo Quyết định số 1077/ QĐ-TTg ngày 07/7/2014 của Thủ Tướng Chính Phủ thì mực nước cao nhất trước lũ của hồ Ayun Hạ trong mùa lũ là 203m; mực nước đón lũ của hồ Ayun Hạ khi tham gia giảm lũ cho hạ du là 202m.

Theo kết quả tính toán điều tiết lũ ở mục 3.3 nhận thấy đường quá trình lũ thu phóng theo năm 2007 là đường quá trình lũ bất lợi nhất cho công trình hồ chứa nước Ayun Hạ.

Tiến hành điều tiết hồ chứa nước Ayun Hạ theo quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Ba với đường quá trình lũ thu phóng theo năm 2007 với hai trường hợp mực nước đón lũ là 202m và 203m. Kết quả tính toán được đưa ra tóm tắt ở bảng 3.3 so sánh với kết quả tính toán khi mực nước đón lũ là 204m. (Kết quả chi tiết đưa ra ở mục 3-2 phụ lục 3)

Bảng 3.3 Kết quả tính toán điều tiết lũ với mực nước đón lũ là 202m; 203m; 204m.

Đặc trưng Mực nước đón lũ 202m Mực nước đón lũ 203m Mực nước đón lũ 204m
  P=0,5% P=0,1% P=0,5% P=0,1% P=0,5% P=0,1%
Qđến max

(m³/s)

5244,38 6552,14 5244,38 6552,14 5244,38 6552,14
Qxả max

(m³/s)

1106,55 1338,83 1137,71 1376,26 1180,53 1404,52
MNLTK

(m)

209,12 210,49 209,31 210,65 209,57 210,86

Nhận xét:

            Từ kết quả trên cho thấy, hồ chứa nước Ayun Hạ hoàn toàn có thể điều tiết trận lũ thiết kế ứng với tần suất P=0,5% khi mở toàn bộ 3 cửa van. Nhưng với trận lũ kiểm tra tần suất P=0,1% thì phải mở hoàn toàn 3 cửa van và mực nước đón lũ phải là 202m thì mới phù hợp với chiều cao an toàn đập theo tiêu chuẩn TCVN 8216-2009 và cao trình 202m cũng là cao trình mực nước đón lũ được phê duyệt theo quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Ba.

CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4.1. Kết luận

Công trình hồ chứa nước Ayun Hạ với diện tích lưu vực 1670 km² nằm ở địa phận xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai. Cụm công trình đầu mối hồ chứa nằm về phía Đông Nam thành phố Pleiku, cách thành phố Pleiku 60km, cách quốc lộ 25 khoảng 2km.

Công trình có nhiệm vụ cấp nước tưới cho 13.500ha đất nông nghiệp của thị xã Ayun Pa, huyện Phú Thiện và huyện Ia Pa, kết hợp với phát điện công suất lắp máy 3MW, cấp nước sinh hoạt cho nhân dân trong vùng, lợi dụng hồ để nuôi cá và còn có tác dụng giảm lũ hạn chế thiệt hại cho địa phương.

            Lưu vực hồ Ayun Hạ có mô đun dòng chảy năm thiết kế là 22,28 l/s.km², hệ số dòng chảy a=0,51. Lưu lượng dòng chảy bình quân nhiều năm là 37,21 m³/s.

            Theo quy chuẩn quốc gia QCVN 04-05/2012 BNNPTNT xét theo các tiêu chí hồ chứa và chiều cao đập lớn nhất thì cấp của hồ chứa là cấp I. Do vậy hồ chứa nước Ayun Hạ đã được tính toán kiểm định với các thông số chính như sau:

+ Tần suất lũ thiết kế P= 0,5% tương ứng với lưu lượng đỉnh lũ Qmaxp = 5244,38 m³/s:

          -Ứng với mực nước đón lũ là 204m thì lưu lượng xả lớn nhất Qxả max = 1180,53 m³/s, mực nước lũ thiết kế MNLTK = 209,57m

         -Ứng với mực nước đón lũ là 203m thì lưu lượng xả lớn nhất Qxả max = 1137,71 m³/s, mực nước lũ thiết kế MNLTK = 209,31m

          -Ứng với mực nước đón lũ là 202m thì lưu lượng xả lớn nhất Qxả max = 1106,55 m³/s, mực nước lũ thiết kế MNLTK = 209,12m

+ Tần suất lũ kiểm tra  P=0,1% tương ứng với lưu lượng đỉnh lũ Qmaxp = 6552,14 m³/s:

          -Ứng với mực nước đón lũ là 204m thì lưu lượng xả lớn nhất Qxả max = 1404,52 m³/s, mực nước lũ kiểm tra MNLKT = 210,86m

         -Ứng với mực nước đón lũ là 203m thì lưu lượng xả lớn nhất Qxả max = 1376,26 m³/s, mực nước lũ kiểm tra MNLKT = 210,65m

          -Ứng với mực nước đón lũ là 204m thì lưu lượng xả lớn nhất Qxả max = 1338,83 m³/s, mực nước lũ kiểm tra MNLKT = 210,49m

            Theo  TCVN 8216-2009 Thiết kế đập đất đầm nén; theo quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Ba được ban hành kèm theo Quyết định số 1077/ QĐ-TTg ngày 07/7/2014 của Thủ Tướng Chính Phủ; so sánh với cao trình mực nước lũ kiểm tra và mực nước lũ thiết kế ở giai đoạn thiết kế thì hồ chứa hoàn toàn có thể điều tiết các trận lũ thiết kế tần suất P=0,5% khi mở toàn bộ 3 cửa van; Với trận lũ kiểm tra P=0,1% để điều tiết được thì phải mở toàn bộ ba khoang tràn xả lũ và mực nước đón lũ là 202m.

          +Hiện nay lòng hồ bồi lắng từ 2÷7m, tuy nhiên cao độ đáy hồ chỗ cao nhất khoảng +188,0m vẫn còn thấp hơn so với cao trình bùn cát +190,0m và vẫn còn thấp hơn cao trình ngưỡng cống +190,50m, nên vẫn còn đảm bảo an toàn cho cống lấy nước trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên, tốc độ bồi lắng nhanh hơn rất nhiều so với dự kiến, chứng tỏ rừng phòng hộ đầu nguồn bị giảm nhiều so với trước đây. Do đó cần phải nạo vét hồ để đảm bảo dung tích hồ phục vụ đa mục tiêu: cấp nước tưới, phát điện, nuôi trồng thủy sản.

            Để đảm bảo mục tiêu cấp nước phục vụ tưới cho 13.500 ha và phát điện công suất 3MW thì hồ chứa nước Ayun Hạ phải đảm bảo các thông số chính:

-Cao trình bùn cát :                                          Zbc = 190m

-Cao trình mực nước chết:                            MNC  = 195m

-Mực nước dâng bình thường:                  MNDBT = 204m

-Dung tích chết:                                                  Vc =52×106

-Dung tích ứng với MNDBT:                            Vbt =253×106

-Dung tích hiệu dụng:                                        Vhd =201×106

4.2. Kiến nghị

            Lòng hồ: Cần sớm nạo vét lòng hồ để đảm bảo vận hành cống an toàn.

            Hồ chứa điều tiết các trận lũ thiết kế P = 0,5% hoàn toàn bình thường khi mở toàn bộ ba khoang tràn xả lũ và mực nước đón lũ là 204m, 203m, 202m. Với trận lũ kiểm tra (P=0,1%) để đảm bảo an toàn cho tuyến công trình thì chỉ có thể điều tiết ở mực nước đón lũ 202m hoặc thấp hơn. Trước những trận lũ lớn phải chủ động ứng phó đề phòng khi xảy ra các sự cố của cửa van hoặc sự cố về an toàn đập.

            Công tác vận hành hồ chứa tuyệt đối tuân thủ theo Quy trình vận hành liên hồ trên lưu vực Sông Ba đã được Thủ Tướng Chính Phủ ban hành theo quyết định  1077/ QĐ-TTg ngày 07/07/2014

PHỤ LỤC 1: LIỆT TÀI LIỆU KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN, QUAN HỆ Z-F-W HỒ CHỨA PHỤC VỤ TÍNH TOÁN

1-1. Tài liệu khí tượng thủy văn

Bảng 1: Liệt lượng mưa ngày lớn nhất trạm thủy văn Pơ Mơ Rê (1978 – 2013).

năm Lượng mưa (mm) Ngày

tháng

năm Lượng mưa (mm) Ngày

tháng

1978 78,5 31/8 1996 93,2 14/5
1979 212,6 21/7 1997 75,9 13/7
1980 106,8 2/11 1998 217,5 26/11
1981 68,3 29/10 1999 117,3 1/11
1982 122,7 27/6 2000 100,7 13/10
1983 116,2 29/10 2001 101,3 1/6
1984 186,3 28/11 2002 103,3 10/7
1985 86,4 10/9 2003 126 17/10
1986 139,5 3/12 2004 107,8 12/5
1987 135,5 19/11 2005 132,8 13/9
1988 137,5 15/10 2006 140,4 19/5
1989 106,4 22/7 2007 131,8 5/8
1990 227 18/10 2008 121,4 4/8
1991 80 16/3 2009 118,4 5/9
1992 170,6 28/10 2010 69,5 7/8
1993 109,7 3/10 2011 79,8 25/7
1994 72,5 30/7 2012 124,4 17/6
1995 94,5 1/11 2013 93,4 7/11

Bảng 2: Liệt lượng mưa ngày lớn nhất trạm thủy văn An Khê ( 1977 – 2013).

năm Xi (mm) ngày tháng năm Xi (mm) ngày tháng
1977 109,2 25/9 1996 151,4 16/11
1978 134,1 3/11 1997 94,4 1/10
1979 133,2 27/9 1998 187,7 26/11
1980 169,6 16/11 1999 108,2 3/12
1981 113,1 9/11 2000 86 14/10
1982 46,4 21/10 2001 84,2 21/10
1983 78,3 29/10 2002 89,4 23/6
1984 118,7 25/5 2003 105,1 18/10
1985 157,9 25/11 2004 57,2 12/6
1986 172,4 2/12 2005 193,9 23/10
1987 240,7 19/11 2006 87,5 2/7
1988 128 7/11 2007 157,7 10/11
1989 97,5 21/8 2008 137,7 19/11
1990 214,2 14/10 2009 187,3 3/11
1991 80,1 24/10 2010 162 26/7
1992 178,4 23/10 2011 65,5 1/10
1993 187,4 3/10 2012 225,7 6/10
1994 136 11/9 2013 248,2 15/11
1995 100,2 26/10      

Bảng 3: Chuỗi dòng chảy tháng đến hồ Ayun Hạ

năm Tháng  
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 TB
1967 14,2 9,91 7,47 6,78 7,29 14 10,8 13,6 14,8 56,2 25,5 20,2 16,73
1968 9,76 4,58 2,67 1,78 2,9 11,1 11 16,9 28,5 79,5 17,6 9,74 16,34
1969 5,54 1,76 1,08 1,38 1,41 4,63 11,6 15 42,3 22,2 20,4 12,7 11,67
1970 7,17 5,07 4,63 2,68 5,4 13 7,56 4,51 9,56 129 185 28,1 33,47
1971 8,94 5,01 3,62 1,31 3,76 12,7 26,3 4,66 11,1 43 71,2 48,4 20,00
1972 22 5,6 12,7 12,5 12 19,6 23,5 22,7 217 43,6 89,2 80,4 46,73
1973 13,8 13,6 11 9,2 8,56 11 13,8 19,4 28,7 84,4 197 47,8 38,19
1974 17,8 10,5 6,67 7,5 7,13 14,1 5,84 30,3 22,7 45,3 84 39,2 24,25
1977 12,2 6,31 3,75 0,802 1,24 0,278 3,73 5,67 99,4 37,5 106 15,9 24,40
1978 11,14 5,09 4,96 5,5 7,72 7,4 21,28 36,76 68,4 45,23 69,51 26,85 25,82
1979 10,08 5,34 3,79 4,19 8,86 35,31 20,61 37,54 34,87 72,08 57,15 21,5 25,94
1980 9,03 5,94 3,99 3,38 30,41 33,87 31,75 29,41 81,1 186,04 256,22 49,57 60,06
1981 18,94 12,59 7,79 8,6 14,15 26,69 12,48 16,71 11,7 230,6 274,04 72,74 58,92
1982 22,06 13,03 7,61 10,12 5,39 10,52 10,07 6,17 14,93 8,67 7,51 3,46 9,96
1983 2,91 1,84 1,08 0,59 2,46 3,94 3,97 20,61 20,94 138,14 92,13 18,05 25,56
1984 15,26 8,96 5,78 11,25 13,7 32,08 12,48 23,39 34,98 98,92 167,1 60,04 40,33
1985 22,06 12,92 7,94 9,02 16,26 17,71 15,71 15,15 25,18 65,95 68,96 48,68 27,13
1986 16,49 8,53 5,11 3,32 26,51 8,2 11,14 48,12 28,52 118,08 55,59 141,48 39,26
1987 26,18 14,26 9,52 4,56 4,43 8,63 5,32 16,71 23,95 9,17 129,22 31,64 23,63
1988 16,15 8,91 5,41 3,95 10,23 12,48 31,3 32,5 40,1 189 78,5 35,9 38,70
1989 20,2 16 14 13,1 30,7 33,4 47,6 84 104 83,3 30,5 20 41,40
1990 18,8 13,9 11,2 9,86 20 75,8 51,8 98,7 100 168 110 50,2 60,69
1991 31 22,8 17,6 12,5 14,7 17,4 51,2 105 144 141 57,4 34,5 54,09
1992 24,7 18,6 14 15,4 24,3 45,2 41,2 121 88,3 117 67,2 40,7 51,47
1993 22 15,2 13,8 11,4 14,7 12,4 25,3 54,3 66,2 106 49,8 38,2 35,78
1994 32,97 19,49 14,37 13,7 24,84 20,39 32,75 29,41 79,43 77,76 35,98 33,75 34,57
1995 18,72 15,15 9,96 7,97 10,57 13,59 19,05 27,52 45,67 138,14 153,73 52,02 42,67
1996 18,49 12,81 9,31 8,85 17,94 36,43 24,4 20,5 82,77 104,27 333,09 180,47 70,78
1997 33,87 18,94 13,92 16,6 27,74 15,82 15,04 18,05 36,98 40,88 58,26 17,04 26,10
1998 12,14 9,95 8,07 8,47 10,73 7,89 8,21 15,71 22,84 127 301,89 155,96 57,41
1999 35,2 18,27 15,26 15,15 28,52 21,05 18,05 26,96 37,99 144,82 247,31 230,6 69,93
2000 38,77 21,39 14,15 15,37 16,6 25,84 22,17 43,89 28,63 122,54 132,57 53,69 44,63
2001 21,81 13,89 12,68 11,70 32,62 13,08 13,39 30,42 36,39 94,75 51,85 24,95 29,79
2002 15,89 12,18 10,51 9,24 12,66 11,27 11,54 29,57 132,73 58,24 90,36 45,53 36,64
2003 19,27 13,48 11,12 10,42 12,03 19,83 12,25 15,26 21,72 193,84 98,59 33,87 38,47
2004 22,50 14,37 10,73 10,48 10,03 46,45 15,37 21,83 28,96 22,39 30,75 28,07 21,83
2005 12,16 8,24 6,84 7,78 10,35 7,49 13,34 29,52 85,94 101,55 119,84 73,13 39,68
2006 30,52 17,27 12,81 11,81 25,96 12,25 22,73 24,17 47,46 46,12 16,26 30,52 24,82
2007 18,38 10,97 9,11 8,25 29,52 13,59 12,25 30,41 45,67 160,42 365,39 64,06 64,00
2008 24,17 15,93 12,25 10,87 18,83 9,10 10,98 23,17 23,06 93,58 242,85 79,87 47,06
2009 55,25 21,05 16,04 24,95 71,74 28,74 17,71 29,30 130,34 127,00 174,90 35,20 61,02
2010 25,18 13,93 11,36 10,57 12,48 14,37 31,97 44,89 15,48 58,04 183,81 25,07 37,26
2011 12,59 8,67 7,49 7,46 15,48 41,66 10,44 9,07 11,59 124,77 55,03 12,70 26,41
2012 11,25 9,69 11,25 14,59 14,82 13,59 12,37 12,70 17,94 22,06 12,37 12,03 13,72
Lưu lượng dòng chảy trung bình nhiều năm (m³/s) 37,21

Bảng 4: Liệt lưu lượng đỉnh lũ trạm thủy văn An Khê cập nhật đến năm 2013

Năm Qmax

m³/s

Năm Qmax

m³/s

1967 409 1991 1380
1968 1798 1992 1560
1969 448 1993 750
1970 3218 1994 747
1971 478 1995 774
1972 3015 1996 1600
1973 1382 1997 493
1974 398 1998 1670
1977 507 1999 1460
1978 326 2000 719
1979 567 2001 1020
1980 1560 2002 584
1981 2440 2003 1090
1982 106 2004 466
1983 1300 2005 950
1984 1790 2006 275
1985 747 2007 2070
1986 1910 2008 1170
1987 1620 2009 1410
1988 1680 2010 745
1989 250 2011 646
1990 1710 2012 203
    2013 3060

Bảng 5: Liệt tổng lượng lũ 1,3,5,7 ngày max trạm thủy văn An Khê (1977-2012)


TT 
Năm

 

Qmax W1max W3max W5max W7max
m3/s 106m3 106m3 106m3 106m3
1 1977 507 34,4 64,8 84,8 99,7
2 1978 326 24,8 50,8 65 78,3
3 1979 567 35,4 57 69,8 79,6
4 1980 1560 110,5 200,9 235,5 259,9
5 1981 2440 120,5 213,6 258,6 282,1
6 1982 100 5,2 11,1 13,8 15,5
7 1983 1300 89,7 153,7 218,4 238,6
8 1984 1790 109,7 156,3 175,4 190,1
9 1985 747 49,6 73,6 87,3 119,3
10 1986 1910 123,6 196,4 218,8 235,1
11 1987 1620 107,5 140,4 151,4 175,5
12 1988 1680 102,1 153,4 176,9 197,2
13 1989 250 17,2 29,6 35,8 40,2
14 1990 1710 112,1 180,3 287,8 333,5
15 1991 1380 90,3 136,2 153,7 167,6
16 1992 1560 79,9 151 178,7 281,1
17 1993 750 55,6 96,2 106,6 114,1
18 1994 747 49,3 74,1 84,7 93,6
19 1995 774 43,8 91 115,1 134,9
20 1996 1600 103 169,6 254,2 304,8
21 1997 493 33,8 67,8 83,2 91,3
22 1998 1670 97 208,4 289,9 339,4
23 1999 1460 85,4 184,2 308,8 369,2
24 2000 719 36 72,8 98 121
25 2001 1020 70,6 122,3 149,4 167,9
26 2002 584 29,1 45,9 54,5 63,5
27 2003 1090 78,4 192 267 304,9
28 2004 466 32 49,3 64,4 74,8
29 2006 275 14,7 26,7 31,5 36,8
30 2007 2070 80,6 210,1 273,0 308,4
31 2008 1170 80,5 158,4 195,1 236,8
32 2009 1410 100,4 172,0 212,8 246,3
33 2010 745 39,8 94,4 121,6 143,3
34 2011 646 35,1 73,4 89,9 111,4
35 2012 203 7,7 16,5 24,0 25,4
36 2013 3060 133,00 263,91 321,79 355,82

1-2. Tài liệu quan hệ Z-F-W hồ chứa nước Ayun Hạ.

Hình 1: Đường quan hệ Z-F hồ Ayun Hạ

Hình 2: Đường quan hệ lòng hồ Z-W hồ Ayun Hạ

Bảng 6: Giá trị quan hệ lòng hồ Z(m) – F(km²) – W(106m³) Ayun Hạ

Z(m) F(km²) W(106m³) Z(m) F(km²) W(106m³)
178 0 0 195,5 11,94 56,00
178,1 0,002 0,0001 195,6 12,17 58,00
178,2 0,01 0,0004 195,7 12,40 60,00
178,3 0,01 0,001 195,8 12,62 62,00
178,4 0,01 0,002 195,9 12,85 63,00
178,5 0,01 0,003 196 13,08 64,00
178,6 0,02 0,004 196,1 13,26 65,55
178,7 0,02 0,006 196,2 13,45 67,10
178,8 0,02 0,008 196,3 13,63 68,65
178,9 0,03 0,010 196,4 13,82 70,20
179 0,03 0,013 196,5 14,00 71,75
179,1 0,04 0,016 196,6 14,18 73,30
179,2 0,04 0,020 196,7 14,37 74,85
179,3 0,04 0,024 196,8 14,55 76,40
179,4 0,05 0,029 196,9 14,74 77,95
179,5 0,06 0,034 197 14,92 79,50
179,6 0,07 0,040 197,1 15,18 81,25
179,7 0,09 0,048 197,2 15,44 83,60
179,8 0,10 0,06 197,3 15,71 84,15
179,9 0,11 0,07 197,4 15,97 85,70
180 0,12 0,08 197,5 16,23 87,25
180,1 0,13 0,09 197,6 16,49 88,80
180,2 0,14 0,11 197,7 16,75 90,35
180,3 0,15 0,12 197,8 17,02 91,90
180,4 0,18 0,14 197,9 17,28 93,45
180,5 0,20 0,16 198 17,54 95,00
180,6 0,22 0,18 198,1 17,79 97,00
180,7 0,24 0,20 198,2 18,03 99,00
180,8 0,26 0,22 198,3 18,28 101,00
180,9 0,27 0,25 198,4 18,52 103,00
181 0,29 0,28 198,5 18,77 105,00
181,1 0,30 0,31 198,6 19,02 107,00
181,2 0,30 0,34 198,7 19,26 109,00
181,3 0,31 0,37 198,8 19,51 111,00
181,4 0,32 0,40 198,9 19,75 113,00
181,5 0,32 0,43 199 20,00 115,00
181,6 0,33 0,46 199,1 20,28 117,00
181,7 0,33 0,50 199,2 20,55 119,00
181,8 0,34 0,53 199,3 20,83 121,00
181,9 0,34 0,57 199,4 21,11 123,00
182 0,35 0,60 199,5 21,38 125,00
182,1 0,36 0,64 199,6 21,66 127,00
182,2 0,36 0,67 199,7 21,94 129,00
182,3 0,37 0,71 199,8 22,22 131,00
182,4 0,38 0,75 199,9 22,49 133,00
182,5 0,39 0,78 200 22,77 135,00
182,6 0,39 0,82 200,1 23,05 137,00
182,7 0,40 0,86 200,2 23,32 140,20
182,8 0,41 0,90 200,3 23,60 142,80
182,9 0,41 0,94 200,4 23,88 145,40
183 0,42 0,99 200,5 24,15 148,00
183,1 0,44 1,03 200,6 24,43 150,60
183,2 0,45 1,07 200,7 24,71 153,20
183,3 0,47 1,12 200,8 24,98 155,80
183,4 0,50 1,17 200,9 25,26 158,40
183,5 0,52 1,22 201 25,54 161,00
183,6 0,54 1,27 201,1 25,89 163,60
183,7 0,56 1,32 201,2 26,25 166,20
183,8 0,58 1,38 201,3 26,60 168,80
183,9 0,60 1,44 201,4 26,95 171,40
184 0,62 1,50 201,5 27,31 174,00
184,1 0,63 1,56 201,6 27,66 176,60
184,2 0,65 1,63 201,7 28,01 179,20
184,3 0,67 1,69 201,8 28,37 181,80
184,4 0,69 1,76 201,9 28,72 184,40
184,5 0,71 1,83 202 29,08 187,00
184,6 0,73 1,90 202,1 29,42 190,30
184,7 0,75 1,98 202,2 29,77 193,60
184,8 0,77 2,05 202,3 30,11 196,90
184,9 0,79 2,13 202,4 30,45 200,20
185 0,81 2,21 202,5 30,80 203,50
185,1 0,85 2,29 202,6 31,14 206,80
185,2 0,89 2,38 202,7 31,49 210,10
185,3 0,98 2,47 202,8 31,83 213,14
185,4 1,04 2,58 202,9 32,18 216,70
185,5 1,09 2,68 203 32,52 220,00
185,6 1,16 2,79 203,1 32,97 223,30
185,7 1,21 2,91 203,2 33,42 226,60
185,8 1,27 3,04 203,3 33,87 229,90
185,9 1,32 3,17 203,4 34,31 233,20
186 1,38 3,30 203,5 34,76 236,50
186,1 1,39 3,44 203,6 35,21 239,80
186,2 1,40 3,58 203,7 35,66 243,10
186,3 1,41 3,72 203,8 36,10 246,40
186,4 1,42 3,86 203,9 36,55 249,70
186,5 1,42 4,00 204 37,00 253,00
186,6 1,43 4,14 204,1 37,62 257,05
186,7 1,44 4,29 204,2 38,24 261,10
186,8 1,45 4,43 204,3 38,86 265,15
186,9 1,46 4,58 204,4 39,48 269,20
187 1,47 4,72 204,5 40,10 273,25
187,1 1,52 4,87 204,6 40,72 277,30
187,2 1,60 5,03 204,7 41,34 281,35
187,3 1,68 5,19 204,8 41,96 285,40
187,4 1,80 5,37 204,9 42,58 289,45
187,5 1,90 5,55 205 43,20 293,50
187,6 1,95 5,75 205,1 43,68 297,55
187,7 2,05 5,95 205,2 44,16 301,60
187,8 2,14 6,16 205,3 44,64 305,65
187,9 2,23 6,37 205,4 45,12 309,70
188 2,31 6,60 205,5 45,60 313,75
188,1 2,37 6,97 205,6 46,08 317,80
188,2 2,44 7,34 205,7 46,56 321,85
188,3 2,50 7,71 205,8 47,04 325,90
188,4 2,57 8,08 205,9 47,52 329,95
188,5 2,63 8,45 206 48,00 334,00
188,6 2,69 8,82 206,1 48,16 338,70
188,7 2,76 9,19 206,2 48,32 343,40
188,8 2,82 9,56 206,3 48,48 348,10
188,9 2,89 9,93 206,4 48,64 352,80
189 2,95 10,30 206,5 48,80 357,50
189,1 3,05 10,67 206,6 48,96 362,20
189,2 3,15 11,04 206,7 49,12 366,90
189,3 3,25 11,41 206,8 49,28 371,60
189,4 3,35 11,78 206,9 49,44 376,30
189,5 3,45 12,15 207 49,60 381,00
189,6 3,55 12,52 207,1 49,74 385,00
189,7 3,65 12,89 207,2 49,88 390,40
189,8 3,75 13,26 207,3 50,02 395,10
189,9 3,85 13,63 207,4 50,16 399,80
190 3,95 14,00 207,5 50,30 404,50
190,1 4,04 14,60 207,6 50,44 409,20
190,2 4,13 15,20 207,7 50,58 413,90
190,3 4,22 15,80 207,8 50,72 418,60
190,4 4,31 16,40 207,9 50,86 423,30
190,5 4,40 17,00 208 51,00 428,00
190,6 4,50 17,60 208,1 51,16 433,25
190,7 4,59 18,20 208,2 51,32 438,50
190,8 4,68 18,80 208,3 51,48 443,75
190,9 4,77 19,40 208,4 51,64 449,00
191 4,86 20,00 208,5 51,80 454,25
191,1 4,97 20,60 208,6 51,96 459,50
191,2 5,09 21,20 208,7 52,12 464,75
191,3 5,20 21,80 208,8 52,28 470,00
191,4 5,32 22,40 208,9 52,44 475,25
191,5 5,43 23,00 209 52,60 480,50
191,6 5,54 23,60 209,1 52,75 485,75
191,7 5,66 24,20 209,2 52,90 491,00
191,8 5,77 24,80 209,3 53,06 496,25
191,9 5,89 25,40 209,4 53,21 501,50
192 6,00 26,00 209,5 53,36 506,75
192,1 6,12 26,80 209,6 53,51 512,00
192,2 6,25 27,60 209,7 53,67 517,25
192,3 6,37 28,40 209,8 53,82 522,50
192,4 6,49 29,20 209,9 53,97 527,75
192,5 6,61 30,00 209,92 54,00 529,00
192,6 6,74 30,80 210 54,31 533,00
192,7 6,86 31,60 210,1 54,70 538,80
192,8 6,98 32,40 210,2 55,10 544,60
192,9 7,11 33,20 210,3 55,49 550,40
193 7,23 34,00 210,4 55,88 556,20
193,1 7,41 34,80 210,5 56,27 562,00
193,2 7,60 35,60 210,6 56,67 567,80
193,3 7,78 36,40 210,7 57,06 573,60
193,4 7,97 37,20 210,8 57,45 579,40
193,5 8,15 38,00 210,9 57,85 585,20
193,6 8,34 38,80 211 58,24 591,00
193,7 8,52 39,60 211,1 58,63 596,80
193,8 8,71 40,40 211,2 59,02 602,60
193,9 8,89 41,20 211,3 59,42 608,40
194 9,08 42,00 211,4 59,81 614,20
194,1 9,25 43,00 211,5 60,20 620,00
194,2 9,42 44,00 211,6 60,59 625,80
194,3 9,60 45,00 211,7 60,98 631,60
194,4 9,77 46,00 211,8 61,38 637,40
194,5 9,94 47,00 211,9 61,77 643,20
194,6 10,11 48,00 212 62,16 649,00
194,7 10,28 49,00 212,1 62,55 655,45
194,8 10,46 50,00 212,2 62,94 661,90
194,9 10,63 51,00 212,3 63,34 668,35
195 10,80 52,00 212,4 63,73 674,80
195,1 11,03 52,70 212,5 64,12 681,25
195,2 11,26 53,50 212,6 64,51 687,70
195,3 11,48 54,30 212,7 64,91 694,15
195,4 11,71 55,00 212,8 65,30 700,60
      212,9 65,69 707,05


 

PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ TÍNH TOÁN ĐẶC TRƯNG THỦY VĂN

2-1. Kết quả tính toán mưa thiết kế.

Bảng 1: Kết quả tính toán mưa ngày thiết kế trạm Pơ Mơ Rê

Thứ tự Tần suất P(%) X mm Thời gian lặp lại (năm)
1 0,01 433,08 10000
2 0,10 347,63 1000
3 0,20 322,08 500
4 0,33 303,65 303,03
5 0,50 288,35 200
6 1,00 262,81 100
7 1,50 247,83 66,667
8 2,00 237,17 50
9 3,00 222,09 33,333
10 5,00 202,93 20
11 10,00 176,51 10
12 20,00 149,17 5
13 25,00 140,05 4
14 30,00 132,41 3,333
15 40,00 119,90 2,5
16 50,00 109,64 2
17 60,00 100,65 1,667
18 70,00 92,33 1,429
19 75,00 88,27 1,333
20 80,00 84,18 1,25
21 85,00 79,97 1,176
22 90,00 75,44 1,111
23 95,00 70,16 1,053
24 97,00 67,56 1,031
25 99,00 64,12 1,01
26 99,90 62,26 1,001
27 99,99 62,26 1


Hình 1: đường tần suất mưa 1 ngày max trạm Pơ Mơ Rê

Bảng 2: Kết quả tính toán mưa ngày thiết kế trạm An Khê

Thứ tự Tần suất P(%) Lượng mưa

X mm

Thời gian lặp lại

(năm)

1 0,01 464,78 10000
2 0,10 384,06 1000
3 0,20 359,26 500
4 0,33 341,12 303,03
5 0,50 325,92 200
6 1,00 300,14 100
7 1,50 284,77 66,667
8 2,00 273,70 50
9 3,00 257,85 33,333
10 5,00 237,32 20
11 10,00 208,14 10
12 20,00 176,56 5
13 25,00 165,60 4
14 30,00 156,21 3,333
15 40,00 140,36 2,5
16 50,00 126,79 2
17 60,00 114,33 1,667
18 70,00 102,17 1,429
19 75,00 95,94 1,333
20 80,00 89,41 1,25
21 85,00 82,33 1,176
22 90,00 74,20 1,111
23 95,00 63,66 1,053
24 97,00 57,71 1,031
25 99,00 48,26 1,01
26 99,90 36,80 1,001
27 99,99 31,06 1



Hình 2: Đường tần suất mưa 1 ngày max trạm An Khê

2-2. Kết quả tính toán lưu lượng đỉnh lũ theo phương pháp thống kê số liệu lưu vực An Khê.

Bảng 3: Kết quả tính toán lưu lượng đỉnh lũ thiết kế trạm An Khê

Thứ tự Tần suất P(%) Lưu lượng dòng chảy Q m³/s Thời gian lặp lại (năm)
1 0,01 6918,18 10000
2 0,10 5370,61 1000
3 0,20 4908,39 500
4 0,33 4575,06 303,03
5 0,50 4298,67 200
6 1,00 3837,44 100
7 1,50 3567,12 66,67
8 2,00 3374,89 50
9 3,00 3102,99 33,33
10 5,00 2758,03 20
11 10,00 2282,77 10
12 20,00 1792,22 5
13 25,00 1628,71 4
14 30,00 1492,05 3,33
15 40,00 1268,62 2,5
16 50,00 1085,67 2
17 60,00 925,78 1,67
18 70,00 778,26 1,43
19 75,00 706,45 1,33
20 80,00 634,32 1,25
21 85,00 560,09 1,18
22 90,00 480,70 1,11
23 95,00 388,91 1,05
24 97,00 343,92 1,03
25 99,00 285,28 1,01
26 99,90 257,80 1,001
27 99,99 257,80 1



Hình 3: Đường tần suất lưu lượng đỉnh lũ thiết kế trạm An Khê

2-3. Đường tần suất tổng lượng lũ 1,3,5,7 ngày max theo số liệu trạm An Khê.

Hình 4: Đường tần suất tổng lượng lũ 1 ngày max trạm An Khê

Hình 5: Đường tần suất tổng lượng lũ 3 ngày max trạm An Khê

Hình 6: Đường tần suất tổng lượng lũ 5 ngày max trạm An Khê



Hình 7: Đường tần suất tổng lượng lũ 7 ngày max trạm An Khê

2-4. Quá trình lũ thiết kế.

Hình 8: Đường quá trình lũ thiết kế thu phóng theo năm 1981

Hình 9: Đường quá trình lũ thiết kế thu phóng theo năm 1998

Hình 10: Đường quá trình lũ thiết kế thu phóng theo năm 2007

Hình 11: Đường quá trình lũ thiết kế thu phóng theo năm 2013

Bảng 4: Bảng thu phóng quá trình lũ thiết kế theo các năm 1981,1998

Thời gian

(giờ)

 

Quá trình lũ năm 1981

(m³/s)

 

Phương pháp thu phóng cùng tần suất theo năm 1981 Quá trình lũ năm 1998

(m³/s)

Phương pháp thu phóng cùng tần suất theo năm 1998
Quá trình lũ P=0,1%

(m³/s)

Quá trình lũ P=0,5%

(m³/s)

Quá trình lũ P=0,1%

(m³/s)

Quá trình lũ P=0,5%

(m³/s)

1 115,00 142,83 150,03 123,00 270,92 216,96
2 112,47 139,68 146,72 127,67 281,20 225,19
3 109,93 136,54 143,42 132,33 291,48 233,43
4 107,40 133,39 140,11 137,00 301,76 241,66
5 104,87 130,25 136,81 141,67 312,03 249,89
6 102,33 127,10 133,50 146,33 322,31 258,12
7 99,80 123,95 130,20 151,00 332,59 266,35
8 99,27 123,29 129,50 165,00 363,43 291,05
9 98,73 122,63 128,81 179,00 394,26 315,74
10 98,20 121,97 128,11 193,00 425,10 340,44
11 97,67 121,30 127,42 315,00 693,82 555,64
12 97,13 120,64 126,72 425,00 936,10 749,67
13 96,60 119,98 126,02 545,00 1200,41 961,34
14 95,83 119,03 125,02 570,00 1255,48 1005,44
15 95,07 118,07 124,02 592,00 1303,94 1044,24
16 94,30 117,12 123,02 620,00 1365,61 1093,63
17 93,53 116,17 122,02 640,00 1409,66 1128,91
18 92,77 115,22 121,02 638,00 1405,25 1125,38
19 92,00 114,26 120,02 610,00 1343,58 1075,99
20 97,67 121,30 127,42 590,00 1299,53 1040,71
21 103,33 128,34 134,81 585,00 1288,52 1031,90
22 109,00 135,38 142,20 580,00 1277,50 1023,08
23 114,67 142,42 149,59 580,00 1277,50 1023,08
24 120,33 245,96 205,56 625,00 1811,61 1514,03
25 126,00 257,55 215,24 675,00 1956,54 1635,15
26 187,00 382,23 319,45 749,00 2171,03 1814,41
27 248,00 506,92 423,65 825,00 2391,32 1998,52
28 325,00 664,31 555,19 862,00 2498,57 2088,15
29 402,00 821,70 686,72 913,00 2646,40 2211,70
30 494,00 1009,75 843,88 958,00 2776,83 2320,71
31 586,00 1197,80 1001,04 1070,00 3101,47 2592,02
32 637,00 1302,04 1088,17 1180,00 3420,31 2858,49
33 688,00 1406,29 1175,29 1300,00 3768,14 3149,18
34 673,50 1376,65 1150,52 1400,00 4058,00 3391,43
35 659,00 1347,01 1125,75 1580,00 4579,74 3827,47
36 677,00 1383,81 1156,50 1670,00 6552,14 5244,38
37 695,00 1420,60 1187,24 1670,00 6552,14 5244,38
38 715,00 1461,48 1221,41 1590,00 4608,73 3851,69
39 735,00 1502,36 1255,58 1430,00 4144,96 3464,10
40 752,50 1538,13 1285,47 1320,00 3826,11 3197,63
41 770,00 1573,90 1315,36 1190,00 3449,30 2882,71
42 818,00 1672,01 1397,36 1110,00 3217,41 2688,92
43 866,00 1770,13 1479,36 1020,00 2956,54 2470,90
44 1020,00 2084,91 1742,43 981,00 2843,50 2376,42
45 1200,00 2452,83 2049,92 924,00 2678,28 2238,34
46 1400,00 2861,64 2391,57 895,00 2594,22 2168,09
47 1690,00 3454,40 2886,97 878,00 2544,95 2126,91
48 2020,00 5424,31 4341,66 850,00 1737,42 1452,03
49 2310,00 6203,05 4964,97 825,00 1686,32 1409,32
50 2400,00 6444,73 5158,41 797,50 1630,11 1362,34
51 2440,00 6552,14 5244,38 770,00 1573,90 1315,36
52 2390,00 6417,87 5136,91 744,00 1520,75 1270,95
53 2280,00 6122,49 5103,02 718,00 1467,61 1226,53
54 2230,00 6163,50 5060,27 704,00 1438,99 1202,62
55 2080,00 6029,03 5038,69 690,00 1410,38 1178,70
56 1920,00 5565,26 4651,10 675,00 1379,72 1153,08
57 1720,00 4985,54 4166,61 660,00 1349,06 1127,46
58 1500,00 4347,86 3633,67 647,50 1323,51 1106,10
59 1310,00 3797,13 3173,41 635,00 1297,96 1084,75
60 1160,00 3362,34 2810,04 622,50 1272,41 1063,40
61 1020,00 2956,54 2470,90 610,00 1246,86 1042,04
62 919,00 2663,79 2226,23 600,00 1226,42 1024,96
63 828,00 2400,02 2005,79 590,00 1205,97 1007,88
64 759,00 2200,02 1838,64 577,50 1180,42 986,52
65 708,00 2052,19 1715,09 565,00 1154,87 965,17
66 662,00 1918,85 1603,66 555,00 1134,43 948,09
67 622,00 1802,91 1506,76 545,00 1113,99 931,00
68 593,00 1718,85 1436,51 536,50 1096,62 916,48
69 560,00 1623,20 1356,57 528,00 1079,25 901,96
70 532,00 1542,04 1288,74 518,00 1058,81 884,88
71 508,00 1472,47 1230,60 508,00 1038,36 867,80
72 484,00 1402,91 1172,47 501,50 1025,08 856,70
73 466,00 952,52 796,05 495,00 1011,79 845,59
74 448,50 916,75 766,16 491,50 1004,64 839,61
75 431,00 880,97 736,26 488,00 997,48 833,63
76 416,50 851,34 711,49 483,00 987,26 825,09
77 402,00 821,70 686,72 478,00 977,04 816,55
78 391,00 799,21 667,93 485,00 991,35 828,51
79 380,00 776,73 649,14 492,00 1005,66 840,47
80 373,00 762,42 637,18 460,00 940,25 785,80
81 366,00 748,11 625,23 428,00 874,84 731,14
82 359,50 734,83 614,12 419,00 856,45 715,76
83 353,00 721,54 603,02 410,00 838,05 700,39
84 347,50 710,30 593,62 472,50 965,80 807,16
85 342,00 699,06 584,23 535,00 1093,55 913,92
86 342,00 699,06 584,23 600,00 1226,42 1024,96
87 342,00 699,06 584,23 665,00 1359,28 1136,00
88 346,00 707,23 591,06 781,00 1596,38 1334,16
89 350,00 715,41 597,89 965,00 1972,48 1648,48
90 365,00 746,07 623,52 1000,00 2044,03 1708,27
91 380,00 776,73 649,14 1000,00 2044,03 1708,27
92 401,00 819,65 685,01 993,00 2029,72 1696,31
93 422,00 862,58 720,89 973,00 1988,84 1662,14
94 428,00 874,84 731,14 942,00 1925,47 1609,19
95 434,00 887,11 741,39 909,00 1858,02 1552,81
96 419,50 923,99 739,97 869,00 1914,05 1532,85
97 405,00 892,05 714,39 825,00 1817,14 1455,24
98 388,50 855,71 685,28 803,00 1768,68 1416,43
99 372,00 819,36 656,18 781,00 1720,23 1377,62
100 351,50 774,21 620,02 750,50 1653,05 1323,82
101 331,00 729,06 583,86 720,00 1585,87 1270,02
102 321,50 708,13 567,10 680,00 1497,76 1199,47
103 312,00 687,21 550,34 640,00 1409,66 1128,91
104 308,00 678,40 543,29 617,50 1360,10 1089,22
105 304,00 669,59 536,23 595,00 1310,54 1049,53
106 308,00 678,40 543,29 572,50 1260,98 1009,85
107 312,00 687,21 550,34 550,00 1211,43 970,16
108 320,00 704,83 564,46 532,50 1172,88 939,29
109 328,00 722,45 578,57 515,00 1134,34 908,42
110 324,00 713,64 571,51 500,00 1101,30 881,96
111 320,00 704,83 564,46 485,00 1068,26 855,50
112 312,00 687,21 550,34 468,50 1031,91 826,40
113 304,00 669,59 536,23 452,00 995,57 797,29
114 296,00 651,97 522,12 438,50 965,84 773,48
115 288,00 634,35 508,01 425,00 936,10 749,67
116 279,00 614,52 492,13 420,00 925,09 740,85
117 270,00 594,70 476,26 415,00 914,08 732,03
118 261,00 574,88 460,38 405,00 892,05 714,39
119 252,00 555,05 444,51 395,00 870,02 696,75
120 246,00 541,84 433,93 385,00 478,17 404,40
121 240,00 528,62 423,34 375,00 465,75 393,89
122 235,50 518,71 415,40 368,33 457,47 386,89
123 231,00 508,80 407,47 361,67 449,19 379,89
124 226,50 498,89 399,53 355,00 440,91 372,89
125 222,00 488,98 391,59 352,67 438,02 370,44
126 217,50 479,06 383,65 350,33 435,12 367,99
127 213,00 469,15 375,72 348,00 432,22 365,53
128 209,33 461,08 369,25 343,67 426,84 360,98
129 205,67 453,00 362,78 339,33 421,46 356,43
130 202,00 444,92 356,31 335,00 416,07 351,88
131 198,33 436,85 349,84 330,67 410,69 347,33
132 194,67 428,77 343,38 326,33 405,31 342,78
133 191,00 420,70 336,91 322,00 399,93 338,22
134 188,33 414,82 332,21 317,33 394,13 333,32
135 185,67 408,95 327,50 312,67 388,34 328,42
136 183,00 403,07 322,80 308,00 382,54 323,52
137 180,33 397,20 318,09 304,67 378,40 320,02
138 177,67 391,33 313,39 301,33 374,26 316,52
139 175,00 385,45 308,69 298,00 370,12 313,02
140 173,50 382,15 306,04 292,67 363,50 307,41
141 172,00 378,85 303,39 287,33 356,87 301,81
142 170,50 375,54 300,75 282,00 350,25 296,21
143 169,00 372,24 298,10 278,67 346,11 292,71
144 167,50 208,04 175,94 275,33 341,97 289,21
145 166,00 206,17 174,36 272,00 337,83 285,71
146 164,50 204,31 172,79 269,00 334,10 282,55
147 163,00 202,45 171,21 266,00 330,37 279,40
148 161,50 200,58 169,64 263,00 326,65 276,25
149 160,00 198,72 168,06 259,67 322,51 272,75
150 158,50 196,86 166,49 256,33 318,37 269,25
151 157,00 195,00 164,91 253,00 314,23 265,75
152 155,50 193,13 163,34 252,33 313,40 265,05
153 154,00 191,27 161,76 251,67 312,57 264,35
154 152,50 189,41 160,18 251,00 311,74 263,65
155 151,00 187,54 158,61 250,00 310,50 262,60
156 149,50 185,68 157,03 249,00 309,26 261,55
157 148,00 183,82 155,46 248,00 308,02 260,50
158 149,50 185,68 157,03 251,33 312,16 264,00
159 151,00 187,54 158,61 254,67 316,30 267,50
160 152,50 189,41 160,18 258,00 320,44 271,00
161 154,00 191,27 161,76 261,33 324,58 274,50
162 155,50 193,13 163,34 264,67 328,72 278,00
163 157,00 195,00 164,91 268,00 332,86 281,50
164 202,67 251,71 212,88 283,67 352,32 297,96
165 248,33 308,43 260,85 299,33 371,78 314,42
166 294,00 365,15 308,81 315,00 391,23 330,87

Bảng 4: Bảng thu phóng quá trình lũ thiết kế theo các năm 2007, 2013

Thời gian

(giờ)

 

Quá trình lũ năm 2007

(m³/s)

 

Phương pháp thu phóng cùng tần suất theo năm 2007 Quá trình lũ năm 2013

(m³/s)

Phương pháp thu phóng cùng tần suất theo năm 2013
Quá trình lũ P=0,1%

(m³/s)

Quá trình lũ P=0,5%

(m³/s)

Quá trình lũ P=0,1%

(m³/s)

Quá trình lũ P=0,5%

(m³/s)

1 51 140 118 14,8 31,61 26,42
2 64,13 174,64 147,69 19,35 41,33 34,54
3 75,26 204,94 173,32 23,9 51,04 42,66
4 76,18 207,45 175,44 51,6 110,21 92,10
5 82,93 225,83 190,99 85,2 181,97 152,08
6 85,07 231,66 195,92 158 337,45 282,02
7 86,36 235,17 198,89 448 956,82 799,65
8 89,26 243,07 205,57 924 1973,45 1649,29
9 92,45 251,76 212,91 1320 2819,21 2356,12
10 96,53 262,87 222,31 1540 3289,08 2748,81
11 96,86 263,76 223,07 1710 3652,16 3052,25
12 105,64 287,67 243,29 1850 3951,17 3302,14
13 109,72 298,78 252,69 1870 3993,88 3337,84
14 113,58 309,30 261,58 1870 3993,88 3337,84
15 120,67 328,60 277,90 2070 4421,04 3694,83
16 131,45 357,96 302,73 2430 5189,91 4337,41
17 138,00 375,80 317,82 2740 5852,00 4890,74
18 146,00 397,58 336,24 3040 6492,73 5089,75
19 146,00 397,58 336,24 3060 6552,14 5244,38
20 148,67 404,84 342,38 2910 6215,08 5194,18
21 151,33 412,10 348,52 2570 5488,92 4587,30
22 154,00 419,37 354,66 2270 4848,19 4051,82
23 156,67 426,63 360,81 2120 4527,82 3784,08
24 159,33 433,89 366,95 1850 3951,17 2686,95
25 162,00 229,92 192,15 1620 2815,36 2352,90
26 176,50 250,50 209,35 1470 2554,68 2135,04
27 191,00 271,08 226,55 1250 2172,35 1815,51
28 235,00 333,52 278,74 1210 2102,83 1757,41
29 290,00 411,58 343,97 1170 2033,32 1699,32
30 357,00 506,67 423,44 1060 1842,15 1539,55
31 436,00 618,79 517,14 966 1678,79 1403,03
32 724,00 1027,53 858,74 936 1626,65 1359,45
33 845,00 1199,26 1002,26 790 1372,92 1147,40
34 863,00 1224,81 1023,61 786 1365,97 1141,59
35 824,00 1169,45 977,36 764 1327,74 1109,64
36 789,00 1119,78 935,84 628 1091,39 912,11
37 782,00 1109,85 927,54 588 1021,87 854,02
38 820,00 1163,78 972,61 579 1006,23 840,94
39 938,00 1331,25 1112,57 594 1032,30 862,73
40 1050,00 1490,20 1245,42 678 1178,28 984,73
41 1170,00 1660,51 1387,75 689 1197,40 1000,71
42 1290,00 1830,82 1530,08 689 1197,40 1000,71
43 1480,00 2100,48 1755,45 689 1197,40 1000,71
44 1670,00 2370,13 1980,81 685 1190,45 994,90
45 1860,00 2639,79 2206,17 678 1178,28 984,73
46 2020,00 2866,87 2395,95 678 1178,28 984,73
47 2070,00 6552,14 5244,38 675 1173,07 980,37
48 2040,00 6443,12 5200,23 670 1164,38 973,11
49 2020,00 6320,56 5130,45 665 1155,69 965,85
50 1920,00 6252,20 5063,18 635,5 1104,42 923,00
51 1840,00 5991,69 5007,49 606 1053,15 880,16
52 1710,00 5568,37 4653,70 570,5 991,46 828,60
53 1570,00 5112,48 4272,70 535 929,76 777,04
54 1400,00 4558,90 3810,05 509,5 885,45 740,00
55 1260,00 4103,01 3429,04 484 841,13 702,97
56 1110,00 3614,55 3020,82 540,5 939,32 785,03
57 995,00 3240,07 2707,86 597 1037,51 867,09
58 908,00 2956,77 2471,09 658,5 1144,39 956,41
59 842,00 2741,85 2291,47 720 1251,27 1045,73
60 771,00 2510,65 2098,25 760,5 1321,66 1104,56
61 728,00 2370,63 1981,22 801 1392,04 1163,38
62 688,00 2240,37 1872,37 791,5 1375,53 1149,58
63 656,00 2136,17 1785,28 782 1359,02 1135,78
64 640,00 2084,07 1741,74 774,5 1345,99 1124,89
65 621,00 2022,20 1690,03 767 1332,95 1114,00
66 600,00 1953,81 1632,88 719,5 1250,40 1045,01
67 591,00 1924,51 1608,38 672 1167,85 976,02
68 576,00 1875,66 1567,56 660 1147,00 958,59
69 567,00 1846,35 1543,07 648 1126,14 941,16
70 561,00 1826,82 1526,74 644,5 1120,06 936,08
71 549,00 1787,74 1494,08 641 1113,98 930,99
72 543,50 1688,57 1352,27 638 1108,77 926,64
73 538,00 1671,48 1338,59 635 2143,17 1716,33
74 543,19 1687,59 1351,49 627 2116,17 1694,71
75 548,38 1703,71 1364,40 619 2089,17 1673,09
76 553,56 1719,83 1377,31 599 2021,67 1619,03
77 558,75 1735,94 1390,21 579 1954,17 1564,97
78 563,94 1752,06 1403,12 561 1893,41 1516,32
79 569,13 1768,18 1416,03 543 1832,66 1467,67
80 574,31 1784,30 1428,93 516 1741,54 1394,69
81 579,50 1800,41 1441,84 489 1650,41 1321,71
82 584,69 1816,53 1454,75 453,5 1530,59 1225,76
83 589,88 1832,65 1467,65 418 1410,78 1129,81
84 595,06 1848,76 1480,56 342,5 1155,96 925,74
85 600,25 1864,88 1493,47 267 901,14 721,67
86 605,44 1881,00 1506,38 222,5 750,95 601,39
87 610,63 1897,11 1519,28 178 600,76 481,11
88 615,81 1913,23 1532,19 142,5 480,95 385,16
89 621,00 1929,35 1545,10 107 361,13 289,21
90 600,00 1864,10 1492,85 106,5 359,44 287,86
91 591,00 1836,14 1470,45 106 357,76 286,51
92 576,00 1789,54 1433,13      
93 567,00 1761,58 1410,74      
94 561,00 1742,94 1395,81      
95 549,00 1705,65 1365,95      
96 543,50 1688,57 1352,27      
97 538,00 1671,48 1338,59      
98 525,00 1631,09 1306,24      
99 512,00 1590,70 1273,90      
100 502,50 1561,19 1250,26      
101 493,00 1531,67 1226,62      
102 483,50 1502,16 1202,99      
103 474,00 1472,64 1179,35      
104 461,50 1433,81 1148,25      
105 449,00 1394,97 1117,15      
106 441,50 1371,67 1098,49      
107 434,00 1348,37 1079,83      
108 425,00 1320,41 1057,43      
109 416,00 1292,44 1035,04      
110 408,50 1269,14 1016,38      
111 401,00 1245,84 997,72      
112 393,50 1222,54 979,06      
113 386,00 1199,24 960,40      
114 380,00 1180,60 945,47      
115 374,00 1161,96 930,54      
116 369,00 1146,42 918,10      
117 364,00 1130,89 905,66      
118 359,50 1116,91 894,46      
119 355,00 1102,93 883,27      
120 350,00 1087,39 870,83      
121 345,00 1071,86 858,39      
122 338,00 1050,11 840,97      
123 331,00 1028,36 823,55      
124 324,00 1006,62 806,14      
125 318,33 989,01 792,04      
126 312,67 971,40 777,94      
127 307,00 953,80 763,84      
128 302,67 940,34 753,06      
129 298,33 926,87 742,28      
130 294,00 913,41 731,49      
131 290,33 902,02 722,37      
132 286,67 890,63 713,25      
133 283,00 879,23 704,13      
134 280,33 870,95 697,49      
135 277,67 862,66 690,86      
136 275,00 854,38 684,22      
137 273,67 850,24 680,90      
138 272,33 846,10 677,59      
139 271,00 841,95 674,27      
140 271,00 841,95 674,27      
141 271,00 841,95 674,27      
142 271,00 841,95 674,27      
143 271,00 841,95 674,27      
144 271,00 841,95 674,27      
145 271,00 737,97 624,12      
146 270,33 736,16 622,58      
147 269,67 734,34 621,05      
148 269,00 732,53 619,51      
149 267,67 728,90 616,44      
150 266,33 725,27 613,37      
151 265,00 721,64 610,30      
152 264,33 719,82 608,76      
153 263,67 718,00 607,23      
154 263,00 716,19 605,69      
155 262,33 714,37 604,16      
156 261,67 712,56 602,62      
157 261,00 710,74 601,09      
158 261,00 710,74 601,09      
159 261,00 710,74 601,09      
160 261,00 710,74 601,09      
161 263,67 718,00 607,23      
162 266,33 725,27 613,37      
163 269,00 732,53 619,51      
164 267,67 728,90 616,44      
165 266,33 725,27 613,37      
166 265,00 721,64 610,30      
167 263,00 716,19 605,69      
167 261,00 710,74 601,09      

PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ TÍNH TOÁN ĐIỀU TIẾT LŨ HỒ CHỨA NƯỚC AYUN HẠ

3-1: Điều tiết hồ Ayun Hạ với mực nước đón lũ 204m

Hình 1: Đồ thị thể hiện quá trình lũ đến, lũ xả, mực nước dâng trong hồ theo thời gian điều tiết lũ thiết kế  tần suất P= 0.5% thu phóng theo phương pháp cùng tần suất theo năm 1981 hồ Ayun Hạ


Hình 2: Đồ thị thể hiện quá trình lũ đến, lũ xả, mực nước dâng trong hồ theo thời gian điều tiết lũ kiểm tra tần suất P= 0.1% thu phóng theo phương pháp cùng tần suất theo năm 1981 hồ Ayun Hạ

Bảng 1: Bảng kết quả tính toán điều tiết lũ theo mô hình lũ năm 1981

Thời gian

(giờ)

Đường quá trình lũ thu phóng theo năm 1981
P=0,5% P=0,1%
Qđến m³/s Qxả m³/s H m Qđến m³/s Qxả m³/s H m
1 150 150 204 142,8 142,8 204
2 146,7 146,7 204 139,7 139,7 204
3 143,4 143,4 204 136,5 136,5 204
4 140,1 140,1 204 133,4 133,4 204
5 136,8 136,8 204 130,3 130,3 204
6 133,5 133,5 204 127,1 127,1 204
7 130,2 130,2 204 124 124 204
8 129,5 129,5 204 123,3 123,3 204
9 128,8 128,8 204 122,6 122,6 204
10 128,1 128,1 204 122 122 204
11 127,4 127,4 204 121,3 121,3 204
12 126,7 126,7 204 120,6 120,6 204
13 126 126 204 120 120 204
14 125 125 204 119 119 204
15 124 124 204 118,1 118,1 204
16 123 123 204 117,1 117,1 204
17 122 122 204 116,2 116,2 204
18 121 121 204 115,2 115,2 204
19 120 120 204 114,3 114,3 204
20 127,4 127,4 204 121,3 121,3 204
21 134,8 134,8 204 128,3 128,3 204
22 142,2 142,2 204 135,4 135,4 204
23 149,6 149,6 204 142,4 142,4 204
24 205,6 205,6 204 246 246 204
25 215,2 215,2 204 257,6 257,6 204
26 319,4 319,4 204 382,2 382,2 204
27 423,6 423,6 204 506,9 385 204,01
28 555,2 385,3 204,01 664,3 387,1 204,02
29 686,7 387,7 204,03 821,7 390,8 204,06
30 843,9 391,6 204,06 1009,8 396,2 204,1
31 1001 397,1 204,11 1197,8 403,6 204,17
32 1088,2 403,9 204,17 1302 412,5 204,24
33 1175,3 411,6 204,23 1406,3 422,5 204,33
34 1150,5 419,5 204,3 1376,7 432,9 204,41
35 1125,8 427,2 204,36 1347 442,9 204,5
36 1156,5 434,9 204,43 1383,8 452,9 204,58
37 1187,2 442,8 204,49 1420,6 463,3 204,66
38 1221,4 451,1 204,56 1461,5 474,1 204,75
39 1255,6 459,7 204,63 1502,4 485,3 204,84
40 1285,5 468,6 204,71 1538,1 496,9 204,93
41 1315,4 477,8 204,78 1573,9 508,8 205,03
42 1397,4 487,6 204,86 1672 521,1 205,12
43 1479,4 498,2 204,94 1770,1 534,5 205,23
44 1742,4 510,7 205,04 2084,9 550,3 205,35
45 2049,9 526,1 205,16 2452,8 569,9 205,5
46 2391,6 545,1 205,31 2816,6 593,8 205,68
47 2887 569 205,49 3454,4 623,6 205,9
48 4341,7 604,3 205,76 5424,3 665,1 206,21
49 4965 650,3 206,1 6203,1 720,1 206,6
50 5158,4 697 206,44 6444,7 781,6 207,03
51 5244,4 745,8 206,78 6552,1 846,1 207,46
52 5136,9 795,1 207,12 6417,9 911,3 207,89
53 5103 843,9 207,45 6222,5 970,8 208,27
54 5060,3 892,8 207,77 6163,5 1027,9 208,63
55 5038,7 940,3 208,08 6029 1084,2 208,98
56 4651,1 982,3 208,35 5565,3 1136,5 209,3
57 4166,6 1019,8 208,58 4985,5 1183,1 209,58
58 3633,7 1051,6 208,78 4347,9 1222,8 209,82
59 3173,4 1077,8 208,94 3797,1 1255,5 210,01
60 2810 1099,1 209,07 3362,3 1280,1 210,15
61 2470,9 1116,2 209,18 2956,5 1300,1 210,27
62 2226,2 1129,9 209,26 2663,8 1316,3 210,36
63 2005,8 1140,9 209,33 2400 1329,4 210,43
64 1838,6 1149,7 209,38 2200 1339,8 210,49
65 1715,1 1156,7 209,42 2052,2 1348,3 210,54
66 1603,7 1162,4 209,46 1918,8 1355,2 210,58
67 1506,8 1166,8 209,48 1802,9 1360,7 210,61
68 1436,5 1170,2 209,5 1718,8 1365,1 210,64
69 1356,6 1172,8 209,52 1623,2 1368,4 210,66
70 1288,7 1174,5 209,53 1542 1370,7 210,67
71 1230,6 1175,4 209,53 1472,5 1372,2 210,68
72 1172,5 1175,7 209,54 1402,9 1372,9 210,68
73 796 1173,6 209,52 952,5 1370,8 210,67
74 766,2 1169,1 209,5 916,8 1366 210,64
75 736,3 1164,4 209,47 881 1361 210,62
76 711,5 1159,5 209,44 851,3 1355,6 210,58
77 686,7 1154,3 209,41 821,7 1350 210,55
78 667,9 1148,9 209,38 799,2 1344,2 210,52
79 649,1 1143,4 209,34 776,7 1338,1 210,49
80 637,2 1137,8 209,31 762,4 1332 210,45
81 625,2 1132,2 209,27 748,1 1325,8 210,41
82 614,1 1126,5 209,24 734,8 1319,5 210,38
83 603 1120,7 209,2 721,5 1313,2 210,34
84 593,6 1114,9 209,17 710,3 1306,8 210,3
85 584,2 1109 209,13 699,1 1300,3 210,27
86 584,2 1103,2 209,1 699,1 1293,9 210,23
87 584,2 1097,5 209,06 699,1 1287,6 210,19
88 591,1 1091,9 209,03 707,2 1281,4 210,16
89 597,9 1086,4 209 715,4 1275,3 210,12
90 623,5 1081 208,96 746,1 1269,5 210,09
91 649,1 1076,1 208,93 776,7 1264,1 210,06
92 685 1071,5 208,9 819,6 1259,2 210,03
93 720,9 1067,4 208,88 862,6 1254,8 210
94 731,1 1063,6 208,85 874,8 1250,4 209,98
95 741,4 1059,9 208,83 887,1 1246,1 209,95
96 740 1056,4 208,81 924 1242,2 209,93
97 714,4 1052,7 208,79 892 1238,4 209,91
98 685,3 1048,8 208,76 855,7 1234,2 209,88
99 656,2 1044,6 208,74 819,4 1229,6 209,86
100 620 1040,1 208,71 774,2 1224,6 209,83
101 583,9 1035,3 208,68 729,1 1219,2 209,79
102 567,1 1030,2 208,65 708,1 1213,5 209,76
103 550,3 1025 208,61 687,2 1207,6 209,73
104 543,3 1019,7 208,58 678,4 1201,6 209,69
105 536,2 1014,5 208,55 669,6 1195,6 209,65
106 543,3 1009,2 208,52 678,4 1189,7 209,62
107 550,3 1004,2 208,48 687,2 1184 209,59
108 564,5 999,3 208,45 704,8 1178,4 209,55
109 578,6 994,6 208,42 722,5 1173,2 209,52
110 571,5 990,1 208,4 713,6 1168 209,49
111 564,5 985,5 208,37 704,8 1162,9 209,46
112 550,3 980,8 208,34 687,2 1157,6 209,43
113 536,2 976,1 208,31 669,6 1152,2 209,4
114 522,1 971,2 208,28 652 1146,7 209,36
115 508 966,3 208,24 634,4 1141,1 209,33
116 492,1 961,3 208,21 614,5 1135,3 209,29
117 476,3 956,2 208,18 594,7 1129,4 209,26
118 460,4 950,9 208,15 574,9 1123,3 209,22
119 444,5 945,6 208,11 555 1117,1 209,18
120 433,9 940,1 208,08 541,8 1110,8 209,14
121 423,3 934,7 208,04 528,6 1104,4 209,11
122 415,4 929,2 208,01 518,7 1098 209,07
123 407,5 923,2 207,97 508,8 1091,5 209,03
124 399,5 917,1 207,93 498,9 1085 208,99
125 391,6 911 207,89 489 1078,4 208,95
126 383,6 904,8 207,85 479,1 1071,7 208,91
127 375,7 898,7 207,81 469,1 1065,1 208,86
128 369,3 892,6 207,77 461,1 1058,4 208,82
129 362,8 886,5 207,73 453 1051,7 208,78
130 356,3 880,4 207,69 444,9 1045 208,74
131 349,8 874,3 207,65 436,9 1038,3 208,7
132 343,4 868,2 207,61 428,8 1031,6 208,66
133 366,9 862,3 207,57 420,7 1024,9 208,61
134 332,2 856,4 207,53 414,8 1018,3 208,57
135 327,5 850,4 207,49 408,9 1011,6 208,53
136 322,8 844,4 207,45 403,1 1005 208,49
137 318,1 838,4 207,41 397,2 998,4 208,45
138 313,4 832,4 207,37 391,3 991,8 208,41
139 308,7 826,5 207,33 385,4 985,2 208,36
140 306 820,6 207,29 385,4 978,7 208,32
141 303,4 814,8 207,25 382,1 972,3 208,28
142 300,8 809 207,21 378,9 965,9 208,24
143 298,1 803,3 207,17 375,5 959,5 208,2
144 175,9 797 207,13 208 952,3 208,16
145 174,4 790 207,08 206,2 944,3 208,1
146 172,8 783,1 207,04 204,3 936,4 208,05
147 171,2 776,3 206,99 202,4 928,6 208
148 169,6 769,6 206,94 200,6 920,1 207,95
149 168,1 763 206,9 198,7 911,7 207,89
150 166,5 756,4 206,85 196,9 903,3 207,84
151 164,9 749,9 206,81 195 895,1 207,78
152 163,3 743,5 206,76 193,1 886,9 207,73
153 161,8 737,1 206,72 191,3 878,9 207,68
154 160,2 730,9 206,67 189,4 870,9 207,63
155 158,6 724,7 206,63 187,5 863,1 207,57
156 157 718,5 206,59 185,7 855,3 207,52
157 155,5 712,4 206,54 183,8 847,6 207,47
158 157 706,4 206,5 185,7 840 207,42
159 158,6 700,5 206,46 187,5 832,6 207,37
160 160,2 694,7 206,42 189,4 825,3 207,32
161 161,8 689 206,38 191,3 818,1 207,27
162 163,3 683,4 206,34 193,1 811,1 207,23
163 164,9 677,9 206,3 195 804,1 207,18
164 212,9 672,7 206,26 251,7 797,6 207,13
Hình 3: Đồ thị thể hiện quá trình lũ đến, lũ xả, mực nước dâng trong hồ theo thời gian điều tiết lũ thiết kế tần suất P= 0.5% thu phóng theo phương pháp cùng tần suất theo năm 1998 hồ Ayun Hạ

Hình 4: Đồ thị thể hiện quá trình lũ đến, lũ xả, mực nước dâng trong hồ theo thời gian điều tiết lũ kiểm tra tần suất P= 0.1% thu phóng theo phương pháp cùng tần suất theo năm 1998 hồ Ayun Hạ

Bảng 2: Bảng kết quả tính toán điều tiết lũ theo mô hình lũ năm 1998

Thời gian Đường quá trình lũ thu phóng theo năm 1981
(giờ) P=0,5% P=0,1%
  Qđến m³/s Qxả m³/s H m Qđến m³/s Qxả m³/s H m
1 217 217 204 270,9 270,9 204
2 225,2 225,2 204 281,2 281,2 204
3 233,4 233,4 204 291,5 291,5 204
4 241,7 241,7 204 301,8 301,8 204
5 249,9 249,9 204 312 312 204
6 258,1 258,1 204 322,3 322,3 204
7 266,4 266,4 204 332,6 332,6 204
8 291,1 291,1 204 363,4 363,4 204
9 315,7 315,7 204 394,3 394,3 204
10 340,4 340,4 204 425,1 384,6 204
11 555,6 385 204,01 693,8 386,4 204,02
12 749,7 387,8 204,03 936,1 390,8 204,06
13 961,3 392,7 204,07 1200,4 397,9 204,12
14 1005,4 398,8 204,12 1255,5 406,6 204,19
15 1044,2 405,4 204,18 1303,9 415,8 204,27
16 1093,6 412,4 204,24 1365,6 425,6 204,35
17 1128,9 419,8 204,3 1409,7 435,9 204,44
18 1125,4 427,3 204,37 1405,3 446,4 204,52
19 1076 434,5 204,43 1343,6 456,5 204,61
20 1040,7 441,3 204,48 1299,5 466 204,68
21 1031,9 447,7 204,54 1288,5 475,1 204,76
22 1023,1 454 204,59 1277,5 484,1 204,83
23 1023,1 460,2 204,64 1277,5 493 204,9
24 1514 469,1 204,71 1811,6 504,8 205
25 1635,2 481,4 204,81 1956,5 520,1 205,12
26 1814,4 495,3 204,92 2171 537,4 205,25
27 1998,5 511,1 205,05 2391,3 557,1 205,4
28 2088,2 528,1 205,18 2498,6 578,8 205,57
29 2211,7 546,4 205,32 2646,4 601,9 205,74
30 2320,7 566 205,47 2776,8 626,8 205,93
31 2592 587,7 205,64 3101,5 652,1 206,11
32 2858,5 612,7 205,82 3420,3 679,6 206,31
33 3149,2 640,5 206,03 3768,1 710,8 206,53
34 3391,4 668,1 206,23 4058 745,6 206,78
35 3827,5 699,4 206,45 4579,7 785,1 207,05
36 5244,4 740,9 206,74 6552,1 839 207,41
37 5244,4 790,7 207,09 6552,1 904,9 207,85
38 3851,7 833 207,37 4608,7 957 208,18
39 3464,1 865,3 207,59 4145 994,1 208,42
40 3197,6 893,9 207,78 3826,1 1026,8 208,63
41 2882,7 919 207,94 3449,3 1055,7 208,81
42 2688,9 939,7 208,07 3217,4 1081,1 208,96
43 2470,9 957,3 208,19 2956,5 1103,4 209,1
44 2376,4 973,2 208,29 2843,5 1123,3 209,22
45 2238,3 987,6 208,38 2678,3 1141,6 209,33
46 2168,1 1000,9 208,46 2594,2 1158,4 209,43
47 2126,9 1013,4 208,54 2544,9 1174,3 209,53
48 1452 1022 208,6 1737,4 1185,3 209,59
49 1409,3 1026,5 208,62 1686,3 1191,2 209,63
50 1362,3 1030,4 208,65 1630,1 1196,5 209,66
51 1315,4 1033,8 208,67 1573,9 1201,1 209,69
52 1271 1036,7 208,69 1520,8 1205,1 209,71
53 1226,5 1039 208,7 1467,6 1208,4 209,73
54 1202,6 1041 208,71 1439 1211,2 209,75
55 1178,7 1042,6 208,72 1410,4 1213,6 209,76
56 1153,1 1044 208,73 1379,7 1215,7 209,77
57 1127,5 1045,1 208,74 1349,1 1217,4 209,78
58 1106,1 1045,9 208,75 1323,5 1218,8 209,79
59 1084,8 1046,4 208,75 1298 1219,8 209,8
60 1063,4 1046,7 208,75 1272,4 1220,6 209,8
61 1042 1046,8 208,75 1246,9 1221 209,8
62 1025 1046,6 208,75 1226,4 1221,2 209,81
63 1007,9 1046,3 208,75 1206 1221,1 209,81
64 986,5 1045,8 208,74 1180,4 1220,8 209,8
65 965,2 1045 208,74 1154,9 1220,2 209,8
66 948,1 1044 208,73 1134,4 1219,3 209,79
67 931 1042,8 208,73 1114 1218,2 209,79
68 916,5 1041,5 208,72 1096,6 1217 209,78
69 902 1040,1 208,71 1079,3 1215,5 209,77
70 884,9 1038,4 208,7 1058,8 1213,8 209,76
71 867,8 1036,7 208,69 1038,4 1211,9 209,75
72 856,7 1034,7 208,68 1025,1 1209,9 209,74
73 845,6 1032,7 208,66 1011,8 1207,7 209,73
74 839,6 1030,6 208,65 1004,6 1205,4 209,71
75 833,6 1028,5 208,64 997,5 1203,1 209,7
76 825,1 1026,3 208,62 987,3 1200,7 209,68
77 816,5 1024 208,61 977 1198,2 209,67
78 828,5 1021,8 208,59 991,4 1195,8 209,66
79 840,5 1019,7 208,58 1005,7 1193,5 209,64
80 785,8 1017,5 208,57 940,3 1191 209,63
81 731,1 1014,6 208,55 874,8 1187,8 209,61
82 715,8 1011,4 208,53 856,5 1184,1 209,59
83 700,4 1008,1 208,51 838 1180,3 209,56
84 807,2 1005,3 208,49 965,8 1177,2 209,54
85 913,9 1003,7 208,48 1093,5 1175,5 209,53
86 1025 1003,4 208,48 1226,4 1175,3 209,53
87 1136 1004,2 208,48 1359,3 1176,7 209,54
88 1334,2 1006,7 208,5 1596,4 1180,1 209,56
89 1648,5 1012 208,53 1972,5 1186,9 209,6
90 1708,3 1019,4 208,58 2044 1196,2 209,66
91 1708,3 1026,9 208,63 2029,7 1205,8 209,71
92 1696,3 1034,4 208,67 1988,8 1215 209,77
93 1662,1 1041,5 208,72 1925,5 1223,5 209,82
94 1609,2 1048,1 208,76 1858 1231,1 209,86
95 1552,8 1054 208,8 1914 1238,7 209,91
96 1532,8 1059,4 208,83 1817,1 1245,9 209,95
97 1455,2 1064,3 208,86 1768,7 1252,2 209,99
98 1416,4 1068,4 208,88 1720,2 1257,6 210,02
99 1377,6 1072,1 208,91 1653 1262,1 210,05
100 1323,8 1075,2 208,93 1585,9 1265,9 210,07
101 1270 1077,7 208,94 1497,8 1268,8 210,08
102 1199,5 1079,5 208,95 1409,7 1270,8 210,1
103 1128,9 1080,4 208,96 1360,1 1272 210,1
104 1089,2 1080,7 208,96 1310,5 1272,7 210,11
105 1049,5 1080,6 208,96 1261 1272,8 210,11
106 1009,9 1080 208,96 1121,4 1271,9 210,1
107 970,2 1079 208,95 1172,9 1270,6 210,1
108 939,3 1077,6 208,94 1134,3 1269,4 210,09
109 908,4 1075,9 208,93 1101,3 1267,8 210,08
110 882 1073,9 208,92 1068,3 1265,8 210,07
111 855,5 1071,6 208,9 1160,2 1264,2 210,06
112 826,4 1069 208,89 1031,9 1262,4 210,05
113 797,3 1066,1 208,87 995,6 1259,8 210,03
114 773,5 1063 208,85 965,8 1256,9 210,02
115 749,7 1059,7 208,83 936,1 1253,6 210
116 740,9 1056,2 208,81 925,1 1249,8 209,97
117 732 1052,6 208,79 914,1 1246 209,95
118 714,4 1049 208,76 892 1242,1 209,93
119 696,8 1045,1 208,74 870 1237,9 209,9
120 404,4 1039,7 208,71 478,2 1231,4 209,87
121 393,9 1032,6 208,66 465,8 1222,7 209,81
122 386,9 1025,5 208,62 457,5 1214 209,76
123 379,9 1018,4 208,57 449,2 1205,3 209,71
124 372,9 1011,4 208,53 440,9 1196,7 209,66
125 370,4 1004,4 208,49 438 1188,1 209,61
126 368 997,5 208,44 435,1 1179,6 209,56
127 365,5 990,6 208,4 432,2 1171,1 209,51
128 361 983,8 208,36 426,8 1162,8 209,46
129 356,4 977 208,31 421,5 1154,5 209,41
130 351,9 970,2 208,27 416,1 1146,2 209,36
131 347,3 963,5 208,23 410,7 1138 209,31
132 342,8 956,9 208,18 405,3 1129,8 209,26
133 338,2 950,3 208,14 399,9 1121,7 209,21
134 333,3 943,7 208,1 394,1 1113,7 209,16
135 328,4 937,1 208,06 388,3 1105,7 209,11
136 323,5 930,6 208,02 382,5 1097,7 209,06
137 320 923,7 207,97 378,4 1089,8 209,02
138 316,5 916,6 207,92 374,3 1081,8 208,97
139 313 909,5 207,88 370,1 1073,9 208,92
140 307,4 902,5 207,83 363,5 1066 208,87
141 301,8 895,5 207,79 356,8 1058,1 208,82
142 296,2 888,6 207,74 350,3 1050,3 208,77
143 292,7 881,7 207,7 346,1 1042,5 208,72
144 289,2 874,9 207,65 342 1034,8 208,68
145 285,7 868,1 207,61 337,8 1027,1 208,63
146 282,6 861,4 207,56 334,1 1019,5 208,58
147 279,4 854,7 207,52 330,4 1012 208,53
148 276,3 848,1 207,47 326,6 1004,5 208,49
149 272,8 841,6 207,43 322,5 997,1 208,44
150 269,3 835,1 207,39 318,4 989,7 208,39
151 265,8 828,6 207,34 314,2 982,4 208,35
152 265,1 822,2 207,3 313,4 975,1 208,3
153 264,4 815,9 207,26 312,6 968 208,25
154 263,6 809,7 207,22 311,7 960,9 208,21
155 262,6 803,6 207,17 310,5 953,9 208,17
156 261,6 797,5 207,13 309,3 947 208,12
157 260,5 791,5 207,09 308 940,1 208,08
158 264 785,6 207,05 312,2 933,4 208,03
159 267,5 779,8 207,01 316,3 926,7 207,99
160 271 774,1 206,97 320,4 919,5 207,94
161 274,5 768,6 206,94 324,6 912,5 207,9
162 278 763,1 206,9 328,7 905,6 207,85
163 281,5 757,8 206,86 332,9 898,9 207,81
164 298 752,6 206,83 352,3 892,5 207,77
165 314,4 747,7 206,79 371,8 886,3 207,73
166 330,9 743,1 206,76 391,2 880,5 207,69
167 0 736,8 206,72 0 872,5 207,64
168 0 728,8 206,66 0 862,5 207,57



Hình 5: Đồ thị thể hiện quá trình lũ đến, lũ xả, mực nước dâng trong hồ theo thời gian điều tiết lũ thiết kế tần suất P= 0.5% thu phóng theo phương pháp cùng tần suất theo năm 2007 hồ Ayun Hạ

Hình 3.6: Đồ thị thể hiện quá trình lũ đến, lũ xả, mực nước dâng trong hồ theo thời gian điều tiết lũ kiểm tra tần suất P= 0.1% thu phóng theo phương pháp cùng tần suất theo năm 2007 hồ Ayun Hạ

Bảng 3: Bảng kết quả tính toán điều tiết lũ theo mô hình lũ năm 2007

Thời gian (giờ) Đường quá trình lũ thu phóng theo năm 2007
P=0,5% P=0,1%
Qđến m³/s Qxả m³/s H

m

Qđến m³/s Qxả m³/s H

m

1 118 118 204 139,5 139,5 204
2 147,7 147,7 204 174,6 174,6 204
3 173,3 173,3 204 204,9 204,9 204
4 175,4 175,4 204 207,4 207,4 204
5 191 191 204 225,8 225,8 204
6 195,9 195,9 204 231,7 231,7 204
7 198,9 198,9 204 235,2 235,2 204
8 205,6 205,6 204 243,1 243,1 204
9 212,9 212,9 204 251,8 251,8 204
10 222,3 222,3 204 262,9 262,9 204
11 223,1 223,1 204 263,8 263,8 204
12 243,3 243,3 204 287,7 287,7 204
13 252,7 252,7 204 298,8 298,8 204
14 261,6 261,6 204 309 309 204
15 277,9 277,9 204 328,6 328,6 204
16 302,7 302,7 204 358 358 204
17 317,8 317,8 204 375,8 375,8 204
18 336,2 336,2 204 397,6 384,4 204
19 336,2 336,2 204 397,6 384,5 204
20 342,4 342,4 204 404,8 384,7 204
21 348,5 348,5 204 412,1 385 204,01
22 354,7 354,7 204 419,4 385,3 204,01
23 360,8 360,8 204 426,6 385,7 204,01
24 366,9 366,9 204 433,9 386,1 204,02
25 192,2 192,2 204 229,9 385,6 204,01
26 209,3 209,3 204 250,5 250,5 204
27 226,6 226,6 204 271,1 271,1 204
28 278,7 278,7 204 333,5 333,5 204
29 344 344 204 411,6 411,6 204
30 423,4 423,4 204 506,7 385 204,01
31 517,1 385,1 204,01 618,8 386,8 204,02
32 858,7 388,2 204,03 1027,5 391,4 204,06
33 1002,3 393,8 204,08 1199,3 398,9 204,13
34 1023,6 400,3 204,14 1224,8 407,4 204,2
35 977,4 406,6 204,19 1169,5 415,8 204,27
36 935,8 412,4 204,24 1119,8 423,5 204,33
37 927,5 417,9 204,29 1109,8 430,9 204,4
38 972,6 423,5 204,33 1163,8 438,5 204,46
39 1112,6 430,2 204,39 1331,3 447,2 204,53
40 1245,4 438,2 204,46 1490,2 457,7 204,62
41 1387,8 447,7 204,54 1660,5 470 204,72
42 1530,1 458,7 204,63 1830,8 484,2 204,83
43 1755,5 471,8 204,73 2100,5 500,8 204,96
44 1980,8 487,3 204,86 2370,1 520,1 205,12
45 2206,2 505,3 205 2639,8 542,3 205,29
46 2395,9 525,3 205,16 2866,9 567,5 205,48
47 5244,4 562,5 205,44 6552,1 615,6 205,84
48 5200,2 616,6 205,85 6443,1 679,8 206,31
49 5130,4 666,6 206,22 6320,6 741,3 206,75
50 5063,2 713,9 206,55 6252,2 802,7 207,17
51 5007,5 761 206,88 5991,7 863,2 207,57
52 4653,7 806,4 207,19 5568,4 920,3 207,95
53 4272,7 847,8 207,47 5112,5 968,5 208,26
54 3810,1 884,6 207,72 4558,9 1010,5 208,52
55 3429 916,5 207,92 4103 1047,1 208,75
56 3020,8 942,2 208,09 3614,6 1078,5 208,95
57 2707,9 962,9 208,22 3240,1 1104,5 209,11
58 2471,1 980,5 208,33 2956,8 1126,7 209,24
59 2291,5 995,7 208,43 2741,8 1146 209,36
60 2098,4 1008,8 208,51 2510,7 1162,6 209,46
61 1981,2 1020,1 208,58 2370,6 1177 209,54
62 1872,4 1030,1 208,65 2240,4 1189,8 209,62
63 1785,3 1038,9 208,7 2136,2 1201,1 209,69
64 1741,7 1046,9 208,75 2084,1 1211,5 209,75
65 1690 1054,4 208,8 2022,2 1221,1 209,81
66 1632,9 1061,1 208,84 1953,8 1229,9 209,86
67 1608,4 1067,4 208,88 1924,5 1238,1 209,91
68 1567,6 1073,2 208,91 1875,7 1245,7 209,95
69 1543,1 1078,6 208,95 1846,3 1252,8 209,99
70 1526,7 1083,7 208,98 1826,8 1259,1 210,03
71 1494,1 1088,4 209,01 1787,7 1264,9 210,06
72 1352,3 1092,1 209,03 1688,6 1269,9 210,09
73 1338,6 1094,9 209,05 1671,5 1274,3 210,12
74 1351,5 1097,7 209,06 1687,6 1278,6 210,14
75 1364,4 1100,6 209,08 1703,7 1283 210,17
76 1377,3 1103,6 209,1 1719,8 1287,6 210,19
77 1390,2 1106,7 209,12 1735,9 1292,2 210,22
78 1403,1 1109,9 209,14 1752,1 1297,1 210,25
79 1416 1113,2 209,16 1768,2 1302 210,28
80 1428,9 1116,6 209,18 1784,3 1307,1 210,31
81 1441,8 1120,2 209,2 1800,4 1312,3 210,34
82 1454,8 1123,8 209,22 1816,5 1317,6 210,37
83 1467,7 1127,6 209,25 1832,7 1323,1 210,4
84 1480,6 1131,5 209,27 1848,8 1328,6 210,43
85 1493,5 1135,4 209,29 1864,9 1334,3 210,46
86 1506,4 1139,5 209,32 1881 1340,1 210,5
87 1519,3 1143,7 209,34 1897,1 1346,1 210,53
88 1532,2 1148 209,37 1913,2 1352,1 210,56
89 1545,1 1152,4 209,4 1929,3 1358,3 210,6
90 1492,8 1156,5 209,42 1864,1 1364,1 210,63
91 1470,5 1160,1 209,44 1836,1 1369,4 210,66
92 1433,1 1163,4 209,46 1789,5 1374,2 210,69
93 1410,7 1166,3 209,48 1761,6 1378,6 210,72
94 1395,8 1169 209,5 1742,9 1382,7 210,74
95 1366 1171,4 209,51 1705,7 1386,4 210,76
96 1352,3 1173,5 209,52 1688,6 1389,8 210,78
97 1338,6 1175,5 209,53 1671,5 1393 210,8
98 1306,2 1177,1 209,54 1631,1 1395,8 210,81
99 1273,9 1178,4 209,55 1590,7 1398,1 210,83
100 1250,3 1179,3 209,56 1561,2 1400,1 210,84
101 1226,6 1180 209,56 1531,7 1401,7 210,85
102 1203 1180,4 209,56 1502,2 1402,9 210,85
103 1179,3 1180,5 209,56 1472,6 1403,9 210,86
104 1148,3 1180,3 209,56 1433,8 1404,4 210,86
105 1117,2 1179,8 209,56 1395 1404,5 210,86
106 1098,5 1179 209,56 1371,7 1404,3 210,86
107 1079,8 1178 209,55 1348,4 1403,8 210,86
108 1057,4 1176,7 209,54 1320,4 1403 210,85
109 1035 1175,3 209,53 1292,4 1402 210,85
110 1016,4 1173,6 209,52 1269,1 1400,7 210,84
111 997,7 1171,7 209,51 1245,8 1399,1 210,83
112 979,1 1169,6 209,5 1222,5 1397,3 210,82
113 960,4 1167,4 209,49 1199,2 1395,2 210,81
114 945,5 1164,9 209,47 1180,6 1393 210,8
115 930,5 1162,4 209,46 1162 1390,6 210,78
116 918,1 1159,7 209,44 1146,4 1388 210,77
117 905,7 1156,9 209,42 1130,9 1385,3 210,75
118 894,5 1154 209,41 1116,9 1382,4 210,74
119 883,3 1151,1 209,39 1102,9 1379,4 210,72
120 870,8 1148 209,37 1087,4 1376,4 210,7
121 858,4 1144,8 209,35 1071,9 1373,1 210,68
122 841 1141,5 209,33 1050,1 1369,7 210,67
123 823,5 1138 209,31 1028,4 1366,1 210,64
124 806,1 1134,4 209,29 1006,6 1362,3 210,62
125 792 1130,7 209,27 898 1357,9 210,6
126 777,9 1126,8 209,24 971,4 1353,3 210,57
127 763,8 1122,9 209,22 953,8 1349,1 210,55
128 753,1 1118,8 209,19 940,3 1344,7 210,52
129 742,3 1114,7 209,17 926,9 1340,3 210,5
130 731,5 1110,5 209,14 913,4 1335,8 210,47
131 722,4 1106,2 209,12 902 1331,2 210,45
132 713,3 1101,9 209,09 890,6 1326,5 210,42
133 704,1 1097,6 209,06 879,2 1321,7 210,39
134 697,5 1093,2 209,04 871 1316,9 210,36
135 690,9 1088,8 209,01 862,7 1312,1 210,34
136 684,2 1084,3 208,98 854,4 1307,2 210,31
137 680,9 1079,8 208,95 850,2 1302,4 210,28
138 677,6 1075,3 208,93 846,1 1297,5 210,25
139 674,3 1070,9 208,9 842 1292,7 210,22
140 674,3 1066,4 208,87 842 1287,9 210,2
141 674,3 1062,1 208,85 842 1283,1 210,17
142 674,3 1057,8 208,82 842 1278,4 210,14
143 674,3 1053,5 208,79 842 1273,8 210,11
144 674,3 1049,3 208,77 842 1269,2 210,09
145 624,1 1044,9 208,74 738 1264,1 210,06
146 622,6 1040,2 208,71 736,2 1258,6 210,03
147 621 1035,6 208,68 734,3 1252,9 209,99
148 619,5 1031 208,65 732,5 1246,9 209,96
149 616,4 1026,4 208,62 728,9 1241 209,92
150 613,4 1021,9 208,6 725,3 1235,1 209,89
151 610,3 1017,4 208,57 721,6 1229,2 209,85
152 608,8 1012,9 208,54 719,8 1223,4 209,82
153 607,2 1008,5 208,51 718 1217,6 209,78
154 605,7 1004,1 208,48 716,2 1211,9 209,75
155 604,2 999,7 208,46 714,4 1206,2 209,72
156 602,6 995,4 208,43 712,6 1200,6 209,68
157 601,1 991,1 208,4 710,7 1195 209,65
158 601,1 986,9 208,37 710,7 1189,5 209,62
159 601,1 982,7 208,35 710,7 1184,1 209,59
160 601,1 978,5 208,32 710,7 1178,7 209,55
161 607,2 974,5 208,3 718 1173,5 209,52
162 613,4 970,5 208,27 725,3 1168,4 209,49
163 619,5 966,7 208,25 732,5 1163,4 209,46
164 616,4 962,9 208,22 728,9 1158,6 209,43
165 613,4 959,2 208,2 725,3 1153,7 209,4
166 610,3 955,5 208,17 721,6 1148,9 209,37
167 605,7 951,7 208,15 716,2 1144,1 209,35
168 601,1 948 208,13 710,7 1139,2 209,32

Hình 7: Đồ thị thể hiện quá trình lũ đến, lũ xả, mực nước dâng trong hồ theo thời gian điều tiết lũ thiết kế tần suất P= 0.5% thu phóng theo phương pháp cùng tần suất theo năm 2013 hồ Ayun Hạ

Hình 8: Đồ thị thể hiện quá trình lũ đến, lũ xả, mực nước dâng trong hồ theo thời gian điều tiết lũ thiết kế tần suất P= 0.5% thu phóng theo phương pháp cùng tần suất theo năm 2013 hồ Ayun Hạ

Bảng 4: Bảng kết quả tính toán điều tiết lũ theo mô hình lũ năm 2013

Thời gian (giờ) Đường quá trình lũ thu phóng theo năm 2013
P=0,5% P=0,1%
Qđến m³/s Qxả m³/s H Qđến m³/s Qxả m³/s H
m m
1 26,4 26,4 204 31,6 31,6 204
2 34,5 34,5 204 41,3 41,3 204
3 42,7 42,7 204 51 51 204
4 92,1 92,1 204 110,2 110,2 204
5 152,1 152,1 204 182 182 204
6 282 282 204 337,4 337,4 204
7 799,6 386 204,01 956,8 387,1 204,02
8 1649,3 394,7 204,09 1973,5 398,3 204,12
9 2356,1 411,6 204,23 2819,2 419,4 204,3
10 2748,8 434,4 204,42 3289,1 447,7 204,53
11 3052,3 461,2 204,65 3652,2 480,9 204,81
12 3302,1 491,3 204,89 3951,2 518 205,1
13 3337,8 522,8 205,14 3993,9 556,9 205,4
14 3337,8 554,6 205,38 3993,9 596,5 205,7
15 3694,8 588,6 205,64 4421 638,7 206,01
16 4337,4 628,8 205,94 5189,9 682,6 206,33
17 4890,7 671,5 206,25 5852 734,7 206,7
18 5089,8 717,7 206,58 6592,7 795,3 207,12
19 5244,4 766,4 206,92 6552,1 860,8 207,56
20 5194,2 816,1 207,26 6215,1 925,1 207,98
21 4587,3 862,6 207,57 5488,9 978,3 208,32
22 4051,8 902,6 207,83 4848,2 1024,1 208,61
23 3784,1 937,1 208,06 4527,8 1064,7 208,86
24 2686,9 961,8 208,22 3951,2 1100 209,08
25 2352,9 978,6 208,32 2815,4 1125,3 209,23
26 2135 992,4 208,41 2554,7 1142,8 209,34
27 1815,5 1003,1 208,48 2172,3 1156,5 209,42
28 1757,4 1011,7 208,53 2102,8 1167,5 209,49
29 1699,3 1019,5 208,58 2033,3 1177,7 209,55
30 1539,5 1026,1 208,62 1842,2 1186,3 209,6
31 1403 1031 208,65 1678,8 1192,8 209,64
32 1359,5 1034,9 208,68 1626,7 1198 209,67
33 1147,4 1037,3 208,69 1372,9 1201,5 209,69
34 1141,6 1038,5 208,7 1366 1203,4 209,7
35 1109,6 1039,5 208,71 1327,7 1205 209,71
36 612,1 1037,5 208,69 1091,4 1205,1 209,71
37 854 1034,1 208,67 1021,9 1203,4 209,7
38 840,9 1032,1 208,66 1006,2 1201,2 209,69
39 862,7 1030,1 208,65 1032,3 1199,2 209,68
40 984,7 1028,9 208,64 1178,3 1198,1 209,67
41 1000,7 1028,5 208,64 1197,4 1198 209,67
42 1000,7 1028,2 208,63 1197,4 1198 209,67
43 1000,7 1027,9 208,63 1197,4 1198 209,67
44 994,9 1027,6 208,63 1190,5 1197,9 209,67
45 984,7 1027,1 208,63 1178,3 1197,8 209,67
46 984,7 1026,7 208,63 1178,3 1197,5 209,67
47 980,4 1026,2 208,62 1173,1 1197,3 209,66
48 973,1 1025,7 208,62 1164,4 1197 209,66
49 965,9 1025 208,62 1155,7 1196,5 209,66
50 923 1024,1 208,61 1104,4 1195,8 209,66
51 880,2 1022,8 208,6 1053,2 1194,5 209,65
52 828,6 1020,9 208,59 991,5 1192,5 209,64
53 777 1018,5 208,57 929,8 1189,9 209,62
54 740 1015,7 208,56 885,5 1186,7 209,6
55 703 1012,5 208,54 841,1 1183 209,58
56 785 1009,5 208,52 939,3 1179,7 209,56
57 867,1 1007,5 208,51 1037,5 1177,5 209,55
58 956,4 1006,5 208,5 1144,4 1176,5 209,54
59 1045,7 1006,4 208,5 1251,3 1176,8 209,54
60 1104,6 1007,2 208,5 1321,7 1178 209,55
61 1163,4 1008,5 208,51 1392 1180 209,56
62 1149,6 1010,2 208,52 1375,5 1182,4 209,58
63 1135,8 1011,6 208,53 1359 1184,4 209,59
64 1124,9 1012,9 208,54 1346 1186,4 209,6
65 1114 1014,1 208,55 1333 1188,1 209,61
66 1045 1014,8 208,55 1250,4 1189,3 209,62
67 976 1014,8 208,55 1167,8 1189,5 209,62
68 958,6 1014,2 208,55 1147 1189,1 209,62
69 941,2 1013,5 208,54 1126,1 1188,5 209,61
70 936,1 1012,7 208,54 1120,1 1187,8 209,61
71 931 1011,8 208,53 1114 1187 209,6
72 926,6 1010,9 208,53 1108,8 1186,1 209,6
73 1716,3 1014,3 208,55 2143,2 1191,1 209,63
74 1694,7 1021,9 208,6 2116,2 1201,8 209,69
75 1673,1 1029,2 208,64 2089,2 1212,1 209,75
76 1619 1036 208,68 2021,7 1221,7 209,81
77 1565 1042,2 208,72 1954,2 1230,5 209,86
78 1516,3 1047,7 208,76 1893,4 1238,5 209,91
79 1467,7 1052,6 208,79 1832,7 1245,7 209,95
80 1394,7 1056,8 208,81 1741,5 1251,9 209,99
81 1321,7 1060,2 208,83 1650,4 1256,8 210,01
82 1225,8 1062,6 208,85 1530,6 1260,3 210,04
83 1129,8 1063,9 208,86 1410,8 1262,5 210,05
84 925,7 1063,5 208,85 1156 1262,8 210,05
85 721,7 1060,8 208,84 901,1 1260,3 210,04
86 601,4 1056,3 208,81 751 1255,7 210,01
87 481,1 1050,6 208,77 600,8 1249,1 209,97
88 385,2 1043,8 208,73 480,9 1241 209,92
89 289,2 1036 208,68 361,1 1231,5 209,87
90 287,9 1027,7 208,63 359,4 1221,6 209,81
91 286,5 1019,6 208,58 357,8 1211,7 209,75

 

3-2: Điều tiết lũ hồ Ayun Hạ với mực nước đón lũ 203m; 202m



Hình 9: Đồ thị thể hiện quá trình lũ đến, lũ xả, mực nước dâng trong hồ theo thời gian điều tiết lũ thiết kế tần suất P= 0.5% thu phóng theo phương pháp cùng tần suất theo năm 2007 hồ Ayun Hạ; mực nước đón lũ 203m



Hình 10: Đồ thị thể hiện quá trình lũ đến, lũ xả, mực nước dâng trong hồ theo thời gian điều tiết lũ kiểm tra tần suất P= 0.1% thu phóng theo phương pháp cùng tần suất theo năm 2007 hồ Ayun Hạ; mực nước đón lũ 203m

Bảng 5: Bảng kết quả tính toán điều tiết lũ theo mô hình lũ năm 2007, mực nước đón lũ 203m

Thời gian (giờ) Đường quá trình lũ thu phóng theo năm 2007
P=0,5% P=0,1%
Qđến m³/s Qxả m³/s H Qđến m³/s Qxả m³/s H
m m
1 118 118 203 139,5 139,5 203
2 147,7 147,7 203 174,6 174,6 203
3 173,3 173,3 203 204,9 204,9 203
4 175,4 175,4 203 207,4 207,4 203
5 191 191 203 225,8 225,8 203
6 195,9 195,9 203 231,7 231,7 203
7 198,9 198,9 203 235,2 235,2 203
8 205,6 205,6 203 243,1 243,1 203
9 212,9 212,9 203 251,8 251,8 203
10 222,3 222,3 203 262,9 262,9 203
11 223,1 223,1 203 263,8 263,8 203
12 243,3 243,3 203 287,7 275 203
13 252,7 252,7 203 298,8 275,2 203
14 261,6 261,6 203 309 275,6 203,01
15 277,9 277,9 203 328,6 276,1 203,01
16 302,7 275,2 203 358 276,8 203,02
17 317,8 275,6 203,01 375,8 277,8 203,03
18 336,2 276,2 203,01 397,6 279 203,04
19 336,2 276,8 203,02 397,6 280,4 203,05
20 342,4 277,5 203,02 404,8 281,7 203,06
21 348,5 278,3 203,03 412,1 283,2 203,08
22 354,7 279,1 203,04 419,4 284,7 203,09
23 360,8 280 203,05 426,6 286,2 203,11
24 366,9 280,9 203,06 433,9 287,9 203,12
25 192,2 280,9 203,06 229,9 288,4 203,13
26 209,3 280 203,05 250,5 287,8 203,12
27 226,6 279,3 203,04 271,1 287,5 203,12
28 278,7 279 203,04 333,5 287,7 203,12
29 344 279,4 203,04 411,6 288,6 203,13
30 423,4 280,6 203,05 506,7 290,6 203,15
31 517,1 282,7 203,07 618,8 293,7 203,18
32 858,7 287,3 203,12 1027,5 299,8 203,24
33 1002,3 294,6 203,19 1199,3 309,2 203,32
34 1023,6 302,9 203,27 1224,8 319,7 203,42
35 977,4 311 203,34 1169,5 330,1 203,52
36 935,8 318,5 203,41 1119,8 339,8 203,61
37 927,5 325,8 203,48 1109,8 349,2 203,69
38 972,6 333,2 203,55 1163,8 358,8 203,78
39 1112,6 341,7 203,62 1331,3 369,7 203,87
40 1245,4 351,8 203,71 1490,2 382,6 203,98
41 1387,8 363,6 203,82 1660,5 395,3 204,09
42 1530,1 377,1 203,94 1830,8 409,4 204,21
43 1755,5 391,4 204,06 2100,5 425,9 204,35
44 1980,8 406,9 204,19 2370,1 445,4 204,52
45 2206,2 424,7 204,34 2639,8 467,9 204,7
46 2395,9 444,9 204,51 2866,9 493,3 204,91
47 5244,4 482 204,81 6552,1 540,5 205,28
48 5200,2 535 205,23 6443,1 609 205,8
49 5130,4 587,8 205,64 6320,6 672,7 206,26
50 5063,2 640,4 206,03 6252,2 733 206,69
51 5007,5 686,7 206,36 5991,7 792,5 207,1
52 4653,7 731,3 206,68 5568,4 848,9 207,48
53 4272,7 772,3 206,96 5112,5 900,8 207,82
54 3810,1 808,8 207,21 4558,9 945,3 208,11
55 3429 840,7 207,42 4103 981,8 208,34
56 3020,8 868 207,61 3614,6 1013,2 208,54
57 2707,9 891,1 207,76 3240,1 1039,8 208,71
58 2471,1 910,9 207,89 2956,8 1062,6 208,85
59 2291,5 928,2 208 2741,8 1082,6 208,97
60 2098,4 941,7 208,09 2510,7 1099,7 209,08
61 1981,2 953,5 208,16 2370,6 1114,5 209,17
62 1872,4 964 208,23 2240,4 1127,8 209,25
63 1785,3 973,3 208,29 2136,2 1139,6 209,32
64 1741,7 981,9 208,34 2084,1 1150,5 209,38
65 1690 989,8 208,39 2022,2 1160,7 209,45
66 1632,9 997,2 208,44 1953,8 1170 209,5
67 1608,4 1004 208,48 1924,5 1178,7 209,55
68 1567,6 1010,4 208,52 1875,7 1186,9 209,6
69 1543,1 1016,3 208,56 1846,3 1194,5 209,65
70 1526,7 1022 208,6 1826,8 1201,8 209,69
71 1494,1 1027,4 208,63 1787,7 1208,7 209,73
72 1352,3 1031,8 208,66 1688,6 1214,8 209,77
73 1338,6 1035,2 208,68 1671,5 1220,1 209,8
74 1351,5 1038,7 208,7 1687,6 1225,3 209,83
75 1364,4 1042,2 208,72 1703,7 1230,7 209,86
76 1377,3 1045,8 208,74 1719,8 1236,3 209,89
77 1390,2 1049,6 208,77 1735,9 1241,9 209,93
78 1403,1 1053,4 208,79 1752,1 1247,7 209,96
79 1416 1057,4 208,82 1768,2 1253,6 210
80 1428,9 1061,5 208,84 1784,3 1259,2 210,03
81 1441,8 1065,6 208,87 1800,4 1264,8 210,06
82 1454,8 1069,9 208,89 1816,5 1270,6 210,1
83 1467,7 1074,3 208,92 1832,7 1276,5 210,13
84 1480,6 1078,7 208,95 1848,8 1282,5 210,16
85 1493,5 1083,3 208,98 1864,9 1288,6 210,2
86 1506,4 1088 209 1881 1294,8 210,24
87 1519,3 1092,7 209,03 1897,1 1301,2 210,27
88 1532,2 1097,4 209,06 1913,2 1307,6 210,31
89 1545,1 1102,3 209,09 1929,3 1314,2 210,35
90 1492,8 1106,9 209,12 1864,1 1320,5 210,38
91 1470,5 1111,1 209,15 1836,1 1326,2 210,42
92 1433,1 1114,9 209,17 1789,5 1331,4 210,45
93 1410,7 1118,3 209,19 1761,6 1336,2 210,47
94 1395,8 1121,5 209,21 1742,9 1340,7 210,5
95 1366 1124,4 209,23 1705,7 1344,8 210,52
96 1352,3 1127 209,24 1688,6 1348,6 210,54
97 1338,6 1129,4 209,26 1671,5 1352,2 210,57
98 1306,2 1131,6 209,27 1631,1 1355,4 210,58
99 1273,9 1133,3 209,28 1590,7 1358,2 210,6
100 1250,3 1134,8 209,29 1561,2 1360,6 210,61
101 1226,6 1135,9 209,3 1531,7 1362,6 210,62
102 1203 1136,8 209,3 1502,2 1364,3 210,63
103 1179,3 1137,4 209,31 1472,6 1365,6 210,64
104 1148,3 1137,7 209,31 1433,8 1366,6 210,65
105 1117,2 1137,7 209,31 1395 1367,1 210,65
106 1098,5 1137,3 209,31 1371,7 1367,3 210,65
107 1079,8 1136,8 209,3 1348,4 1367,2 210,65
108 1057,4 1136 209,3 1320,4 1366,8 210,65
109 1035 1135 209,29 1292,4 1366,2 210,64
110 1016,4 1133,8 209,28 1269,1 1365,2 210,64
111 997,7 1132,4 209,28 1245,8 1364,1 210,63
112 979,1 1130,8 209,27 1222,5 1362,7 210,62
113 960,4 1129 209,25 1199,2 1361 210,62
114 945,5 1127 209,24 1180,6 1359,2 210,61
115 930,5 1124,9 209,23 1162 1357,1 210,59
116 918,1 1122,7 209,22 1146,4 1354,9 210,58
117 905,7 1120,3 209,2 1130,9 1352,6 210,57
118 894,5 1117,9 209,19 1116,9 1350,1 210,55
119 883,3 1115,3 209,17 1102,9 1347,5 210,54
120 870,8 1112,7 209,16 1087,4 1344,8 210,52
121 858,4 1109,9 209,14 1071,9 1341,9 210,51
122 841 1107 209,12 1050,1 1338,9 210,49
123 823,5 1104 209,1 1028,4 1335,6 210,47
124 806,1 1100,8 209,08 1006,6 1332,2 210,45
125 792 1097,5 209,06 898 1328,1 210,43
126 777,9 1094 209,04 971,4 1323,9 210,4
127 763,8 1090,5 209,02 953,8 1320 210,38
128 753,1 1086,8 209 940,3 1316 210,36
129 742,3 1083 208,97 926,9 1311,9 210,33
130 731,5 1079,1 208,95 913,4 1307,7 210,31
131 722,4 1075,2 208,93 902 1303,4 210,29
132 713,3 1071,2 208,9 890,6 1299,1 210,26
133 704,1 1067,1 208,88 879,2 1294,7 210,23
134 697,5 1063 208,85 871 1290,2 210,21
135 690,9 1058,9 208,83 862,7 1285,7 210,18
136 684,2 1054,8 208,8 854,4 1281,1 210,16
137 680,9 1050,7 208,77 850,2 1276,6 210,13
138 677,6 1046,5 208,75 846,1 1272 210,1
139 674,3 1042,4 208,72 842 1267,5 210,08
140 674,3 1038,4 208,7 842 1263 210,05
141 674,3 1034,3 208,67 842 1258,5 210,02
142 674,3 1030,4 208,65 842 1254,1 210
143 674,3 1026,4 208,62 842 1249,3 209,97
144 674,3 1022,6 208,6 842 1244,7 209,94
145 624,1 1018,5 208,57 738 1239,4 209,91
146 622,6 1014,1 208,55 736,2 1233,6 209,88
147 621 1009,8 208,52 734,3 1227,9 209,85
148 619,5 1005,6 208,49 732,5 1222,3 209,81
149 616,4 1001,3 208,47 728,9 1216,6 209,78
150 613,4 997,1 208,44 725,3 1211 209,75
151 610,3 992,9 208,41 721,6 1205,5 209,71
152 608,8 988,7 208,39 719,8 1200 209,68
153 607,2 984,6 208,36 718 1194,5 209,65
154 605,7 980,5 208,33 716,2 1189,1 209,62
155 604,2 976,4 208,31 714,4 1183,7 209,58
156 602,6 972,4 208,28 712,6 1178,4 209,55
157 601,1 968,4 208,26 710,7 1173,1 209,52
158 601,1 964,4 208,23 710,7 1167,9 209,49
159 601,1 960,5 208,21 710,7 1162,7 209,46
160 601,1 956,6 208,18 710,7 1157,6 209,43
161 607,2 952,8 208,16 718 1152,6 209,4
162 613,4 949,1 208,13 725,3 1147,8 209,37
163 619,5 945,6 208,11 732,5 1143,1 209,34
164 616,4 942,1 208,09 728,9 1138,5 209,31
165 613,4 938,6 208,07 725,3 1133,9 209,28
166 610,3 935,1 208,04 721,6 1129,3 209,26
167 605,7 931,6 208,02 716,2 1124,7 209,23
168 601,1 928,1 208 710,7 1120,2 209,2



Hình 11: Đồ thị thể hiện quá trình lũ đến, lũ xả, mực nước dâng trong hồ theo thời gian điều tiết lũ thiết kế tần suất P= 0.5% thu phóng theo phương pháp cùng tần suất theo năm 2007 hồ Ayun Hạ; mực nước đón lũ 202m



Hình 12: Đồ thị thể hiện quá trình lũ đến, lũ xả, mực nước dâng trong hồ theo thời gian điều tiết lũ kiểm tra tần suất P= 0.1% thu phóng theo phương pháp cùng tần suất theo năm 2007 hồ Ayun Hạ; mực nước đón lũ 202m

Bảng 6: Bảng kết quả tính toán điều tiết lũ theo mô hình lũ năm 2007, mực nước đón lũ 202m

Thời gian (giờ) Đường quá trình lũ thu phóng theo năm 2007
P=0,5% P=0,1%
Qđến m³/s Qxả m³/s H Qđến m³/s Qxả m³/s H
m m
1 118 118 202 139,5 139,5 202
2 147,7 147,7 202 174,6 174,6 202
3 173,3 173,3 202 204,9 178,8 202
4 175,4 175,4 202 207,4 179,1 202
5 191 178,7 202 225,8 179,5 202,01
6 195,9 178,9 202 231,7 180 202,02
7 198,9 179,1 202 235,2 180,6 202,02
8 205,6 179,3 202,01 243,1 181,2 202,03
9 212,9 179,6 202,01 251,8 181,9 202,04
10 222,3 180 202,02 262,9 182,8 202,05
11 223,1 180,5 202,02 263,8 183,6 202,06
12 243,3 181,1 202,03 287,7 184,7 202,07
13 252,7 181,8 202,04 298,8 185,8 202,08
14 261,6 182,6 202,04 309 187,1 202,09
15 277,9 183,6 202,06 328,6 188,6 202,11
16 302,7 184,8 202,07 358 190,3 202,13
17 317,8 186,1 202,08 375,8 192,3 202,15
18 336,2 187,7 202,1 397,6 194,4 202,17
19 336,2 189,3 202,12 397,6 196,7 202,2
20 342,4 191 202,14 404,8 199 202,22
21 348,5 192,7 202,16 412,1 201,3 202,25
22 354,7 194,5 202,17 419,4 203,8 202,28
23 360,8 196,3 202,19 426,6 206,3 202,3
24 366,9 198,2 202,21 433,9 208,8 202,33
25 192,2 199,1 202,22 229,9 210,2 202,34
26 209,3 199,1 202,22 250,5 210,6 202,35
27 226,6 199,3 202,23 271,1 211,1 202,35
28 278,7 199,9 202,23 333,5 212,2 202,36
29 344 201,2 202,25 411,6 214 202,38
30 423,4 203,2 202,27 506,7 216,9 202,41
31 517,1 206,3 202,3 618,8 220,9 202,46
32 858,7 211,8 202,36 1027,5 227,9 202,53
33 1002,3 220,1 202,45 1199,3 238,4 202,64
34 1023,6 229,3 202,54 1224,8 250,1 202,75
35 977,4 238,5 202,64 1169,5 261,7 202,87
36 935,8 247,1 202,72 1119,8 272,6 202,98
37 927,5 255,4 202,81 1109,8 282,3 203,07
38 972,6 263,9 202,89 1163,8 292 203,16
39 1112,6 273,6 202,99 1331,3 303 203,27
40 1245,4 283,9 203,09 1490,2 315,9 203,39
41 1387,8 295,7 203,2 1660,5 330,7 203,52
42 1530,1 309,1 203,32 1830,8 347,7 203,68
43 1755,5 324,7 203,47 2100,5 367,4 203,85
44 1980,8 343,2 203,64 2370,1 389,6 204,05
45 2206,2 364,4 203,83 2639,8 411,7 204,23
46 2395,9 387,8 204,03 2866,9 436,7 204,44
47 5244,4 423,8 204,34 6552,1 483,5 204,83
48 5200,2 476 204,77 6443,1 550,9 205,36
49 5130,4 528,3 205,18 6320,6 618,4 205,86
50 5063,2 580,3 205,58 6252,2 680 206,31
51 5007,5 632,5 205,97 5991,7 738,7 206,73
52 4653,7 677,1 206,29 5568,4 794,4 207,11
53 4272,7 717,7 206,58 5112,5 845,8 207,46
54 3810,1 753,9 206,83 4558,9 891,8 207,76
55 3429 785,6 207,05 4103 931,7 208,02
56 3020,8 813 207,24 3614,6 963,1 208,22
57 2707,9 836,2 207,39 3240,1 989,8 208,39
58 2471,1 856,2 207,53 2956,8 1012,8 208,54
59 2291,5 873,8 207,64 2741,8 1033 208,67
60 2098,4 889,1 207,75 2510,7 1050,6 208,77
61 1981,2 902,5 207,83 2370,6 1066,1 208,87
62 1872,4 914,5 207,91 2240,4 1080 208,96
63 1785,3 925,2 207,98 2136,2 1092,3 209,03
64 1741,7 934,4 208,04 2084,1 1103,6 209,1
65 1690 942,8 208,09 2022,2 1114,1 209,16
66 1632,9 950,5 208,14 1953,8 1123,8 209,22
67 1608,4 957,7 208,19 1924,5 1132,9 209,28
68 1567,6 964,5 208,23 1875,7 1141,5 209,33
69 1543,1 970,9 208,27 1846,3 1149,5 209,38
70 1526,7 977 208,31 1826,8 1157,3 209,43
71 1494,1 982,8 208,35 1787,7 1164,6 209,47
72 1352,3 987,6 208,38 1688,6 1171 209,51
73 1338,6 991,4 208,4 1671,5 1176,8 209,54
74 1351,5 995,3 208,43 1687,6 1182,5 209,58
75 1364,4 999,3 208,45 1703,7 1188,3 209,61
76 1377,3 1003,3 208,48 1719,8 1194,3 209,65
77 1390,2 1007,5 208,51 1735,9 1200,3 209,68
78 1403,1 1011,7 208,53 1752,1 1206,5 209,72
79 1416 1016,1 208,56 1768,2 1212,8 209,76
80 1428,9 1020,6 208,59 1784,3 1219,3 209,79
81 1441,8 1025,1 208,62 1800,4 1225,8 209,83
82 1454,8 1029,8 208,64 1816,5 1232,5 209,87
83 1467,7 1034,6 208,67 1832,7 1239,3 209,91
84 1480,6 1039,4 208,7 1848,8 1246,3 209,95
85 1493,5 1044,4 208,74 1864,9 1253,3 209,99
86 1506,4 1049,4 208,77 1881 1259,9 210,03
87 1519,3 1054,6 208,8 1897,1 1266,6 210,07
88 1532,2 1059,8 208,83 1913,2 1273,4 210,11
89 1545,1 1065,1 208,86 1929,3 1280,2 210,15
90 1492,8 1070,2 208,9 1864,1 1286,8 210,19
91 1470,5 1074,8 208,92 1836,1 1292,8 210,22
92 1433,1 1079 208,95 1789,5 1298,4 210,26
93 1410,7 1082,9 208,97 1761,6 1303,5 210,29
94 1395,8 1086,5 209 1742,9 1308,3 210,31
95 1366 1089,7 209,02 1705,7 1312,7 210,34
96 1352,3 1092,7 209,03 1688,6 1316,8 210,36
97 1338,6 1095,5 209,05 1671,5 1320,7 210,39
98 1306,2 1098 209,07 1631,1 1324,3 210,41
99 1273,9 1100,1 209,08 1590,7 1327,4 210,42
100 1250,3 1101,9 209,09 1561,2 1330,1 210,44
101 1226,6 1103,4 209,1 1531,7 1332,4 210,45
102 1203 1104,6 209,11 1502,2 1334,4 210,46
103 1179,3 1105,6 209,11 1472,6 1336 210,47
104 1148,3 1106,2 209,12 1433,8 1337,3 210,48
105 1117,2 1106,5 209,12 1395 1338,1 210,48
106 1098,5 1106,6 209,12 1371,7 1338,6 210,49
107 1079,8 1106,4 209,12 1348,4 1338,8 210,49
108 1057,4 1105,9 209,11 1320,4 1338,8 210,49
109 1035 1105,3 209,11 1292,4 1338,4 210,49
110 1016,4 1104,4 209,11 1269,1 1337,8 210,48
111 997,7 1103,3 209,1 1245,8 1336,9 210,48
112 979,1 1102,1 209,09 1222,5 1335,8 210,47
113 960,4 1100,6 209,08 1199,2 1334,5 210,46
114 945,5 1099 209,07 1180,6 1332,9 210,46
115 930,5 1097,2 209,06 1162 1331,2 210,45
116 918,1 1095,3 209,05 1146,4 1329,3 210,43
117 905,7 1093,2 209,04 1130,9 1327,2 210,42
118 894,5 1091,1 209,02 1116,9 1325 210,41
119 883,3 1088,9 209,01 1102,9 1322,7 210,4
120 870,8 1086,5 209 1087,4 1320,3 210,38
121 858,4 1084 208,98 1071,9 1317,7 210,37
122 841 1081,4 208,96 1050,1 1315 210,35
123 823,5 1078,6 208,95 1028,4 1312 210,33
124 806,1 1075,7 208,93 1006,6 1308,8 210,32
125 792 1072,6 208,91 898 1305 210,29
126 777,9 1069,4 208,89 971,4 1301,1 210,27
127 763,8 1066 208,87 953,8 1297,4 210,25
128 753,1 1062,6 208,85 940,3 1293,7 210,23
129 742,3 1059,1 208,83 926,9 1289,9 210,21
130 731,5 1055,5 208,8 913,4 1285,9 210,18
131 722,4 1051,9 208,78 902 1281,9 210,16
132 713,3 1048,2 208,76 890,6 1277,8 210,14
133 704,1 1044,4 208,74 879,2 1273,6 210,11
134 697,5 1040,6 208,71 871 1269,4 210,09
135 690,9 1036,8 208,69 862,7 1265,1 210,06
136 684,2 1032,9 208,66 854,4 1260,8 210,04
137 680,9 1029 208,64 850,2 1256,5 210,01
138 677,6 1025,2 208,62 846,1 1252 209,99
139 674,3 1021,3 208,59 842 1247,3 209,96
140 674,3 1017,5 208,57 842 1242,6 209,93
141 674,3 1013,8 208,54 842 1238 209,9
142 674,3 1010 208,52 842 1233,5 209,88
143 674,3 1006,4 208,5 842 1229 209,85
144 674,3 1002,7 208,48 842 1224,5 209,83
145 624,1 998,9 208,45 738 1219,6 209,8
146 622,6 994,8 208,43 736,2 1214 209,76
147 621 990,7 208,4 734,3 1208,6 209,73
148 619,5 986,7 208,37 732,5 1203,2 209,7
149 616,4 982,7 208,35 728,9 1197,8 209,67
150 613,4 978,7 208,32 725,3 1192,4 209,64
151 610,3 974,7 208,3 721,6 1187,1 209,6
152 608,8 970,8 208,27 719,8 1181,8 209,57
153 607,2 966,8 208,25 718 1176,6 209,54
154 605,7 963 208,22 716,2 1171,4 209,51
155 604,2 959,1 208,2 714,4 1166,2 209,48
156 602,6 955,3 208,17 712,6 1161,1 209,45
157 601,1 951,5 208,15 710,7 1156,1 209,42
158 601,1 947,7 208,13 710,7 1151,1 209,39
159 601,1 944 208,1 710,7 1146,1 209,36
160 601,1 940,3 208,08 710,7 1141,3 209,33
161 607,2 936,7 208,05 718 1136,5 209,3
162 613,4 933,2 208,03 725,3 1131,9 209,27
163 619,5 929,9 208,01 732,5 1127,4 209,24
164 616,4 926,4 207,99 728,9 1122,9 209,22
165 613,4 922,7 207,96 725,3 1118,5 209,19
166 610,3 919 207,94 721,6 1114,1 209,16
167 605,7 915,4 207,92 716,2 1109,8 209,14
168 601,1 911,7 207,89 710,7 1105,4 209,11

 

BÁO CÁO KIỂM ĐỊNH AN TOÀN ĐẬP HÀ RA NAM

CHƯƠNG 1: YÊU CẦU CHUNG VÀ CÁC CƠ SỞ ĐỂ KIỂM ĐỊNH ĐẬP


1.1-Yêu cầu chung

–     Điều 17, Nghị định 72/2007/NĐ-CP quy định cụ thể công tác kiểm định đập, trong đó đã xác định rõ:

+     Chủ đập chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác kiểm định đập;

+     Việc kiểm định an toàn đập được thực hiện định kỳ không quá 10 năm đối với hồ chứa có dung tích trữ bằng hoặc lớn hơn 10 triệu m3 nước và không quá 7 năm đối với hồ có dung tích trữ nhỏ hơn 10 triệu m3 nước;

+     Nội dung kiểm định an toàn đập đối với hồ chứa có dung tích từ 10 triệu m3 trở lên được quy định tại khoản 1, Mục 1c Điều 17 Nghị định 72/2007/NĐ-CP;

+     Nội dung kiểm định an toàn đập đối với hồ chứa có dung tích dưới 10 triệu m3 được quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 72/2007/NĐ-CP.

–     Điều 8, thông tư số 34/2010/TT-BCT ngày 07/10/2010 của Bộ Công Thương về về nội dung kiểm định, bao gồm các công tác chính sau:

+     Đánh giá kết quả công tác quản lý đập

+     Kiểm tra, phân tích tài liệu đo đạc, quan trắc đập

+     Kiểm tra, đánh giá chất lượng về an toàn của đập

+     Kiểm tra tình trạng bồi lắng của hồ chứa

+     Tính toán lũ, khả năng xả lũ hồ chứa theo tiêu chuẩn thiết kế đập hiện hành

+     Đánh giá khả năng phòng chống lũ của công trình.

Căn cứ vào các cơ sở pháp lý nói trên, nội dung yêu cầu công tác kiểm định sẽ được triển khai thực hiện phù hợp quy mô của đập, hồ chứa nghiên cứu.

1.2.      Cơ sở để kiểm định đập

–     Nghị định 72/2007/NĐ-CP về quản lý an toàn đập;

–     Thông tư số 33/2008/TT-BNN về việc hướng dẫn thực hiện NĐ 72/2007/NĐ-CP;

–     Quy trình vận hành và bảo trì hiện hành của đập đã được phê duyệt;

–     Hồ sơ thiết kế ban đầu, hồ sơ hoàn công;

–     Hồ sơ vận hành quản lý vận hành hoặc từ đợt kiểm định lần gần đây nhất;

–     Tài liệu khí tượng thủy văn lưu vực hồ chứa, khu vực hạ du và khu vực lân cận;

–     Đề cương kiểm định đập được phê duyệt.

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU CHUNG

2.1-Thông tin chung về công trình

–     Tên công trình : Hồ chứa nước Hà Ra Nam

–     Vị trí xây dựng : Xã Hà Ra, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai

–     Đơn vị quản lý :Xí nghiệp PleiKu-MangYang được Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Gia Laigiao nhiệm vụ quản lý khai thác công trình thủy lợi hồ chứa nước Hà Ra Nam.

–     Nhiệm vụ công trình: Cấp nước tưới chủ động cho 275 ha đất canh tác (hình thức tự chảy);Cấp nước sinh hoạt cho 2.000 người; Tạo cơ sở phát triển kinh tế toàn diện trong vùng dự án; Cải tạo cảnh quan môi trường vùng dự án, kết hợp nuôi thủy sản trong lòng hồ;

2.2-Thành phần nhân sự tham gia dự án

 Tư vấn kiểm định an toàn Công trình đập Hà Ra Nam do Viện Kỹ thuật công trình – Trường Đại học Thủy lợi thực hiện, thành phần nhân sự tham gia dự án như sau:

TT Họ và tên Trình độ chuyên môn Chức danh
1 Nguyễn Hữu Huế PGS.TS chuyên ngành thủy lợi Chủ nhiệm dự án
2 Dương Đức Tiến Tiến sĩ chuyên ngành thủy lợi Phó chủ nhiệm dự án
3 Nguyễn Quang Cường PGS.TS chuyên ngành thủy lợi Chuyên gia
4 Mai Lâm Tuấn Thạc sĩ thủy lợi Chuyên gia
5 Ngô Lê An Tiến sĩ chuyên ngành thủy văn Chuyên gia
6 Trần Thanh Tùng PGS.TS chuyên ngành thủy văn Chuyên gia
7 Phạm Văn Tuấn Thạc sĩ thủy lợi Cán bộ kỹ thuật
8 Nguyễn Văn Sơn Thạc sĩ thủy lợi Cán bộ kỹ thuật
9 Nguyễn Viết Thắng Thạc sĩ thủy lợi Cán bộ kỹ thuật
10 Lê Thị Minh Hà Thạc sĩ thủy lợi Cán bộ kỹ thuật
11 Kiều Văn Nguyên Thạc sĩ thủy lợi Cán bộ kỹ thuật
12 Nguyễn Khắc Hùng Kỹ sư thủy lợi Cán bộ kỹ thuật
13 Nguyễn Hữu Hoàn Kỹ sư thủy lợi Cán bộ kỹ thuật
14 Hoàng Văn Thái Kỹ sư thủy lợi Cán bộ kỹ thuật
15 Nguyễn Văn Giang Kỹ sư thủy lợi Cán bộ kỹ thuật

2.3-Các cơ sở pháp lý

      – Căn cứ Nghị định số 72/2007/NĐ-CP ngày 07/5/2007 của Chính phủ về quản lý an toàn đập;

      – Căn cứ văn bản số 4874/2014/QĐ-UBND ngày 08/12/2014 của UBND tỉnh Gia Lai về việc đầu tư bổ sung các hạng mục thuộc công trình hồ chứa nước Hà Ra Nam, Hà Ra Bắc, huyện Mang Yang và hồ chứa nước Ia Hrung, huyện Ia Grai.

      – Căn cứ Quyết định số 222/QĐ-KTTL ngày 18/12/2014 của Giám đốc Công ty TNHH một thành viên khai thác công trình thủy lợi Gia Lai về việc phê duyệt chỉ định thầu gói thầu kiểm định an toàn đập, công trình hồ chứa nước Hà Ra Nam, xã Hà Ra, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai;

      – Hợp đồng số 03/HĐ-HRN ngày 18/12/2014 về việc: Kiểm định an toàn đập thuộc công trình hồ chứa nước Hà Ra Nam, xã Hà Ra, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai.

2.4-Giới thiệu công trình

2.4.1-Điều kiện tự nhiên

2.4.1.1-  Vị trí địa lý

Công trình hồ chứa Hà Ra Namđược xây dựng trên suối He Ra thuộc địa bàn địa bàn xã Hà Ra, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai, có toạ độ vị trí trung tâm dự án:

      – 14o 01’40’’ Vĩ độ Bắc;

      – 108o23’20’’ Kinh độ Đông.

Vùng trung tâm nằm trên trục đường quốc lộ 19, cách thị trấn Mang Yang khoảng 36km, thị xã Pleiku 53km về phía Đông, cách thị trấn An Khê 38km, cách quốc lộ 1A khoảng 108km về phía Tây.


Bản đồ hành chính tỉnh Gia Lai


Ảnh Google Earth (2011)

Hình 2‑1: Khu vực hồ chứa nước Hà Ra Nam

2.4.1.2-Đặc điểm địa hình

Xã Hà Ra nằm trên mái phía Tây của đèo Mang Yang, phân thủy của lưu vực thượng sông Ba và sông Ayun. Cao độ bình quân của xã từ 700-1000m. Vành đai bao quanh phía Bắc, Đông, Nam của xã là vùng núi từ 1100-1500m, địa hình khá dốc. Vùng trung tâm xã địa hình sơn nguyên, cao nguyên xen lẫn đồi bát úp, độ dốc địa hình tương đối thoải.

2.4.1.3-Đặc điểm địa chất

a)   Lòng hồ

Theo kết quả khảo sát giai đoạn thiết kê: Toàn bộ lòng hồ chủ yếu được phủ lớp đất á sét nặng đến sét, phân thủy dày. Theo tài liệu ép nước vùng tuyến, lượng mất nước đơn vị khá cao nhưng các lớp sườn tích, tàn tích có tính dễ bị lấp nhét trong quá trình tích nước sẽ hạn chế tính thấm của đất đá, nên lòng hồ đảm bảo trữ nước tốt.

b)   Vùng tuyến

Vùng tuyến có các loại đất đá sau:

– Lớp đất ký hiệu 1: á sét nặng, trạng thái dẻo cứng đến nửa cứng kết cấu chặt vừa. Chiều dày trung bình là 3m. Phân bố chủ yếu ở thềm sông. Nguồn gốc bồi tích sông (aQ).

– Lớp đất có ký hiệu 1a: cát thạch anh hạt vừa, rời rạc phân bố cục bộ. Nguồn gốc bồi tích sông (aQ).

– Lớp đất có ký hiệu 1b: á sét nặng, còn tồn tại một số thấu kính hữu cơ chưa phân giải hết. Đất kém chặt ở trạng thái dẻo chảy tới chảy. Nguồn gốc bồi tích sông (aQ).

– Lớp đất có ký hiệu 2: cát thạch anh hạt vừa tới thô, ẩm rời rạc, lẫn ít vảy mica. Gần cuối tầng còn xen kẹp các lớp sét mỏng, đáy tầng cát lẫn nhiều cuội sỏi. Hệ số thấm được đánh giá theo kinh nghiệm là K=5×10-2 cm/s. Nguồn gốc bồi tích sông (aQ).

– Lớp đất có ký hiệu 3: sét chứa ít sạn sỏi, trạng thái cứng, kết cấu chặt tới chặt vừa. Nguồn gốc pha tàn tích (edQ).

– Lớp đất ký hiệu 4: á sét nặng tới sét lẫn dăm sạn. Trạng thái cứng, kết cấu chặt vừa. Nguồn gốc pha tàn tích (edQ).

– Đá gốc: trong khu vực đá gốc gồm 2 loại: đá badan và đá granit. Các hố khoan tại tuyến hầu hết đều gặp đá gốc là đá granit, bị ép mạng, đá cứng chắc.

c)    Kênh và công trình trên kênh

Xét toàn bộ bình diện thì điều kiện địa chất chung của cả khu vực nghiên cứu bao gồm cả kênh chính, kênh tả, kênh hữu và các công trình trên kênh đều có điều kiện địa chất công trình, địa chất thủy văn khá tương đồng.

Bảng 2‑1: Chỉ tiêu cơ lý, lực học chính của nền đập, kênh

TT Chỉ tiêu Đơn vị Vùng tuyến Kênh
Lớp 1 Lớp 1b Lớp 3 Lớp 4 Lớp3
1 Thành phần hạt

– Hạt sét

– Hạt bụi

– Hạt cát

– Hạt sạn sỏi

%

%

%

%

32.4

13.6

45.8

8.2

34.8

30.2

42.8

2.20

40.10

14.60

37.90

7.40

2920

15.60

47.10

8.10

36.00

12.40

44.80

6.80

2 Độ đặc B % -0.10 0.75 -0.56 -0.39 -0.63
3 Dung trọng khô (γc) T/m3 1.36 1.15 1.33 1.38 1.42
4 Lượng ngậm nước (ωc) % 31.1 47.8 25.56 21.24 20.17
5 Độ rỗng (n) % 49.1 55.57 50.74 48.63 47.10
6 Góc ma sát trong (φ) độ 10 5 16 13 13
7 Lực dính kết (C) Kg/cm2 0.12 0.02 0.25 0.2 0.18
8 Hệ số nén lún (a1-2) cm2/kg 0.055 0.15 0.052 0.059 0.050
9 Hệ số thấm cm/s 5×10-5 1×10-5 5×10-5 1×10-5 5×10-5

2.4.1.4.   Đặc điểm khí hậu chung

Vùng dự án thuộc vùng khí hậu trung gian giữa Đông và Tây Trường Sơn.Lượng mưa năm từ 1.600 ÷2.000 mm. Mùa mưa từ tháng V đến tháng X; chiếm khoảng 75% ÷90% lượng mưa năm Mùa khô từ tháng XI đến tháng IV năm sau, thời kỳ này mưa ít, bốc hơi mạnh, độ ẩm thấp trên nền nhiệt độ cao (lượng mưa mùa khô với mức đảm bảo 75% là 128.1 mm trong khi bốc thoát hơi tiềm năng cùng thời kỳ lên tới 684 mm) dẫn tới tình trạng khô hạn khá gay gắt. Mùa khô trùng với vụ lúa Đông Xuân và thời kỳ khô hạn nhất xảy ra vào thời đoạn gieo cấy (tháng XII đến I) nên vụ này thiếu nước nghiêm trọng và sản xuất hay bị thiệt hại.

Về mùa lũ, với địa hình miền núi dốc, các suối nhỏ, ngắn, dốc và cường độ mưa tập trung nên lũ về nhanh, cường suất lớn gây xói mòn đất, sạt lở và phá hủy các công trình thủy lợi, giao thông…

2.4.2. Các tiêu chuẩn thiết kế

Hồ chứa nước Ha Ra Nam được xây dựng và đưa vào sử dụng từ năm 1998, trong giai đoạn thiết kế sử dụng tiêu chuẩn: TCVN 5060:1990 công trình thuỷ lợi – các quy định chủ yếu về thiết kế, quy mô cho thiết kế công trình là cấp III có tần suất đảm bảo tưới P=75%; tần suất lũ thiết kế P=1%, lũ kiểm tra P=0,5%.

Hiện nay theo QCVN 04-05: 2012/BNNPTNT, hồ chứa nước Hà Ra Nam có chiều cao đập Hmax = 22m là công trình cấp II có các chỉ tiêu thiết kế:

–  Lũ thiết kế với P = 1,0%

– Lũ kiểm tra với P = 0,2%

– Cấp nước tưới với tần suất đảm bảo P = 85%

Công trìnhhồ chứaHà Ra Nam được đưa vào sử dụng năm 2001 và được thi công nâng cấp năm 2013 với các thông số kỹ thuật như sau:

Bảng 2‑2: Các thông số kỹ thuật công trình thủy lợi hồ chứa nước Hà Ra Nam

TT

Các thông số chính

ĐVT

Hà Ra Nam

1

Thủy văn

Diện tích lưu vực

km2

8,14

Lưu lượng dòng chảy trung bình nhiều năm

m3/s

0,143

Lưu lượng đỉnh lũ thiết kế P = 1%

m3/s

134,8

2

Hồ chứa

Cao trình mực nước dâng bình thường

m

728,8

Cao trình mực nước chết

m

719,0

Cao trình mực nước dâng gia cường

m

731,0

Diện tích mặt hồ ứng với ( MNGBT)

ha

36,42

Dung tích toàn bộ

106 m3

2,39

Dung tích hữu ích

106 m3

2,004

Dung tích chết

106 m3

0,386

3

Đập chính

Cao trình đỉnh đập

m

731,7

Chiều dài đập

m

228,6

Chiều rộng đình đập

m

5

Chiều cao đập chỗ lớn nhất

m

22

4

Cống lấy nước

Chiều dài cống

m

90

Khẩu diện cống ống thép tròn

mm

D600

Cao trình đáy cửa vào

m

717,5

Lưu lượng thiết kế

m3/s

0,358

5

Tràn xả lũ

Cao trình ngưỡng tràn

m

728,8

Chiều rộng tràn

m

14

Kích thước cửa

m

Số cửa van

cửa

Hình thức đóng mở

Tràn tự do

Lưu lượng thiết kế

m3/s

71,23

Công trình bao gồm các hạng mục chính: Đập đất, tràn xả lũ, cống lấy nước, và nhà quản lý, cụ thể như sau:

2.4.2.1.   Đập đất:

Đập đất có kết cấu đập đất đồng chất, có tường chắn sóng ; gia cố mái thượng lưu bằng đá lát khan dày 25cm, phía hạ lưu trồng cỏ trên lớp đất màu dày 10cm, thiết bị thoát nước hạ lưu bằng lăng trụ tiêu thoát nước.

Bảng 2‑3: Các thông số kỹ thuật đập đất (sau khi nâng cấp 2013)

TT Thông số kỹ thuật Đơn vị Ký hiệu Trị số Ghi chú
1 Cao trình đỉnh đập m ÑĐĐ 731,7
2 Cao trình đỉnh tường chắn sóng m ÑĐĐ 732,2
3 Cao trình cơ hạ lưu m Ñch 722
4 Cao trình cơ thượng lưu m Ñct 720
5 Cao trình lăng trụ thoát nước m Ñlt 713
6 Chiều dài theo đỉnh đập m LĐĐ 228,6
7 Chiều cao đập lớn nhất m HĐmax 22
8 Hệ số mái h/s mHL m=3; 3,5
9 Chiều rộng đỉnh đập m 5,0

Đỉnh đập bố trí tường chắn sóng bằng đá xây vữa M75 cao 0,7m. Cứ 15m bố trí một khớp nối bằng bao tải tẩm nhựa đường dày 1cm. Khoảng cách từ tim đập đến ống thoát nước là 45m, hình thức thoát nước là gối phẳng.

2.4..2.2.   Tràn xả lũ

Tràn xả lũ có hình thức là tràn tự do được bố trí tại vai trái đập với phần kết cấu bên trong bằng đá xây vữa M100. Cao trình ngưỡng tràn +728,8m với bề rộng 14m. Tràn được thiết kế là hình thức tràn đỉnh rộng, không cửa van. Tiêu năng sau hạ lưu bằng hình thức mũi phun, cao trình mũi phun là 718,3m.

Bảng 2‑4: Các thông số kỹ thuật tràn xả lũ

TT Thông số kỹ thuật Đ.vị K.Hiệu  Trị số Ghi chú 
1 Loại đập Tràn tự do M/c đỉnh rộng
2 Cao trình ngưỡng tràn m Ñtràn 728,8
3 Chiều rộng tràn m Btràn 14
4 Số khoang tràn khoang n 01
5 Lưu lượng xả thiết kế (P=1,0%) m3/s QTK 71,23

2.4..2.3.   Cống lấy nước

Cống lấy nước dưới đập bằng bê tông cốt thép được bố trí bên vai phải hồ chứa, kết cấu cửa vào bằng BTCT, thân cống là ống thép đường kính 60cm. Cao trình đáy cống tại cửa vào là +717,5m, cao trình đáy cống tại cửa ra là +717m. Các thông số cụ thể như trong bảng sau :

Bảng 2‑5: Các thông số kỹ thuật cống lấy nước

TT Thông số kỹ thuật Đ.vị K.Hiệu  Trị số Ghi chú 
1 Kiểu kết cấu cửa lấy nước Ống thép
2 Cao trình đáy cửa vào m Ñngưỡng 717,5
3 Cao trình đáy cửa ra m Ñngưỡng 717,0
4 Số cửa cửa 01
5 Kích thước cửa

m

D

0,6

6 Chiều dài cống m L 90
7 Lưu lượng thiết kế m3/s Q 0,358

2.4.2.4.   Kênh dẫn nước sau đập

Hệ thống kênh chính hồ chứa nước Hà Ra Nam có chiều dài 6,85km (kênh chính Hữu 3,9km, kênh chính Tả 2,95km) đảm bảo tải nước với diện tích tưới 275ha. Kênh được xây dựng kiên cố bằng BTCT.

2.4.2.5.   Nhà quản lý

Nhà quản lý công trình đặt tại khu vực thôn Phú Danh, xã Hà Ra để điều hành chung cho toàn hệ thống, ngoài ra còn có nhà quản lý tại khu vực đầu mối các công trình để trực tiếp bảo vệ và làm chốt tiền tiêu ứng cứu vào mùa mưa bão hàng năm.

2.5. Đánh giá hiện trạng công trình

Công trình hồ chứa nước Ha Ra Nam được xây dựng vào năm 1998, hoàn thành vào 2000, được sửa chữa nâng cấp năm 2013.

–  Đập đất được thiết kế dạng đập đất đồng chất, cao trình đỉnh đập 731,7 bề rộng đỉnh đập B=5,0m, chiều cao đập lớn nhất Hmax=22,0m. Mái thượng lưu là đá lát khan, mái hạ lưu trồng cỏ. Năm 2013 đã được sử lý mối thân đập, mái đập hạ lưu và môi trường xung quanh. Tuy nhiên tại thời điểm kiểm tra có xuất hiện một số tổ mối ở mái hạ lưu đập cần có phương án xử lý, khắc phục kịp thời để đảm bảo an toàn đập.

–  Tràn xả lũ được thiết kế tràn tự do, mặt cắt thực dụng, kết cấu bê tông và đá xây. Năm 2013 phần hố xói đuôi tràn bị hư hỏng đã được sửa chữa, phần thượng lưu cửa vào đã được gia cố bằng BTCT M200 đảm bảo an toàn.

–  Cống lấy nước: Hiện tại, cống hoạt động bình thường, không có biểu hiện hư hỏng, xuống cấp, năm 2013 được đầu tư xây dựng mới nhà tháp van bảo vệ van đĩa đóng mở hạ lưu để đảm bảo thiết bị vận hành, quản lý được thuận lợi, an toàn.


Hình 2‑1: Xuất hiện tổ mối ở mái HL


Hình 2‑3: Dốc nước tràn tháo lũ


Hình 2‑2: Nhà van – phía hạ lưu

2.6.  Kết luận hiện trạng công trình

 Qua kết quả điều tra thực địa công trình hồ chứa nước Hà Ra Nam có những kết luận sau:

– Tuyến đập chính có chiều dài khoảng 228,6 m là đập đất đồng chất được sửa chữa nâng cấp năm 2013, hoạt động ổn định, chưa phát hiện vùng thấm cục bộ, vùng sạt lở mái, thiết bị thoát nước còn hoạt động tốt. Mái thượng lưu đập, tường chắn sóng còn tốt chưa phát hiện hư hỏng, bong tróc, sạt lở. Mái đập phía hạ lưu có xuất hiện một vài tổ mối. Do đây là công trình mới đầu tư, nâng cấp và xử lý mối năm 2013, do đó Chủ đập tiếp tục phối hợp với đơn vị thi công mối có biện pháp khắc phục để đảm bảo an toàn đập Hệ thống mốc quan trắc thấm hoạt động bình thường.

– Tràn xả lũ còn tốt mới được đầu tư nâng cấp năm 2013.

– Nhà tháp van cống lấy nước còn tốt mới được đầu tư nâng cấp năm 2013; các thiết bị vận hành cống lấy nước vẫn còn sử dụng tốt, chưa cần sửa chữa hay thay thế.

CHƯƠNG 3:  ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẬP

Đơn vị quản lý là Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Gia Lai được UBND tỉnh, giao cho quản lý khai thác công trình thủy lợi hồ chứa Hà Ra Nam từ năm 2001.

Công ty hoạt động kinh doanh theo đúng các ngành nghề của giấy phép kinh doanh do Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp, trong đó có ngành nghề quản lý khai thác công trình thủy lợi.

3.1. Công tác xây dựng đập

Việc khảo sát, thiết kế và thi công đập đã tuân theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng, các quy định về quản lý chất lượng xây dựng trong giai đọan đầu tư xây dựng.

Công trình có đường quản lý vận hành, có trang bị hệ thống thông tin liên lạc phục vụ công tác bảo đảm an toàn đập trong mùa mưa lũ và các thiết bị, vật tư, dụng cụ dự phòng cần thiết.

Có bố trí thiết bị quan trắc lún, thấm để kiểm tra, theo dõi tình trạng an toàn, ổn định của công trình đầu mối.

Có quy trình vận hành điều tiết hồ chứa số No 19Đ -01-VH do đơn vị tư vấn Viện Khoa học thuỷ lợi lập tháng 7/2001.

Quá trình thi công đập tuân thủ theo các qui định của luật xây dựng cơ bản, công tác giám sát và nghiệm thu cũng được thực hiện đúng qui định.

Hồ sơ được lưu trữ đầy đủ và cẩn thận.

3.2 Đánh giá công tác vận hành hồ chứa:

3.2.1. Kiểm tra sự đầy đủ và tính pháp lý của quy trình vận hành hồ:

Hiện tại đơn vị quản lý đang vận hành hồ chứa nước Ha Ra Nam theo trình vận hành điều tiết hồ chứa số No 19Đ -01-VH do đơn vị tư vấn Viện Khoa học thuỷ lợi lập tháng 7/2001.Việc vân hành theo quy trình này từ năm 2001 đến nay vẫn phù hợp, đảm bảo an toàn cho công trình về mùa mưa lũ, đảm bảo cấp nước theo nhiệm vụ thiết kế được phê duyệt. Tuy nhiên để phù hợp theo quy định của Nghị định 72/2007/NĐ-CP ngày 07/05/2007 về quản lý an toàn đập. Chủ đập cần rà soát lại quy trình và trình cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện.

3.2.2. Sự phù hợp của quy trình vận hành hàng năm:

Hồ được vận hành và khai thác đúng theo quy trình vận hành hồ đã được duyệt ngoài ra còn có quy trình đóng mở cửa lấy nước.

3.2.3. Sự tuân thủ các quy định về ghi chép, lưu giữ các số liệu trong quá trình vận hành hồ chứa:

Trong quá trình vận hành hồ chứa Chủ đập đã thực hiện báo cáo đầy đủ theo đúng định kỳ, đo đạc và ghi chép đầy đủ các số liệu quan trắc: quan trắc mực nước hồ, quan trắc lượng mưa, quan trắc đường bảo hòa trong thân đập, quan trắc lún của đập.

3.2.4. Phân tích, đánh giá những mặt được và tồn tại, sự phù hợp của quy trình vận hành khung:

   * Mặt được:

Quy trình vận hành điều tiết hồ chứa số No 19Đ -01-VH do đơn vị tư vấn Viện Khoa học thuỷ lợi lập tháng 7/2001.Việc vân hành theo quy trình này từ năm 2001 đến nay vẫn phù hợp, đảm bảo an toàn cho công trình về mùa mưa lũ, đảm bảo cấp nước theo nhiệm vụ thiết kế được phê duyệt. .

   * Tồn tại:

Tuy nhiên để phù hợp theo quy định của Nghị định 72/2007/NĐ-CP ngày 07/05/2007 về quản lý an toàn đập. Chủ đập cần rà soát lại quy trình và trình cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện.

3.3. Đánh giá công tác vận hành các cửa van công trình:

3.3.1. Kiểm tra sự đầy đủ và tính pháp lý của quy trình vận hành cửa van cống lấy nước:

      Quy trình vận hành cửa van cống lấy nước (van côn hạ lưu) do Viện Khoa học thuỷ lợi lập tháng 11/1998 làm căn cứ để đơn vị quản lý vận hành, đảm bảo an toàn; Nội dung đầy đủ tính pháp lý và phù hợp theo yêu cầu.

3.3.2. Đánh giá sự tuân thủ các quy định về ghi chép, lưu giữ các số liệu trong quá trình vận hành  cửa van:

Quá trình vận hành  cửa van cống có lập đầy đủ nhật ký vận hành cống lấy nước ghi chép và lưu trữ các quá trình vận hành này đầy đủ và nghiêm túc.

3.4 Đánh giá công tác quan trắc đập và các yếu tố khí tượng thủy văn:

3.4.1. Đánh giá tính hợp lý của việc bố trí mạng lưới quan trắc đo đạc khí tượng thủy văn và quan trắc đập:

Chủ đập thường xuyên tổ chức đo đạc, quan trắc các diễn biến về: Thấm, rò rỉ nước qua thân đập, nền đập, vai đập, lún đập, diễn biến nứt nẻ, sạt trượt tại chân, nền và phạm vi lân cân công trình.

Hiện nay tại khu vực công trình chỉ có trạm đo mưa, chưa có trạm quan trắc khí tượng thủy văn theo quy định. Chưa có tài liệu quan trắc chuyển vị ngang của công trình.

3.4.2. Đánh giá năng lực, chất lượng hiện tại của các thiết bị quan trắc đo đạc và trình độ vận hành quản lý của các cán bộ vận hành hệ thống đo đạc.

   Chất lượng các thiết bị quan trắc hiện đang sử dụng được. Tuy nhiên, các thiết bị quan trắc đo đạc còn lạc hậu và phải thực hiện bằng thủ công.

Hiện nay tại khu vực công trình chỉ có trạm đo mưa, chưa có trạm quan trắc khí tượng thủy văn theo quy định. Cần xây dựng bổ sung trạm quan trắc khí tượng thủy văn theo qui định để đáp ứng công tác dự báo tình hình mưa lũ trên lưu vực phục vụ công tác quản lý vận hành hồ chứa đảm bảo an tòan xả lũ cũng như đảm bảo tích đủ nước đáp ứng nhiệm vụ của công trình.

Lực lượng cán bộ quản lý có đầy đủ số lượng và năng lực theo quy định.

3.4.3. Đánh giá chất lượng đo đạc:

Số liệu đo đạc mưa là liên tục và đầy đủ, phù hợp với điều kiện thiết bị hiện có.

Chủ đập tuân thủ tốt quy trình đo đạc, số liệu đầy đủ liên tục phù hợp theo yêu cầu quản lý, số liệu có độ chính xác cao đáp ứng tốt theo yêu cầu của Nghị định 72 của Chính phủ và Thông tư 33 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về quản lý an toàn đập.

3.5 Đánh giá công tác Bảo vệ:

3.5.1. Xem xét đánh giá phương án bảo vệ đập:

Quy mô công trình hồ chứa có dung tích

3.5.2. Đánh giá việc thực hiện phương án bảo vệ đập:

         * Bố trí tổ chức, nhân sự:

Đơn vị quản lý chính là Xí nghiệp thủy nông Pleiku – Mang Yang.

+ Trạm thuỷ nông Hà Ra (tổ bảo vệ số 1) gồm có 9 CBCN trong đó tổ bảo vệ có 4 người chuyên trách.

+ Trạm thủy nông Pleiku (tổ bảo vệ số 2   Gồm 11 CNV)

+ Tiểu đội tự vệ gồm cán bộ công nhân viên của xí nghiệp thủy nông Pleiku – Mang Yang có 20 người.

         * Tuần tra canh gác:  24/24 giờ hàng ngày

         * Kiểm tra kiểm soát:  Thường xuyên, liên tục tất cả các ngày trong năm.

         * Giải pháp đối phó trong các tình huống khẩn cấp:

Khi xả lũ hoặc công trình có sự cố thì huy động Trung đội tự vệ của Xí nghiệp tham gia ứng cứu, khi thay ca trực bảo vệ phải ghi chép đầy đủ tình hình và ký nhận vào sổ đầu mối.

         * Phối hợp với các lực lượng địa phương:

         Ban chỉ đạo PCLB và TKCN  huyện Mang Yang; Đài phát thanh truyền hình huyện Mang Yang; UBND các xã Ha Ra.

         * Kiến nghị:

         Hiện nay hồ chứa nước Ha Ra Nam chưa được cấp đất bảo vệ công trình; chưa cắm mốc bảo vệ lòng hồ theo Nghị định 201/NĐ-CP về quản lý tài nguyên nước. Để thực hiện tốt phương án bảo vệ đập hạn chế tình trạng vi phạm hành lang bảo vệ hồ chứa. Đề nghị Chủ đập phối hợp với các ban ngành trình cơ quan quản lý nhà nước để được cấp đất cho công trình và bố trí nguồn kinh phí cắm mốc bảo vệ lòng hồ theo quy định.

3.6. Đánh giá công tác Kiểm tra đập:

3.6.1. Xem xét, đánh giá kế hoạch kiểm tra hàng năm của chủ đập:

Chủ đập thực hiện đảm bảo theo đúng quy định của Nghị định 72 của Chính phủ và Thông tư 33 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về quản lý an toàn đập.

3.6.2. Đánh giá việc thực hiện kế hoạch kiểm tra:

– Kiểm tra thường xuyên: 1 tháng /1 lần thông qua phân tích, đánh giá tài liệu đo đạc, quan trắc đập và bằng trực quan tại hiện trường.

– Kiểm tra định kỳ: 3 tháng /1 lần hoặc hàng năm vào các thời điểm trước khi bước vào mùa lũ, tiến hành kiểm tra, đánh giá chung về ổn định đập; phối hợp chặt chẽ với Ban Chỉ huy phòng, chống lụt bão tỉnh, ngành, địa phương để xây dựng hoặc cập nhật, bổ sung phương án phòng, chống lụt, bão của đập. Sau khi kết thúc lũ, tiến hành kiểm tra nhằm phát hiện các hư hỏng (nếu có), đề xuất biện pháp và kế hoạch sửa chữa, khắc phục các hư hỏng, tồn tại.

– Kiểm tra đột xuất: Khi có thông tin gây mất an toàn cho công trình qua chế độ quan trắc thường xuyên, đề ra giải pháp xử lý.

– Các tài liệu ghi chép, tổng kết, báo cáo các đợt kiểm tra. Đảm bảo theo đúng quy định của Nghị định 72 của Chính phủ và Thông tư 33 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về quản lý an toàn đập.

3.6.3. Đánh giá kết quả, chất lượng của công tác kiểm tra:

Phát hiện kịp thời những sự cố của đập nhằm bảo dưỡng, sửa chữa các hư hỏng, xuống cấp đảm bảo an toàn đập và giảm chi phí sửa chữa công trình.

3.7 Đánh giá công tác duy tu, bảo dưỡng đập:

3.7.1. Xem xét, đánh giá kế hoạch duy tu bảo dưỡng hàng năm của chủ đập, sự phù hợp của kế hoạch với quy trình bảo trì đã được phê duyệt:

Hàng năm Chủ đập lập kế hoạch duy tu bảo dưỡng, mời đoàn kiểm tra gồm các phòng ban của Công ty, xí nghiệp thuỷ nông Pleiku – Mang Yang và sở Nông nghiệp & PTNT, sở Tài chính, sở Kế hoạch và Đầu tư kiểm tra, xác minh hiện trạng công trình trước khi duy tu bảo dưỡng. Sau khi hoàn thành công tác duy tu, sửa chữa Chủ đập đã chủ động mời các ban ngành trên đi nghiệm thu công tác sửa chữa công trình. Quy trình bảo trì chưa được lập và phê duyệt theo Nghị định 114/2009/NĐ-CP và các thông tư hướng dẫn của các Bộ, ngành TW. Đề nghị Chủ đập xây dựng và phê duyệt quy trình bảo trì công trình theo quy định.

3.7.2. Đánh giá việc thực hiện kế hoạch bảo dưỡng:

– Đối tượng được bảo dưỡng: Đập, cống, tràn

– Nội dung bảo dưỡng: Sơn sửa nhà tháp, tô trát những vị trí bị xâm thực có khả năng gây nguy hại hoặc làm giảm tuổi thọ của công trình, cánh cửa cống; vệ sinh lau chùi thiết bị đóng mở, bơm dầu, mỡ cho các thiết bị đóng mở.

– Phương pháp sử dụng và phương tiện thực hiện: Thủ công

– Các tài liệu, báo cáo của công tác bảo dưỡng theo quy định: Sổ ghi chép, phiếu thu, chi, phiếu nhập và xuất kho.

3.7.3. Đánh giá kết quả, chất lượng của công tác bảo dưỡng:

Thực hiện tốt việc đánh giá kết quả, chất lượng của công tác bảo dưỡng và tác dụng của công tác này đối với việc vận hành hiệu quả và an toàn, duy trì và kéo dài tuổi thọ công trình.

3.8 Đánh giá công tác báo cáo hiện trạng an toàn đập:

3.8.1. Đánh giá việc tuân thủ các quy định tại Điều 16 Nghị định 72/2007/NĐ-CP về báo cáo hiện trạng an toàn đâp:

Hàng năm, Chủ đập đều gửi báo cáo về sở Nông nghiệp & PTNT và các cơ quan liên quan theo quy định về hiện trạng an toàn đập theo quy định của Nghị định 72/2007/NĐ-CP về báo cáo hiện trạng an toàn đập.

3.8.2. Đánh giá sự đầy đủ, trung thực về nội dung các báo cáo an toàn đập:

Chủ đập đã lập đầy đủ số liệu, trung thực về nội dung các báo cáo an toàn đập.

3.9. Đánh giá kết quả thực hiện công tác PCLB công trình:

3.9.1. Tổ chức PCLB:

1. Giới thiệu cơ cấu tổ chức bộ máy PCLB hiện tại.

* Đối với Công ty, đã ban hành Quyết định.

+ Thành lập ban chỉ huy PCLB công ty, trong đó: Trưởng ban là giám đốc công ty, các phó giám đốc làm phó ban, các trưởng phòng ban chuyên môn và giám đốc xí nghiệp thủy nông trực thuộc làm thành viên.

+ Ban chỉ huy PCLB có nhiệm vụ: Xây dựng phương án PCLB, tổ chức, chỉ đạo triển khai thực hiện công tác PCLB, khắc phục hậu quả, giảm nhẹ thiên tai do lụt bão gây ra đối với các công trình thủy lợi do Công ty quản lý. Tham gia ứng cứu với các địa phương khi có lệnh điều động của cơ quan có thẩm quyền.

+ Cơ quan thường trực của ban PCLB được đặt tại văn phòng Công ty số 97A Phạm Văn Đồng, TP PleiKu, Gia Lai. Trưởng ban chỉ huy PCLB sử dụng con dấu của Công ty để giao dịch.

+ Ban hành quy chế hoạt động của ban của Ban chỉ huy PCLB công ty để có sự phân công nhiệm vụ, trách nhiệm của các thành viên ban chỉ huy trong việc tổ chức và phối hợp hoạt động.

* Đối với xí nghiệp thủy nông Pleiku – Mang Yang.

+ Thành lập tiểu ban chỉ huy phòng chống lụt bão công trình Hà Ra Nam – Hà Ra Bắc, đồng thời hàng năm có quyết định bổ sung kiện toàn ban chỉ huy PCLB. Nhằm phù hợp với tình hình thực tế, Trong đó trưởng ban là giám đốc xí nghiệp, các phó giám đốc làm phó ban, các trưởng phòng tổng hợp và các trạm trưởng trực thuộc làm thành viên. Đồng thời mời các Chủ tịch, hoặc phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã có công trình nằm trên địa bàn làm phó ban để đảm bảo phối hợp, điều động nhân lực địa phương tham gia ứng cứu khi có tình huống sự cố xả ra trong mùa mưa bão hàng năm

+ Ban chỉ huy PCLB công trình Hà Ra Nam – Hà Ra Bắc có nhiệm vụ: Xây dựng phương án PCLB, tổ chức, chỉ đạo triển khai thực hiện công tác PCLB, khắc phục hậu quả, giảm nhẹ thiên tai do lụt bão gây ra đối với công trình do xí nghiệp quản lý. Tham gia ứng cứu với địa phương khi có lệnh điều động của cơ quan có thẩm quyền.

+ Cơ quan thường trực của Ban PCLB công trình Hà Ra Nam – Hà Ra Bắc được đặt tại trụ sở làm việc tại nhà quản lý Hà Ra. Trưởng tiểu Ban chỉ huy PCLB công trình sử dụng con dấu của xí nghiệp để giao dịch.

2. Tình hình công tác điều hành PCLB trong các năm qua.

+ Công tác điều hành PCLB công trình Hà Ra Nam: Từng thành viên của ban chỉ huy PCLB công ty và tiều ban chỉ huy PCLB công Hà Ra Nam đều là cán bộ nòng cốt, có kinh nghiệm trong công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi, nhận thức thấy rõ vai trò, tầm quan và phạm vi ảnh hưởng trong của công trình Hà Ra Nam do đó công tác điều hành đã đi vào hoạt động nề nếp, thường xuyên và có kế hoạch.

+ Các thành viên ban chỉ  huy PCLB thực hiện nghiêm túc theo nhiệm vụ đã được phân công đồng thời chấp hành tuyệt đối khi có lệnh hoặc yêu cầu của trưởng ban.

+ Phối hợp tốt giữa các đơn vị trong công ty, từng thành viên của tiểu ban PCLB công trình Hà Ra Nam, chính quyền và nhân dân địa phương như Ủy ban nhân dân xã Ha Ra, thường trực Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão huyện Mang Yang và các phòng ban chuyên môn của Huyện.

+ Thường xuyên tổ chức, phổ biến, hướng dẫn, tập dượt Phương án phòng chống thiên tai, lụt bão và tìm kiếm cứu nạn nhằm tăng cường khả năng tác nghiệp của từng thành viên ban chỉ huy phòng chống lụt bão Ha Ra Nam.

+ Thiết lập và thực hiện đều đặn cơ chế thông tin liên lạc thông suối giữa ban chỉ huy PCLB từ tỉnh đến huyện, xã trên địa bàn có liên quan và từng thành viên của tiểu ban PCLB công trình Ha Ra Nam.

+ Tổ chức trực ban 24/24h trong suối mùa mưa bão hàng năm, tổ chức kiểm tra về việc chấp hành nhiệm vụ từng tổ chức, các nhân chấp hành.

+ Kết thúc mùa mưa bão hàng năm ban chỉ huy PCLB công ty, tiểu ban chỉ huy PCLB công trình Ha Ra Nam tiến hành tổng kết đánh giá công tác PCLB năm qua  rút kinh nghiệm và khắc phục hạn chế, bổ sung thực hiện cho kế hoạch năm sau.

3. Đánh giá công tác điều hành:

* Những kết quả đạt được.   

+ Công tác PCLB công trình Ha Ra Nam hàng năm được duy trì thường xuyên, tổ chức được cũng cố và hoạt động chuyên nghiệp hơn.

+ Đội ngũ cán bộ được đào tạo năng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, được tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý hồ đập, hội thảo về công tác PCLB do các cơ quan chuyên môn của Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức.

+ Năng lực cán bộ: Nhân lực được tăng cường, kiện toàn đáp ứng yêu cầu công tác như: cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học chuyên ngành thủy lợi, công nhân vận hành đã qua đào tạo v.v.. Đáp ứng yêu cầu năng lực kỹ thuật đối với tổ chức quản lý vận hành hồ chứa, đập dâng. (điều 8,9,10,11 thông tư 40/2011/TT-BNNPTNT)

+ Công tác điều hành chỉ đạo được thực hiện nghiêm túc, quy định nhiệm vụ và trách nhiệm rõ ràng đến từng thành viên, thông qua quy chế hoạt hoạt động có chế độ khen thưởng và xử phạt nghiêm minh.

+ Đã xây dựng quy chế phối hợp trong công tác PCLB với địa phương và sẵn sàng hỗ trợ huy động nhân lực, phương tiện, vật tư tại chỗ gần nhất để ứng cứu khi có sự cố mất an toàn công trình trong mùa mưa bão.

* Hạn chế và nguyên nhân.

+ Năng lực, trình độ chuyên môn nhất ở địa phương còn hạn chế và thiếu đội ngũ chuyên trách, do kiêm nhiệm nhiều công việc.

+ Tuy đã ký kết quy chế phối hợp với công ty TNHH KTCT thủy lợi Gia Lai , nhưng quá trình thực hiện đôi lúc còn chậm do việc thông tin về xả lũ công trình đến thôn, làng, chưa kịp thời; việc phối hợp, chỉ đạo của địa phương còn hạn chế.

+ Phương tiện, vật tư, trang thiết bị tìm kiếm cứu nạn đã có trang bị nhưng chưa đầy đủ do thiếu kinh phí.

+ Phương án phòng chống lụt bảo đảm bảo an toàn đập trong mùa lũ chưa được phê duyệt theo quy định. Chủ đập cần hoàn chỉnh nội dung dung phương án, trình duyệt theo quy định.

3.9.2. Nội dung Kế hoạch PCLB công trình Ha Ra Nam:

Căn cứ dự báo về tình hình thời tiết của địa bàn khu vực công trình Ha Ra Nam – tỉnh Gia Lai trong mùa mưa bão sắp đến.

Căn cứ vào hiện trạng các công trình trước mùa mưa bão do Công ty quản lý;

Nhằm chủ động và thực hiện tốt công tác phòng chống lụt, bão, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, đảm bảo an toàn cho người, tài sản của nhân dân và các công trình thủy lợi, nhà cửa, kho bãi các phương tiện phục vụ sản xuất kinh doanh…  đặc biệt là các công trình hồ chứa vừa và lớn trên địa bàn, góp phần ổn định sản xuất, thực hiện hoàn thành nhiệm vụ Kinh tế – Xã hội được UBND tỉnh giao.

1.Nội dung xây dựng kế hoạch PCLB Công trình Ha Ra Nam như sau:

  1. Các đơn vị sản xuất của xí nghiệp

Trạm, Cụm khai thác thủy lợi Ha Ra Namtrực thuộc Công ty đứng chân trên trên địa bàn các huyện phối hợp với các phòng ban Công ty, kiểm tra hiện trạng công trình trước mùa mưa bão, đồng thời tiến hành đánh giá và tổng kết rút kinh nghiệm về công tác phòng chống lụt bão tìm kiếm cứu nạn năm trước, làm rõ nguyên nhân những mặt còn tồn tại để có biện pháp khắc phục, trên cơ sở đó rà soát, xây dựng kế hoạch, phương án phòng chống lụt bão, thiên tai của công trình, bảo đảm thống nhất, đồng bộ có hệ thống với phương án phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn của toàn Công ty.

b. Trên cơ sở Quy chế hoạt động của Ban chỉ huy phòng chống lụt bão của công ty đã ban hành. Công ty tiến hành xây dựng phương án phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn, đồng thời ra quyết định kiện toàn Ban chỉ huy phòng chống lụt bão của công trình, Xây dựng phương án PCLB (bổ sung nếu có)

c. Thường xuyên tổ chức, phổ biến, hướng dẫn, tập đượt phương án phòng chống, thiên tai, lụt bão và tìm kiếm cứu nạn nhằm tăng cường khả năng tác nghiệp của từng xí nghiệp thành viên.

d. Công tác chuẩn bị:

Để thực hiện tốt công tác PCLB và tìm kiếm cứu nạn, kịp thời xử lý sự cố hạn chế thấp nhất những thiệt hại do lụt bão gây ra, công ty đã xây dựng phương án 4 tại chổ (Chỉ huy, lực lượng, vật tư và hậu cần tại chổ) làm cơ sở cho các đơn vị chủ động triển khai thực hiện trong mùa mưa bão hoặc khi có sự cố xảy ra.

Phương án phòng chống lụt bảo được công ty triển khai và quán triệt sớm đến tận cơ sở (Xí nghiệp, Trạm, Cụm và từng các nhân tham gia lực lượng PCLB) với tinh thần và trách nhiệm cao nhất.

+ Chỉ huy:

– Đối với công ty, Ban chỉ huy PCLB do Giám đốc công ty làm trưởng ban, các phó giám đốc công ty làm phó ban trường trực phụ trách từng khu vực, các thành viên là các trưởng phòng ban và các giám đốc xí nghiệp trực thuộc.

– Đối với xí nghiệp ; Ban chỉ huy PCLB do các giám đốc xí nghiệp làm trưởng ban, phó giám đốc xí nghiệp làm phó ban thường trực các thành viên là trưởng phòng tổng hợp,  trạm trưởng. Văn phòng thường trực ban PCLB tại văn phòng các xí nghiệp.

+ Lực lượng:

– Lực lượng tại chổ bao gồm toàn bộ CBCNV xí nghiệp phụ trách khu vực PCLB được phân công. Ngoài lực lượng tại chổ  trong trường hợp khẩn cấp Giám đốc công ty huy động thêm lực lượng địa phương và các xí nghiệp khác để hỗ trợ và điều hành trực tiếp (trường hợp xảy ra báo động cấp 3 trở lên)

+ Vật tư, dụng cụ, trang thiết bị PCLB và tìm kiếm cứu nạn:

– Công ty đã tiến hành kiểm tra, thống kê vật tư, vật liệu, dụng cụ và trang thiết bị PCLB tìm kiếm cứu nạn của từng đơn vị để sẳn sàng huy động và ứng cứu khi cần thiết, đồng thời lập dự trù vật tư , cấp bổ sung cho một số công trình còn thiếu.

– Hiện nay các công trình do công ty quản lý đã chuẩn bị đầy đủ vật tư , các trang thiết bị cho PCLB, tìm kiếm cứu nạn được tập kết tại công trình đầu mối và các vị trí xung yếu có nguy cơ xảy ra sự cố.

Về vật tư : Gồm đá hộc , rọ thép, bao tải, vải bạt.

Về dụng cụ : Pa lăng xích (5 – 10 tấn), cuốc, xẻng, mỏ lết răng, xe rùa, xà peng.

Về trang thiết bị bao gồm: Ca nô composit, thuyền máy, Phao cứu sinh, áo phao các loại, ủng, đèn pin.

+ Công tác hậu cần:

Xây dựng kiểm tra kế hoạch tài chính, dự trữ các nhu yếu phẩm cần thiết phục vụ cho công tác hậu cần tại chổ, sẳn sàng cung cấp đầy đủ trong thời gian khi có lụt bão xảy ra.

e. Công tác triển khai hệ thống thông tin liên lạc:

Hệ thống thông tin liên lạc đã được lắp đặt đến từng công trình, đảm bảo thông tin liên lạc được thông suốt.

Hệ thống liên lạc đã xây dựng từ đầu mối đến từng trạm cụm, khu tưới.. Thường xuyên bố trí người trực 24/24 trong mùa mưa bão, kịp thời để thông báo cho nhân dân vùng hạ dụ khi vận hành tràn xả lũ, bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân thông qua phương tiện phát thanh và truyền hình địa phương nơi có công trình.

g. Tăng cường công tác chỉ đạo quản lý kiểm tra bảo đảm an toàn hồ chứa nước:

Thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn các đơn vị trong quản lý vận hành hồ chứa đúng theo quy trình quy phạm, phổ biến đến từng cán bộ công nhân quản lý các văn bản pháp luật quy định về an toàn đập, hồ chứa. Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, thông tư số 33/2008/TT-BNN, Nghị định 72/2007/NĐ-CP, Quyết định 3562/QĐ-BNN-TL. v.v…

Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương các cấp trong việc bảo vệ và ngăn chặn kịp thời khi có sự cố xảy ra gây mất an toàn công trình.

2. Nhận xét đánh giá về tính hợp lý, tính khả thi của kế hoạch.

Kế hoạch PCLB công trình Ha Ra Nam có tính khả thi và tương đối hợp lý khi thực hiện. Với phương châm 4 tại chổ: Chỉ huy, lực lượng, vật tư, hậu cần và sự phối hợp với chính quyền địa phương sẳn sàng ứng phó kịp thời trong mùa mưa bão hoặc khi có sự cố xảy ra.

3. Các kiến nghị bổ sung, sửa đổi hoàn thiện.

Là công trình đã được xây dưng từ năm 1998 đưa vào khai thác năm 2001 đến nay đã qua 14 năm khai thác, năm 2013 được đầu tư nâng cấp. Tuy hàng năm đơn vị quản lý thực hiện tốt công tác đảm bảo an toàn công trình như thường xuyên duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa công trình, công tác vận hành tuân thủ đúng quy định. Hệ thống kênh đã được kiên cố nhưng tuyến kênh nằm trên sườn dốc, có địa hình chia cắt thường xuyên xảy ra sạt lở, bồi lấp kênh chính, Chủ đập cần bố trí kinh phí để sửa chữa khắc phục đảm bảo an toàn phục vụ tưới.

+ Đề nghị Chủ đập bố trí kinh phí xây dựng phương án phòng chống lũ lụt hạ du đập để chủ động đối phó với tình huống ngập lụt do xả lũ khẩn cấp hoặc tình huống vỡ đập nhằm bảo vệ tính mạng của nhân dân và giảm nhẹ thiệt hại về người và tài sản vùng hạ du đập.

+ Cấp kinh phí đầu tư các trang thiết bị, vật tư, phương tiện (hoặc bổ sung nếu thiếu) cho các công trình thủy lợi đảm bảo đủ để thực hiện ứng cứu kip thời.

3.9.3. Tình hình thực hiện các năm qua:

1. Công tác chuẩn bị.

+ Công tác chuẩn bị tại đầu mối và hạ du, trước mùa mưa bão thực hiện đầy đủ, chú trọng công tác đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt với nhiều hình thức như: Điện thắp sáng, điện thoại bàn, di động, Fax, mạng vi tính, được tổ chức đến tận các trạm, trại của xí nghiệp.

+ Vật tư, phương tiện và hậu cần được bố trí trong khu vực đầu mối, gần điểm tiếp cận công trình khi đưa vào sử dụng.

+ Giữ mối liên lạc thường xuyên với địa phương, các đơn vị sản xuất trên địa bàn để trao đổi thông tin, thông báo, cảnh báo khi có nguy cơ gây ảnh hưởng đến an toàn tính mạng và tài sản khi công trình vận hành điều tiết xả lũ .v.v…

+ Kịp thời cập nhật bản tin về dự báo thời tiết, hình thế thời tiết gây mưa lũ trên sông, lưu vực công trình Ha Ra Nam của Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn trung ương và đài khí tượng thủy văn Tây Nguyên để vận hành hồ chứa kịp thời.

2. Công tác vận hành hồ chứa trong mùa lũ.

+ Căn cứ thực hiện quy trình vận hành hồ Ha Ra Nam. Viện khoa học thuỷ lợi lập tháng 7/2001.

+ Đơn vị quản lý thực hiện đúng quy định về quy định vận hành điều tiết hồ trong mùa lũ. Công tác chế độ quan trắc, dự báo, báo cáo, cung cấp thông tin, số liệu phục vụ công tác vận hành liên hồ, đơn hồ được cập nhật thường xuyên và cung cấp kịp thời đến các cơ quan như quy định.

+ Thực hiện tốt việc phối hợp với các cơ quan có liên quan như: Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Tây nguyên, thường trực Ban chỉ huy PCLB và TKCN tỉnh Gia Lai, (Sở Nông nghiệp và PTNT Gia Lai là cơ quan thường trực), Ủy Ban nhân dân Huyện Mang Yang.

3 Công tác phòng chống lũ lụt hạ du:

+ Xây dựng và triển khai thực hiên công tác phối hợp ứng cứu vùng hạ du khi có lũ lụt xảy ra để đảm bảo an toàn về người và cơ sở hạ tầng ở vùng hạ du đập.

4. Nhận xét công tác vận hành PCLB.

– Vận hành của bộ máy: công tác vận hành bộ máy từ chỉ đạo điều hành, thực hiện đồng bộ thống nhất từ ban chỉ huy PCLB công ty đến tiểu ban chỉ huy PCLB công trình Ha Ra Nam, bộ máy thường xuyên được điều chỉnh, kiện toàn đáp ứng yêu cầu.

– Phối hợp tốt giữa địa phương, Sở, Ban ngành các đơn vị trên địa bàn và Ban chỉ huy PCTT và TKCN và Ủy Ban nhân dân tỉnh Gia Lai.

– Tuân thủ các kế hoạch chỉ thị của Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, địa phương và kế hoạch PCLB công ty ban hành. Thực hiện đúng quy trình, quy định đã ban hành.

3.9.4. Kết luận chung:

1. Đánh giá chung tình hình thực hiện công tác PCLB.

Đơn vị quản lý công trình đã thực hiện cơ bản đầy đủ công tác PCLB hàng năm của công trình trên các mặt tổ chức, lập kế hoạch theo quy định về an toàn đập, hồ chứa. Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, thông tư số 33/2008/TT-BNN, Nghị định 72/2007/NĐ-CP.

2. Bài học và đề xuất kiến nghị khắc phục tồn tại.

+ Công tác quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi nói chung và công tác đảm bảo an toàn công trình trong PCLB nói riêng có tầm quan trọng nhằm duy trì khai thác công trình bền vững, lâu dài và hiệu quả theo nhiệm vụ đã phê duyệt, là đơn vị được Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai giao nhiệm quản lý các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh theo quy định phân cấp, do đó ngoài nhiệm vụ chính cần làm tốt công tác xã hội hóa và toàn dân, các cấp chính quyền cùng tham gia quản lý và bảo vệ công trình có hiệu quả theo Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi năm 2001.

+ Quán triệt và phối hợp tốt với địa phương các ban ngành trong việc thực hiện công tác PCLB hàng năm.

+ Nâng cao nhận thức và cũng cố bộ máy (đào tạo, tổ chức, xây dựng kế hoạch, ứng dụng tiến bộ KH-KT) nhằm đáp ứng yêu cầu ngày cao trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước và hội nhập, thích ứng với tình hình biến đổi khí hậu như hiện nay.

+ Kiến nghị: Đề nghị các cấp thẩm quyền cấp kinh phí sửa chữa lớn công trình, đầu tư trang thiết bị hiện đại hóa công tác quản lý, quan trắc v.v..

3.10. Kết luận và kiến nghị

3.10.1  Kết luận

Trong quá trình quản lý vận hành công trình hồ chứa nước Hà Ra Nam. Đơn vị quản lý đã thực hiện tốt theo đúng các quy định ban hành của Nhà nước, có sự phân cấp từ Công ty khai thác đến các đơn vị quản lý trực tiếp, đảm bảo an toàn công trình phát huy năng lực thiết kế, phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh và các ngành kinh tế khác. Công tác duy tu bảo dưỡng đập và kiểm tra đập thực hiện định kỳ, lập báo cáo hiện trạng được quản lý chặt chẽ. Đơn vị quản lý có nhật ký sổ sách chi tiết, có ngày giờ kiểm tra định kỳ. Việc lập các báo cáo kiểm tra định kỳ được đơn vị quản lý hồ thực hiện hàng tháng.

3.10.2  Kiến nghị

Để làm tốt hơn nữa công tác quản lý đập, cần phải thực hiện một số công việc như sau:

+ Đề nghị Chủ đập báo cáo cấp thẩm quyền bố trí kinh phí xây dựng phương án phòng chống lũ lụt hạ du đập để chủ động đối phó với tình huống ngập lụt do xả lũ khẩn cấp hoặc tình huống vỡ đập nhằm bảo vệ tính mạng của nhân dân và giảm nhẹ thiệt hại về người và tài sản vùng hạ du đập

+ Hiện nay hồ chứa nước Ha Ra Nam chưa được cấp đất bảo vệ công trình; chưa cắm mốc bảo vệ lòng hồ theo Nghị định 201/NĐ-CP về quản lý tài nguyên nước. Để thực hiện tốt phương án bảo vệ đập hạn chế tình trạng vi phạm hành lang bảo vệ hồ chứa. Đề nghị Chủ đập phối hợp với các ban ngành trình cơ quan quản lý nhà nước để được cấp đất cho công trình và bố trí nguồn kinh phí cắm mốc bảo vệ lòng hồ theo quy định.

+ Việc quan trắc các yếu tố khí tượng thuỷ văn phục vụ công tác quản lý đập, hiện nay chủ đập mới trang bị bị thùng đo mưa để đo lượng mưa tại đầu mối công trình , chưa có trạm quan trắc khí tượng thủy văn theo quy định. Cần xây dựng bổ sung trạm quan trắc khí tượng thủy văn theo qui định để đáp ứng công tác dự báo tình hình mưa lũ trên lưu vực phục vụ công tác quản lý vận hành hồ chứa đảm bảo an tòan xả lũ cũng như đảm bảo tích đủ nước đáp ứng nhiệm vụ của công trình.

+ Hiện tại đơn vị quản lý đang vận hành hồ chứa nước Ha Ra Nam theo quy trình vận hành điều tiết hồ chứa số No 19Đ -01-VH do đơn vị tư vấn Viện Khoa học thuỷ lợi lập tháng 7/2001.Việc vận hành theo quy trình này từ năm 2001 đến nay cơ bản phù hợp. Để đảm bảo quy định của Nghị định 72/2007/NĐ-CP ngày 07/05/2007 về quản lý an toàn đập. Chủ đập cần rà soát lại quy trình và trình cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện.

CHƯƠNG 4: TÍNH TOÁN THỦY VĂN VÀ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG XẢ LŨ CỦA HỒ CHỨA THEO TÀI LIỆU CẬP NHẬT

4.1   ĐẶC ĐIỂM KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN

Trong và ngoài lưu vực hồ Hà Ra Nam có các trạm đo KTTV ở hình vẽ và bảng sau:

Bảng 4‑1:Mạng lưới các trạm Khí tượng Thủy văn

TT Trạm Yếu tố Thời gian TT Trạm Yếu tố Thời gian
I Thủy văn II Khí tượng
1 Pơ Mơ Re

(F=310km2)

X

Q

H

1978¸1991;

1977¸1979; 1981; 2005¸nay

1979¸1991

1 Plei ku T, U, V,

S, Z, X

1926¸1944; 1956¸1974; 1976÷nay
2 Ayun Hạ

(F= 1670km2)

X,

Q, H

1989¸1992;1978; 1979 2 Cheo reo (Hậu Bổn) T, U, V, S, Z, X 1961¸ 1974; 1977÷nay
3 Biển Hồ

(F = 39km2)

Q 1977 ¸ 1978 3 Kom Plong T, U, V, S, Z, X 1978 ¸ nay
4 Chư PRông

(F =  121km2)

X;

Q

1978÷nay;

1979¸ 1980;

4  Chư Xê X 1978 ¸ nay
5 An Khê

(F =  1440km2)

X; Q; H 1966÷1974;

1978÷nay

5 Đăk Đoa X 1925¸1964,

1981 ¸ 1990; 1993÷1995; 1997÷nay

6 Hà Tam

(F =  73km2)

Q 1980÷1983 6 Ajunpa X 1978 ¸nay
7 Kon Tum (Đakbla)

(F= 3030km2)

X;

Q

1917÷1941; 1961÷1967; 1970÷nay;

1967÷nay

7 Mang Yang X 1979 ¸1982; 1984 ÷1995; 1997÷2003
8 Đăk Cấm

(F =  158km2)

X

Q

1978÷1981;

1977÷1983

8 Ayun hạ X 1978 ¸ nay
9 Buôn Hồ

(F =  178km2)

X,

Q, H

1977÷nay;

 1977÷1986

9 Krông Pa X 1978 ¸ nay
10 Krông H năng

(F =  235km2)

Q, H 1979÷1988 10 Ma Đ’răk X 1930¸1944; 1960¸1962; 1977¸nay
11 Cầu 42

(Krông Buk)

(F =  459km2)

X, Q, H, ρ 1968÷1973; 1977÷nay 11 Chưpah X 1978÷1982
12 Sông Hinh

 (F =  752km2)

Q, H 1980÷1985; 1988÷nay
13 Củng Sơn

(F= 12 800km2)

Q, H, ρ 1978÷nay

Ghi chú:

X: lượng mưa;             T: Nhiệt độ;               U: Độ ẩm;                  Z: Bốc hơi;

S: Số giờ nắng;           V: Tốc độ gió;           Q: Lưu lượng;          

Tài liệu KTTV có chất lượng đo đạc tốt, tin cậy được dùng trong tính toán.

Hình 4‑1: Sơ đồ mạng lưới trạm khí tượng thủy văn trên lưu vực

4.2-ĐẶC ĐIỂM KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN

Lưu vực suối Hà Ra Nam nằm ở phía đông của Tây Nguyên, thuộc thượng nguồn suối Ayun. Công trình đầu thuộc địa phận xã Hà Ra nằm trên phía tây của đèo Mang Yang, phân thủy của lưu vực thượng sông Ba và sông Ayun. Cao độ bình quân của xã từ 700m đến 1000m. Vành đai bao bọc quanh phía bắc, đông, nam của xã là vùng núi từ 1100 đến 1500m, địa hình khá dốc. Vùng trung tâm xã địa hình sơn nguyên, cao nguyên xen kẽ lẫn đồi bát úp. Điều kiện địa hình lưu vực dốc dần từ Đông Nam xuống Tây bắc. Khu tưới có hướng dốc từ  Đông sang Tây.

Với đặc điểm địa lý, điều kiện tự nhiên và nhân tố ảnh hưởng đã chịu tác động qua lại của 2 luồng gió Đông Bắc và Tây Nam nên trong năm khí hậu được chia làm 2 mùa rõ rệt:

Mùa mưa lũ từ tháng V đến tháng X. Lượng mưa mùa chiếm 82% lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa lớn VII, VIII, IX.

Mùa khô bắt đầu từ tháng XI đến tháng IV năm sau. Lượng mưa tháng I, II, III rất nhỏ có năm tháng I, II không có mưa.

Dòng chảy các tháng mùa kiệt nhỏ dần từ tháng XII đến tháng IV và thấp nhất vào tháng III và tháng IV.

4.2.1      Nhiệt độ không khí

Đặc trưng nhiệt độ không khí TBNN được ghi ở bảng sau:

Bảng 4‑2: Đặc trưng nhiệt độ không khí Pleiku

Đơn vị: oC

Tháng

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Năm

Ttb

19,4 21,3 23,2 24,8 25,1 24,5 24,1 23,9 23,9 23,0 21,8 20,1 22,9

4.2.2      Độ ẩm không khí

Bảng 4‑3: Đặc trưng độ ẩm không khí trạm Pleiku

Đơn vị: %

Tháng

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Năm

Utb

79,0 76,7 74,7 75,7 78,6 83,4 83,7 85,3 85,4 84,2 82,9 81,1 80,9

4.2.3      Số giờ nắng

Bảng 4‑4:Đặc trưng số giờ nắng trạm Pleiku

Đơn vị: giờ

Tháng

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Năm

Giờ nắng

256,0 260,0 275,0 233,0 209,0 142,0 138,0 118,0 135,0 179,0 198,0 233,0 2376,0

4.2.4      Tốc độ gió trung bình

Bảng 4‑5:Đặc trưng tốc độ gió trung bình trạm Pleiku

Đơn vị: m/s

Tháng

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Năm

Vtb

3,1 3,2 2,8 2,2 2,1 3,1 2,9 3,5 1,9 2,1 3,2 3,4 2,8

4.2.5      Lượng bốc hơi ống Piche

Lượng bốc hơi bình quân nhiều năm ghi ở bảng sau:

Bảng 4‑6:Đặc trưng bốc hơi đo bằng ống Piche trạm Pleiku

Đơn vị: mm

Tháng

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Năm

Z(mm)

114,7 126,5 153,4 130,6 87,6 51,2 43,9 36,9 40,6 57,2 78,5 97,8 1018,8

4.2.6      Đặc trưng dòng chảy năm

Bảng 4‑7:Đặc trưng dòng chảy năm tuyến hồ Hà Ra Nam

Giai đoạn

Flv

Xo

Qo

Mo

Yo

Wo

ao

(km2)

(mm)

(m3/s)

(l/s.km2)

(mm)

(106m3)

TKKT – TDT năm 1998

8,144

1850

0,143

17,60

555,0

4,52

0,30

Tư vấn kiểm định

8,144

1826,8

0,162

19,9

627,6

5,111

0,34

Phân phối dòng chảy năm thiết kế:

Dòng chảy năm thiết kế đến hồ Hà Ra Nam được phân phối theo dạng phân phối của năm điển hình. Năm điển hình được chọn theo nguyên tắc: lưu lượng bình quân năm xấp xỉ lưu lượng năm thiết kế Q85%. Thu phóng dạng phân phối năm điển hình, đảm bảo lưu lượng thiết kế, được mô hình phân phối dòng chảy năm thiết kế tại tuyến đập Hà Ra Nam ở bảng sau:

Bảng 4‑8: Phân phối dòng chảy P = 85% tại tuyến đập Hà Ra Nam

Đơn vị: Q(l/s);W (104m3)

Tháng

VII

VIII

IX

X

XI

XII

I

II

III

IV

V

VI

Năm

Q 79,2 75,3 59,6 56,4 51,5 94,7 136,7 236,6 194,3 220,9 170,3 88,5 122,0
W 21,2 18,2 16,0 14,6 13,8 24,6 36,6 63,4 50,4 59,2 44,1 23,7 384,7

4.2.7      Đặc trưng dòng chảy lũ

Đường quá trình lũ đến hồ Hà Ra Nam ở bảng sau:

Bảng 4‑9:Quá trình lũ thiết kế đến hồ Hà Ra Nam

T(giờ) Q0,2% (m3/s) Q1,0% (m3/s)
1,0 34,3 18,0
1,5 116 90,0
2,0 213 166
2,5 199 159
3,0 154 131
3,5 116 99,1
4,0 88,0 73,1
4,5 63,0 53,0
5,0 46,0 40,0

4.2.8      Phân phối tổn thất bốc hơi

Theo thuyết minh tính toán Thủy văn, lượng tổn thất bốc hơi ở bảng sau:

Bảng 4‑10:Phân phối lượng tổn thất bốc hơi

Tháng

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Năm

DZ

43,0 47,5 57,6 49,0 32,9 19,2 16,5 13,9 15,2 21,5 29,5 36,7 382,3

 4.3        LƯỢNG MƯA LƯU VỰC HỒ HÀ RA NAM

4.3.1      Lượng mưa bình quân lưu vực hồ Hà Ra Nam

Lưu vực hồ Hà Ra Nam nằm trong vùng có lượng mưa hàng năm biến đổi khá phức tạp. Qua thống kê, phân tích số liệu mưa năm các trạm xung quanh lưu vực Hà Ra Nam ta thấy tại khu vực trạm Chưpah lượng mưa lớn nhất, lượng mưa giảm dần xuống khu vực trạm Đak đoa, trạm Pơmơrơ, thấp nhất trạm An Khê sau đó tăng dần đến khu vực trạm Chư Prông, với biên độ dao động lượng mưa trung bình nhiều năm của các trạm lớn. Tại trạm Đak đoa lượng mưa năm biến đổi từ 1179,4mm đến 3560,4mm trung bình nhiều năm là 1972,1mm. Trạm Chưpah lượng mưa năm từ 1316,5mm đến 3188,1mm trung bình nhiều năm là 2549,1mm. Tại trạm Pleiku lượng mưa năm biến đổi từ 1429,3mm đến 3174,6mm; lượng mưa trung bình nhiều năm là 2165,0mm. Tại trạm Chư Prông lượng mưa năm dao động từ 995,9mm đến 3710,7 mm lượng mưa trung bình nhiều năm là 2295,5mm. Trạm Pơmơrơ lượng mưa năm dao động từ 1259,0mm đến 2466,9mm; lượng mưa trung bình nhiều năm là 1826,8mm.Tại trạm An Khê lượng mưa năm dao động từ 684,9mm đến 2236,5mm; lượng mưa trung bình nhiều năm là 1469,5mm.

Theo bản đồ Atlat của Tổng cục khí tượng Thủy văn Quốc Gia, lượng mưa năm của lưu vực Hà Ra Nam từ 1800mmm đến 2000mm.

Hồ chứa nước Hà Ra Nam có trạm đo mưa, số liệu từ năm 2001 đến nay. Từ hơn chục năm tài liệu đo mưa cho thấy lượng mưa năm dao động khoảng gần 1000mm đến lượng mưa lớn nhất xấp xỉ 2000,0mm.

Tuy nhiên lưu vực hồ Hà Ra Nam nằm gần trạm đo mưa Pơmơrơ, số liệu đo mưa dài 34 năm, chất lượng đo đạc tốt, được quản lý bởi Tổng cục khí tượng Thủy văn Quốc Gia. Do đó sau khi phân tích số liệu lượng mưa trung bình nhiều năm các trạm xung quanh lưu vực và trạm đo mưa gần tuyến đập, lượng mưa bình quân lưu vực hồ Hà Ra Nam là: 1826,8mm.

Bảng 4‑11:Lượng mưa năm hồ chứa nước Hà Ra Nam

Giai đoạn

Flv

Xo

(km2)

(mm)

TKKT – TDT năm 1998

8,144

1850

Tư vấn kiểm định

8,144

1826,8

4.3.2      Lượng mưa 1 ngày lớn nhất vùng công trình

Căn cứ vào lượng mưa ngày lớn nhất các trạm Chưpah; Chư Prông, Yaly, Komtum, Đak đoa, Pleiku, Pơ rơ mơ và An Khê xác định lượng mưa ngày lớn nhất lưu vực Hà Ra Nam theo phương pháp trạm năm, giá trị lượng mưa lớn nhất gây lũ trên lưu vực Hà Ra Nam với tần suất thiết kế như bảng sau:

Bảng 4‑12:Lượng mưa 1 ngày lớn nhất thiết kế

Đơn vị: mm

Giai đoạn

X0,2%

X1,0%

X1,5%

X5%

TKKT – TDT năm 1998

259,8 24,2 197,4

Tư vấn kiểm định

395,0 323,2 304,7 248,5

Chi tiết xem phụ lục 1-1.

4.3.3      Lượng mưa tưới thiết kế

Căn cứ vào lượng mưa năm trạm Pơ rơ mơ, tính toán lượng mưa tưới thiết kế vùng hồ Hà Ra Namvới tần suất 85% ở bảng sau:

Bảng 4‑13:Lượng mưa tưới thiết kế vùng hồ Hà Ra Nam

Giai đoạn

X75%(mm)

X85%(mm)

TKKT – TDT năm 1998

1585,8

Tư vấn kiểm định

1556,7

Mô hình phân phối mưa tưới thiết kế ở bảng sau:

Bảng 4‑14:Phân phối lượng mưa tưới thiết kế vùng hồ Hà Ra Nam

Đơn vị: mm

Tháng

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Năm

X85%

1,1 1,1 23,4 65,4 181,3 233,5 201,4 284,5 252,6 192,1 104,2 16,1 1556,7

Chi tiết xem phụ lục 1-2.

4.3.4      Tổn thất bốc hơi và phân phối lượng tổn thất bốc hơi

1.    Bốc hơi trên lưu vực (Zlv):

Lượng bốc hơi lưu vực được tính bằng phương trình cân bằng nước:

            Zlv       =          Xo – Yo

2.    Bốc hơi mặt hồ (Zn):

Lượng bốc hơi mặt hồ được tính theo công thức kinh nghiệm từ dụng cụ đo bốc hơi Piche.

            Zn        =          k1× k2 ×  Zpiche

Trong đó:

k1 = 1,35 hệ số chuyển từ bốc hơi piche về bốc hơi thùng GGI-3000 lấy từ trạm Pleiku (theo dự án thủy điện H’Chan).

k2 = 1,15 hệ số chuyển từ bốc hơi thùng GGI-3000 về bốc hơi mặt nước (theo dự án thủy điện H’Chan).

3.    Chênh lệch bốc hơi mặt nước và bốc hơi lưu vực

            DZ       =          Zn – Zlv

Phân phối lượng tổn thất bốc hơi hồ chứa nước Hà Ra Nam được trình bày như bảng  sau:

Bảng 4‑15:Bảng phân phối tổn thất bốc hơi hồ chứa trong năm

Đơn vị: mm

Tháng

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Năm

DZ

43,0 47,5 57,6 49,0 32,9 19,2 16,5 13,9 15,2 21,5 29,5 36,7 382,3

4.3.5      Tài liệu Nhu cầu dùng nước

Lượng nước dùng trong nông nghiệp ở bảng sau:

Bảng 4‑16:Lượng nước tưới tại đầu mối tuyến đập Hà Ra Nam

Đơn vị: Q(l/s);W (104m3)

Tháng

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Năm

Q

321,2 255,1 219,5 124,0 62,2 138,9 37,7 28,2 8,3 64,3 104,9

W

86,0 61,7 58,8 32,1 16,7 36,0 10,1 7,6 2,1 17,2 328,4

Lượng nước dùng trong sinh hoạt với lưu lượng 80 lít/người/ngày cho 2000 người dân với hệ số lợi dụng kênh mương 0,7; tổng lượng nước dùng cho sinh hoạt là: 5,84×104m3.

Tổng hợp lượng nước dùng tại đầu mối hồ Hà Ra Nam là:

Bảng 4‑17:Tổng lượng nước dùng tại đầu mối hồ chứa nước Hà Ra Nam

Đơn vị: Q(l/s);W (104m3)

Tháng

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Năm

Q

321,3 255,3 219,7 124,2 62,4 139,1 39,6 28,4 8,5 0,2 0,2 64,5 105,3
W 86,5 62,2 59,3 32,6 17,2 36,5 10,6 8,1 2,6 0,5 0,5 17,7 334,2

4.3.6      Tài liệu đường đặc tính lòng hồ

Z (m) 711 712 714 715 716 717 718 719 720 721 722
F (km2) 0 0.003 0.018 0.035 0.067 0.094 0.105 0.107 0.151 0.164 0.175
V (10^6 m3) 0 0.00 0.02 0.05 0.10 0.18 0.28 0.39 0.51 0.67 0.84
Z (m) 723 724 725 726 727 728 729 730 731 732
F (km2) 0.182 0.204 0.225 0.235 0.245 0.287 0.299 0.327 0.364 0.412
V (10^6 m3) 1.02 1.21 1.43 1.66 1.90 2.16 2.46 2.77 3.11 3.50

4.4      LƯU LƯỢNG BÌNH QUÂN NHIỀU NĂM

Trong lưu vực Hà Ra Nam không có trạm đo dòng chảy, xung quanh lưu vực có các trạm Hà Tam (F = 73km2) đo từ năm 1980÷1983, trạm Biển Hồ (F = 39km2) đo 1977÷1978, trạm Đắk Cấm (F = 158km2) đo lưu lượng từ năm 1977 ÷ 1983.

Dòng chảy lưu vực hồ Hà Ra Nam được tính theo phương pháp mưa rào dòng chảy. Sử dụng Mô hình Tank khôi phục dòng chảy tại trạm thủy văn Đắk Cấm với mưa lưu vực Đắk Cấm và bốc hơi tại trạm Khí tượng Kom Tum để tính dòng chảy lưu vực tại trạm thủy văn Đắk Cấm. Dòng chảy tại lưu vực hồ Hà Ra Nam được tính theo trạm tương tự thủy văn Đắk Cấm.

4.4.1      Giới thiệu Mô hình

Phương pháp tính theo mô hình toán là một trong các phương pháp hiện nay đang được dùng khá phổ biến. Mô hình TANK mô tả khá chi tiết và đầy đủ quá trình hình thành dòng chảy từ mưa, có xét đến các yếu tố về bốc hơi, quá trình thấm, độ ẩm của đất…, mô hình này được dùng nhiều trong tính toán để khôi phục số liệu dòng chảy từ mưa.

Mô hình TANK được trung tâm phòng chống thiên tai Nhật Bản xây dựng từ năm 1956, tác giả là M.Sugawara. Mô hình được phổ biến và ứng dụng ở nhiều sông trên thế giới và Việt Nam. Đây là một trong 10 mô hình được tổ chức Khí tượng Thủy văn thế giới WMO trao giải thưởng trong cuộc thi mô hình quốc tế tại Geneve năm 1967. Từ đó đến nay mô hình được nhiều lần cải tiến. Du nhập vào Việt Nam từ những năm 1980, mô hình Tank nhanh chóng được thực tế chấp nhận.

Cấu trúc mô hình được mô tả như sau:

Y=  (A1¸D1) (X- H)

Yo=(Ao¸ Do) X

Trong đó:

A1, B1, C1, D1 là các thông số cửa ra 

A0, B0, C0, D0 là các thông số cửa đáy 

HA1, HA2, HB, HC, HD là độ cao ngưỡng

R1, R2 hệ số điều tiết của lòng sông

Cấu trúc ẩm của lưu vực được mô tả:

Tầng đất mặt (Bể A) được chia thành tầng trên và tầng dưới, giữa chúng có cơ cấu truyền ẩm cho nhau theo 2 chiều tương tự hiện tượng thấm do trọng lực và hút nước do mao dẫn, tương ứng với lớp ẩm bão hoà là PS và SS

Lớp ẩm thực tế của các bể (XA, XB, XC, XD) được biến đổi  theo  phương trình

Truyền xuống:        

Với các TB, TBo,TC,TCo là các hệ số truyền ẩm lấy theo kinh nghiệm,

Đánh giá độ tin cậy của hiệu chỉnh thông số áp dụng theo chỉ tiêu

NASH-SUTCLIFFF =
Với F   =

          Fo          =

          QEi        = lưu lượng tính toán

          Qi          = lưu lượng thực đo

4.4.2      Bộ thông số của Mô hình và kiểm định bộ thông số

Xác định thông số mô hình: Sử dụng chuỗi số liệu mưa tháng của trạm Komtum và dòng chảy tháng thực đo của trạm thuỷ văn Đăk Cấm. Từ số liệu mưa và dòng chảy thực đo dùng mô hình Tank để xác định bộ thông số với hệ số Nash – Sutclift: R2=  85,5%.

THONG SO CUA MO HINH TANK:

A1           =              0,1           A2           =              0,05         B1           =              0,05

C1           =              0,05         D1           =              0,01         A0           =              0,11

B0           =              0,15         C0           =              0,15         D0           =              0

HA1        =              150          HA2        =              150          HB          =              100

HC          =              50            HD          =              200                                         

HS           =              2000        PS           =              50            SS           =              20

XA          =              20            XS           =              20            XB          =              10

KXF        =              1              Tlag        =              0                                                                             

WX(Kp=1)            =              1                                                                             

KX          =              1              1              1              1              1              1             

1              1              1              1              1              1                                             

=====================================================================

Tiêu chuẩn đánh giá sai số (%) NASH-SUTCLIFFE là: R=85,5%                               ===================================================================== 

Kiểm định bộ thông số: Từ bộ thông số trên xác định được dòng chảy tính toán tại trạm Đak Cấm từ năm 1977 ÷ 1983 với Qbqtính toán = 3,44m3/s. Dòng chảy thực đo bình quân từ 1977 ÷ 1983 tại trạm Đak Cấm Qbqthựcđo = 3,37m3/s. Kết quả như sau:

Hình 4‑2: Lưu lượng tháng trạm Đắk Cấm (thời đoạn 1977-1981)

4.4.3      Kết quả tính toán dòng chảy đến tuyến đập Hà Ra Nam

Dùng bộ thông số trên để khôi phục lại dòng chảy tại trạm thủy văn Đắk Cấm được chuỗi dòng chảy 37 năm (1977¸2013). Dòng chảy tại vị trí tuyến đập Hà Ra Nam (F=18km2) được tính toán theo công thức sau:

Qtuyếncôngtrình = QĐC × KF× KX

Trong đó:

Qtuyếncôngtrình: Dòng chảy đến hồ Hà Ra Nam (m3/s).

QĐC: Dòng chảy đến trạm thủy văn Đắk Cấm (m3/s).

KF: Hệ số diện tích lưu vực hồ Hà Ra Nam và trạm thủy văn Đắk Cấm.

KX: Hệ số tỉ lệ mưa lưu vực hồ Hà Ra Nam và mưa lưu vực trạm thủy văn Đắk Cấm.

Kết quả tính toán dòng chảy đến hồ Hà Ra Nam ở bảng sau:

Bảng 418: Đặc trưng dòng chảy năm tuyến hồ Hà Ra Nam 

Giai đoạn

Flv

Xo

Qo

Mo

Yo

Wo

ao

(km2)

(mm)

(m3/s)

(l/s.km2)

(mm)

(106m3)

TKKT – TDT năm 1998

8,144

1850

0,143

17,60

555,0

4,52

0,30

Tư vấn kiểm định

8,144

1826,8

0,162

19,9

627,6

5,111

0,34

Dòng chảy năm phụ thuộc vào lượng mưa hàng năm trên lưu vực. Tham khảo các công trình đã tính toán thiết kế gần đây ở khu vực Gia Lai của Tổng công ty Tư vấn Xây dựng Thủy lợi Việt Nam cho thấy hệ số dòng chảy năm từ 0,40 đến 0,46.

Bảng 419: Mưa năm, hệ số dòng chảy năm các công trình tỉnh Gia Lai 

Tên công trình Vị trí

Flv

(km2)

Xo

 (mm)

ao
Thủy điện Quen Thoa Xã Dun, huyện Chư Sê

305

1910 0,40
Thủy điện Ia Đrăng Xã IaBoong, huyện Chư Prông 149 2333,4 0,42
Thủy điện Đakphihao Xã Chơ Long, huyện Kông Chro 215 1500,0 0,44
Công trình hồ chứa nước Ia M lăh Vùng Đông Bắc huyện KrôngPa 110 1230 0,46

Nhận xét: Căn cứ vào bảng 4-18 và bảng 4-19 cho thấy kết quả tính toán dòng chảy phù hợp.

4.5        DÒNG CHẢY NĂM VÀ PHÂN PHỐI DÒNG CHẢY NĂM THIẾT KẾ

4.5.1      Dòng chảy năm thiết kế

Sử dụng chuỗi dòng chảy khôi phục vẽ đường tần suất theo dạng phân phối Pearson III được dòng chảy năm thiết kế như sau:

Bảng 420: Kết quả tính toán dòng chảy năm thiết kế 

Giai đoạn

Q75% (m3/s)

Q85% (m3/s)

W75% (106m3)

W85%(106m3)

TKKT – TDT năm 1998

0,124 3,91

Tư vấn kiểm định

0,122 3,847

Chi tiết xem phụ lục 2-1.

4.5.2      Phân phối dòng chảy năm thiết kế

Dòng chảy năm thiết kế đến hồ Hà Ra Nam được phân phối theo dạng phân phối của năm điển hình. Năm điển hình được chọn theo nguyên tắc: lưu lượng bình quân năm xấp xỉ lưu lượng năm thiết kế Q85%. Thu phóng dạng phân phối năm điển hình, đảm bảo lưu lượng thiết kế, được mô hình phân phối dòng chảy năm thiết kế tại tuyến đập Hà Ra Nam ở bảng sau:

Bảng 4‑21: Phân phối dòng chảy P = 85% tại tuyến đập Hà Ra Nam

Đơn vị: Q(l/s);W (104m3)

Tháng

VII

VIII

IX

X

XI

XII

I

II

III

IV

V

VI

Năm

Q 79,2 75,3 59,6 56,4 51,5 94,7 136,7 236,6 194,3 220,9 170,3 88,5 122,0
W 21,2 18,2 16,0 14,6 13,8 24,6 36,6 63,4 50,4 59,2 44,1 23,7 384,7

4.6        TÍNH TOÁN NHU CẦU DÙNG NƯỚC

4.6.1      Yêu cầu tính toán

Tính toán nhu cầu nước tưới mặt ruộng cho các loại cây trồng.

+ Cây lúa: VụĐông Xuân và vụ Mùa.

4.6.2      Tiêu chuẩn tính toán

Theo QCVN – 04 – 05:2012/BNN PTNT, mức đảm bảo của công trình thủy lợi phục vụ tưới là 85%.

Quy trình tưới được lấy theo tiêu chuẩn “TCVN 8641: 2011 Công trình Thủy lợi kỹ thuật tưới tiêu nước cho cây lương thực và thực phẩm”.

4.6.3      Phương pháp tính toán nhu cầu nước tưới mặt ruộng

4.6.3.1     Khái quát chung 

Trong những năm gần đây, công nghệ tin học và phương pháp mô hình toán đã phát triển rất nhanh và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khoa học kỹ thuật. Trong tính toán lượng nước tưới đã có một số mô hình tính toán chế độ tưới cho lúa và cây trồng cạn được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới.

Hiện nay có nhiều phương pháp tính toán xác định nhu cầu nước của cây trồng, tổ chức Nông nghiệp& Lương thực thế giới (FAO) đã đề xuất 4 phương pháp chính nhằm áp dụng tuỳ thuộc vào điều kiện khí hậu, tình hình tài liệu thực đo của các vùng khác nhau trên thế giới.

Phương pháp Blaney-Criddle: Chỉ xét đến yếu tố khí hậu duy nhất là nhiệt độ.

Phương pháp bức xạ: Xét đến hai yếu tố khí hậu là nhiệt độ và số giờ nắng.

Phương pháp Penman: Xét đến 4 yếu tố khí hậu chủ yếu là: nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió và số giờ chiếu nắng.

Phương pháp bốc hơi chậu: Suy diễn từ đại lượng bốc hơi, đo đạc từ các loại chậu bốc hơi.

Trong mỗi phương pháp nêu trên đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định trong những điều kiện áp dụng cụ thể. Đối với nước ta, những phương pháp này cũng đã được nghiên cứu và bước đầu áp dụng vào thực tế sản xuất trong những năm gần đây. Tuy nhiên theo đánh giá của các chuyên gia và kinh nghiệm thực tế thì phương pháp Penman xét đến nhiều yếu tố khí hậu hơn cả và thường cho kết quả có độ tin cậy cao nhất. Chính vậy mà tổ chức lương thực thế giới (FAO) đưa ra chương trình CROPWAT dựa trên cơ sở là công thức Penman song có cải tiến để phù hợp với điều kiện khí tượng giữa ban ngày và ban đêm gọi là công thức Penman-Monteith. Quá trình tính toán thuỷ nông cho hệ thống thủy lợi hồ Hà Ra Nam được áp dụng theo chương trình CROPWAT.

4.6.3.2     Mô hình tính toán lượng nước tưới khu vực dự án 

1.  Phương trình cân bằng nước khu tưới.

Với một khu ruộng canh tác được tưới, lượng nước đến khu ruộng là lượng nước tưới được bổ sung cho cây trồng và lượng nước mưa rơi trong khu ruộng đang xét. Lượng nước ra khỏi khu tưới là lượng nước bị tiêu hao do cây trồng sử dụng để phát triển, lượng nước thấm xuống lớp đất dưới sâu và lượng nước bị chảy tràn xuống kênh tiêu trong những ngày mưa lớn.

Phương trình cân bằng nước tại mặt ruộng có thể viết như sau:

                  IRR = (ETc + LPrep + Prep) – Peff              (mm/ngày)               (4 – 1)

Trong đó:

IRR: Lượng nước cần tưới cho cây trồng.

ETc: Lượng bốc hơi mặt ruộng.

Peff: Lượng mưa hiệu quả cây trồng sử dụng.

Prep: Lượng nước ngấm ổn định trong đất.

LPrep: Lượng nước làm đất.

Đối với cây trồng cạn: IRReq = ETC – Peff

Phương trình (3.1) là cơ sở của mô hình tính toán lượng nước tưới, trong đó để tính toán thành phần lượng nước cần tưới, cần phải xác định các thành phần ở vế phải của phương trình. Ngoài lượng mưa có thể đo đạc, tính toán thủy văn được, các thành phần khác sẽ được xác định bằng phương pháp mô phỏng.

2.         Mô phỏng các thành phần

Nội dung cụ thể của tính toán và mô phỏng như sau:

  1. Xác định lượng bốc hơi mặt ruộng (ETC)

                       ETC = ET0´ KC (mm/ngày)                             (4 – 2)

Trong đó:

KC: Hệ số cây trồng xác định từ thực nghiệm cho các loại cây trồng khác nhau. Mỗi loại cây trồng tùy thuộc vào thời kỳ phát triển có hệ số KC khác nhau. Đây là tham số được xác định từ kết quả đo đạc thực nghiệm tại các trạm thực nghiệm tưới lúa và cây trồng cạn. Hệ số cây trồng KC được lấy theo hướng dẫn của chương trình trên cơ sở phù hợp với tiêu chuẩn TCVN 8641: 2011.

ETo: Lượng bốc hơi tiềm năng. ETo được xác định theo công thức Penman – Monteith. Trong đó ETo là hàm số của nhiệt độ, độ ẩm không khí, tốc độ gió thời gian chiếu sáng và độ bức xạ mặt trời.

  1. Lượng nước ngấm ổn định (Prep)

                         Prep = K ´ t                                                     (4 – 3)

Trong đó:

K: Hệ số ngấm ổn định của đất (mm/ngày).

t: Thời gian tính toán (ngày).

  1. Lượng mưa hiệu quả (Peff):

                      Peff = C ´ Pmưa                                                 (4 – 4)

Trong đó:

Pmưa: Lượng mưa thiết kế (mm).

C: % lượng mưa hiệu quả sử dụng trong thời đoạn tính toán.

  1. Lượng nước làm đất (LPrep)

Lượng nước làm đất phụ thuộc vào tổng lượng nước cần cung cấp trong thời gian làm đất, lượng nước thấm theo phướng đứng và phương ngang.

4.6.4      Tài liệu tính toán

4.6.4.1     Tài liệu khí tượng 

Các yếu tố khí hậu trung bình tháng: gió, nhiệt độ không khí, độ ẩm không khí, số giờ nắng,lượng mưa tưới thiết kế vùng hồ Hà Ra Nam với tần suất 85% ở bảng sau:

Bảng 4‑22:Các đặc trưng khí hậu vùng tưới hồ Hà Ra Nam

Tháng T (0C) U (%) h (giờ) V (m/s) X85% (mm)
I 19,4 79,0 256,0 3,1 1,1
II 21,3 76,7 260,0 3,2 1,1
III 23,2 74,7 275,0 2,8 23,4
IV 24,8 75,7 233,0 2,2 65,4
V 25,1 78,6 209,0 2,1 181,3
VI 24,5 83,4 142,0 3,1 233,5
VII 24,1 83,7 138,0 2,9 201,4
VIII 23,9 85,3 118,0 3,5 284,5
IX 23,9 85,4 135,0 1,9 252,6
X 23,0 84,2 179,0 2,1 192,1
XI 21,8 82,9 198,0 3,2 104,2
XII 20,1 81,1 233,0 3,4 16,1
Năm 22,9 80,9 2376,0 2,8 1556,7

4.6.4.2     Tài liệu về cây trồng                     

Thời vụ cây trồng được căn cứ vào điều kiện khí hậu ở khu vực dự án, lịch thời vụ của các loại cây trồng hiện có. Qua thu thập tài liệu, thực tế sản xuất ở địa phương, lịch thời vụ, diện tích tưới của các loại cây trồng ở bảng sau:

Bảng 4‑23:Diện tích tưới, thời vụ các loại cây trồng

Yếu tố Lúa vụ Đông Xuân (ha) Lúa vụ Mùa (ha)
Fthiết kế (ha)
Fnăng lực (ha) 180 120
Ngày gieo cấy (ngày/tháng) 20/XII¸15/I 20/V¸15/VI
Ngày thu hoạch vụ (ngày/tháng) 10/V 1/X

4.6.5      Kết quả tính toán nhu cầu nước tưới mặt ruộng

1.   Lượng bốc hơi tiềm năng và lượng mưa hiệu quả xem phụ lục tính toán.

2.   Yêu cầu nước tưới cho từng loại cây trồng ở bảng sau:

Bảng 424: Mức tưới các loại cây trồng 

Tháng Tuần (10ngày) Lúa  Đ. Xuân (mm/ha) Lúa  Hè Thu (mm/ha)
1 163,8
I 2 60,6
3 63,2
1 65,4
II 2 66,9
3 66,2
1 66,4
III 2 66,9
3 61,8
1 54,4
IV 2 43,5
3 27,1
1 13,7
V 2
3 76,7
1 161
VI 2 25
3 24
1 22,2
VII 2 19,6
3 17,1
1 15,3
VIII 2 13,9
3 14,9
1 9,9
IX 2 2,6
3 0
1
X 2
3
1
XI 2
3
1
XII 2
3 67,0
Tổng 365 886,9 402,2

4.6.6      Tính yêu cầu nước tưới

Để tính được tổng lượng nước yêu cầu của toàn vùng tưới phải căn cứ vào lượng nước tưới từng tháng và diện tích của từng loại cây trồng đó.

4.6.6.1     Yêu cầu nước tưới tại mặt ruộng (MMr)


Trong đó:

mi:Là lượng nước tưới mặt ruộng của từng loại cây trồng trong thời đoạn tính toán (m3).

Fi: Diện tích của từng loại cây trồng (ha).

åFi: Tổng diện tích tưới của vùng (ha).

4.6.6.2     Yêu cầu nước tưới tại đầu mối (MDm)


Trong đó:

h: Là hệ số lợi dụng của kênh mương.

Đối với vùng tướihồ Hà Ra NamhTK = 0,70.

Lượng nước dùng trong nông nghiệp ở bảng sau:

Bảng 425: Lượng nước tưới tại đầu mối tuyến đập Hà Ra Nam 

Đơn vị: Q(l/s);W (104m3)

Tháng

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Năm

Q

321,2 255,1 219,5 124,0 62,2 138,9 37,7 28,2 8,3 64,3 104,9

W

86,0 61,7 58,8 32,1 16,7 36,0 10,1 7,6 2,1 17,2 328,4

4.7        CÂN BẰNG NƯỚC (TÍNH TOÁN ĐIỀU TIẾT NĂM)

4.7.1      Tần suất tính toán

Theo QCVN 04-05: 2012/BNNPTNT các chỉ tiêu thiết kế chính hồ chứa nước Hà Ra Nam là công trình cấp II, nên được thiết kế theo tần suất tính toán đảm bảo tưới: P = 85%.

4.7.2      Nguyên tắc tính toán

Tổng lượng dòng chảy năm đến năm đến hồ Hà Ra Nam  là: Wđến85%.

Tổng lượng dòng chảy năm yêu cầu tại đầu mối hồ Hà Ra Nam: Wdùng85%.

Wđến > Wyêu cầu , chế độ điều tiết hồ Hà Ra Nam là điều tiết năm.

4.7.3      Điều tiết dòng chảy năm

Mực nước chết (MNC)= 719,0m.

Mực nước dâng bình thường (MNDBT) = 728,80m.

Căn cứ vào khả năng nguồn đến hồ Hà Ra Nam và nhu cầu sử dụng nước, chế độ điều tiết được lựa chọn là Chế độ điều tiết năm.Để đảm bảo hồ chứa đáp ứng yêu cầu nước tưới và sinh hoạt với tần suất thiết kế tưới P = 85%; sinh hoạt P = 95%. Cân bằng tính toán điều tiết hồ chứa quy mô hồ chứa nước Hà Ra Namở bảng sau:

Bảng 426: Thông số hồ chứa nước Hà Ra Nam (kết quả tính toán điều tiết năm) 

MNC (m)

MNDBT (m)

Fhồ (ha)

Vc (104m3)

Vtb (104m3)

Vhi (104m3)

719,00

728,80

29,64

38,58

239,8

201,205

 Nhận xét: Như vậy thấy rằng với quy mô hồ chứa nước Hà Ra Nam như trên, lượng nước đến của hồ đã tính toán và nhu cầu nước dùng thì hồ chỉ xả với lượng nước nhỏ ở hai tháng là tháng 11 và tháng 12. Do đó việc quản lý hồ, tiết kiệm nguồn nước sử dụng hiệu quả là việc rất cấp bách trong sự biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, để tránh cạn kiệt nguồn nước hàng năm, phải có kế hoạch sử dụng nước hợp lý. Đáp ứng tần suất đảm bảo cấp nước của hệ thống P ≈ 85%.

Bảng 427: Cân bằng nước (Tính toán điều tiết năm)

Công trình: Hà Ra Nam
Wdùng Tổn thất
Các thông số (có tổn thất)
Tháng Qđến85% Wđế85% Wt­ới WSH Wyêu cầu
ΔZ Wtổn thất
Wcần  +  – Wh Zhố Wxả
(l/s) (104m3) (104m3) (104m3) (104m3) (mm) (104m3) (104m3) (104m3) (104m3) (104m3) (m) (104m3)
38,580 719,00
7 136,7 36,613 10,097 0,496 10,593 16,5 1,175 11,768 24,845 63,425 720,76
8 236,6 63,370 7,560 0,496 8,056 13,9 1,999 10,055 53,315 116,739 723,77
9 194,3 50,365 2,143 0,480 2,623 15,2 3,057 5,680 44,685 161,425 725,82
10 220,9 59,162 0,000 0,496 0,496 21,5 4,207 4,703 54,459 215,884 727,98
11 170,3 44,139 0,000 0,480 0,480 29,5 5,181 5,661 38,478 239,785 728,80 14.576
12 88,5 23,704 17,229 0,496 17,725 36,7 5,553 23,278 0,426 239,785 728,80 0.426
1 79,2 21,202 86,019 0,496 86,515 43,0 4,859 91,374 -70,173 169,612 726,16
2 75,3 18,218 61,710 0,448 62,158 47,5 3,586 65,744 -47,526 122,087 724,04
3 59,6 15,973 58,786 0,496 59,282 57,6 2,634 61,917 -45,944 76,143 721,53
4 56,4 14,617 32,143 0,480 32,623 49,0 1,801 34,424 -19,807 56,336 720,31
5 51,5 13,797 16,671 0,496 17,167 32,9 1,389 18,556 -4,759 51,577 720,01
6 94,7 24,550 36,000 0,480 36,480 19,2 1,067 37,547 -12,997 38,580 719,00
Tổng 122,0 385,710 328,359 5,840 334,199 382,3 36,509 370,707 216,208 -201,205 15.003
Dung tích chết
38,580  x 104m3 Mực n­­ước chết: 719,00 m
Dung tích toàn bộ
239,785  x 104m3 Mực nước DBT: 728,80 m
Dung tích hữu ích
201,205  x 104m3

4.8       TÍNH TOÁN KIỂM TRA DÒNG CHẢY LŨ

4.8.1      Lưu lượng đỉnh lũ thiết kế theo Cường độ giới hạn

Lưu lượng đỉnh lũ thiết kế tại tuyến công trình được xác định theo Công thức cường độ giới hạn theo QP.TL. C6-77

                                    Qmax = Ap.j.HTP.F.d1

HTP: Lượng mưa lớn nhất thiết kế với tần suất P%ở bảng 1-8 (mm).

Ap : Mô đuyn đỉnh lũ tương ứng với tần suất thiết kế P%.

j    : Hệ số dòng chảy lũ lấy theo QP.TL C6-77.

d1   : Hệ số xét tới ảnh hưởng của ao hồ làm giảm nhỏ lưu lượng đỉnh lũ, ở đây lấy bằng 1.

F   : Diện tích lưu vực (F = 8,144km2).

Kết quả tính được ghi ở bảng sau:

Bảng 428: Lưu lượng đỉnh lũ đến tuyến công trình hồ Hà Ra Nam 

Giai đoạn

QP = 0,2% (m3/s)

QP = 1,0% (m3/s)

QP = 1,5% (m3/s)

QP = 5,0% (m3/s)

TKKT – TDT năm 1998

134,8

124,6

99,0

Tư vấn kiểm định

213

166

154

4.8.2      Tổng lượng lũ thiết kế

Tổng lượng lũ được xác định theo công thức tính tổng lượng trong QP.TL C6-77:

                                                Wp = 103.HTP.y.F

HTP : Lượng mưa lớn nhất thời khoảng tính toán T=1 ngày với tần suất thiết kế

y: Hệ số dòng chảy lũ lấy theo QP.TL C6-77.

F: Diện tích lưu vực (km2).

Kết quả tính toán thể hiện trong bảng sau:

Bảng 429: Tổng lượng lũ thiết kế đến tuyến công trình hồ Hà Ra Nam 

Giai đoạn

WP = 0,2% (106m3)

WP = 1,0% (106m3)

WP = 1,5% (106m3)

WP = 5,0% (106m3)

TKKT – TDT năm 1998

1,481

1,392

1,125

Tư vấn kiểm định

1,800

1,492

1,39

4.8.3      Đường quá trình lũ thiết kế

Từ kết quả tính toán đỉnh và lượng lũ ở trên, theo Quy phạm tính toán thủy văn QP.TL C6-77 đối với lưu vực nhỏ sử dụng đường quá trình lũ tam giác, chọn tỷ số giữa thời gian nước xuống và thời gian nước lên β = 2. Thời gian lũ tính theo công thức sau:

Trong đó:

WP: Tổng lượng lũ thiết kế (106m3).

F: Diện tích lưu vực (km2).

QP: Lưu lượng đỉnh lũ thiết kế (m3/s).

Kết quả tính toán đường quá trình lũ như bảng sau:

Bảng 430: Quá trình lũ thiết kế đến hồ Hà Ra Nam 

T(giờ)

Q0,2% (m3/s)

Q1,0% (m3/s)

1,0

34,3

18,0

1,5

116

90,0

2,0

213

166

2,5

199

159

3,0

154

131

3,5

116

99,1

4,0

88,0

73,1

4,5

63,0

53,0

5,0

46,0

40,0

Nhận xét:Lưu vực suối Hà Ra Nam diện tích nhỏ, không có trạm quan trắc thủy văn, tính toán dòng chảy lũ được áp dụng theo quy phạm QPTL C6-77 trong trường hợp lưu vực không có tài liệu dòng chảy thực đo, diện tích lưu vực nhỏ hơn 100km2. Lưu lượng đỉnh lũ được tính theo phương pháp Cường độ giới hạn, đỉnh lũ phụ thuộc vào cường độ mưa ngày lớn nhất.

4.9        TÍNH TOÁN KHẢ NĂNG XẢ LŨ

4.9.1      Nguyên lý cơ bản

Dòng chảy lũ chuyển động trong sông là dòng không ổn định, hoàn toàn tuân theo hệ phương trình Sain-Vernant.

Diễn toán lũ trong sông chính là giải hệ phương trình Sain-Vernat nhằm xác định diễn biễn của dòng chảy theo thời gian (quá trình dòng chảy) tại các vị trí trên đường chảy khi đã biết quá trình dòng chảy vào tại một hoặc một số vị trí trên thượng lưu. Tuy nhiên tùy từng điều kiện cụ thể mà một số thành phần trong các phương trình có thể bỏ qua, hoặc được đưa về dạng đơn giản hơn để thuận tiện trong việc giải hệ phương trình.

Trong một hệ thống thủy văn, dòng chảy vào I(t), chảy ra Q(t) và lượng trữ S(t) liên hệ với nhau qua phương trình liên tục:

(4-5)

Nếu đường quá trình đi vào hệ thống I(t) đã được cho trước, ta vẫn chưa thể giải trực tiếp phương trình (4-5) để xác định quá trình dòng chảy ra Q(t) vì cả hai đại lượng Q và S trong phương trình đều là ẩn số. Vậy cần phải có một quan hệ thứ hai đó là hàm lượng trữ nhằm thiết lập mối quan hệ hàm số giữa S, I và Q. Sự kết hợp giữa hàm lượng trữ với phương trình liên tục sẽ cho ta hai phương trình với hai ẩn số. Dạng tổng quát, hàm lượng trữ có thể biểu thị như là một hàm số của I, Q và các đạo hàm của các đại lượng này theo thời gian như sau:

(4-6)

Tuỳ thuộc vào bản chất riêng biệt của hệ thống hồ chứa đang xét, dạng giải tích cụ thể của hàm lượng trữ dùng trong diễn toán lũ có thể là:

Lượng trữ là một hàm phi tuyến, đơn trị của lưu lượng Q:

S = f(Q)                                     (4-7)

Hàm f(Q) được xác định thông qua mối liên hệ giữa mực nước hồ với dung tích và lưu lượng ra khỏi hồ (hệ thống là một hồ chứa).

Lượng trữ được coi là một hàm tuyến tính của I và Q như trong phương pháp Muskingum dùng cho diễn toán dòng chảy trong lòng dẫn.

Lượng trữ được coi là hàm tuyến tính của Q và các đạo hàm theo thời gian.

Mối quan hệ giữa dòng chảy ra và lượng trữ trong hệ thống thuỷ văn có ảnh hưởng rất quan trọng đối với phương pháp diễn toán dòng chảy. Mối quan hệ giữa lưu lượng và lượng trữ được minh họa bằng hình 4-3 dưới đây. Mối quan hệ giữa dòng chảy ra và lượng trữ trong hệ thống thuỷ văn có thể là tĩnh hoặc động. Trong quan hệ tĩnh hàm lượng trữ có dạng (4-7) được áp dụng cho hồ chứa có đường mặt nước nằm ngang. Quan hệ động giữa lượng trữ và lưu lượng ra được áp dụng cho hồ chứa dài, hẹp hoặc lòng dẫn hở tại đó đường mặt nước có độ cong đáng kể được tạo ra bởi tác động của nước vật. Độ lớn của đường lượng trữ do nước vật phụ thuộc vào cường suất biến đổi theo thời gian của dòng chảy qua hệ thống.

Đối với trường hợp dòng chảy lũ vào kho nước, ta thấy có những đặc điểm sau: do đập ngăn nước, độ dốc mặt nước trong hồ rất nhỏ, mặt cắt sông mở rộng đột ngột, chiều rộng, độ sâu dòng chảy rất lớn, tốc độ nước nhỏ. Vì vậy chúng ta có thể coi bài toán điều tiết lũ bằng kho nước là một bài toán riêng của diễn toán lũ. Lúc này phương trình liên tục đưa về dạng vi phân :

                                             Idt  – Qdt = Fdh

hay:                                         (I-Q) dt = ds.

nếu thay Fdh = ds ta được: (I-Q) dt = dv nếu thay dt = Dt = t2-t1 ta sẽ có phương trình cân bằng nước dạng sai phân sau:

(4-8)

Trong đó :     

F là diện tích mặt thoáng của kho nước,

S1, S2 là lượng nước có trong kho ở đầu và cuối thời đoạn tính toán Dt

I1, I2, Q1, Q2 là lưu lượng nước đến và xả khỏi hồ ở đầu và cuối thời đoạn tính toán Dt.                        

                        (a) Quan hệ không đổi                          (b) Quan hệ thay đổi

Hình 4‑3: Quan hệ giữa lưu lượng và lượng trữ

Trong phương trình (4.8) có hai ẩn số chưa biết là Q2, S2 nên chưa thể giải trực tiếp được. Vậy chúng ta cần có một phương trình nữa là phương trình động lực. Phương trình này được thay bằng phương trình thuỷ lực của công trình xả với dạng tổng quát :

Q = F(Zt, Zh, C)                          (4-9)

Trong đó :      Zt là mực nước thượng lưu công trình xả

                       Zh là mực nước hạ lưu công trình xả

                        C là tham số biểu thị công trình.

Phương trình (4-9) sẽ được cụ thể hóa tùy theo hình thức công trình xả và chế độ chảy theo bảng sau:

Như vậy nguyên lý cơ bản của điều tiết lũ kho nước là việc hợp giải phương trình cân bằng nước (4-8) và phương trình thuỷ lực (4-9). Dưới đây sẽ trình bày ba phương pháp thường dùng để tính toán điều tiết lũ kho nước.

Bảng 431:  Các phương trình tính lưu lượng qua đập tràn 

4.9.2      Phương pháp thử dần

Phương pháp này dựa trên cơ sở phương trình (4.4)

(4-10)

Với bài toán đã cho biết quá trình lũ đến, quan hệ mực nước và dung tích hồ chứa, mực nước trước khi lũ đến trong kho, hình thức xả công trình xả (Z-Q). Yêu cầu tìm quá trình xả lũ (Q-t) tương ứng với mực nước lớn nhất đạt tới hay dung tích phòng lũ. Quá trình tính toán bằng phương pháp thử dần được thực hiện qua các bước:

(1)  Chia quá trình lũ đến ra nhiều thời đoạn bởi các bước các thời khoảng Dti sao cho điểm chia đi qua đỉnh lũ.

(2)  Xây dựng quan hệ Z-S và Z-Q.

(3)  Tính tổng lượng lũ đến kho nước trong thời gian Dti.

(4)  Giả thiết mực nước kho nước vào cuối thời đoạn tính Z2 để tìm ra Q2, từ đó theo phương trình cân bằng nước (4-10) xác định được S2.

(5)  Từ S2 xác định được mực nước Z2 dựa vào quan hệ Z-S. Nếu mực nước này trùng với mực nước giả thiết trên thì đúng, nếu sai phải giả thiết lại cho tới khi thoả mãn.

(6)  Tiếp tục tính cho các thời đoạn sau bằng cách lặp lại từ bước (3) đến bước (5). Phương pháp này có ưu điểm có thể tính cho mọi trường hợp Dti thay đổi và với mọi hình thức công trình xả cũng như các điều kiện vận hành ràng buộc. Có thể lập chương trình tính theo sơ đồ khối hình 4-3 dưới đây.

4.9.3      Phương pháp PÔTAPÔP

Từ hai phương trình  

và Q = F(Zt, Zh, C) tác giả đưa về dạng sau : như vậy với bất kỳ thời đoạn Dt nào thì vế phải đều đã biết và ta có hai quan hệ phụ trợ

,  . Thay thế vào phương trình trên ta có : F2 = Itb + F1.

Với bài toán cho quá trình lũ đến, địa hình kho nước, công trình xả lũ và dung tích cắt lũ hoặc mực nước cao nhất đạt tới trong kho nước, các bước tính toán theo phương pháp này như sau:

(1)  Xây dựng biểu đồ phụ trợ

– Lựa chọn bước thời gian tính toán Dt, sau đó giả thiết nhiều trị số mực nước trong kho để tính ra lưu lượng xả tương ứng.

– Dựa vào quan hệ Z-S ứng với các mực nước giả thiết tìm ra dung tích kho nước tương ứng Sk từ đó tìm được S = Sk – Stl (trong đóStl là dung tích kho nước trước khi lũ đến hồ chứa).

– Tính giá trị F1, F2 ứng với các giá trị Q vừa tính.

(2) Sử dụng biểu đồ phụ trợ để tính toán điều tiết

– Với mỗi thời đoạn Dt tính Itb = 0,5 (I1+I2).

– Từ I1 đã biết tra trên biểu đồ xác định được giá trị F1 và tính được:

F2 = Itb +F1

– Từ F2 tra biểu đồ ngược lại sẽ được lưu lượng xả lũ ở cuối thời đoạn tính toán Q2.

(3)  Lặp lại bước (2) cho các thời đoạn sau cho đến khi kết thúc.

(4)  Từ quá trình lũ đến và quá trình xả ta xác định được dung tích cắt lũ, mực nước lớn nhất trong hồ.

Phương pháp này khá đơn giản, thông dụng đối với các bài toán điều tiết lũ. Có thể lập chương trình tính theo sơ đồ khối sau hình 4-4 dưới đây:

Hình 4‑4: Sơ đồ khối tính điều tiết lũ theo phương pháp thử dần

Hình 4‑5: Sơ đồ khối tính điều tiết lũ theo phương pháp Pôtapốp

4.9.4      Phương pháp PHÁP RUNGE – KUTTA bậc ba

Phương trình liên tục viết dưới dạng vi phân : .

Trong kho nước vì Z = f(t) do đó Q = F(z), dv = A(Z) dz. Do đó phương trình liên tục có thể viết về dạng:

Trong đó A(z) là diện tích mặt hồ ứng với cao trình mực nước Z. Nội dung của phương pháp này được thực hiện như sau:                                                                

(1)  Chọn bước thời gian tính toán Dt và chia bước thời gian tính ra làm ba thời đoạn nhỏ, từ đó tính được các trị số xấp xỉ thay đổi cột nước dZ.                                   

(2) Các trị số xấp xỉ DZ1, DZ2, DZ3 được xác định cho mỗi bước thời gian Dti theo các công thức sau:


(4-11)


  (4-12)


   (4-13)

Giá trị Zj+1 được tính bằng:        Zj+1 = Zj +DZ         (4-14)

với                         (4-15)

Các bước tính toán được thể hiện trong hình 4-6, sơ đồ khối của phương pháp Runge – Kutta bậc 3 được trình bày trong hình 4-7:

Hình 4‑6: Các bước để xác định số gia của mực nước trong phương pháp Runge – Kutta bậc 3


Hình 4‑7: Sơ đồ khối tính điều tiết theo phương pháp Runge-Kutta

4.9.5      Tính toán điều tiết lũ

4.9.5.1         Tiêu chuẩn thiết kế 

Theo QCVN 04-05: 2012/BNNPTNT, hồ chứa nước Hà Ra Nam được thiết kế với các tiêu chuẩn sau:

–  Công trình cấp II

–  Tần suất đảm bảo chống lũ thiết kế của công trình: P = 1,0%

–  Tần suất đảm bảo chống lũ kiểm tra của công trình: P = 0,2%

4.9.5.2         Tài liệu dùng trong tính toán 

(1) Đường quan hệ W = f(Z) lòng hồ

Bảng 4‑32:  Đường quan hệ W = F(Z) lòng hồ Hà Ra Nam

Z(m)

712

714

715

716

717

718

719

720

721

722

W(106m3)

0,001

0,022

0,049

0,100

0,181

0,280

0,386

0,515

0,672

0,841

Z(m)

723

724

725

726

727

728

729

730

731

732

W(106m3)

1,020

1,212

1,427

1,657

1,897

2,163

2,456

2,769

3,115

3,502

(2) Đường quá trình lũ thiết kế

Bảng 4‑33:  Quá trình lũ thiết kế đến hồ Hà Ra Nam

T(giờ) Q0,2% (m3/s) Q1,0% (m3/s)
1,0 34,3 18,0
1,5 116 90,0
2,0 213 166
2,5 199 159
3,0 154 131
3,5 116 99,1
4,0 88,0 73,1
4,5 63,0 53,0
5,0 46,0 40,0

(3) Hình thức tràn: Tràn xả mặt

Công thức tính:


Trong đó:

–    Qxả: Lưu lượng xả qua tràn (m3/s)

–     ΣB: Tổng chiều rộng tràn (ΣB = n ´ b)  (m)

–     H: Cột nước trên ngưỡng tràn (m)

–      m: Hệ số lưu lượng

(4) Tài liệu dùng trong tính toán

Đường quá trình lũ P = 1,0% và P = 0,2%

MNTL = MNDBT          : 728,80m.

Kích thước tràn:                      

Chiều rộng tràn             : 14,0m

Cao trình ngưỡng tràn  : 728,80m.

Hệ số lưu lượng, m      : 0,46

4.9.5.3         Kết quả tính toán 

Bảng 4‑34:  Kết quả tính điều tiết lũ thiết kế

P (%)

Qđến (m3/s)

Zng (m)

B (m)

Qxả  (m3/s)

Zmax (m)

1,0%

165,6

728,8

14,0

91,0

730,99

0,2%

212,9

728,8

14,0

115,6

731,34

Chi tiết xem phụ lục 1, 2.

Nhận xét:

Khi có lũ về mực nước dâng gia cường ứng với trận lũ thiết kế tần suất P = 1,0% xấp xỉ mực nước thiết kế cũ (Ñthiết kế cũ = 731,0m). Mực nước lớn nhất trong hồ (Ñ0,2% = 731,34m) nhỏ hơn cao trình đỉnh đập thiết kế (Ñđỉnh đập = 731,70m). Như vậy mực nước lớn nhất khi có lũ về ứng với tần suất P = 0,2% nhỏ hơn cao trình đỉnh đập là 36cm và thấp hơn cao trình tường chắn sóng (Ñđỉnh TCS = 732,20m) là 86cm. Do vậy đập đảm bảo an toàn  ứng với tần suất P = 0,2%.

4.10       KẾT LUẬN

4.10.1      Kết luận

– Kết quả tính toán thủy văn cho thấy dung tích hữu ích đến nay cũng đã tăng hơn so với thời điểm thiết kế.Hồ chứa nước Hà Ra Nam cung cấp nước tưới đáp ứng tần suất đảm bảo cấp nước của hệ thống P ≈ 85%.

– Kết quả tính toán lũ cũng cho thấy lưu lượng lũ đến hồ hiện nay cao hơn so với thiết kế, vì vậy việc đảm bảo an toàn đập trong mùa lũ là hết sức cần thiết.

– Khi có lũ về mực nước dâng gia cường ứng với trận lũ thiết kế tần suất P = 1,0% xấp xỉ mực nước thiết kế cũ (Ñthiết kế cũ = 731,0m). Mực nước lớn nhất trong hồ (Ñ0,2% = 731,34m) nhỏ hơn cao trình đỉnh đập thiết kế (Ñđỉnh đập = 731,70m). Như vậy mực nước lớn nhất khi có lũ về ứng với tần suất P = 0,2% nhỏ hơn cao trình đỉnh đập là 0,36m và thấp hơn đỉnh tường chắn sóng (Ñđỉnh đập = 732,20m) 0,86m; Do vậy đập đảm bảo an toàn  ứng với tần suất P = 0,2%.

4.10.2      Kiến nghị

Trong điều kiện biến đổi khí hậu như hiện nay, việc quản lý hồ cũng như lên kế hoạch sử dụng nước hợp lý nhằm tiết kiệm nguồn nước và sử dụng hiệu quả là hết sức cần thiết nhằm đảm bảo nhu cầu dùng nước của người dân.

Trong mùa lũ, chủ đập cần thường xuyên quan trắc mực nước cũng như các phương án nhằm đảm bảo an toàn cho đập như tôn cao, gia cố mái mái đập. Phải có kế hoạch kiểm tra lại lăng trụ thoát nước cũng như rãnh thu nước ở mái đập, đảm bảo nước chảy được thuận lợi, không bị cản trở.

CHƯƠNG 5: YÊU CẦU TÍNH TOÁN KIỂM TRA ỔN ĐỊNH ĐẬP ĐẤT 

5.1     MỤC ĐÍCH TÍNH TOÁN

Tính toán ổn định nhằm đảm bảo từng bộ phận của công trình và cả công trình làm việc bình thường theo yêu cầu thiết kế, tức là công trình phải đảm bảo điều kiện ổn định về thấm (không bị xói ngầm) cũng như biến dạng (lún không quá lớn hoặc chuyển vị ngang không quá lớn). Căn cứ vào những điều kiện như vậy, chúng ta có thể đề xuất các giải pháp xử lý đối với những vấn đề phức tạp về địa chất công trình, nhằm đảm bảo công trình làm việc ổn định lâu dài.

5.2     TÀI LIỆU DÙNG CHO TÍNH TOÁN

5.2.1      Kích thước công trình

Nhằm đảm bảo tính chính xác cho việc tính toán, các kích thước công trình phải được xây dựng dựa trên:

–  Bình đồ tổng thể công trình tại thời điểm hiện tại.

–  Mặt cắt ngang hiện trạng của công trình.

–  Các tài liệu về bùn cát lắng đọng trước hồ.

Do trong đề cương được duyệt không có công tác đo đạc địa hình lòng hồ cũng như mặt cắt hiện trạng công trình nên trong tính toán sẽ sử dụng mặt cắt trong bản vẽ hoàn công của dự án.

5.2.2      Tài liệu địa chất được đo tại thời điểm kiểm định

Các thông số cần dùng trong tính toán:

–  Chỉ tiêu cơ lý của đất đắp đập.

–  Chỉ tiêu cơ lý của các lớp địa chất nền đập.

–  Chỉ tiêu cơ lý của bùn cát lắng đọng trước đập.

Do đề cương kiểm định không có phần khảo sát địa chất, các chỉ tiêu cơ lý của đất đắp đập cũng như nền đập không có nên báo cáo sẽ dùng số liệu từ giai đoạn thiết kế.

5.2.3      Tài liệu thủy văn

Toàn bộ tài liệu thủy văn bao gồm các thông số mực nước thiết kế, mực nước kiểm tra được lấy từ tài liệu điều tiết lũ đã được cập nhật và tính toán tại chương 4 của thuyết minh.

5.2.4     Tổng hợp các thông số sử dụng cho công tác tính toán

Bảng 5‑1: Bảng thông số chính sử dụng xây dựng mô hình tính toán ổn định

Cấp công trình

Hình thức đập

CT đỉnh đập

Chiều cao đập

Chiều dài đập

MNDBT

MNLKT

II

Đất đầm nén

731,7

22

212

728,8

731,0

–     Các tiêu chuẩn áp dụng (QCVN 04-05:2012, TCVN 8216-2009)

5.3     Công cụ sử dụng tính toán kiểm tra

Phần mềm GeoStudio 2007 là bộ phần mềm của công ty Geo-Slope international của Canada, được phát triển từ các nguyên lý ổn định của Bishop, Frelund. Bộ phần mềm bao gồm các modun có thể giải quyết được hầu hết các bài toán thực tế và mang lại kết quả đáng tin cậy. Các modun của phần mềm:

+ Slope/W: Phân tích ổn định mái dốc

+ Seep/W: Phân tích thấm của nước trong đất

+ Sigma/W: Phân tích biến dạng và ứng suất

+Quake/W: phân tích trạng thái đất trong động đất.

+Temp/W: phân tích truyền nhiệt trong đất.

+ Vadose/W: phân tích lớp đất bề mặt và đất trong vùng không bão hòa.

+ Ctran/W: phân tích vận chuyển các chất gây ô nhiễm trong đất.

+ Seep 3D: phân tích thấm theo phần tử hữu hạn 3D.

Hình 5‑1:  Giao diện chính của phần mềm GeoStudio 2007

Việc tính toán kiểm tra ổn định cho đập chính hồ chứa nước Hà Ra Nam sử dụng 2 modun Seep/W, Slope/W. Hai modun này có thể liên kết trực tiếp với nhau do đó hạn chế tối đa được sai số trong quá trình tính toán.

MẶT CẮT ĐẬP THEO HỒ SƠ THIẾT KẾ DÙNG TRONG XÂY DỰNG MÔ HÌNH 

Hình 5‑2: Mặt cắt ngang đập Đ3

Hình 5‑3: Mặt cắt ngang đập Đ8

5.4     Yêu cầu tính toán, kiểm tra ổn định của đập

5.4.1       Yêu cầu tính toán kiểm tra ổn định thấm

a)     Mục đích tính toán

Tính toán ổn định thấm nhằm đảm bảo công trình làm việc an toàn trong các trường hợp theo yêu cầu của thiết kế. Đối với đập đất cần phải khống chế lượng thấm nước qua nền, vai và thân đập để không xảy ra các hiện tượng mất ổn định thấm như xói ngầm hoặc chảy đất.Căn cứ vào những điều kiện như vậy, chúng ta có thể đề xuất các giải pháp xử lý đối với những vấn đề phức tạp về địa chất công trình, nhằm đảm bảo công trình làm việc ổn định lâu dài.

b)     Phương pháp tính toán

Theo bảng 5 của TCVN-8216-2009 quy định trị số gradient cho phép [J] ở trong khối đắp thân đập công trình cấp II phải thỏa mãn điều kiện như sau:

Bảng 5‑2: Bảng quy định trị số gradient cho phép

STT Loại đất Gradient cho phép [J] 
1 Sét 1,10
2 Á sét 0,75
3 Cát trung bình 0,55
4 Á cát 0,45
5 Cát mịn 0,40

Để kiểm tra ổn định thấm của đập đất, bộ phần mềm Geostudio 2007 được sử dụng vớinguyên lý cơ bản là tuân theo định luật thấm của Darcy :        

 q = k . i

Trong đó:                   q là lưu lượng thấm đơn vị

                                   k là hệ số thấm

                                   i là độ dốc thủy lực

Phương trình vi phân được sử dụng trong tính toán ổn định thấm như sau:

Trong đó:                   H là cột nước tổng

                                   kx là hệ số thấm theo phương x

                                   ky là hệ số thấm theo phương y

                                   Q là điều kiện biên của dòng thấm

                                  Q là lượng chứa nước thể tích

                                   t là thời gian                

5.4.2      Yêu cầu tính toán kiểm tra ổn định

a)   Mục đích tính toán

Tính toán ổn định trượt nhằm đảm bảo đập đất không bị phá hoại do các ứng suất cắt gây trượt phát sinh từ thân đập hoặc từ thân đập và nền đập của tải trọng bản thân đập, áp lực nước lỗ rỗng và các ngoại lực. Căn cứ vào những điều kiện như vậy, chúng ta có thể đề xuất các giải pháp xử lý đối với những vấn đề phức tạp về địa chất công trình, nhằm đảm bảo công trình làm việc ổn định lâu dài.

b)  Phương pháp tính

Theo TCVN-8216-2009 quy định tính toán kiểm tra ổn định của đập đất cần phải thỏa mãn điều kiện sau đây:

K ≥[K]            = 1.35 đối với tổ hợp cơ bản

K ≥[K]            =1.15  đối với tổ hợp đặc biệt

Trong bộ phần mềm GeoStudio 2007, nguyên lý cơ bản để tính toán ổn định là phương pháp cân bằng giới hạn.  Hệ số an toàn ổn định Kminmin được xác định dựa vào điều kiện cân bằng của lực và mô men chống trượt so với lực và mô men gây trượt.

Theo phương pháp cân bằng giới hạn thì khối trượt được giả thiết có dạng mặt trượt trụ tròn. Khối trượt được phân thành các thỏi, hệ số an toàn ổn định được xác định dựa vào tổng  mô men các lực chống trượt và gây trượt tác dụng lên các thỏi đất. Theo Odinarry thì tác giả bỏ qua các lực tương tác giữa các  thỏi, còn Bishop và Janbu coi lực tương tác giữa các thỏi chỉ gồm các lực pháp tuyến trong khi đó Morgentern-Price thì xét cả các lực tương tác pháp tuyến và tương tác tiếp tuyến. Trong tính toán này, hệ số an toàn ổn định trượt được tính cả với 4 cách khác nhau và lựa chọn giá trị nhỏ nhất trong 4 cách làm hệ số an toàn ổn định Kminmin.

Hình 5‑4:Minh họa phân tích ổn định theo phương pháp cân bằng giới hạn

5.4.3      Sơ đồ tính toán

Mặt cắt được lựa chọn tính toán kiểm tra là mặt cắt đập Đ3 (mặt cắt sườn đồi ) và Đ8 (mặt cắt lòng sông).

Hình 5‑5:Mặt cắt tính toán Đ3

\

Hình 5‑6:Mặt cắt tính toán Đ8

5.4.4      Yêu cầu các trường hợp tính toán

Căn cứ theo yêu cầu cho công tác kiểm định an toàn cho đập Hà Ra Nam, và TCVN 8216-2009 các trường hợp được lựa chọn sau để tính toán kiểm tra ổn định của đập:

TT Trường hợp tính toán Tổ hợp Mái tính ổn định
1 Ở thượng lưu là MNDBT; ở hạ lưu có nước ứng với mực nước lớn nhất có thể xảy ra trong thời kỳ cấp nước nhưng không lớn hơn 0,2 Hđập. Cơ bản Hạ lưu
2 Ở thượng lưu là MNLNTK, ở  hạ lưu là mực nước ứng với Qxả kiểm tra. Đặc biệt Hạ lưu

5.5            Yêu cầu kết quả tính toán

5.5.1           Tính toán kiểm tra ổn định thấm

Các nội dung cần tính toán kiểm tra:

+ Xác định điểm ra của đường bão hòa từ đó kiểm tra lại cao trình thoát nước mái và cao trình lăng trụ hạ lưu.

+ Xác định lưu lượng nước qua thân đập và chân đập hạ lưu.

+ Phân bố cột nước áp lực trong thân đập.

+ Phân bố vận tốc thấm theo phương X, phương Y trong thân đập và nền đập.

+ Phân bố Gradient theo phương X, Y trong thân và nền đập.

+ Kiểm tra điều kiện Jmax ≤ [Jra]

5.5.2    Yêu cầu tính toán kiểm tra ổn định mái đập

+ Xác định hệ số ổn định mái của đập.

+ Kiểm tra điều kiện K ≥ [K] (mục 2.4.2b).

Trên đây là những trình tự cũng như các bước tính toán mà tư vấn kiểm định đề nghị, tuy nhiên do không có đủ dữ liệu tính toán nên không thể đưa ra những kết luận chính xác.

5.6    Kết quả tính toán

5.6.1  Kết quả tính toán thấm

5.6.1.1      Mặt cắt đập Đ3

Hình 5‑7:Phân bố cột nước tổng trong thân và nền đập (TH1)

Hình 5‑8:Phân bố cột nước áp lực trong thân và nền đập (TH1)

Hình 5‑9: Phân bố vận tốc thấm theo phương X trong thân và nền đập (TH1)

Hình 5‑10: Phân bố vận tốc thấm theo phương Y trong thân và nền đập (TH1)

Hình 5‑11: Phân bố vận tốc thấm theo trong thân và nền đập (TH1)

Hình 5‑12: Phân bố gradient thấm theo phương X trong thân và nền đập (TH1)

Hình 5‑13: Phân bố gradient thấm theo phương Y trong thân và nền đập (TH1)

Hình 5‑14: Phân bố gradient thấm trong thân và nền đập (TH1)

Hình 5‑15: Phân bố cột nước tổng trong thân và nền đập (TH2)

Hình 5‑16: Phân bố cột nước áp lực trong thân và nền đập (TH2)

Hình 5‑17: Phân bố vận tốc thấm theo phương X trong thân và nền đập (TH2)

Hình 5‑18: Phân bố vận tốc thấm theo phương Y trong thân và nền đập (TH2)

Hình 5‑19: Phân bố vận tốc thấm trong thân và nền đập (TH2)

Hình 5‑20: Phân bố gradient thấm theo phương X trong thân và nền đập (TH2)

Hình 5‑21: Phân bố gradient thấm theo phương Y trong thân và nền đập (TH2)

Hình 5‑22: Phân bố gradient thấm trong thân và nền đập (TH2) 

Nhận xét:

Trong cả hai trường hợp tính, có thể nhận thấy đường bão hòa đều nằm khá cao, tức là dòng thấm có xu hướng đi ra ở mái hạ lưu đập.

Tuy nhiên, Gradient thấm của đập tại cửa ra trong cả hai trường hợp đều nhỏ hơn [J] = 0,75. Công trình đảm bảo ổn định thấm.

5.6.1.2     Mặt cắt đập Đ8

Hình 5‑23: Phân bố cột nước tổng trong thân và nền đập (TH1)

Hình 5‑24: Phân bố cột nước áp lực trong thân và nền đập (TH1)

Hình 5‑25: Phân bố vận tốc thấm theo phương X  trong thân và nền đập (TH1)

Hình 5‑26: Phân bố vận tốc thấm theo phương Y  trong thân và nền đập (TH1)

Hình 5‑27: Phân bố gradient thấm theo phương X  trong thân và nền đập (TH1)

Hình 5‑28: Phân bố gradient thấm theo phương Y  trong thân và nền đập (TH1)

Hình 5‑29: Phân bố gradient thấm trong thân và nền đập (TH1)

Hình 5‑30: Phân bố cột nước tổng trong thân và nền đập (TH2)

Hình 5‑31: Phân bố cột nước áp lực trong thân và nền đập (TH2)

Hình 5‑32: Phân bố vận tốc thấm theo phương X  trong thân và nền đập (TH2)

Hình 5‑33: Phân bố vận tốc thấm theo phương Y  trong thân và nền đập (TH2)

Hình 5‑34: Phân bố vận tốc thấm trong thân và nền đập (TH2)

Hình 5‑35: Phân bố gradient thấm theo phương X  trong thân và nền đập (TH2)

Hình 5‑36: Phân bố gradient thấm theo phương Y  trong thân và nền đập (TH2)

Hình 5‑37: Phân bố gradient thấm trong thân và nền đập (TH2) 

Nhận xét:

Tại mặt cắt Đ8, đường bão hòa có xu hướng hạ thấp và đi vào khối tiêu nước hạ lưu. Trong cả hai trường hợp tính, Gradient thấm tại vị trí điểm ra của đường bão hòa khá nhỏ (Jra=0,015)đều nhỏ hơn [J] = 0,75. Công trình đảm bảo ổn định thấm.

5.6.2      Kết quả tính toán ổn định của đập

5.6.2.1     Mặt cắt Đ3

Hình 5‑38: Kết quả tính ổn định theo Ordinary (TH1)

Hình 5‑39: Kết quả tính ổn định theo Janbu (TH1)

Hình 5‑40: Kết quả tính ổn định theo Bishop (TH1)

Hình 5‑41: Kết quả tính ổn định theo Morgenstern-Price (TH1)

Hình 5‑42: Kết quả tính ổn định theo Ordinary (TH2)

Hình 5‑43: Kết quả tính ổn định theo Janbu (TH2)

Hình 5‑44: Kết quả tính ổn định theo Bishop (TH2)

Hình 5‑45: Kết quả tính ổn định theo Morgenstern-Price (TH2)

Nhận xét:

Trong trường hợp đầu tiên, kết quả tính toán cho thấy hệ số ổn định theo Ordinary là thấp nhất K = 1,358 > [K] = 1,35. Trong trường hợp hai, kết quả cho thấy K = 1,385 > [K] =1,15. Như vậy có thể thấy hệ số an toàn của mái đập hạ lưu trong trường hợp tính toán 1 chỉ lớn hơn hệ số an toàn cho phép một lượng nhỏ (0,008).

Mặt cắt Đ8

Hình 5‑46: Kết quả tính ổn định theo Ordinary (TH1)

Hình 5‑47: Kết quả tính ổn định theo Janbu (TH1)

Hình 5‑48: Kết quả tính ổn định theo Bishop (TH1)

Hình 5‑49: Kết quả tính ổn định theo Morgenstern-Price (TH1)

Hình 5‑50: Kết quả tính ổn định theo Ordinary (TH2)

Hình 5‑51: Kết quả tính ổn định theo Janbu (TH2)

Hình 5‑52: Kết quả tính ổn định theo Bishop (TH2)

Hình 5‑53: Kết quả tính ổn định theo Morgenstern-Price (TH2)

Nhận xét:

Kết quả tính toán tại mặt cắt Đ8 cho thấy hệ số an toàn của mái đập khá cao, gấp khoảng 2 lần so với hệ số ổn định cho phép. Như vậy, mặt cắt lòng sông mái đập hạ lưu đảm bảo ổn định trượt.

5.7    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

–  Báo cáo đã tính toán kiểm tra cho mặt cắt sườn đồi (Đ3) và mặt cắt lòng sông Đ8. Kết quả tính toán cho thấy cả hai mặt cắt đều đảm bảo về ổn định thấm cũng như ổn định trượt mái. Tuy nhiên, trong trường hợp mực nước dâng bình thường mái đập tại mặt cắt Đ3 có hệ số ổn định khá thấp chỉ lớn hơn hệ số an toàn cho phép một lượng nhỏ (Kminmin=1,358 > [K] = 1,35). Do vậy chủ đập cần thường xuyên theo dõi kiểm tra mặt cắt này để có phương án xử lý.

– Để đảm bảo an toàn cho công trình, Tư vấn kiểm định kiến nghị Chủ đầu tư khi có điều kiện nên bổ sung thêm công tác khoan khảo sát địa chất để xác định chỉ tiêu cơ lý hiện trạng của các lớp địa chất tại tuyến đập cũng như đất đắp đập để tính toán kiểm tra lại. Do kinh phí hạn chế cho nên trong hợp đồng kiểm định không có công tác khoan khảo sát địa chất nên toàn bộ số liệu tính toán đều sử dụng các số liệu của đơn vị tư vấn thiết kế (năm 1999), số liệu thi công và hoàn công công trình và quá trình theo dõi quản lý, vận hành từ năm 2001 đến nay (14 năm) theo tài liệu của Chủ đầu tư cung cấp công trình làm việc ổn định, dòng chảy thấm qua thân đập không đáng kể, không có hiện tượng nứt, lún, sạt trượt mái đập, vì vậy hiện nay  đập làm việc ổn định, an toàn.

CHƯƠNG 6:      TÍNH TOÁN KIỂM TRA CAO TRÌNH ĐỈNH ĐẬP

6.1     MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU

Đập là một hạng mục công trình quan trọng nhất trong cụm công trình đầu mối, nó chiếm một khối lượng không nhỏ về mặt vốn đầu tư. Kích thước cũng như cao trình đỉnh đập có ảnh hưởng rất lớn đến sự làm việc an toàn và giá thành của đập.

Khi xác định cao trình đỉnh đập, một mặt cần bảo đảm trong các trường hợp xảy ra lũ và sóng vỗ nước vẫn không tràn qua đỉnh đập được, nhưng mặt khác cần xác định được hợp lý các trường hợp có khả năng xảy ra sự cố, để cao trình đỉnh đập đã được xác định không quá thấp hoặc quá cao. Nếu quá thấp sẽ không đảm bảo an toàn cho đập, còn nếu quá cao thì sẽ gây lãng phí.

Tính toán kiểm tra cao trình đỉnh đập theo tiêu chuẩn thiết kế hiện hành nhằm đánh giá chiều cao hiện trạng của đập so với yêu cầu về an toàn đập, từ đó đề xuất và kiến nghị các giải pháp cụ thể nhằm bảo bảo quá trình làm việc lâu dài của đập.

6.2        TÀI LIỆU PHỤC VỤ TÍNH TOÁN

–   Tài liệu về địa chất thuỷ văn và địa chất công trình;

–   Tài liệu về tính toán dòng chảy lũ và điều tiết lũ (xem chi tiết trong báo cáo chuyên đề tính toán thủy văn, thủy lực);

–   Tài liệu về thông số kỹ thuật công trình hồ chứa Hà Ra Nam;

–   Các tiêu chuẩn thiết kế (TCVN 4253-2012,  TCVN-8216-2009).

6.3      XÁC ĐỊNH CAO TRÌNH ĐỈNH ĐẬP

6.3.1    Nguyên lý xác định

Theo TCVN-8216-2009, Tiêu chuẩn thiết kế đập đất đầm nén quy định như sau:

–   Cao trình đỉnh đập là cao trình lớn nhất xác định trên cơ sở tính toán độ vượt cao của đỉnh đập trên các mực nước tính toán của hồ chứa (mực nước dâng bình thường, mực nước lớn nhất khi có lũ thiết kế và lũ kiểm tra) đảm bảo nước không tràn qua đỉnh đập quy định theo cấp công trình.

–   Cao trình đỉnh đập là tổng của cao trình mực nước tính toán của hồ chứa và độ vượt cao của đỉnh đập tương ứng. Nếu trên đỉnh đập dự kiến xây dựng tường chắn sóng loại thẳng đứng, được liên kết với bộ phận chống thấm của thân đập thì độ vượt cao của đỉnh đập được tính từ cao trình mực nước tính toán đến đỉnh tường chắn sóng. Trường hợp này cao trình đỉnh đập phải cao hơn mực nước gia cường kiểm tra tối thiểu 0.3m.

6.3.2    -Phương pháp xác định

Cao trình đỉnh đập được xác định dựa theo 3 điều kiện sau:

     – Xác định theo MNDBT :

          Z1 = MNDBT + Dh + hsl + a                                                                   (6-1)

     – Xác định theo MNLTK :

          Z2 = MNLTK + Dh’ + hsl’+ a’                                                                (6-2)

     – Xác định theo MNLKT:

                                                               Z3 = MNLKT + a’’                              (6-3)

     Trong đó :

+        MNDBT : Mực nước dâng bình thường.

+        MNLTK : Mực nước lũ thiết kế ( MNDGC).

+        Dh và Dh’ : độ dềnh do gió ứng với gió tính toán lớn nhất và gió bình quân lớn nhất.

+        hsl và hsl’ : chiều cao sóng leo (có mức bảo đảm 1%) ứng với gió tính toán lớn nhất và gió bình quân lớn nhất.

+        a và a’, a’’ – độ vượt cao an toàn lấy theo chỉ tiêu thiết kế

+        Cao trình đỉnh đập được chọn theo trị số nào lớn nhất trong các kết quả tính theo (6-1); (6-2) và (6-3).

Tần suất tính toán gió theo quy định trong TCVN-8216-2009 như sau:

Bảng 6‑1: Tần suất gió thiết kế

Điều kiện làm việc của hồ chứa

Tần suất gió thiết kế theo cấp của Đập (%)

I-II

III-IV

V

Mực nước dâng bình thường

2

4

10

Mực nước lũ thiết kế

25

50

50

Độ vượt cao an toàn của đập được quy định trong 3 trường hợp, cụ thể như sau:

Bảng 6‑2: Chiều cao an toàn đập

Điều kiện làm việc của hồ chứa

Chiều cao an toàn a theo cấp của Đập (m)

I

II

III

IV

V

Mực nước dâng bình thường

1.5

1.2

0.7

0.5

0.5

Mực nước lũ thiết kế

1.0

1.0

0.5

0.5

0.5

Mực nước lũ kiểm tra

0.5

0.3

0.2

0.2

0.0

6.3.3     Xác định Dh và hsl­ ứng với gió lớn nhất V

a)    Xác định Dh

          Dh được xác định theo công thức :
        (6-4)            Trong đó :

–   V : Vận tốc gió tính toán lớn nhất lấy với tần suất p = 4%.

–   D : Đà sóng ứng với MNDBT (m), (được xác định bằng cách đo trực tiếp trên bình đồ lòng hồ).

–   g : Gia tốc trọng trường, g = 9,81 (m/s2).

–   H : Chiều sâu nước trước đập (m).

        H = MNDBT – Zđáy .

–   as : Góc kẹp giữa trục dọc của đập và hướng gió.

b)   Xác định hsl

Theo quy phạm C1 – 78, chiều cao sóng leo có mức bảo đảm 1% xác định như sau :

hsl 1% = K1.K2.K3.K4.hs 1%.                                                                                (6-5)

Trong đó :

–   hs 1% : chiều cao sóng ứng với mức bảo đảm 1%.

–   K1, K2, K3, K4 : Các hệ số.

–    hs 1%  được xác định như sau ( theo QPTL C1 – 78) :

–   Giả thiết rằng trường hợp đang xét là sóng nước sâu              (6-6)  

–   Tính các đại lượng không thứ nguyên , 

Trong đó :

          t – Thời gian gió thổi liên tục (s), do không có tài liệu nên ta có thể lấy t = 6 giờ.

          – Tra đường bao đồ thị hình P2-1, ta xác định được các đại lượng không thứ nguyên , .

          – Chọn trị số nhỏ trong 2 trị số tra được ở trên. Từ đó xác định được các giá trị: nhưsau:(6-7)
(6-8)  

(6-9)

          – Kiểm tra lại điều kiện sóng nước sâu theo (3-6)

          Nếu thoả mãn => ta tính tiếp :

          (-)  Tính hs 1% :


(6-10)       Trong đó :

                   – K1% – Hệ số ứng với mức bảo đảm 1%, tra ở đồ thị hình P2-2 ứng với đại lượng

– Hệ số K1, K2 tra ở bảng P2-3 phụ thuộc vào đặc trưng lớp gia cố mái và độ nhám tương đối trên mái.

     Ở đây ta chọn hình thức gia cố mái đá lát khan và độ nhám tương đối D/hs1%< 0,02 => K1 = 0,9,và K2 = 0,8.

– Hệ số K3 tra ở bảng P2-4 phụ thuộc vào vận tốc gió và hệ số mái m.

– Hệ số K4 tra ở đồ thị, phụ thuộc vào hệ số mái m và trị số

6.3.4  Kết quả tính toán

Kết quả tính toán cao trình đỉnh đập như sau:

Bảng 6‑3: Bảng tính cao trình đỉnh đập

THÔNG SỐ TRƯỜNG HỢP TÍNH TOÁN
MNDBT MNLTK MNLKT
Zđáy 709,5 709,5 709,5  
MN(m) 728,8 730,99 731,34
D (m) 120 180
V (m/s) 23.17 16.1
a (m) 1,2 1,0 0,3
Δh (m) 0,0006 0,0004
gD/V2 2,19 6,81
gt/V 9145.27 13161.24
  0,0013 0,004
  0,3 0,6
  0,07 0,11
0,71 0,98
  0,78 1,51
K1% 2,1 2,1
hs1%(m) 0,15 0,22
K1 0,71 0,75
K2  0,53 0,6
K3 1,5 1,35
/hs1% 5,25 6,82
K4 1,2 1,5
Ka  1,0 1,0
hsl1% 0,1 0,2
Zđđ 730,10 732,19 731,64
Zchọn 732,19

6.3.5  So sánh đánh giá cao trình đỉnh đập

6.3.5.1      Cao trình đỉnh đập yêu cầu

            Căn cứ và kết quả tính toán dòng chảy lũ và điều tiết lũ (xem chi tiết trong báo cáo chuyển đề thủy lực, thủy văn) và tiêu chuẩn hiện hành thì cao trình đỉnh đập Hà Ra Nam theo yêu cầu là  +732,19m.

6.3.5.2      Cao trình đỉnh đập thực tế

Kết quả đo đạc địa hình cho thấy, cao trình đỉnh đập hiện tại (đỉnh tường chắn sóng) đạt giá trị là +732,2 m.

6.3.5.3     Nhận xét và đánh giá

Căn cứ vào tài liệu thu thập, kết quả tính toán dòng chảy lũ và điều tiết lũ, kết với hợp tính toán kiểm tra cao trình đỉnh đập Hà Ra Nam, theo tiêu chuẩn hiện hành TCVN-8216-2009 thì đập Hà Ra Namđảm bảo yêu cầu về cao độ.

6.4   -KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.4.1      Kết luận

Kết quả tính toán kiểm tra cao trình đỉnh đập cũng cho thấy đập đảm bảo yêu cầu về cao độ đỉnh đập

6.4.2      Kiến nghị

Kết quả tính toán thủy văn cho thấy, trong trường hợp có lũ cao trình đỉnh đập cao hơn mực nước lũ gia cường 0,36m. Do vậy, đập làm việc đảm bảo an toàn.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận

        Căn cứ vào tiêu chuẩn thiết kế đập đầm nén TCVN-8216-2009, cũng như kết quả tính toán dòng chảy lũ và điều tiết lũ, kiểm tra cao trình đỉnh đập, tính toán thấm, tính toán ổn định trượt cho thấy đập Hà Ra Nam:

        – Đáp ứng được các yêu cầu đối với công tác quản lý an toàn đập;

        – Đảm bảo yêu cầu về cao độ đỉnh đập;

        – Đảm bảo các yêu cầu về ổn định thấm;Đảm bảo các yêu cầu về ổn định trượt;

        – Đảm bảo dòng chảy lũ và điều tiết lũ của hồ chứa;

        – Thực hiện theo đúng nội dung pháp lệnh phòng chống lụt bão, quyết định, và chỉ thị liên quan.

Kiến nghị

Để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công trình trong mọi trường hợp bất lợi, Tư vấn kiểm định kiến nghị một số vấn đề sau:

        – Các hồ chứa miền Trung Tây Nguyên chủ yếu là đập đất đầm nén bằng các vật liệu đất đỏ Bazan (đập Hà Ra Nam)nên xuất hiện một số tổ mối trong thân đập. Do đó chủ đập cần thường xuyên kiểm tra theo dõi thân đập bằng mắt thường kết hợp các thiết bị chuyên dụng để kịp thời phát hiện các tổ mối, từ đó đề xuất các biện pháp xử lý kịp thời. Một trong những giải pháp hữu hiệu hiện nay để xử lý mối trong thân đập mà Tư vấn khuyến nghị Chủ đập Hà Ra Nam nên áp dụng là biện pháp xử lý diệt mối tại tổ, phụt vữa lấp bịt sau đó tiến hành phòng mối. Đây là biện pháp hiệu quả và triệt để về mối nhằm mục đích tiêu diệt tổ mối đồng thời phụt sét bịt các lỗ rỗng do mối tạo nên trong thân đập nhằm xử lý triệt để các ẩn hoạ do mối đã gây ra và phòng mối trong mùa bay giao hoan phân đàn bay vào thân đập làm tổ. Tuy nhiên biện pháp này đòi hỏi kỹ thuật cao và đơn vị thi công phải có thiết bị chuyên dụng trong việc xử lý mối cho công trình thuỷ lợi.

        – Tổ chức thực hiện công tác quan trắc bồi lắng hồ chứa theo chu kỳ và trên toàn bộ hồ chứa để đưa ra biện pháp xử lý và đánh giá tuổi thọ của công trình.

        – Cần triển khai lắp đặt hệ thống quan trắc chuyển dịch đứng và chuyển dịch ngang. Theo đó, số liệu sẽ được đo theo từng chu kỳ: Thời kỳ đầu năm, thời kỳ kiệt trước lũ, thời kỳ lũ, thời kỳ MNDBT và thời kỳ trước lũ năm sau để có những số liệu quan trắc liên tục và có độ tin tưởng cao. Qua đó đánh giá được chất lượng của thiết bị quan trắc cũng như thể hiện được quy luật của quá trình ổn định đập.

        – Ngoài việc lưu trữ số liệu trong máy tính cần in ấn báo cáo định kỳ theo các đợt đo, các chu kỳ đo để việc theo dõi có hệ thống. Trong công tác lập báo cáo nên đề cập đầy đủ các nội dung như: Kết qủa phân tích số liệu, dự báo xu hướng tăng hoặc giảm của các số đọc trong thời gian tới, các kết luận và đề nghị liên quan đến thiết bị quan trắc; Đề xuất lịch quan trắc cho thời gian tiếp theo.

PHỤ LỤC TÍNH TOÁN THỦY VĂN 


Hình PL1: Đường tần suất lượng mưa max vùng suối Hà Ra Nam


Hình PL2: Đường tần suất lượng mưa năm trạm Pơrơmơ


Hình PL3: Đường tần suất dòng chảy năm đến lưu vực Hà Ra Nam

  

CROPWAT : 18 November 2014

┌──────────────────────────────────────────────────────────────────────────┐

│         Reference Evapotranspiration ETo according Penman-Monteith       │

├==========================================================================┤

│ Country   : VIET NAM           Meteo Station : PLEI KU          (    yr) │

│ Altitude  :  800 meter         Coordinates   : 13.59   N.L.  108.00  E.L │

├──────────────────────────────────────────────────────────────────────────┤

│ Month    AvgTemp  Humidity  Windspeed  Sunshine  Sol.Radiat. ETo-PenMon  │

│            °C        %        km/day     hours   MJ/m²/day     mm/day    │

├──────────────────────────────────────────────────────────────────────────┤

│ January    19.4      79        268        8.3      18.5         3.2      │

│ February   21.3      77        277        9.3      21.5         3.9      │

│ March      23.2      75        242        8.9      22.6         4.5      │

│ April      24.8      76        190        7.8      21.6         4.5      │

│ May        25.1      79        181        6.7      19.7         4.2      │

│ June       24.5      83        268        4.7      16.5         3.6      │

│ July       24.1      84        251        4.5      16.2         3.5      │

│ August     23.8      85        302        3.8      15.3         3.3      │

│ September  23.9      85        164        4.5      16.0         3.3      │

│ October    23.0      84        181        5.8      16.9         3.3      │

│ November   21.8      83        277        6.6      16.5         3.1      │

│ December   20.1      81        294        7.5      16.9         3.1      │

├──────────────────────────────────────────────────────────────────────────┤

│ YEAR       22.9      81        241        6.5      18.2         1316     │

└──────────────────────────────────────────────────────────────────────────┘

Hình PL4: Tính ET0

 CROPWAT : 18 November 2014

┌─────────────────────────────────────────────────────────────────────────────┐

│        Rice Evapotranspiration and Irrigation Requirements                  │

├=============================================================================┤

│ Climate  :  PLKU85                   Station: PLEIKU                        │

│ Crop     :  RICE DONG XUAN          Date of Transplant : 5 January         │

│ Effective Rainfall:   0 %                                                   │

├─────────────────────────────────────────────────────────────────────────────┤

│ Month    Stage  Area Coeff  ETcrop Perc. LPrep RiceRq EffRain IRReq. IRReq  │

│     Decade        %         mm/day mm/dy mm/dy mm/day  mm/dec mm/day mm/dec │

├─────────────────────────────────────────────────────────────────────────────┤

│  Dec  3   N/L   0.25  1.07   0.84   0.6  12.0   13.4     0.1  13.40   67.0  │

│  Jan  1   L/A   0.75  1.16   2.75   1.7  12.0   16.5     1.0  16.38  163.8  │

│  Jan  2   A     1.00  1.20   3.84   2.3   0.0    6.1     0.8   6.06   60.6  │

│  Jan  3   A     1.00  1.20   4.12   2.3   0.0    6.4     1.0   6.32   63.2  │

│  Feb  1   A/B   1.00  1.19   4.37   2.3   0.0    6.7     1.3   6.54   65.4  │

│  Feb  2   B     1.00  1.17   4.55   2.3   0.0    6.9     1.6   6.69   66.9  │

│  Feb  3   B     1.00  1.13   4.65   2.3   0.0    6.9     3.3   6.62   66.2  │

│  Mar  1   B/C   1.00  1.11   4.77   2.3   0.0    7.1     4.3   6.64   66.4  │

│  Mar  2   C     1.00  1.10   4.95   2.3   0.0    7.3     5.6   6.69   66.9  │

│  Mar  3   C     1.00  1.10   4.95   2.3   0.0    7.3    10.7   6.18   61.8  │

│  Apr  1   C/D   1.00  1.09   4.91   2.1   0.0    7.0    15.8   5.44   54.4  │

│  Apr  2   D     1.00  1.07   4.80   1.6   0.0    6.4    20.8   4.35   43.5  │

│  Apr  3   D     1.00  1.03   4.55   1.0   0.0    5.6    28.4   2.71   27.1  │

│  May  1   D     1.00  1.00   4.30   0.3   0.0    4.6    18.7   2.74   13.7  │

├─────────────────────────────────────────────────────────────────────────────┤

│ Totals                        558   253   240   1000     114           887  │

└─────────────────────────────────────────────────────────────────────────────┘

Hình PL5: Mức tưới Lúa Đông Xuân

CROPWAT : 18 November 2014

┌─────────────────────────────────────────────────────────────────────────────┐

│        Rice Evapotranspiration and Irrigation Requirements                  │

├=============================================================================┤

│ Climate  :  PLKU85                   Station: PLEIKU                        │

│ Crop     :  RICE MUA                 Date of Transplant : 5 June            │

│ Effective Rainfall:   0 %                                                   │

├─────────────────────────────────────────────────────────────────────────────┤

│ Month    Stage  Area Coeff  ETcrop Perc. LPrep RiceRq EffRain IRReq. IRReq  │

│     Decade        %         mm/day mm/dy mm/dy mm/day  mm/dec mm/day mm/dec │

├─────────────────────────────────────────────────────────────────────────────┤

│  May  3   N/L   0.25  1.18   1.18   0.8  14.0   15.9     5.9  15.34   76.7  │

│  Jun  1   L/A   0.75  1.23   3.51   2.3  14.0   19.8    36.6  16.10  161.0  │

│  Jun  2   A     1.00  1.26   4.54   3.0   0.0    7.5    50.4   2.50   25.0  │

│  Jun  3   A     1.00  1.26   4.49   3.0   0.0    7.5    50.9   2.40   24.0  │

│  Jul  1   B     1.00  1.24   4.37   3.0   0.0    7.4    51.5   2.22   22.2  │

│  Jul  2   B     1.00  1.19   4.18   3.0   0.0    7.2    52.1   1.96   19.6  │

│  Jul  3   B/C   1.00  1.16   3.99   3.0   0.0    7.0    52.8   1.71   17.1  │

│  Aug  1   C     1.00  1.15   3.87   3.0   0.0    6.9    53.4   1.53   15.3  │

│  Aug  2   C     1.00  1.15   3.79   3.0   0.0    6.8    54.1   1.39   13.9  │

│  Aug  3   C     1.00  1.15   3.80   3.0   0.0    6.8    53.1   1.49   14.9  │

│  Sep  1   D     1.00  1.14   3.77   2.5   0.0    6.3    52.7   0.99    9.9  │

│  Sep  2   D     1.00  1.13   3.71   1.8   0.0    5.5    52.1   0.26    2.6  │

│  Sep  3   D     1.00  1.11   3.66   0.9   0.0    4.5    47.5   0.00    0.0  │

├─────────────────────────────────────────────────────────────────────────────┤

│ Totals                        483   318   280   1015     613           402  │

└─────────────────────────────────────────────────────────────────────────────┘

Hình PL6:  Mức tưới Mùa

Bảng PL 1: Bảng tính toán điều tiết lũ thiết kế 0,2%

Btràn1 14,0 m Btràn2 0 MNTL 728,80 m
m1 0,460 m2 0 MNGC 731,34 m
Ngưỡng 1 728,8 m Ngưỡng 2 0 Ho1 2,54 m
Dt 1800 Sec MNVH 728,80 T. Qxả 115,6 m3/s
Thời đoạn Qđến Qxả DQ DW W Zhồ Qxả
m3/s m3/s m3/s 106m3 106m3 m m3/s
2,397 728,80
1,0 34,3 0,9 33,4 0,060 2,46 729,00 0,9
1,5 115,6 10,3 105,3 0,190 2,65 729,61 10,3
2,0 212,9 41,1 171,8 0,309 2,96 730,54 41,1
2,5 198,6 82,8 115,8 0,208 3,16 731,13 82,8
3,0 154,1 108,4 45,7 0,082 3,25 731,34 108,4
3,5 115,6 115,6 0,0 0,000 3,25 731,34 115,6
4,0 88,0 111,8 -23,8 -0,043 3,20 731,23 111,8
4,5 63,0 102,1 -39,1 -0,070 3,13 731,05 102,1
5,0 46,0 89,3 -43,3 -0,078 3,06 730,83 89,3

Hình PL7: Đường quá trình lũ đến, lũ xả hồ Hà Ra Nam P=0,2%

Bảng PL 2: Bảng tính toán điều tiết lũ thiết kế 1,0%

Btràn1 14,0 m Btràn2 0 MNTL 728,80 m
m1 0,460 m2 0 MNGC 730,99 m
Ngưỡng 1 728,8 m Ngưỡng 2 0 Ho1 2,19 m
Dt 1800 Sec MNVH 728,80 T.Qxả 91,0 m3/s
Thời đoạn Qđến Qxả DQ DW W Zhồ Qxả
m3/s m3/s m3/s 106m3 106m3 m m3/s
2,397 728,80
1,0 18,0 0,4 17,6 0,032 2,429 728,91 0,4
1,5 90,0 6,0 84,0 0,151 2,580 729,40 6,0
2,0 165,6 27,9 137,8 0,248 2,828 730,17 27,9
2,5 159,2 59,4 99,8 0,180 3,008 730,69 59,4
3,0 130,6 81,8 48,8 0,088 3,096 730,95 81,8
3,5 99,1 91,0 8,1 0,015 3,110 730,99 91,0
4,0 73,1 89,6 -16,5 -0,030 3,081 730,90 89,6
4,5 53,0 82,2 -29,2 -0,053 3,028 730,75 82,2
5,0 40,0 72,6 -32,6 -0,059 2,969 730,58 72,6

Hình PL8: Đường quá trình lũ đến, lũ xả hồ Hà Ra Nam P=1,0%

BÁO CÁO KIỂM ĐỊNH AN TOÀN ĐẬP AYUN HẠ 2014

CHƯƠNG 1. TỔNG QUÁT

            Công trình hồ chứa nước Ayun Hạ nằm ở phía Đông Nam thành phố Pleiku – tỉnh Gia Lai, chạy dọc theo tỉnh lộ 7B và hai bên thềm sông Ayun. Khu tưới gồm 6 xã thuộc huyện Ayun Pa, hồ chứa thuộc xã Hờ Bông – huyện Chư Sê. Hình 1.1. Bản đồ vị trí công trình hồ chứa nước Ayun Hạ
            Tuyến đập hồ Ayun Hạ có toạ độ địa lý:
                        Vĩ độ Bắc: 13034’44”
                        Kinh độ Đông: 108015’04”
            Tọa độ địa lý khu tưới:
                        Vĩ độ Bắc: 13023’30” đến 13034’30”
                        Kinh độ Đông: 108015’08” đến 108025’10”
Công trình thủy lợi Ayun Hạ được Chính phủ phê duyệt thiết kế vào ngày 11/12/1986, khởi công xây dựng vào ngày 17/03/1991, đến tháng 01/1995 đã cơ bản hoàn thành và đưa vào khai thác từ năm 1999. Công ty Điện Gia Lai đã xây dựng nhà máy thủy điện và đưa vào vận hành từ tháng 04/2001.
Cụm công trình đầu mối của hồ chứa Ayun Hạ nằm trên sông Ayun, cách thành phố Pleiku 60km, thuộc xã Chư A Thái, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai.
Khu tưới gồm 6 xã thuộc huyện Ayun Pa dọc theo tỉnh lộ 7B và 2 thềm sông Ayun, diện tích tự nhiên là 18.900 ha, diện tích đất nông nghiệp là 12.700 ha.

1.1. Mở đầu

1.1.1. Chủ đầu tư

Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Gia Lai
Địa chỉ: 97A Phạm Văn Đồng, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Điện thoại: 0593.821.816                                            Fax: 0593.824.227

1.1.2. Đơn vị tư vấn

Đơn vị tư vấn: CÔNG TY TƯ VẤN & CGCN TRƯỜNG ĐH THỦY LỢI – CNMN
Địa chỉ: 191 Tô Hiến Thành, Phường 13, Quận 10, Tp Hồ Chí Minh
Điện thoại: 08. 38642541      Fax: 08. 38632505
Email: ctc_sb@wru.edu.vn
            Các nhân sự chính tham gia thực hiện gói thầu
ThS. Phạm Cao Tuyến:                          Chủ nhiệm kiểm định
ThS. Phạm Cao Huyên                      :   Chủ trì kiểm định.
ThS. Vương Trung Nghĩa:                     Chủ trì chuyên đề thủy công.
KS. Vũ Đình Tình:                                   Chủ nhiệm địa hình.
ThS. Võ Ngọc Hải:                                 Chủ nhiệm địa chất.
KS. Phạm Thị Tố Trinh:                          Chủ trì chuyên đề thủy văn, thủy lực.
KS. Trương Đức Hạnh:                          Chủ trì cơ điện.
KS. Lê Bá Triều:                                     Quản lý chất lượng.

1.1.3. Tên gói thầu, địa điểm:

– Gói thầu: Kiểm định an toàn đập hồ chứa nước Ayun Hạ.
– Vị trí công trình: Xã Chư A Thái, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai.

1.1.4. Thời gian lập đánh giá, kiểm định

             Bắt đầu: 26/06/2014
             Kết thúc: 26/08/2014

1.2. Những căn cứ để lập kiểm định an toàn đập hồ Ayun Hạ

1.2.1. Những căn cứ pháp lý

a. Các văn bản luật
– Luật xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
– Luật bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;
– Luật đất đai số 13/2003/QH11 ngày 16 tháng 11 năm 2003 qui định về quản lý và sử dụng đất đai;
b. Các nghị định, thông tư, chính sách
– Nghị định 72/2007/NĐ-CP ngày 07/5/2007 của Chính phủ về quản lý an tòan đập.
– Thông tư 33/2008/TT-BNN ngày 04/02/2008 về việc hướng dẫn thực hiện một số điều nghị định số 72/2007/NĐ-CP
– Thông tư số 34/2010/TT-BCT ngày 07/10/2010 của Bộ Công Thương (Viết tắt: BCT) ban hành Quy định về Quản lý an toàn đập của công trình thủy điện
–  Nghị định 12/2009/NĐ – CP ngày 10-2-2009 của Chính Phủ “Về quản lý dự án đầu tư và xây dựng công trình”;
– Nghị định số: 112/2009/NĐ – CP ngày 14 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
– Nghị định số 15/2013/NĐ-CP – Về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
– Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26 tháng 5 năm 2010 của Bộ xây dựng về hướng dẫn lập và quản lý chi phí  đầu tư xây dựng công trình.
– Nghị định 48/2010//NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ về hợp đồng trong hoạt động xây dựng.
c. Các căn cứ khác
– Căn cứ hợp đồng số 11/2014/HĐTV ngày 26/06/2014  giữaCông ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Gia Lai và Chi nhánh miền Nam – Công ty TV&CGCN Đại học Thủy Lợi về việc Kiểm định an toàn đập hồ Ayun Hạ”.
– Hồ sơ khảo sát địa chất, địa hình do công ty TV&CGCN trường Đại học Thủy lợi thực hiện tháng 06-2014.
– Báo cáo thủy văn, thủy lực, kiểm định bê tông, thủy công do công ty TV&CGCN trường Đại học Thủy lợi thực hiện tháng 06-2014.
– Hồ sơ thiết kế công trình hồ Ayun Hạ phê duyệt năm 1986.

1.2.2. Các danh mục tiêu chuẩn, phần mềm sử dụng

a. Tiêu chuẩn, quy chuẩn khảo sát địa hình
[2]. TCVN 4419-1987: Khảo sát cho xây dựng, nguyên tắc cơ bản;
[3]. TCVN 8224:2009: Công trình thủy lợi – Các quy định chủ yếu về lưới khống chế mặt bằng địa hình;
[4]. TCVN 8225:2009: Công trình thủy lợi – Các quy định chủ yếu về lưới khống chế cao độ địa hình;
[5]. TCVN 8226:2009: Công trình thủy lợi – Các quy định chủ yếu về khảo sát mặt cắt và bình đồ địa hình các tỷ lệ 1/200 đến 1/5.000
[6]. TCVN 8478:2010: Công trình thủy lợi – Yêu cầu về thành phần, khối lượng khảo sát địa hình trong các giai đoạn lập dự án và thiết kế.
[7]. Quy phạm kí hiệu bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500, 1/1000, 1/2000, 1/5000 của Tổng cục địa chính ban hành năm 1995.
[8]. QCVN 11:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng lưới độ cao (Thay thế quy phạm xây dựng lưới độ cao nhà nước hạng 1, 2, 3, 4 năm 1989).
[9]. QCVN 04:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng lưới tọa độ (Thay thế quy phạm tam giác nhà nước hạng I, II, III, IV của Cục đo đạc bản đồ nhà nước ban hành năm 1976);
[10]. Các tiêu chuẩn và tài liệu liên quan khác.
b. Tiêu chuẩn, quy chuẩn khảo sát địa chất.
STT TÊN TIÊU CHUẨN SỐ HIỆU
1 Tiêu chuẩn Quốc gia: Công trình thủy lợi – Yêu cầu về thành phần, khối lượng khảo sát địa chất trong các giai đoạn lập dự án và thiết kế TCVN 8477:2010
2 Quy trình khoan thăm dò địa chất công trình 22TCN 259:2000
3 Yêu cầu kỹ thuật khoan máy trong công tác khảo sát địa chất TCVN9155:2012
4 Đất xây dựng công trình thủy lợi – Phương pháp xác định độ thấm nước của đất bằng phương pháp đổ nước thí nghiệm trong hố đào và trong hố khoan 14TCN 153 – 2006
5 Đất xây dựng – Phương pháp lấy, bao gói, vận chuyển và bảo quản mẫu TCVN 2683:2012
6 Đất xây dựng – Phân loại TCVN 5747:1993
7 Đất xây dựng – Các phương pháp xác định khối lượng thể tích trong phòng thí nghiệm TCVN 4202:2012
8 Đất xây dựng – Phương pháp xác định độ chặt tiêu chuẩn trong thí nghiệm TCVN 4201:2012
9 Đất xây dựng – Phương pháp xác định tính nén lún trong phòng thí nghiệm TCVN 4200:2012
10 Đất xây dựng – Phương pháp xác định sức chống cắt trong phòng thí nghiệm ở máy cắt phẳng TCVN 4199:2012
11 Đất xây dựng – Các phương pháp xác định thành phần hạt trong phòng thí nghiệm TCVN 4198:1995
12 Đất xây dựng – Phương pháp xác định giới hạn dẻo và giới hạn chảy trong phòng thí nghiệm TCVN 4197:2012
13 Đất xây dựng – Phương pháp xác định độ ẩm và độ hút ẩm trong phòng thí nghiệm TCVN 4196:2012
14 Đất xây dựng – Các phương pháp xác định khối lượng riêng trong phòng thí nghiệm TCVN 4195:2012
15 Phương pháp xác định hệ số thấm của đất trong phòng thí nghiệm TCVN 8723:2012
16 Đất xây dựng – Phương pháp chỉnh lý kết quả thí nghiệm mẫu đất TCVN 9148:2012
17 Bê tông nặng – Chỉ dẫn đánh giá cường độ bê tông trên kết cấu công trình TCXDVN239-2006
18 Bê tông nặng – Phương pháp không phá hoại sử dụng kết hợp máy đo siêu âm và súng bật nảy để xác định cường độ nén TCXD171-1989
19 Bê tông nặng – Chỉ dẫn phương pháp xác định vận tốc xung siêu âm để đánh giá chất lượng bê tông TCXD225-1998
20 Các tiêu chuẩn và tài liệu liên quan khác.  
c. Tiêu chuẩn, qui chuẩn thiết kế được áp dụng:
STT TÊN TIÊU CHUẨN SỐ HIỆU
1
Công trình thuỷ lợi, các qui định chủ yếu về thiết kế
QCVN 04-05:2012
2 Nền các công trình thủy công – Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 4253 – 2012
3
Công trình thủy lợi – Tải trọng và lực tác dụng lên công trình do sóng và tàu
TCVN 8421:2010
4 Tiêu chuẩn tính toán lực gió tác dụng lên công trình TCVN 2737-1995
5 Kết cấu bê tông và BTCT thủy công TCVN 4116-1985
6 Công tác thủy văn trong hệ thống thủy lợi TCVN 8304 : 2009
7 Thiết kế tầng lọc ngược TCVN 8304 : 2009
8 Thép cốt bê tông TCVN 1651: 2008
9 Thiết kế đập đất đầm nén TCVN 8216:2009
10 Quy trình tính toán thủy lực đập tràn. TCVN 9147:2012:
11 Quy trình tính toán thủy lực cống dưới sâu. TCVN 9151:2012
12 Tính toán các đặc trưng của dòng chảy lũ TCVN9845-2013
Các tiêu chuẩn quy định, quy phạm hiện hành khác.
d. Danh mục phần mềm sử dụng:
 [1]. Phần mềm địa kỹ thuật của công ty quốc tế GEO – SLOPE – CANADA
 [2]. Một số phần mềm thông dụng khác.

1.2.3. Mục tiêu, nhiệm vụ kiểm định an toàn đập hồ Ayun Hạ

1.2.3.1. Mục tiêu:
 Đánh giá tổng hợp về mức độ an toàn công trình hồ chứa và kiến nghị biện pháp đảm bảo an toàn cho hồ chứa.
1.2.3.2. Nhiệm vụ:
a. Thu thập tài liệu
Thu thập tài liệu: bản đồ, địa mạo…,điều tra lưu vực;
b. Khảo sát hiện trạng, kiểm tra chất lượng bê tông cốt thép:
 Khảo sát hiện trạng đập đất, tràn xả lũ, cống lấy nước;
 Kiểm định bê tông cốt thép thân cống lấy nước bằng súng bật nẩy kết hợp siêu âm;
 c. Khảo sát địa hình:
 Đo đạc địa hình, địa vật tại khu vực xây dựng công trình;
d. Khảo sát địa chất:
 Khoan khảo sát để kiểm tra chất lượng thân đập, các lớp nền và vai đập;
 Lấy mẫu đất đá để xác định tính chất cơ lý của đất đá;
e. Tính toán lũ, khả năng xả lũ theo tài liệu thủy văn cập nhật:
   Thu thập bổ sung số liệu khí tượng, thủy văn và các thay đổi về địa hình, địa mạo, độ che phủ của thảm thực vật trên lưu vực hồ chứa kể từ giai đoạn thiết kế hoặc kể từ lần kiểm định gần nhất đến thời điểm lập báo cáo kiểm định an toàn đập;
Tính toán kiểm tra lại dòng chảy lũ thiết kế, lũ kiểm tra (gồm mô hình lũ, lưu lượng đỉnh lũ, tổng lượng lũ) với việc cập nhật các số liệu quan trắc khí tượng, thủy văn trong giai đoạn vận hành;
Tính toán kiểm tra khả năng xả lũ của đập tràn với dòng chảy lũ thiết kế, lũ kiểm tra đã được kiểm định.
f. Tính toán kiểm tra an toàn đập đất:
Kiểm tra cao trình đỉnh đập theo tiêu chuẩn thiết kế hiện hành và điều kiện khí tượng thủy văn cập nhật;
Tính toán thấm và đánh giá tình trạng chống thấm của đập, khả năng làm việc của bộ phận tiêu thoát nước;
Tính toán ổn định mái đập trong các điều kiện thấm ổn định, mực nước hồ rút nhanh;
g. Kiểm tra, đánh giá tình trạng bồi lắng của hồ chứa:
Phân tích, đánh giá về tình trạng bồi lắng của hồ chứa trên cơ sở các số liệu quan trắc, đo đạc trong quá khứ; phân bố bồi lắng theo các mặt cắt quan trắc bồi lắng trên hồ, dự báo bồi lắng và tuổi thọ hồ chứa;
Phân tích, đánh giá về các nguyên nhân gây sự gia tăng hoặc giảm thiểu lượng phù sa bồi lắng về hồ chứa;
Đề xuất chu kỳ đo đạc, quan trắc bồi lắng lòng hồ: Số lượng và vị trí các tuyến đo đạc, quan trắc bồi lắng.
h. Đánh giá công tác quản lý vận hành:
Đánh giá công tác quản lý vận hành đập và thực hiện công tác phòng chống lụt bão công trình;
Lập báo cáo đánh giá công tác quản lý an toàn đập.
i. Đánh giá kết quả thực hiện công tác phòng, chống lụt, bão tại công trình
Đánh giá công tác kiểm tra định kỳ trước và sau mùa lũ; công tác phòng chống lụt bão tại công trình.

1.2.4. Cấp công trình, tần suất thiết kế, các hệ số an toàn:

a. Cấp công trình và tần suất thiết kế
Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 04 -05/2012 BNNPTNT:
– Theo điều kiện: chiều cao lớn nhất đập đất là 38m, trên nền đất loại B (nền đất), công trình thiết kế cấp I.
– Theo điều kiện tưới lớn nhất 13.500ha: công trình cấp II
– Theo điều kiện dung tích hồ: Ứng với MNDBT V = 253×106m³: công trình cấp I
Vậy cấp công trình thiết kế, tính toán kiểm định là công trình cấp I
b. Các chỉ tiêu thiết kế và các hệ số lệch tải:
b.1. Các chỉ tiêu thiết kế:
   – Mức đảm bảo phục vụ tưới: 75%
   – Tần suất lũ thiết kế: 0,5%; Tần suất lũ kiểm tra: 0,1%
   – Hệ số ổn định mái dốc cơ bản: K = 1,5; đặc biệt: K = 1,2.
   – Thời gian cho phép bồi lắng lòng hồ: 100 năm
– Hệ số đầm chặt của đập >= 0,97
   b.2. Hệ số lệch tải:
– Trọng lượng bản thân công trình:                 n = 1,05 (0,95)
– Áp lực đất thẳng đứng:                                              n = 1,10 (0,90)
– Áp lực ngang của đất:                                                n = 1,20 (0,80)
– Áp lực nước:                                                  n=1,00
CHƯƠNG 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG HỒ AYUN HẠ

2.1. Điều kiện địa hình, địa mạo

Quá trình đo đạc cho từng nội dung công việc như đo đường chuyền Hạng IV tuyến đường chuyền cấp II, thuỷ chuẩn hạng IV, thuỷ chuẩn kỹ thuật, bình đồ 1/500, bình đồ 1/5000, cắt ngang các tuyến được tiến hành khảo sát kết hợp với nhau. Các loại số liệu đo ghi trực tiếp trên máy toàn đạc và máy đo sâu hồi âm dạng mã hóa khác nhau tương thích cho từng loại máy và phần mềm xử lý của các hãng sản xuất thiết bị.
Các tài liệu bản vẽ đã thành lập như bình đồ tỷ lệ 1/500, 1/5000, cắt ngang đã mô tả chi tiết địa hình, địa vật trong khu vực công trình, sử dụng tốt cho công tác đánh giá sự an toàn của đập và bồi lắng lòng hồ.
Đập hồ chứa nước Ayun Hạ có cao trình đỉnh đập thực tế từ 211,30 ÷ 211,70m, cao trình tường chắn sóng từ 212,10 ÷ 212,40 m.

2.2. Điều kiện địa chất

2.2.1. Mục tiêu, nhiệm vụ và khối lượng công tác khảo sát địa chất

Công tác khảo sát địa kỹ thuật ở đây nhằm những mục tiêu cụ thể sau:
– Xác định được các đơn nguyên địa chất trong nền khu vực xây dựng công trình và trong thân đập.
– Xác định cao độ đường bão hòa tại những vị trí khảo sát.
– Dựa vào kết quả khảo sát hiện trường và thí nghiệm trong phòng đánh giá điều kiện địa chất công trình tại vị trí xây dựng và chất lượng thân đập.
– Cung cấp các chỉ tiêu tính toán của các đơn nguyên địa chất nhằm phục vụ cho công tác kiểm định nền móng công trình, đề xuất các biện pháp xử lý nền móng. Đánh giá chính xác địa tầng và tính chất cơ lý các lớp đất khu vực xây dựng công trình nhằm cung cấp số liệu để phục vụ công tác tính toán thiết kế.
– Khối lượng thực hiện
Bảng 2.1. Khối lượng khảo sát địa chất
TT Hạng mục công việc Đơn vị tính Cấp khảo sát Khối lượng
  Khảo sát địa chất      
1 Khoan xoay bơm rửa tại tuyến đập: 1 hố đỉnh đập sâu 35m  m I-III 35
2 Khoan xoay bơm rửa tại tuyến đập: 1 hố trên cơ đập sâu 15m  m I-III 15
3 Đổ nước thí nghiệm trong lỗ khoan (5m/1 lần) lần   6
4 Thí nghiệm mẫu nguyên dạng 17 chỉ tiêu mẫu   13
2.2.2. Điều kiện địa chất công trình
a.         Điều kiện địa chất đập đất
Lớp 1:   Nhựa đường và đá nền đường.
Lớp 2: Cát trung đến thô lẫn bột sét, sạn sỏi màu xám vàng, xám xanh, kết cấu kém chặt. Nguồn gốc là đất đắp gia tải. (Lớp 6a hồ sơ thiết kế)
Lớp 3: Đá tảng granit. Nguồn gốc là vật thoát nước hạ lưu đập đất.
Lớp 4: Sét màu xám xanh, nâu vàng, trạng thái dẻo cứng đến nửa cứng. Nguồn gốc đất đắp thân đập. (lớp đất đắp 3a hồ sơ thiết kế)
Lớp 5: Sét màu xám xanh, nâu vàng, trạng thái nửa cứng đến cứng. Nguồn gốc đất đắp thân đập. (lớp đất đắp 3c hồ sơ thiết kế)
 b.   Chỉ tiêu cơ lý
Bảng 2.2. Bảng tổng hợp chỉ tiêu tiêu chuẩn kiến nghị
Lớp đất                                                 Chỉ tiêu  Đơn vị 2 4 5
Hạt sỏi % 27.3 2.0 1.0
Hạt cát % 72.7 42.8 23.9
Hạt bụi % 16.9 30.3
Hạt sét % 38.3 44.8
Giới hạn chảy Wch % 46.3 50.4
Giới hạn dẻo Wp % 28.0 29.8
Chỉ số dẻo Id % 18.3 20.6
Độ sệt B   0.165  
Độ ẩm W % 17.8 27.8 29.6
KL thể tích tự nhiên gw g/cm3 1.915 1.924
KL thể tích khô gk g/cm3 1.468 1.484
KL thể tích đẩy nổi gđn g/cm3 0.924 0.934
KL thể tích bão hòa gbh g/cm3 1.924 1.934
Tỷ trọng Ñ   2.66 2.69 2.70
Độ rỗng n % 45.7 45.0
Hệ số rỗng e0   0.844 0.820
Độ bão hòa G % 97.8 97.4
Góc ma sát trong j0 10039’ 13029’
Lực dính tự nhiên C kG/cm2 0.386 0.487
Mô đun biến dạng E1-2 kG/cm2 23.7 25.1
Hệ số thấm K cm/s 6.8×10-4 6.5×10-6 1.9×10-6

Kết quả thí nghiệm các lớp đất sau khi loại trừ sai số, số lượng mẫu không đủ để thực hiện thống kê (N<6), Tư vấn khảo sát đề nghị dùng chỉ tiêu trị tiêu chuẩn kiến nghị để tính toán cho công trình. Lớp 1 và lớp 3 là các lớp đất hạt lớn nên không thực hiện các chỉ tiêu thí nghiệm..

Bảng 2.3. Tổng hợp kết quả thí nghiệm thấm hiện trường
STT Tên hố khoan Độ sâu thí nghiệm Hệ số thấm K Lớp đất số
(m) (cm/s)  
1 HK1 3.0-10.0 7.88E-06 4
2 HK1 10.0-17.5 5.05E-06 4
3 HK1 17.5-23.0 2.22E-06 5
4 HK1 23.0-26.0 1.66E-06 5
5 HK2 1.0-6.2 5.84E-04 2
6 HK2 6.4-11.0 7.68E-04 2
Nhận xét:
Trong phạm vi khảo sát, địa tầng đất đắp thân đập gồm 5 lớp như trên.
Các lớp đất chống thấm có hệ số thấm bé, chỉ số cơ học cao.
Lớp gia tải hạ lưu có hệ số thấm lớn.
Các lớp xuất hiện giống hồ sơ thiết kế. Cao trình xuất hiện và kết thúc lớp giữa khảo sát thực tế và hồ sơ thiết kế có sai khác. Tuy nhiên, sự sai khác này không ảnh hưởng đến tính ổn định của công trình.
Hệ số thấm giữa kết quả thí nghiệm hiện trường và thí nghiệm trong phòng sai khác nhau trong cùng một lớp đất. Kết quả thí nghiệm thấm hiện trường cho kết quả trên một đoạn thí nghiệm (đoạn lớn thường trên 3.0m) và là thấm ngang. Thí nghiệm thấm trong phòng chỉ thực hiện trên một mẫu nhỏ và là thấm đứng. Thí nghiệm hiện trường thể hiện đúng với thực tế thấm của công trình. Chỉ số đưa trong báo cáo là kết quả thí nghiệm thấm hiện trường.

2.3. Đặc điểm khí tượng, thủy văn

2.3.1. Các đặc trưng khí tượng

Huyện Chư Sê, Gia Lai thuộc vùng khí hậu cao nguyên nhiệt đới gió mùa, dồi dào về độ ẩm, lượng mưa lớn, không có sương muối. Khí hậu ở đây được chia làm hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Thổ nhưỡng và khí hậu nơi đây thích hợp cho phát triển nhiều loại cây công nghiệp ngắn và dài ngày. Chăn nuôi và kinh doanh tổng hợp nông lâm nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao.
a, Nhiệt độ không khí
v       Nhiệt độ trung bình hàng năm tương đối ổn định, giao động trong khoảng từ 25.2-26.9°C
v       Nhiệt độ trung bình hàng tháng chênh lệch không lớn, giao động từ 21-29°C
v       Các tháng có nhiệt độ thấp thường là tháng XII, tháng I, các tháng còn lại nhiệt độ tương đối mát mẻ
Bảng 2.4. Bảng thể hiện nhiệt độ bình quân theo tháng trạm Ayun Pa
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
°C TB 22.3 24.0 26.5 28.3 28.3 27.5 27.0 26.7 26.2 25.3 23.9 22.4
Min 20.7 22.5 24.6 27 27.1 26.4 26.2 25.7 25.5 24.3 22.8 21.3
Max 24.4 26 27.9 29.8 29.3 29.6 28.4 27.4 27 26.3 25.1 23.5
b, Độ ẩm không khí
Sự thay đổi độ ẩm không khí trong khu vực theo các tháng mùa khô và mùa mưa là tương đối lớn, trung bình dao động trong khoảng 70% – 90%. Đặc biệt có những năm có tháng độ ẩm thấp xuống còn 62%.
Bảng 2.5. Bảng thể hiện độ ẩm bình quân theo tháng trạm Ayun Pa
Tháng  I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Độ ẩm (%)  TB 78.6 75.0 71.0 71.4 76.7 79.6 80.3 82.5 85.0 87.2 84.7 81.5
Min 67 62 63 71 71 69 78 67 83 77 75 0
Max 82 79 80 80 84 85 86 87 89 91 90 85
c, Mưa
Nằm trong vùng nhiệt đới, lưu vực chịu ảnh hưởng chính của hai cơ chế gió mùa: Gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa đông, nên mưa được phân thành hai mùa rõ rệt, mùa mưa trùng với mùa gió mùa mùa hạ (Tây Nam) từ tháng IV đến tháng XI, mùa khô từ tháng XII đến tháng III năm sau. Lượng mưa mùa mưa chiếm khoảng 80-95% tổng lượng mưa cả năm. Tổng lượng mưa trung bình nhiều năm khoảng 1372mm
Bảng 2.6. Bảng thể hiện lượng mưa bình quân theo tháng trạm Ayun Pa
 Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
 Lượng mưa (mm) 1.2 3.6 15.0 62.3 170.1 156.2 131.8 149.1 224.9 256.8 151.7 30.3
d, Nắng
Thuộc vùng khí hậu cao nguyên nhiệt đới gió mùa, khí hậu mát mẻ, tổng số giờ nắng trung bình nhiều năm khoảng 2493 giờ. Nắng nhiều vào các tháng từ tháng I đến tháng VIII
Bảng 2.7. Bảng thể hiện lượng mưa bình quân theo tháng trạm Ayun Pa
 Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Số giờ nắng 199 231 268 264 252 214 215 196 175 167 157 155

2.3.2. Các đặc trưng thủy văn

 Khu vực công trình nằm ở phía Đông Trường Sơn, có khí hậu nhiệt đới gió mùa và chịu ảnh hưởng của bão từ biển Đông và Thái Bình Dương. Diện tích lưu vực khoảng 1670 km², chiều dài lưu vục 66.8km, chiều dài sông chính Ls=135 km, độ dốc lòng sông 4.4 %o.

2.4. Hiện trạng hồ chứa nước Ayun Hạ

2.4.1. Các thông số kỹ thuật hồ chứa Ayun Hạ

              – Hồ chứa
TT Chỉ tiêu thiết kế Ký hiệu Đơn vị Giá trị
1 Diện tích lưu vực FLV Km² 1670
2 Mực nước dâng bình thường MNDBT m 204
3 Mực nước lũ thiết kế MNLTK m 209,92
4 Mục nước chết MNC m 195
5 Dung tích toàn bộ   106 253
6 Dung tích hữu ích Whi 106 201
7 Dung tích chết WC 106 52
8 Hệ số sử dụng dòng chảy     0,53
 
–       Cụm công trình đầu mối
TT Hạng mục – Thông số Đơn vị Giá trị
I Đập đất    
1 Hình thức kết cấu đập m Đồng chất, chống thấm nền bằng chân khay giữa
2 Cao trình đỉnh tường chắn sóng 212
3 Cao trình đỉnh đập 211
4 Chiều cao đập Hmax 37
5 Chiều dài đỉnh đập 366
6 Chiều rộng đỉnh đập 6
7 Cấp công trình Cấp II (Theo QCVN 04-05:2012 công trình cấp I)
II Tràn xả lũ    
1 Hình thức tràn   Tràn có cửa
2 Cao trình ngưỡng tràn m 199
3 Khẩu diện tràn m 3(6×5)
4 Cột nước tràn Ht (T/ Kế) m 10,92
5 Lưu lượng xả qua tràn (Q1%) m³/s 1237
6 Chiều dài dốc nước m 80
7 Độ dốc dốc nước % 2,50
8 Nối tiếp và tiêu năng hạ lưu   Tiêu năng mặt, mũi phun + kênh xả hạ lưu
9 Thiết bị đóng mở cửa van   Xi lanh thủy lực
III Cống lấy nước    
1 Chế độ chảy qua cống m Có áp
2 Khẩu diện  cống (D) 3×3,5
3 Cao trình ngưỡng cống 190,50
4 Chiều dài cống 113
IV Hệ thống kênh    
4.1 Kênh chính    
1 Tổng chiều dài kênh Km 48
2 Kết cấu mặt cắt kênh   Kênh hở, hình thang
4.2 Kênh cấp I+II    
  Tổng chiều dài kênh Km 233

2.4.2. Đánh giá hiện trạng đập chính hồ chứa nước Ayun Hạ

        Đập hồ chứa nước Ayun Hạ có tổng chiều dài 366 m, cao trình đỉnh đập thực tế từ 611,30 ÷ 611,70m, cao trình tường chắn sóng từ 612,10 ÷ 612,40 m. Đập làm bằng đất nhiều khối, chiều rộng đỉnh đập 6m. Mặt đập được kết hợp làm tuyến đường giao thông nội bộ trong khu vực bề mặt phủ nhựa đường. Mái đập phía thượng .
được lát đá khan, mái hạ lưu trồng cỏ
 
Hình 2.1. Mặt đập hồ Ayun Hạ (nhánh trái)  
Hình 2.2. Mặt đập hồ Ayun Hạ (nhánh phải)
Mặt đập được phủ nhựa đường, cao độ tương đối đều tuy nhiên có nhiều vị trí bong tróc đã được trám lại bằng bê tông.
 
Hình 2.3. Mái đập phía thượng lưu
            Mái thượng lưu làm bằng đá lát khan, phần mái đập phía giáp tràn và phía cống được gia cố tấm đan. Hiện trạng mái ổn định và còn rất tốt, chưa có hiện tượng bong tróc, lún sụt chứng tỏ đập đất rất ổn định.
Hình 2.4. Mái đập phía thượng lưu tại vị trí gần tràn xả lũ

Hình 2.5. Mái đập phía thượng lưu tại vị trí gần cống lấy nước

Mái hạ lưu đập rất ổn định, cỏ mọc dày đặc, rãnh thoát nước hạ lưu không có nước, chưa phát hiện hiện thượng thấm tập trung ở mái đập hạ lưu. Có it nước xuất hiện ở chân đập hạ lưu ở khu vực đống đá tiêu nước, tuy nhiên không phát hiện dòng thấm nào trên mái đập chứng tỏ khả năng chống thấm của đập và nền đập là rất tốt và vật thoát nước hạ lưu còn hoạt động tốt. Các rãnh thoát, bậc thang lên xuống phía mái hạ lưu còn tốt tuy nhiên cỏ mọc phủ kín cần phát quang vệ sinh sạch đảm bảo an toàn, tiêu thoát nước về mùa mưa.
Hình 2.6. Mái đập phía hạ lưu cỏ mọc dày đặc
Hình 2.7. Rãnh thoát nước mái đập phía hạ lưu cỏ mọc phủ kín 
 
Hình 2.8. Bậc thang lên xuống phía hạ lưu cỏ mọc phủ kín
 
Hình 2.9. Lăng trụ tiêu nước hạ lưu
Hệ thống mốc quan trắc đập bao gồm: 03 mốc bản, 2 mốc phụ, mốc mặt đập chính 23 mốc, mốc mặt gắn mặt bê tông 65 mốc, 18 mốc quan trắc thấm (3 mốc mới xây dựng năm 2013). Qua kiểm tra khảo sát thực tế nhận thấy: có 17 mốc quan trắc thấm hoạt động bình thường, 01 mốc quan trắc thấm bị hư không thể quan trắc được là A9.
Hình 2.10. Hiện trạng mốc quan trắc thấm A1

Hình 2.11. Hiện trạng mốc quan trắc thấm A9

Hình 2.12. Hiện trạng mốc quan trắc thấm A18

Hình 2.13. Hiện trạng mốc quan trắc thấm mới bổ sung phía thượng lưu Abs1

Hình 2.14. Hiện trạng mốc quan trắc thấm  mới bổ sung phía hạ lưu Abs2

Hình 2.15. Hiện trạng mốc quan trắc thấm mới bổ sung phía hạ lưu Abs3

Hình 2.16. Mốc cơ sở đo lún CB3

Hình 2.17. Mốc cơ sở đo chuyển dịch CD3

Hình 2.18. Mốc mặt đo lún gắn mặt bê tông M42

2.4.3. Đánh giá hiện trạng tràn xả lũ

 Thân tràn xả lũ công trình hồ chứa nước Ayun Hạ có chiều rộng khoảng 18m gồm 3 khoang mỗi khoang rộng 6m, điều tiết bằng cửa van cung. Đóng mở cửa van tràn có 2 hệ thống: Đóng mở bằng tời theo thiết kế ban đầu và được nâng cấp đóng mở bằng xilanh thủy lực, với 2 tường bên và 2 trụ pin giữa.

Hình 2.19. Hạ lưu tràn xả lũ

Hình 2.20. Rò rỉ nước ở chân tường tràn khoang thứ 1 
Hình 2.21. Khoang giữa tại vị trí chân trụ pin bị bong tróc

Hình 2.22. Thấm qua khe lún tường hạ lưu tràn

                       Nhìn chung thân tràn còn đang rất tốt, tại vị trí chân tường trụ pin xuất hiện 01 vị bong tróc, hai bên tường bên xuất hiện vài vị trí thấm. Cửa van tràn còn tốt, lớp sơn bảo vệ còn mới, chưa thấy gỉ sắt, có hiện tượng rò rỉ nước ở chân các khoang tràn chứng tỏ bộ phận joint kín nước bị hư hỏng.      

Hình 2.23. Dốc nước sau tràn

Hình 2.24. Tiêu năng cuối dốc nước
Nhà vận hành đóng mở van bị thấm nhiều vị trí làm cho lớp mặt ngoài bị bong tróc, nấm mốc, mái ngói bị vỡ một
vài chỗ.
 

Hình 2.25. Trần tháp vận hành van bị thấm

Hình 2.26. Lan can nhà vận hành tràn bị hỏng gãy 
Hình 2.27. Kính nhà vận hành van bị vỡ
             Kết luận: tràn xả lũ còn tốt, bê tông chưa có dấu hiệu xuống cấp, hư hỏng, phần quét vôi mặt ngoài của nhà vận hành đã cũ, rêu mốc, trần nhà vận hành bị thấm, lan can bị gãy, mái ngói, vách kính bị vỡ cần xử lý. Cửa van tràn còn tốt, lớp sơn bảo vệ còn mới, chưa thấy gỉ sắt, có hiện tượng rò rỉ nước ở chân tràn chứng tỏ bộ phận joint kín nước bị hỏng.

2.4.4. Đánh giá hiện trạng cống lấy nước

                                  – Cống lấy nước chảy có áp kích thước bằng BTCT, khẩu diện cống 3×3.5m, chiều dài cống 133m, cao trình ngưỡng cống 190.5 m, bố trí van côn điều tiết.
           – Tại vị trí thân cống giữa đốt 2 và đốt 3 (số thứ tự đốt cống được tính từ thượng lưu về hạ lưu) có hiện tượng nước từ thân đập chảy vào cống trên nóc và vách. Trên vách đốt 3 cách khớp nối với đốt 2 (20cm) và cách nóc (1.6m) xuất hiện hiện tượng nước phun thành dòng, nước trong. Tường cánh phía hạ lưu có 01 vị trí bong tróc. Các thiết bị cửa van vận hành cống lấy nước vẫn đang còn sử dụng tốt.
          -Nhà cống là công trình kiên cố còn tốt, phía bên ngoài quét vôi lâu ngày bị bong tróc, rêu mốc, mái ngói bị vỡ, trần nhà bị thấm.
Hình 2.28. Tháp vận hành cống nhìn từ phía đập đất 
Hình 2.29. Phía trong thân cống bị rò nước
Hình 2.30. Tường cánh cống lấy nước phía hạ lưu bị bong tróc, xâm thực
             Kết luận: Cống lấy nước có dấu hiệu xuống cấp, bên trong thân cống có lổ thủng gây thấm nước trần cống cần phải có biện pháp xử lý để đảm bảo an tòan cho cống và đập. Nhà vận hành cống phía thượng lưu còn tốt tuy nhiên cần sữa chữa mái nhà, chống thấm và quét vôi lại.
2.4.5. Đánh giá hiện trạng thiết bị cơ khí 
2.4.5.1. Cửa van tràn
Kết cấu cửa van tràn đã duy tu bào dưỡng định kỳ còn tốt.
Bề mặt tole bưng cửa còn tốt.
Dầm ngang, dầm chính còn tốt không bong tróc hoen gỉ.
Các đường hàn không có các vết rạn nứt và kết cấu cối quay làm việc ổn định.
Joint đáy không kín nước nên bị rò nước dưới đáy tràn khi đóng cửa van.
Hình 2.31. Cửa van cung tràn nhìn hạ lưu
2.4.5.2. Xilanh thủy lực và trạm nguồn cửa van tràn
Hiện trạng thiết bị đóng mở cửa van vận hành bình thường, ống dẫn dầu vào xilanh thủy lực rò rỉ gây hoen gỉ.
Hình 2.32. Xilanh thủy lực
Hệ thống tời vẫn còn hoạt động, cáp kéo phai sự cố bị gỉ sắt.

Hình 2.33. Hệ thống điều khiển của van tràn

Hình 2.34. Hệ thống tời kéo phai sự cố
2.4.5.3. Cống lấy nước
   Các thiết bị cơ khí vận hành cửa cống đang còn tốt, hoạt động bình thường.

Hình 2.35. Thiết bị vận hành cửa cống

2.4.6. Kết luận hiện trạng công trình

            Qua kết quả điều tra thực địa công trình hồ chứa nước Ayun Hạ có những kết luận sau:
– Tuyến đập chính có chiều dài khoảng 366 m là đập đất đồng chất, chống thấm bằng chân khay ở giữa, hiện vẫn sử dụng tốt, hoạt động ổn định, chưa phát hiện vùng thấm cục bộ, vùng sạt lở mái, vật thoát nước còn hoạt động tốt. Đá lát khan phía thượng lưu cũng còn tốt chưa phát hiện hư hỏng, bong tróc, sạt lở. Mái đập phía hạ lưu có cỏ dại mọc dày đặc phủ kín bậc thang lên xuống và hệ thống rãnh thoát nước phía hạ lưu. Do đó cần phải có lịch định kỳ cắt cỏ và thu gom để đảm bảo hệ thống thoát nước mái hoạt động tốt về mùa mưa. Hệ thống mốc quan trắc thấm bị hư 01 mốc A9 nên cần sửa chữa.
– Tràn xả lũ còn tốt, phát hiện 01 vị trí bong tróc bê tông cần gia cố lại. Trần nhà vận hành van bị thấm cần sửa chữa chống thấm, mái ngói và kính bị vỡ cần thay thế. Ở chân tường tràn bị rò rỉ nước cần xem xét sửa chữa joint đáy. Mặt ngoài nhà tháp vận hành van phần quét vôi đã cũ, rêu mốc cần được quét mới để thẩm mỹ hơn.
+ Thiết bị cơ khí cửa van và thiết bị đóng mở cửa đều còn tốt chưa cần sửa chữa hay thay thế. Bộ phận joint đáy của cửa van không kín nước cần thay thế.
– Cống lấy nước: Mái ngói nhà tháp vận hành bị vỡ rất nhiều cần lợp lại để chống thấm cho mái và tạo thẩm mỹ cho nhà tháp, thân cống bị rò rỉ nước cần gia cố để đảm bảo an toàn vận hành cống và an tòan cho đập. Tường hạ lưu cống có 1 vị trí bong tróc bê tông cần gia cố lại.
+ Các thiết bị vận hành cống lấy nước vẫn còn sử dụng tốt, chưa cần sửa chữa hay thay thế
CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẬP
Đơn vị quản lý là Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Gia Lai được UBND tỉnh, giao cho quản lý khai thác công trình thủy lợi hồ chứa Ayun Hạ từ năm 1999.
Công ty hoạt động kinh doanh theo đúng các ngành nghề của giấy phép kinh doanh do Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp, trong đó có nghành nghề quản lý khai thác công trình thủy lợi.

3.1. Công tác xây dựng đập

  – Việc khảo sát, thiết kế và thi công đập đã tuân theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng, các quy định về quản lý chất lượng xây dựng.                        

– Công trình có đường quản lý vận hành, có trang bị hệ thống thông tin liên lạc phục vụ công tác bảo đảm an toàn đập trong mùa mưa lũ và các thiết bị, vật tư, dụng cụ dự phòng cần thiết.                        
– Có bố trí thiết bị quan trắc lún, chuyển vị và thấm để kiểm tra, theo dõi tình trạng an toàn, ổn định của công trình đầu mối. Tuy nhiên, các mốc quan trắc chuyển vị đập đất hiện đã bị hư hỏng không tìm thấy.                        –
Có quy trình vận hành điều tiết hồ chứa                       
– Có quy trình vận hành, bảo trì công trình và thiết bị lắp đặt tại công trình.                       
– Quá trình thi công đập tuân thủ theo các qui định của luật xây dựng cơ bản, công tác giám sát và nghiệm thu cũng được thực hiện đúng qui định.                       

– Hồ sơ được lưu trữ đầy đủ và cẩn thận.

3.2. Công tác quản lý đập

Công ty đã thực hiện đúng các quy định của pháp lệnh khai thác bảo vệ công trình thủy lợi số 32/PL-UBTVQH10, ngày 4/4/2001, Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi cùng với các quy định khác có liên quan.
Việc quản lý công trình, Công ty bố trí đầy đủ cán bộ kỹ thuật, công nhân và các trang thiết bị cần thiết cho việc khai thác và bảo vệ công trình. Kiểm tra tu sửa thường xuyên, hồ được vận hành và khai thác theo đúng quy trình vận hành đã được Bộ Nông Nghiệp & PTNT phê duyệt tại Quyết định số 64/2004/QĐ-BNN ngày 11/11/2004. Ngoài ra còn có quy trình đóng mở tràn xả lũ, qui trình đóng mở cống lấy nước.

Việc kiểm tra đập cũng được thực hiện thường xuyên thông qua phân tích đánh giá bằng trực quan tại hiện trường. Việc kiểm tra được thực hiện định kỳ trước và sau mùa mưa lũ hàng năm.

Vận hành cửa van tràn xả lũ tích nước và xả lũ ưu tiên đảm bảo an toàn đập, thực hiện điều tiết cắt lũ và tích trữ nước hồ theo nhiệm vụ công trình. Quá trình vận hành có lập nhật ký vận hành tràn xả lũ và nhật ký vận hành cống lấy nước. Thiết bị đóng mở cửa van tràn xả lũ đã được nâng cấp bằng hệ thống xi lanh thủy lực, tuy nhiên cũng cần phải thường xuyên sử dụng vận hành thử tời đóng mở cửa van để đề phòng xi lanh thủy lực xảy ra sự cố còn có thiết bị dự phòng vận hành cửa, đồng thời tời còn phục vụ cho việc thả phai.
Báo cáo đầy đủ theo đúng định kỳ, đo đạc và ghi chép đầy đủ các số liệu quan trắc: quan trắc mực nước hồ, quan trắc lượng mưa, quan trắc đường bảo hòa trong thân đập. Chưa có tài liệu quan trắc lún và chuyển vị ngang của công trình, do các mốc đo lún và chuyển vị của đập hiện không tìm thấy (có thể bị che khuất trong quá trình sửa chữa nâng cấp).
Hiện nay, tại khu vực công trình chỉ có trạm đo mưa, chưa có trạm quan trắc khí tượng thủy văn theo qui định và do lưu vực của hồ rất lớn 1.670km² nên để có cơ sở dự báo chính xác điều kiện thời tiết trên lưu vực để phục vụ công tác quản lý vận hành hồ chứa, đặc biệt là dự báo chính xác tình hình mưa lũ để làm cơ sở tính tóan quyết định các phương án vận hành xả lũ là rất cần thiết. Vì vậy, cần phải xây dựng các trạm đo đạc khí tượng thủy văn trên lưu vực để liên kết với các trạm khí tượng thủy văn trên khu vực  nhằm làm tốt hơn công tác dự báo.
Công ty cũng thực hiện tốt công tác duy tu, bảo dưỡng đập: thường xuyên duy tu, bảo dưỡng từng bộ phận công trình và các thiết bị, kịp thời sửa chữa những hư hỏng để đảm bảo công trình vận hành an toàn. Hiện có 1 lổ thủng ở trần cống lấy nước là chưa được xử lý triệt để dù đã nhiều lần sửa chữa.
Công tác kiểm tra đập cũng được thực hiện thường xuyên và định kỳ trước và sau mùa mưa lũ hàng năm theo quy định.
Sửa chữa nâng cấp đập: đã nâng đỉnh đập và làm đường mặt đập, mới xây dựng thêm 3 mốc quan trắc thấm. Hiện nay, hệ thống mốc quan trắc chuyển vị của đập không còn nên cần thiết bổ sung hệ thống mốc quan trắc chuyển vị để có cơ sở theo dõi và đánh giá mực độ ổn định của đập.
Hằng năm Công ty đều có báo cáo hiện trạng an toàn đập gửi về Sở NN & PTNT theo đúng qui định.
Kiểm định an toàn đập: Từ khi đưa công trình vào vận hành khai thác đến nay đã được 19 năm nhưng chưa làm kiểm định an toàn đập lần nào. Đây là lần kiểm định an tòan đập đầu tiên.

3.3. Công tác thực hiện phòng chống lụt bão tại công trình

Vận hành điều tiết hồ chứa theo đúng quy trình, thường xuyên kiểm tra hiện trạng công trình trước và sau mùa mưa lũ, điều hành xả lũ đảm bảo an toàn ở hạ du. Thường xuyên kiểm tra rà soát nhân lực và vật tư thiết bị, chủ động phòng ngừa sự cố khi vào mùa mưa lũ. Công tác phòng chống lụt bão: Cần có cơ chế phối hợp với địa phương vàng hạ du công trình, lập phương án phòng chống lũ (Công ty chủ động lập, lấy ý kiến địa phương và trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phương án phòng chống lũ lụt cho vùng hạ du). Xây dựng phương án bảo vệ và phương án phòng chống lũ cho công trình. Đối với công trình hồ chứa Ayun Hạ là công trình cấp I, hồ chứa có dung tích trữ 253 triệu m3 nước. Như vậy việc đảm bảo an tòan trong công tác phòng chống lũ hạ du là một nội dung rất quan trọng. Để đáp ứng vấn đề này, cần thiết phải xây dựng bản đồ ngập lụt hạ du với các kịch bản như: Xả lũ vượt tần suất thiết kế (lũ cực hạn). Trường hợp vỡ đập. Trên cơ sở bản đồ ngập lụt đã có, xây dựng hệ thống mốc cảnh báo lũ, xây dựng các phương án ứng cứu di dời dân khỏi vùng ngập khi có sự cố để đảm bảo an tòan tính mạng và tài sản của nhân dân. Đồng thời làm cơ sở trong công tác quản lý vận hành như xây dựng các phương án xả lũ an toàn, ít gây thiệt hại nhất cho vùng hạ du.

3.4. Đánh giá qui trình vận hành hồ chứa

   Qui trình vận hành điều tiết hồ đáp ứng phù hợp với TCVN 8412-2010 công trình thủy lợi, hướng dẫn lập qui trình vận hành. Tuy nhiên Qui trình vận hành hồ chứa cần điều chỉnh cập nhật lại theo các thông số như cấp công trình, mực nước hồ, dung tích, quá trình xả lũ, quan trắc mực nước trong thân đập.
Hiện nay, hồ chứa Ayun Hạ đã được vận hành theo Qui trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực Sông Ba được ban hành theo quyết định số 1077/QĐ-TTg ngày 07/07/2014 của Thủ tướng Chính phủ. Vì vậy, Qui trình vận hành điều tiết hồ Ayun Hạ trước dây do Bộ NN & PTNT ban hành năm 2004 cần phải được điều chỉnh lại một số nội dung cho phù hợp với Qui trình vận hành liên hồ chứa của Thủ tướng Chính phủ.

3.5. Kết luận

Trong quá trình quản lý vận hành công trình hồ chứa nước Ayun Hạ. Đơn vị quản lý đã thực hiện tốt theo đúng các quy định ban hành của Nhà nước. Công trình được đảm bảo an toàn và phát huy hiệu quả. Tuy nhiên để làm tốt hơn nữa công tác quản lý đập, cần phải thực hiện một số công việc như sau:
– Xây dựng lại 12 mốc quan trắc lún, chuyển vị ngang của đập đất thường xuyên quan trắc, ghi chép đầy đủ làm cơ sở đánh giá an toàn đập lần tiếp theo.
– Xây dựng lại 01 hố quan trắc mực nước thấm trong thân đập đã bị hư.
– Bảo dưỡng và vận hành thử định kỳ hệ thống tời nhằm dự phòng khi hệ thống xi lanh thủy lực đóng mở cửa van tràn bị sự cố.
– Đối với vị trí thấm trong cống lấy nước cần phải theo dõi quan sát thường xuyên để phát hiện kịp thời khi xuất hiện hiện tượng trôi đất gây mất ổn định công trình trong khi chờ xử lý.
– Xây dựng qui trình vận hành phù hợp với Qui trình vận hành liên hồ chứa của Thủ tướng Chính phủ ban hành, đồng thời cập nhật các thông số mới theo các Tiêu chuẩn hiện hành.
– Xây dựng thêm trạm khí tượng thủy văn trong lưu vực để dự báo thời tiết phục vụ công tác quản lý vận hành.
– Xây dựng phương án phòng chống lũ hạ du công trình.  

CHƯƠNG 4. ĐÁNH GIÁ AN TOÀN ĐẬP VÀ BIỆN PHÁP ĐỀ XUẤT XỬ LÝ

4.1. Đánh giá an toàn đập

4.1.1. Cao trình đỉnh đập đất

– Các mực nước thiết kế: Theo kết quả tính tóan kiểm định điều tiết hồ chứa có được: Bảng 4.1. Bảng tổng hợp mực nước thiết kế

MNDBT (m) MNLTK (m) MNLKT(m)
+204.0 +209,57 +210,86

– Cao trình đáy đập = cao trình thấp nhất đường bóc móng đập: Zđáyđập = +170.21m. – Cấp công trình xác định theo là cấp I theo QCVN 04-05:2012/BNNPTNN. – Hướng gió tính toán: Đông – Bắc -Theo TCVN 8216:2009, tần suất gió tính toán ứng với công trình cấp I là: + Tần suất gió lớn nhất: P = 2% + Tần suất gió bình quân lớn nhất: P = 25% – Góc kẹp giữa hướng gió với trục dọc của hồ: =30       . – Vận tốc gió lớn nhất hướng Đông – Bắc ứng với tần suất là: + Với P = 2%             Þ V2%= 25.6m/s + Với P = 25%           Þ V25%= 12.80m/s – Chiều dài đà gió ứng với các mực nước hồ + Tính với MNDBT: D = 0.58km. + Tính với MNLTK: D= 0.61km. – Theo TCVN 8216:2009, khi không có tài liệu về thời gian tác dụng của gió, để tính toán sơ bộ lấy t = 6h đối với hồ chứa nước. – Theo TCVN 8216:2009, độ vượt cao an toàn: + Mực nước dâng bình thường: a = 1.5 m. + Mực nước lũ thiết kế            : a’= 1.0 m. + Mực nước lũ kiểm tra           : a’’=0.5 m – Theo TCVN 8216:2009, cao trình đỉnh đập xác định từ: Trong đó: : Độ dềnh do gió tính toán lớn nhất và gió bình quân lớn nhất. : Chiều cao sóng leo do gió tính toán lớn nhất và gió bình quân lớn nhất gây ra. a,  a’ , a ”: Độ vượt cao an toàn. Cao trình đỉnh đập chọn theo trị số max(Z1, Z2, Z3). a) Xác định , : Theo TCVN 8421-2010, chiều cao nước dềnh do gió khi không có số liệu quan trắc ngoài trời được xác định theo công thức: Trong đó: V, V’: Vận tốc gió tính toán lớn nhất và bình quân lớn nhất, ứng với tần suất thiết kế lần lượt là P = 2% và P = 25%. D, D’: Đà gió ứng với MNDBT và MNLTK. H, H’: Chiều sâu mực nước trước đập ứng với MNDBT và MNLTK H= MNDBT – Zđáyđập ; H = MNLTK – Zđáyđập g : Gia tốc trọng trường, g = 9.81 m/s2. a: Góc kẹp giữa trục dọc của hồ và hướng gió, as = 3o. b) Xác định hsl , h’sl : Theo TCVN 8421-2010, chiều cao sóng leo ứng với mức đảm bảo 1%, được xác định như sau : Trong đó: : Các hệ số tra bảng, ứng với vận tốc gió tính toán lớn nhất và bình quân lớn nhất. , : Chiều cao sóng ứng với mức đảm bảo 1%, tính cho trường hợp vận tốc gió tính toán lớn nhất và bình quân lớn nhất, xác định theo TCVN 8421-2010.Bước 1: Xác định các đặc trưng sóng trung bình: – Giả thiết đây là trường hợp sóng sâu : H > 0.5 . + Tính các đại lượng không thứ nguyên : Trong đó:  t: thời gian gió thổi liên tục(s), t = 6h. + Tra hình vẽ “Các đồ thị xác định các yếu tố của sóng do gió ở vùng nước sâu và  nước nông” – TCVN 8421-2010, tra theo đường bao trên cùng, ta có: Với → Chọn cặp giá trị nhỏ nhất trong 2 cặp giá trị. Với → Chọn cặp giá trị nhỏ nhất trong 2 cặp giá trị. + Từ cặp giá trị nhỏ nhất, ta có: + Vậy giá trị bước sóng : – Kiểm tra lại điều kiện giả thiết ta thấy: H > 0.5 , nếu Thỏa mãn → sóng nước sâu. Bước 2: Tính chiều cao sóng ứng với mức đảm bảo 1%: Trong đó:   tra hình vẽ “Các đồ thị hệ số Ki% ” – TCVN 8421-2010, ứng với giá trị ; Bước 3: Xác định các hệ số: – Hệ số ; : Tra bảng “Các hệ số , khi tính chiều cao sóng leo 1% ” – TCVN 8421-2010, phụ thuộc vào đặc trưng lớp gia cố mái và độ nhám tương đối trên mái, chọn bảo vệ mái bằng tấm bê tông, có  → độ nhám tướng đối ; – Hệ số ; : Tra bảng “Hệ số  K3 khi tính chiều cao sóng leo 1% ”- TCVN 8421-2010, phụ thuộc vào vận tốc gió và hệ số mái. – Hệ số ; : Tra hình vẽ “ Đồ thị xác định hệ số ” – TCVN 8421-2010, phụ thuộc vào hệ số mái m = 3÷3,5 và trị số   ; ; . Tra bảng “ Hệ số  khi xác định chiều cao sóng leo”, phụ thuộc vào αs.

c) Kết quả tính toán:

Bảng 4.2. Kết quả tính toán xác định cao trình đỉnh đập

TT  Thông số tính toán  Đơn vị  MNDBT MNLTK MNLKT  
 
204,00 209,57 210,86  
1 Zđáy đập m 174,21 174,21 174,21  
2 H ; H m 29,79 35,36    
3 D ; D m 580 610  
4 V ; V m/s 25,60 19,95  
5 as độ 3,00 3,00  
6 Dh ; Dh m 0,003 0,001  
7 gt/V; gt/V   8277,19 10621,35  
8
gD/V² ; gD/V²
  8,68 15,04  
9 g /V2; g /V’2   0,0058 0,0071  
10 g /V; g /V   0,78 0,88  
11 ; m 0,38 0,29  
12 ; s 2,03 1,80  
13 ; m 6,44 5,04  
14 H/ ; H/   4,63 7,02  
15 Vùng sóng nước   sóng nước sâu sóng nước sâu  
16 K1%; K1%   2,01 2,02  
17 h1%; h1% m 0,77 0,58  
18 D/ h1%; D/ h1%   0,026 0,034  
19 /h1%; /h1%   8,34 8,66  
20 H/h1% ; H/ h1%   38,59 60,76  
21 K1 ; K1   0,88 0,85  
22 K2 ; K2   0,78 0,75  
23 K3 ; K3   1,50 1,50  
24 K4 ; K4   0,53 0,56  
25 Kα ; Kα   0,99 0,99  
26 hsl1% ;  hsl1% m 0,42 0,31  
27 a ; a m 1,50 1,00 0,50  
28 Cao trình đỉnh đập Zđinhđâp m 205,92 210,88 211,36  
29 Chiều cao đập Hđập m 31,71 36,67 37,15  
30 Chọn m 205,92 210,88 211,36  

Như vậy, cao trình đỉnh đập tính toán ứng với trường hợp MNLKT là 211,36m thấp hơn cao trình trung bình đỉnh đập hiện tại +212,0m (Cao trình đỉnh tường chắn sóng tại thời điểm khảo sát địa hình 6/2014 từ +212,10 ÷ +212,4m). Chiều cao đập hiện tại được đảm bảo.

Bảng 4.2. Kết quả tính toán xác định cao trình đỉnh đập(file ảnh đầy đủ hơn)

4.1.2. Kiểm tra thấm đập đất

a. Mục đích tính toán

Việc tính toán thấm qua đập đất nhằm: – Xác định vị trí đường bão hòa, để so sánh với mực nước ngầm thu được từ các hố khoan địa chất. – Xác định Gradien thấm tại vị trí đi ra của dòng thấm ở mái hạ lưu.

         – Xác định lưu lượng thấm qua thân đập
b. Mặt cắt tính toán
Tính toán cho các mặt cắt sau:
– Mặt cắt tại tuyến quan trắc số 1.
– Mặt cắt tại tuyến quan trắc số 2.
– Mặt cắt tại tuyến quan trắc số 3.
– Mặt cắt tại tuyến quan trắc số 4.
c. Chỉ tiêu tính toán thiết kế
Theo QCVN-04-05:2012 –Đập hồ chứa nước Ayun Hạ là công trình cấp I, xét các chỉ tiêu thiết kế như sau:
– Hệ số an toàn ổn định nhỏ nhất của mái đập trường hợp cơ bản
Theo TCVN 4253-2012: Nền các công trình thủy công – Tiêu chuẩn thiết kế, xét các chỉ tiêu:
– Gradien tới hạn cục bộ của cột nước ở vùng dòng thấm thoát ra hạ lưu, đối với đất không xói ngầm Với [JK]CP=0.5 đối với nền cát trung
d. Trường hợp tính toán
1) Trường hợp 1:  Tính bài toán hiện trạng

Thượng lưu là MNKS = 200.4m. Mực nước hạ lưu: HMNHL = 0.

2) Trường hợp 2:

Thượng lưu là MNDBT = 204.0m. Mực nước hạ lưu: HMNHL = 0.

3) Trường hợp 3:

Thượng lưu là MNLTK = 209.57m. Mực nước hạ lưu: HMNHL = 0.

 d. Phương pháp tính toán
Sử dụng module Seep thuộc bộ phần mềm GEO-SLOPE, sản phẩm của công ty quốc tế GEO-SLOPE-Canada để tính toán thấm qua thân đập. Seep là chương trình tính thấm thực hiện theo phương pháp phần tử  hữu hạn, nên có thể mô hình hoá phân bố chuyển động của dòng thấm và cho kết quả có độ chính xác cao.
e. Kết quả
*. Trường hợp 1

Hình 4.1. Đường bão hòa và lưu lượng thấm qua mặt cắt quan trắc số 1

Hình 4.2. Đường bão hòa và lưu lượng thấm qua mặt cắt quan trắc số 2
Hình 4.3. Đường bão hòa và lưu lượng thấm qua mặt cắt quan trắc số 3
Hình 4.4. Đường bão hòa và lưu lượng thấm qua mặt cắt quan trắc số 4
Bảng 8: Bảng so sánh mực nước đường bão hòa thực đo và tính toán
STT Mốc  Thực đo (m) Tính toán (m)
1 A1 202,50 58,40
2 A2 194,37 50,20
3 A3 189,07 48,50
4 A4 188,11 58,60
5 A5 195,47 51,80
6 A6 189,00 50,20
7 A7 180,98 57,60
8 A8 178,75 50,00
9 A9 Ống quan trắc bị hư 46,30
10 A10 200,82 57,50
11 A11 192,77 42,30
12 A12 184,19 38,50
13 A13 182,96 59,00
14 A14 182,12 55,60
15 A15 201,40 50,00
16 A16 193,52  
17 A17 191,57  
18 A18 188,59  
19 Abs1 201,75  
20 Abs2 192,79  
21 Abs3 192,41  

Đường bão hòa thực đo phù hợp với tính toán, tuy nhiên vị trí cao hơn so với tính toán không đáng kể từ 0,2÷0,5m, dòng thấm vẫn đi vào vật thoát nước hạ lưu đập.

*.Trường hợp 2
Hình 4.5. Đường bão hòa và lưu lượng thấm qua mặt cắt quan trắc số 1
Hình 4.6. Gradien thấm qua mặt cắt quan trắc số 1

Hình 4.7. Đường bão hòa và lưu lượng thấm qua mặt cắt quan trắc số 2

Hình 4.8. Gradien thấm qua mặt cắt quan trắc số 2
*.Trường hợp 3

Hình 4.9. Đường bão hòa và lưu lượng thấm qua mặt cắt quan trắc số 1

Hình 4.10. Gradien thấm qua mặt cắt quan trắc số 1

Hình 4.11. Đường bão hòa và lưu lượng thấm qua mặt cắt quan trắc số 2

Hình 4.12. Gradien thấm qua mặt cắt quan trắc số 2
f. Kết quả, nhận xét

Kiểm tra độ bền thấm: Xác định gradien tại cửa ra của đường bão hòa ở mái hạ lưu đập và so sánh với gradient cho phép. Cần đảm bảo điều kiện: Bảng 4.3. Kiểm tra độ bền thấm ứng với MNDBT

Mặt cắt quan trắc 1 2
  0.2 0.2 0.2 0.2
  0.42
Kết luận Thỏa Thỏa Thỏa Thỏa
Jth 1.8 1.8 2.0 1.6
[Jk]th 6.67
Kết luận Thỏa Thỏa Thỏa Thỏa

4.1.3. Kiểm tra ổn định đập đất

Tải trọng tính toán:
Ngoài trọng lượng bản thân khối đất, áp lực nước còn có các tải trọng sau:
Tải trọng xe ôtô lưu thông phân bố trên đỉnh đập:
Trong đó:
G: Trọng lượng nặng nhất của 1 xe; G=32,50 T.
N: Số xe tối đa có thể xếp được trên phạm vi bề rộng nền đường, n=1.
l: Phạm vi phân bố tải trọng xe theo hướng dọc, l=8,60m.
B: Bề rộng phân bố ngang của các xe, B=2,50m.

Phần mềm tính toán: Sử dụng module Slope thuộc bộ phần mềm GEO-SLOPE, sản phẩm của công ty quốc tế GEO-SLOPE-Canada để tính toán ổn định mái dốc thân đập. Kết quả tính toán: Bảng 4.4. Hệ số ổn định mái đập hạ lưu

VT TH Mặt cắt Mực nước TL Mực nước HL [K] Kmin min
Mái thượng lưu 1 MC2 Không có nước Không có nước 1.2 1.46
2 MC2 MNDBT=+204.00m rút xuống MNC=+199.00m Ứng với QTK 1.2 1.486
3 MC2 MNLTK=+209.57m rút xuống MNDBT=204.00m Ứng với QKT 1.2 1.876
Mái hạ lưu 1 MC2 Không có nước Không có nước 1.2 2.012
2 MC2 MNDBT = +204.00m Không có nước 1.5 1.924
3 MC2 MNLTK= +209.57m Ứng với QTK 1.5 1.928
4 MC2 MNDBT = +204.00m VTN làm việc không bình thường 1.2 2.014
5 MC2 MNKS=+200.40   1.5 2.023

Hình 4.13. Ổn định mái TL trường hợp trường hợp thượng hạ lưu không có nước Hình 4.14. Ổn định mái TL đập trường hợp nước rút nhanh từ MNDBT xuống MNC sau 3 ngày đêm. Hình 4.15 . Ổn định mái TL đập trường hợp nước rút nhanh từ MNLTK xuống MNDBT sau 1.75 ngày đêm.

Hình 4.16. Ổn định mái hạ lưu trường hợp thượng, hạ lưu không có nước
Hình 4.17. Ổn định mái hạ lưu đập hiện trạng với MNDBT
Hình 4.18. Ổn định mái hạ lưu đập hiện trạng với MNLTK

Hình 4.19. Ổn định đập trường hợp thượng lưu MNDBT, vật thoát nước hạ lưu hoạt động không bình thường.

Hình 4.20. Ổn định mái hạ lưu đập hiện trạng với MNKS

4.1.4. Tính lún thân đập

Hình 4.21. Ứng suất thân đập
Hình 4.22. Lún thân đập

4.1.5 . Kết luận:

Đập đất hiện tại vẫn đảm bảo an tòan, ổn định. Theo tính toán kiểm định, thì đập đất vẫn an toàn và ổn định với mọi trường hợp tính toán.
– Mặt đập: mới nâng cấp, có bề rộng từ 4,5 ÷ 5,0m.
– Cao trình đỉnh đập: cao trình mặt đập hiện hữu: +211,30 ÷ +211,70m, cao trình đỉnh tường chắn sóng: +212,10 ÷ +212,40m, cao trình tính toán kiểm định an toàn đập là: +211,36m.
– Mái thượng lưu: mái thượng lưu đập là đá lát khan còn tốt, chưa bị bong tróc, sạt trượt, lún sụt.
– Mái hạ lưu: mái hạ lưu đập trồng cỏ đang ổn định, cỏ mọc dày đặc, rãnh thoát nước hạ lưu không có nước, chưa phát hiện hiện thượng thấm tập trung ở mái đập hạ lưu. Có ít nước xuất hiện ở chân đập hạ lưu ở khu vực đống đá tiêu nước, tuy nhiên không phát hiện dòng thấm nào trên mái đập chứng tỏ khả năng chống thấm của đập và nền đập là rất tốt và vật thoát nước hạ lưu còn hoạt động tốt. Các rãnh thoát, bậc thang lên xuống phía mái hạ lưu còn tốt tuy nhiên cỏ mọc phủ kín cần phát quang vệ sinh sạch đảm bảo an toàn, tiêu thoát nước về mùa mưa.
– Bảo vệ an toàn đập: Theo pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi: đập cấp I tối thiểu là 300 m, phạm vi không được xâm phạm là 100 m sát chân đập, phạm vi còn lại được sử dụng cho các mục đích không gây mất an toàn đập.
– Bổ sung hệ thống mốc đo chuyển vị ngang, đứng đập đất.
– Đập đưa vào sử dụng đã 19 năm nên đã ổn định về lún. Độ lún lớn nhất theo tính toán là 2,2cm, chứng tỏ thân đập hầu như sẽ không còn lún nữa.

4.2. Đề xuất biện pháp xử lý:

– Cao trình đỉnh đập: mới nâng cấp, mặt đập đã trải nhựa, cao trình đỉnh đập (+211,30 ÷ +211,70m) cũng như tường chắn sóng hiện tại (+212,10 ÷ +212,40m) cao hơn cao trình đỉnh đập theo tính toán (+211,36m), nên không cần nâng cấp đỉnh đập. – Mái thượng lưu: còn rất tốt, không cần sửa chữa – Mái hạ lưu: đang ổn định, cần phát quang cỏ và cây dại để bảo vệ rãnh thoát nước và bậc tam cấp, giúp thoát nước tốt. – Bổ sung hệ thống mốc đo chuyển vị ngang, đứng đập đất để có cơ sở đánh giá an toàn đập sau này. – Bổ sung hệ thống hàng rào, mốc ranh giới xác định phạm vi bảo vệ an toàn đập cũng như an toàn lòng hồ.   CHƯƠNG 5. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG VÀ AN TOÀN TRÀN XẢ LŨ

5.1. Đánh giá khả năng xả lũ:

Sau khi tra lại cấp công trình theo quy chuẩn kỹ thuật QCVN 04-05: 2012 BNNPTNT cấp công trình là cấp I, tần suất lũ thiết kế là P = 0.5%, tần suất lũ kiểm tra là P = 0.1%. Tiến hành điều tiết lũ với các tần suất P = 0.5%; 0.1%. Kết quả điều tiết lũ được đưa ra ở bảng sau.

Bảng 5.1: Kết quả tính toán điều tiết lũ
Giai đoạn
Cấp công trình
Mực nước đón lũ
Thiết kế Kiểm tra
Tần suất (%)
Qđến max (m³/s)
Qxả max (m³/s)
HGC

(m)

Tần suất % Qđến max (m³/s) Qxả max (m³/s) HGC (m)
Thiết kế II +204 1 5540 1237 209.92 0.5 6360 1876 210.86
Lập QT VH điều tiết II +204 1 3953 1059.16 208.75 0.5 4348 1149 209.3
TV kiểm định I +204 0.5 5244.38 1180.53 209.57 0.1 6552.14 1404.52 210.86
+203 1137.71 209.31 1376.26 210.65
+202 1106.55 209.12 1338.83 210.49
 Theo kết quả tính toán điều tiết lũ ở bảng trên, nhận thấy lưu lượng lũ đến tính theo tài liệu khí tượng thủy văn cập nhật đến năm 2013 ứng với tần suất thiết kế 0.5% là 5244.38 m³/s nhỏ hơn lưu lượng lũ đến theo thiết kế (5540 m³/s) và lưu lượng xả lũ với tần suất thiết kế 0.5% qua tràn theo tài liệu cập nhật đến năm 2013 là 1180.53 m³/s nhỏ hơn lưu lượng xả lũ thiết kế theo thiết kế trước đây (1237 m³/s). Do đó, kích thước tràn hiện tại đảm bảo khả năng xả lũ.

5.2. Đánh giá chất lượng BTCT tràn:

           Qua kiểm tra hiện trạng tràn xả lũ nhận thấy: Tràn xả lũ sau 19 năm khai thác sử dụng, hiện tại vẫn làm việc đáp ứng được theo thiết kế ban đầu, chất lượng BTCT tràn xả lũ còn tốt, tại vị trí chân tường trụ pin xuất hiện 01 vị bong tróc, hai bên tường bên hạ lưu tràn xuất hiện vài vị trí thấm ở vị trí khe nối, bê tông chưa có dấu hiệu xuống cấp, hư hỏng, phần quét vôi mặt ngoài của nhà vận hành đã cũ, rêu mốc, trần nhà vận hành bị thấm, lan can bị gãy, mái ngói, vách kính bị vỡ cần xử lý.
Một số hư hỏng nhỏ nêu trên không ảnh hưởng nhiều đến an toàn tràn xả lũ. Tuy nhiên cũng cần phải sửa chữa để đảm bảo thẩm mỹ và không làm phát triển thêm các hư hỏng. Hình 5.1. Khoang giữa tại vị trí chân trụ pin bị bong tróc Hình 5.2. Tại vị trí chân tường bên tràn có vệt thấm

Hình 5.3. Trần tháp vận hành van bị thấm

Hình 5.4. Lan can nhà vận hành tràn bị hỏng gãy 

5.3. Đánh giá chất lượng cửa van, thiết bị đóng mở:

5.3.1. Cửa van tràn

Kết cấu cửa van tràn đã duy tu bào dưỡng định kỳ còn tốt.
Bề mặt tole bưng cửa còn tốt.
Dầm ngang, dầm chính còn tốt không bong tróc hoen gỉ.
Các đường hàn không có các vết rạn nứt và kết cấu cối quay làm việc ổn định.
Joint đáy không kín nước nên bị rò nước dưới đáy tràn khi đóng cửa van.

Hình 5.5. Cửa van cung tràn nhìn hạ lưu

5.3.2. Xilanh thủy lực và trạm nguồn cửa van tràn Hiện trạng thiết bị đóng mở cửa van vận hành bình thường, ống dẫn dầu vào xilanh thủy lực rò rỉ gây hoen gỉ, hệ thống tời vẫn còn hoạt động, cáp kéo phai sự cố bị gỉ sắt. Hình 5.6. Xilanh thủy lực

Hình 5.7. Hệ thống điều khiển của van tràn

5.4. Đề xuất biện pháp xử lý:

– Chống thấm trần mái, quét vôi lại nhà vận hành, sửa chữa lan can bị gãy đổ, thay kính cửa bị vỡ. – Thay joint đáy cửa van tràn. – Thay ống dẫn dầu vào xilanh thủy lực, tra dầu mở bảo quản cáp tời.   CHƯƠNG 6. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG VÀ SỰ AN TOÀN CỐNG LẤY NƯỚC

6.1. Đánh giá chất lượng BTCT cống lấy nước:

            – Quá trình điều tiết qua cống lấy nước từ khi khai thác đến nay khá phù hợp với qui trình vận hành hiện tại.
            – Kết cấu cống: thân cống có 1 lổ thủng gây thấm nước trần cống, cần sửa chữa để đảm bảo an toàn, ổn định cống.
            – Kết cấu tháp điều tiết cống: còn tốt, mái tháp cống bị thấm và gạch lát mái bị vỡ rất nhiều, cần sửa chữa.
            – Kênh hạ lưu: chất lượng bê tông còn tốt, đảm bảo cấp nước với lưu lượng yêu cầu. Tường hạ lưu cống có 1 vị trí bong tróc bê tông cần gia cố lại.
Hình 6.1. Tháp vận hành cống nhìn từ phía đập đất 
Hình 6.2. Phía trong thân cống bị rò nước

Hình 6.3. Tường cánh cống lấy nước phía hạ lưu bị bong tróc, xâm thực

6.2. Đánh giá công tác khảo sát cường độ bê tông

6.2.1. Kết quả thí nghiệm bắn súng bật nảy và siêu âm Kết quả giữa phương pháp thí nghiệm bắn súng và thí nghiệm siêu âm khác nhau. Kết quả thí nghiệm bắn súng có cường độ cao hơn kết quả thí nghiệm siêu âm. Tuy nhiên, khi quy cường độ hiện trường về mẫu lập phương chuẩn, kết quả thí nghiệm bằng phương pháp siêu âm có độ chính xác cao hơn thí nghiệm bắn súng (TCXDVN239:2006; mục 7.2.1.) nên Tư vấn dùng kết quả thí nghiệm siêu âm để đánh giá cường độ bê tông hiện trường. Để đánh giá được cường độ bê tông theo kết quả siêu âm cần phải lập đường chuẩn giữa các thí nghiệm. Tuy nhiên, do số lượng thí nghiệm nén mẫu bê tông cho từng cấu kiện ít (n=1) nên không thể lập đường chuẩn. Trong báo cáo này, công tác đánh giá cường độ bê tông cho từng cấu kiện theo thí nghiệm siêu âm dựa vào cường độ trung bình các kết quả thí nghiệm trên cùng cấu kiện.

       Cường độ trung bình từng cấu kiện như sau:

6.2.2. Đánh giá cường độ bê tông

– Căn cứ vào cường độ bê tông thiết kế của các cấu kiện (Hồ sơ thiết kế thi công của công trình cống lấy nước: Bê tông thân cống: M200). – Căn cứ vào kết quả thí nghiệm siêu âm và bắn súng bật nảy trên các đốt cống thuộc cống lấy nước hồ chứa nước Ayun Hạ. Sơ bộ đánh giá cường độ bê tông hiện trường của các hạng mục theo TCXD 239:2000  như sau: Cơ sở đánh giá cường độ bê tông hiện trường là cường độ yêu cầu (Ryc): Ryc ≥ 1,2R/1,5 = 0,8R. Trong đó:     R – là cường độ bê tông theo thiết kế. 1,2/1,5- là hệ số chấp nhận theo tiêu chuẩn Vương Quốc Anh BS 6089:1981.

  TT Tên cấu kiện Cường độ BT theo kết quả siêu âm (daN/cm2) Cường độ bê tông theo thiết kế: R (daN/cm2) Đánh giá cường độ bê tông Ryc≥0.8R (daN/cm2) Ghi chú  
  1 Đốt cống 3 149 200.0 Không đạt    
  2 Đốt cống 4 170 200.0 Đạt y/c thiết kế    
  3 Đốt cống 5 200 200.0 Đạt y/c thiết kế    
  3 Đốt cống 6 210 200.0 Đạt y/c thiết kế    
Bảng 6.2: KẾT QUẢ KIỂM TRA CƯỜNG ĐỘ BÊ TÔNG HIỆN TRƯỜNG
THEO PHƯƠNG PHÁP SIÊU ÂM
  TÊN CẤU KIỆN KIỂM TRA THÔNG SỐ SIÊU ÂM Cường độ Cường độ
STT Khoảng cách Thời gian Vận tốc Chi tiết Trung bình
  (mm) (ms) (m/s) (daN/cm2) (daN/cm2)
CỐNG HỘP
1 ĐỐT 3 (NÓC) 200 156.6 2990 137 149
200 62.3 3210 162
200 69.2 2891 126
200 62.9 3180 158
200 62.7 3190 160
2 ĐỐT 3 (VÁCH TRÁI) 200 78.5 3310 173 165
200 81.0 3210 162
200 80.0 3250 166
200 81.3 3200 161
200 80.7 3220 163
3 ĐỐT 3 (VÁCH PHẢI) 200 82.8 3140 154 159
200 78.5 3310 173
200 81.8 3180 158
200 82.5 3150 155
200 82.3 3160 156
4 ĐỐT 4 (NÓC) 200 156.6 3560 201 199
200 56.2 3560 201
200 56.0 3570 202
200 56.8 3520 196
200 56.8 3520 196
5 ĐỐT 4 (VÁCH TRÁI) 200 77.6 3350 177 177
200 78.5 3310 173
200 77.6 3350 177
200 77.4 3360 178
200 77.2 3370 180
6 ĐỐT 4 (VÁCH PHẢI) 200 79.8 3260 167 167
200 81.3 3200 161
200 80.0 3250 166
200 79.0 3290 171
200 79.3 3280 170
7 ĐỐT 5 (NÓC) 200 156.6 3670 213 219
200 54.3 3680 214
200 53.3 3750 222
200 53.2 3760 223
200 52.9 3780 225
8 ĐỐT 5 (VÁCH TRÁI) 200 67.9 3830 231 227
200 68.4 3800 228
200 67.5 3850 233
200 69.3 3750 222
200 69.7 3730 220
9 ĐỐT 5 (VÁCH PHẢI) 200 73.0 3560 201 200
200 73.9 3520 196
200 73.9 3520 196
200 72.4 3590 204
200 72.8 3570 202
10 ĐỐT 6 (NÓC) 200 156.6 4050 255 244
200 50.3 3980 248
200 50.6 3950 244
200 51.2 3910 240
200 52.1 3840 232
11 ĐỐT 6 (VÁCH TRÁI) 200 70.5 3690 215 211
200 71.2 3650 211
200 70.5 3690 215
200 72.8 3570 202
200 70.8 3670 213
12 ĐỐT 6 (VÁCH PHẢI) 200 71.2 3650 211 210
200 72.2 3600 205
200 71.0 3660 212
200 70.5 3690 215
200 72.2 3600 205
                           

6.3. Đánh giá chất lượng cửa van và thiết bị đóng mở:

Các thiết bị cơ khí vận hành cửa cống đang còn tốt, hoạt động bình thường.

Hình 6.4. Thiết bị vận hành cửa cống

6.4. Kết luận:

– Kết cấu cống: thân cống bị rò rỉ  ở khớp nối giữa đốt 2 và đốt 3, đặc biệt có 1 lổ thủng ở đốt 3 (cách khớp nối với đốt 1 là 20cm và cách nóc 1,6m) xuất hiện hiện tượng nước phun thành dòng. Kết quả thí nghiệm cường độ bê tông cũng cho thấy ở đốt 3 cường độ bê tông không đạt yêu cầu. – Kết cấu tháp điều tiết cống: còn tốt, mái tháp cống bị thấm và gạch lát mái bị vỡ rất nhiều. – Kênh hạ lưu: chất lượng bê tông còn tốt, đảm bảo cấp nước với lưu lượng yêu cầu. Tường hạ lưu cống có 1 vị trí bong tróc bê tông.

6.5. Đề xuất biện pháp xử lý:

– Chống thấm mái tháp, sửa chữa lại phần ngói bị bong tróc, quét sơn lại nhà tháp. -Gia cố tường hạ lưu cống bằng vữa sika.                                                                                -Sửa chữa chống thấm thân cống bằng cách lắp đặt ống thép vào trong lòng cống cũ và bơm vữa lấp các khe hở.

BẢNG 1: KẾT QUẢ KIỂM TRA CƯỜNG ĐỘ BÊ TÔNG HIỆN TRƯỜNG
THEO PHƯƠNG PHÁP SÚNG BẬC NẨY
STT Cấu kiện Trị số bậc nẩy của súng Giá trị TB của cường độ bê tông Rn (daN/cm²) Cường độ bê tông hiện trường Rht(daN/cm²) Cường độ bê tông hiện trường trung bình Hướng bắn ( độ )
N1 N2 N3 N4 N5 N6 N7 N8 N9 N10 Ntb
1 Đốt 3 32 26.5 38 23.9 18 24 32 38.6 38 35 30.6 193.05 146 146 90
2 Vách trái Đốt 3 22.5 22.5 25.5 20 25 25 32 30 32 25 25.95 186.26 140 0
3 Vách phải Đốt 3 28 26.5 28 28 29 25 24 28 29 23 26.85 202.45 153 0
4 Đốt 4 31 33 31.5 41 34.3 30 35.8 30.6 37.8 32 33.7 242.62 183 175 90
5 Vách trái Đốt 4 26 28 27 28 26 30 29 28 29 27 27.8 218.30 165 0
6 Vách phải Đốt 4 30 29 30 29 30 28 28 28 29 29 29 234.15 177 0
7 Đốt 5 38 46 36.5 46.5 41.2 39.5 34.1 42.4 43.8 40 40.8 363.82 274 213 90
8 Vách trái Đốt 5 29.5 28 28 29.5 28 29 30 31 30 30 29.3 234.15 177 0
9 Vách phải Đốt 5 31 28 29 26 29.5 30 29 29 31 33 29.55 250.00 189 0
10 Đốt 6 42.5 54.2 41 40.6 23.6 22 39.5 47.6 40.8 42 39.38 327.63 247 217 90
11 Vách trái Đốt 6 44 28 38.5 22 32 39.5 25 33 30 30 32.2 285.13 215 0
12 Vách phải Đốt 6 28 40.5 34 22 26 25 25 29 41 33 30.35 250.00 189 0
 
CHƯƠNG 7. KIỂM TRA TÌNH TRẠNG BỒI LẮNG CỦA HỒ CHỨA

 7.1. Phương pháp tính

            Hồ chứa nước Ayun Hạ không có tài liệu đo đạc bùn cát, ở gần lưu vực hồ chứa nước Ayun Hạ có tài liệu đo đạc bùn cát tại trạm thủy văn An Khê có điều kiện bề mặt, diện tích và địa chất tương tự với lưu vực hồ chứa nước Ayun Hạ. Do vậy, tính toán lượng bùn cát hồ chứa nước Ayun Hạ lấy số liệu bùn cát trạm thủy văn An Khê làm lưu vực tương tự.
           Từ bảng thống kê số liệu lưu lượng bùn cát bình quân và lưu lượng dòng chảy bình quân tại trạm thủy văn An Khê, tính được mật độ bùn cát bình quân nhiều năm trạm thủy văn An Khê theo công thức:
                        Trong đó:
                                          RL0: Lưu lượng bùn cát trạm An Khê
                                          Q0AK: Lưu lượng dòng chảy trung bình nhiều năm trạm An Khê
           Tính lưu lượng bùn cát lơ lửng đến hồ Ayun hạ:
                               Q0AY: Lưu lượng dòng chảy trung bình nhiều năm đến hồ Ayun Hạ
            Khối lượng bồi lắng bùn cát lơ lửng hàng năm:
            Dung tích bồi lắng bùn cát lơ lửng hàng năm:
            Khối lượng bối lắng bùn cát di đáy hàng năm:
            Dung tích bồi lắng bùn cát di đáy hàng năm:
          Trong đó: Kbl – hệ số phản ánh khả năng bồi lắng lượng bùn cát lơ lửng đến hồ phụ thuộc vào  tỷ số β:     
                  Vk– dung tích hồ chứa tính đến mực nước dâng bình thường
                  W0– tổng lượng dòng chảy năm bình quân nhiều năm
                  Với β>0.6 thì Kbl = 1
                   Với β
            Với 0.15<β
                Trong trường hợp hồ Ayun Hạ β=0.21 => Kbl=0.74
              (gam ma) g – dung trọng riêng của bùn cát: 1.05 (tấn/m³) ứng với bùn cát lơ lửng
             1.2 (tấn/m3) ứng với bùn cát di đáy
            Khối lượng bùn cát bồi lắng hàng năm:
                                            Wbc = WL + WD   
            Dung tích bùn cát bồi lắng hàng năm:
                                        Vbc = VL + VD

7.2. Bùn cát bồi lắng hồ chứa nước Ayun Hạ

            Theo tài liệu tính toán kỹ thuật để lập quy trình vận hành hồ chứa nước Ayun Hạ, có bảng số liệu lưu lượng dòng chảy tháng trong năm từ năm 1967 – 2000. Lưu lượng dòng chảy bình quân nhiều năm Q0=37.46 (m³/s). Lấy số liệu dòng chảy bùn cát lưu vực An Khê làm lưu vực tương tự để tính toán, kết quả tính toán lượng bùn cát đến hồ Ayun Hạ được đưa ra ở bảng sau:
Bảng 7.1. Lượng bùn cát thiết kế hồ chứa nước Ayun Hạ 
Cấp công trình II
Tuổi thọ công trình năm 100
Bùn cát lơ lửng Tấn/năm 109.908
m³/năm 104.675
Bùn cát di đáy Tấn/năm 21.982
m³/năm 18.318
Tổng lượng Tấn/năm 131.890
m³/năm 122.993
100 năm Tấn 13.189.011
12.299.277
Hbc (m) 189,54
19 năm Tấn 2.505.913
2.336.863
Hbc (m) 185,15
      Để xác định chính xác lượng bùn cát bồi lắng lòng hồ, Tư vấn kiểm định tiến hành đo đạc lại địa hình mặt cắt ngang lòng hồ để biết lượng bùn cát thực tế đã bồi lắng sau 19 năm hồ đi vào hoạt động. xác định lại cấp của công trình hồ chứa nước theo quy chuẩn quốc gia QCVN 04-05: 2012 BNNPTNT và .
* Xác định cấp công trình theo QCVN 04-05: 2012 BNNPTNT theo các thông số:
Diện tích tưới:13500 ha => công trình cấp II
Dung tích ứng với MNDBT: 253×106 m³ => công trình cấp I
Chiều cao đập đất lớn nhất: 37m => công trình cấp I
Theo các tiêu chí trên, cấp công trình là cấp cao nhất xác định theo các tiêu chí.
Vậy cấp công trình là cấp I.
Ứng với công trình cấp I, tần suất thiết kế là P=0.5%, tần suất kiểm tra P = 0.1%
* Trong tháng 6/2014 công tác đo đạc mặt cắt ngang địa hình lòng hồ chứa Ayun Hạ đã hoàn thành đưa ra các số liệu cao trình lòng hồ với 13 mặt cắt lần lượt từ cụm công trình đầu mối đi sâu vào lòng hồ, các vị trí mặt cắt được đưa ra tại hình 6.1.
Hình 7.1: Vị trí các tuyến mặt cắt ngang lòng hồ Ayun Hạ
      Theo kết quả số liệu thực đo các tuyến mặt cắt ngang như đã trình bày ở trên. Cao trình đáy hồ cao thấp không đều theo cả hướng dòng chảy và mặt cắt ngang vuông góc với hướng dòng chảy. Cao trình đáy hồ trung bình ở vị trí các mặt cắt 13- 11 ở vào khoảng 186m. Ở vị trí các tuyến mặt cắt này phản ánh lưu lượng bùn cát tập trung đến hồ rõ nét nhất vì đây là phạm vi chính của lòng hồ. Lượng nước chảy về hồ sẽ tập trung chính ở đây, mang theo lượng bùn cát bồi lắng. Từ vị trí mặt cắt 10 đến mặt cắt số 6 cao trình đáy trung bình lại có xu hướng giảm dần, cao trình đáy ở vào khoảng 173-175m. Thấp nhất tại vị trí mặt cắt số 6, cao trình đáy hồ thấp nhất là 172,33m. Khu vực này có cao trình đáy thấp là vì lòng hồ co hẹp đột ngột theo tuyến dẫn nước ra đập chính, làm tăng vận tốc dòng chảy mang theo lượng bùn cát dưới đáy. Từ mặt cắt 5 về mặt cắt số 1, cao trình đáy lại có xu hướng tăng dần do lượng bùn cát bị cuốn trôi từ mặt cắt số 10 đến mặt cắt số 6. Cao trình đáy hồ trung bình tại vị trí các mặt cắt này ở vào khoảng 185-186m (bồi lắng so với lúc đưa vào vận hành từ 5÷6m). Tại vị trí khoảng  mặt cắt số 1-2, cao trình đáy lòng hồ trung bình là 186,5m, cao hơn cao trình bùn cát trung bình 0,5 m. Cao trình bùn cát ở vị trí gần cửa lấy nước ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sử dụng nước phục vụ tưới và phát điện của hồ chứa nên cần phải theo dõi xem xét thường xuyên hơn.

          Nhận xét:

Như vậy, thực tế bùn cát bồi lắng lòng hồ Ayun Hạ đang diễn ra rất nhanh, đặc biệt là khu vực gần cửa lấy nước cao trình bùn cát là 188m cao hơn cao trình bùn cát tính theo lý thuyết là 2,85m. Nguyên nhân có thể do nạn phá rừng làm cho thảm phủ đầu nguồn giảm đi nhiều, đất dễ bị xói mòn và gây bồi lắng lòng hồ.

Sau 19 năm đi vào hoạt động thì coi như cao trình bùn cát lòng hồ đang ở cao trình +188m ứng với lượng dung tích đã bồi lắng sau 19 năm là 6,6×106 m3. Từ đó, lượng bùn cát bồi lắng trung bình lòng hồ mỗi năm là 0,347×106 m3. Theo QCVN 0405: 2012 BNNPTNT thì ứng với công trình cấp I cao trình bùn cát phải thấp hơn cao trình ngưỡng cửa lấy nước là 0,5m (Hbc=190m) và thời gian quy định ngưỡng cửa lấy nước không bị bùn cát bồi lấp không ít hơn 100 năm. 

Tuy nhiên theo số liệu khảo sát đo đạc bồi lắng lòng hồ năm 2014 của đơn vị kiểm định, cao trình lòng hồ cao nhất khoảng +188,0m, khu vực bồi lắng nhanh là tại vị trí mặt cắt 1÷3. Chiều cao bồi lắng từ 2÷7m, tốc độ bồi lắng trung bình từ 0,11 ÷ 0,37m mỗi năm (tính từ lúc đưa vào vận hành năm 1995 đến lúc đo đạc kiểm định năm 2014). Như vậy với tốc độ bồi lắng như trên thì khoảng 8 đến 9 năm nữa cao trình bùn cát đạc đến cao trình +190,0m và sau 2 đến 3 năm tiếp đó cao trình bùn cát bằng cao trình ngưỡng cống lấy nước +190,5m.

7.3. Đề xuất biện pháp xử lý:

     Lòng hồ bị bồi lắng từ 2,0÷7,0m, tuy nhiên chỗ bồi lắng nhiều nhất có cao trình khỏang +188,0m vẫn còn thấp hơn so với cao trình ngưỡng cống lấy nước (+190,50m) và cao trình bùn cát của hồ (+190,0m). Nhưng do tốc độ bồi lắng diễn ra nhanh hơn rất nhiều so với tính toán, nên cần có giải pháp bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn và lên phương án tiến hành nạo vét lòng hồ để đảm bảo dung tích hồ phục vụ được đa mục tiêu: cấp nước tưới, phát điện và nuôi trồng thủy sản.  
CHƯƠNG 8. KIỂM TRA XẢ LŨ HỒ CHỨA THEO CÁC TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ HIỆN HÀNH, CÁC TÀI LIỆU THỦY VĂN VÀ CÁC TÀI LIỆU ĐỊA HÌNH, ĐỊA MẠO ĐÃ ĐƯỢC CẬP NHẬT

8.1. Hiện trạng công trình

Theo như thiết kế công trình hồ chứa nước Ayun Hạ, công trình có tràn xả lũ là bê tông cốt thép, mặt cắt thực dụng, có ba cửa van hình cung kích thước BxH = 6×5 m², hệ thống đóng mở bằng điện, tiêu năng bằng máng phun, cao trình đỉnh tràn là +199m, Qxả max =1237 m³/s. Thông số hồ chứa nước: Mực nước dâng bình thường 204m, mực nước chết 195m, Mực nước lũ thiết kế (1%) 209,92 m
Theo sổ quan trắc lưu lại mực nước và lượng mưa hồ chứa Ayun Hạ từ năm 1998 đo mực nước tại các thời điểm lúc 7h sáng hoặc 19h chiều từ năm 1988 đến nay thì mực nước trong hồ chứa không có giá trị nào vượt cao trình 205m tức là lớn hơn mực nước dâng bình thường 1m. Hồ chứa thường xả nước phục vụ tưới ở các mùa vụ và điều tiết các trận lũ nhỏ. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn cho tuyến công trình thì phải tính toán điều tiết lũ lại hồ chứa, đề phòng trường hợp bất trắc xảy ra và có những biện pháp ứng phó.

8.2. Tài liệu phục vụ tính tóan

8.2.1. Các tài liệu trong hồ sơ thiết kế

– Công trình thủy lợi Ayun Hạ – Thiết kế kỹ thuật, Hà Nội 1989, viện khảo sát thiết kế thủy lợi, Bộ thủy lợi (nay là công ty TVXDTL1-HEC1, Bộ NN&PTNT)
–  Theo tài liệu thiết kế thì kết quả tính toán hoàn toàn dựa vào lưu vực tương tự An Khê (sông Ba) có F = 1370 km².
–  Tính toán dòng chảy năm và phân phối: sử dụng liệt tài liệu đo đạc 19 năm (1967-1987) có 2 năm không có tài liệu là 1975 và 1976.
Tính toán dòng chảy lũ: Tính Qmax sử dụng liệt tài liệu của An Khê có n = 21 năm (1966-1988); Tính Wmax sử dụng quan hệ đỉnh lượng của An Khê (Qmax-Wmax) theo liệt (1977-1986) và tính Q(t) lũ TK dùng trận lũ điển hình từ ngày 8-12/11/1981.

8.2.2. Các tài liệu phục vụ xây dựng quy trình vận hành điều tiết lũ hồ chứa

1) Các tài liệu trong hồ sơ thiết kế
2) Tài liệu của An Khê (sông Ba) các trạm trong khu vực Tây Nguyên đến năm 2000
3) Tài liệu của Ayun Hạ (sông Ayun): Đây là trạm thủy văn dùng riêng do ngành thủy lợi tổ chức đo đạc tại ngay tuyến đập. Số liệu đo đạc của trạm thủy văn Ayun Hạ trong 5.5 năm từ tháng 6 năm 1988 ÷ 1993.

8.2.3. Các tài liệu sử dụng phục vụ tính toán kiểm định hồ chứa nước Ayun Hạ.

1) Các tài liệu trong hồ sơ thiết kế và hồ sơ lập quy trình vận hành điều tiết hồ chứa nước Ayun hạ.
2) Liệt lượng mưa ngày lớn nhất trạm thủy văn Pơ Mơ Rê (1978 – 2013), 36 năm
3) Liệt lượng mưa ngày trạm thủy văn An Khê (1977 – 2013), 37 năm
4) Chuỗi dòng chảy tháng lưu vực tương tự An Khê cập nhật đến năm 2012.
5) Liệt lưu lượng đỉnh lũ trạm thủy văn An Khê cập nhập đến năm 2013
6) Liệt tổng lượng lũ 1,3,5,7 ngày max trạm thủy văn An Khê (1977-2013)
7) Trích lũ giờ trạm thủy văn An Khê qua các năm lũ lớn như 1981, 1986, 1987, 1993,1998, 2007,2013
 Nguồn tài liệu này do Trung tâm ứng dụng công nghệ và bồi dưỡng nghiệp vụ khí tượng thủy văn và môi trường (Trung tâm khí tượng thủy văn Quốc Gia – Bộ tài nguyên và môi trường) cung cấp.
Nhận xét về nguồn tài liệu:
–   Đối chiếu với liệt tài liệu lưu lượng đỉnh lũ do Viện khảo sát thiết kế thủy lợi, Bộ Thủy Lợi (tài liệu thiết kế kỹ thuật, Hà Nội năm 1989) tại trạm An khê từ năm 1966 – 1988 để tính toán thiết kế với liệt tài liệu tư vấn kiểm định sử dụng tính toán hiện tại cho thấy không có sự sai khác nhiều. Cụ thể như sau: Xem bảng 8.1
Bảng 8.1: So sánh liệt tài liệu lưu lượng đỉnh lũ max trạm An Khê
TT Năm Viện TK TVKĐ
Trạm An Khê Qmax (m³/s) Qmax (m³/s)
1 1966 752  
2 1967 330 409
3 1968 1910 1798
4 1969 386 448
5 1970 2277 3218
6 1971 425 478
7 1972 2156 3015
8 1973 1330 1382
9 1974 350 398
10 1977 507 507
11 1978 326 326
12 1979 567 567
13 1980 1560 1560
14 1981 2440 2440
15 1982 106 (nhỏ bỏ qua)
16 1983 1300 1300
17 1984 1790 1790
18 1985 747 747
19 1986 1910 1910
20 1987 1620 1620
21 1988 1685 1680
  TB 1165,43 1347,00
Từ bảng so sánh giữa 2 liệt tài liệu lưu lượng đỉnh lũ trên cho thấy: Liệt tài liệu từ năm 1967-1988 của tư vấn kiểm định tương đối phù hợp với liệt tài liệu Viện thiết kế đã cung cấp trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật, chỉ sai khác một số năm đầu nhưng có phần thiên lớn hơn. Tư vấn kiểm định cập nhật thêm liệt tài liệu lưu lượng đỉnh lũ từ năm 1989 đến năm 2013 để tính toán lưu lượng đỉnh lũ đến hồ Ayun Hạ. Cụ thể lưu lượng đỉnh lũ max thống kê từ năm 1989-2013 như sau:
Năm Qlũ max (m³/s) Năm Qlũ max (m³/s)
1989 250 2002 584
1990 1710 2003 1090
1991 1380 2004 466
1992 1560 2005 950
1993 750 2006 275
1994 747 2007 2070
1995 774 2008 1170
1996 1600 2009 1410
1997 493 2010 745
1998 1670 2011 646
1999 1460 2012 203
2000 719 2013 3060
2001 1020 Trung bình 1072
 
8.3. Tổng hợp kết quả tính tóan điều tiết lũ:
8.3.1. Lũ thiết kế theo hồ sơ thiết kế:
            a. Kết quả tính tóan điều tiết lũ
P% Các đặc trưng lũ Điều tiết lũ
T (giờ) Qđinh (m3/s) W (106m3) HTL (m) Q xả max (m3/s) Wtrữ (106m3) Hhồ max (m)
1,0%   5.540   +204 1.687   +209,92
0,5%   6.360   +204 1.876   +210,86
 
            b. Nhận xét:
         – Đối với lũ tần suất 1% có lưu lượng đỉnh lũ 5.540m3/s, công trình đủ khả năng điều tiết ứng với MNDBT +204,0m.
         – Đối với lũ tần suất 0,5% có lưu lượng đỉnh lũ 6.360m3/s, nếu mực nước hồ trước lũ ở MNDBT thì mực nước hồ lớn nhất là + 210,86, cao hơn mực nước gia cường 0,94m; thấp hơn cao trình đỉnh đập 0,14m.
 
8.3.2. Lũ thiết kế theo quy trình vận hành điều tiết hồ (năm 2004)
P% Các đặc trưng lũ Điều tiết lũ
T (giờ) Qđinh (m3/s) W (106m3) HTL (m) Q xả max (m3/s) Wtrữ (106m3) Hhồ max (m)
1,0%   3.953   +204 1.059,16 467,51 +208,75
0,5%   4.348   +204 1.149,47 496,23 +209,30
 
8.3.3. Lũ thiết kế theo kiểm định có bổ sung cập nhật các tài liệu thủy văn, địa hình địa mạo:
         a. Kết quả tính tóan điều tiết lũ
P% Các đặc trưng lũ Điều tiết lũ
Txả max (giờ) Qđinh (m3/s) Wlũ 7max (106m3) HTL (m) Q xả max (m3/s) Wtrữ (106m3) Hhồ max (m)
0,5% 103 5.244,38 665,50 +204 1.180,53 514,98 +209,57
0,1% 105 6.552,14 803,31 +204 1.404,52 585,42 +210,86
 
         b. Nhận xét:
Với kết quả trên lưu lượng đỉnh lũ cùng tần suất 1% và 0,5 %, kết quả tính toán của Tư vấn kiểm định lớn hơn kết quả tính toán lập quy trình vận hành hồ chứa và nhỏ hơn kết quả tính tóan thiết kế. Tuy nhiên, ứng với tần suất lũ kiểm tra 0,1% thì lưu lượng đỉnh lũ lớn hơn so với tần suất lũ kiểm tra 0,5% do Tư vấn thiết kế tính toán và lựa chọn trước đây.
Lý do:
Giá trị lưu lượng đỉnh lũ lớn nhất bình quân giai đoạn (1966-1988) là 1.165 (m³/s) (theo báo cáo thủy văn – công trình thủy lợi Ayun Hạ – Viện khảo sát thiết kế thủy lợi – Hà Nội 1989) giá trị này tương đương với lưu lượng đỉnh lũ lớn nhất bình quân giai đoạn (1967-2013) là 1.167 (m³/s) sự chênh lệch này là nhỏ (0,17%). Từ chuỗi liệt tài liệu thống kê như trên, tiến hành kiểm định thống kê và vẽ đường tần suất lý luận cho thấy. Hệ số phân tán Cv của liệt tài liệu (1967-2013) là 0,61 nhỏ hơn liệt tài liệu (1966-1988) là 0,8. Do vậy đường tần suất lý luận do Tư vấn kiểm định tính toán có độ dốc nhỏ hơn của Tư vấn thiết kế đã tính toán dẫn đến kết quả tính toán lưu lượng đỉnh lũ nhỏ hơn.
   – Đối với lũ tần suất 0,5% có lưu lượng đỉnh lũ 5.244,38m3/s, công trình đủ khả năng điều tiết ứng với MNDBT +204,0m.
   – Đối với lũ tần suất 0,1% có lưu lượng đỉnh lũ 6.552,14m3/s, nếu mực nước hồ trước lũ ở MNDBT +204,0m thì mực nước hồ lớn nhất là +210,86. Theo TCVN 8216-2009 Thiết kế đập đất đầm nén thì chiều cao an toàn của đập ứng với công trình cấp I phải lớn hơn mực nước lũ thiết kế 1m và phải lớn hơn mực nước lũ kiểm tra 0,5m.
         Như vậy ứng với tần suất lũ 0,1%, cao trình mực nước đón lũ của hồ ở cao trình MNDBT +204,0m là không đảm bảo an toàn tuyến đập.

8.4. Kiểm tra khả năng xả lũ của tràn và khả năng an tòan của công trình tương ứng với các mực nước hồ: +203,0m và +202,0m

            a. Kết quả tính tóan điều tiết lũ thiết kế theo kiểm định có bổ sung cập nhật các tài liệu thủy văn, địa hình địa mạo:
 
P% Các đặc trưng lũ Điều tiết lũ
Txả max (giờ) Qđinh (m3/s) Mực nước TL (m) Q xả max (m3/s) Wtrữ (106m3) Hhồ max (m)
0,5% 103 5244,38 204 1180,53 514,98 +209,57
0,5% 103 5244,38 203 1137,71 501,19 +209,31
0,5% 104 5244,38 202 1106,55 491,16 +209,12
0,1% 105 6552,14 204 1404,52 585,42 +210,86
0,1% 105 6552,14 203 1367,26 573,70 +210,65
0,1% 106 6552,14 202 1338,83 562,62 +210,49
 
         b. Nhận xét:
         –  Liệt tài liệu dùng để tính toán từ 1967 đến 2013 (45 năm), có mức độ tin cậy cao.
         – Đối với lũ tần suất 0,5% có lưu lượng đỉnh lũ 5.244,38m3/s, công trình đủ khả năng điều tiết ứng với MNDBT +204,0m.
         – Đối với lũ tần suất 0,1% có lưu lượng đỉnh lũ 6.552,14m3/s, nếu mực nước đón lũ ở cao trình +204m; +203m thì mực nước hồ lớn nhất là + 210,86m; +210,65m công trình không đảm bảo chiều cao đập an tòan theo TCVN 8216-2009. Chỉ khi mực nước đón lũ ở cao trình +202m thì mực nước hồ lớn nhất là +210,49m đập đất đảm bảo cao trình an toàn.
 
Kết luận:
 Theo thiết kế, cao trình đỉnh đập là 211m và cao trình đỉnh tường chắn sóng là 212m.           Sau khi cập nhật số liệu thủy văn đến năm 2013 và các tài liệu địa hình, địa mạo liên quan, Tư vấn kiểm định tính toán điều tiết lũ theo cấp công trình quy định tại QCVN 04-05: 2012 BNNPTNT.
Đối với lũ tần suất 0,5% có lưu lượng đỉnh lũ 5.244,38m3/s, công trình đủ khả năng điều tiết ứng với MNDBT +204,0m
Đối với lũ tần suất 0,1% có lưu lượng đỉnh lũ 6.552,14m3/s, mực nước đón lũ ở cao trình +202m thì hồ địều tiết mới đảm bảo an toàn.
Theo quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Ba được ban hành kèm theo Quyết định số 1077/ QĐ-TTg ngày 07/7/2014 của Thủ Tướng Chính Phủ mực nước trước lũ của hồ là +203,0m, để giảm lũ hạ du thì mực nước hồ đón lũ là +202,0m. Theo kết quả tính toán kiểm định với trận lũ kiểm tra P=0,1% để điều tiết hồ an toán thì phải mở toàn bộ ba khoang tràn xả lũ và mực nước đón lũ là +202,0m.
         Vậy trong mọi trường hợp để đảm bảo an tòan cho công trình và giảm lũ cho hạ du thì mực nước đón lũ của hồ chứa phải vận hành về cao trình +202,0m
 
CHƯƠNG 9. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHÒNG CHỐNG LŨ CÔNG TRÌNH
 
– Căn cứ kết quả  tính toán điều tiết lũ tương ứng với cấp công trình đã hiệu chỉnh theo quy chuẩn QCVN 04-05:2012- BNNPTNT  trên cơ sở đã cập nhật số liệu thủy văn, tài liệu địa hình địa mạo.
– Căn cứ quyết định số 1077/ QĐ-TTg về việc ban hành Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Ba.
  1. 1. Đánh giá khả năng phòng chống lũ công trình tương ứng với tần suất thiết kế:
TH Txả max (giờ) Z hồ trước lũ Qđỉnh max 0.5% (m³/s) q xả max (m³/s) H hồ max (m) W trữ (triệu m³)
1 103 204 5244,38 1180,53 +209,57 514,98
2 103 203 5244,38 1137,71 +209,31 501,19
3 104 202 5244,38 1106,55 +209,12 491,16
 
  1. 2. Đánh giá khả năng phòng chống lũ công trình tương ứng với tần suất kiểm tra:
 
TH Txả max (giờ) Z hồ trước lũ Qđỉnh max 0.1% (m³/s) q xả max (m³/s) H hồ max (m) W trữ (triệu m³)
1 105 204 6552,14 1404,52 +210,86 585,42
2 105 203 6552,14 1367,26 +210,65 573,70
3 106 202 6552,14 1338,83 +210,49 562,62
 
–                 Nhận xét đánh giá khả năng phòng chống lũ:
a. Đối với công trình đầu mối (đập đất): Kết quả kiểm định mực nước ứng với tần suất lũ kiểm tra là tương đương so với thiết kế ban đầu. Tuy nhiên, khi mực nước đón lũ ở cao trình +204m và +203m, ứng với tấn suất lũ kiểm tra 0,1% thì cao trình đỉnh đập không đảm bảo an tòan theo TCVN 8216-2009.
b. An toàn về chống lũ hạ du:
–   Ứng với cao trình mực nước hồ +204m và +203m: q xả max lớn, mức độ an toàn thấp; cao trình đỉnh đập không đảm bảo an toàn so với tần suất lũ kiểm tra P=0,1%
–  Ứng với cao trình mực nước hồ +202 (TH3): q xả max giảm nhỏ hơn nhiều so với TH1 và TH2, thời gian tích nước kéo dài, hồ có dung tích phòng lũ nhiều hơn, đảm bảo thời gian để ứng phó với lũ như di dời dân cư cho vùng hạ du khi xảy ra lũ lớn.
– Kết luận:
 Điều tiết xả lũ mọi trường hợp đảm bảo cho tuyến công trình, giảm lũ cho hạ du cao trình  mực nước hồ  đón lũ phải đưa về cao trình +202m để đảm bảo hồ chứa vận hành theo đúng Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Ba và đảm bảo chiều cao an toàn của đập theo TCVN 8216-2009.
  KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Hồ chứa nước Ayun Hạ đã được xây dựng hơn 19 năm kể từ khi đưa vào khai thác và sử dụng. Một số hạng mục công trình đầu mối như đập đất, tràn xả lũ, cống lấy nước đến nay đã bị xuống cấp, một số hạng mục công trình không còn đáp ứng theo các tiêu chuẩn tính tóan thiết kế hiện nay.
Theo kết quả tính toán kiểm tra của Tư vấn kiểm định hiện trạng công trình hồ chứa nước Ayun Hạ đang tồn tại một số vấn đề chính sau đây:
– Lòng hồ:
+ Theo theo số liệu khảo sát đo đạc bồi lắng lòng hồ năm 2014 của đơn vị kiểm định, cao trình lòng hồ cao nhất khoảng +188,0m cho thấy lòng hồ bồi lắng từ 2÷7m tốc độ bồi lắng trung bình từ 0,11 ÷ 0,37m mỗi năm. Như vậy với tốc độ bồi lắng như trên thì khỏang 8 đến 9 năm nữa cao trình bùn cát đạc đến cao trình+190,0m và sau 2 đến 3 năm tiếp đó cao trình bùn cát bằng cao trình ngưỡng cống +190,5m. Do đó cần phải nạo vét hồ để đảm bảo dung tích hồ phục vụ đa mục tiêu: cấp nước tưới, phát điện, nuôi trồng thủy sản. Đồng thời phải có biện pháp bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn nhằm duy trì và bảo vệ nguồn nước.
– Đập đất:
+ Cao trình đỉnh đập đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn thiết kế hiện hành.
+ Đập còn tốt, chưa có dấu hiệu hư hỏng xuống cấp.
+ Tính toán kiểm tra đập đảm bảo ổn định.
+ Thiếu các mốc quan trắc chuyển vị, cần bổ sung để quan trắc đánh giá an toàn đập.
+ Đất đắp đập ở gần vị trí thân cống bị rò nước có khả năng bị xói ngầm, gây rỗng đập.
– Tràn xả lũ:
+ Trần mái nhà vận hành bị thấm, kính cửa bị vỡ, lan can bị gãy đổ.
+ Đường tràn thoát lũ hạ lưu đảm bảo cho việc thoát lũ thiết kế.
+ Joint đáy cửa van tràn không kín nước, chân tường tràn bị xâm thực vài chỗ.
– Cống lấy nước:
 + Kết cấu cống: thân cống có 1 lổ thủng gây thấm nước trần cống.
 + Kết cấu tháp điều tiết cống: còn tốt, mái tháp cống bị thấm và gạch lát mái bị vỡ rất nhiều.
– Kênh hạ lưu:
Chất lượng bê tông còn tốt, đảm bảo cấp nước với lưu lượng yêu cầu. Tường hạ lưu cống có 1 vị trí bong tróc, xâm thực bê tông nhưng không đáng kể.
2. Kiến nghị:
2.1. Đối với công tác quản lý đập:
– Xây dựng lại 12 mốc quan trắc lún, chuyển vị ngang của đập đất thường xuyên quan trắc, ghi chép đầy đủ làm cơ sở đánh giá an toàn đập lần tiếp theo.
– Xây dựng lại 01 hố quan trắc mực nước thấm trong thân đập đã bị hư.
– Bảo dưỡng và vận hành thử định kỳ hệ thống tời nhằm dự phòng khi hệ thống xi lanh thủy lực đóng mở cửa van tràn bị sự cố.
– Đối với vị trí thấm trong cống lấy nước cần phải theo dõi quan sát thường xuyên để phát hiện kịp thời khi xuất hiện hiện tượng trôi đất gây mất ổn định công trình trong khi chờ xử lý.
– Xây dựng qui trình vận hành phù hợp với Qui trình vận hành liên hồ chứa của Thủ tướng Chính phủ ban hành, đồng thời cập nhật các thông số mới theo các Tiêu chuẩn hiện hành.
– Xây dựng thêm trạm khí tượng thủy văn trong lưu vực để dự báo thời tiết phục vụ công tác quản lý vận hành.
– Xây dựng bản đồ ngập lụt hạ du, các mốc cảnh báo lũ và các phương án ứng cứu, di dời dân khi xả lũ vượt tần suất hoặc khi công trình xảy ra sự cố.
2.2. Đối với các hạng mục công trình.
Để đảm bảo an toàn đập cũng như các hạng nục công trình đầu mối khác, cần thiết phải cải tạo sửa chữa các hạng mục sau:
a. Lòng hồ:
Cần sớm nạo vét lòng hồ để đảm bảo vận hành cống an toàn.
– Xây dựng hệ thống mốc ranh lòng hồ để bảo vệ an tòan công trình theo pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.
b. Cống lấy nước
– Chống thấm mái tháp, sửa chữa lại phần ngói bị bong tróc, quét sơn lại nhà tháp.
 – Gia cố tường hạ lưu cống tại những vị trí bê tông bị xâm thực, bong tróc bằng vữa sika.
– Xử lý thấm thân cống lấy nước (bị thủng trên thân cống) bằng cách lắp đặt ống thép và phụt vữa.
c. Tràn xả lũ
– Chống thấm trần mái, quét vôi lại nhà vận hành, sửa chữa lan can bị gãy đổ, thay kính cửa bị vỡ.
– Thay joint đáy cửa van tràn.
d. Đập đất
– Xây dựng bổ sung hệ thống mốc quan trắc chuyển vị đập để có cơ sở đánh giá an toàn đập trong quá trình sử dụng.
– Cần thiết phải tiến hành khoan ép nước thí nghiệm và phụt vữa lấp kín lổ rỗng thân đập đất vùng bị rò nước ở đốt cống thứ 3 của cống lấy nước.
– Đá tảng trên mái đập: đổ bê tông chân đế để giữ ổn định.
2.3. Đối với đơn vị quản lý khai thác đập.
– Đề nghị đơn vị quản lý khai thác đập trình các Cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí để nạo vét lòng hồ, xử lý thấm đảm bảo an toàn cho vận hành cống cũng như đảm bảo an toàn cho công trỉnh.
 – Công tác quan trắc khí tượng thuỷ văn: Theo điều 28, mục 1, phần d của Quyết định số 1077/QĐ-TTg ngày 07/7/2014 của Quy trình vận hành liên hồ chứa của lưu vực sông Ba, Chủ đập phải tổ chức quan trắc, tính toán mực nước hồ, lưu lượng đến hồ … và thực hiện bản tin dự báo 01 lần vào lúc 10h .v.v.; mục 2, phần d, tổ chức quan trắc, tính toán mực nước hồ, lưu lượng đến hồ .v.v. quan trắc dự báo 15 phút 1 lần. Hiện nay Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Gia Lai đang thuê trạm khí tượng thuỷ văn để phục vụ công tác vận hành theo QĐ 1077/QĐ-TTg. Để đáp ứng theo quy trình vận hành tại Quyết định số 1077/QĐ-TTg ngày 07/7/2014, đề nghị Đơn vị quản lý khai thác đập báo cáo các Cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí lắp đặt các trạm quan trắc khí tượng thuỷ văn trên lưu vực của công trình để đáp ứng theo QĐ 1077/QĐ-TTg.
– Để đảm bảo an toàn cho nhân dân ở hạ lưu công trình khi xảy ra lũ lớn gây mất an toàn cho công trình làm ảnh hưởng đến hạ lưu công trình, trong đó 3 huyện Phú Thiện, Ayun Pa, Ia Pa và một số huyện của tỉnh Phú Yên, trên cơ sở đánh giá từng công việc của Tư vấn như: mặt đệm lưu vực có nhiều thay đổi, công tác vận hành, điều tiết .v.v đề nghị Đơn vi quản lý khai thác đập thuê đơn vị Tư vấn chuyên ngành lập phương án phòng chống lũ lụt cho vùng hạ du đập theo quy định. (Thông tư 33/2008/TT-BNN và Nghị định 72 của Chính phủ).
– Đề nghị Đơn vị quản lý khai thác đập trình các Cấp có thẩm quyền xem xét bố trí vốn, cho Đơn vị quản lý khai thác đập thuê đơn vị Tư vấn lập sửa đổi bổ sung Quy trình vận hành điều tiết hồ tại QĐ số 64/2004/QĐ-BNN theo điều 2, mục 3 của Quyết định số 1077/QĐ-TTg ngày 07/7/2014 của Quy trình.

QUI TRÌNH VẬN HANH ĐIỀU TIẾT HỒ HOÀNG ÂN

QUY TRÌNH VẬN HÀNH ĐIỀU TIẾT
Hồ chứa nước Hoàng ân  tỉnh Gia Lai

(Ban hành kèm theo Quyết định số… /2012/QĐ-CTTL

Ngày… tháng…năm 2012 của Giám đốc Công ty TNHH MTV Khai thác CTTL  Gia Lai)

……………………………………………………………………….

CHƯƠNG I
QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Mọi hoạt động có liên quan đến quản lý khai thác và bảo vệ an toàn công trình hồ chứa nước Hoàng ân đều phải tuân thủ:

1- Luật tài nguyên nước số 08/1998/QH10 của Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

2- Nghị định số 179/1999/NĐ-CP ngày 30/12/1999 của Chính phủ quy định thi hành Luật tài nguyên nước.

3- Pháp lệnh phòng, chống lụt, bão (năm 1993); Pháp lệnh phòng, chống lụt bão số 27/2000/PL-UBTVQH10 ngày 24/8/2000.

4- Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi số 32/2001/PL-UBTVQH10 ngày 04/4/2001.

5- Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.

6- Nghị định số 67/2012/NĐ-CP ngày 10/9/2012 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung Nghị định số 143/2003/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh khai thác bảo vệ công trình thủy lợi.

7- Nghị định số 72/NĐ-CP ngày 7/5/2007 của Chính phủ về quản lý an toàn đập.

8- Nghị định số 112/2008/NĐ-CP ngày 20/10/2008 của Chính phủ về quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa thuỷ lợi thuỷ điện.

9- Các Tiêu chuẩn, Quy phạm hiện hành:

+Hồ chứa nước – Công trình thuỷ lợi – Quy định về lập và ban hành Quy trình vận hành điều tiết (14TCN 121-2002).

+Công trình thủy lợi – các quy định chủ yếu về thiết kế (TCXDVN 285:2002).

+Công trình thủy lợi kho nước – Yêu cầu kỹ thuật trong quản lý và khai thác (14TCN 55-88).

+Quy phạm công tác thủy văn trong hệ thống thủy nông (14TCN 49-86).

+Các Tiêu chuẩn, Quy phạm khác có liên quan tới thiết kế công trình thủy công của hồ chứa nước.

Điều 2: Việc vận hành điều tiết hồ chứa nước Hoàng ân phải đảm bảo:

      1- An toàn công trình theo chỉ tiêu phòng chống lũ với tần suất lũ thiết kế P = 1%. tương ứng với mực nước cao nhất là 659,25 m; với tần suất lũ kiểm tra P = 0,2%. tương ứng với mực nước cao nhất là 659,70 m.

      2- Cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt, dịch vụ, theo nhiệm vụ thiết kế được duyệt.

Điu 3:Việc vận hành cống lấy nước, tràn xả lũ phải tuân thủ Quy trình vận hành của công trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 4:

      1- Quy trình này là cơ sở pháp lý để Xí nghiệp Thủy nông Chư Prông (Công ty TNHH một thành viên KTCT Thủy lợi Gia Lai) thực hiện vận hành điều tiết hồ chứa nước Hoàng Ân.

      2- Trong mùa mưa lũ, khi xuất hiện các tình huống đặc biệt chưa được quy định trong Quy trình này, việc vận hành điều tiết và phòng, chống lụt bão của hồ chứa Hoàng Ân phải theo sự chỉ đạo, điều hành thống nhất của Công ty TNHH một thành viên KTCT Thủy lợi Gia Lai trực tiếp là Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn (Ban chỉ huy PCLB, TKCN) tỉnh Gia Lai.

Điều 5: Xí nghiệp Thủy nông Chư Prông có trách nhiệm quản lý vận hành điều tiết hồ chứa nước Hoàng Ân theo những quy định trong quy trình này. Mọi tổ chức, cá nhân có liên quan và được hưởng lợi từ hệ thống công trình thủy lợi Hoàng Ân đều phải thực hiện quy trình này.

CHƯƠNG II

VẬN HÀNH ĐIỀU TIẾT TRONG MÙA LŨ

Điu 6: Trước mùa mưa lũ hàng năm, Xí nghiệp Thủy nông ChưPrông phải thực hiện:

      1- Kiểm tra công trình theo đúng quy định hiện hành, phát hiện và xử lý kịp thời những hư hỏng, đảm bảo công trình vận hành an toàn trong mùa mưa lũ.

      2- Căn cứ vào dự báo khí tượng thủy văn mùa lũ hàng năm và Quy trình này, lập “Kế hoạch tích, xả nước cụ thể trong mùa lũ”. Từ đó làm cơ sở để vận hành điều tiết hồ chứa, đảm bảo an toàn công trình và tích đủ nước phục vụ theo các yêu cầu dùng nước. Đồng thời báo cáo Công ty TNHH một thành viên KTCT Thủy lợi Gia Lai.

      3- Lập phương án phòng chống lụt bão cho hồ chứa Hoàng Ân, trong đó phải đặc biệt chú ý tới trường hợp vận hành khi có lũ lớn vượt lũ thiết kế hoặc khi hồ chứa có sự cố, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 7: Điều tiết giữ mực nước hồ trong mùa lũ:

      1- Trong quá trình vận hành điều tiết, mực nước hồ chứa nước Hoàng Ân lớn hơn “Đường hạn chế cấp nước” và nhỏ hơn “Đường phòng phá hoại” trên biểu đồ điều phối (Phụ lục III.1) thì tiến hành cấp nước bình thường theo thiết kế.

Thời gian

1/VII

1/VIII

1/IX

1/X

1/XI

(ngày/tháng)

 

 

 

 

 

Đường phòng phá hoại

647

651

654

656

657,5

Đường hạn chế cấp nước

647

648

650.2

653

654,5

      2- Mực nước hồ cao nhất các tháng đầu mùa lũ được giữ như sau: (Phụ lục III.1)

Thời Gian

1/VII

1/VIII

1/IX

1/X

1/XI

Mực nước cao nhất

656

656

656

656

657,5

      3- Trong quá trình vận hành điều tiết, mực nước hồ chứa nước Hoàng ân lớn hơn “Đường phòng phá hoại” và nhỏ hơn “Đường phòng lũ” trên biểu đồ điều phối (Phụ lục III.1) thì được phép cấp nước gia tăng.

Thời gian

1/VII

1/VIII

1/IX

1/X

1/XI

(ngày/tháng)

 

 

 

 

 

Đường phòng phá hoại

647

651

654

656

657,5

Đường phòng lũ

656

656

656

656

657,5

Điều 8: Khi mực nước hồ vượt quá giới hạn quy định tại khoản 2 điều 7, Xí nghiệp thủy nông Chư Prông phải sẵn sàng xả lũ. Trước khi tiến hành xả lũ, Xí nghiệp thủy nông Chư Prông phải:

      1- Căn cứ vào diễn biến tình hình khí tượng thuỷ văn, hiện trạng các công trình đầu mối, đặc điểm vùng hạ du hồ chứa và Quy trình này để quyết định việc xả lũ (số cửa, độ mở và thời gian mở).

      2- Báo cáo Công ty TNHH một thành viên KTCT Thủy lợi Gia Lai, Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Gia Lai, Ban chỉ huy PCLB, TKCN về việc xả lũ.

      3- Thông báo cho chính quyền địa phương để phổ biến đến nhân dân vùng hạ du và các cơ quan liên quan về việc xả lũ, triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn về người và tài sản của nhân dân vùng hạ du.

Điều 9: Vận hành xả lũ đảm bảo an toàn công trình đập:

      1. Khi mực nước hồ đạt 657,50 m và tiếp tục lên nhanh, Xí nghiệp thủy nông Chư Prông phải vận hành các cửa tràn, để xả lũ, giữ mực nước hồ không vượt quá 659,25 m, báo cáo ngay cho các cấp có thẩm quyền. Trên cơ sở các tài liệu quan trắc mực nước hồ, số liệu đo đạc, dự báo của các trạm khí tượng thủy văn thượng lưu công trình để điều chỉnh lưu lượng xả.

      Trong các trường hợp xả lũ, cần liên tục quan trắc mực nước hồ để giảm dần lưu lượng xả xuống hạ du khi lưu lượng lũ về hồ có dấu hiệu giảm.

      Thời gian thông báo cho địa phương phía hạ du khi tiến hành xả lũ bình thường tối thiểu trước 12 tiếng đồng hồ.

      2. Trường hợp xảy ra mưa lũ đặc biệt lớn:

      – Trường hợp 1: Mực nước hồ xấp xỉ mực nước dâng gia cường 659,25 m; và tiếp tục tăng nhanh (Vượt cao trình lũ kiểm tra 659,70 m), mực nước hồ có nguy cơ vượt quá cao trình đỉnh đập:

      – Trường hợp 2: Mực nước hồ xấp xỉ mực nước dâng gia cường 659,25 m, xảy ra sự cố kẹt cửa của tràn xả lũ.

      Xí nghiệp thủy nông Chư Prông báo cáo Công ty TNHH một thành viên KTCT Thủy lợi Gia Lai, Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn và Ban chỉ huy PCLB, TKCN tỉnh xin ý kiến chỉ đạo có biện pháp khẩn cấp để hạ thấp mực nước hồ nhằm đảm bảo an toàn cho công trình; đồng thời phải thông báo cho Ban chỉ huy PCLB & TKCN huyện Chư Prông, triển khai thực hiện công tác sơ tán khẩn cấp dân đến nơi an toàn. Thực hiện biện pháp khẩn cấp sửa chữa tràn xả lũ, nhằm vận hành được tràn xả lũ trong thời gian sớm nhất (ở trường hợp 2).

CHƯƠNG III

VN HÀNH ĐIU TIT H CHA TRONG MÙA KIT

Điu 10: Trước mùa kiệt hàng năm, Xí nghiệp thủy nông Chư Prông phải căn cứ vào lượng nước trữ trong hồ, dự báo khí tượng thuỷ văn và nhu cầu dùng nước, lập “Phương án cấp nước trong mùa kiệt”, báo cáo các cấp có thẩm quyền, thông báo cho các hộ dùng nước trong hệ thống.

Điều 11: Điều tiết giữ mực nước hồ trong mùa kiệt:

      1- Trong quá trình vận hành điều tiết, mực nước hồ chứa Hoàng ân phải giữ cao hơn hoặc bằng “Đường hạn chế cấp nước” trên biểu đồ điều phối (Phụ lục số III.1).

      2- Mực nước hồ thấp nhất ở đầu các tháng trong mùa kiệt được giữ như sau:

Thời gian

1/XII

1/I

1/II

1/III

1/IV

1/V

1/VI

(ngày/tháng)

Mực nước thấp nhất

655,5

655,5

654

652,5

651

649

648

Trong quá trình vận hành điều tiết, mực nước hồ chứa nước Hoàng ân lớn hơn “Đường phòng phá hoại” và nhỏ hơn “Mực nước dâng bình thường” trên biểu đồ điều phối (Phụ lục III.1) thì được phép cấp nước gia tăng.

Thời gian

1/XII

1/I

1/II

1/III

1/IV

1/V

1/VI

(ngày/tháng)

 

 

 

 

 

 

 

Đường phòng phá hoại

657,5

657,5

657

655,5

653

651

649

Mực nước dâng bình thường

657,5

657,5

657,5

657,5

657,5

657,5

657,5

Điều 12: Khi mực nước hồ thấp hơn “Đường hạn chế cấp nước”, Xí nghiệp thủy nông Chư Prông phải thông báo cho các hộ dùng nước thực hiện các biện pháp sử dụng nước tiết kiệm, đề phòng thiếu nước vào cuối mùa kiệt, lập kế hoạch cấp nước luân phiên hoặc giảm mức độ cấp nước theo thứ tự ưu tiên của các đối tượng dùng nước.

Điu 13: Khi mực nước hồ bằng hoặc thấp hơn mực nước chết, Xí nghiệp thủy nông Chư Prông phải lập phương án, kế hoạch sử dụng dung tích chết, báo cáo Công ty TNHH một thành viên KTCT Thủy lợi Gia Laiđể quyết định và thực hiện.

CHƯƠNG IV

VẬN HÀNH ĐIỀU TIẾT KHI HỒ CHỨA CÓ SỰ CỐ

Điu 14: Khi công trình đầu mối của hồ chứa (đập chính, tràn xả lũ, cống lấy nước) có dấu hiệu xảy ra sự cố gây mất an toàn cho công trình, Xí nghiệp thủy nông Chư Prông phải báo cáo Công ty TNHH một thành viên KTCT Thủy lợi Gia Lai tổng hợp báo cáo Sở Nông nghiệp & PTNT, Ban chỉhuy PCLB, TKCN tỉnh Gia Lai, trình Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Laiđể quyết định xả nước, hạ mực nước hồ xuống tối đa đồng thời đề xuất các phương án xử lý và giải pháp thực hiện.

Điu 15: Khi cửa tràn xả lũ, cống lấy nước có sự cố không vận hành được, Xí nghiệp thủy nông Chư Prông phải triển khai ngay biện pháp xử lý sự cốđồng thời báo cáo Công ty TNHH một thành viên KTCT Thủy lợi Gia Lai tổng hợp báo cáo Sở Nông nghiệp & PTNT; Ban chỉđạo PCLB, TKCN, PCCN, PCCR & PCCC tỉnh Gia Lai, trình Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai quyết định biện pháp hạ nhanh mực nước hồđểđảm bảo an toàn hồ chứa và phương án khắc phục hậu quả.

CHƯƠNGV
QUAN TRẮC CÁC YẾU TỐ KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN

Điu 16: Xí nghiệp thủy nông Chư Prông phải thu thập, quan trắc, đo đạc, lập sổ theo dõi mực nước, lượng mưa và các yếu tố khí tượng thủy văn khác theo quy định tại các Quy phạm, Tiêu chuẩn ngành hiện hành (14TCN 49-86 và 14TCN 55-88).

Điu 17: Hàng năm. Xí nghiệp thủy nông Chư Prông phải tính toán và dự báo lượng nước đến hồ làm cơ sởđể lập kế hoạch tích, cấp và xả nước.

Điu 18: Tính toán và kiểm tra lưu lượng lũ, lưu lượng kiệt.

      1- Trong mùa lũ, Xí nghiệp thủy nông Chư Prông phải cử người túc trực, tiến hành quan trắc mực nước hồ để xác định sơ bộ lưu lượng nước đến hồ.

      2- Kết thúc các đợt xả lũ và sau mùa lũ hàng năm, Xí nghiệp thủy nông Chư Prông lập báo cáo đánh giá việc xả lũ bao gồm: lưu lượng xả, số cửa tràn xả lũ, thời gian xả, tổng lượng xả, diễn biến mực nước hồ và ảnh hưởng đối với vùng hạ du.

      3- Hàng năm, Xí nghiệp thủy nông Chư Prông tiến hành điều tra, đo đạc, tính toán lưu lượng và tổng lượng nước đến hồ, lưu lượng kiệt, ghi chép, lưu trữ tài liệu trên để phục vụ công tác quản lý khai thác hồ.

CHƯƠNG VI

TRÁCH NHIM VÀ QUYN HN

A-XÍ NGHIỆP THỦY NÔNG CHƯ PRÔNG

Điều 19: Trách nhiệm:

      1- Thực hiện các quy định trong Quy trình này để vận hành điều tiết hồ, đảm bảo an toàn công trình và tích đủ nước đáp ứng các nhu cầu dùng nước.

      2- Hàng năm tiến hành tổng kết đánh giá việc thực hiện Quy trình, nếu thấy cần thiết sửa đổi hoặc bổ sung Quy trình phải báo cáo các cấp có thẩm quyền.

      3- Hàng năm tiến hành kiểm tra các mặt cắt, độ thông thoáng và mức độ xâm lấn lòng suối hạ lưu đập, đặc biệt sau những đợt xả lũ lớn để đảm bảo khống chế mực nước hạ lưu đập theo thiết kế nhằm đảm bảo an toàn cho chân đập hạ lưu và hai bên bờ hạ lưu.

      4- Thực hiện các nội dung quy định tại Điều 14, 16, 17, 18, 19, 20, 22 Nghị định 72/2007/NĐ-CP ngày 7/5/2007 về Quản lý an toàn đập của Chính phủ.

Điều 20: Quyền hạn:

      1- Yêu cầu các cấp chính quyền, ngành liên quan và địa phương trong hệ thống thủy lợi hồ Hoàng ân thực hiện Quy trình này.

      2- Lập biên bản và báo cáo cấp có thẩm quyền để xử lý các hành vi ngăn cản, xâm hại đến việc thực hiện quy trình này.

Điu 21: Giám đốc Xí nghiệp thủy nông Chư Prông chịu trách nhiệm tổ chức vận hành điều tiết hồ chứa Hoàng ân các trường hợp sau:

      1- Điều tiết cấp nước khi mực nước hồ cao hơn hoặc bằng “Đường hạn chế cấp nước” của biểu đồ điều phối.

      2- Điều tiết cấp nước khi mực nước hồ thấp hơn “Đường hạn chế cấp nước” của biểu đồ điều phối nhưng lớn hơn mực nước chết báo cáo Công ty TNHH khai thác công trình thủy lợi Gia Lai.

      3- Điều tiết cấp nước khi mực nước hồ bằng hoặc thấp hơn mực nước chết theo phương án sử dụng dung tích chết đã được Công ty TNHH khai thác công trình thủy lợi Gia Lai phê duyệt.

      4- Trình Công ty TNHH khai thác công trình thủy lợi Gia Lai xin Quyết định xả lũ trong các trường hợp như quy định tại điều 8 và khoản 1 điều 9 quy trình này.

      5- Lập kế hoạch và dự trù kinh phí hàng năm trình các cấp có thẩm quyền. Tổ chức thực hiện công tác bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên, sửa chữa trước và sau mùa mưa lũ nhằm duy trì năng lực công trình, đảm bảo sử dụng lâu dài và an toàn.

B-CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI GIA LAI

Điu 22:

      1- Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra Xí nghiệp thủy nông Chư Prông, thực hiện Quy trình này đặc biệt là việc vận hành xả lũ của hồ chứa.

      2- Giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện Quy trình theo thẩm quyền.

      3- Thẩm định nội dung sửa đổi, bổ sung quy trình theo đề nghị của Xí nghiệp thủy nông Chư Prông, trình các cấp có thẩm quyền quyết định.

Điu 23:

      1- Thẩm định và trình các cấp có thẩm quyền phương án, kế hoạch sử dụng dung tích chết của hồ chứa tại điều 13 Quy trình và theo dõi việc thực hiện.

      2- Phê duyệt phương án phòng chống lụt bão hàng năm của hồ Hoàng ân. Theo dõi việc thực hiện cấp nước trong mùa kiệt của hồ chứa ở điều 12.

      3- Quyết định phê duyệt vận hành xả lũ trong trường hợp tại khoản 1 điều 9.

Điu 24: Phối hợp các ngành, các cấp có liên quan trong hệ thống thực hiện Quy trình.

      1- Phối hợp các ngành, các cấp có liên quan xử lý các hành vi ngăn cản việc thực hiện Quy trình hoặc vi phạm các quy định của Quy trình theo thẩm quyền.

      2- Tạo điều kiện cho Xí nghiệp thủy nông Chư Prông vận hành điều tiết hồ Hoàng ân theo quy trình.

Điu 25:

      1- Quyết định việc vận hành điều tiết xả lũ hồ chứa nước Hoàng ân khi xảy ra tình huống như quy định tại khoản 2 điều 4; khoản 2 điều 9 quy trình.

      2- Quyết định biện pháp khẩn cấp đảm bảo an toàn công trình và phương án khắc phục hậu quả khi xảy ra tình huống như quy định tại điều 14 và điều 15 quy trình.

      3- Phối hợp Ban chỉ huy PCLB, TKCN, Xí nghiệp thủy nông Chư Prông và các ngành các cấp thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ khi xảy ra tình huống quy định tại khoản 2 điều 4, khoản 2 điều 9, điều 14 và điều 15 quy trình.

      4- Huy động nhân lực, vật lực để xử lý và khắc phục các sự cố của hồ chứa nước Hoàng ân.

      5- Phê duyệt và quyết định sửa đổi, bổ sung Quy trình theo đề nghị của các cấp có thẩm quyền.

      6- Hợp đồng với cơ quan dự báo KTTV để có dự báo chính xác lũ và có kế hoạch xả lũ hợp lý và an toàn.

C-CÁC CẤP CHÍNH QUYỀN HUYỆN, XÃ TRONG HỆ THỐNG

Điu 26:

      1- Nghiêm chỉnh thực hiện các quy định tại Quy trình này.

      2- Ngăn chặn, xử lý và thông báo cho Xí nghiệp thủy nông Chư Prông những hành vi ngăn cản việc thực hiện Quy trình hoặc vi phạm các quy định của Quy trình theo thẩm quyền.

      3- Thực hiện phương án đảm bảo an toàn cho vùng hạ du khi hồ chứa xả lũ và trường hợp xẩy ra sự cố khẩn cấp.

Điu 27:

      1- Tuyên truyền vận động nhân dân địa phương thực hiện đúng các quy định trong Quy trình này và tham gia phòng chống lụt bão, bảo vệ an toàn công trình hồ chứa nước Hoàng ân.

      2- Huy động nhân lực, vật lực, phối hợp với Xí nghiệp thủy nông Chư Prông phòng chống lụt bão, bảo vệ và xử lý sự cố công trình.

D-CÁC HỘ DÙNG NƯỚC VÀ NHỮNG ĐƠN VỊ HƯỞNG LỢI KHÁC

Điu 28:

      1- Nghiêm chỉnh thực hiện Quy trình này.

      2- Hàng năm phải ký hợp đồng dùng nước với Xí nghiệp thủy nông Chư Prông để Xí nghiệp có căn cứ lập kế hoạch cấp nước, xả nước hợp lý, đảm bảo hiệu quả kinh tế và an toàn công trình.

      3- Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định có liên quan được nêu tại Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi, các văn bản pháp quy có liên quan đến việc quản lý khai thác và bảo vệ công trình hồ chứa nước Hoàng ân.

Điu 29:

1- Nghiêm cấm các hành vi sau đây không được xảy ra trong phạm vi bảo vệ:

2- Lấn chiếm đất để sử dụng cho mục đích khác;

3- Thả trâu bò ăn cỏ, uống nước trên bờ đập;

4- Nổ mìn gây chấn động;

5- Vận tải qua công trình bằng các xe tải lớn

6- Thả rác và xác súc vật chết xuống lòng hồ, kênh mương

7- Các hành động có tính chất xâm hại tài sản và phá hoại;

CHƯƠNG VII

T CHC THC HIN

Điu 30:

      Mọi quy định về vận hành điều tiết hồ chứa nước Hoàng ân trước đây trái với những quy định trong Quy trình đều bãi bỏ.

      Trong quá trình thực hiện Quy trình,  nếu có nội dung cần sửa đổi, bổ sung, Xí nghiệp thủy nông Chư Prông phải tổng hợp, báo cáo Công ty TNHH một thành viên KTCT Thủy lợi Gia Lai quyết định.

Điu 31:

      Những tổ chức, cá nhân thực hiện tốt Quy trình sẽđược đề nghịkhen thưởng theo quy định. Mọi hành vi vi phạm Quy trình sẽ bị xử lý theo pháp luật hiện hành.

      Quy trình này chỉ có giá trị trong nội bộ Công ty TNHH một thành viên KTCT Thủy lợi Gia Lai.

                                 CÔNG TY TNHH MTV KTCT THY LI GIA LAI  

PHỤ LỤC I
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ HỒ CHỨA NƯỚC HOÀNG ÂN

I.1.Tên công trình :Hồ chứa nước Hoàng Ân

I.2. Vị trí:  Huyện Chư Prông – Tỉnh Gia Lai

I.3. Nhiệm vụ của hồ chứa Hoàng ân.     

+ Tưới cho diện tích 700 ha cà phê:

+ Cấp nước nuôi rồng thủy sản 115ha mặt thoáng, giao thông du lịch, cải tạo cảnh quan môi trường.

I.4. Các thông số kỹ thuật chủ yếu hồ chứa Hoàng ân.

Thông số kỹ thuật

Đơn vị

Trị số

Diện tích lưu vực (FLv)

km2

25.0

Mực nước chết (MNC)

m

+647.00

Mực nước dâng bình thường (MNDBT)

m

+657.50

Mực nước dâng gia cường (MNDGC)

m

+659.25

Dung tích toàn bộ (Vtb)

106 m3

6.80

Dung tích hữu ích (Vhi)

106 m3

5.20

Dung tích chết (Vc)

106 m3

1.60

Diện tích mặt hồ ở MNDBT

km2

1.15

Diện tích mặt hồ ở MNDGC

km2

1.37

I.5. Công trình đầu mối của hồ chứa Hoàng ân.

I.5.1. Đập chính

Loại đập: Đập đất có tường chắn sóng

Cao trình đỉnh đập: +660.00 m

Cao trình tường chắn sóng: +661.00 m

Chiều dài đỉnh đập: 390.00 m

Chiều cao đỉnh đập HMax: 20.00 m

Chiều rộng đỉnh đập: 5.0 m

         Hình thức đập: Đập đồng chất, chỉ tiêu đất đắp γ k = 1.28 T/m3 có tường chắn sóng, tiêu nước trong thân đập bằng ống khói thẳng đứng, dải lọc kết hợp với lăng trụ tiêu năng nước hạ lưu, xử lý nền bằng chân khay giữa, rộng (5-15)m, sâu (2-4)m, hệ số mái đào 1:1.50, đầm nén sau khi đào bóc lớp phủ thực vật và đào chân khay

I.5.2. Tràn xả lũ

          Vị trí: Đặt tại vai trái đập, trên nền đất

I.5.2.1. Kênh dẫn trước tràn:

STT

Các thông số

Ký hiệu

Đơn vị

Trị số

1

Cao trình đáy kênh dẫn không điều tiết

Zkd 1

m

657.50

2

Cao trình đáy kênh dẫn có điều tiết

Zkd 2

m

655.50

3

Chiều rộng đáy kênh ứng với cao trình 657,50m

Bkd 1

m

23.20

4

Chiều rộng đáy kênh ứng với cao trình 655,50m

Bkd 2

m

7.20

5

Chiều sâu kênh dẫn không điều tiết

Hkd 1

m

2.50

6

Chiều sâu kênh dẫn có điều tiết

Hkd 2

m

2.00

7

Hệ số mái kênh (chung cho cả 2 mặt cắt)

mkd

 

1.00

8

Chiều dài kênh

Lkd

m

40.00

I.5.2.2. Ngưỡng tràn:

STT

Các thông số

Ký hiệu

Đơn vị

Trị số

1

Lưu lượng thiết kế

Qtk 1%

m3/s

101.00

2

Cao trình ngưỡng tràn không điều tiết

Z ng 1

m

657.50

3

Cao trình ngưỡng tràn có điều tiết

Z ng 2

m

655.50

4

Chiều rộng ngưỡng tràn ứng với cao trình 657,50m (Trị số ghi trong ngoặc là không kể trụ pin)

B ng 1

m

20.00 (18.80)

5

Chiều rộng ngưỡng tràn ứng với cao trình 655,50m (Trị số ghi trong ngoặc là không kể trụ pin)

B ng 2

m

7.20 (6.00)

6

Cao trình mực nước lũ thiết kế (MNDGC)

ZMNL

m

659.25

7

Cao trình mặt cầu giao thông qua tràn

ZCgt

m

660.50

8

Chiều rộng cầu giao thông qua tràn

BCgt

m

4.00

9

Cao trình mặt cầu công tác

Zcct

m

663.00

10

Chiều rộng cầu công tác

Bcct

m

1.80

I.5.2.3. Kênh xả sau tràn:

STT

Các thông số

Ký hiệu

Đơn vị

Trị số

1

Cao trình đáy đầu kênh xả không điều tiết

Z kx 1

m

657.00

2

Cao trình đáy đầu kênh xả có điều tiết

Z kx 2

m

655.00

3

Chiều rộng đầu kênh ứng với cao trình 657,00m

B kx 1

m

20.00

4

Chiều rộng đầu kênh ứng với cao trình 655,00m

B kx 2

m

7.20

6

Chiều sâu kênh xả không điều tiết

Hkx 1

m

1.00

7

Chiều sâu kênh xả có điều tiết

Hkx 1

m

2.00

8

Độ dốc đáy kênh

ikx

 

0.003

9

Chiều dài kênh

Lkx

m

84.00

I.5.2.4. Tiêu năng sau tràn:

STT

Các thông số

Ký hiệu

Đơn vị

Trị số

1

Số bậc nước

n

cái

8

2

Tổng chiều cao của các bậc nước

ΣP

m

19.70

3

Tổng chiều dài của các bậc nước

ΣL

m

103.80

Hình thức là tràn tự do kết hợp tràn xả sâu có cửa van điều tiết. Tại vị trí xả sâu gồm 2 trụ pin và bố trí 3 cánh cửa phẳng kết cấu bằng thép, kích thước mỗi cánh cửa là 2,0 x 2,0m. Vận hành cánh cửa bằng máy vít V10. Kết cấu bằng bê tông cốt thép M200.

I.5.3. Cống lấy nước

+ Loại cống: Cống ngầm dưới đập, chảy có áp,

+ Vị trí: Đặt tại vai phải đập, trên nền đất

STT

Các thông số

Ký hiệu

Đơn vị

Trị số

1

Lưu lượng thiết kế

Qtk

m3/s

1.20

2

Khẩu diện cống

D

m

0.90

3

Cao trình đáy đầu cống

Zc

m

645.00

4

Chiều dài cống

Lc

m

93.00

5

Cao trình cầu công tác

Zc

m

660.00

6

Chiều rộng cầu công tác

Bc

m

1.60

7

Chiều dài cầu công tác

Lc

m

26.00

I.6 Các nhu cầu dùng nước của hệ thống

Bảng tính toán mức tưới tại mặt ruộng cho các loại cây trồng

Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Tổng (106× m3

W dùng

1.039

1.119

1.239

0.799

0

0

0

0

0

0

0

0

4.196

 

PHỤ LỤC II
NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ LẬP QUY TRÌNH VẬN HÀNH ĐIỀU TIẾT HỒ CHỨA NƯỚC HOÀNG ÂN

1- CÁC VĂN BẢN PHÁP QUY

      – Luật Tài nguyên nước (năm 1998): Pháp lệnh phòng, chống lụt, bão (năm 1993, năm 2000); Pháp lênh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi (năm 2001).

      – Tiêu chuẩn ngành 14TCN 121 – 2002 – Hồ chứa nước – Công trình thuỷ lợi, Quy định về lập và ban hành Quy trình vận hành điều tiết (của Bộ NN & PTNT).

      – Các tiêu chuẩn, quy phạm, các văn bản liên quan đến việc bảo đảm an toàn hồ chứa nước (của Bộ NN & PTNT và các cơ quan chức năng).

      – Các văn bản của UBND tỉnh Gia Lai (và các cơ quan chức năng) về việc khai thác và bảo vệ hồ chứa nước Ia Ring.

2- CÁC TÀI LIỆU, SỐ LIỆU KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN

      – Các tài liệu khí tượng thuỷ văn dùng trong thiết kế hồ chứa nước Hoàng ân.

      – Các tài liệu số liệu để lập Quy trình vận hành công trình đầu mối.

1- MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU

      Quy trình vận hành điều tiết hồ chứa Hoàng ân là văn bản quy định về nguyên tắc, nội dung và trình tự vận hành công trình của hồ chứa Hoàng ân để điều hành việc trữ nước, cấp nước và xả nước trong các trường hợp khác nhau của thời tiết (Tình hình mưa, dòng chảy năm, dòng chảy lũ đến hồ chứa…) đảm bảo hồ chứa làm việc đúng với năng lực thiết kế, hạn chế tối đa thiệt hại khi hồ chứa gặp lũ vượt thiết kế hoặc dòng chảy kiệt nhỏ hơn thiết kế.

      Mục tiêu của quy trình:

      – Về phòng chống lũ: Phải đảm bảo an toàn cho công trình theo tần suất thiết kế chống lũ P = 1%.

      – Về cấp nước phục vụ nông nghiệp, sinh hoạt: Phải đảm bảo đủ nước tưới cho sinh hoạt và công nghiệp. Đối với những năm nước đến thuộc chu kì kiệt nên được ưu tiên cho nước sinh hoạt.

PH LC III CÁC TÀI LIU TÍNH TOÁN K THUT

PH LC III. 1: BIU ĐỒĐIU PHI H CHA NƯỚC HOÀNG ÂN


Tháng

1/VII

1/VIII

1/IX

1/X

1/XI

1/XII

1/I

1/II

1/III

1/IV

1/V

1/VI

1/VII

Đường PPH

647

651

654

656

657.5

657.5

657.5

657

655.5

653

651

649

647

Đường HCCN

647

648

650

653

654.5

655.5

655.5

654

652.5

651

649

648

647

      Ghi chú:

[1]: Đường phòng phá hoại

[2]: Đường hạn chế cấp nước

[3]: Đường phòng lũ    

A: Vùng hạn chế cấp nước

B: Vùng cấp nước bình thường

C: Vùng cấp nước gia tăng

D: Vùng xả lũ bình thường

E: Vùng xả lũ bất bình thường

PHỤ LỤC III -2: DÒNG CHẢY BÌNH QUÂN THÁNG ĐẾN HỒ CHỨA HOÀNG ÂN:

+  Đặc trưng lưu vực:

   – Diện tích lưu vực Flv = 25 Km2 (Tính từ vị trí đập)

– Chiều dài suối chính Ls = 18 Km

– Bề rộng bình quân lưu vực B= 3.4Km

– Độ dốc bình quân lòng suối Is = 11%0

+ Đặc trưng khí tượng thủy văn:

            Khu vực công trình có đặc điểm khí hậu tương tự vùng Plei Ku. Mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau

– Lượng mưa bình quân năm (theo số liệu phòng QLN cung cấp từ năm 2000 đến năm 2011) :  Xo    = 1893mm

– Lượng mưa ngày lớn nhất: P1% Xmax  = 263  mm

P%

0.2

0.5

1

1.5

2

10

X ngày max

337

292

263

242

231

170

+ Dòng chảy năm

– Đặc trựng : Yo = d* X0 = 0.48 x 1893 = 909mm

– Tổng lượng dòng chảy năm bình quân: Wo = Yo. F. 103 = 909 x 25 x 106

                                                                                      = 22.714 * 106m3

– Lưu lượng bình quân nhiều năm : Qo = Wo/ T = 22.714/31.5 = 0.721m3/s

– Mô đuyn dòng chảy: Mo = Qo. 103/F = 0.721x 103/25 = 29 l/s-km2

– Dòng chảy năm ứng với các tần suất :

Cv = 0.95 – 0.29 lgMo – 0.063lg(f+1)

     = 0.437

Cs = 2Cv :

Ki = Qi/Qo

P%

50%

75%

90%

Kp

0.94

0.68

0.49

Qp(m3/s)

0.68

0.49

0.35

+ Phân phối dòng chảy năm ứng  P =75%: Qp = 0.49m3/s

      Tính toán dòng chảy năm theo số liệu trạm Pleiku ta có phân phối dòng chảy năm như sau:

Tháng

1

2

3

4

5

6

Ki

0.59

0.37

0.26

0.2

0.41

0.64

Qi(m3/s)

0.289

0.181

0.127

0.098

0.201

0.314

Wi(106 m3)

0.774

0.438

0.340

0.254

0.538

0.814

 

Tháng

7

8

9

10

11

12

Ki

1.55

2.12

2.04

1.65

1.34

0.82

Qi(m3/s)

0.76

1.039

1.00

0.809

0.657

0.402

Wi(106 m3)

2.036

2.783

2.592

2.167

1.703

1.077

       Qtb = 0.49m3/s 

PHỤ LỤC III. 3 TỔNG LƯỢNG NƯỚC YÊU CẦU TẠI  HỒ CHỨA

Bảng tổng lượng nước yêu cầu tại đầu mối hồ chứa nước Hoàng ân

(Tính toán tưới cho cây cà phê S = 700ha; qcafemax = 6000m3/ha cho 3 đợt tưới; thời gian tưới cho cây cà phê đối với công trình Hoàng ân là từ ngày 05 tháng 01 đến 20 tháng 04)

Đơn vị: 106m3

Tháng

W75%

WDùng (tính cho 6000m3/ha)

ΣWDùng

1

0.774

1.039

1.039

2

0.438

1.119

1.119

3

0.340

1.239

1.239

4

0.254

0.799

0.799

5

0.538

0

0

6

0.814

0

0

7

2.036

0

0

8

2.783

0

0

9

2.592

0

0

10

2.167

0

0

11

1.703

0

0

12

1.077

0

0

Tổng

15.516

4,196

4,196

PHỤ LỤC III. 2: TỔNG HỢP KẾT QUẢ TÍNH TOÁN ĐIỀU TIẾT LŨ

Trường hợp tính toán

–           Lũ thiết kế 1%

–           Lũ thiết kế 1% trong trường hợp kẹt 1 khoang

–           Lũ kiểm tra 0.2%

–           Lũ kiểm tra 0.2% trong trường hợp kẹt 1 khoang

Kết quả tính toán

Phương án tính

QĐến max

QXả max

Vmax

Zmax

(m3/s)

(m3/s)

(106m3)

(m)

Lũ thiết kế 1%

120

101

8.9

659.29

Lũ thiết kế 1% (kẹt 1 khoang)

120

88.07

9.042

659.40

Lũ kiểm tra 0.2%

154

117.18

9.136

659.52

Lũ thiết kế 0.2% (kẹt 1 khoang)

154

104.25

9.358

659.70

PHỤ LỤC

Tháng

W×106m3

W 75%

W dùng

 

 

 

 

W tổng

1

0.556

1.869

 

 

 

 

1.988

2

0.425

2.229

 

 

 

 

2.535

3

0.26

2.657

 

 

 

 

3.192

4

0.152

1.206

 

 

 

 

1.642

5

0.207

0.002

 

 

 

 

0.228

6

0.229

1.076

 

 

 

 

1.28

7

0.307

0

 

 

 

 

0.033

8

0.794

0

 

 

 

 

0.033

9

1.833

0

 

 

 

 

0.033

10

2.212

0

 

 

 

 

0.033

11

3.601

0.002

 

 

 

 

0.033

12

2.175

2.3

 

 

 

 

0.712

Tổng

12.753

11.341

 

 

 

 

11.742

+ Dòng chảy lũ:

      – Công thức tính đỉnh lũ theo cục thủy văn:

      – Qmax = 0.278. amax. F.a.d/(F+1)0.36

      – Wmax = 103(Hp – Ho).F

      – Tl = 2W/Q (h)

      – amax = 0.36 Xngay max

      – F = 37 km2

      – a : Hệ số dòng chảy lũ bằng 0.7

      – d : Hệ số điều chỉnh

+ Kết quả tính toán dòng chảy lũ cho bảng sau:

P%

1

2

5

10

Xngay max

233

212

183

160

amax

83.88

76.32

65.88

5.60

A = 0.278. amax. 

16.323

14.852

12.820

11.209

B = A/ (F+1)0.36

4.406

4.009

3.461

3.026

C = B . F

163.022

148.333

128.057

111.962

d

1.05

1

0.95

0.90

Q(m3/s)

171.173

148.333

121.654

100.766

Wl 103m3

5516.9

4972.8

4221.7

3626

 

QUI TRÌNH VẬN HÀNH ĐIỀU TIẾT HỒ IA GLAI

QUY TRÌNH VẬN HÀNH ĐIỀU TIẾT

 H cha nước Ia Glai  tnh Gia Lai

(Ban hành kèm theo Quyết định s/2012/QĐCTTL Ngày… tháng…năm 2012 ca Giám đốc Công ty TNHH MTV Khai thác CTTL  Gia Lai)

CHƯƠNG I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1:

1- Mọi hoạt động có liên quan đến quản lý khai thác và bảo vệ an toàn công trình hồ chứa nước Ia Glai đều phải tuân thủ:

2- Luật tài nguyên nước số 08/1998/QH10 của Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

3- Nghịđịnh số 179/1999/NĐ-CP ngày 30/12/1999 của Chính phủ quy định thi hành Luật tài nguyên nước.

4- Pháp lệnh phòng, chống lụt, bão (năm 1993); Pháp lệnh phòng, chống lụt bão số 27/2000/PL-UBTVQH10 ngày 24/8/2000.

5- Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi số 32/2001/PL-UBTVQH10 ngày 04/4/2001.

6- Nghịđịnh số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một sốđiều của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.

7- Nghịđịnh số 67/2012/NĐ-CP ngày 10/9/2012 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung Nghịđịnh số 143/2003/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một sốđiều của Pháp lệnh khai thác bảo vệ công trình thủy lợi.

8- Nghịđịnh số 72/NĐ-CP ngày 7/5/2007 của Chính phủ về quản lý an toàn đập.

9- Nghịđịnh số 112/2008/NĐ-CP ngày 20/10/2008 của Chính phủ về quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa thuỷ lợi thuỷđiện.

10- Các Tiêu chuẩn, Quy phạm hiện hành:

-Hồ chứa nước – Công trình thuỷ lợi – Quy định về lập và ban hành Quy trình vận hành điều tiết (14TCN 121-2002).

-Công trình thủy lợi – các quy định chủ yếu về thiết kế (TCXDVN 285:2002).

-Công trình thủy lợi kho nước – Yêu cầu kỹ thuật trong quản lý và khai thác (14TCN 55-88).

-Quy phạm công tác thủy văn trong hệ thống thủy nông (14TCN 49-86).

-Các Tiêu chuẩn, Quy phạm khác có liên quan tới thiết kế công trình thủy công của hồ chứa nước.

Điều 2: Việc vận hành điều tiết hồ chứa nước Ia Glai phải đảm bảo:

1- An toàn công trình theo chỉ tiêu phòng chống lũ với tần suất lũ thiết kế P = 1%. tương ứng với mực nước cao nhất là 577.50 m; với tần suất lũ kiểm tra P = 0,2%. tương ứng với mực nước cao nhất là 578.00 m.

2- Cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt, dịch vụ, theo nhiệm vụ thiết kếđược duyệt.

Điều 3: Việc vận hành cống lấy nước, tràn xả lũ phải tuân thủ Quy trình vận hành của công trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 4: Quy trình này là cơ sở pháp lý đểXí nghiệp Thủy nông ChưSê – Chư Pưh (Công ty TNHH một thành viên KTCT Thủy lợi Gia Lai) thực hiện vận hành điều tiết hồ chứa nước Ia Glai.

Trong mùa mưa lũ, khi xuất hiện các tình huống đặc biệt chưa được quy định trong Quy trình này, việc vận hành điều tiết và phòng, chống lụt bão của hồ chứa Ia Glai phải theo sự chỉđạo, điều hành thống nhất của Công ty TNHH một thành viên KTCT Thủy lợi Gia Lai trực tiếp là Ban chỉhuy Phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn (Ban chỉhuy PCLB, TKCN) tỉnh Gia Lai.

Điều 5: Xí nghiệp Thủy nông Chư Sê – Chư Pưh có trách nhiệm quản lý vận hành điều tiết hồ chứa nước Ia Glai theo những quy định trong quy trình này. Mọi tổ chức, cá nhân có liên quan và được hưởng lợi từ hệ thống công trình thủy lợi Ia Glai đều phải thực hiện quy trình này.

CHƯƠNG II
VẬN HÀNH ĐIỀU TIẾT TRONG MÙA LŨ

Điều 6: Trước mùa mưa lũ hàng năm, Xí nghiệp Thủy nông Chư Sê – Chư Pưh phải thực hiện:

1- Kiểm tra công trình theo đúng quy định hiện hành, phát hiện và xử lý kịp thời những hư hỏng, đảm bảo công trình vận hành an toàn trong mùa mưa lũ.

2- Căn cứ vào dự báo khí tượng thủy văn mùa lũ hàng năm và Quy trình này, lập “Kế hoạch tích, xả nước cụ thể trong mùa lũ”. Từđó làm cơ sởđể vận hành điều tiết hồ chứa, đảm bảo an toàn công trình và tích đủ nước phục vụ theo các yêu cầu dùng nước. Đồng thời báo cáo Công ty TNHH một thành viên KTCT Thủy lợi Gia Lai.

3- Lập phương án phòng chống lụt bão cho hồ chứa Ia Glai, trong đó phải đặc biệt chú ý tới trường hợp vận hành khi có lũ lớn vượt lũ thiết kế hoặc khi hồ chứa có sự cố, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 7:  Điều tiết giữ mực nước hồ trong mùa lũ:

Trong quá trình vận hành điều tiết, mực nước hồ chứa nước Ia Glai lớn hơn “Đường hạn chế cấp nước” và nhỏ hơn “Đường phòng phá hoại” trên biểu đồđiều phối (Phụ lục III.1) thì tiến hành cấp nước bình thường theo thiết kế.

Thời gian

1/VII

1/VIII

1/IX

1/X

1/XI

(ngày/tháng)

 

 

 

 

 

Đường phòng phá hoại

567

571

573

575

576

Đường hạn chế cấp nước

567

568

570

572

573,5

Mực nước hồ cao nhất các tháng đầu mùa lũđược giữ như sau: (Phụ lục III.1)

Thời gian

1/VII

1/VIII

1/IX

1/X

1/XI

Mực nước cao nhất

575

575

575

575

576

Trong quá trình vận hành điều tiết, mực nước hồ chứa nước Ia Glai lớn hơn “Đường phòng phá hoại” và nhỏ hơn “Đường phòng lũ” trên biểu đồđiều phối (Phụ lục III.1) thì được phép cấp nước gia tăng.

Thời gian

1/VII

1/VIII

1/IX

1/X

1/XI

(ngày/tháng)

 

 

 

 

 

Đường phòng phá hoại

567

571

573

575

576

Đường phòng lũ

575

575

575

575

576

Điều 8: Khi mực nước hồ vượt quá giới hạn quy định tại khoản 2 điều 7, Xí nghiệp Thủy nông Chư Sê – Chư Pưh phải sẵn sàng xả lũ. Trước khi tiến hành xả lũ, Xí nghiệp Thủy nông Chư Sê – Chư Pưh phải:

1- Căn cứ vào diễn biến tình hình khí tượng thuỷ văn, hiện trạng các công trình đầu mối, đặc điểm vùng hạ du hồ chứa và Quy trình này để quyết định việc xả lũ (số cửa, độ mở và thời gian mở).

2- Báo cáo Công ty TNHH một thành viên KTCT Thủy lợi Gia Lai, Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Gia Lai, Ban chỉhuy PCLB, TKCN về việc xả lũ.

3- Thông báo cho chính quyền địa phương để phổ biến đến nhân dân vùng hạ du và các cơ quan liên quan về việc xả lũ, triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn về người và tài sản của nhân dân vùng hạ du.

Điều 9: Vận hành xả lũđảm bảo an toàn công trình đập:

1- Khi mực nước hồđạt 576,00 m và tiếp tục lên nhanh, Xí nghiệp Thủy nông Chư Sê – Chư Pưh phải vận hành các cửa tràn, để xả lũ, giữ mực nước hồ không vượt quá 577,50 m, báo cáo ngay cho các cấp có thẩm quyền. Trên cơ sở các tài liệu quan trắc mực nước hồ, số liệu đo đạc, dự báo của các trạm khí tượng thủy văn thượng lưu công trình đểđiều chỉnh lưu lượng xả.

2- Trong các trường hợp xả lũ, cần liên tục quan trắc mực nước hồđể giảm dần lưu lượng xả xuống hạ du khi lưu lượng lũ về hồ có dấu hiệu giảm.

3- Thời gian thông báo cho địa phương phía hạ du khi tiến hành xả lũ bình thường tối thiểu trước 12 tiếng đồng hồ.

4- Trường hợp xảy ra mưa lũđặc biệt lớn:

– Trường hợp 1: Mực nước hồ xấp xỉ mực nước dâng gia cường 577,50 m; và tiếp tục tăng nhanh (Vượt cao trình lũ kiểm tra 578,00 m), mực nước hồ có nguy cơ vượt quá cao trình đỉnh đập:

– Trường hợp 2: Mực nước hồ xấp xỉ mực nước dâng gia cường 577,50 xảy ra sự cố kẹt cửa của tràn xả lũ.

Xí nghiệp Thủy nông Chư Sê – Chư Pưh báo cáo Công ty TNHH một thành viên KTCT Thủy lợi Gia Lai, Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn và Ban chỉ huy PCLB, TKCN xin ý kiến chỉđạo có biện pháp khẩn cấp để hạ thấp mực nước hồ nhằm đảm bảo an toàn cho công trình; đồng thời phải thông báo cho Ban chỉhuy PCLB & TKCN huyện ChưSê, triển khai thực hiện công tác sơ tán khẩn cấp dân đến nơi an toàn. Thực hiện biện pháp khẩn cấp sửa chữa tràn xả lũ, nhằm vận hành được tràn xả lũtrong thời gian sớm nhất (ở trường hợp 2).

CHƯƠNG III
VẬN HÀNH ĐIỀU TIẾT HỒ CHỨA TRONG MÙA KIỆT

Điều 10: Trước mùa kiệt hàng năm, Xí nghiệp Thủy nông Chư Sê – Chư Pưh phải căn cứ vào lượng nước trữ trong hồ, dự báo khí tượng thuỷ văn và nhu cầu dùng nước, lập “Phương án cấp nước trong mùa kiệt”, báo cáo các cấp có thẩm quyền, thông báo cho các hộ dùng nước trong hệ thống.

Điều 11:  Điều tiết giữ mực nước hồ trong mùa kiệt:

Trong quá trình vận hành điều tiết, mực nước hồ chứa Ia Glai phải giữ cao hơn hoặc bằng “Đường hạn chế cấp nước” trên biểu đồđiều phối (Phụ lục số III.1).

Mực nước hồ thấp nhất ởđầu các tháng trong mùa kiệt được giữ như sau:

Thời gian

1/XII

1/I

1/II

1/III

1/IV

1/V

1/VI

(ngày/tháng)

Mực nước thấp nhất

574,5

574,5

573,5

572

570,5

569

568

Trong quá trình vận hành điều tiết, mực nước hồ chứa nước Ia Glai lớn hơn “Đường phòng phá hoại” và nhỏ hơn “Mực nước dâng bình thường” trên biểu đồđiều phối (Phụ lục III.1) thì được phép cấp nước gia tăng.

Thời gian

1/XII

1/I

1/II

1/III

1/IV

1/V

1/VI

(ngày/tháng)

 

 

 

 

 

 

 

Đường phòng phá hoại

576

576

575

574

572,5

571

569

Mực nước dâng bình thường

576

576

576

576

576

576

576

Điều 12: Khi mực nước hồthấp hơn “Đường hạn chế cấp nước”, Xí nghiệp Thủy nông Chư Sê – Chư Pưh phải thông báo cho các hộ dùng nước thực hiện các biện pháp sử dụng nước tiết kiệm, đề phòng thiếu nước vào cuối mùa kiệt, lập kế hoạch cấp nước luân phiên hoặc giảm mức độ cấp nước theo thứ tựưu tiên của các đối tượng dùng nước.

Điều 13: Khi mực nước hồ bằng hoặc thấp hơn mực nước chết, Xí nghiệp Thủy nông Chư Sê – Chư Pưh phải lập phương án, kế hoạch sử dụng dung tích chết, báo cáo Công ty TNHH một thành viên KTCT Thủy lợi Gia Lai để quyết định và thực hiện.

CHƯƠNG IV

VẬN HÀNH ĐIỀU TIẾT KHI HỒ CHỨA CÓ SỰ CỐ

Điều 14: Khi công trình đầu mối của hồ chứa (đập chính, tràn xả lũ, cống lấy nước) có dấu hiệu xảy ra sự cố gây mất an toàn cho công trình, Xí nghiệp Thủy nông Chư Sê – Chư Pưh phải báo cáo Công ty TNHH một thành viên KTCT Thủy lợi Gia Lai tổng hợp báo cáo Sở Nông nghiệp & PTNT, Ban chỉ huy PCLB, TKCN tỉnh Gia Lai, trình Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Laiđể quyết định xả nước, hạ mực nước hồ xuống tối đa đồng thời đề xuất các phương án xử lý và giải pháp thực hiện.

Điều 15: Khi cửa tràn xả lũ, cống lấy nước có sự cố không vận hành được, Xí nghiệp Thủy nông Chư Sê – Chư Pưh phải triển khai ngay biện pháp xử lý sự cốđồng thời báo cáo Công ty TNHH một thành viên KTCT Thủy lợi Gia Lai tổng hợp báo cáo Sở Nông nghiệp & PTNT; Ban chỉđạo PCLB, TKCN tỉnh Gia Lai, trình Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai quyết định biện pháp hạ nhanh mực nước hồđểđảm bảo an toàn hồ chứa và phương án khắc phục hậu quả.

CHƯƠNG V
QUAN TRẮC CÁC YẾU TỐ KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN

Điều 16: Xí nghiệp Thủy nông Chư Sê – Chư Pưh phải thu thập, quan trắc, đo đạc, lập sổ theo dõi mực nước, lượng mưa và các yếu tố khí tượng thủy văn khác theo quy định tại các Quy phạm, Tiêu chuẩn ngành hiện hành (14TCN 49-86 và 14TCN 55-88).

Điều 17: Hàng năm. Xí nghiệp Thủy nông Chư Sê – Chư Pưh phải tính toán và dự báo lượng nước đến hồ làm cơ sởđể lập kế hoạch tích, cấp và xả nước.

Điều 18:

1- Tính toán và kiểm tra lưu lượng lũ, lưu lượng kiệt.

2- Trong mùa lũ, Xí nghiệp Thủy nông Chư Sê – Chư Pưh phải cử người túc trực, tiến hành quan trắc mực nước hồđể xác định sơ bộ lưu lượng nước đến hồ.

3- Kết thúc các đợt xả lũ và sau mùa lũ hàng năm, Xí nghiệp Thủy nông Chư Sê – Chư Pưh lập báo cáo đánh giá việc xả lũ bao gồm: lưu lượng xả, số cửa tràn xả lũ, thời gian xả, tổng lượng xả, diễn biến mực nước hồ và ảnh hưởng đối với vùng hạ du.

4- Hàng năm, Xí nghiệp Thủy nông Chư Sê – Chư Pưh tiến hành điều tra, đo đạc, tính toán lưu lượng và tổng lượng nước đến hồ, lưu lượng kiệt, ghi chép, lưu trữ tài liệu trên để phục vụ công tác quản lý khai thác hồ.

CHƯƠNG VI
TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN

A-XÍ NGHIỆP THỦY NÔNG CHƯSÊ – CHƯ PƯH

Điều 19: Trách nhiệm:

1- Thực hiện các quy định trong Quy trình này để vận hành điều tiết hồ, đảm bảo an toàn công trình và tích đủ nước đáp ứng các nhu cầu dùng nước.

2- Hàng năm tiến hành tổng kết đánh giá việc thực hiện Quy trình, nếu thấy cần thiết sửa đổi hoặc bổ sung Quy trình phải báo cáo các cấp có thẩm quyền.

3- Hàng năm tiến hành kiểm tra các mặt cắt, độ thông thoáng và mức độ xâm lấn lòng suối hạ lưu đập,đặc biệt sau những đợt xả lũ lớn đểđảm bảo khống chế mực nước hạ lưu đập theo thiết kế nhằm đảm bảo an toàn cho chân đập hạ lưu và hai bên bờ hạ lưu.

4- Thực hiện các nội dung quy định tại Điều 14, 16, 17, 18, 19, 20, 22 Nghịđịnh 72/2007/NĐ-CP ngày 7/5/2007 về Quản lý an toàn đập của Chính phủ.

Điều 20: Quyền hạn:

1- Yêu cầu các cấp chính quyền, ngành liên quan và địa phương trong hệ thống thủy lợi hồIa Glai thực hiện Quy trình này.

2- Lập biên bản và báo cáo cấp có thẩm quyền để xử lý các hành vi ngăn cản, xâm hại đến việc thực hiện quy trình này.

Điều 21: Giám đốc Xí nghiệp Thủy nông Chư Sê – Chư Pưh chịu trách nhiệm tổ chức vận hành điều tiết hồ chứa Ia Glai các trường hợp sau:

1- Điều tiết cấp nước khi mực nước hồ cao hơn hoặc bằng “Đường hạn chế cấp nước” của biểu đồđiều phối.

2- Điều tiết cấp nước khi mực nước hồ thấp hơn “Đường hạn chế cấp nước” của biểu đồđiều phối nhưng lớn hơn mực nước chết báo cáo Công ty TNHH khai thác công trình thủy lợi Gia Lai.

3- Điều tiết cấp nước khi mực nước hồbằng hoặc thấp hơn mực nước chết theo phương án sử dụng dung tích chết đã được Công ty TNHH khai thác công trình thủy lợi Gia Lai phê duyệt.

4- Trình Công ty TNHH khai thác công trình thủy lợi Gia Lai xin Quyết định xả lũ trong các trường hợp như quy định tại điều 8 và khoản 1 điều 9 quy trình này.

5- Lập kế hoạch và dự trù kinh phí hàng năm trình các cấp có thẩm quyền. Tổ chức thực hiện công tác bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên, sửa chữa trước và sau mùa mưa lũ nhằm duy trì năng lực công trình, đảm bảo sử dụng lâu dài và an toàn.

B-CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI GIA LAI

Điều 22:

1- Chỉđạo, hướng dẫn và kiểm tra Xí nghiệp Thủy nông Chư Sê – Chư Pưh, thực hiện Quy trình này đặc biệt là việc vận hành xả lũ của hồ chứa.

2- Giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện Quy trình theo thẩm quyền.

3- Thẩm định nội dung sửa đổi, bổ sung quy trình theo đề nghị của Xí nghiệp Thủy nông Chư Sê – Chư Pưh, trình các cấp có thẩm quyền quyết định.

Điều 23:

1- Thẩm định và trình các cấp có thẩm quyền phương án, kế hoạch sử dụng dung tích chết của hồ chứa tại điều 13 Quy trình và theo dõi việc thực hiện.

2- Phê duyệt phương án phòng chống lụt bão hàng năm của hồIa Glai. Theo dõi việc thực hiện cấp nước trong mùa kiệt của hồ chứa ởđiều 12.

3- Quyết định phê duyệt vận hành xả lũ trong trường hợp tại khoản 1 điều 9.

Điều 24:

1- Phối hợp các ngành, các cấp có liên quan trong hệ thống thực hiện Quy trình.

2- Phối hợp các ngành, các cấp có liên quan xử lý các hành vi ngăn cản việc thực hiện Quy trình hoặc vi phạm các quy định của Quy trình theo thẩm quyền.

3- Tạo điều kiện cho Xí nghiệp Thủy nông Chư Sê – Chư Pưh vận hành điều tiết hồIa Glai theo quy trình.

Điều 25:

1- Quyết định việc vận hành điều tiết xả lũ hồ chứa nước Ia Glai khi xảy ra tình huống như quy định tại khoản 2 điều 4; khoản 2 điều 9 quy trình.

2- Quyết định biện pháp khẩn cấp đảm bảo an toàn công trình và phương án khắc phục hậu quả khi xảy ra tình huống như quy định tại điều 14 và điều 15 quy trình.

3- Phối hợp Ban chỉhuy PCLB, TKCN, Xí nghiệp Thủy nông Chư Sê – Chư Pưh và các ngành các cấp thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ khi xảy ra tình huống quy định tại khoản 2 điều 4, khoản 2 điều 9, điều 14 và điều 15 quy trình.

4- Huy động nhân lực, vật lực để xử lý và khắc phục các sự cố của hồ chứa nước.

5- Phê duyệt và quyết định sửa đổi, bổ sung Quy trình theo đề nghị của các cấp có thẩm quyền.

6- Hợp đồng với cơ quan dự báo KTTV đểcó dự báo chính xác lũ và có kế hoạch xả lũ hợp lý và an toàn.

C-CÁC CẤP CHÍNH QUYỀN HUYỆN, XÃ TRONG HỆ THỐNG

Điều 26:

1- Nghiêm chỉnh thực hiện các quy định tại Quy trình này.

2- Ngăn chặn, xử lý và thông báo cho Xí nghiệp Thủy nông Chư Sê – Chư Pưh những hành vi ngăn cản việc thực hiện Quy trình hoặc vi phạm các quy định của Quy trình theo thẩm quyền.

3- Thực hiện phương án đảm bảo an toàn cho vùng hạ du khi hồ chứa xả lũ và trường hợp xẩy ra sự cố khẩn cấp.

Điều 27:

1- Tuyên truyền vận động nhân dân địa phương thực hiện đúng các quy định trong Quy trình này và tham gia phòng chống lụt bão, bảo vệ an toàn công trình hồ chứa nước Ia Glai.

2- Huy động nhân lực, vật lực, phối hợp với Xí nghiệp Thủy nông Chư Sê – Chư Pưh phòng chống lụt bão, bảo vệ và xử lý sự cố công trình.

D-CÁC HỘ DÙNG NƯỚC VÀ NHỮNG ĐƠN VỊ HƯỞNG LỢI KHÁC

Điều 28:

1- Nghiêm chỉnh thực hiện Quy trình này.

2- Hàng năm phải ký hợp đồng dùng nước với Xí nghiệp Thủy nông Chư Sê – Chư Pưh đểXí nghiệp có căn cứ lập kế hoạch cấp nước, xả nước hợp lý, đảm bảo hiệu quả kinh tế và an toàn công trình.

3- Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định có liên quan được nêu tại Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi, các văn bản pháp quy có liên quan đến việc quản lý khai thác và bảo vệ công trình hồ chứa nước Ia Glai.

Điều 29:

1- Nghiêm cấm các hành vi sau đây không được xảy ra trong phạm vi bảo vệ:

2- Lấn chiếm đất để sử dụng cho mục đích khác;

3- Thả trâu bò ăn cỏ, uống nước trên bờđập;

4- Nổ mìn gây chấn động;

5- Vận tải qua công trình bằng các xe tải lớn;

6- Thả rác và xác súc vật chết xuống lòng hồ, kênh mương;

7- Các hành động có tính chất xâm hại tài sản và phá hoại;

CHƯƠNG VII

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 30:

1- Mọi quy định về vận hành điều tiết hồ chứa nước Ia Glai trước đây trái với những quy định trong Quy trình đều bãi bỏ.

2- Trong quá trình thực hiện Quy trình,  nếu có nội dung cần sửa đổi, bổ sung, Xí nghiệp Thủy nông Chư Sê – Chư Pưh phải tổng hợp, báo cáo Công ty TNHH một thành viên KTCT Thủy lợi Gia Lai quyết định.

Điều 31:

1- Những tổ chức, cá nhân thực hiện tốt Quy trình sẽđược đề nghịkhen thưởng theo quy định. Mọi hành vi vi phạm Quy trình sẽ bị xử lý theo pháp luật hiện hành.

2- Quy trình này chỉ có giá trị trong nội bộ Công ty TNHH một thành viên KTCT Thủy lợi Gia Lai.

CÔNG TY TNHH MTV KTCT THỦY LỢI GIA LAI

PHỤ LỤC

KÈM THEO QUY TRÌNH VẬN HÀNH ĐIỀU TIẾT HỒ CHỨA NƯỚC IA GLAI – CHƯSÊ – GI

PHỤ LỤC
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ HỒ CHỨA NƯỚC IA GLAI

1.Tên công trình :

Hồ chứa nước Ia Glai

2. Vị trí:

Huyện ChưSê – Tỉnh Gia Lai

3. Nhiệm vụ của hồ chứa Chư Sê.

Tưới cho diện tích 280 ha cà phê và cung cấp 200.000m3 nước cho nhà máy chế biến mủ cao su:

Cấp nước nuôi rồng thủy sản 70 ha mặt thoáng, giao thông du lịch, cải tạo cảnh quan môi trường.

4. Các thông số kỹ thuật chủ yếu hồ chứa Ia Glai.

Thông số kỹ thuật

Đơn vị

Trị số

Diện tích lưu vực (FLv)

km2

11.0

Mực nước chết (MNC)

m

+567.00

Mực nước dâng bình thường (MNDBT)

m

+576.00

Mực nước dâng gia cường P1% P1%ÂpPPP(MNDGC)

m

+578.00

Dung tích toàn bộ (Vtb)

106 m3

3.60

Dung tích hữu ích (Vhi)

106 m3

2.80

Dung tích chết (Vc)

106 m3

0.8

Diện tích mặt hồở MNDBT

km2

0.7

5.Các công trình đầu mối của hồ chứa Ia Glai.

I.5.1. Đập chính

Loại đập: Đập đất có tường chắn sóng

Cao trình đỉnh đập: +579.00 m

Cao trình tường chắn sóng: +579.80 m

Chiều dài đỉnh đập: 320.00 m

Chiều cao đỉnh đập HMax: 19.00 m

Chiều rộng đỉnh đập: 5.0 m

Hình thức đập: Đập đồng chất, chỉ tiêu đất đắp γ k = 1.28 T/m3 có tường chắn sóng, tiêu nước trong thân đập bằng ống khói thẳng đứng, dải lọc kết hợp với lăng trụ tiêu năng nước hạ lưu, xử lý nền bằng chân khay giữa, rộng (5-15)m, sâu (2-4)m, hệ số mái đào 1:1.50, đầm nén sau khi đào bóc lớp phủ thực vật và đào chân khay

I.5.2. Tràn xả lũ

Vị trí: Đặt tại vai phảiđập, trên nền đất

I.5.2.1. Kênh dẫn trước tràn:

STT

Các thông số

Ký hiệu

Đơn vị

Trị số

1

Cao trình đáy kênh dẫn điều tiết xả cạn

Zkd 1

m

575.00

2

Cao trình đáy kênh dẫn điều tiết xả sâu

Zkd 2

m

574.00

3

Chiều rộng đáy kênh ứng với cao trình 575,00m

Bkd 1

m

10.00

4

Chiều rộng đáy kênh ứng với cao trình 574,00m

Bkd 2

m

5.80

5

Chiều sâu kênh dẫn điều tiết xả cạn

Hkd 1

m

1.00

6

Chiều sâu kênh dẫn điều tiết xả sâu

Hkd 2

m

2.00

7

Hệ số mái kênh (chung cho cả 2 mặt cắt)

mkd

 

1.00

8

Chiều dài kênh

Lkd

m

40.00

I.5.2.2. Ngưỡng tràn:

STT

Các thông số

Ký hiệu

Đơn vị

Trị số

1

Lưu lượng thiết kế

Qtk 1%

m3/s

49.20

2

Cao trình ngưỡng tràn điều tiết xả cạn

Z ng 1

m

575.00

3

Cao trình ngưỡng tràn điều tiết xả sâu

Z ng 2

m

574.00

4

Chiều rộng ngưỡng tràn ứng với cao trình 575,00m (Trị số ghi trong ngoặc là không kể trụ pin)

B ng 1

m

10.00 (8.80)

5

Chiều rộng ngưỡng tràn ứng với cao trình 574,00m (Trị số ghi trong ngoặc là không kể trụ pin)

B ng 2

m

5.80 (5.20)

6

Cao trình mực nước lũ thiết kế (MNDGC)

ZMNL

m

578.00

7

Cao trình mặt cầu giao thông qua tràn

ZCgt

m

578.20

8

Chiều rộng cầu giao thông qua tràn

BCgt

m

2.50

9

Cao trình mặt cầu công tác

Zcct

m

581.50

10

Chiều rộng cầu công tác

Bcct

m

1.80

I.5.2.3. Kênh xả sau tràn:

STT

Các thông số

Ký hiệu

Đơn vị

Trị số

1

Cao trình đáy đầu kênh xảđiều tiết xả cạn

Z kx 1

m

575.00

2

Cao trình đáy đầu kênh xảđiều tiết xả sâu

Z kx 2

m

574.00

3

Chiều rộng đầu kênh ứng với cao trình 575,00m

B kx 1

m

18.00

4

Chiều rộng đầu kênh ứng với cao trình 574,00m

B kx 2

m

5.80

6

Chiều sâu kênh xảđiều tiết xả cạn

Hkx 1

m

1.00

7

Chiều sâu kênh xảđiều tiết xả sâu

Hkx 1

m

2.00

8

Độ dốc đáy kênh

ikx

 

0.003

9

Chiều dài kênh

Lkx

m

234.00

I.5.2.4. Tiêu năng sau tràn:

STT

Các thông số

Ký hiệu

Đơn vị

Trị số

1

Số bậc nước

n

cái

11

Hình thức là tràn tự do kết hợp tràn có cửa van điều tiết. Tại vị trí xả sâu gồm 1 trụ pin và bố trí 2 cánh cửa phẳng kết cấu bằng thép, kích thước mỗi cánh cửa là 2,0 x 2,60m. Vận hành cánh cửa bằng máy vít V10. Kết cấu bằng bê tông cốt thép M200.

I.5.3. Cống lấy nước

Loại cống: Cống ngầm dưới đập, chảy có áp,

Vị trí: Đặt tại vai trái đập, trên nền đất

STT

Các thông số

Ký hiệu

Đơn vị

Trị số

1

Lưu lượng thiết kế

Qtk

m3/s

1.20

2

Khẩu diện cống

D

m

0.90

3

Cao trình đáy đầu cống

Zc

m

565.00

4

Chiều dài cống

Lc

m

106.50

5

Cao trình cầu công tác

Zc

m

579.00

6

Chiều rộng cầu công tác

Bc

m

1.40

7

Chiều dài cầu công tác

Lc

m

10.80

6 Các nhu cầu dùng nước của hệ thống

Bảng tính toán mức tưới tại mặt ruộng cho các loại cây trồng

Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Tổng 106×m3

W tưới

0,416

0,448

0,496

0,32

0

0

0

0

0

0

0

0

1,68

W cấp nước

0

0

0

0,022

0,022

0,022

0,022

0,022

0,022

0,022

0,022

0,022

0,198

ΣW dùng

0,416

0,448

0,496

0,342

0,022

0,022

0,022

0,022

0,022

0,022

0,022

0,022

1,878

PHỤ LỤC II

NHỮNG CĂN CỨĐỂ LẬP QUY TRÌNHVẬN HÀNH ĐIỀU TIẾT HỒ CHỨA NƯỚC IA GLAI

1. CÁC VĂN BẢN PHÁP QUY

Luật Tài nguyên nước (năm 1998): Pháp lệnh phòng, chống lụt, bão (năm 1993, năm 2000); Pháp lênh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi (năm 2001).

Tiêu chuẩn ngành 14TCN 121 – 2002 – Hồ chứa nước – Công trình thuỷ lợi, Quy định về lập và ban hành Quy trình vận hành điều tiết (của Bộ NN & PTNT).

Các tiêu chuẩn, quy phạm, các văn bản liên quan đến việc bảo đảm an toàn hồ chứa nước (của Bộ NN & PTNT và các cơ quan chức năng).

Các văn bản của UBND tỉnh Gia Lai (và các cơ quan chức năng) về việc khai thác và bảo vệ hồchứa nước Ia Ring.

2.CÁC TÀI LIỆU, SỐ LIỆU KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN

Các tài liệu khí tượng thuỷ văn dùng trong thiết kế hồ chứa nước Hoàng ân.

Các tài liệu số liệu để lập Quy trình vận hành công trình đầu mối.

MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU

Quy trình vận hành điều tiết hồ chứa Ia Glai là văn bản quy định về nguyên tắc, nội dung và trình tự vận hành công trình của hồ chứa Ia Glai đểđiều hành việc trữ nước, cấp nước và xả nước trong các trường hợp khác nhau của thời tiết (Tình hình mưa, dòng chảy năm, dòng chảy lũđến hồ chứa…) đảm bảo hồ chứa làm việc đúng với năng lực thiết kế, hạn chế tối đa thiệt hại khi hồ chứa gặp lũ vượt thiết kế hoặc dòng chảy kiệt nhỏ hơn thiết kế.

Mục tiêu của quy trình:

– Về phòng chống lũ: Phải đảm bảo an toàn cho công trình theo tần suất thiết kế chống lũ P = 1%.

– Về cấp nước phục vụ nông nghiệp, sinh hoạt: Phải đảm bảo đủ nước tưới cho sinh hoạt và công nghiệp. Đối với những năm nước đến thuộc chu kì kiệt nên được ưu tiên cho nước sinh hoạt.

PHỤ LỤC III – CÁC TÀI LIỆU TÍNH TOÁN KỸ THUẬT

PHỤ LỤC III. 1: BIỂU ĐỒĐIỀU PHỐI HỒ CHỨA NƯỚC IA GLAI

Tháng

1/VII

1/VIII

1/IX

1/X

1/XI

1/XII

1/I

1/II

1/III

1/IV

1/V

1/VI

1/VII

Đường PPH

567

571

573

575

576

576

576

575

574

572.5

571

569

567

Đường HCCN

567

568

570

572

573.5

574.5

574.5

573.5

572

570.5

569

568

567

Ghi chú:

[1]: Đường phòng phá hoại

[2]: Đường hạn chế cấp nước

[3]: Đường phòng lũ

A: Vùng hạn chế cấp nước

B: Vùng cấp nước bình thường

C: Vùng cấp nước gia tăng

D: Vùng xả lũ bình thường

E: Vùng xả lũ bất bình thường

PHỤ LỤC III -2: DÒNG CHẢY BÌNH QUÂN THÁNG ĐẾN HỒ CHỨA IA GLAI:

+  Đặc trưng lưu vực:

– Diện tích lưu vực Flv = 11 Km2 (Tính từ vị trí đập)

+ Đặc trưng khí tượng thủy văn:

Khu vực công trình có đặc điểm khí hậu tương tự vùng Plei Ku. Mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau

– Lượng mưa bình quân năm (theo số liệu phòng QLN cung cấp từ năm 2000 đến năm 2011)               :  Xo              = 1965mm

– Lượng mưa ngày lớn nhất                    : P1% Xmax  = 263  mm

P%

0.2

0.5

1

1.5

2

10

X ngày max

337

292

263

242

231

170

+ Dòng chảy năm:

– Đặc trựng : Yo = d* X0 = 0.48 x 1965 = 943.2mm

– Tổng lượng dòng chảy năm bình quân: Wo = Yo. F. 103 = 943.2 x 11 x 106

= 10375,2 * 106m3

– Lưu lượng bình quân nhiều năm : Qo = Wo/ T = 10.375,2/31.5 = 0.33m3/s

– Mô đuyn dòng chảy: Mo = Qo. 103/F = 0.33x 103/11 = 30 l/s-km2

– Dòng chảy năm ứng với các tần suất :

Cv = 0.95 – 0.29 lgMo – 0.063lg(f+1)

= 0.454

Cs = 2Cv :

Ki = Qi/Qo

P%

50%

75%

90%

Kp

0.94

0.68

0.49

Qp(m3/s)

0.31

0.224

0.16

+ Phân phối dòng chảy năm ứng  P =75%: Qp = 0.224m3/s

Tính toán dòng chảy năm theo số liệu trạm Pleiku ta có phân phối dòng chảy năm như sau:

Tháng

1

2

3

4

5

6

Ki

0.59

0.37

0.26

0.2

0.41

0.64

Qi(m3/s)

0.132

0.083

0.058

0.045

0.092

0.143

Wi(106 m3)

0.354

0.201

0.155

0.117

0.246

0.371

 

Tháng

7

8

9

10

11

12

Ki

1.55

2.12

2.04

1.65

1.34

0.82

Qi(m3/s)

0.347

0.475

0.457

0.37

0.3

0.184

Wi(106 m3)

0.929

1.273

1.185

0.991

0.778

0.493

Qtb = 0.224m3/s

PHỤ LỤC III. 3 -TỔNG LƯỢNG NƯỚC YÊU CẦU TẠI  HỒ CHỨA

Bảng tổng lượng nước yêu cầu tại đầu mối hồ chứa nước Ia Glai

(Tính toán tưới cho cây cà phê S = 280ha và 200.000 m3 nước cho nhà máy chế biến mủ cao su. Tính toán tưới cho cây cà phê  qcafemax = 6.000m3 nước/ha/3đợt tưới ; thời gian tưới cho cây cà phê đối với công trình Ia Glai là từ ngày 05 tháng 01 đến 20 tháng 04 và cấp nước cho nhà máy chế biến mủ cao su từ tháng 04 đến tháng 12 hàng năm;)

Đơn vị: 106m3

Tháng

W75%

WDùng (tính cho 6000m3/ha)

WDùng (cấp nước cao su)

ΣWDùng

1

0,354

0,416

0

0,416

2

0,201

0,448

0

0,448

3

0,155

0,496

0

0,496

4

0,117

0,32

0.022

0,342

5

0,246

0

0.022

0,022

6

0,371

0

0.022

0,022

7

0,929

0

0.022

0,022

8

1,273

0

0.022

0,022

9

1,185

0

0.022

0,022

10

0.991

0

0.022

0,022

11

0,778

0

0.022

0,022

12

0,493

0

0.022

0,022

Tổng

7.093

1,68

0,198

1,878

PHỤ LỤC III. 2: TỔNG HỢP KẾT QUẢ TÍNH TOÁN ĐIỀU TIẾT LŨ

Trường hợp tính toán

Lũ thiết kế 1%

Lũ thiết kế 1% trong trường hợp kẹt 1 khoang

Lũ kiểm tra 0.2%

Lũ kiểm tra 0.2% trong trường hợp kẹt 1 khoang

Kết quả tính toán

Phương án tính

QĐến max

QXả max

Vmax

Zmax

(m3/s)

(m3/s)

(106m3)

(m)

Lũ thiết kế 1%

120

101

8.9

659.29

Lũ thiết kế 1% (kẹt 1 khoang)

120

88.07

9.042

659.40

Lũ kiểm tra 0.2%

154

117.18

9.136

659.52

Lũ thiết kế 0.2% (kẹt 1 khoang)

154

104.25

9.358

659.70

Phô lôc

Tháng

W×106m3

W 75%

W dùng

 

 

 

 

W tổng

1

0.556

1.869

 

 

 

 

1.988

2

0.425

2.229

 

 

 

 

2.535

3

0.26

2.657

 

 

 

 

3.192

4

0.152

1.206

 

 

 

 

1.642

5

0.207

0.002

 

 

 

 

0.228

6

0.229

1.076

 

 

 

 

1.28

7

0.307

0

 

 

 

 

0.033

8

0.794

0

 

 

 

 

0.033

9

1.833

0

 

 

 

 

0.033

10

2.212

0

 

 

 

 

0.033

11

3.601

0.002

 

 

 

 

0.033

12

2.175

2.3

 

 

 

 

0.712

Tổng

12.753

11.341

 

 

 

 

11.742

+ Dòng chảy lũ:

– Công thức tính đỉnh lũ theo cục thủy văn:

– Qmax = 0.278. amax. F./(F+1)0.36

– Wmax = 103(Hp – Ho).F

– Tl = 2W/Q (h)

– amax = 0.36 Xngay max

– F = 37 km2

– Hệ số dòng chảy lũ bằng 0.7

– Hệ số điều chỉnh

+ Kết quả tính toán dòng chảy lũ cho bảng sau:

P%

1

2

5

10

Xngay max

233

212

183

160

amax

83.88

76.32

65.88

5.60

A = 0.278. amax. α

16.323

14.852

12.820

11.209

B = A/ (F+1)0.36

4.406

4.009

3.461

3.026

C = B . F

163.022

148.333

128.057

111.962

1.05

1

0.95

0.90

Q(m3/s)

171.173

148.333

121.654

100.766

Wl 103m3

5516.9

4972.8

4221.7

3626

Công thức tính toán:

Theo quy phạm thủy văn QPTV.C6-77 tính lưu lượng đỉnh lũ thiết kế Qp theo công thức cường độ giới hạn.

Qp = Ap.φ.Hp.Flv

Hp lượng mưa ngày lớn nhất ứng với tần suất lũ kiểm tra (P=0,2%) Hp = 337mm

Φ  – Hệ số dòng chảy lũ, tra bảng 4-2 QPTV.C6-77 có φ = 0,65

Δ – Hệ số xét tới ảnh hưởng làm giảm nhỏ lưu lượng đỉnh lũ do ao hồ, δ = 1

Ap Mô duyn đỉnh lũ.

Tra bảng 4-6 Quy phạm thủy văn QPTV.C6-77 với hệ số địa mạo thủy văn của lòng sông Фs và thời gian tập trung dòng chảy trên sườn dốc td ta được Ap = 0,047.

Фs = 1000L