Lịch sử cho thuê Hồ Ayun Hạ NTTS

LỊCH SỬ CHO THUÊ HỒ AYUNH HẠ ĐỂ SXKD NTTS VÀ PHƯƠNG ÁN KHAI THÁC HỒ AYUN HẠ SAU KHI THANH LÝ HỢP ĐỒNG CHO THUÊ HỒ CỦA CÔNG TY TNHH KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI GIA LAI

I/ LỊCH SỬ CHO THUÊ MẶT NƯỚC HỒ AYUN HẠ ĐỂ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TỪ 1996-2010

        Năm 1996 UBND tỉnh giao mặt nước hồ cho Trạm nghiên cứu thực nghiệm và dịch vụ nuôi trồng thuỷ sản Sở Nông nghiệp và PTNT Gia Lai quản lý, ký hợp đồng cho xí nghiệp nuôi trồng thuỷ sản Miền Trung thuê mặt nước hồ nuôi trồng thuỷ sản với thời hạn 15 năm. Với giá cho thuê là 50.000.000đ/năm, tính toán theo Nghị định 112/CP (5kg thóc/ha NTTS hồ chứa thủy lợi)

       Ngày 22/04/2002 uỷ ban nhân dân tỉnh Gia Lai Ban hành Quyết định số 225/QĐ-UB “V/v giải thể trạm nghiên cứu, thực nghiệm và nuôi trồng thuỷ sản, giao cho công ty KTCT thuỷ lợi Gia Lai quản lý mặt hồ Ayun Hạ để khai thác, tổ chức liên doanh, liên kết sản xuất, nuôi trồng thuỷ sản.

       Ngày 15/7/2002 Công ty KTCT thủy lợi Gia Lai và Xí nghiệp nuôi trồng thuỷ sản Miền Trung Ký tiếp nối thời gian Hợp đồng Kinh tế số 17/HĐKT về việc cho thuê mặt nước hồ Ayunhạ để sản xuất kinh doanh nuôi trồng thuỷ sản. Thời gian thuê là 9 năm (từ 01/01/2002 đến 31/12/2010). Với giá cho thuê là 60.000.000đông/năm, tính toán theo Nghị định 112/CP (5kg thóc/ha NTTS hồ chứa thủy lợi) (Do hội đồng liên sở Tài chính-Nông nghiệp thẩm định giá-Được UBND tỉnh chấp nhận)

       Ngày 06/7/2004 hai bên ký kết phụ lục hợp đồng số 06/PL-HĐ về việc điều chỉnh giá cho thuê mặt nước hồ Ayunhạ để sản xuất kinh doanh nuôi trồng thuỷ sản. Điều chỉnh từ 60.000.000đồng lên 68.000.000đồng/năm

       Ngày 07/7/2004 hai bên ký tiếp hợp đồng số 05 /HĐKT ”V/v Thu phí khách hàng và phương tiện của xí nghiệp nuôi trồng thuỷ sản miền Trung ra vào khu du lịch công trình đầu mối thuỷ lợi Ayunhạ”; Với giá thu phí là 5.000.000 đồng/ năm

      Ngày 07 tháng 7 năm 2010 hai bên ký bản thanh lý hợp đồng ấn định thời gian bàn giao mặt nước hồ vào ngày 31/12/2010 làm căn cứ Công ty trình cấp trên tổ chức đấu thầu (chào giá cho thuê mặt nước hồ Ayun hạ để sản xuất kinh doanh nuôi trồng thủy sản 10 năm tiếp theo (từ năm 2011 đến năm 2020) 

II/ PHƯƠNG ÁN ĐẤU THẦU THUÊ MẶT NƯỚC HỒ AYUN HẠ ĐỂ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TỪ 2011-2020 (10 NĂM)

-Trong Qúi IV/2010 và đầu Qúi I/2011-Công ty đã lập phương án đấu thầu (chào giá cạnh tranh nuôi trồng thủy sản hồ Ayun Hạ), cùng với Sở tài Chính-Nông nghiệp xác định giá khởi điểm (262.500.000đồng/năm), Sở Tài Chính trình UBND tỉnh phê duyệt giá khởi điểm và phương án đấu thầu nhưng không được UBND tỉnh chấp thuận (tại văn bản số 675/UBND-TH ngày 17/3/2011 của UBND tỉnh Gia Lai “về việc không tiếp tục cho thuê sử dụng mặt nước hồ Ayun Hạ để nuôi trồng thủy sản” và yêu cầu “Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi thanh lý hợp đồng cho thuê mặt nước, chịu trách nhiệm quản lý, khai thác sử dụng hiệu quả toàn bộ diện tích mặt nước hồ Ayun Hạ theo đúng qui định”.

II/ PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC, QUẢN LÝ, KHAI THÁC THỦY SẢN HỒ AYUN HẠ THỰC HIỆN THEO Ý KIẾN CHỈ ĐẠO CỦA UBND TỈNH

1/ Phương án 1:

Trong thời gian cho phép (chấp nhận được) yêu cầu Xí nghiệp nuôi trồng thủy sản miền Trung thu dọn tài sản đã đầu tư, trả lại mặt bằng, mặt nước hồ Ayun Hạ  cho công ty và rút quân khỏi hồ Ayunh hạ. Có 3 tiểu phương án:

+Không nuôi trồng và khai thác thủy sản, nghiêm cấm khai thác thủy sản dưới mọi hình thức.

+Không nuôi trồng thủy sản, cho dân địa phương sống quanh hồ khai thác thủy sản tự nhiên. Công ty tổ chức bán vé hàng ngày vào hồ khai thác cho các ngư dân, số tiền bán vé thu được chi cho công tác quản lý, bảo vệ và mua bổ sung cá giống thả vào hồ mỗi năm.

+Phối hợp với chính quyền địa phương 6 xã ven hồ (thuộc 3 huyện), tổ chức khai thác thủy sản theo hình thức Cộng đồng (thành lập hiệp hội, hợp tác thủy sản, có qui chế điều lệ, khuyến khích ngư dân đăng ký làm xã viên của hợp tác, tự đầu tư vốn mua cá giống và ngư lưới cụ, phương tiện đánh bắt khác). Công ty hướng dẫn ngư dân thành lập tổ chức này, dưới sự quản lý chuyên ngành về nhà nước của Chi cục Thủy lợi-Thủy sản và Chính quyền địa phương.

Phương án 2

Công ty thành lập xí nghiệp Nuôi trồng và khai thác thủy sản Hồ Ayun Hạ theo mô hình mà xí nghiệp nuôi trồng thủy sản miền Trung đã và đang làm hiện nay. Mua lại tài sản thanh lý của xí nghiệp nuôi trồng thủy sản miền trung hoặc vay vốn tự tư mới từ đầu.

Tự đánh giá: Không khả thi, vì các lý do sau:

+Nguồn vốn đầu tư quá lớn, nếu có đầu tư cũng không có khả năng thu hồi vốn vì nguồn lợi thủy sản trong hồ đã đến lúc cạn kiệt

+Kinh nghiệm nuôi trồng thủy sản hồ chứa mặt nước lớn chưa có và còn thiếu kinh nghiệm đánh bắt, bảo vệ, bảo quản sản phẩm.

+Thị trường tiêu thụ chưa có.

+Nguồn nhân lực để nuôi trồng và khai thác thủy sản có thể tuyển dụng được nhưng chắc chắn tay nghề non kém và thiếu kinh nghiệm

Phương án 3  (Liên doanh chuyển giao dần công nghệ cho nhau có thời hạn)

Công ty (đơn vị chủ hồ) ký hợp đồng liên doanh hoặc liên kết với xí nghiệp nuôi trồng thủy sản miền Trung cùng nhau khai thác và nuôi trồng thủy sản Hồ Ayun Hạ. Lợi nhuận phân chia (%) phụ thuộc vào sự đầu tư và đóng góp của mỗi bên. Công ty tiếp nhận công nghệ nuôi trồng và khai thác thủy sản dần dần từng năm từ xí nghiệp NTTS Miền Trung, xí nghiệp NTTS Miền Trung có trách nhiệm chuyển giao dần công nghệ cho công ty (có tính phí chuyển giao) trong thời hạn nhiều nhất là 3 năm, xí nghiệp nuôi trồng thủy sản miền trung rút khỏi Hồ Ayun Hạ. Hoặc hai bên trực tiếp gặp nhau thỏa thuận lại để ký tiếp hợp đồng liên doanh nếu xét thấy cần thiết và có lợi cho cả 2 bên.

-Chủ thể Liên doanh: Công ty

-Đơn vị tham gia liên doanh: Xí nghiệp NTTS Miền Trung.

-Thành lập xí nghiệp liên doanh văn phòng đặt tại xí nghiệp Đầu mối – kênh chính Ayun Hạ

Mô hình tổ chức

+Giám đốc liên doanh: công ty

+2 Phó giám đốc liên doanh: (01 xí nghiệp NTTS Miền trung, 01 xí nghiệp Đầu mối – Kênh chính Ayun Hạ)

+ 2 kế toán theo dõi hoạt động của Liên doanh mỗi bên một người.

-Đóng góp vào liên doanh của mỗi bên

* Công ty:

+Mặt nước hồ Ayun Hạ: 3.700ha (diện tích hữu ích bình quân 2.390ha)

+Tàu thủy: 02 cái

+Tàu cứu hộ, cứu nạn, tuần tra: 01 cái

+Trại cá giống Ayun Hạ: 2ha (207 triệu đồng Theo NGTSCĐ)

+Lao động quản lý: 02 (01 phó giám đốc, 01 kế toán)

*Xí nghiệp Nuôi trồng thủy sản Miền Trung

+Tài sản cố định: Theo bảng kê tài sản đính kèm.

+Tài sản lưu động, ngư lưới cụ (theo bảng kê tài sản đính kèm)

+Lao động (như định biên hiện nay của xí nghiệp) trong đó lao động công ty gửi đào tạo, tổng số 10 người, trong đó:

@ Khai thác: 2 người

@ Lưới: 2 người

@ Giống: 2 người

@ Vận chuyển, bảo quản, tiêu thụ: 2 người

@ Tàu thuyền: 2 người

10 lao động này công ty trả BHXH, YT, TN, Xí nghiệp tự trả lương, thưởng theo thỏa thuận (công ty cử lao động biệt phái có thời hạn sang lao động bên xí nghiệp NTTS Miền Trung).

* Đầu tư và phân phối lợi nhuận:

Hai bên trực tiếp tính toán, thỏa thuận bỏ vốn đầu tư và lợi nhuận được phân chia theo tỷ lệ % bỏ vốn đầu tư của mỗi bên. Riêng mặt nước hồ Ayunha không tinh vào nguồn đầu tư mà nghiễm nhiên công ty được hưởng tạm tính mỗi năm 262 triệu đồng, khấu trừ trực tiếp vào doanh thu của liên doanh.

*Phân công trách nhiệm của Liên doanh

+Công ty: Đứng chủ Liên doanh-Đầu tư theo khả năng tự có và tiếp nhận công nghệ nuôi trồng, đánh bắt thủy sản từ xí nghiệp NTTS Miền Trung

+Xí nghiệp NTTS Miền Trung: Tổ chức sản xuất kinh doanh trong tất cả các khâu từ giống cho đến tiêu thụ sản phẩm, hạch toán hàng tháng, quyết toán tài chính theo năm dưới sự giám sát của kế toán của công ty trong liên doanh,

Không khả thi: Tính chủ động của công ty không cao, bị phụ thuộc nhiều vào đối tác liên doanh, tính trách nhiệm thấp và khả năng thu được sau khi liên doanh kết thúc thấp.

Phương án 4 (Liên doanh, liên kết về tiền và tài sản không tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh)

Công ty (đơn vị chủ hồ) ký hợp đồng liên doanh hoặc liên kết với xí nghiệp nuôi trồng thủy sản miền Trung cùng nhau khai thác và nuôi trồng thủy sản Hồ Ayun Hạ. Lợi nhuận phân chia (%) phụ thuộc vào sự đầu tư và đóng góp của mỗi bên, ngoài tiền thủy lợi phí mặt nước hồ Ayunha xí nghiệp nộp cho công ty hàng năm.

* Công ty:

+Mặt nước hồ Ayun Hạ: 3.700ha (diện tích hữu ích bình quân 2.390ha)

+Tàu cứu hộ, cứu nạn, tuần tra: 01 cái

+Trại cá giống Ayun Hạ: 2ha (207 triệu đồng Theo NGTSCĐ)

*Xí nghiệp Nuôi trồng thủy sản Miền Trung

+Tài sản cố định: Theo bảng kê tài sản đính kèm.

+Tài sản lưu động, ngư lưới cụ (theo bảng kê tài sản đính kèm)

Đánh giá: Không khả thi vì mô hình liên doanh góp tiền, trách nhiệm dân sự thấp, tính tự chịu trách nhiệm thấp, rủi do cao nên dễ gây mất an toàn cho công trình

Phương án 5: Tự làm có thuê tư vấn kỹ thuật và tài sản-Tối ưu

Căn cứ điều lệ và Qui định tại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khai thác công trình thủy lợi Gia Lai, Mã số doanh nghiệp: 5900182143, đăng ký lại lần thứ nhất do Phòng đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Gia Lai cấp ngày 17/11/2010. Có nội dung:

“Nghiên cứu ng dng các thành tu khoa hc k thut trong lĩnh vc nuôi trng thu sn. Lp d án và thc hin các chương trình khuyến ngư, hướng dn ph cp k thut, phương pháp sn xut, nuôi trng, đánh bt thu sn nước ngt trên địa bàn toàn tnh; Liên doanh, liên kết nuôi trng thu sn các h cha do công ty qun lý”.

Công ty thành lập xí nghiệp (hoặc đội) Khai thác thủy sản Hồ Ayun Hạ theo mô hình mà xí nghiệp nuôi trồng thủy sản miền Trung đã và đang làm hiện nay. Xí nghiệp có tư cách pháp nhân đầy đủ nhưng phụ thuộc, có con dấu riêng, hạch toán độc lập (hoặc xí nghiệp có tư cách pháp nhân không đầy đủ hạch toán phụ thuộc và thực hiện phương án khoán gọn của công ty, quyết toán tài chính theo năm)

Văn phòng đặt tại khu vực đầu mối Ayun Hạ (Nhà vàng)+ 02 trạm trại trực thuộc

+Trạm khai thác thủy sản lòng hồ

+Trạm bảo ôn và chế biến sản phẩm sau tràn xả lũ.

Mục đích:

+Bảo vệ an toàn hồ chứa thủy lợi Ayun Hạ

+Khai thác tổng hợp nguồn lợi từ hồ chứa trong đó có nguồn lợi thủy sản

+Bảo vệ môi trường sinh thái, giữ gìn an ninh trật tự và an ninh chính trị trong khu vực, bảo vệ rừng đầu ngu và vùng bán ngập ven hồ,

+Tạo thêm việc làm cho người lao động trong công ty, địa phương và ngư dân cư trú và sinh sống ven hồ.

Yêu cầu:

+Xí nghiệp tự chủ động tổ chức sản xuất kinh doanh, hạch toán độc lập, đảm bảo sản xuất kinh doanh có lãi, đảm bảo an toàn hồ đập và phải xem an toàn hồ đập là trên hết.

+Không làm ảnh hưởng đến qui trình điều tiết hồ chứa, tiêu chuẩn qui phạm kỹ thuật chuyên ngành, ngăn cản dòng chảy hoặc cản trở đến hoạt động du thuyền, du lịch của công ty trên mặt hồ.

+Ưu tiên tuyển dụng ngư dân địa phương sinh sống trên địa bàn 6 xã (3 huyện) ven hồ, phối hợp với chính quyền địa phương thành lập các hợp tác xã khai thác thủy sản. (Đảm bảo mỗi ngư dân đều được sinh hoạt trong một tổ chức, xí nghiệp hoặc HTX, chịu sự chi phối của điều lệ, nội qui, qui chế, qui định của các tổ chức kinh tế) Ngư dân là đồng bào dân tộc địa phương hoạt động bên ngoài tổ chức sinh sống ven hồ được phép đánh bắt cá để ăn nhưng không được bán ra ngoài mà bán cho xí nghiệp,…)

Mô hình tổ chức:

Xí nghiệp có 1 Giám đốc, 1 phó giám đốc phụ trách SXKD, 1 kế toán

+Giám đốc:  Phụ trách chung.

+Phó giám đốc: Phụ trách SXKD và Trực tiếp điều hành các đội sản xuất

Các đội sản xuất và bộ phận trực thuộc gồm có:

+Bộ phận văn phòng (Ban giám đốc, kế toán)

+Đội sản xuất giống, sửa chữa ngư lưới cụ.

+Đội khai thác (đánh bắt)

+Đội tàu thuyền và bảo vệ

+Đội vận chuyển, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm.

Nguồn nhân lực

+Tuyển dụng và bổ nhiệm 1 phó giám đốc SXKD

+Tuyển lại số công nhân của xí nghiệp nuôi trồng thủy sản miền Trung có nhu cầu ở lại hồ Ayun Hạ

+Điều chuyển một số công nhân tàu thuyền có kinh nghiệm sông nước và Khai thác thủy sản từ các xí nghiệp thủy nông trực thuộc công ty.

+Tuyển dụng ngư dân là người địa phương sinh sống ven hồ

+Thành lập các hợp tác xã từ 6 xã ven hồ thường xuên ký hợp đồng lao động mùa vụ với xí nghiệp, công ty.

+Ký hợp đồng mùa vụ với các ngư dân đến từ Miền Bắc, Bình định khi cần tập trung khai thác cao điểm.

Tài sản, tài chính

Tài sản

+Tài sản cố định: Mua mới, mua lại hoặc thỏa thuận thuê lại của Xí nghiệp Nuôi trồng thủy sản miền Trung theo thỏa thuận (theo giá thị trường và khấu hao thực tế). Riêng trại cá giống 4,6 ha của công ty xí nghiệp tự đầu tư để hoạt động trở lại.

+Tài sản lưu động: Xí nghiệp tự thuê hoặc tự đầu tư

Tài chính:

Xí nghiệp tự chủ (hoặc thông qua hợp đồng giao khoán với công ty.

Tự chịu trách nhiệm quan hệ với ngành thuế (bắt đầu kê khai và nộp thuế khi xí nghiệp nuôi trồng thủy sản Miền Trung tuyên bố ngưng hoạt động tại hồ Ayun Hạ)

Kỹ thuật khai thác, nuôi trồng:

Thuê Xí nghiệp nuôi trồng thủy sản Miền trung làm cố vấn chuyển giao công nghệ (mức lương thỏa thuận)trong thời hạn không quá 2 năm.

Thị trường tiêu thụ sản phẩm

+Bước 1: Ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với xí nghiệp NTTS Miền trung.

+Bước 2: Tự chủ và mở rộng thị trường

+Bước 3: Chế biến sản phẩm sau thu hoạch để cạnh trạnh và chủ động trong tiêu thụ.

Những việc cần làm trước khi thành lập xí nghiệp

+Trình xin chủ trương của UBND tỉnh v/v thành lập xí nghiệp Khai thác thủy sản hồ Ayunh hạ

+Soạn thảo điều lệ tổ chức hoạt động (nếu là xí nghiệp thành viên) hoặc qui chế tổ chứ hoạt động (nếu là xí nghiệp trực thuộc)

+Đăng ký kinh doanh (nếu là xí nghiệp thành viên)

+Khắc dấu

+Đăng báo, công bố hoạt động

Những việc cần làm trước sau khi thành lập xí nghiệp

+Đăng báo công bố hoạt động, khai báo thuế.

+Phê duyệt phương án sản xuất kinh doanh của xí nghiệp năm 2011 và 2012.

+Đánh giá lại tài sản của xí nghiệp nuôi trồng thủy sản miền trung, xác định giá cho thuê tài sản hàng năm theo qui định hiện hành của nhà nước.

+Ký hợp đồng thuê cố vấn, tư vấn chuyển giao công nghệ khai thác với xí nghiệp NTTS Miền Trung

+Ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm hoặc hợp đồng cung ứng giống nếu chưa tự sản xuất được.

Mục đích cuối cùng: Bảo vệ công trình an toàn, tạo ra lượng sản phẩm cá tươi trên 200 tấn 1 năm cho tỉnh, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, phấn đấu đem lại nguồn thu cho công ty mỗi năm không dưới 260 triệu đồng./.

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TỈNH GIA LAI 2006-2010

 

         UBND TỈNH GIA LAI                  CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

CÔNG TY KTCT THUỶ LỢI                       Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

            SỐ     /BCTS-CT                          Pleiku, ngày 23  tháng 12  năm 2005

 

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

VÀ CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI GIAI ĐOẠN 2006-2010

 

 A/ Đặc điểm, hiện trạng 

        Gia lai là tỉnh Bắc Tây Nguyên có diện tích tự nhiên: 1.549.571 ha. Dân số của tỉnh đến  năm 2005 có 1.134.000 ng­ười; Trong đó có 34 dân tộc: Dân tộc Kinh chiếm 55,07%; Dân tộc thiểu số chiếm 44,5% (Chủ yếu là Jơ rai 30,3%, Ba Na 12,4%). Tổng lao động toàn tỉnh đến 12/2005 có 631.798 người (lao động nông nhiệp 442.600 người, trong đó lao động thuỷ sản: 2.415 người) Toàn tỉnh có 15 huyện, thị xã, thành phố với 187 xã, phư­ờng, thị trấn. Là tỉnh có nhiều sông suối lớn đi qua nh­ư hệ thống sông Ba có diện tích l­ưu vực 1.283 km2, hệ thống Sê San có độ chênh lệch về độ cao lớn, lòng sông dốc nên có nhiều tiềm năng về thuỷ điện, thuỷ lợi và thuỷ sản; Hệ thống Sê Rê Pok có diện tích l­ưu vực 1.145 km2. Bên cạnh đó là các hồ chứa lớn nh­ư Hồ Ayun Hạ, Ia Mơ, Biển hồ, Ia Ly, v.v..Khí hậu của tỉnh phân làm 2 mùa rõ rệt: Mùa m­ưa từ tháng 5-6 đến tháng 10-11, mùa khô từ tháng 11-12 đến tháng 4-5 năm sau, ảnh hư­ởng của bão trong năm không lớn. Nhiệt độ trung bình từ 21-23 oc, nhiệt độ cao nhất 29,6 oc, nhiệt độ thấp nhất 15,6 oc.Tổng tích ôn từ 8000-9000oc.

        Những năm gần đây nền kinh tế của tỉnh tăng tr­ưởng khá, nhịp độ tăng tr­ưởng bình quân trong 5 năm 2001- 2005 là 9,9% ; Ngành nông lâm nghiệp tăng khoảng 8,3%, cơ cấu GDP của ngành nông lâm nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp thì trồng trọt là chủ yếu chiếm 88,75%, chăn nuôi chiếm 10,9%, tỷ trọng ngành thuỷ sản còn ở mức rất thấp. Tỉnh Gia Lai còn nghèo, xuất phát điểm về kinh tế – xã hội ở trình độ thấp; Đồng bào các dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao, tình trạng đói nghèo còn bức xúc, năm 2004 hộ đói nghèo 16% (34.100 hộ). Chủ trư­ơng xoá đói giảm nghèo là mối quan tâm lớn của Đảng bộ và Chính quyền tỉnh Gia Lai, công tác phát triển thuỷ sản cũng có ý nghĩa góp phần thực hiện chủ tr­ương xoá đói giảm nghèo và phát triển kinh tế của tỉnh.

       Trong quá trình triển khai thực hiện công tác thuỷ sản ở tỉnh đã có một số thuận lợi cơ bản là:

      – Mặt n­ước nuôi trồng thủy sản khá lớn: Với tổng số 252 công trình thủy lợi kiên cố. Trong đó có 73 hồ chứa thủy lợi (Ngoài ra còn có 2 hồ thủy điện lớn, 1 hồ tự nhiên lớn và nhiều hồ tự nhiên nhỏ khác). 142 đập dâng; 26 trạm bơm cùng với trên 600 ha mặt n­ớc ao, hồ nhỏ và 270 ha ruộng trũng. Đ­ã làm cho diện tích tổng mặt n­ước toàn tỉnh lên tới gần 15.000 ha; Trong đó diện tích có khả năng nuôi trồng thủy sản 10.031 ha. Kế hoạch đến 2010 Trung Ương và địa phư­ơng sẽ đầu t­ư xây dựng nhiều hồ chứa lớn cho thuỷ lợi, thuỷ điện như­ : Hồ Ia Mlah, Ia Ring, Ia Tull,  Ia mer, Sê san 3,  Sê san4.. tăng mặt n­ước Hồ chứa thêm hàng ngàn ha.

     – Nguồn lợi giống thủy sản: Theo thống kê có 57 loài cá. Trong đó có những loài có giá trị kinh tế cao như­ thát lát, trình, lăng, lóc,..Ngoài ra nhân dân các địa phương trong tỉnh địa ph­ương đã di nhập một số loài cá phong phú ở các địa phương khác đến cho kết quả tốt nh­ư: cá Rô phi vằn Đài Loan, Rô phi đơn tính, Chim trắng, v.v…

     – Điều kiện tự nhiên khí hậu: T­ương đối thích nghi với các đối t­ượng nuôi.

     – Nguồn lực lao động dồi dào, sẵn sàng tham gia phát triển nuôi trồng thủy sản.

   Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch cũng gặp không ít khó khăn:

      – Mặt n­ước tuy phong phú, đa dạng như­ng phần lớn tập trung ở vùng sâu xa nơi mà phần lớn ng­ười dân có trình độ dân trí còn thấp, nông dân còn nghèo thiếu vốn sản xuất; Thị tr­ường tiêu thụ hạn chế. Thị tr­ường tại chỗ thấp do đời sống của dân còn nghèo; Thị trư­ờng bên ngoài gặp khó khăn do giao thông trắc trở. Sản phẩm thuỷ sản sản xuất ra có giá thành sản phẩm cao, sức cạnh tranh với sản phẩm thuỷ sản từ bên ngoài rất thấp.

      – Cơ sở hạ tầng phục vụ cho nghề cá hầu như­ ch­ưa có gì, sự đầu t­ư cho nghề cá còn ở mức độ thấp. Toàn tỉnh ch­ưa có cơ sở sản xuất giống cấp I và hệ thống trại sản xuất giống cấp II còn rất sơ sài, lạc hậu (hầu hết của các hộ t­ư nhân xây dựng tự phát không theo qui hoạch chung của tỉnh)

      – Ch­ưa xây dựng đ­ược quy hoạch và có những dự án thích hợp để phát triển nghề cá, Chính sách ch­ưa thoả đáng để khuyến khích nuôi trồng thuỷ sản (chính sách giống, khuyến ngư­, tiêu thụ, v.v…)

     Cán bộ làm công tác thuỷ sản của tỉnh hầu nh­ư ch­ưa có hoặc rất ít nên ch­ưa thúc đẩy đ­ược sự phát triển nghề cá. 

B/Khái quát đặc điểm tự nhiên và KT-XH tỉnh Gia lai

I/ Đặc điểm tự nhiên

  1. 1.      Hiện trạng tài nguyên đất : Tổng diện tích tự nhiên : 15.495,71 km2

                  Trong đó:           

– Đất nông nghiệp         :                              3.755,36 km2

– Đất LN có rừng          :                              7.508,19 km2

– Đất chuyên dùng        :                                 517,46 km2

– Đất ở                                                    99,06 km2.

– Đất chưa sử dụng: Sông suối, núi đá:   3.615,64 km2.

  1. 2.      Vị trí địa lý

      Gia lai là tỉnh miền núi thuộc phía Bắc khu vực Tây nguyên, có diện tích 15.495,71 km2, phía bắc giáp tỉnh Kon Tum, phía Đông giáp tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi và Phú Yên, phía Tây giáp Căm Pu Chia, phía Nam giáp tỉnh Đăklắc

   * Toạ độ địa lý : Từ 12°58’40” đến 14°37’00’’ vĩ độ Bắc

                              Từ 107°27’30’’ đến 108°37’00’’ kinh độ Đông

  1. 3.      Đặc điểm địa hình

   Địa hình Gia lai có xu hướng thấp thoải dần về phía Tây – Tây Nam và cao dần về phía Bắc – Đông Bắc, Nam – Đông Nam. Hướng đồi núi có hình cánh cung, phần lớn quay về hướng Đông ôm lấy cao nguyên tạo nên gianh giới khí hậu giữa Đông và Tây Trường Sơn. Nét nổi bật của địa hình Gia lai là có tính phân bậc, các bậc cao thường

nằm ở phía Đông. Bao quát có thể thấy địa hình Gia lai bao gồm các kiểu : Địa hình núi cao đến trung bình, địa hình cao nguyên, địa hình các miền trũng và thung lũng tích tụ.

  1. 4.      Đặc điểm khí hậu

    Gia lai thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên, mỗi năm có hai mùa rõ rệt, mùa mưa bắt đầu từ tháng năm đến tháng mười, mùa khô từ tháng mười một đến tháng tư năm sau. Theo kết quả quan trắc của các trạm khí tượng thuỷ văn: Lượng mưa, lượng bốc hơi, nhiệt độ không khí, tốc độ gió, độ ẩm không khí và số giờ nắng như sau :

  1. a.      Lượng mưa
  • Các dòng chảy vào sông Sê San     :            1.885 mm
  • Các sông chảy vào sông Xrêpôc   :              1.670 mm
  • Các sông chảy vào sông Kỳ lộ, sông Côn : 2.068 mm

     Số ngày mưa trung bình trong năm : Ở Pleiku : 159 ngày, vùng An khê : 144 ngày, Vùng Ayun pa : 140 ngày. Lượng mưa ở vùng Tây Trường sơn trung bình năm 2.200-2.500mm, vùng Đông Trường sơn từ 1.200-1.750mm

b.  Nhiệt độ không khí:

– Nhiệt độ trung bình các tháng giữa các vùng trong tỉnh tương đối đồng đều, trừ một vài nơi có nhiệt độ trung bình trong tháng 1 và tháng 12 dưới 200c.

– Nhiệt độ trung bình trong năm từ    20 – 220c.

+ Nhiệt độ cao tuyệt đối từ 33 – 37°c

             + Nhiệt độ thấp tuyệt đối từ  6 – 10°c

  Nhiệt độ trung bình (tháng)

Địa điểm Th 1 Th2 Th3 Th4 Th5 Th6 Th7 Th8 Th9 T10 T11 T12 TB
Pleiku 19,1 20,7 22,7 24,4 23,9 23,0 22,4 22,3 22,3 21,8 20,7 19,3 21,9
An khê 19,9 21,0 23,3 25,3 26,1 26,2 25,5 25,2 24,6 23,3 21,7 20,1 23,5
Ayun pa 22,4 23,9 26,3 28,2 28,2 27,7 27,0 26,8 26,2 25,5 24,0 22,5 25,7
Ya ly 20,3 21,7 24,0 25,4 25,4 25,0 24,4 24,2 23,7 23,3 22,2 20,4 23,3

c.Nắng

       Số giờ nắng biến đổi trong năm giữa các vùng trong tỉnh không lớn : Tại Ya ly 2.269 giờ, tại Ayunpa 2.486 giờ, Pleiku 2.476 giờ An khê 2.349 giờ. Số giờ nắng tập trung chủ yếu trung mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4, các tháng có giờ nắng thấp nhất là từ tháng 6 đến tháng 10. Mùa khô số giờ nắng trung bình là 200 giờ, lớn nhất là tháng 3 có từ 250 đến 280 giờ nắng. Mùa mưa số giờ nắng trung bình là 150 đến 160 giờ/tháng , riêng phía Đông số giờ nắng có từ 180 đến 200 giờ/tháng.

Số giờ nắng trung bình tháng (giờ)

Địa điểm Th 1 Th2 Th3 Th4 Th5 Th6 Th7 Th8 Th9 T10 T11 T12 TB
Pleiku 279 262 281 239 208 156 159 142 133 177 203 232 2476
An khê 185 200  248  248  238  222  207  203  163 158  143  130 2349
Ayun pa 200   230  267  262  250  217  212  203  172  164  153  151 2486
Ya ly 255 241  271  224  176  165  145 149 99 163 171 207 2269

d. Gió:

Do ảnh hưởng của sự chi phối của các hoàn lưu gió mùa Đông nam Á, luân phiên tác động theo mùa và ảnh hưởng của địa hình đồi núi nên ở Gia Lai thịnh hành 2 hướng gió chính: Trong mùa khô gió thịnh hành theo hướng Đông Bắc và mùa mưa gió thịnh hành theo hướng Tây nam.

Do ảnh hưởng của điạ hình, đặc biệt là dãy Trường sơn nên hướng gió và tốc độ gió có sự khác biệt giữa cacï vùng. Tốc độ gió trung bình tháng dao động trong phạm vi 2 – 3m/s, riêng trong tháng 7 tại An Khê lên tới 4m/s. Tốc độ gió trung bình trong năm tương đối lớn ở An Khê và Pleiku (3m/s) nhưng ở Ayunpa chỉ đạt 1m/s. Theo kết quả quan trắc được: tốc độ gió lớn nhất như ở Pleiku:5,3m/s, ở An Khê 7m/s và Ayunpa là 3m/s.

       Tốc độ gió trung bình tháng (m/s)

Địa điểm Th 1 Th2 Th3 Th4 Th5 Th6 Th7 Th8 Th9 T10 T11 T12 TB
Pleiku 3 3 3 2 2 3 3 3 2 2 3 3 3
An khê 2 2 2 2 2 3 3 3 2 2 3 3 3
 Ayun pa 1 2 2 2 1 2 2 2 1 1 1 1 1

đ. Độ ẩm không khí:

Giữa các vùng trong tỉnh độ ẩm tương đối của không khí ít biến đổi và dao động   không lớn giữa các tháng trong năm. Độ ẩm trung bình từ 80 – 83%

Độ ẩm trung bình trong các tháng mùa mưa cao hơn so với các tháng mùa khô.

Độ ẩm cao tuyệt đối: 90%, độ ẩm thấp tuyệt đối 72 – 75%

  Âäü áøm khäng khê trung bçnh thaïng (%)

Địa điểm Th 1 Th2 Th3 Th4 Th5 Th6 Th7 Th8 Th9 T10 T11 T12 TB
Pleiku 77 74 72 78 84 90 92 92 91 87 83 80 83
An khê 85 83 80 79 79 79 80 81 85 87 88 86 83

Ayun pa

80 77 73 73 78 80 81 83 87 88 86 82 80

e. Lượng bốc hơi:

Lượng bốc hơi (đo bằng ống Piche) biến đổi theo mùa và chịu sự tác động của địa hình (lượng bốc hơi giảm khi độ cao địa hình tăng lên).

Lượng bốc hơi trung bình năm biến đổi trong phạm vi từ dưới 800mm ở vùng núi cao cho đến 1.400 mm ở vùng thung lũng hạ lưu sông Ba (Bảng 5).

Căn cứ kết quả đo bằng (ống Piche) thời kỳ 1980 – 2002 tại các trạm khí tượng ở Gia Lai và một số trạm của các tỉnh trong khu vực đã xây dựng đường đẳng trị lượng bốc hơi năm trên bản độ địa hình tỷ lệ 1:200.000, kết quả như sau:

Lượng bốc hơi đo bằng ống Piche (mm)

Địa điểm Th 1 Th 2 Th 3 Th 4 Th 5 Th 6 Th 7 Th 8 Th9 T10 T11 T12 TB
Pleiku

109,2

116,7

142,4

121,8

81,7

51,0

42,8

38,0

38,4

55,4

73,0

92,8

962,9

An khê

81,4

89,2

124,0

136,7

143,7

154,3

139,9

129,2

88,2

64,2

59,1

63,8

1271,5

Ayun pa

104,3

118,9

179,8

173,2

141,9

132,2

118,5

107,4

72,5

61,1

62,6

80,3

1356,5

Ya ly

108,2

123,0

136,9

121,5

87,7

73,2

65,0

62,7

48,0

54,8

72,7

96,3

1051,7

g. Chỉ số khô hạn:

Mức nước hạn chế của một nơi nào đó được đánh giá bằng chỉ số khô hạn (KK) được biểu thị bằng tỷ số giữa bốc hơi với lượng mưa.

Tùy theo bốc hơi được đánh giá bằng bốc hơi thực tế (bốc hơi tổng cộng từ bề mặt lưu vực, bao gồm bốc hơi từ mặt đất, từ thực vật và từ diện tích của các thủy vực) hay bốc hơi tiềm năng (PET) mà tỷ số KK có sự khác nhau. Thực tế không có số liệu quan trắc bốc hơi thực tế mà chỉ có số liệu bốc hơi quan trắc bằng ống Piche (Fp) sang bốc hơi đo bằng ống Piche cũng chỉ là một loại chỉ số bốc hơi và biến đổi mạnh theo mùa trong các vùng địa lý khác nhau. Cho nên đưới đây chủ yếu phân tích chỉ số khô hạn được đánh giá bằng tỷ số giữa PFT với X và giữa Ep với X

Kkpet = Pet/x.

Kk ep = Ep/ x.

Ở đây chỉ đề cập đến lượng mưa bốc hơi và chỉ số khô hạn nhằm xác định dung tích nước của các hồ chứa, các hồ, ao nhỏ, ruộng trũng làm căn cứ cho việc xác định lượng cá giống nuôi thả ở mỗi vùng theo từng mùa cho phù hợp (tham khảo thêm báo cáo dự án đánh giá cân bằng nướcTỉnh Gia Lai 2003).

  1. 5.      Đặc điểm thủy văn:

a. Mạng lưới sông:

Gia Lai có 3 con sông lớn là: Sông Ba, sông Sê San và sông SêrêPốc. Ngoài ra thượng nguồn sông Kôn và sông Kỳ Lộ cũng bắt nguồn từ phía Đông của tỉnh. Dãy Trường sơn đã chia cắt sông, suối trong tỉnh thành các hệ thống sông lớn với hai hướng chảy chính: chảy về phía Đông ra biển là sông Ba và thượng nguồn sông Kôn, sông Kỳ lộ, chảy về phía Tây là các nhánh sông Sê San và sông SêrêPốc.

 Sông Ba là một trong những hệ thống sông chính ở nước ta, là sông lớn nhất ở Nam trung bộ, chảy theo hướng Tây bắc – Đông nam đến An Khê rồi chuyển hướng Đông bắc – Tây nam. Từ Ayunpa (Cheo reo) dòng chính sông Ba tiếp nhận nhánh Ayun ở phía bờ phải. Từ đó sông Ba lại chảy theo hướng Tây bắc – Đông nam cho đến Cà Lúi. Sau khi nhận thêm nhánh sông Krông Hnăng từ phía bờ phải chảy vào, sông Ba chảy sang tỉnh Phú Yên và đổ ra biển tại Đà Rằng.

Với 8.656Km2 lưu vực sông Ba nằm trong điạ phận tỉnh Gia Lai tại khu vực vùng trũng, xung quanh có đồi núi bao bọc, các sông nhánh lớn đều nằm phía bên phải của lưu vực như sông Ayun, Krông Hnăng.

Sông Ayun là sông nhánh lớn nhất của sông Ba, bắt nguồn từ đỉnh Kông Qua Bon cao 1.710m ở Huyện Mang Yang, chảy qua các Huyện Mang Yang, Chư Sê, Ayun Pa đổ vào sông Ba tại Cheo Reo. Dòng sông chính của sông Ayun dài 175 Km, diện tích lưu vực 2.950 Km2. Trên sông Ayun đã xây dựng công trình thủy lợi Ayun hạ. Hồ chứa Ayun hạ khống chế diện tích lưu vực sông là 1.670Km2, dung tích hữu ích 253.106m 3 và dung tích chết là 52.106m3.

Sông Krông Hnăng bắt nguồn từ  trên cao nguyên Đăk Lăk, chảy vào sông Ba tại Phước Thuận. Sông Krông Hnăng dài 130km diện tích lưu vực1.850km2. Tuy nhiên phần lớn lưu vực sông này nằm ở tỉnh Đắc Lắc, chỉ có một phần hạ lưu nằm ở Gia Lai.

Sông Sê San là một sông nhánh tương đối lớn của sông Mê Kông. Thượng nguồn của con sông này là sông Krông Pô Kô bắt nguồn từ núi Tiên cao 2.010m, ở phía Tây Bắc tỉnh Gia Lai, chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam đến hạ lưu Plei Krông tiếp nhận nhánh sông Đak Bla chảy vào từ phía bờ trái. Từ đó sông Sê San chảy qua nhiều thác, gềnh, trong đó có thác Yaly nổi tiếng mà tại đây đã xây dựng nhà máy thủy điện Yaly. Khi chảy vào đến gần biên giới sông Sê San tiếp nhận thêm nhánh sông Sa Thầy chảy vào từ phía bờ phải tính từ chỗ nhập lưu này khoảng 8 -10km về phía hạ lưu sông Sê San chảy vào lãnh thổ Campuchia.

Sông Sê San có nhiều nhánh tương đối lớn là sông Đăk Pơne, Đăk Po Kon Iakren chảy vào sông Đăk Bla, trong đó chỉ có sông Đăk Pone có đoạn thượng lưu chảy qua Gia Lai.

Tổng diện tích lưu vực của các sông nhánh của sông Sê San nằm trong tỉnh Gia Lai khoảng 3.477km2.

        Sông Iađrăng và IaHeo: Bắt nguồn từ tỉnh Gia Lai chảy vào sông Xrêpốc sông Ia Đrăng bắt nguồn từ phía Tây Nam dãy núi Hàm Rồng có đỉnh cao 1.029m, chảy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam đi qua huyện Chư Prông rồi đổ vào lãnh thổ Campuchia. Sông Ia Đrăng có một số nhánh là suối Iakring (231km2), Ia Pnon (112 km2), Ia Puch. Chỉ có một số sông nhánh của sông IaHeo chảy trong tỉnh Gia Lai như: suối Ialốp, Djoan (nằm ở thượng nguồn sông IaHeo). Suối Ia Lốp có suối nhánh là suối Ia Mer (560 km2) Ia Long và Ia Gloe. Tổng diện tích của sông trong tỉnh chảy vào sông Xrê Pôc là 2.840 km2. Ngoài ra ở phía Đông tỉnh còn có thượng nguồn sông Kôn và sông Kỳ Lộ. Diện tích lưu vực của 2 sông này nằm trong tỉnh Gia Lai khoảng 603 km2.

  1. 6.      Hiện trạng, tiềm năng nguồn nước mặt

Theo số liệu báo cáo tình hình quản lý đầu tư xây dựng khai thác công trình thủy lợi của Sở NN – PTNT cuối năm 2004 toàn tỉnh có 252 công trình thủy lợi lớn nhỏ các lọai, trong đó có 73 hồ chứa lớn nhỏ kết hợp với các hồ thủy điện và hồ tự nhiên đã tạo ra 10.031 ha mặt nước (xem biểu thống kê đính kèm). Ngoài ra do phong trào nuôi cá nước ngọt truyền thống nhiều hộ dân cư ở các vùng nông thôn đã đầu tư vốn đào ao, đắp đập để nuôi thả cá và xen canh cá trên ruộng trũng, kết quả đã đưa diện tích nuôi theo loại hình này lên 827 ha (có biểu chi tiết kèm theo).

Trong thời gian từ  2005 đến năm 2010 (theo dự án QHTL tỉnh Gia Lai) dự kiến sẽ tiếp tục đầu tư xây dựng mới khoảng 14 công trình hồ chứa vừa và nhỏ và 22 đập thủy lợi, sẽ tạo ra hàng ngàn ha mặt nước. Đây là tiềm năng không những phục vụ cho việc tưới các loại cây trồng mà còn là tiềm năng thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản.

Với những đặc điểm tự nhiên và hiện trạng tài nguyên đất đai, Gia Lai có diện tích thảm thực vật rừng 750.819 ha, độ che phủ 48,5%, nếu tính cả 151.130 ha cây CNDN và 2.658 ha cây ăn quả thì mức độ che phủ đạt 58,37%. Đây là tiềm năng thảm thực vật đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sự cân bằng bền vững môi trường sinh thái có chức năng bảo vệ nguồn nước, điều tiết dòng chảy và che chở khi có lũ lụt, đồng thời tạo nguồn sinh thủy và bảo đảm ổn định được lưu lượng, dung tích nước trong các hồ chứa. Đó là điều kiện thuận lợi cho quy hoạch và kế hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững.

7. Chất lượng nước:

             Trong quá trình lập dự án chúng tôi đã tiến hành lấy mẫu nước để phân tích tại các vùng : Hồ Ayunhạ, hồ Ia ly, An khê và kế thừa kết quả phân tích nước năm 2001- 2002 của Liên đoàn ĐCTV-ĐCCT Miền Trung. Phương pháp lấy mẫu nước được thực hiện theo qui phạm kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) 5996-1995. Ngoài ra còn tham khảo một số kết quả phân tích mẫu nước mặt của ”Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Gia lai năm 2000”, kết quả phân tích mẫu theo mùa của ”Đề án quan trắc động thái nước dưới đất vùng Tây nguyên năm 2002”. Để đánh giá chất lượng nguồn nước mặt, các mẫu đã lấy trong đề tài được phân tích các chỉ tiêu hàm lượng : Fe2R, Fe3+ , SO42, NO2, CI, HCO3, Ca++ , Mg++, K+, Na+, A5, Hg, Zn, Pb, CN, PO34, BOD và chất rắn lơ lửng cùng với các chỉ tiêu vi sinh như tổng Coliform. Kêït quả phân tích thành phần hoá học và vi sinh nguồn nước mặt phục vụ cho việc đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt trên địa bàn, có thể nhận xét, so sánh với giá trị A&B của (TCVN 5942-1995) như sau :

– Gía trị PH các mẫu đã phân tích thay đổi từ 6,1-7,5 cho thấy chúng nằm trong giới hạn A của (TCVN 5942-1995).

– Nhu cầu ô xy sinh hoá BOD: Các giá trị của các mẫu giới hạn và thay đổi trong khoảng từ 15 – 47 có hàm lượng không lớn hơn 25mg/l, nằm trong giới hạn của (TCVN 5942-1995).

– Chỉ số chất rắn lơ lửng : Chỉ tiêu này thay đổi trong khoảng rộng, các mẫu lấy ở sông nhánh thuộc lưu vực sông Sê san, Ia Mơ, Ia Lốp đều có hàm lượng nhỏ hơn tiêu chuẩn cho phép nằm trong giới hạn B của (TCVN 5942-1995).

– Hàm lượng sắt :Kết quả nghiên cứu cho thấy chúng dao động từ 0,1-0,2 mg/l. Hàm lượng Ni tơ tính theo Nitơrit nhỏ hơn 1mg/l. Hai chỉ tiêu này đều nằm trong giới hạn cho phép của (TCVN 5942-1995).

– Hàm lượng Asen : Trong tất cả các mẫu thay đổi từ 0,001-0,0001mg/l. Hàm lượng thuỷ ngân thay đổi từ 0,0001 đến nhỏ hơn 0,0001 mg/l. Hàm lượng chì thay đổi trong khoảng từ nhỏ hơn 0,001 – 0,005 mg/l. Hàm lượng kẽm thay đổi từ 0,05 đến nhỏ hơn 0,0001mg/l. Cả 4 chất nói trên đều nằm trong giới hạn cho phép của (TCVN 5942-1995).

– Tổng Coliform và Fecal Coliform các hàm lượng này đều đạt tiêu chuẩn loại A của TCVN 5942-1995 (< 5.000 MP.N/100ml).

– Xét qua tất cả các chỉ tiêu lý, hoá tính và vi sinh vật của các mẫu nước mặt trên địa bàn tỉnh Gia lai cho thấy các chỉ tiêu đều thấp hơn giới hạn cho phép của tiêu chuẩn chất lượng nước mặt loại B (TCVN 5942-1995). Một số chỉ tiêu phân tích tại các sông Sê san, sông Ba, sông Ayun, suối IaDrăng, Ia Lốp và hồ chứa nước Biển Hồ được thể hiện cụ thể như sau :

Kết quả phân tích chất lượng nước

Địa điểm

lấy mẫu

 

Tổng Coliform

(MPN/100ml)

Fecaliform

(MPN/100ml)

Mức độ muối EC

(Lim hos/cm)

Độ kiềmSAR

(me/l)

Ion dư thừa

RC(me/l)

Sông Ba 930-1500 20-32 95 + 203 3,5 + 8,5 < 1,25
Sông Sê san 2.200 25 141 + 167 4,3 + 7,2 < 1,25
IaDrăng, Ialốp 1.850 27 125 + 156 3,4 + 5,5 < 1,25
Sông Ayun 880 17 127 + 180 3,2 + 7,9 < 1,25
Biển hồ 47 – 1058 16 – 44 131 + 202 3,9 + 10,8 < 1,25

 

    Qua kết quả phân tích chất lượng nước trong biểu 7 cho thấy nguồn nước trên địa bàn tỉnh đều thuộc loại tốt cho nhu cầu sinh hoạt và phát triển sản xuất nói chung và nuôi trồng thuỷ sản nói riêng.  

II/Khái quát tình hình kinh tế – xã hội

1. Tổ chức hành chính – dân số – lao động:

Tỉnh Gia Lai gồm có:15 đơn vị hành chính huyện, thành phố, thị xã (theo niên giám thống kê 2004) gồm thành phố Pleiku, Thị xã An Khê, Huyện Kbang, Konch Ro, Đăk Pơ, Mang Yang, Đăk Đoa, Chư Păh, Ia Grai, Chư Sê, Chư Prông, Đức Cơ, Ayun Pa, Ia Pa và Krông Pa. Với tổng số 187 xã, phường, thị trấn.Tình hình dân số tỉnh Gia Lai trong giai đoạn 1996 – 2004 diễn biến như sau: Dân số trung bình năm 1996 là 854.110 người, năm 2004 là 1.108.054 người. Tăng 253.944  người so với năm 1996. Trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 44,5%. Tổng số lao động toàn tỉnh hiện có 594.522 người. Trong đó lao động nông nghiệp 418.029 người chiếm 70.3% tổng số lao động toàn tỉnh.

Tỷ lệ tăng dân số thời kỳ 1996 là 2,82% năm 2004 là 2,05%. Trong đó năm 1996 ở thành thị là 1,77%, năm 2004 là 1,55% ở nông thôn năm 1996 là 3,1% năm 2004 là 2,4%.

Diện tích, dân số, đơn vị hành chính

(Trích số liệu niên giám thống kê tỉnh Gia lai  năm 2004)

TT  

ĐƠN VỊ

HÀNH CHÍNH

 

 

Diện tích (Km2) Dâ n số

(Người)

 

Mật độ

(người/km2)

Số xã Số phường Thị trấn
 

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

Toàn tỉnh

Thành phố Pleiku

Thị xã An Khê

Huyện KBang

Huyện KonchoRo

Huyện Đắc Pơ

Huyện Mang Yang

Huyện Đắc Đoa

Huyện Chư Păh

Huyện Ia Grai

Huyện Đức Cơ

Huyện Chư Prông

Huyện Chư Sê

Huyện Ayun Pa

Huyện Ia Pa

Huyện Krông Pa

15.495,71

260,59

199,90

1.845,23

1.441,88

498,79

1126,07

980,41

981,297

1.122,38

717,20

1.687,50

1.350,98

789,70

870,10

1.623,63

 1.108.054

 188.473

64.098

57.958

35.470

35.841

44.584

86.969

63.629

76.189

47.212

77.102

128.008

94.898

44.720

62.925

71,51

723,25

320,65

31,41

24,60

71,86

39,59

88,71

64,84

67,88

65,83

45,69

94,75

120,14

51,40

38,76

161

9

4

12

10

8

9

14

13

9

9

17

15

10

9

13

14

10

4

12

1

1

1

1

1

1

1

1

1

2

1

Trên địa bàn tỉnh Gia Lai hiện có 34 dân tộc. Dân tộc Kinh chiếm 55,5% dân tộc Gia Rai chiếm 30,4%, BaNa chiếm 12,4% còn lại là các dân tộc khác. Dân số thành thị là 309.694 người chiếm tỉ lệ 28,9%. Dân số nông thôn 761.048 người, chiếm 71,1%. Số người trong độ tuổi lao động chiếm 55,77%, trong đó số người được qua đào tạo từ công nhân kỹ thuật trở lên chiếm 4,7% số ngưòi trong độ tuổi lao động không có việc làm chiếm 2,1% tỷ lệ phát triển dân số thời kỳ 1996 – 2003 của tỉnh Gia Lai cao hơn hình quân chung cả nước, trong đó chủ yếu là tăng cơ học nhìn chung mật độ phân bố dân cư trên địa bàn tỉnh không đồng đều chủ yếu tập trung ở các thành phố, thị xã, thị trấn và ven trục giao thông, các vùng sâu, vùng xa mật độ dân cư rất thưa thớt.

2. Tình hình cơ cấu kinh tế – thu nhập đời sống:

a. Cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế ngành có sự chuyển dịch đáng kể, thể hiện giữa tỷ trọng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp – công nghiệp và xây dựng – dịch vụ, cho thấy rằng sự  thay đổi và tăng trưởng khá cao, mặc dù chưa đạt được mục tiêu của Nghị quyết đại hội Tỉnh Đảng bộ lần thứ XII đã đề ra.

Cơ cấu kinh tế nội ngành cũng đã và đang từng bước có sự chuyển dịch, tỷ trọng giưã chăn nuôi và trồng trọt đã có bước tăng đáng kể, tuy nhiên tốc độ tăng còn chậm, nhất là đối với lĩnh vực nuôi trồng thủy sản.

Các thành phần kinh tế đều có chiều hướng tăng trưởng khá, nhất là từ khi có Nghị quyết X của Bộ chính trị, kinh tế hộ gia đình đã trở thành động lực tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong nền nông nghiệp – nông thôn của Tỉnh. Kinh tế trang trại đã từng bước hình thành và phát triển, đến nay toàn tỉnh có khoảng 2.000 trang trại, nhưng chủ yếu là trang trại trồng các cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su, hồ tiêu, đào lộn hột và một số trang trại trồng mía, mỳ, cây lương thực và chăn nuôi bò. Chưa có trang trại nuôi cá (thuỷ sản) qui mô lớn.

b.  Thu nhập đời sống:

Do tính chất của thời tiết, khí hậu vùng Tây Nguyên, nên sản xuất nông nghiệp ở Gia lai chỉ sản xuất theo mùa vụ. Hệ số sử dụng đất và thời gian lao động thấp vì mùa khô diện tích cây trồng cạn trên đất rẫy không canh tác được do thiếu nước. Sản xuất nông nghiệp vào thời kỳ tháng 3 ngày 8 lao động thiếu việc làm (trừ lao động trong lĩnh vực trồng cây công nghiệp dài ngày, lúa nước vụ đông xuân và chăn nuôi). Lao động nông nhàn nếu không phát triển nghề phụ, nuôi trồng thuỷ sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm sẽ dẫn đến thu nhập thấp.

Nhìn chung tính bình quân mức thu nhập của khu vực nông nghiệp, nông thôn trong tỉnh hiện nay còn rất thấp so với bình quân chung của toàn tỉnh và càng thấp hơn rất xa so với cả nước.

Theo số liệu niên giám thống kê năm 2002, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông nghiệp, nông thôn tỉnh Gia lai đạt xấp xỉ 1.850.000đ /người/năm, trong đó lao động thuần nông chỉ đạt 1.500.000đ/người/năm. Chính vì lẽ đó nên hiện nay so với tiêu chí của Bộ lao động và TBXH toàn tỉnh Gia lai còn 78 xã thuộc diện “Đặc biệt khó khăn” và 28 xã nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo còn chiếm 17,2% đây là những số liệu phản ánh tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Gia lai còn là tỉnh khó khăn so với cả nước, đời sống kinh tế của đồng bào các dân tộc, nhất là đối với đồng bào các dân tộc địa phương sống ở vùng sâu, vùng xa còn rất nhiều khó khăn vì vậy cần phải có cơ chế, chính sách và những giải pháp để đẩy mạnh phát triển kinh tế một cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực Nông – Lâm – Ngư nghiệp và ngành nghề nông thôn nhằm khai thác tổng hợp tiềm năng về đất đai, tài nguyên, nguồn nước và lao động để tạo việc làm, tăng thu nhập và dần dần từng bước ổn định đời sống nhân dân trong toàn tỉnh.                                                                                                  C/ Hiện trạng nuôi trồng và nghề Khai thác thuỷ sản tính đến năm 2004

1.Hiênû trạng nuôi trồng thuỷ sản và tiềm năng phát triển thuỷ sản:

Thực trạng hoạt động phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn có nhiều lĩnh vực: nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi), lâm nghiệp, ngư nghiệp và dịch vụ nông lâm nghiệp. Ơí đây trong dự án này chỉ  đề cập đến hiện trạng sản xuất nuôi trồng thuỷ sản với những nội dung khái quát để đề ra định hướng phát triển thuỷ sản trong giai đoạn tới.

Thực trạng về thuỷ sản tỉnh Gia lai: Trong những năm vừa qua nhờ có việc đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện đã làm tăng thêm diện tích mặt nước từ các hồ chứa, mở ra một tiềm năng mới cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản và khai thác nguồn lợi tổng hợp từ các hồ chứa mặt nước lớn. Mặt khác trong một vài năm gần đây ở nhiều địa phương trong tỉnh, các hộ gia đình đã tự bỏ vốn đầu tư đào ao, nuôi thả cá và chuyển đổi một số chân ruộng trũng cấy lúa bấp bênh sang nuôi cá xen canh (một vụ lúa, một vụ cá) đang tạo ra phong trào nuôi trồng thuỷ sản nhằm giải quyết, đáp ứng nhu cầu thực phẩm tại chỗ  phục vụ hàng ngày đời sống, sinh hoạt của nhân dân. Một số mô hình trang trại nuôi ươm cá giống, cá thịt và nuôi thử nghiệm tôm càng xanh, cá rô phi đơn tính, cá chim trắng đã hình thành và phát triển, điển hình đã có ở các huyện Ayun Pa, An Khê và Krông Pa.

a/Tiềm năng mặt nướcđã nuôi theo vùng năm 2004

TT

ĐỊA DANH

HỒ CHỨA MẶT NƯỚC LỚN

AO HỒ NHỎ, RUỘNG TRŨNG

Tiềm năng (ha)

Đã nuôi (ha)

Tiềm năng (ha)

Đã nuôi (ha)

1

Pleiku

575

10

50

50

2

An khê

63

30

60

60

3

Đăc Pơ

20

10

40

40

4

Kbang

1.550

 

120

120

5

Kcho ro

31

 

10

10

6

Chư păh

2.600

 

50

50

7

Ia grai

230

 

30

30

8

Đức cơ

71

 

30

30

9

Chư prông

127

 

30

30

10

Mang Yang

60

42

25

25

11

Đăc Đoa

27

 

12

12

12

Chư sê

367

 

20

20

13

Ayun pa

4.120

3.700

220

220

14

Krông pa

190

35

10

10

15

Ia pa

 

 

120

120

CỘNG

10,031

3,832

827

827

 

Tính đến nay toàn tỉnh đã sử dụng 4.702 ha mặt nước để nuôi thả cá bằng 43,3% tổng diện tích mặt nước toàn tỉnh.

Trong đó:

–         Nuôi cá trong hồ chứa:    3.832 ha.

–         Nuôicá trong ao, hồ nhỏ:   600 ha.

–         Nuôi cá trong ruộng trũng: 270 ha.

–    Nuôi cá lồng :                         4 lồng

 

b/Hiện trạng diện tích, năng suất, sản lượng nuôi cá bình quân năm 2004

TT Đối tượng mặt nước

Diện tích (Ha)

Năng suất (Tạ)

Sản lượng (Tấn)

Ghi chú

1

Hồ chứa

3.832

0,35

134,12

 

2

Ao, hồ nhỏ

600

9,316

558,96

 

3

Thả cá ruộng trũng

270

1,00

27,00

 

4

Nuôi cá lồng

4 lồng

4,00

1,60

 
  Tổng cộng

4.702

 

721,68

 

 

c/Hiện trạng năng suất, sản lượng nuôi trồng thủy sản điển hình 6 tháng đầu 2005

TT Đối tượng mặt nước

Diện tích (Ha)

Năng suất (Tạ)

Sản lượng (Tấn)

Ghi chú

1

Hồ chứa Ayunhạ (Ông Kiệt)

3.700

0,70

259

XN NTTS MT

2

Ao, hồ nhỏ (Nuôi thâm canh)

300

50

150

huyện Ayunpa

3

Thả cá ruộng trũng

270

1,00

27,00

và Ia Pa

4

Nuôi cá lồng

4 lồng

4,00

1,60

 

 

 

 

 

 

*Vùng Auynhạ:

+Riêng nuôi cá chim trắng : Đạt 8 tấn/ha

+Rô phi đơn tính đạt 10 tấn/ha

  • Về đối tượng nuôi

+Đối tượng giống cá thả chủ yếu là giống cá mè hoa, mè trắng, cá trắm cỏ, cá chép, cá trôi Ấn độ, cá rô phi đơn tính. Mớïi đây đã phát triển mô hình nuôi cá mè Vinh, cá chim trắng, tôm càng xanh và ba ba…. Qua nuôi thử, khảo nghiệm bước đầu đã cho kết quả tốt.

         +Các loài cá tự nhiên có giá trị kinh tế : Thát lát, trình, lăng, ngựa, đối, lóc hiện có ở hồ Ayunhạ và đang bị cạn dần nếu không có phương án bảo vệ và bổ sung giống

  • Các phương thức nuôi:

Đối với loại hình nuôi cá trong ao đào và hồ nhân tạo có diện tích nhỏ: Hình thức nuôi trồng chủ yếu theo hướng thâm canh và bán thâm canh. Qui trình kỹ thuật nuôi thả được chú trọng. Mô hình kết hợp VAC đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhiều địa phương đã hình thành  các mô hình kinh tế trang trại thuỷ sản với quy mô từ 1 -3 ha. Năng suất bình quân đạt được từ  950 – 1.000 kg/ha

Đối với cá nuôi trong ruộng trũng: Đây là mô hình mới, thực hiện chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hường sản xuất nông nghiệp hàng  hóa. Nhiều hộ nông dân đã mạnh dạn chuyển một số diện tích lúa ở chân ruộng trũng thường bị ngập úng, năng suất bấp bênh sang nuôi cá hoặc nuôi xen canh 1 vụ lúa, 1vụ cá. Đây là phương pháp nuôi bán thâm canh và tận dụng nguồn thức ăn từ trồng trọt phù dù, rêu tảo. Năng suất thu hoạch sau 6 tháng, mỗi ha đạt bình quân 150 kg/ha, cá biệt có nơi đạt được tới 500kg/ha/vụ. Ngoài ra một số địa phương đã hình thành mô hình nuôi cá xen lúa, kết quả thu nhập tương đối khá.

Loại hình nuôi cá lồng: Đây là phương pháp nuôi cá thâm canh cao, lợi dụng dòng chảy mặt nước sông, suối, hồ chứa để làm môi trường nền và dùng các loại thức ăn tinh: cám, bắp, ngũ cốc và thức ăn xanh để nuôi dưỡng cho cá mau lớn. Năng suất nuôi sau từ 4 -6 tháng cho thu hoạch đạt 400 kg/ lồng (có dung tích từ 12 – 13 m3). Tuy nhiên phương thức nuôi cá lồng đầu tư cao chỉ phù hợp với những hộ gia đình có khả năng kinh tế, những hộ gia đình nghèo không có điều kiện nuôi cá lồng.

Nuôi cá trong hồ chứa : Đây là hình thức nuôi chủ yếu dựa vào nguồn thức ăn từ nguồn phù du tự nhiên, nuôi theo tập quán quảng canh và phương pháp đánh tỉa thả bùì. Cụ thể như ở hồ Ayun hạ, hồ Hà Ra, hồ Iah’rung và cacï hồ chứa lớn khác, năm đầu thả một số lượng lớn cá giống xuống hồ, loại giống có kích thước lớn gấp rưỡi với cá thả trong ao nhân tạo để giảm thiểu tỷ lệ hao hụt. Từ những năm sau khi bước vào khai thác sẽ có kế hoạch thả bù tuỳ theo sản lượng đánh bắt (theo phương pháp đánh tỉa hàng năm). Năng suất thu hoạch trong những năm đầu thường cao hơn những năm sau, bình quân khoảng 35 – 40 kg /ha.

    Tóm lại, hiện nay trên địa bàn tỉnh mới triển khai nuôi cá ở Hồ Ayun hạ với diện tích mặt nước 3.700 ha, hồ Ha Ra Nam, hồ Hà ra Bắc, hồ Iah’rung, Hồ Ia glei và một số hồ chứa nhỏ khác, các hồ chứa vừa và lớn như:Vĩnh Sơn, Ialy, Biển hồ… chủ yếu dân khai thác cá tự do theo hình thức cộng đồng nhưng chưa tổ chức và thực hiện thả cá giống xuống hồ để bổ sung nguồn lợi.

2.Thực trạng trình độ, tập quán nuôi cá hiện nay

Tập quán nuôi cá nước ngọt hiện nay chủ yếu nuôi theo kinh nghiệm truyền thống được đúc kết từ nghề nuôi cá nước ngọt của đồng bào người kinh từ các tỉnh phía Bắc và Duyên hải miền Trung di cư vào Gia Lai sinh sống, tự bỏ vốn đầu tư đào ao, ngăn đậpü để thả cá. Cả hai hình thức nuôi trong ao nước tĩnh và ao nước chảy đều kết hợp hình thức nuôi bán thâm canh, lợi dụng thức ăn từ nguồn phù du tự nhiên vừa bổ sung thức ăn tinh như cám, bắp, sắn và thức ăn xanh như rau, cỏ. Trình độ kỹ thuật thâm canh thấp. Mục đích nuôi để giải quyết nhu cầu thực phẩm, cải thiện sinh hoạt mang tính tự cung, tự cấp.

Riêng đối với nuôi cá xen canh trong ruộng lúa, phần lớn dựa vào nguồn thức ăn từ rong cỏ và lúa rơi vãi, lúa mộng,… hạn hữu mới dùng thức ăn bổ sung.

Hai hình thức nuôi cá ao, nuôi cá ruộng trên đều thu hoạch theo hình thức “tát cạn bắt lấy” và thường thu hoạch hai lần trong một năm.

Trường hợp nuôi cá lồng, bè : Đây là phương pháp nuôi công nghiệp mới xuất hiện trong một vài năm gần đây. Các hộ ngư dân đầu tư vốn đóng bè gỗ có kích thước từ 10 m2 trở lên, được thiết kế có phao dùng bằng thùng phi sắt hoặc phi nhựa để làm cho bè nổi. Lợi dụng mặt nước của hồ chứa và sông, suối để thả bè, nhưng thức ăn phải sử dụng 100 % thức ăn tinh và cỏ xanh. Đây là hình thức nuôi thâm canh, năng suất cao gấp nhiều lần so với các hình thức nuôi trong ao và ruộng trũng.

Trường hợp nuôi cá trong hồ chứa (mặt nước lớn) : Ngược lại với hình thức nuôi cá lồng, bè. Đây là hình thức nuôi quảng canh, trong quá trình nuôi lợi dụng gần như hoàn toàn vào nguồn thức ăn tự nhiên. Lượng cá giống thả xuống hồ tuy rất lớn, song mật độ lại rất thưa so với nuôi cá ao, cá ruộng và thấp hơn nhiều lần so với nuôi cá lồng, bè, tỷ lệ thực thu thấp do bị hao hụt, thất thoát nhiều. Nên cá giống thường phải lớn hơn cá giống nuôi trong ao, trong lồng. Việc thu hoạch cá trong hồ chứa cũng rất khó khăn, phải đầu tư tàu, xuồng, ca nô, ngư lưới cụ các loại và áp dụng phương pháp đánh bắt công nghiệp. Chi phí chăm sóc thấp nhưng chi phí thu hoạch, quản lý bảo vệ cao. Hàng năm vừa khai thác, đánh bắt vừa có kế hoạch thả bù song song với việc bổ sung nguồn lợi tự nhiên cho hồ chứa.

   Tóm lại, tập quán nuôi cá nước ngọt trên địa bàn tỉnh Gia lai hiện nay vẫn mang tính tự phát, phụ thuộc chủ yếu thiên nhiên, nuôi thả cá theo kinh nghiệm truyền thống, sản xuất mang nặng tính quảng canh, chưa thực hiện tốt quy trình, quy phạm kỹ thuật và các biện pháp phòng trừ dịch bệnh, phát triển thuỷ sản chưa có kế hoạch và quy hoạch chi tiết, cụ thể nên rủi ro trong quá trình sản xuất thường xuyên xảy ra.

3.Hiện trạng sản xuất và tình hình cung ứng cá giống

-Toàn tỉnh hiện chỉ có một cơ sở (trại cá giống Ayun hạ) do Xí nghiệp NTTS miền Trung (Nha Trang) mới chuyển giao về công ty Khai thác công trình thuỷ lợi từ cuối năm 2002 và đi vào hoạt động từ đầu năm 2003 với qui mô diện tích tự nhiên là 4,6 ha, thực tế hiện nay mới san ủi, đào đắp được hơn 2 ha ao để ương nuôi cá giống. Do đầu tư chưa hoàn chỉnh nên Trại chỉ triển khai được việc đi mua cá bột từ nơi khác về để ương nuôi lên cá hương, cá giống bán cho dân và phục vụ các mô hình khuyến ngư của trung ương trên địa bàn. Hiện tại trại chưa có hệ thống bể đẻ, bể ấp và ao cá bố mẹ sinh sản nên rất bị động trong việc cung ứng giống cho nuôi trồng thuỷ sản.

-Ngoài ra tại một số huyện như Ayun Pa, An Khê, Pleiku…. có 51 hộ ươm nuôi cá giống với quy mô nhỏ. Bình quân mỗi hộ có diện tích ao hồ khoảng 500 – 600 m2. năng lực sản xuất mỗi năm: 2 -2,5 triệu con đáp ứng khoảng 25% nhu cầu con giống của tỉnh..

-Trại giống Ayun Hạ và các hộ làm dịch vụ giống thuỷ sản hoạt động chủ yếu là nhập cá bột, cá hương từ các tỉnh đồng bằng, Đăk Lăk và thành phố Hồ Chí Minh về ươm lên thành cá giống hoặc nhập cá giống về tiêu thụ phục vụ nhu cầu nuôi của nhân dân. Trên địa bàn tỉnh chưa có cơ sở nuôi các bố mẹ phục vụ cho việc sản xuất giống (cá bột). Công tác xây dựng mới, khôi phục, hoàn chỉnh hệ thống bể đẻ, bể ấp để sản xuất cá bột tại chỗ cũng chưa được các cơ sở giống quan tâm và đầu tư đúng mức. Vì vậy, việc đi mua cá bột, cá hương từ nơi khác về (do vận chuyển xa, chất lượng con giống bị giảm và giá thành cao) không đáp ứng kịp thời vụ sản xuất và nhu cầu phát triển thuỷ sản hiện nay của nhân dân.

Tuy nhiên, trước đây (khi phong trào thuỷ sản chưa phát triển) Gia lai đã có hai cơ sở sản xuất giống :Trại cá giống Thanh Bình (Chư Prông) và Trại cá giống Hà Tam (An khê) được tiếp quản từ năm 1975 và xây dựng năm 1977. Với năng lực sản xuất mỗi năm từ 3 -4 triệu con giống các loại và được tiêu thụ hết. Nhưng sau một thời gian dài không được đầu tư đúng mức, các trại này đều bị xuống cấp, hiện nay ao hồ bị cạn kiệt chuyển sang làm ruộng, cấy lúa. Nếu được đầu tư nâng cấp và khôi phục, các cơ sở này có thể sản xuất được trên dưới 6 triệu cá giống mỗi năm, không phải nhập từ nơi khác, đồng thời giảm được giá thành, đảm bảo được chất lượng con giống phục vụ tốt nhu cầu phát triển thuỷ sản trên địa bàn tỉnh.

4.Tình hình tiêu thụ Sản phẩm:

   Với dân số toàn tỉnh trên 1 triệu người như hiện hiện nay đơn giản nếu chỉ tính 1 người nhu cầu tiêu thụ thực phẩm trong 1 tháng cần 1 kg cá tươi thì nhu cầu toàn tỉnh 1 năm cần trên 12.000 tấn cá thương phẩm, trong khi đó sản lượng toàn tỉnh cá tươi năm 2004 mới chỉ đạt 721,68 tấn, năm 2005 đạt 1650 tấn và kh năm 2006 sẽ đạt được 1.884 tấn . Nếu đầu tư phát triển nuôi trồng đến năm 2010 thì diện tích nuôi thả toàn tỉnh đạt 9.550 ha và sản lượng mới chỉ đạt 2.885 tấn vậy sản xuất mới chỉ đạt 25% so với nhu cầu tiêu thụ. Số còn lại vẫn phải mua từ các tỉnh đồng bằng ven biển vận chuyển xa, giá thành cao….vì vậy thị trường tiêu thụ cá thương phẩm cũng không có gì trở ngại vì hiện tại và tương lai 5-10 năm sau ”cung vẫn nhỏ hơn cầu”. Riêng về chế biến, bảo quản các sản phẩm từ cá trong thời gian tới mới chỉ nằm trong dự kiến, vì nếu lượng cá tươi sản xuất dư thừa thì mới cần đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến hoặc giá trị chế biến mang lại cao gấp nhiều lần so với tiêu thụ cá tươi hoặc nhu cầu tiêu dùng của nhân dân đã đến mức cao hơn về chất lượng sản phẩm cá thì mới cần đầu tư chế biến.

5.Các mô hình NTTS hay quản lý nguồn lợi đạt hiệu quả của tỉnh nhà

-Mô hình nuôi trồng thủy sản Hồ chứa nước lớn (xí nghiệp nuôi trồng thủy sản miền trung nuôi tại hồ Ayunhạ từ năm 1996 đến nay, sản lượng đánh bắt, thu hoạch hàng năm bình quân khoảng 250 tấn, lương công nhân bình quân 2 triệu đồng/tháng).

-Các hồ chứa còn lại hầu hết được đơn vị chủ thể quản lý cho đấu thầu thuê mặt nước để nuôi, duy chỉ có hồ Ialy, hồ Vĩnh sơn, hồ biển hồ không đấu thầu hoặc cho thuê nuôi mà vẫn duy trì khai thác đánh bắt cộng đồng, sản lượng hàng năm giảm dần, nguồn lợi thuỷ sản không được bảo vệ.

-Mô hình nuôi cá chim trắng trong khu tưới của công trình thủy lợi Ayunhạ (huyện Ayunpa và huyện Ia Pa) năng suất đạt 8 tấn/ha.

-Mô hình nuôi cá ao miền núi thâm canh vùng Đông trường sơn của tỉnh năng suất đạt 4,5 tấn – 5tấn/ha.

-Mô hình nuôi cá rô phi đơn tính thương phẩm, năng suất đạt 10 tấn/ha

6.Tổ chức quản lý nhà nước về NTTS

   Hiện nay tỉnh Gia lai chưa hình thành mạng lưới tổ chức và chưa có cán bộ chuyên trách làm công tác khuyến ngư. Chủ yếu là do cán bộ khuyến nông, cán bộ kĩ thuật thú y chăn nuôi kiêm nhiệm nên việc tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, truyền đạt kinh nghiệm nuôi trồng thuỷ sản cho nhân dân chưa đạt yêu cầu chất lượng

      Cán bộ công chức chuyên trách về công tác thuỷ sản từ cơ quan QLNN cấp tỉnh đến cơ sở hầu như chưa được hình thành. Bộ máy quản lý thuỷ sản chưa được kiện toàn, củng cố nên đã ảnh hưởng lớn đến việc tổ chức, chỉ đạo các hoạt động trong sản xuất thuỷ sản. Do đó phong trào nuôi trồng thuỷ sản tuy đã có nhưng phát triển theo hình thức tự phát, không có qui hoạch chi tiết cho từng thời kỳ và kế hoạch cụ thể cho từng năm,  đồng thời sản xuất còn mang nặng tính tự cấp, tự túc.

Cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về thuỷ sản

Số lượng cán bộ quản lý thuỷ sản

Nhiệm vụ được giao về quản lý thuỷ sản

Đại học

TH

  1. 1.      Sở NN&PTNT

01

  +Quản lý Nhà nước trong việc

 

(cử nhân

  Phát triển và bảo vệ nguồn lợi

 

kinh tế

  thuỷ sản trên địa bàn toàn tỉnh

 

NN)

   
2/CtyKTCT thuỷ lợi Gia lai

04

01

+Nghiên cứu ứng dụng các

(Quản lý KH-KT và tổ chức

(03 kỹ sư

Trung thành tựu khoa học, kỹ thuật

sản xuất kinh doanh Thủy sản)

Thủy sản,

cấp trong lĩnh vực nuôi trồng thuỷ

 

1 cử nhân

nuôi sản
  Kinh tế) trồng +Lập dự án phát triển và bảo vệ
    TS nguồn lợi thuỷ sản. Thực hiện các
      chương trình khuyến ngư, hướng

 

 

  dẫn, phổ cập kỹ thuật, phương

 

 

  pháp sản xuất, nuôi trồng, đánh

 

 

  bắt thuỷ sản nước ngọt trên địa

 

 

  bàn tỉnh Gia lai

 

 

  +Liên doanh, liên kết nuôi

 

 

  trồng thuỷ sản hồ chứa do công

 

 

  ty quản lý
  1. 2.      Cấp huyện, thị xã

03

01

+Chưa có cán bộ  và tổ chức quản

 

(Chưpăh:1,

  lý chuyên trách mà cán bộ

 

Chưprông:1

  khuyến nông,  phòng Kinh tế

 

Đắc Đoa:1)

  huyện kiêm nhiệm quản lý
4.  Cấp xã, phường, thị trấn

0

0

+Hội nông dân tập thể, khuyến

 

 

  nông viên hoặc cán bộ giao thông

 

 

  thủy lợi xã kiêm nhiệm

7. Thuận lợi trong NTTS và bảo vệ nguồn lợi TS

– Gia lai là tỉnh có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế. Trong đó có nguồn lợi to lớn về kinh tế thuỷ sản.

– Ngoài ba lưu vực sông lớn chảy qua và phân bố khá đồng đều trong các vùng, với tổng lượng dòng chảy đến bình quân mỗi năm 13 tỷ m3và nguồn nước mưa trung bình hàng năm từ 2.000-2.200 mm, Gia lai còn có những tiềm năng về thuỷ lợi, thuỷ điện đã và đang được nhà nước đầu tư xây dựng, tạo ra quy mô diện tích mặt nước ngày càng mở rộng. Nhiều hồ chứa có diện tích mặt thoáng và dung tích chứa hàng trăm triệu m3 nước thuộc cỡ lớn so với cả nước như: hồ chứa Ayun hạ, hồ Yaly và trên 70 hồ chứa quy mô vừa cùng hệ thống ao, hồ nhỏ với tổng diện tích lên tới hàng ngàn ha mặt nước.

– Chất lượng nước qua phân tích rất phong phú, nhất là về hàm lượng dinh dưỡng và nguồn thức ăn bổ sung từ trồng trọt.

– Nguồn thức ăn tinh bằng các loại ngũ cốc cũng như thức ăn xanh, rau, cỏ và xác thực vật rất dồi dào.

– Khí hậu thời tiết Gia lai phù hợp với sinh trưởng và phát triển của các loài thuỷ sản, nhất là các loài, giống cá: Mè, Trôi, Trắm, Chép,…

– Nguồn lao động ở Gia lai đặc biệt ở các vùng có mặt nước rất dồi dào, mặt khác lại có tính cần cù, sáng tạo và kinh nghiệm nuôi trồng thuỷ sản.

– Thuỷ sản là ngành nghề quen thuộc, dễ hiểu, dễ làm, tận dụng được thời gian nhàn rỗi và nguồn lao động phụ trong dân, mang lại thu nhập kinh tế cao, có tác dụng khuyến khích và thu hút được đông đảo người tham gia.

– Nhu cầu thị trường về thực phẩm cá tươi và sản phẩm chế biến từ cá cho đời sống nhân dân trên địa bàn tỉnh rất lớn. Giá cả, thị trường sản phẩm cá tươi tương đối ổn định.

– Trình độ Khoa Học và Công Nghệ trong lĩnh vực thuỷ sản đã và đang phát triển mạnh mẽ, có tác động thúc đẩy tốc độ phát triển trong nuôi trồng, khai thác chế biến và tiêu thụ sản phẩm .

8.Những hạn chế và tồn tại

– Công tác quy hoạch và kế hoạch phát triển thuỷ sản chưa được coi trọng đúng mức và chưa được xác định là chương trình mục tiêu có tầm quan trong trong quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội chung của tỉnh.

– Cơ chế khuyến khích phát triển thuỷ sản chưa được quan tâm và cụ thể hóa cho phù hợp với đặc điểm của từng địa phương và mỗi vùng sinh thái.

– Cơ sở vật chất kỹ thuật trong lĩnh vực này còn rất nghèo nàn và hầu như chưa được quan tâm đầu tư. Đặc biệt là đối với các cơ sở sản xuất giống và dịch vụ kỹ thuật thuỷ sản.

– Trình độ dân trí và tập quán sản xuất của đồng bào các dân tộc và ngư dân còn lạc hậu. Nguồn vốn đầu tư của nhân dân để phát triển thuỷ sản còn hạn chế. Thủ tục vay vốn của các hộ gia đình còn khó khăn đã hạn chế và ảnh hưởng rất lớn đến phong trào nuôi trồng thuỷ sản của nhân dân.

– Bộ phận cán bộ làm công tác quản lý thuỷ sản chưa được hình thành, cơ quan sự nghiệp và dịch vụ thuỷ sản chưa được kiện toàn củng cố, cơ chế chính sách phục vụ cho phát triển thuỷ sản chưa được chú trọng và quan tâm.

 

C/Chương trình phát triển thuỷ sản trong tương lai

1/Kế hoạch phát triển thuỷ sản đến 2010

 
Chỉ tiêu

 

ĐVT

Mục tiêu phát triển

Năm 2006

Năm 2010

I/ Diện tích nuôi thả

Ha

4.930

9.550

1. Hồ chứa

Ha

4.000

8.500

2. Ao, hồ nhỏ

Ha

630

700

Trong đó:+Nuôi thâm canh

ha

30

100

                +Nuôi bán thâm canh

ha

600

600

3. Ruộng trũng

Ha

300

350

4. Nuôi cá lồng

Lồng

20

100

II/ Năng suất bình quân

Tạ/ha

 

 

1. Năng suất hồ chứa

Tạ /ha

1,50

1,50

2. Năng suất Ao, hồ nhỏ

 

 

 

Trong đó:+Nuôi thâm canh

Tạ /ha

35

35

                +Nuôi bán thâm canh

Tạ /ha

15

15

3. Năng suất nuôi cá ruộng

Tạ /ha

9

9

4.Năng suất cá lồng 12-13 m3ì

Tạ/ lồng

4,5

4,5

III/ Sản lượng thu hoạch

Tấn

1.884

2.885

1.Sản lượng hồ chứa

Tấn

600

1.275

2.Sản lượng nuôi ao, hồ nhỏ

Tấn

1.005

1.250

3.SLNuôi ruộng trũng

Tấn

270

315

4.SLNuôi cá lồng 

Tấn

9

45

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2/Nhu cầu giống thuỷ sản giai đoạn 2006-2010

Đơn vị tính: Triệu con

Chủng loại cá giống

 Nhu cầu các loại cá giống năm 2005

 

Giai đoạn 2006 – 2010

 

Tổng cộng

 

Bq 1 năm

Nhu cầu cả  giai đoạn

Cá mè các loại

Cá trắm cỏ

Cá chép

Cá trôi

Cá rô phi đơn tính

Cá trê lai

Cá mè Vinh

4,750

1,533

1,641

1,085

0,657

0,020

0,450

 6,937

2,092

2,159

1,488

0,884

0,020

0,525

34,680

10,460

10,795

7,44

4,42

0,100

2,620

39,430

11,993

12,436

8,525

5,077

0,120

3,070

Tổng các loại

 

10,136

 

14,105

70,515

80,651

3/Chiến lược hoạt động khuyến ngư 2006-2010

   Để thực hiện tốt vai trò chuyển giao kĩ thuật công nghệû, làm cầu nối chuyển tải, phổ biến kiến  thức, quy trình kĩ thuật đến người sản xuất, hoạt động khuyến ngư trong giai đoạn tới tập trung vào một số nội dung chính sau đây:

+Tổ chức mỗi năm từ 6-8 lớp tập huấn với khoảng 150 lượt người tham gia một lớp học.

+Tổ chức hội thảo chuyên đề mỗi năm một lần để phổ biến kĩ thuật và kinh nghiệm điển hình vối khoảng 200 người tham gia đồng thời tổ chức 3 đợt tham quan, đối tượng là những người dân sản xuất giỏi, có nhiệt huyết trong sản xuất thuỷ sản, tại các tỉnh duyên hải Miền trung, các tỉnh đồng bằng sông Cửu long và một số địa phương có phong trào thuỷ sán phát triển mạnh, có mô hình nuôi điển hình.

+Trong những năm sắp tới, tăng cường xây dựng nhiều mô hình điểm trình diễn về kĩ thuật nuôi thuỷ sản cao sản thâm canh cao, mô hình chuyển đổi ruộng lúa sang thả cá, mô hình nuôi cá lồng, các mô hình nuôi giống cá mới như: cá rô phi đơn tính, cá trôi ấn độ, cá bống tượng, cá tra và cá ba sa, mô hình nuôi tôm càng xanh, lươn, ếch v.v…để làm điểm tham quan, trình diễn, hướng dẫn cách nuôi dưỡng chăm sóc, khai thác, sơ chế, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm.Từ đó có kế hoạch nhân ra diện rộng.

+Hướng dẫn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ:Trong những năm tới tăng cường soạn thảo in ấn các loại tài liệu, tờ rơi, qui trình kỹ thuật sản xuất để phát cho các hộ sản xuất đọc và nghiên cứu kỹ thuật nuôi ương cacï loài, giống thuỷ sản và nuôi thuỷ sản thương phẩm

+Đẩy mạnh hoạt động khuyến ngư, tăng cường đi sâu, đi sát cơ sở để hướng dẫn cầm tay, chỉ việc cho ngư dân trong quá trình sản xuất. Đồng thời có chương trình sơ tổng kết để rút ra bài học kinh nghiệm trong chỉ đạo công tác khuyến ngư và có khen thưởng thành tích thoả đáng đối với các tổ chức, cá nhân nhằm khuyến khích kịp thời phong trào nuôi trồng thuỷ sản ở các địa phương trong tỉnh.

+Hình thành trung tâm giống thuỷ sản ở cấp tỉnh và các trại giống cấp 2 ở một số huyện trọng điểm trên địa bàn tỉnh.

3/Qui hoạch vùng nuôi, loại hình mặt nước, đối tượng nuôi

(Căn cứ qui hoạch phát triển thuỷ sản tỉnh Gia Lai 2006-2010 và tầm nhìn đến năm 2015)

a/Qui hoạch vùng nuôi: Thời tiết, khậu tỉnh Gia lai chia thành 2 mùa và 2 vùng rõ rệt (mùa khô và mùa mưa; Vùng Đông Trường sơn và vùng Tây Trường sơn) vì vậy trong qui hoạch thuỷ sản tỉnh Gia lai dự kiến cũng chia thành 2 vùng nuôi: Vùng nuôi tập trung có nhiều thuận lợi là vùng Đông Trường sơn, vùng nuôi bán tập trung và có điều kiện ít thuận lợi là vùng Tây Trường sơn.

+Ở vùng nuôi tập trung Đông Trường sơn chọn điểm là huyện Ayunpa (nơi hợp nhau của 2 con sông Ayun và sông Ba. Nơi có công trình thuỷ lợi Ayunhạ lớn nhất Tây nguyên)

+Ở vùng nuôi bán tập trung là vùng Tây Trường sơn chọn huyện điểm là huyện Chưpăh, nơi có nhiều mặt nước hồ chứa và khí hậu điển hình)

b/Loại hình mặt nước:Chia thành 3 loại : Hồ chứa mặt nước lớn; Ao,  hồ nhỏ và Ruộng trũng

c/Đối tượng nuôi:

+Đối tượng nuôi chủ yếu là giống cá truyền thống như: Mè hoa, mè trắng, cá trắm cỏ, cá chép, cá trôi Ấn độ, cá rô phi. Mớïi đây đã phát triển mô hình nuôi cá mè Vinh, cá chim trắng, tôm càng xanh, Rô phi đơn tính đực, ếch và ba ba…. bước đầu đã cho kết quả tốt.

+Các loài cá tự nhiên có giá trị kinh tế cao như: Thát lát, Trình, lăng, ngựa, đối, lóc hiện có ở hồ Ayunhạ

D/Kiến nghị

+ Đề nghị Dự án hồ chứa trình Bộ thủy sản hỗ trợ kinh phí cho tỉnh Gia lai để đầu tư cho việc lập Qui hoạch thủy sản và xây dựng Trung tâm giống thủy sản của tỉnh.

+ Đề nghị Dự án cung cấp thông tin và đề nghị Trung tâm khuyến ngư Quốc gia quan tâm hỗ trợ đầu tư cho công tác khuyến ngư từ năm 2006 trở đi mỗi năm bình quân 500.000.000 đồng.Tăng cường chuyển giao công nghệ giống, mô hình nuôi thủy đặc sản và thường xuyên thực hiện chương trình khuyến ngư xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc địa phương./.     

 

 Nơi gửi:                                                                              GIÁM ĐỐC

– Dự án cá sông và hồ chứa sông Mê kông

– Sở NN&PTNT

– Lưu VT-KH-TS

Kiểm tra Nuôi trồng và khai thác thuỷ sản hồ Ayun Hạ

Công trình thủy lợi Ayun Hạ được xây dựng từ năm 1987, vừa thi công vừa xây dựng công trình vừa khai hoang xây dựng đồng ruộng. Năm 1994 chặn dòng, đến cuối năm 1995 công trình bắt đầu tưới phục vụ sản xuất, đến năm (2001) công trình đã cơ bản hoàn thiện và đến nay (2013) đã phục vụ tưới cho 14.500,86ha (2 vụ)/13.500 ha lúa, màu (1vụ) theo thiết kế, phục vụ cấp nước 2 nhà máy thủy điện 4MW, nuôi trồng thủy sản thu hoạch 250 trăm tấn cá mỗi năm, cung cấp nước cho nhà máy đường Ayun Pa, công nghiệp dùng nước khác và phục vụ nước sinh hoạt cho hàng ngàn hộ dân trong khu vực. Đồng thời góp phần giải quyết an ninh – an toàn xã hội khu vực và cân đối lương thực cho toàn tỉnh Gia Lai. Lòng hồ được đưa vào nuôi trồng và khai thác thuỷ sản từ năm 1996.

Kênh chính Ayun Hạ nhìn từ đỉnh đập — tại Ayun Hạ.

 

mái hạ lưu đập mưa xuống cỏ mọc xanh rờn — tại Ayun Hạ.

Buổi sáng ngày 14.6.2013 (trời u ám,
mưa lất phất) đi kiểm tra công tác Nuôi trồng và khai thác thuỷ sản hồ
Ayun Hạ cùng với Chi cục Thuỷ lợi – Thuỷ sản Gia Lai. Mọi người vào mạng
thường chỉ nhìn thấy Hồ Ayun Hạ từ Đập chính nên chỉ nhìn mặt hồ được
chừng 50ha, hôm nay tôi đăng toàn cảnh lòng hồ lên để các bạn tham khảo
kỹ xem thế nào là lòng Hồ Ayun Hạ 3.700ha, dung tích 256 triệu m3 nước,
lưu vực 1.670km2 nha….

 

 

 

 

 

 

 

Nhìn
cột thuỷ chí mực nước hồ Ayun Hạ hiện nay đang ở cao trình 199.5m xuống
thấp hơn so với cao trình mực nước dâng bình thường (Cao trình mực nước
dâng bình thường là 204m)
— tại Ayun Hạ.

Mái thượng lưu đập…mới kết thúc tưới Đông xuân và đầu mùa mưa nên nước hôm nay trong xanh.

 

 

 



Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ Lợi – Thuỷ Sản Gia Lai và hai nữ nhân viên

 

Cảng thuyền của xí nghiệp thuỷ nông Đầu mối-Kênh chính

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 



 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 



 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Gia Lai đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.

ỦY BAN NHÂN DÂN    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

       TỈNH GIA LAI                          Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

     Số: 602/QĐ-UBND           Pleiku, ngày  21  tháng  09   năm 2009

QUYẾT ĐỊNH

Về việc Phê duyệt quy hoạch phát triển thủy sản

tỉnh Gia Lai đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

           Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003;

           Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính Phủ về lập, phê duyệt và quản lý Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội;

           Căn cứ Quyết định số 10/2006/QĐ-TTg ngày 11/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;

            Căn cứ Thông tư số 03/2006/TT-BTS ngày 12/4/2006 của Bộ Thủy sản về hướng dẫn thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;

          Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại tờ trình số 519/TTr-KHĐT ngày 03/8/2009.

QUYẾT ĐỊNH:

          Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Gia Lai đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, với những nội dung như sau:

          I. TÊN QUY HOẠCH: Quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Gia Lai đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.

          II. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

          – Khai thác hợp lý các loại hình mặt nước đưa vào phát triển khai thác thủy sản và nuôi trồng thủy sản trên cơ sở tập trung đẩy mạnh áp dụng công nghệ tiên tiến, đảm bảo hiệu quả kinh tế-xã hội; phát triển nguồn lợi và bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần nâng cao thu nhập và xóa đói, giảm nghèo cho người dân;

          – Lấy thị trường làm động lực và nhu cầu thị trường là cơ sở để định hướng các đối tượng và công nghệ nuôi, thả.

          – Phát huy nội lực thu hút mọi thành phần kinh tế, đa dạng hóa các loại hình hợp tác kinh tế, tranh thủ tối đa sự hỗ trợ từ bên ngoài;

          – Phát triển hình thức đa canh, kết hợp canh tác nông nghiệp với thủy sản một cách hợp lý, vừa đa dạng hóa các đối tượng nuôi, làm tăng hiệu quả sử dụng mặt nước và an toàn cho chuyển đổi canh tác đối với nông dân nghèo.

          – Chủ động đưa lĩnh vực thủy sản của tỉnh hòa nhập với sự phát triển của cả nước trong xu thế hội nhập và thương mại toàn cầu.

          III. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN:

          1. Mục tiêu:

          Phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Gia Lai nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả cao nhất tiềm năng diện tích mặt nước để nâng cao hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích canh tác và tạo ra một ngành sản xuất hàng hóa, cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng và phấn đấu hướng tới xuất khẩu; góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho người dân và bảo vệ môi trường sinh thái và nguồn lợi thủy sinh.

          2. Chỉ tiêu cụ thể: Phấn đấu đến năm 2020 đạt các chỉ tiêu chủ yếu như sau:

          – Diện tích phát triển thủy sản đến năm 2015 đạt 15.870ha, đến năm 2020 đạt 24.340ha; tốc độ tăng bình quân 2009-2020 là 16,22%/năm;

          – Sản lượng thủy sản đến năm 2015 đạt 4.295 tấn, đến năm 2020 đạt 9.051 tấn; tốc độ tăng bình quân 2007-2020 là 24,53% (trong đó sản lượng thủy sản nuôi đến 2015 đạt 3.500 tấn, năm 32020 đạt 8.000 tấn)

          – Số lao động làm việc trong ngành sản xuất thủy sản đến năm 2010 là 5.000 người, năm 2020 là 9.000 người.

          IV. NỘI DUNG QUY HOẠCH

1.     Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản:

1.1. Đối tượng nuôi

          Bên cạnh các loại cá truyền thống, phát triển các đối tượng nuôi mới như: cá tra, rô phi đơn tính, cá lóc, cá chim trắng, cá trê lai, tôm càng xanh, ba ba, ếch, cá sấu…và từng bước tiến tới nuôi trồng các loại thủy đặc sản như cá thác lác, anh vũ, lăng, chình…Đối với mỗi loại hình mặt nước khác nhau có cơ cấu đàn giống thả nuôi khác nhau.

2.2. Diện tích, sản lượng nuôi trồng

          – Đến năm 2015 nuôi trồng 2.180 ha, trong đó nuôi thâm canh chiếm 10%; nuôi bán thâm canh chiếm 20%; nuôi quảng canh cải tiến chiếm 70%. Sản lượng đạt 3.500 tấn; năng suất đạt 1,6 tấn/ha.

          – Đến năm 2020 nuôi trồng 3.580 ha, trong đó nuôi thâm canh chiếm khoảng 13%, nuôi bán thâm canh chiếm khoảng 25%; nuôi quảng canh cải tiến chiếm khoảng 62%. Sản lượng đạt 8.000 tấn, năng suất đạt 2,2 tấn/ha.

          Diện tích, sản lượng nuôi trồng thủy sản theo các loại hình nuôi trồng đến năm 2015 và 2020 cụ thể như sau:

Các loại hình nuôi trồng thủy sản

Đến năm 2015

Đến năm 2020

Diện tích (ha)

Sản lượng (tấn)

Diện tích (ha)

Sản lượng (tấn)

I. Tổng số

2.180

3.500

3.580

8.000

1.Nuôi thủy sản ở ao hồ nhỏ

1.510

2.441

1.820

4.526

Thâm canh

140

560

310

1.395

Bán thâm canh

296

592

590

1.425

Quảng canh cải tiến

1.074

1.289

920

1.656

2. Nuôi thủy sản ở ruộng trũng

510

895

900

2.510

Thâm canh

50

200

160

720

Bán thâm canh

110

275

310

930

Quảng canh cải tiến

350

420

430

860

3. Nuôi thủy sản ở vùng bán ngập

160

128

860

860

Quảng canh cải tiến

160

128

860

860

II. Nuôi cá lồng

100

(lồng)

40

200

(lông)

100

          (Cụ thể ao, hồ nuôi, diện tích nuôi trồng thủy sản từng huyện, thị xã, thành phố có báo cáo Quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Gia Lai đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 kèm theo)

2. Quy hoạch khai thác thủy sản trên các loại hình mặt nước lớn:

          -Khai thác thủy sản chủ yếu là ở hồ chứa và hồ tự nhiên, sông Ba, sông Ayun, sông Sê San, sống Sêrêpôk. Trong những năm đến tiếp tục thả giống ra các diện tích mặt nước lớn để phát triển nguồn lợi, dự kiến đến năm 2015 diện tích khai thác là 13.690ha, sản lượng đạt 795 tấn; đến năm 2020 diện tích khai thác là 20.760 ha, sản lượng đạt 1.051 tấn.

          – Nhu cầu đầu tư thêm tàu thuyền máy có công suất từ 12-35CV đến năm 2015 là 70 chiếc và đến 2020 là 100 chiếc.

          3. Nhu cầu lao động sản xuất thủy sản:

          Lao động trong sản xuất thủy sản đến năm 2015 là 5.000 lao động, đến năm 2020 là 9.000 lao động, trong đó lao động nuôi trồng thủy sản đến năm 2015 là 4.650 lao động, đến năm 2020 là 8.500 lao động. Lao động khai thác thủy sản đến năm 2015 là 350 lao động, đến năm 2020 là 500 lao động. Để đáp ứng lao động có trình độ kỹ thuật cho sản xuất thủy sản, đặc biệt là trong nuôi trồng thủy sản, trong những năm tới cần mở các lớp tập huấn, đào tạo bằng nhiều hình thức khác nhau để nâng cao kiến thức về thủy sản cho người nuôi.

          4. Nhu cầu giống:

          – Đến năm 2015 là 9,8 triệu con, trong đó giống cá là 8,83 triệu con, giống tôm là 0,98 triệu con;

          – Đến năm 2020 là 21,1 triệu con, trong đó giống cá là 19 triệu con, giống tôm là 2,1 triệu con

          – Giống thả cho khai thác thủy sản (chủ yếu là giống cá) đến năm 2015 là 5,7 triệu con. đến năm 2020 là 7,2 triệu con.

          – Nguồn giống được cung cấp chủ yếu từ các cơ sở sản xuất và hộ gia đình.

          5. Nhu cầu về thức ăn:

          – Đến năm 2015 nhu cầu thức ăn là 77.700 tấn, trong đó thức ăn tinh 5.100 tấn, thức ăn xanh là 72.600 tấn

          – Đến năm 2020 nhu cầu thức ăn là 162.000 tấn, trong đó thức ăn tinh 12.500 tấn, thức ăn xanh là 149.500 tấn.

          6. Các dịch vụ hậu cần: Phát triển mạng lưới cơ  sở bán ngư cụ cho nghề cá. Các cơ quan về khuyến nông, khuyến ngư tích cực thúc đẩy mạng lưới này phát triển, đồng thời tư vấn về dịch bệnh và thuốc phòng chữa bệnh cho người nuôi. Việc quản lý và kiểm soát các dịch vụ này sẽ được thực hiện qua các cơ quan kiểm dịch về thú y và thủy sản hoặc các bộ phận khuyến nông, ngư. Các cơ quan có chức năng quản lý về thủy sản cần phải kiểm tra, giám sát và quản lý các cơ sở cung cấp dịch vụ hậu cần nghề cá và đảm bảo an toàn cho người nuôi.

          7. Cơ sở hạ tầng về thủy lợi cho vùng nuôi trồng thủy sản

          Sử dụng hệ thống các hệ thống thủy lợi ao, hồ chứa, kênh mương hiện có cho cả nông nghiệp và thủy sản, tiến hành bê tông hóa các kênh mương cấp 1 và cấp 2 tăng hiệu suất lưu chuyển nước, xã hội hóa về xây dựng và quản lý hệ thống thủy lợi nuôi trồng thủy sản.

          8. Các chương trình và dự án nuôi trồng thủy sản:

          – Chương trình phát triển giống thủy sản; chương trình phát triển các vùng nuôi trồng thủy sản; các dự án chi tiết (quy hoạch chi tiết các vùng nuôi tập trung; phát triển thủy sản ao, hồ nhỏ, vùng ruộng trũng, phát triển nuôi và khai thác thủy sản hồ chứa, khai thác thủy sản sông ngòi);

          – Chương trình phát triển khoa học công nghệ và khuyến ngư; chương trình phát triển nguồn nhân lực; chương trình đầu tư cho tàu thuyền và ngư lưới cụ;

          – Nguồn vốn đầu tư cho các chương trình, dự án phát triển thủy sản gồm: Nguồn vốn đầu tư của ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh, ngân sách địa phương, vốn đầu tư của các tổ chức quốc tế, tổ chức trong nước, vốn của nhân dân.

          V. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN QUY HOẠCH

          1. Giải pháp về cơ chế chính sách:

          – Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển thủy sản, đặc biệt là đầu tư sản xuất giống, nuôi trồng thủy sản với quy mô lớn và công nghệ cao.

          – Tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thuê đất, thuê mặt nước để đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản; vay vốn tín dụng để đầu tư phát triển thủy sản phù hợp với chu trình sản xuất;

          – Thực hiện các chính sách của Nhà nước về phát triển thủy sản theo qui định và hướng dẫn của Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương.

          2. Giải pháp về giống và thức ăn cho thủy sản:

          2.1. Giải pháp về giống:

          – Xây dựng Trung tâm giống thủy sản để sản xuất giống cấp I cùng với các trại vệ tinh để cung cấp 70% nhu cầu về giống; 30% lượng giống nhập từ các tỉnh khác trong nước và nước ngoài.

          – Khuyến khích tư nhân tham gia đầu tư vào lĩnh vực sản xuất và cung ứng giống thủy sản đảm bảo chất lượng.

          2.2. Giải pháp về thức ăn:

          – Xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi (trong đó có chế biến thức ăn cho thủy sản), đồng thời nhập khẩu thức ăn thủy sản của các cơ sở chế biến trong và ngoài nước để đảm bảo cung cấp thức ăn cho nuôi trồng thủy sản nước ngọt.

          – Sử dụng các sản phẩm, phụ phẩm trong nông, ngư nghiệp tại chỗ để cung cấp thức ăn cho nuôi trồng thủy sản.

          3. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực, khoa học công nghệ và khuyến ngư:

          Đào tạo kỹ thuật viên cho các cán bộ địa phương hoặc một số hộ dân ở vùng nuôi tập trung để làm nòng cốt cho phong trào….Đào tạo, bồi dưỡng về kỹ thuật và kỹ năng quản lý thủy sản cho cán bộ quản lý. Tổ chức tập huấn cho nông dân hàng năm, hàng vụ đặc biệt là các lớp tập huấn đầu bờ. Thay thế hệ thống đào tạo không theo nhu cầu thị trường sang tiếp cận từ ngoài và bằng hệ thống đào tạo theo nhu cầu thị trường. Tích cực phổ biến các yêu cầu mới, chuẩn mực quốc tế trong đào tạo nguồn nhân lực cũng như áp dụng công nghệ mới. Phối hợp với viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản để lựa chọn và du nhập công nghệ tiên tiến phù hợp với điều kiện nghề cá của tỉnh trong lĩnh vực thủy sản.

          4. Giải pháp về thị trường:

          Quản lý chặt chẽ chất lượng và duy trì sản lượng sản phẩm nuôi trồng thủy sản để đảm bảo uy tín trên thị trường. Giữa người nuôi trồng thủy sản và các tổ chức dịch vụ tiêu thụ sản phẩm có sự hợp tác chặt chẽ với nhau để không bị bán ép giá. Đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh giữa doanh nghiệp nhà nước và tư nhân. Mở các lớp tập huấn cho người sản xuất thủy sản về phương pháp bảo quản sản phẩm sau thu hoạch, tránh việc phải bán hạ giá do bảo quản sản phẩm không tốt.

          5. Giải pháp về môi trường:

          – Khuyến cáo thực hiện đầy đủ các biện pháp tẩy dọn ao nuôi trước khi bắt đầu một vụ nuôi mới;

          – Khi cá, tôm bị dịch bệnh tuyệt đối không được xả nước hoặc vét bùn ra môi trường xung quanh và nguồn cung cấp nước;

          – Trong các khu nuôi tập trung và các khu nuôi theo hình thức sản xuất hàng hóa cần phải thực hiện các biện pháp về xử lý nước thải cũng như việc cấp thoát nước tuân thủ theo quy định chung;

          – Tăng cường giám sát môi trường nước xung quanh và điều tiết cấp thoát nước giữa nuôi trồng thủy sản và nông nghiệp, tránh nguy cơ bị ô nhiễm từ các loại hóa chất bảo vệ thực vật cũng như thuốc trừ sâu từ sản xuất nông nghiệp.

          VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

          – Công khai Quy hoạch phát triển thủy sản trên địa bàn tỉnh cho các ngành và địa phương biết.

          – Giao Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với các Sở ngành liên quan và địa phương triển khai thực hiện quy hoạch; tham mưu đề xuất UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cho phù hợp với nhiệm vụ và tình hình mới, cụ thể hóa quy hoạch bằng các kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn và các chương trình, dự án đầu tư cho phát triển thủy sản.

        Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và PTNT, Khoa học và Công nghệ, Thủ trưởng các sở, ban, ngành và các đơn vị liên quan, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi – Thủy sản, UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

          Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.

Nơi nhận:

-Như điều 2;

-Bộ Nông nghiệp và PTNT (b/c);

-Thường trực Tỉnh uỷ (b/c);

-Thường trực HĐND tỉnh (b/c);

-Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;

-Công ty KTCT thủy lợi

-Lãnh đạo VP UBND tỉnh;

-Lưu VT, TH, NL.

TM.ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Chủ tịch

Phạm Thế Dũng

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THUỶ SẢN TỈNH GIA LAI ĐẾN 2015

VÀ ĐỊNH HƯỚNG 2020

ĐẶT VẤN ĐỀ

Gia Lai là một tỉnh miền núi nằm ở khu vực phía Bắc Tây Nguyên có vị trí đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng. và là một tỉnh có nhiều tiềm năng để phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Với vị trí địa lý là đầu nguồn của nhiều hệ thống sông suối đổ về duyên hải miền Trung và lưu vực sông Mê kông cùng với điều kiện về khí hậu đã tạo cho Gia Lai có nhiều giống loài thuỷ sản quý hiếm phong phú và tiềm năng to lớn khoảng 15.870 ha, đến sau năm 2015 có khoảng 24.340 ha để phát triển thuỷ sản. Đây là vùng sinh thái đầu nguồn rộng lớn có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm sự phát triển bền vững và cân bằng sinh thái trong khu vực Tây Nguyên

Hiện tại thuỷ sản tỉnh Gia Lai đã có những bước tiến bộ và đang dần được khôi phục nhưng vẫn chưa phát huy hết thế mạnh để mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hình thức nuôi nhỏ lẻ, với qui mô hộ gia đình và mang tính chất tự cung tự cấp, đối tượng nuôi là cá truyền thống với năng suất thấp, dựa vào nguồn thức ăn tự nhiên là chính. Chưa phát huy thế mạnh của khai thác và nuôi thuỷ sản hồ chứa. Trong những năm tới đây do nhu cầu thị trường về thực phẩm ngày càng lớn, đa dạng, đặc biệt là các loại thực phẩm thuỷ sản có giá trị dinh dưỡng cao đòi hỏi các đối tượng nuôi cũng cần phải đa dạng, việc lựa chọn những giống mới chất lượng cao cùng với việc áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào khai thác và NTTS với mục đích tăng năng suất, sản lượng và chất lượng thuỷ sản để vừa đảm bảo an toàn lương thực, vừa tăng lượng đạm từ động vật thuỷ sản cho người dân miền núi. Phấn đấu đưa ngành thuỷ sản trở thành ngành sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao, bền vững và ổn định góp phần cùng với các ngành sản xuất chăn nuôi khác thực hiện thành công công cuộc xoá đói giảm nghèo tiến tới làm giàu ở các địa phương trong tỉnh .

Để giải quyết các vấn đề trên ở tầm vĩ mô, việc tiến hành quy hoạch phát triển thuỷ sản tỉnh Gia Lai đến 2015 và xác định tầm nhìn đến năm 2020 là việc làm mang tính cấp thiết. Quy hoạch đ­ược triển khai sẽ đưa ra định hướng và các giải pháp cơ bản góp phần khai thác tốt tiềm năng mặt nước của địa phương để phát triển thuỷ sản, là cơ sở để lập các kế hoạch, dự án phát triển thuỷ sản của tỉnh. Thực hiện thắng lợi, Nghị quyết 09/2000/NQ-CP của Chính phủ ngày 15 tháng 06 năm 2000 về chuyển đổi cơ cấu trong nông nghiệp và nông thôn. Nghị quyết tỉnh đảng bộ lần thứ 13, góp phần thực hiện chương trình phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng vùng Tây Nguyên.

CHƯƠNG I:

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN NGUỒN LỢI THUỶ SẢN VÀ KINH TẾ – XÃ HỘI TỈNH GIA LAI

1/ Điều kiện tự nhiên

1.1 Vị trí địa lý

Gia Lai là một tỉnh miền núi nằm ở phía Bắc khu vực Tây Nguyên có diện tích tự nhiên 1.553.692 ha phía Bắc giáp tỉnh Kon Tum, phía Đông giáp tỉnh Bình Định và Phú Yên, phía Nam giáp tỉnh ĐakLak, phía Tây giáp Campuchia có toạ độ địa lý từ 14036’36” đến 15058′ 20″ vĩ độ Bắc, 107027’23” đến 108094’40” kinh độ Đông.

Mạng lưới giao thông của Gia Lai được đầu tư khá tốt với hệ thống quốc lộ (QL) 14 và đường mòn Hồ Chí Minh chạy xuyên suốt từ phía Bắc đến phía Nam của tỉnh, trục QL 19 và 25 chạy cắt ngang từ phía Đông sang phía Tây đã nối liền Gia Lai với các tỉnh Tây Nguyên, các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ và Campuchia. Ngoài ra Gia Lai còn có sân bay Pleiku nối liền với hệ thống hàng không của cả nước.

Gia Lai có vị trí địa kinh tế nằm sát vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, nên có nhiều thuận lợi trong việc liên kết, trao đổi, giao lưu hàng hóa, công nghệ, lao động kỹ thuật và các sản phẩm thủy sản, dịch vụ, thực phẩm, rau quả với các tỉnh bạn.

1.2 Địa hình

Địa hình của Gia Lai có độ cao trung bình từ 800 – 900 m. Đỉnh cao nhất là đỉnh KonKaKinh (Huyện KBang) cao 1.748m, chỗ thấp nhất là hạ lưu sông Ba (100m). Địa hình có xu hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam và thoải dần từ Tây sang Đông. Hướng gò núi có hình vòng cung, phần lớn quay về hướng Đông, tạo nên một ranh giới tự nhiên về khí hậu giữa Đông và Tây Trường Sơn. Nét nổi bật của điạ hình tỉnh Gia Lai là có tính phân bậc, các bậc cao thường nằm ở phía Đông. Địa hình của Gia Lai gồm các dạng địa hình chính sau:

a- Địa hình đồi núi: Đây là vùng có địa hình cao nhiều đồi núi chiếm khoảng 2/5 diện tích tự nhiên toàn tỉnh, gồm các vùng đồi núi liền dải hoặc cục bộ có độ cao trên 500 m và độ dốc lớn hơn 15°. Dạng địa hình này phân bố chủ yếu ở phía Đông Bắc, Đông và Đông Nam. Đặc biệt là dãy núi Mang Yang kéo dài từ đỉnh KonKaKinh cao 1.748m đến huyện KrôngPa chia tỉnh thành 2 vùng khí hậu Đông và Tây Trường Sơn rõ rệt. Ngoài ra còn một số vùng đồi núi khác như vùng phía Bắc và Tây huyện Chư Păh, phía Tây huyện Chư Prông và phía Nam huyện Chư Sê.

Dạng địa hình đồi núi có sự chia cắt phức tạp, độ dốc lớn đi lại khó khăn, đất dễ bị rửa trôi xói mòn. Phần lớn dạng địa hình này đang được thảm thực vật rừng che phủ. Vùng này là nơi sinh sống của đồng bào một số dân tộc ít người và dân di cư tự do từ các tỉnh khác đến. Tình trạng chặt phá rừng làm nương rẫy vẫn còn xảy ra làm tổn hại đến tài nguyên rừng và ảnh hưởng trầm trọng đến môi trường sinh thái.

b- Địa hình cao nguyên: Gia Lai có 2 cao nguyên đất đỏ Bazan là cao nguyên Pleiku và cao nguyên KonHàNừng chiếm khoảng 1/3 diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Đây là vùng đất rất thích hợp với các loại cây công nghiệp.

Cao nguyên Pleiku được phân bố hầu khắp phía Tây Trường Sơn tỉnh Gia Lai có độ cao trung bình từ 600-700 m,độ dốc trung bình từ 3-15°, địa hình lượn sóng vừa đến nhẹ, chia cắt ít. Cao nguyên Pleiku đã được khai thác từ lâu, phần lớn thảm thực vật rừng đã được thay thế bằng các loại cây công, nông nghiệp dài và ngắn ngày.

Cao nguyên KonHàNừng trải dài từ khu vực phía Đông Bắc tỉnh đến Kanát của đỉnh KBang có độ cao trung bình 800-900 m, độ dốc trung bình từ 100-18°. Trên cao nguyên còn sót lại những đồi núi đất Granit. hầu hết bề mặt cao nguyên còn thảm thực vật rừng.

c- Địa hình các vùng trũng và các thung lũng tích tụ: Dạng địa hình này phân bố dọc theo các sông suối khá bằng phẳng, ít bị chia cắt, hầu hết được che phủ bởi lớp phù sa mới và cũ giầu chất dinh dưỡng rất phù hợp trồng các loại cây nông nghiệp. Điển hình là vùng trũng sông Ba, tạo nên những cánh đồng có qui mô lớn tập trung. Có 2 thung lũng lớn là thung lũng An Khê rộng khoảng 1.312km2 và thung lũng Cheo Reo – Phú Túc rộng khoảng 1.474km2 thuận lợi cho trồng lúa, cây ngắn ngày và chăn nuôi.

Tóm lại, với những đặc điểm về địa hình đã tạo cho Gia Lai nhiều vùng có thể xây dựng các hồ chứa thuỷ điện và thuỷ lợi, đây là điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng diện tích nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt.

1.3 Địa chất

Nhìn chung nền cấu tạo địa chất của Gia Lai hầu hết là nham thạch và mácma gồm 2 loại chính sau:

– Phún xuất chủ yếu là Bazan

– Xâm nhập chủ yếu là Granit

Ngoài ra còn nhiều trầm tích là Sa Điệp thạch, phiến thạch. Thành phần nền móng đều là đá xâm nhập, đá phún xuất. Trong đó Granit là phổ biến hơn cả. Đá này có cường độ cứng chắc, cường độ kháng nén và kháng cắt cao, chịu lực tốt, thấm không đáng kể. Các tầng phủ nhìn chung thấm nước nhiều, thành phần chủ yếu là cát, cuội, sỏi hoặc trầm tích biến chất phong hoá mạnh.

Về đất chủ yếu là đất đỏ phong hoá từ Bazan và đất nâu phong hoá từ điệp thạch kẹp sa thạch lẫn nhiều bột kết xenlaterit sử dụng đất đắp đập tốt nhưng tuỳ từng trường hợp cụ thể mà gia tăng độ ẩm và dung trọng khô của các loại đất từ Bazan để đảm bảo chống thấm tốt.

Tóm lại địa chất tỉnh Gia Lai không phức tạp lắm có thể cho phép xây dựng các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện xong cần chú ý đến vấn đề sạt lở và thấm bờ hồ.

Đặc điểm thổ nhưỡng: Thổ nhưỡng của Gia Lai có lớp phong hoá khá dầy, mặt khác lại được hình thành trên những nham thạch chủ yếu là Granit, Gnai Bazan sa phiến thạch và các loại trầm tích khác. Toàn tỉnh có 27 loại đất được hình thành trên nhiều loại đá mẹ và chia thành các nhóm chính sau:

– Đất mầu đỏ nâu tím trên đá Bazan diện tích 400.000 ha có tầng dày trên 70 cm thích hợp cho việc trồng các loại cây công nghiệp như cao su, cà phê, chè.

– Đất đỏ vàng phát triển trên đá Granit và đá Gnai + phiến mica. Diện tích khoảng 404.000 ha tầng dầy trên 50 cm thích hợp với cây lâm nghiệp.

– Đất phù sa cũ và mới diện tích khoảng 120.800 ha thích hợp cho cây lương thực phát triển.

– Đất xói mòn trơ sỏi đá diện tích 155.000 ha.

– Đất mùn nâu đỏ và nâu vàng trên nền đá macma, acit và bazơ có diện tích khoảng 71.250 ha.

Toàn tỉnh có khoảng gần 600.000 ha đất có độ dốc từ 0-80 rất thuận lợi cho cây nông nghiệp phát triển.

1.4 Khí hậu

Vùng quy hoạch mang những đặc điểm khí hậu của vùng nhiệt đới gió mùa cao nguyên, khí hậu trong năm phân làm 2 mùa rõ rệt.

1.1.1 Nhiệt độ.

Do Gia Lai có độ cao địa hình đa dạng nên nhiệt độ cũng giảm dần theo độ cao. Nhiệt độ trung bình năm từ 22°C – 27°C (trạm Pleiku 22,08°C và Ayun Pa 25,975°C). Tổng nhiệt độ trung bình năm từ 8.500 ¸ 9.0000C.

Nhiệt độ tối cao là 40,8°C (tại Cheo Reo năm 1993). Nhiệt độ tối thấp là 5,6°C (tại Pleiku năm 1993). Biên độ nhiệt giữa hai mùa chênh lệch từ 5-6°C, giữa ngày và đêm từ 13-15°C. Với biên độ chênh lệch nhiệt độ giữa 2 mùa tại Gia Lai không lớn thuận lợi cho việc nuôi các loài thuỷ sản.

1.1.2 Chế độ mưa.

Tổng lượng mưa trung bình năm từ 2.100 ¸ 2.300 mm, Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa chiếm tới 90% tổng lượng mưa cả năm. Mưa lớn ở khu vực Tây Trường Sơn vào tháng 8, tháng 9 và khu vực trung gian vào tháng 9 tháng 10. Đặc biệt vùng trung gian chịu ảnh hưởng của 2 loại gió mùa là gió mùa Đông bắc và gió mùa Tây nam tạo cho vùng này có mùa mưa kéo dài hơn mùa mưa vùng Tây Trường Sơn là 1 tháng (từ tháng 5 đến tháng 11).

Mùa khô kéo dài 6 tháng, bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Tháng 2 và tháng 3 là thời kỳ khô hạn nhất, lượng mưa chỉ chiếm khoảng 10% tổng lượng mưa cả năm.

1.1.3 Độ ẩm và lượng bốc hơi.

Do chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa nên tỉnh Gia Lai có độ ẩm tương đối cao, bình quân cả năm từ 82 ¸ 87 %.

Gia Lai có 6 tháng mùa khô kéo dài cùng với số giờ nắng khá lớn. Lượng bốc hơi trung bình cả năm từ 1.100 ¸ 1.600 mm. Đặc biệt vào tháng mùa khô (tháng 3, tháng 4) lượng bốc hơi có thể đạt 150-210 mm/tháng. Vùng trung gian lượng bốc hơi hàng năm lớn hơn vùng Tây Trường Sơn từ 400-600 mm.

Do lượng bốc hơi tại Gia Lai khá cao do vậy trong quá trình thiết kế các ao nuôi phải đảm bảo đủ nước cho hoạt động nuôi thuỷ sản trong mùa khô không bị ảnh hưởng.

1.1.4 Gió.

Hướng gió thịnh hành thay đổi theo mùa. Mùa khô hướng gió thình hành là hướng gió Đông bắc. Về mùa mưa hướng gió thịnh hành là hướng Tây nam. Tốc độ trung bình từ 3-3,5 m/s, lớn nhất có thể đạt 20 m/s. Những cơn lốc thường xuất hiên vào mùa đông. Tuy không có bão nhưng thường có những ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới vùng biển Đông gây ra những cơn mưa kéo dài dễ gây ra lũ quét ảnh hưởng đến hoạt động nuôi lồng bè tại các hồ đầu nguồn do bị cuốn hoặc bị vỡ lồng bè.

1.5 Thuỷ văn.

Gia Lai có 3 con sông lớn là: Sông Ba, sông Sê San và sông SêrêPôk. Ngoài ra thượng nguồn sông Kôn và sông Kỳ Lộ cũng bắt nguồn từ phía Đông của tỉnh.

Dãy Trường Sơn đã chia cắt sông suối trong tỉnh thành các hệ thống sông lớn với hai hướng chảy chính: chảy về hướng Đông đổ ra biển là các sông Ba, thượng nguồn sông Kôn và sông Kỳ Lộ, chảy về hướng Tây là các nhánh sông Sê San và sông SêrêPôk.

Sông Ba là một trong những hệ thống sông chính ở nước ta và là sông lớn nhất khu vực Nam Trung bộ, chảy theo hướng Tây bắc – Đông nam đến An Khê chuyển hướng Đông bắc-Tây nam.Từ AyunPa (Cheo Reo) dòng chính của sông Ba tiếp nhận nhánh Ayun ở bờ phải và chảy theo hướng Tây bắc-Đông nam cho đến Cà Lúi. Sau khi nhận thêm nhánh sông KrôngHnăng từ phía bờ phải chảy vào sông Ba chảy sang địa phận tỉnh Phú Yên và đổ ra biển Đông tại Đà Rằng.

Với 856 km2 lưu vực sông Ba nằm trong địa phận tỉnh Gia Lai tại các khu vùng trũng xung quanh có đồi núi bao bọc, các nhánh sông lớn đều nằm phía bên phải của lưu vực như sông Ayun, KrôngHnăng.

Sông Ayun là nhánh sông lớn nhất của sông Ba, bắt nguồn từ đỉnh KôngQuaBon cao 1.710m ở huyện Măng Yang, chảy qua các huyện Mang Yang, Chư Sê, AyunPa đổ vào sông Ba tại Cheo Reo. Dòng sông chính của sông Ayun dài 175 km diên tích lưu vực 2.950 km2. Trên sông Ayun đã xây dựng công trình thuỷ lợi Ayun Hạ. Hồ chứa Ayun Hạ khống chế diện tích lưu vực sông là 1 670km2.

Sông KrôngHnăng bắt nguồn từ cao nguyên Đăk Lăk chảy vào sông Ba tại Phước Thuận. Sông KrôngHnăng dài 130 km với diện tích lưu vực là 1.850 km2. Tuy nhiên phần lớn con sông này nằm trong địa phận tỉnh Đăk Lăk chỉ có một phần hạ lưu nằm trong địa phận tỉnh Gia Lai.

Sông Sê San là một sông nhánh tương đối lớn của sông Mê Kông.Thượng nguồn của sông này là sông KrôngPôKô bắt nguồn từ núi Tiên cao 2.010m nằm phía Tây bắc tỉnh Gia Lai chảy theo hướng Tây bắc-Đông nam đến hạ lưu sông PleiKrông tiếp nhận nhánh sông ĐakBla. Từ đó sông Sê San chảy qua nhiều thác gềnh trong đó có thác Yaly, tại đây đã được xây dựng nhà máy thuỷ điện. Khi chảy đến gần biên giới sông Sê San tiếp nhận thêm nhánh sông Sa Thầy từ chỗ nhập lưu khoảng từ 8 đến 10 km về phía hạ lưu sông Sê San chảy vào lãnh thổ CampuChia.

Sông Sê San có nhiều nhánh tương đối lớn như sông ĐăkPone, ĐăkPoKon Iakren chảy vào sông Đăk Bla trong đó chỉ sông Đăk Pone có đoạn thượng lưu chảy qua Gia Lai.

Tổng diện tích lưu vực của sông Sê San trong địa phận tỉnh Gia Lai khoảng 3.477 km2.

Sông IaDrăng và sông IaHeo: Sông IaDrăng bắt nguồn từ phía Tây nam dãy núi Hàm Rồng có đỉnh cao 1.029 m chảy theo hướng Tây bắc – Đông nam đi qua huyện Chư Prông rồi đổ vào lãnh thổ Campuchia. Sông IaDrăng có một số nhánh là suối IaKring, Ia Pnon, IaPuch.

Chỉ có một số nhánh của sông IaHeo chảy trong địa phận tỉnh Gia Lai như suối Ialôp, Djoan. Tổng diện tích lưu vực của các nhánh sông trong tỉnh chảy vào sông SêrêPốk là 2.840 km². Phía Đông Gia Lai có thượng nguồn sông Kôn và sông Kỳ Lộ với diện tích lưu vực khoảng 603 km².

Với hệ thống sông suối đã tạo cho Gia Lai tiềm năng nước mặt phong phú vì vậy trong quá trình khai thác nước mặt cần có những biện pháp khai thác hợp lý nhằm phục vụ nhiều mục tiêu phát triển trong đó có mục tiêu phát triển thuỷ sản.

2. Tài nguyên nguồn lợi thuỷ sản

2.1 Tiềm năng diện tích cho nuôi trồng thuỷ sản

Gia Lai là một tỉnh miền núi có rất nhiều hồ chứa và hồ tự nhiên đã tạo ra tiềm năng diện tích mặt nước rộng lớn, đa dạng có khả năng phát triển thuỷ sản nước ngọt bao gồm cả khai thác và nuôi trồng thuỷ sản. Các loại hình mặt nước chính như sau:

– Mặt nước lớn (MNL): là các vùng nước hồ chứa, hồ tự nhiên có diện tích lớn hơn 5 ha.

– Mặt nước ao hồ nhỏ (AHN): là các vùng nước hồ chứa, hồ tự nhiên, ao có diện tích từ 5 ha trở xuống.

– Mặt nước ruộng trũng (RT): là các vùng nước canh tác nông nghiệp úng trũng có khả năng cho phát triển NTTS

– Mặt nước bán ngập (BNg): là các vùng nước nằm trong hồ chứa, chỉ ngập 6 tháng trong năm vào mùa mưa.

Tiềm năng diện tích mặt nước của tỉnh phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của các hồ chứa thuỷ lợi, thuỷ điện. Theo quy hoạch phát triển hồ chứa của tỉnh, tiềm năng diện tích mặt nước có thể phát triển nuôi trồng, khai thác thuỷ sản phân theo các loại hình mặt nước và các địa phương trong từng giai đoạn được thể hiện trong bảng sau (bảng 1).

Bảng 1. Tiềm năng diện tích mặt nước cho phát triển thuỷ sản tỉnh Gia Lai đến năm 2015 và năm 2020 (Đơn vị: ha)

TT

Địa phương

Tiềm năng đến năm 2015

Tiềm năng đến năm 2020

Tổng cộng

Tỷ lệ %

Mặt nước lớn (>5 ha)

Ao hồ nhỏ (<5 ha)

Ruộng trũng

Vùng bán ngập

Tổng cộng

Tỷ lệ %

Mặt nước lớn (>5 ha)

Ao hồ nhỏ (<5 ha)

Ruộng trũng

Vùng bán ngập

1 Tp. Pleiku

585

3,7

560

25

580

2,4

560

20

2 TX. An Khê

270

1,7

150

120

270

1,1

150

120

3 Huyện Đăk Pơ

140

0,9

80

60

160

0,7

100

60

4 Huyện Kông Chro

105

0,7

80

25

110

0,5

80

30

5 Huyện K Bang

3.770

23,8

3.690

70

10

4.430

18,2

4.260

120

50

6 Huyện Mang Yang

90

0,6

80

10

90

0,4

80

10

7 Huyện Đăk Đoa

126

0,8

100

26

130

0,5

100

30

8 Huyện ChưPăh

3.183

20,06

2.753

170

100

160

3.200

13,1

2.770

170

100

160

9 Huyện Ia Grai

484

3,0

450

34

2.030

8,3

1.930

100

10 Huyện Đức Cơ

100

0,6

70

30

100

0,4

70

30

11 Huyện ChưPrông

310

2,0

250

60

3.150

12,9

3.000

100

50

12 Huyện Chư Sê

4147

26,13

4067

80

4.260

17,5

4180

80

13 TX. Ayun Pa

8,3

0,05

8,3

13,3

0,05

13,3

14 Huyện Ia Pa

35

0,2

10

25

1.200

4,9

1.000

100

100

15 Huyện Krông Pa

1.465

9,2

950

515

3.370

13,8

2.080

590

700

16 Huyện Phú Thiện

1051,7

6,63

400

251,7

400

1.246,7

5,10

400

246,7

600

Toàn tỉnh

15.870

100,0

13.690

1.510

510

160

24.340

100

20.760

1.820

900

860

Tỷ lệ %

100,0

86,3

9,5

3,2

1,0

100,0

85,3

7,5

3,7

3,5

Nguồn: Tổng hợp theo số liệu điều tra và số liệu thống kê tỉnh Gia Lai năm 2007

– Đến năm 2015: Tổng diện tích tiềm năng cho phát triển thuỷ sản tỉnh là 15.870 ha trong đó phần lớn diện tích là mặt nước lớn: 13.690 ha, chiếm 86,3% tổng diện tích tiềm năng. Ao hồ nhỏ: 1.510 ha chiếm 9,5%, ruộng trũng 510 ha chiếm 3,2%, vùng bán ngập: 160 ha chiếm 1%.

Phân theo các địa phương có 5 huyện có diện tích tiềm năng lớn hơn 1000 ha là: Huyện Chư Sê 4.147 ha chiếm 26,13% tổng diện tích tiềm năng. Huyện K Bang: 3.770 ha chiếm 23,6%. Huyện Chư Păh: 3.183 ha chiếm 20,06% và huyện Krông Pa: 1.465 ha chiếm 9,2%. Huyện Phú Thiện: 1051,7 ha chiếm 6,63 %. Ngoài 5 huyện này, 8 địa phương có diện tích tiềm năng cho phát triển thuỷ sản lớn hơn 100 ha là Tp. Pleiku: 585 ha, huyện Ia Grai: 484 ha, huyện Chư Prông: 310 ha, thị xã An Khê: 270 ha, huyện Đăk Pơ: 140 ha, huyện Đăk Đoa: 126 ha, huyện Kông Chro: 105 ha và huyện Đức Cơ: 100 ha. 3 địa phương còn lại là Mang Yang, Ia Pa và thị xã Ayunpa có diện tích tiềm năng dưới 100 ha, trong đó Thị xã Ayunpa là địa phương có diện tích tiềm năng phát triển thuỷ sản ít nhất: chỉ có 8,3 ha.

– Đến năm 2020: Tiềm năng diện tích cho phát triển thuỷ sản của tỉnh tăng lên một số đáng kể, chủ yếu là tăng diện tích mặt nước lớn do phát triển xây dựng thêm các hồ chứa.

Tổng diện tích tiềm năng cho phát triển thuỷ sản tỉnh đến năm 2020 là 24.340 ha (tăng 8.470 ha), trong đó phần lớn diện tích vẫn là mặt nước lớn: 20.760 ha chiếm 85,3% tổng diện tích tiềm năng tăng 7.070 ha so với giai đoạn trước. Ao hồ nhỏ: 1.820 ha chiếm 7,5% tăng 310 ha. Ruộng trũng: 900 ha, chiếm 3,7% tăng 390 ha. Vùng bán ngập: 860 ha chiếm 3,5% tăng 700 ha.

Phân theo địa phương: giai đoạn này có 8 huyện có diện tích tiềm năng lớn hơn 1000 ha gồm: Huyện KBang đứng đầu với diện tích: 4.430 ha chiếm 18% tăng 660 ha so với giai đoạn trước; đứng thứ hai là: huyện Chư Sê với diện tích 4260 ha chiếm 17,5% tổng diện tích tiềm năng; đứng thứ ba là huyện Krông Pa có diện tích tiềm năng tăng mạnh đạt: 3.370 ha chiếm 13,8% tăng 1.905 ha – chủ yếu là do tăng diện tích mặt nước lớn: 1.130 ha và tăng diện tích vùng bán ngập: 700 ha, tiếp sau là hai huyện Chư Păh và Chư Prông, huyện Chư Păh diện tích tiềm năng là: 3.200 ha chiếm 13,1%, huyện Chư Prông có diện tích tăng mạnh đạt: 3.150 ha chiếm 12,9% tăng 2.840 ha – là do tăng diện tích mặt nước lớn (hồ chứa); huyện Ia Grai có diện tích tăng mạnh đạt 2.030 ha chiếm 8,3% tăng 1.546 ha – chủ yếu là do tăng diện tích mặt nước lớn: 1.480 ha; Huyện Phú thiện là 1246,7 ha diện tích tăng chủ yếu là ruộng trũng tăng 200 ha và huyện Ia Pa có diện tích tăng mạnh đạt 1.200 ha, chiếm 4,9%, tăng 1.165 ha, chủ yếu là do tăng diện tích mặt nước lớn: 990 ha và diện tích ao hồ nhỏ: 75 ha, ruộng trũng: 100 ha. Ngoài 8 huyện này ngoại trừ Thị xã Ayunpa và huyện Mang Yang có diện tích tiềm năng dưới 100 ha còn lại 6 địa phương có diện tích tiềm năng cho phát triển thuỷ sản lớn hơn 100 ha là: Tp. Pleiku: 580 ha, thị xã An Khê: 270 ha, huyện Đăk Pơ: 160 ha, huyện Đăk Đoa: 130 ha, huyện Kông Chro: 110 ha và huyện Đức Cơ 100 ha.

Với diện tích tiềm năng lớn mặt nước cho phát triển thuỷ sản như vậy, nếu được chú ý đầu tư sử dụng hợp lý sẽ mang lại một khối lượng thực phẩm thuỷ sản hàng hoá đáng kể cho tỉnh.

2.2. Một số yếu tố môi trường nước:

– Giá trị ph các mẫu thay đổi từ 6,1- 7,5 nằm trong giới hạn A của TCVN 5942-1995.

– Nhu cầu Ôxy hoá BOD có giá trị giới hạn trong khoảng từ 15 – 47 mg/l có hàm lượng không lớn hơn 25mg/l nằm trong giới hạn A sang giới hạn B của TCVN 5942-1995.

– Hàm lượng sắt dao động trong khoảng từ 0,1 – 0,2mg/l. Hàm lượng Nitơ tính theo Nitơrit nhỏ hơn 1 mg/l, hai chỉ tiêu này đều nằm trong giới hạn cho phép của TCVN 5942-1995.

– Hàm lượng asen trong các mẫu thay đổi từ 0,001 – 0,0001 mg/l. Hàm lượng thuỷ ngân thay đổi từ 0,0001 đến nhỏ hơn 0,0001mg/l. Hàm lượng chì thay đổi trong khoảng từ nhỏ hơn 0,001 – 0,005mg/l. Hàm lượng Kẽm thay đổi từ 0,05 đến nhỏ hơn 0,0001mg/l. Cả 4 chất trên đều nằm trong giới hạn cho phép của TCVN 5942-1995.

– Tổng coliform và fecal coliform đều đạt tiêu chuẩn cho phép

Nhìn chung các yếu tố thuỷ lý, thuỷ hoá và vi sinh vật của mẫu nước mặt trên địa bàn tỉnh Gia Lai đều thấp hơn giới hạn cho phép của tiêu chuẩn chất lượng nước mặt loại B (TCVN 5942 – 1995), thuận lợi cho thuỷ sinh vật phát triển (Đánh giá cân bằng nước, định hướng sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Gia Lai).

2.3 Nguồn lợi động thực vật thuỷ sinh

2.3.1 Nguồn lợi thực vật thuỷ sinh

Thực vật nổi (Phytoplankto): Qua các kết quả điều tra nghiên cứu đã phát hiện được 68 loài thuộc 5 ngành tảo: Euglenophyta, CyanoBacteriophyta, Pyrrophyta, Bacillariophyta Chlorophyta. Trong đó ngành Chlorophyta(tảo lục) chiếm tới 50% tổng số loài bắt gặp, tiếp đến là Euglenophyta (tảo trần) chiếm17,65%, Bacillariophyta (khuê tảo) chiếm 16,18%, CyanoBacteriophyta:13,23% và thấp nhất là Pyrrophyta (tảo chỉ chiếm 2,94%). Thành phần giống loài của thực vật phù du tập trung ở tầng mặt và tầng giữa nhiều hơn tầng đáy.

Bảng 2: Biến đổi mật độ tảo theo mùa và theo chiều thẳng đứng

(Đơn vị: cá thể/lít) Nguồn (Trạm NCTN và DVNT Thuỷ sản Gia Lai)

TT

Mùa

Mùa khô

Địa điểm

Thượng lưu

Trung lưu

Hạ lưu

Tầng nước

mặt

giữa

đáy

mặt

giữa

đáy

mặt

giữa

đáy

Tên tảo
1 Euglenophyta

10,0

10,5

8,0

11,5

11,5

10,5

10,0

11,0

5,0

2 CyanoBacteriophyta

7,0

5,5

4,5

7,5

8,5

2,5

6,5

7,0

3,0

3 Pyrrophyta

1,5

2,0

1,0

1,0

1,5

1,0

1,5

1,0

2,0

4 Bacillariophyta

7,0

11,5

7,0

9,0

11,5

7,0

7,5

10,0

10,0

5 Chlorophyta

21,0

25,5

17,5

27,0

27,0

19,5

23,0

18,5

17,0

Tổng cộng

46,5

55,0

38,0

56,0

60,0

40,0

48,5

47,5

37,0

TT Mùa

Mùa mưa

Địa điểm

Thượng lưu

Trung lưu

Hạ lưu

Tầng nước

mặt

giữa

đáy

mặt

giữa

đáy

mặt

giữa

đáy

Tên tảo
1 Euglenophyta

7,5

7,0

4,0

6,5

6,5

5,0

6,5

7,5

6,5

2 CyanoBacteriophyta

8,0

5,0

5,0

7,0

6,5

2,0

8,0

5,5

4,0

3 Pyrrophyta

2,0

2,0

1,5

2,0

2,0

2,0

2,0

2,0

2,0

4 Bacillariophyta

6,5

11,0

7,5

8,5

7,5

7,5

6,0

10,5

10,0

5 Chlorophyta

24,0

28,5

22,0

28,5

30,0

22,0

25,0

23,0

21,5

Tổng cộng

48,0

53,5

40,0

52,5

52,5

38,5

47,5

48,5

44,0

Động vật nổi( Zooplankton ): Qua các tài liệu khảo sát đã phát hiện31 loài thuộc 03 bộ là Monogononta, Copepoda và Cladocera.Trong đó bộ Monogononta chiếm ưu thế 77,42%, gồm 24 loài, kể đến là bộ Copepoda chiếm 16,13% gồm 05 loài và ít nhất là bộ Cladocera chiếm 6,45% gồm 02 loài.

Thành phần giống loài động vật phù du tập trung ở tầng mặt và tầng giữa nhiều hơn tầng đáy,tầng giữa từ 26,5 – 29,5 tiếp đến tầng mặt 24,5 – 27,0 và thấp nhất là tầng đáy 17,0 – 22,0.

Bảng 3: Biến đổi mật độ động vật phù du theo mùa và theo chiều thẳng đứng Đơn vị : cá thể/lít

Mùa

Mùa khô

TT

Địa điểm

Thượng lưu

Trung lưu

Hạ lưu

Tầng nước

mặt

giữa

đáy

mặt

giữa

đáy

mặt

giữa

đáy

Tên ngành

1

Monogononta

19,0

21,5

12,5

20,5

20,0

13,0

20,5

20,5

13,5

2

Cladocera

2,0

2,0

1,0

1,5

2,0

2,0

2,0

2,0

2,0

3

Copepoda

4,0

4,5

3,5

4,0

4,5

4,0

4,0

5,0

4,0

Tổng cộng

25,0

28,0

17,0

26,0

26,5

19,0

26,5

27,5

19,5

Mùa

Mùa mưa

TT

Địa điểm

Thượng lưu

Trung lưu

Hạ lưu

Tầng nước

mặt

giữa

đáy

mặt

giữa

đáy

mặt

giữa

đáy

Tên ngành

1

Monogononta

19,0

22,0

13,5

20,5

23,0

16,0

20,5

20,5

14,0

2

Cladocera

2,0

2,0

1,0

2,0

2,0

2,0

2,0

2,0

2,0

3

Copepoda

3,5

4,5

3,5

4,5

4,5

4,0

4,0

5,0

4,0

Tổng cộng

24,5

28,5

18,0

27,0

29,5

22,0

26,5

27,5

20,0

(Trạm NCTN và DVNT Thuỷ sản Gia Lai)

Động vật đáy: Đã phát hiện được 46 loài trong đó chủ yếu là ấu trùng muỗi lắc (Chironmidae), số lượng bình quân động vật đáy ở hồ tự nhiên nhiều hơn ở các hồ chứa. Trong một thuỷ vực động vật đáy phân bố nhiều ở vùng nước nông thuộc khu vưc thượng nguồn sau đó giảm dần về phía đập theo độ sâu tăng dần.

2.3.2 Nguồn lợi cá

2.3.2.1 Nguồn lợi giống loài thuỷ sản tự nhiên

Theo tài liệu điều tra khu hệ cá nước ngọt tỉnh Gia Lai, Kon Tum của trường Đại học Thuỷ sản đã thu mẫu được 57 loài thuộc 35 giống, 10 họ phụ, 13 họ 7 bộ.

Khu hệ cá Tây Nguyên khác xa khu hệ cá NamTrung Hoa. Thành phần loài nghèo nàn hơn so với các vùng khác ở Việt Nam. Những loài cá kinh tế ở vùng hồ Tây Nguyên như: Thác lác, Anh vũ, Lăng, Chình hoa, Lươn, Chép, Diếc, Mè lúi, Niên, Trê, Lóc …

2.3.2.2 Nguồn lợi giống loài TS du nhập và sản xuất nhân tạo

Các loài cá nuôi gồm các loài: Mè trắng, Mè hoa, Trắm cỏ, Trôi, Chép, Rôhu, Mrigal, Rô phi đen. Đáng lưu ý là không có loài nuôi nào có nguồn gốc địa phương và đồng bằng Nam bộ mà chủ yếu là cá nhập và cá di từ các tỉnh miền Bắc vào.

Các giống loài du nhập

Việc du nhập và thuần hoá các giống loài thuỷ sản tại nước ta nói chung và tại Gia Lai nói riêng được diễn ra theo 2 hình thức là du nhập và thuần hoá các loài có nguồn gốc nước ngoài và du nhập thuần hoá các giống loài giữa các vùng địa lý trong nước.

* Du nhập và thuần hoá các giống loài từ nước ngoài:

Các loài cá nước ngọt nhập nội đang được nuôi phổ biến tại Gia Lai bao gồm:

– Nhóm cá Châu Phi: Rô phi đen, Trê phi.

– Nhóm cá Trung Quốc: Mè hoa, Mè trắng, Trắm cỏ và cá Chim trắng.

– Nhóm cá Chép Châu Âu: Dòng cá chép Hungari (kính và vẩy).

– Nhóm cá Chép Ấn độ: cá Rohu, Mrigal và Catla.

– Nhóm cá nhập từ châu Mỹ chỉ có 1 loài nhập từ Cu Ba là cá Trâu miệng rộng.

Nhóm cá nhập từ các nước Đông Nam Á có 1 loài cá Mùi, 5 dòng cá Rô phi và 1 dòng cá Chép vàng Indonesia.

– Trung Quốc: Tôm càng xanh

Các loài cá nhập nội có sản lượng đạt tới 99% trong tổng sản lượng nuôi trồng toàn tỉnh.

3. Kinh tế – xã hội

3.1 Dân số, lao động và việc làm

Dân số Gia Lai sơ bộ đến năm 2008 là 1.213.750 người với tỷ lệ tăng dân số trên toàn tỉnh là 1,79 %/năm, tỷ lệ tăng dân số khu vực thành thị là 1,45 %/năm, trong khi đó tỷ lệ tăng dân số khu vực nông thôn là 2,4%/năm. Dân số thành thị chiếm 28,01%, dân số nông thôn chiếm 71,99%. Tỷ lệ nam chiếm 50,93%, tỷ lệ nữ chiếm 49,07% dân số toàn tỉnh. Mật độ dân cư phân bố không đều tập trung chủ yếu tại các thành phố, thị xã trong đó mật độ dân số tập trung đông nhất là ở khu vực TP Pleiku là 770 người/km2, tiếp đến là các thị xã (T.X An Khê, huyện Phú Thiện, T.X Ayun Pa,Thị trấn Chư Sê, Đăk Đoa…), huyện có mật độ dân số thấp nhất là Kông Chro là 27 người/ km2.

Bảng 4: Tình hình phân bố dân cư tỉnh Gia Lai sơ bộ đến năm 2008.

TT Huyện thị

Dân số

2007

Dân số

sơ bộ

2008

Diện tích

( km² )

Mật độ

dân số

(ng/km²)

Dân số

thành thị

Dân số

nông thôn

1 TP Pleiku

198.718

201.914

261,99

770

151130

50784

2 Thị xã An Khê

66.277

67.247

200,65

335

37204

30042

3 Huyện Phú Thiện

67.769

66.945

504,73

132

17209

49736

4 T,X Ayun Pa

34.755

35.463

287,52

123

21392

14071

5 Huyện KBang

61.646

63.028

1841,86

34

165967

46431

6 Huyện Đăk Đoa

90.97

92.627

988,66

93

8622

84005

7 Huyện Ch­­ Păh

64.215

65.451

980,4

66

4676

60775

8 Huyện Ia Grai

81.245

82.835

1122,29

74

10189

72646

9

Huyện Mang Yang

48.324

49.521

1126,77

44

7220

42300

10 Huyện Kông Chro

38.391

39.384

1443,13

27

8135

31249

11 Huyện Đức Cơ

52.878

54.339

723,12

75

8985

45354

12 Huyện Ch­­ Prông

84.393

86.621

1695,52

51

10450

76171

13 Huyện Ch­­ Sê

147.053

151.512

1359,91

111

25917

125595

14 Huyện Đăk Pơ

38.317

39.162

503,73

77

39162

15 Huyện Ia Pa

47.428

48.497

868,5

56

48497

16 Huyện Krông Pa

65.443

69.204

1628,14

42

11136

58068

Tổng cộng

1.187.822

1.213.750

15536,92

78

339920

873830

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Gia Lai năm 2007, số liệu sơ bộ năm 2008 .

Nhìn chung, mật độ dân số tỉnh Gia Lai phân bố không đều, dân số chủ yếu tập trung tại thị xã, thị trấn, thành phố và ven các trục đường giao thông, còn các vùng sâu, vùng xa mật độ dân cư rất thấp.

Lao động, việc làm và xoá đói giảm nghèo

Lao động:

Toàn tỉnh Gia Lai sơ bộ năm 2008 có khoảng 632.020 số người trong độ tuổi lao động (15 tuổi trở lên) chiếm 53,2% dân số. Trong đó số lao động đang làm việc trong các thành phần kinh tế là 550.617 người chiếm 46,35% dân số, không có việc làm là 35.273 người, chiếm 5,58%. Nguồn lực lao động dồi dào góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, nhất là những vùng sâu, vùng xa, nơi còn nhiều đất đai và tiềm năng phát triển nông lâm nghiệp. Số lao động qua đào tạo nghề năm 2007 của Gia Lai chiếm 22% trong tổng số lao động.

* Lao động trong ngành thủy sản.

Số lao động trong ngành thuỷ sản năm 2008 là 1600 người, hoạt động trong các lĩnh vực khai thác, nuôi trồng và dịch vụ thuỷ sản.

Lao động khai thác thuỷ sản khoảng 450 người chủ yếu hoạt động sản xuất tại các hồ chứa lớn trên địa bàn tỉnh Gia Lai như hồ Ya Ly, hồ Ayun Hạ, hồ Vĩnh Sơn…

Đối với lao động NTTS có khoảng 1000 lao động chủ yếu tập trung tại các huyện có nghề NTTS phát triển như Phú Thiện, Chư Sê, KBang, Chư Prông…Số lao động còn lại hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ thuỷ sản.

Trong những năm tới khi nghề NTTS phát triển sẽ tạo thêm công ăn việc làm cho nhiều lao động, đây cũng là cơ hội để có thể chuyển đổi và thu hút lao động dư thừa từ các ngành nghề khác.

* Giải quyết việc làm:

Trong giai đoạn 2001-2005 quỹ hỗ trợ giải quyết việc làm đã hỗ trợ cho vay hơn 30 tỷ đồng, trong đó ngân sách trung ương bổ xung trong 5 năm là 12,5 tỷ đồng, bình quân mỗi năm giải ngân là 2,5 tỷ đồng, hiện đã cho vay để giải quyết việc làm cho 8.584 lao động, góp phần giảm số lao động chưa có việc làm trên địa bàn tỉnh. Riêng năm 2008 hoạt động tín dụng ngân hàng phát triển nhanh. Tổng nguồn vốn huy động ước đạt 4.100 tỷ đồng, tăng 24,7% so với năm 2007, tổng dư nợ đạt 13.750 tỷ đồng tăng 32,9 %, đã góp phần mở rộng sản xuất, giải quyết việc làm cho dân cư tại các vùng nông thôn.

Hiện trạng đói nghèo và các hoạt động xóa đói giảm nghèo

Theo kết quả điều tra với tiêu chí mới đến hết năm 2007 toàn tỉnh có 55.941 hộ nghèo chiếm 22,17% số hộ toàn tỉnh, trong đó có 48.018 hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số, chiếm 53,25% số hộ đồng bào dân tộc thiểu số và bằng 85,84% số hộ nghèo toàn tỉnh.

Công tác xoá đói giảm nghèo luôn được tỉnh quan tâm chỉ đạo và triển khai các chương trình dự án tạo cơ hội cho người nghèo tiếp cận dịch vụ sản xuất, góp phần tăng thu nhập, giảm nghèo trong đó có những chương trình như:

Dự án hỗ trợ phát triển ngành nghề đã tập trung xây dựng mô hình xoá đói giảm nghèo với quy mô theo hộ, nhóm hộ gia đình phù hợp với điều kiện sản xuất và tập quán của dân cư từng vùng.

Dự án khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư từ năm 2000 đến nay bằng nhiều nguồn vốn đã hỗ trợ hàng chục tỷ đồng để thực hiện trợ giá, trợ cước, cấp giống và chuyển giao kỹ thuật sản xuất cho người nông dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số thuộc diện khó khăn. Nhờ đó đã góp phần tích cực vào đẩy mạnh sản xuất, tăng thu nhập, góp phần XĐGN.

Năm 2007 vốn đầu tư thuộc chương trình 135 là 74.253,5 tỷ đồng trong đó dự án hỗ trợ sản xuất là 12,72 tỷ đồng.

Chương trình 134 đầu tư 48 tỷ đồng để giải quyết đất sản xuất và đất ở cho 5217 hộ thiếu đất sản xuất và đất ở.

Tóm lại: chương trình XĐGN luôn được các cấp uỷ Đảng và chính quyến địa phương đặc biệt quan tâm, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm trong chương trình mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh, gắn việc tăng trưởng kinh tế với chương trình XĐGN, phấn đấu đến năm 2010 giảm tỷ trọng hộ nghèo xuống còn 17%. Để đạt được mục tiêu đó trước hết cần phải đẩy mạnh phát triển sản xuất một cách toàn diện, trong đó thuỷ sản là một trong những lĩnh vực cần đầu tư khai thác để góp phần vào sự nghiệp chung trong chương trình XĐGN của địa phương.

3.2 Cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế tỉnh thể hiện giữa tỷ trọng GDP các ngành nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Tốc độ sản xuất nông nghiệp không ngừng phát triển và chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng GPD tiếp tục giảm tương đối trong giai đoạn 2000-2007 nhưng giá trị cá biệt vẫn tăng cao. Tỷ trọng GDP ngành Nông lâm ngư trong tổng GDP toàn tỉnh luôn chiếm tỷ trọng lớn với tỷ lệ năm 2000 là 57,76% và sơ bộ năm 2008 là 47,33% (trong đó GDP thuỷ sản chiếm 0,24% trong tổng GDP nông lâm ngư). Tổng GDP toàn ngành Nông lâm ngư tiếp tục được đẩy mạnh và tăng khá cao, năm 2008 ước đạt đạt 4.574.044 triệu đồng. Cơ cấu ngành nông nghiệp cũng đã và đang từng bước có sự chuyển dịch, tỷ trọng giữa chăn nuôi và trồng trọt đã có bước tăng đáng kể trong những năm qua.

Tóm lại, nền kinh tế tỉnh Gia Lai có sự tăng trưởng khá với tốc độ tăng giai đoạn 2001-2005 là 11,55%/năm, năm 2008 ước đạt 12,49%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực tuy nhiên tốc độ chuyển dịch chậm, tỷ trọng GDP ngành dịch vụ trong tổng GDP chiếm 24,35% năm 2000, đến năm 2008 tổng GDP ngành dịch vụ chiếm 27,47%.

Về cơ cấu vốn đầu tư: Vốn đầu tư toàn xã hội liên tục tăng qua các thời kỳ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nếu tổng vốn đầu tư phát triển trong 5 năm 1996 – 2000 là 8.270 tỷ đồng thì trong giai đoạn 2001-2005 đã tăng lên 13.264,9 tỷ đồng, tăng gấp 1,6 lần so với giai đoạn trước. Riêng năm 2008 tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 5.506,7 tỷ đồng. Tỷ trọng vốn đầu tư giữa các ngành kinh tế cũng có sự chuyển dịch theo hướng đầu tư vào công nghiệp, dịch vụ và giảm tỷ trọng đầu tư vào nông lâm nghiệp. 

Bảng 5: Cơ cấu GDP tỉnh Gia Lai giai đoạn 2001-2008 ĐVT: Tr. đồng

Chỉ Tiêu

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

Tổng GDP 2.271.886 2.497.649 2.795.408 3.154.350 3.560.450 4.026.395 4.574.044 5.145.560
– Nông lâm thuỷ sản 1.138.822 1.406.581 1.518.550 1.655.373 1.796.851 1.944.946 2.066.907 2.435.394
Trong đó thuỷ sản

2.205,2

2.744,0

3.490,0

4.341,6

4.978,0

5.845,0

– Công nghiệp & xây dựng cơ bản

393.548

458.943

550.553

677.279

812.937

998.149

1.250.470

1.296.681

– Dịch vụ

559.516

632.125

726.325

821.698

950.662

1.083.300

1.256.667

1.413.485

Cơ cấu GDP(%)

100,00

100,00

100,00

100,00

100,00

100,00

100

100

– Nông lâm thuỷ sản

56,43

54,48

52,41

49,12

48,79

48,55

47.16

47.33

Trong đó thuỷ sản

0,14

0,16

0,19

0,22

0,24

0,25

– Công nghiệp & XDCB

17,04

18,21

20,83

22,37

23,71

25,34

25,96

25,2

– Dịch vụ

26,53

27,30

26,76

28,51

27,49

26,12

26,88

27,47

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Gia Lai năm 2008

Bảng 6: Tình hình vốn đầu tư phát triển tỉnh Gia Lai giai đoạn 2000-2007:

Hạng mục

ĐVT

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

Tổng đầu tư toàn xã hội

Tỷ đồng

1.924,2

1.725,7

1.933,4

2.323,2

3.093

4.189,6

4.700

5.506,7

Trong đó:
Vốn ĐP đầu tư trên địa bàn

Tỷ đồng

346,6

333,4

345,05

410,7

526

737

700

2.047,6

Vốn dân cư

Tỷ đồng

411,15

473,9

496

547

558

574

800

0,85

Vốn TW đầu tư trên địa bàn

Tỷ đồng

928,1

799,4

916,7

1214,85

1.508,4

2.441,6

2.800

2.609,0

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư – Cục Thống kê Gia Lai.

Xét về vốn đầu tư xây dựng cơ bản thì ngành thuỷ sản tỉnh Gia Lai hầu như không được đầu tư trong những năm qua. Tuy gần đây đã được đầu tư nhưng mức đầu tư còn quá thấp, chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của ngành nên tỷ trọng GDP ngành thuỷ sản chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng GDP ngành nông nghiệp (chiếm 0,24% năm 2007). Vì vậy trong thời gian sắp tới cũng như lâu dài, cần có kế hoạch bố trí vốn đầu tư cho lĩnh vực này để đẩy mạnh phát triển ngành thuỷ sản, góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

3.3 Hiện trạng sử dụng đất

Tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh: 1.553.692,5 ha

Trong đó:

– Diện tích nhóm đất nông nghiệp: 1.300.226,5 ha

– Đất phi nông nghiệp: 84.078,8 ha

– Diện tích đất chưa sử dụng: 169.387,2 ha.

Bảng 7: Hiện trạng sử dụng đất đai tỉnh Gia Lai năm 2008

ĐV tính: ha

STT Hệ thống chỉ tiêu

2008

Tỷ lệ % so tổng DT

1 Đất nông nghiệp

1 300.226,5

83,69

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp

499.524,8

32,15

1.2 Đất lâm nghiệp

799.792,1

51,48

1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản

791,5

0,05

1.4 Đất nông nghiệp khác

118,1

0,01

2 Đất phi nông nghiệp

84.078,8

5,41

2.1 Đất ở

13.239,7

0,85

2.2 Đất chuyên dùng

37.031,6

2,38

2.3 Đất tôn giáo tín ngưỡng

83,7

0,01

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa

1.251,8

0,08

2.5 Đất sông suối và mặt nước chưa dùng

32.450,3

2,09

2.6 Đất phi nông nghiệp khác

21,7

0,00

3 Đất chưa sử dụng

169.387,2

10,90

4 Tổng diện tích

1.553.692,5

100,00

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Gia Lai 2008.

1. Đất ở: Diện tích đất khu dân cư của tỉnh tăng nhanh, năm 2008 là 13.240 ha chiếm 0,85% diện tích tự nhiên. Khu đô thị mới của thành phố Pleiku – đang được triển khai xây dựng sẽ làm thay đổi bộ mặt đáng kể bộ mặt đô thị của tỉnh trong tương lai.

2. Đất chuyên dùng: Diện tích đất chuyên dùng trong toàn tỉnh năm 2008 có 37.031,6 ha chiếm 2,38 % diện tích đất tự nhiên của tỉnh.

3. Đất sông suối và mặt nước chưa dùng: Diện tích sông suối và mặt nước chưa sử dụng của tỉnh khá lớn, hiện là 32,4 ha chiếm 2,09 % tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh.

4.Diện tích đất chưa sử dụng: Diện tích đất chưa sử dụng của tỉnh là 169.387 ha chiếm 10,9 % tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh. Trong đó:

Đất bằng chưa sử dụng : 3.845,1 ha

Đất đồi núi chưa sử dụng ;161.948,8 ha

Núi đá không có rừng :3.593,3 ha.

Một tỷ lệ trong số này có khả năng sử dụng cho các mục đích phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

3.4 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật

Hệ thống giao thông

Giao thông đường bộ

Mạng lưới giao thông của tỉnh chủ yếu là 3 tuyến quốc lộ là QL19, 14, 25 từ Gia Lai đi các tỉnh Tây Nguyên và các tỉnh thuộc duyên hải Nam trung bộ đang hoàn thành, các tuyến tỉnh lộ, huyện lộ và mạng lưới đường giao thông liên xã đã và đang được nâng cấp,hoàn thiện góp phần thúc đẩy giao lưu kinh tế giữa các huyện, thị trong tỉnh cũng như giữa Gia Lai với các tỉnh lân cận góp phần nâng cao đời sống nhân dân.

Hiện tại tỉnh đang thi công đường đến 02 xã chưa có đường ô tô là xã KonPne huyện KBang và xã Krông Năng huyện Krông Pa. Sau khi hoàn thiện và đưa vào sử dụng sẽ khắc phục được một phần lớn giao thông đi lại của người dân trong và ngoài tỉnh, từ đó giúp phát triển KTXH cho vùng. Đặc biệt công trình thuỷ điện sông Ba Hạ có diện tích phần lớn trên xã Krông Năng.

Đường thuỷ

Mặc dù trên địa bàn tỉnh Gia Lai có một số sông chảy qua như sông Ba, sông Sê San, sông SêrêPôk song khả năng vận chuyển bằng đường thuỷ rất hạn chế do lưu lượng nước mùa khô và mùa mưa thay đổi rất lớn. Tại một số vùng hồ chứa như Ya Ly hoặc Ayun Ha việc đi lại giữa các xã, thôn ven hồ bằng đường thuỷ dễ dàng hơn do tại đây hệ thống giao thông đường bộ đi lại rất khó khăn.

Đường hàng không

Sân bay Pleiku đang hoạt động, mỗi tuần có 6 chuyến từ thành phố Hồ Chí Minh đi Pleiku – Đà Nẵng – Hà Nội và ngược lại.

Ngoài ra, trong kế hoạch phát triển KT-XH huyện Ayun Pa đã đề cập đến việc nâng cấp sân bay Cheo Reo đủ điều kiện tiếp nhận hành khách và hàng hoá nhằm thúc đẩy giao lưu kinh tế xã hội trong vùng.

Thông tin liên lạc

Toàn tỉnh Gia Lai có 161 điểm bưu điện văn hoá xã, 100% huyện có phủ sóng điện thoại di động, mật độ điện thoại 7 máy/1000 dân, hệ thống Internet trên toàn tỉnh đã được mở rộng với hơn 90 đaị lý, hiện nay 100% số xã đã có máy điện thoại.

Điện, nước, thủy lợi

Về cấp điện:

Hệ thống lưới điện của Gia Lai với 1.570 km đường dây trung thế, 1500 km đường dây hạ thế, 887 trạm biến áp, 99,5% xã, phường, thị trấn có điện (còn 01 xã Đăk Plinh mới tách của huyện Kông Chro chưa có điện), 87,7% thôn, làng, tổ dân phố có điện, 80,2% số hộ có sử dụng điện (trong đó có 62,2% số hộ đồng bào dân tộc thiểu số). Năm 2005 đã hoàn thành đường điện đến xã KonPne huyện KBang góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân sống tại đây.

Toàn tỉnh đã có 20 dự án lập thủ tục đầu tư với tổng công suất lắp máy dự kiến 156 MW, tổng vốn đầu tư khoảng 2.940 tỷ đồng, chuẩn bị hoàn thành phát điện công trình Ia Drăng 3, Ia Mơ và H’Chan.

Về cấp nước:

Đối với khu vực thành thị đã được đầu tư hệ thống cấp nước tập trung, với số dân được sử dụng nước sạch xấp xỉ 90%, số còn lại dùng nước giếng khơi và một số giọt nước.

Đối với các vùng nông thôn những năm gần đây đã dược nhà nước quan tâm đầu tư nhiều nguồn vốn lồng ghép: Vốn ngân sách TƯ, vốn ngân sách địa phương, các chương trình 135, 134, và vốn tài trợ UNICEF…. Riêng năm 2007 tổng vốn đầu tư cho chương trình nước sạch là13,5 tỷ đồng. Góp phần đưa tỷ lệ hộ dân cư nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt đến cuối năm 2007 đạt tỷ lệ 63%, tăng hơn so với năm 2005 là 11%.

Về thuỷ lợi:

Căn cứ vào điều kiện tự nhiên và địa hình thủy thế của các lưu vực sông trên địa bàn tỉnh Gia Lai, chia toàn tỉnh thành 6 vùng quy hoạch: vùng Nam Bắc An Khê, vùng thượng AyunPa, vùng hạ AyunPa, vùng KrôngPa, vùng Nam Bắc Pleiku, vùng Iamour – Ialôp. Đối với vùng đất đai bằng phẳng, nguồn nước dồi dào, dẫn dắt kênh mương thuận lợi thì xây dựng hồ chứa đập dâng để tưới còn những nơi khu tưới tuy bằng phẳng nhưng nằm cao hơn mặt nước thì xây dựng các trạm bơm hoặc khai thác nước ngầm để tưới.

Hệ thống các công trình thuỷ lợi tỉnh Gia Lai ngày càng được đầu tư hoàn thiện hơn với tổng số là 267 công trình thuỷ lợi lớn nhỏ (77 hồ chứa, 157 đập dâng các loại và 33 trạm bơm điện). Với năng lực thiết kế tưới cho 35.871 ha lúa và các cây công nghiệp, hoa màu các loại.

Nhìn chung hệ thống thuỷ lợi đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế Gia Lai phát triển, Các công trình thuỷ lợi hồ chứa cũng đang được quan tâm đầu tư để phát triển NTTS nhằm tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại các vùng nông thôn.

3.5 Giáo dục – Y tế

Giáo dục

Năm học 2007-2008, toàn tỉnh Gia Lai có 463 trường, mở thêm 07 phân hiệu của trường trung học phổ thông ở các huyện. Toàn tỉnh có 277.443 học sinh trong đó 147.738 học sinh tiểu học, chiếm 53,2% tổng số học sinh.Với số lượng học sinh phổ thông lớn như vậy sẽ đảm bảo cung cấp đủ nguồn nhân lực trong tương lai,tuy nhiên cần phải chú trọng đào tạo nghề ở bậc Trung học phổ thông để nâng cao trình độ cho đội ngũ lao động sau này.

Y tế

Năm 2008 toàn tỉnh có 17 bệnh viện đa khoa, 16 phòng khám khu vực, và 15 Trung tâm y tế cấp huyện, 209 trạm y tế xã, phường, cơ quan xí nghiệp. Tổng số bác sĩ là 493, y sĩ 554, y tá 807 và nữ hộ sinh là 407 người, với tổng số giường bệnh là 2.860.

Công tác kế hoạch hoá gia đình: 100% xã phường, thị trấn có cán bộ chuyên trách KHHGĐ và hệ thống công tác viên phát triển mạnh với 1.434 cộng tác viên. Hàng năm ngành y tế Gia Lai tổ chức thực hiện các chương trình khám chữa bệnh cho nhân dân các thôn, xã vùng sâu, vùng xa tại tất cả các huyện thị trong tỉnh. Năm 2008 đã có 390.347 đồng bào dân tộc thiểu số và 38.000 người Kinh được cấp thẻ khám chữa bệnh.

Bảng 8: Số cán bộ y tế/1000 dân năm 2008 tỉnh Gia Lai

ĐVT: Người

 STT Chỉ tiêu Số lượng Mật độ

(cán bộ y tế/10000 người dân)

1 Bác sĩ 493 4,15
2 Y sĩ 554 4,66
3 Y tá 807 6,79
4 Nữ hộ sinh 407 3,42

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Gia Lai 2008.

CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT THỦY SẢN TỈNH GIA LAI

GIAI ĐOẠN 2001 – 2008

1 Hiện trạng nuôi trồng thuỷ sản

Mặc dù có diện tích tiềm năng tương đối lớn nhưng cho đến nay, nuôi thuỷ sản tỉnh Gia Lai mới chỉ phát triển ở mức độ tự cấp tự túc. Nuôi trồng thuỷ sản mới chỉ thực hiện ở loại hình mặt nước ao hồ nhỏ là chính. Có một số ít diện tích của loại hình mặt nước lớn, ruộng trũng, vùng bán ngập có tiến hành thả cá giống xuống nhưng không có hoạt động nuôi.

1.1 Các đối tượng nuôi:

Đến nay, nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt trong các hộ gia đình đang từng bước trở thành một nguồn thu nhập đáng kể bên cạnh các thu nhập từ nông nghiệp. Các đối tượng thuỷ sản nuôi thả chủ yếu ở Gia Lai là các loài cá truyền thống như: Mè, Trôi, Trắm cỏ, Chép và cá Rô phi thường. Các đối tượng thuỷ sản mới được đưa vào nuôi thả gần đây ở Gia Lai là cá Rô phi đơn tính, cá Chim trắng, tôm Càng xanh, cá Trê lai, cá Lóc và Ba ba …

1.2 Diện tích nuôi

Do các loại hình mặt nước RT, MNL, vùng bán ngập chưa phát triển nuôi thuỷ sản nên diện tích nuôi thuỷ sản của tỉnh hiện nay chỉ là mặt nước ao hồ nhỏ. Xem bảng trang sau (Bảng 9).

Diện tích nuôi ao hồ nhỏ của tỉnh có xu hướng tăng dần từ 275 ha năm 2001 lên 900 ha 2008 với tốc độ tăng cao, bình quân cả thời kỳ 2001 – 2008 đạt xấp xỉ 31,8%/năm. Tuy nhiên tốc độ tăng bình quân không đồng đều giữa các vùng.

Các địa phương có diện tích nuôi ao hồ nhỏ tương đối lớn trong tỉnh là huyện Phú Thiện: 255 ha, huyện Chư Păh: 175 ha. Trong các huyện còn lại, huyện Krông Pa có tiềm năng mặt nước ao hồ nhỏ lớn (515 ha) nhưng diện tích đã nuôi mới chỉ có 37 ha, chiếm tỷ lệ rất thấp. Thị xã An Khê có diện tích tiềm năng AHN lớn thứ tư trong tỉnh (120 ha) nhưng diện tích đưa vào nuôi chỉ chiếm 15%. Diện tích mặt nước ao hồ nhỏ đưa vào nuôi thuỷ sản của huyện Krông Pa và thị xã An Khê còn thấp vì chưa chủ động được nguồn nước và thường bị hạn vào mùa khô.

Các huyện còn lại có diện tích đưa vào nuôi thuỷ sản còn rất nhỏ.

Tổng diện tích mặt nước AHN đã đưa vào nuôi thuỷ sản của tỉnh đến năm 2008 là 900 ha, chiếm 53% diện tích tiềm năng.

Trong thời gian tới cần chú ý nghiên cứu, tạo điều kiện cho các địa phương còn nhiều diện tích tiềm năng nhưng chưa đưa vào nuôi thuỷ sản có thể khai thác hiệu quả diện tích này.

Bảng 9: Diện tích nuôi thuỷ sản ao hồ nhỏ tỉnh Gia Lai thời kỳ 2001-2008

Đơn vị: ha

TT Địa phư­ơng

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

1 Tp. Pleiku

24

24

24

24

20

18

18

22

2 TX. An Khê

5

7

18

18

15

12

12

18

3 Huyện Đăk Pơ

0

0

12

13

13

13

16

4 Huyện Kông Chro

4

8

13

16

20

21

24

31

5 Huyện KBang

21

25

45

50

60

63

70

78

6 Huyện Mang Yang

50

50

50

50

20

9

10

11

7 Huyện Đăk Đoa

0

0

0

16

22

22

23.5

8 Huyện Ch­ư Păh

118

165

169

169

169

168

168

175

9 Huyện Ia Grai

0

0

0

8

9

10

20

10 Huyện Đức Cơ

0

0

0

20

28

28

34

11 Huyện Chư­ Prông

30

30

36

40

42

43

46

56

12 Huyện Chư­ Sê

0

0

0

60

71

80

85

13 Huyện Phú Thiện

85

195

205

243,4

255

14 Thị xã Ayun Pa

6,6

6,6

7.5

15 Huyện Ia Pa

0

14

20

24

24

24

24

31

16 Huyện Krông Pa

23

25

25

25

25

25

25

37

Toàn tỉnh

275

348

400

513

707

737,6

800

900

Nguồn: Tổng hợp theo số liệu điều tra và số liệu thống kê tỉnh Gia Lai năm 2008

– Ngoài diện tích mặt nước AHN đã nuôi thuỷ sản, Gia Lai còn có tiềm năng diện tích MNL rất phong phú để phát triển thuỷ sản trong tương lai. Riêng năm 2003 đã có một số hộ đầu tư nuôi 4 lồng cá có thể tích 12 m3/lồng tại Chư Păh và Chư Prông. Nhưng do một số hạn chế về vốn và kỹ thuật nên không tiếp tục phát triển được, năm 2008 chỉ còn 2 lồng nuôi tại Chư Prông. Trong thời gian tới cần có những giải pháp phù hợp để phát triển hình thức nuôi cá lồng.

Diện tích thả cá giống.

Gia Lai có một số diện tích MNL và RT đã tiến hành thả cá giống để bổ sung nguồn lợi và tăng sản lượng khai thác. Năm 2008 số diện tích thả cá giống đã tăng lên 5.330 ha MNL, ruộng trũng là 300 ha.

1.3 Sản lượng thuỷ sản nuôi thả.

Sản lượng thuỷ sản nuôi thả của tỉnh bao gồm sản lượng thuỷ sản nuôi và sản lượng thuỷ sản thu do thả giống ra mặt nước ruộng trũng. Năm 2008 sản lượng thuỷ sản nuôi thả chiếm 63% tổng sản lượng thuỷ sản của tỉnh.

Sản lượng thuỷ sản nuôi

Do nuôi MNL, RT và vùng bán ngập chưa phát triển nên sản lượng thuỷ sản nuôi của tỉnh chủ yếu là sản lượng nuôi thuỷ sản AHN (Bảng 10).

Bảng 10: Sản lượng nuôi thuỷ sản ao hồ nhỏ tỉnh Gia Lai thời kỳ 2001 – 2008

Đơn vị: tấn

TT Địa ph­ương

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

1 Tp. Pleiku

1

1

4

14

20

26

34.9

58

2 TX. An Khê

4

4

4

8

18

22

30

61

3 Huyện Đăk Pơ

0

0

0

7

22

26

35.1

53

4 Huyện Kông ChRo

3

3

7

9

28

36

37.9

56

5 Huyện K Bang

17

18

20

22

95

105

120

156

6 Huyện Mang Yang

2

2

9

10

9

9

11.3

27

7 Huyện Đăk Đoa

0

0

0

20

22

33

42

8 Huyện Ch­ư Păh

66

91

103

123

57

57

252

260

9 Huyện Ia Grai

0

0

0

15

18

20

44

10 Huyện Đức Cơ

0

0

0

38

42

42

46

11 Huyện Chư­ Prông

4

5

8

16

18

18

82.8

85

12 Huyện Ch­ư Sê

0

0

0

100

120

134

144,5

13 Huyện Phú Thiện

85

195

267

329

357

14 Thị xã Ayun Pa

10

10.9

15

15 Huyện Ia Pa

0

0

7

10

8

8

19.2

35

16 Huyện Krông Pa

13

13

13

18

25

25

32.5

90

Toàn tỉnh

110

137

177

322

668

811

1225

1530

Nguồn: Tổng hợp theo số liệu điều tra và số liệu thống kê tỉnh Gia Lai năm 2008

Số liệu thống kê sản lượng nuôi thuỷ sản AHN chưa đầy đủ theo các năm nhưng nhìn chung sản lượng nuôi thuỷ sản AHN của tỉnh tăng từ 110 tấn năm 2001 lên 1.530 tấn năm 2008.

Năm 2008, 4 huyện có sản lượng thuỷ sản nuôi tương đối cao là huyện Phú Thiện: 357tấn, ChưPăh: 260 tấn, Chưsê: 144,5 tấn, Kbang: 156tấn, chiếm 68,19% sản lượng nuôi thuỷ sản AHN của tỉnh. Các địa phương còn lại có sản lượng thuỷ sản nuôi AHN đạt dưới 80 tấn.

Sản lượng thuỷ sản thả ruộng trũng.

Cá giống được thả xuống hai loại hình mặt nước của tỉnh là MNL và ruộng trũng. Sản lượng thuỷ sản thu được do thả cá giống của loại hình MNL không thể phân tách với sản lượng khai thác tự nhiên nên sẽ được đánh giá chung với sản lượng thuỷ sản khai thác. ở đây chỉ đánh giá sản lượng thuỷ sản thu được do thả cá giống cho loại hình mặt nước ruộng trũng.

Thả cá giống ra ruộng trũng của tỉnh chỉ nhằm tận thu những sản phẩm còn lại của sản xuất nông nghiệp và thức ăn tự nhiên nên mặc dù có diện tích thả cá giống RT năm 2005 tương đối lớn (270 ha) nhưng sản lượng chỉ đạt 81 tấn. Năm 2008 diện tích RT là 300 ha với sản lượng đạt 105 tấn. Trong thời gian tới cần nghiên cứu và đầu tư phát triển nuôi thuỷ sản ở loại hình mặt nước này.

1.4 Phương thức và năng suất nuôi thả

Phương thức nuôi thả

Phương thức nuôi thả thuỷ sản của tỉnh mới dừng ở mức quảng canh và quảng canh cải tiến. Một số huyện đã xuất huyện các mô hình nuôi chuyên cá năng suất cao nhưng cũng chỉ đạt 2,7 – 3,2 tấn/ha/năm. Trong tương lai cần phải đầu tư chiều sâu về khoa học, kỹ thuật để thay đổi cơ cấu phương thức nuôi theo hướng tăng tỷ lệ diện tích nuôi thâm canh và bán thâm canh.

Năng suất nuôi thả

Năng suất nuôi thuỷ sản ao hồ nhỏ: Nhìn chung năng suất nuôi AHN có xu hướng tăng nhẹ qua các năm nhưng không đồng đều theo thời gian và theo địa phương. Năng suất nuôi thuỷ sản AHN trung bình của tỉnh năm 2008 đạt 1,7 tấn/ha. Có 7 địa phương đạt năng suất nuôi tương đối cao từ 2 tấn/ha trở lên là Đăk Pơ, thị xã An Khê, Ia Grai, Tp. Pleiku, Mang Yang, Kbang, thị xã Ayun Pa. Các địa phương còn lại có năng suất bình quân đều đạt trên 1,4tấn /ha(Bảng 11).

Năng suất nuôi thả cá ruộng trũng: Thả cá ra ruộng trũng của tỉnh mới chỉ là hình thức nuôi nhằm mục đích tận thu các sản phẩm sau thu hoạch của nông nghiệp và thức ăn tự nhiên nên năng suất mới chỉ đạt 0,35 tấn/ha.

Bảng 11: Phân bổ diện tích, sản lượng, năng suất nuôi AHN theo từng huyện tỉnh Gia Lai năm 2008

TT Địa phương

2003

2004

2005

DT (ha)

SL (tấn)

NS (T/ha)

DT (ha)

SL (tấn)

NS (T/ha)

DT (ha)

SL (tấn)

NS (T/ha)

1 Tp. Pleiku

24

4

0,17

24

14

0,58

20

20

1,00

2 TX. An Khê

18

4

0,22

18

8

0,44

15

18

1,20

3 Đăk Pơ

12

7

0,58

13

22

1,69

4 Kông ChRo

13

7

0,54

16

9

0,56

20

28

1,40

5 KBang

45

20

0,44

50

22

0,44

60

95

1,58

6 Mang Yang

50

9

0,18

50

10

0,20

20

9

0,45

7 Đăk Đoa

0

16

20

1,25

8 Chư Păh

169

103

0,60

169

123

0,72

169

57

0,33

9 Ia Grai

0

8

15

1,87

10 Đức Cơ

0

20

38

1,90

11 Chư Prông

36

8

0,22

40

16

0,40

42

18

0,43

12 Chư Sê

0

60

100

1,66

13 Phú Thiện

85

85

1,00

195

195

1,00

14 T.XAyun Pa
15 Ia Pa

20

7

0,35

24

10

0,42

24

8

0,33

16 Krông Pa

25

13

0,52

25

18

0,72

25

25

1,00

Toàn tỉnh 400 177 0,44 513 322 0,62 707 668 0,94
TT Địa phương

2006

2007

2008

DT (ha)

SL (tấn)

NS (T/ha)

DT (ha)

SL (tấn)

NS (T/ha)

DT (ha)

SL (tấn)

NS (T/ha)

1 Tp. Pleiku

18

26

1,44

18

35

1,94

22

58

2,63

2 TX. An Khê

12

22

1,83

12

30

2,5

18

61

3,38

3 Đăk Pơ

13

26

2,00

13

35

2,7

16

53

3,31

4 Kông ChRo

24

36

1,50

24

38

1,58

31

56

1,80

5 KBang

63

105

1,66

70

120

1,72

78

156

2,00

6 Mang Yang

10

9

0,90

9

12

1,25

11

27

2,45

7 Đăk Đoa

22

22

1,00

22

33

1,50

23.5

42

1,78

8 Chư Păh

168

57

0,33

168

252

1,50

175

260

1,48

9 Ia Grai

10

18

1,80

10

20

2,00

20

44

2,20

10 Đức Cơ

28

42

1,50

28

42

1,50

34

46

1,35

11 Chư Prông

43

18

0,41

46

83

1,80

56

85

1,51

12 Chư Sê

71

120

1,69

80

134

1,68

85

145

1,70

13 Phú Thiện

205

267

1,30

243

328

1,35

255

357

1,40

14 T.XAyun Pa

6

10

1,67

6.6

11

1,65

7.5

15

2,00

15 Ia Pa

24

8

0,33

24

19

0,80

31

55

1,77

16 Krông Pa

25

25

1,00

25

33

1,30

37

70

1,89

Toàn tỉnh

737

811

1,10

800

1225

1,53

900

1530

1,70

Nguồn: Tổng hợp theo số liệu điều tra và số liệu thống kê tỉnh Gia Lai năm 2008

Xí nghiệp NTTS Miền Trung Thu hoạch cá trong hồ Ayun hạ-Phú Thiện-Gia Lai

2 Hiện trạng khai thác thuỷ sản

2.1 Đối tượng khai thác thuỷ sản

Ngoài các đối tượng cá truyền thống được khai thác (do thả cá giống và cá di chuyển tự nhiên từ bên ngoài vào), Gia Lai còn có các đối tượng thuỷ sản đặc trưng bản địa có giá trị kinh tế như: Thác lác, Lăng, Chình … hiện đang được khai thác tự nhiên. Các đối tượng này có thể đưa vào nuôi trong tương lai sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao.

2.2 Diện tích khai thác thuỷ sản

Thuỷ sản khai thác ở tỉnh Gia Lai trên các loại hình mặt nước như: hồ chứa, hồ tự nhiên và sông suối nhưng tập trung chủ yếu ở các hồ chứa và hồ tự nhiên. Xem bảng trang sau (Bảng 12).

Diện tích KTTS của tỉnh có xu hướng tăng từ 5.335 ha năm 2001 lên 11.435 ha năm 2008, nhưng không ổn định qua các năm, đạt tốc độ tăng bình quân 16,3%/năm. Huyện có diện tích khai thác thuỷ sản lớn là: Chư Sê 4.070 ha, Chư Páh 2.551 ha, K Bang 2.495 ha và Krông Pa 950 ha. Số địa phương còn lại có diện tích khai thác thuỷ sản tự nhiên dưới 400 ha.

2.3 Phương tiện và kỹ thuật khai thác thuỷ sản

Các phương tiện khai thác thuỷ sản gồm tàu thuyền máy nhỏ (8 – 24 CV) và thuyền thủ công. Theo thống kê chưa đầy đủ, tổng số tàu thuyền máy khai thác thuỷ sản của tỉnh là 59 chiếc, trong đó huyện Chư Páh có số thuyền máy khai thác thuỷ sản lớn nhất là 22 chiếc, Chư Sê 35 chiếc và KBang 2 chiếc.

Kỹ thuật khai thác thủy sản được dùng phổ biến hiện nay là lưới rê 3 lớp, cất vó. Bên cạnh đó, công nghệ khai thác liên hợp dồn chắn rê chuồng cũng đã được áp dụng để khai thác cá ở hồ Ayun Hạ vì hồ này đã được chuẩn bị bãi đánh bắt từ khi xây dựng, hiện nay đang được Công ty Khai thác công trình thuỷ lợi tỉnh Gia Lai quản lý và cho Xí nghiệp NTTS miền Trung thuê mặt nước để phát triển NTTS từ năm 1996 đến nay.

Bảng 12: Diện tích khai thác thuỷ sản tỉnh Gia Lai thời kỳ 2001 – 2008

Đơn vị: ha

TT Địa phương

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

TĐTBQ (%)

1

Tp. Pleiku

283

286

287

287

287

287

287

287

0,2

2 TX. An Khê

299

255

210

177

167

150

150

150

-7,1

3

Đăk Pơ

127

110

80

80

80

-9,2

4 Kông ChRo

52

68

75

75

78

78

78

78

7,1

5 K Bang

1.817

1.821

1.827

2.494

2.494

2.494

2.494

2.495

5,3

6 Mang Yang

81

81

70

60

60

57

57

57

-4,2

7 Đăk Đoa

100

100

100

0

8

Chư Păh

2.553

2.549

2.549

2.549

2.549

2.549

2.549

2.551

0

9

Ia Grai

410

410

410

0

10 Đức Cơ

70

70

70

0

11 Chư Prông

127

127

127

0

12 Chư Sê

3.700

3.700

3.700

3.700

3.700

4.067

4.070

1,6

13 Phú Thiện

0

0

14

T.X Ayun Pa

0

15

Ia Pa

10

10

10

0

16

Krông Pa

250

350

350

500

750

950

950

950

4,0

Toàn tỉnh

5.335

9.110

9.068

9.969

10.195

11.062

11.429

11.435

16,3

Nguồn: Tổng hợp theo số liệu điều tra và số liệu thống kê tỉnh Gia Lai năm 2008

2.4 Sản lượng và năng suất khai thác thuỷ sản

Sản lượng khai thác thuỷ sản của tỉnh bao gồm cả sản lượng khai thác thuỷ sản tự nhiên và thuỷ sản thả giống trên diện tích mặt nước lớn. Sản lượng thuỷ sản khai thác chiếm một tỷ lệ tương đối lớn trong tổng sản lượng thuỷ sản, năm 2008 chiếm 32,97%. Sản lượng thuỷ sản khai thác nhìn chung có xu hướng tăng nhưng cũng không ổn định qua các năm, đạt tốc độ tăng bình quân thời kỳ 2001 – 2008 là 51,3% (Bảng 13).

Có 3 huyện có sản lượng lớn hơn 100 tấn/năm là huyện Chư Sê đạt: 310 tấn/4.070 ha, huyện KBang 151 tấn/2.495 ha và huyện Chư Păh 104 tấn/2.551 ha. Các địa phương còn lại đạt sản lượng dưới 30 tấn.

Sản lượng thuỷ sản khai thác của các địa phương phụ thuộc vào số lượng cá giống thả, điều kiện môi trường và điều kiện khai thác của từng loại hình mặt nước. Vì vậy năng suất khai thác thay đổi tuỳ theo từng hồ, từng địa phương. Hiện nay, năng suất khai thác thuỷ sản dao động từ 0,025 – 0,077 tấn/ha. Năm 2008, năng suất khai thác thuỷ sản bình quân đạt mức 0,057 tấn/ha.

Bảng 13: Sản lượng thuỷ sản khai thác tỉnh Gia Lai thời kỳ 2001 –2008

Đơn vị: tấn.

Địa ph­ương

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

TĐTBQ (%)

Tp. Pleiku

8,5

7,2

7

6,6

14

12

12

12

5,9

TX. An Khê

7,5

6,3

5,3

4

8

6

6

6

2,8

Đăk Pơ

0

3

5

3

3

3

0

Kông ChRo

1,7

1,8

1,8

1,7

3.5

3

3

3

10,9

K Bang

51

36

46

58

90

150

150

151

27,7

Mang Yang

2

1,7

1,8

1,4

3.5

2

2

2

15

Đăk Đoa

0

0

4

4

4

0

Ch­ư Păh

64

50

59

60

158

102

102

104

8,4

Ia Grai

16

16

17

Đức Cơ

3

3

3

Ch­ư Prông

5

5

5

Ch­ư Sê

88

111

116

260

275

303

310

34,9

Phú Thiện
Thị xã Ayun Pa
Ia Pa
Krông Pa

7

7

8

11

36

38

39

40

65,3

Toàn tỉnh

141

198

239

261

578

619

648

660

51,3

Nguồn: Tổng hợp theo số liệu điều tra và số liệu thống kê tỉnh Gia Lai năm 2008

3. Hiện trạng về trình độ công nghệ, kỹ thuật nuôi và dịch bệnh

3.1 Hiện trạng về trình độ công nghệ kỹ thuật nuôi

Trình độ công nghệ và kỹ thuật nuôi thuỷ sản của người dân Gia Lai còn ở mức thấp, chủ yếu theo kinh nghiệm nuôi cá truyền thống, lợi dụng thức ăn tự nhiên, hình thức nuôi hiện tại được đúc kết từ nghề nuôi cá nước ngọt của người kinh ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung di cư vào Gia Lai sinh sống. Có một số rất ít diện tích nuôi quảng canh cải tiến, có bổ sung thức ăn tự tạo. Chưa có hộ nuôi nào sử dụng thức ăn công nghiệp và các quy trình kỹ thuật nuôi tiên tiến (có quản lý chất lượng nước và môi trường) ngoại trừ một số hộ nuôi đặc sản (tôm Càng xanh, Baba).

3.2 Hiện trạng về dịch bệnh

Do nuôi thuỷ sản của tỉnh chưa phát triển, mới chỉ thả cá là chính, chưa hình thành các khu nuôi thuỷ sản tập trung, bên cạnh đó môi trường chung còn sạch. Vì vậy, dịch bệnh chưa xuất hiện đối với các đối tượng thuỷ sản. Tuy nhiên, đối với nuôi cá Trắm cỏ, thỉnh thoảng có xuất hiện bệnh đốm đỏ, xuất huyết…vào thời kỳ giao mùa (từ mùa khô chuyển sang mùa mưa), nhưng chưa gây thiệt hại nhiều cho người nuôi.

4. Hiện trạng về cơ sở hạ tầng và các dịch vụ cho nuôi trồng thuỷ sản

4.1 Hệ thống giao thông và điện phục vụ cho NTTS

Do nghề NTTS của Gia Lai hiện nay vẫn mang tính tự phát và chưa có các quy hoạch chuyển đổi phù hợp nên hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho ngành thuỷ sản vẫn chưa được quan tâm đầu tư.

Hệ thống đường bộ quốc gia: Với hệ thống đường bộ của tỉnh tương đối hoàn chỉnh. Đây là điều kiện rất thuận lợi cho việc lưu thông vận chuyển hàng hoá thuỷ sản trong và ngoài địa bàn tỉnh.

Hệ thống giao thông tại các khu nuôi: Các khu nuôi hiện nay đều đang tận dụng các đường đi sẵn có trong thôn hoặc xã và các bờ vùng, bờ thửa có sẵn của các diện tích canh tác nông nghiệp.

Hệ thống điện lưới phục vụ cho ngành thuỷ sản chưa được đầu tư. Chỉ một số ao nuôi gần với khu dân cư là có điện lưới phục vụ cho sinh hoạt và ao nuôi. Còn những vùng nuôi khác, xa khu dân cư, chi phí đầu tư cho việc lắp đặt hệ thống điện cao, nên chưa được đầu tư.

4.2 Hệ thống thuỷ lợi phục vụ NTTS

Hệ thống thuỷ lợi của Gia Lai phục vụ sản xuất nông nghiệp hiện nay là khá tốt. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu cho những vùng chuyển đổi sản xuất đa canh, trong đó sản xuất thuỷ sản và lúa là chính thì cần phải điều chỉnh, cải tạo, nâng cấp các kênh mương và các công trình thuỷ lợi hiện có của địa phương

Hệ thống cung cấp nước cho sản xuất thuỷ sản hiện tại vẫn chưa được đề cập đến trong quá trình xây dựng ao nuôi. Do vậy khi lấy nước trực tiếp vào các ao nuôi, nguy cơ ô nhiễm do thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật và thuốc trừ cỏ từ các diện tích đất canh tác nông nghiệp xung quanh là khá cao.

4.3 Sản xuất và dịch vụ giống

Toàn tỉnh Gia Lai có 3 cơ sở sản xuất giống thuỷ sản. Trong đó cơ sở giống Thanh Bình (Chư Prông) được tiếp quản từ sau ngày giải phóng năm 1975, đã xuống cấp và không hoạt động được. Trại Hà Tam (An Khê) được xây dựng từ năm 1977 với tổng công suất hàng năm của hai trại là 3-4 triệu giống các loại. Do sau một thời gian dài không được đầu tư cải tạo nâng cấp, hai trại này đã xuống cấp trầm trọng, hệ thống ao hồ ương giống đã chuyển sang cấy lúa. Năm 2002, Công ty khai thác công trình thuỷ lợi nhà nước sở sản xuất giống Ayun Hạ do xí nghiệp NTTS miền Trung (Nha Trang) bàn giao, với quy mô mặt bằng 4,6 ha. Năm 2003 đã chính thức đi vào hoạt động, thực tế đến nay cũng mới chỉ cải tạo được hơn 2 ha ao. Do việc đầu tư không hoàn chỉnh nên trại này cũng chỉ đảm nhận được nhiệm vụ ương từ cá bột lên cá hương và cá giống để bán, sản lượng giống đạt 1,5 triệu con/năm.

Bên cạnh các cơ sở sản xuất cá giống này, trên địa bàn tỉnh còn có hệ thống các cơ sở ương giống tư nhân tập trung ở một số địa phương như: huyện Phú Thiện, thị xã An Khê, TP. Pleiku … Có khoảng 51 hộ với quy mô sản xuất nhỏ từ 2.000 – 5.000 m2/hộ. Năng lực cung cấp được từ 2 – 2,5 triệu con/năm. Số lượng giống còn lại được nhập từ các tỉnh khác với số lượng trên 10 triệu cá giống các loại mỗi năm.

Như vậy, hiện tại tỉnh Gia Lai chưa có cơ sở sản xuất cá bột nhân tạo do đó chưa thực sự chủ động về nguôn cá giống. Đây là một khó khăn cho phát triển thuỷ sản, đặc biệt cho nghề nuôi thuỷ sản của tỉnh. Dịch vụ cung cấp giống trên địa bàn tỉnh phần lớn do các hộ tư nhân đảm nhiệm con giống chưa qua hệ thống kiểm dịch, nên chất lượng chưa đảm bảo. Mặt khác do cá bột phải vận chuyển đi xa, thời gian vận chuyển dài cũng làm giảm chất lượng cá bột, ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả nuôi trồng và khai thác thuỷ sản của tỉnh.

4.4 Hiện trạng sản xuất, dịch vụ thức ăn và các loại thuốc

– Về thức ăn: Hiện nay trong nuôi thuỷ sản, người nuôi sử dụng thức ăn tự chế là phổ biến. Thức ăn được chế từ các nguyên liệu tại chỗ và từ các phụ phẩm của nông nghiệp như: thức ăn xanh từ các loại lá (lá rau, lá ngô, lá sắn, lá lạc) và cỏ, thức ăn tinh gồm: cám gạo, bột ngô, bột sắn và đậu nành. Một số hộ nuôi đặc sản có sử dụng thức ăn công nghiệp được bán ngay tại nơi bán giống.

Năm 2008 Gia Lai đã xây dựng nhà máy chế biến thức ăn gia súc và thức ăn công nghiệp cho nuôi thuỷ sản, chủ yếu sản xuất các loại thức ăn cho nuôi các loại cá da trơn với công suất 19.500 tấn/năm tại thôn 2 xã Biển Hồ T.P PLayku

– Về các loại thuốc và hoá chất: do phong trào nuôi và trình độ kỹ thuật nuôi chưa cao nên phát triển thuỷ sản của tỉnh chưa phải sử dụng thuốc và các chế phẩm sinh học trong xử lý bệnh dịch và các vấn đề về môi trường. Tuy nhiên, tại các cơ sở đại lý thuốc cho nông nghiệp cũng có thể mua được thuốc cho thuỷ sản nếu có nhu cầu.

4.5 Hệ thống chợ cá:

Do sản xuất thuỷ sản Gia Lai còn manh mún nên hệ thống chợ cá chưa hình thành. Phần lớn các sản phẩm thuỷ sản nuôi đều được mua buôn tại các ao nuôi, không phân biệt sản phẩm tiêu thụ trong tỉnh hay ngoài tỉnh.

5. Hiện trạng về tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất.

5.1 Về quản lý ngành và công tác khuyến ngư:

Quản lý ngành:

Gia Lai là một tỉnh miền núi, các hoạt động sản xuất thuỷ sản do Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) quản lý. Chi cục thuỷ lợi – Thuỷ sản trực thuộc sở mới được thành lập năm 2005, thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành về thuỷ lợi và thuỷ sản. Chi cục Thuỷ lợi – Thuỷ sản phối hợp với Phòng Kinh tế và phòng Nông nghiệp tại các huyện, thị xã, T.p thực hiện công tác quản lý nhà nước chuyên ngành thuỷ lợi-thuỷ sản. Đây là một trong những cố gắng của sở Nông nghiệp nhằm nâng cao năng lực quản lý ngành, tăng cường mạng lưới cán bộ xuống tận các huyện xã để nắm bắt thực tế và tuyên truyền các chính sách qui định mới của Ngành đến người dân.

Công tác khuyến ngư:

Hiện nay Gia Lai chưa có cán bộ chuyên trách làm công tác khuyến ngư tại cấp huyện. Chủ yếu là do cán bộ khuyến nông, cán bộ kỹ thuật thú y chăn nuôi kiêm nhiệm nên việc tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, truyền đạt kinh nghiệm nuôi trồng thuỷ sản cho người dân còn hạn chế.

Kinh phí hoạt động khuyến ngư không đáng kể, chủ yếu từ nguồn hỗ trợ của TW thông qua Trung tâm khuyến ngư quốc gia, trung bình mỗi năm triển khai thực hiện các mô hình với giá trị đầu tư từ 100-200 triệu đồng. Ngân sách địa phương hỗ trợ hàng năm không đáng kể. Do hạn chế về nguồn kinh phí nên hàng năm các hoạt động khuyến ngư chỉ xây dựng được một vài mô hình như các mô hình nuôi tôm Càng xanh tại KBang vốn của Sở khoa học và công nghệ tỉnh, các mô hình đào ao nuôi cá cho đồng bào dân tộc thiểu số từ nguồn vốn 135 và mở được một số lớp tập huấn cho các hộ nuôi. Công tác khuyến ngư chưa được sự quan tâm hỗ trợ để duy trì hoạt động thường xuyên trên diện rộng.

Vì vậy những tiến bộ kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản thông thường cũng chưa chuyển giao tới người sản xuất. Nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở những huyện có điều kiện phát triển thuỷ sản thuộc khu vực vùng sâu, vùng xa. Do đó, chưa phát huy được những tiềm năng, thế mạnh trong việc khai thác nguồn lợi mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản nhằm giải quyết việc làm, tăng nguồn thu nhập và xoá đói, giảm nghèo.

5.2 Về tổ chức sản xuất kinh doanh:

Trong khai thác thuỷ sản: Hoạt động tổ chức sản xuất trong lĩnh vực khai thác thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Gia Lai được phân ra các hình thức hoạt động:

1. Hình thức cá thể hộ gia đình, hoạt động khai thác chủ yếu tập trung tại các hồ chứa thuỷ điện lớn như hồ chứa Yaly, hồ thuỷ điện Vĩnh Sơn. Tại hồ Ya Ly mỗi hộ khai thác sau khi đóng lệ phí cho đơn vị quản lý hồ có thể tiến hành hoạt động khai thác. Toàn bộ trên lòng hồ Yaly khu vực do Gia Lai quản lý có khoảng 30-40 hộ tham gia hoạt động khai thác.

2. Hình thức tổ chức quản lý hoạt động sản xuất liên kết như mô hình Xí nghiệp Nuôi trồng thuỷ sản miền Trung. Tại hồ thuỷ lợi Ayun Hạ do Công ty khai thác công trình thuỷ lợi tỉnh Gia Lai quản lý, hiện nay đang liên kết với Xí nghiệp nuôi trồng thuỷ sản miền Trung tiến hành thả cá và khai thác thuỷ sản tại hồ thuỷ lợi này.

Trong nuôi trồng thủy sản: Hoạt động NTTS tại Gia Lai cũng chủ yếu là các hộ dân nuôi theo hình thức quảng canh với qui mô nhỏ. Hiện nay, có một số hộ tại các huyện KrôngPa, Phú Thiện, KBang… đã nuôi thử nghiệm các đối tượng thuỷ đặc sản nước ngọt như Ba ba, Rô phi đơn tính, tôm Càng xanh …bước đầu cho kết quả khả quan. Nhìn chung nghề nuôi thủy sản nước ngọt tại Gia Lai chưa phát triển, chủ yếu chỉ nuôi để lấy sản phẩm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng tại chỗ.

Các hình thức tổ chức sản xuất khác: Hợp tác xã dịch vụ Yaly tại hồ thuỷ điện Yaly thực hiện nhiệm vụ dịch vụ du lịch kết hợp với khai thác thuỷ sản, Hiện nay, Xí nghiệp nuôi trồng thuỷ sản miền Trung phối hợp với HTX Sơn Lang tổ chức phát triển NTTS tại hồ thuỷ điện Vĩnh Sơn với mục tiêu khai thác hiệu quả và bền vững nguồn lợi thuỷ sản tại hồ thuỷ điện này.

6. Hiện trạng tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản

Thị trường tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến mục đích, khả năng đầu tư và quy mô sản xuất thủy sản. Với hiện trạng sản xuất nuôi cá nước ngọt mang nặng tính tự cung tự cấp như hiện thời tại Gia Lai, thị trường tiêu thụ sản phẩm chủ yếu là thị trường nội địa.

Hiện trạng tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản nuôi: Sản phẩm chủ yếu của nghề nuôi tại Gia Lai là các loại cá truyền thống. Các loại thuỷ đặc sản như Baba, cá Quả, tôm Càng xanh… thường được đưa đi tiêu thụ tại các trung tâm huyện thị trong và ngoại tỉnh như TP Pleiku hay TP Hồ Chí Minh.

Hiện nay nhìn chung tình hình tiêu thụ các sản phẩm thuỷ sản của Gia Lai chưa phát triển. Đại đa số những người được hỏi đều cảm thấy ít nhiều gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ. Người dân chủ yếu bán cho các thương lái với giá cả được thoả thuận theo giá thị trường. Tuy nhiên, vào vụ thu hoạch tại một số huyện như Krông Pa hay Ia Pa thì giá cá thường thấp do bị thương lái ép giá.

7 Hiệu quả kinh tế một số mô hình nuôi

Quan điểm của người dân về nuôi thủy sản và chuyển đổi từ trồng lúa năng suất kém sang nuôi thủy sản

Hiện nay, việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp là xu hướng chung của toàn quốc trong đó việc nuôi thủy sản chuyên canh hoặc chuyển đổi diện tích từ trồng lúa bấp bênh (hoặc vụ lúa bị ngập vào mùa lũ) sang nuôi thủy sản được các cấp chính quyền và người dân rất quan tâm, chính quyền các cấp tạo mọi điều kiện để người dân có thể chuyển đổi mục đích sử dụng nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao hơn góp phần nâng cao đời sống của nhân dân và làm cho sự cách xa giữa thành thị và nông thôn ngày càng được thu hẹp. Trong số những người được hỏi và trả lời 100 % cho rằng thu nhập từ nuôi trồng thủy sản cao hơn thu nhập từ trồng lúa và sẽ đảm bảo cuộc sống tương lai của gia đình. Trên 50 % số hộ được hỏi trả lời là muốn tiếp tục được chuyển đổi sang kết hợp hoặc nuôi trồng thủy sản chuyên canh, sở dĩ có nhiều hộ không trả lời vì nhiều vấn đề trong đó vấn đề về vốn và kỹ thuật nuôi là những vấn đề nổi cộm nhất.

Về phương thức sản xuất, 86 % số hộ trả lời là muốn sản xuất tổng hợp, chỉ có 4 hộ chiếm l % trả lời là muốn nuôi chuyên canh và theo hướng thâm canh, số còn lại chủ yếu muốn nuôi theo hình thức VAC, bán thâm canh và quảng canh cải tiến.

Các chính sách về ruộng đất nhìn chung là phù hợp, có trên 80 % người trả lời cho rằng chính sách ruộng đất hiện nay là phù hợp. Đây là một chính sách đúng đắn trong sản xuất nông nghiệp của nước ta để tiến lên những phương thức canh tác hiện đại, tránh sản xuất manh mún, nhỏ lẻ vừa không có hiệu quả kinh tế vừa khó khăn trong việc bảo vệ, đi lại sản xuất của bà con.

So sánh hiệu quả kinh tế giữa nuôi thủy sản và sản xuất lúa (căn cứ vào số liệu điều tra tháng 10/2007)

Bảng14: Hiệu quả kinh tế trồng lúa và hiệu quả kinh tế của 1 ha mô hình điều tra tại các huyện trong điểm trong tỉnh

STT

Mô hình trồng lúa

Mô hình nuôi cá truyền thống QCCT

Chỉ tiêu

ĐV(đồng)

Chỉ tiêu

ĐV(đồng)

1

Chi phí xây dựng cơ bản

1.000.000

Chi phí xây dựng cơ bản

6.000.000

2

Chi phí sản xuất

8.800.000

Chi phí sản xuất

20.500.000

3

Tổng thu từ 1 ha trồng lúa

25.000.000

Tổng thu từ 1 ha nuôi cá

70.000.000

4

Thu nhập

15.200.000

Thu nhập

43.500.000

(Nguồn: điều tra của Trung tâm tư vấn Quy hoạch & phát triển thuỷ sản); Mô hình điều tra tại thị xã Yaun Pa và huyện Chư Sê)

Đánh giá và so sánh quả kinh tế của việc trồng lúa với việc nuôi trồng thuỷ sản

Đoàn công tác đã tiến hành phỏng vấn một số hộ đang nuôi cá và làm lúa tại một số huyện trọng điểm trên địa bàn tỉnh và tiến hành so sánh một số chỉ tiêu kinh tế giữa việc trồng lúa với nuôi thủy sản tại đây.

Chi phí xây dựng cơ bản cho nuôi trồng thủy sản:

– Xây dựng ao nuôi (đắp bờ, cống máng)

– Mua máy móc và dụng cụ thu hoạch…

Bình quân đầu tư cho l ha nuôi thủy sản hết 6.000.000 đồng trong đó nặng nhất là cải tạo, xây dựng ao nuôi hết 4.200.000 đồng chiếm 70 % tổng đầu tư, mua máy móc như máy bơm nước… là 1.000.000 đồng chiếm 16,7 %, còn lại dụng cụ thu hoạch chỉ chiếm 13,3 %.

Chi phí xây dựng cơ bản cho trồng lúa: Trong sản xuất nông nghiệp, chi phí xây dựng cơ bản chủ yếu là công đắp bờ vùng, bờ thửa.

Chi phí sản xuất cho trồng lúa và nuôi trồng thủy sản chủ yếu gồm những khoản sau:

Chi phí về giống.

Chi phí về thức ăn (trong nuôi trồng thủy sản).

Chi phí về thuốc, phân bón.

Chi phí khấu hao (trong nuôi trồng thủy sản).

Chi phí trả lãi vay.

Chi phí khác.

Chi phí sản xuất nuôi trồng thuỷ sản: Nuôi trồng thủy sản cần chi phí sản xuất lớn hơn so với chi phí sản xuất lúa. Nhưng ngược lại doanh thu và lợi nhuận luôn cao hơn nhiều lần. Do vậy, việc chuyển đổi một số diện tích vùng ruộng trũng sản xuất hiệu quả thấp sang NTTS sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Tính chung chi phí sản xuất cho 1 ha nuôi trồng thủy sản khoảng 20,5 triệu đồng nhiều gấp 2,5 lần so với chi phí sản xuất lúa. Trong các mục chi phí này thì giống và thức ăn là những khoản chi phí lớn nhất trong quá trình sản xuất.

Chi phí sản xuất lúa: Chi phí sản xuất lúa thấp hơn so với chi phí nuôI trồng thủy sản, tính bình quân chi phí sản xuất/ha 8,8 triệu đồng, giống và phân bón là những khoản chi phí lớn nhất.

So sánh thu nhập:

Khi mức đầu tư và chi phí sản xuất cao thì lợi nhuận thu được cũng được kỳ vọng cao hơn so với trước. Đầu tư chi phí cho nuôi trồng thủy sản cao hơn so với chi phí sản xuất lúa, nhưng thu nhập từ nuôi trồng thủy sản cũng cao hơn trồng lúa gần 3 lần.

8. Đánh giá chung:

Gia Lai là tỉnh có nhiều tiềm năng diện tích mặt nước để phát triển thuỷ sản. Đặc biệt là tiềm năng về diện tích mặt nước hồ chứa. Hiện nay, do nhiều nguyên nhân, cả chủ quan và khách quan, nên ngành thuỷ sản tỉnh Gia lai chưa phát triển đúng với tiềm năng của mình, hoạt động sản xuất mới chỉ dừng ở mức độ tự phát, manh mún, nhỏ lẻ, tự cung tự cấp là chính. Các nguyên nhân chính như sau:

– Thiếu quy hoạch phát triển ngành.

– Trình độ khoa học công nghệ nuôi còn mang nặng tính truyền thống và kinh nghiệm. Đối tượng nuôi nghèo nàn, chủ yếu là các loài cá truyền thống. Các đối tượng thuỷ đặc sản và các đối tượng nuôi mới có hiệu quả kinh tế cao mới chỉ ở mức độ nuôi thử nghiệm. Nuôi cá lồng bè, là một lợi thế của tỉnh, chưa được quan tâm phát triển.

– Cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng còn thiếu, đặc biệt là về sản xuất giống thuỷ sản, thông tin chuyên ngành thuỷ sản.

– Tỉnh có tiềm năng mặt nước hồ chứa và hồ tự nhiên lớn với mục đích chính là để phục vụ nước sinh hoạt, thuỷ điện, thuỷ lợi, phát triển thuỷ sản trên các loại hình mặt nước này chưa được quan tâm nghiên cứu để có các mô hình nuôi hiệu quả, đảm bảo an toàn môi trường sinh thái.

– Cán bộ quản lý và cán bộ khoa học kỹ thuật chuyên ngành thuỷ sản còn thiếu và yếu, chưa nắm bắt kịp thời các thông tin từ bên ngoài cũng như các thông tin của tỉnh về phát triển thuỷ sản để áp dụng và xử lý kịp thời.

– Tuy bước đầu, ngành Thuỷ sản đã được sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng chính quyền địa phương chỉ đạo xây dựng các dự án quy hoạch phát triển thuỷ sản, xây dựng một số mô hình nuôi thuỷ sản nhưng nhìn chung ngành thuỷ sản tỉnh Gia lai vẫn chưa được quan tâm đầu tư đúng mức để có thể khai thác hiệu quả tiềm năng diện tích mặt nước trên địa bàn.

Trong thời gian tới ngành Thuỷ sản tỉnh Gia Lai cần đẩy mạnh hơn nữa công tác quy hoạch, tiến hành xây dựng các dự án và mô hình phát triển thuỷ sản. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với các ngành có liên quan để có định hướng đúng đắn, sát thực cho đầu tư phát triển ngành Thuỷ sản của tỉnh nhằm khai thác hiệu quả hơn nữa tiềm năng mặt nước hồ chứa, góp phần thúc đẩy ngành Thuỷ sản địa phương phát triển nhanh, mạnh, ổn định và bền vững, tạo điều kiện hoà nhập cùng với sự phát triển chung của cả nước trong xu thế hội nhập và thương mại toàn cầu

CHƯƠNG 3. DỰ BÁO CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI NGÀNH THUỶ SẢN CỦA TỈNH GIA LAI

1. Một số dự báo về xu thế phát triển nghề cá

Tại Hội nghị quốc tế ở Roma năm 2000 đã nhấn mạnh sự cần thiết phải quản lý tốt khai thác thuỷ sản để đạt sản lượng bền vững. Do vậy, trong những năm tới sản lượng đánh bắt thuỷ sản của thế giới sẽ giữ ở mức ổn định. Để đáp ứng nhu cầu thực phẩm thuỷ sản cho nhân loại ngày càng gia tăng cần phải tập trung đầu tư mở rộng và phát triển nuôi trồng.

Giá sản phẩm thuỷ sản trên thế giới có xu hướng tăng suốt trong khoảng từ năm 1990 trở lại đây chứng tỏ sự gia tăng không ngừng nhu cầu về thuỷ sản trên thế giới. Theo dự báo của FAO đến năm 2010 nhu cầu tiêu dùng thuỷ sản sẽ tăng lên 20% so với năm 1995-2000, tuy nhiên chỉ có sản lượng nuôi trồng mới được mở rộng và phát triển đáng kể.

Nhờ khoa học kỹ thuật phát triển các hệ thống nuôi trồng thuỷ sản từ nuôi đa canh đến nuôi chuyên canh, từ nước ngọt đến nước lợ, nước mặn sẽ phát triển mạnh. Do giá trị xuất khẩu cao, tôm Sú được xếp vào hàng đầu các loài giáp xác được nuôi trồng trong những năm gần đây. Gần như toàn bộ sản phẩm tôm Sú nuôi nằm trong các vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Các sản phẩm của chúng phần lớn được xuất sang các nước công nghiệp phát triển. Hoạt động này đã đóng góp đáng kể vào việc tăng trưởng kinh tế ở một số nước, đặc biệt khu vực Đông Nam á.

Vấn đề bảo vệ tài nguyên, môi trường và đa dạng sinh học trong nghề cá được các Hội nghị quốc tế nhấn mạnh sự cần thiết quản lý tốt khai thác thuỷ sản để đạt sản lượng bền vững, sử dụng tốt sản lượng cá hiện có, giảm thất thoát sau thu hoạch. Phát triển nuôi trồng thuỷ sản gắn liền với bảo vệ môi trường là định hướng rất quan trọng đang được sự quan tâm lớn của các quốc gia và các tổ chức bảo vệ môi trường. Việc bảo vệ các vùng nước không bị ô nhiễm, bảo vệ các vùng ngập mặn, đang được xem xét gắn liền với nuôi trồng thuỷ sản. Hiệu quả và tính bền vững của nuôi trồng thuỷ sản gắn liền với các vấn đề trên. Thế giới hiện nay cũng rất quan tâm hạn chế suy thoái môi trường các chất phế thải và các chất khí thải từ các nhà máy công nghiệp.

Đối với ngành thuỷ sản nước ta, đây là thời kỳ cả nước nói chung và thuỷ sản Việt Nam phát huy những thành tựu, kinh nghiệm sau 20 năm đổi mới nhằm động viên cao hơn sức mạnh của toàn ngành tiếp tục công cuộc đổi mới theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trong 5 đến 10 năm tới ngành Thuỷ sản Việt Nam tập trung phát triển những chương trình kinh tế lớn đã được Chính phủ phê duyệt đó là: Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thuỷ sản đến 2010, Chương trình phát triển xuất khẩu thuỷ sản đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Chương trình nuôi trồng thuỷ sản đến năm 2010 theo quyết định số 224/1999/TTg, Quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản cả nước đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 qua đó sẽ giúp ngành thuỷ sản vừa phát triển hiệu quả và bền vững vừa bảo vệ được môi trường sinh thái.

2. Những dự báo về thị trường tiêu thụ sản phẩm

2.1 Thế giới

Theo dự báo của FAO đến năm 2010 nhu cầu tiêu dùng thuỷ sản sẽ tăng lên 20% so với năm 2003 – 2005 tức là khoảng 120 triệu tấn, mức tăng bình quân là 3,8%/năm, trong đó tôm tăng 3% và bình quân đầu người 18-22 kg/người/năm. Theo dự báo trên thì hàng năm thế giới sẽ phải tăng ít nhất 2 triệu tấn thuỷ sản cho nhu cầu thực phẩm. Như vậy nếu xem xét toàn diện về mặt cung – cầu trên bình diện thị trường thuỷ sản toàn cầu có thể nói rằng sản lượng thuỷ sản toàn thế giới chưa vượt quá ngưỡng cầu điều này sẽ mang lại cơ hội cho các nhà sản xuất và cung cấp mặt hàng này trên toàn thế giới.

Nguyên nhân xu hướng tiêu dùng sản phẩm thuỷ sản ngày càng tăng trên toàn thế giới là do thuỷ sản đang là mặt hàng được ưa chuộng và ngày nay người tiêu dùng có xu hướng rõ rệt chuyển sang dùng những thực phẩm ít chất béo, có hàm lượng cholestơron thấp. Hơn nữa, sự xuất hiện của những căn bệnh bò điên, lở mồm long móng ở gia súc, dịch cúm gia cầm hoành hành càng làm cho nhu cầu thuỷ sản ngày càng lớn hơn. Mặt khác, dân số thế giới ngày càng tăng, dẫn đến tăng không ngừng về nhu cầu.

Từ năm 1990 trở lại đây, lượng thuỷ sản được tiêu dùng cho đầu người trên thế giới không ngừng được tăng lên. Năm 2003, khoảng 100 triệu tấn thuỷ hải sản được nhân loại tiêu dùng, trong đó hơn 60 triệu tấn hải sản khai thác, 7 triệu tấn thuỷ sản khai thác từ nước ngọt và khoảng 30 triệu tấn thuỷ sản được nuôi trồng trong các mặt nước. Trong số thuỷ sản được sản xuất và tiêu dùng trên thế giới năm 2005 có 44% được tiêu dùng trong các nước đang phát triển, 56% được tiêu dùng trong các nước phát triển. Việc so sánh mức tiêu thụ thuỷ sản và mức GDP bình quân đầu người đã được tiến hành cho thấy có mối tương quan rất lớn giữa hai yếu tố này. Ngay cả mức tăng khiêm tốn của GDP bình quân đầu người thì cũng dẫn đến nhu cầu gia tăng đối với sản phẩm thuỷ sản.

Bảng 15: Tổng số tiêu dùng thuỷ sản thực phẩm trên đầu ng­ười 2000 – 2005 và dự báo đến 2020

Vùng

Tổng tiêu thụ/ngư­­ời/năm

Tỷ lệ tăng hàng năm

(%/năm)

Hiện trạng

Dự tính

Hiện trạng

Dự tính

2000

2005

2020

2000-2005

2015-2020

Trung Quốc

8,1

26,5

35,9

26,75

2,04

Đụng Nam ỏ

19,8

23

25,8

3,04

0,77

Ấn độ

3,6

4,7

9,8

5,48

5,02

Nam á khác

5,4

6

10,1

2,13

3,53

Mỹ la tinh

9

7,8

12,6

-2,82

3,25

Tõy ỏ – Bắc phi

6,2

6,2

9,4

2,81

Tây Phi

9,2

6,7

10,6

-6,15

3,11

Mỹ

18,5

19,7

23,7

1,26

1,24

Nhật

61,5

62,6

70,2

0,36

0,77

Liên minh Châu Âu

20,3

23,6

26,7

3,06

0,83

Các nư­­ớc đang phát triển

13,4

14,7

18

1,87

1,36

Các nư­­ớc phát triển

24,3

21,7

26,5

-2,24

1,34

Toàn thế giới

12,8

15,7

22,2

4,17

2,34

Nguồn: FAO

2.1.1 Dự báo xu thế thị trường tiêu dùng về một số nhóm mặt hàng thuỷ sản:

Hàng thuỷ sản sống và tươi đang tăng nhanh từ 23,5% trong tổng số lượng hàng thuỷ sản năm 1999 lên 29,6% năm 2005 với mức tăng trung bình là 1,5% năm. Xu hướng thị trường thuỷ sản tươi sống đang gia tăng đặc biệt là ở khu vực Đông Nam Á, (Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông…). Các mặt hàng sống đang có nhu cầu cao và tăng nhanh là : tôm Hùm, cua biển, cá Vượt, cá Mú, cá Chình, cá Chép, cá Ngừ, cá Hồi. sò điệp.

Hàng thuỷ sản đông lạnh giảm từ 24,8% năm 1999 xuống 21,5% năm 2005, mức giảm diễn ra nhanh ở thị trường Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản. Xu hướng thuỷ sản đông lạnh còn tiếp tục giảm.

Đồ hộp thuỷ sản (chủ yếu là cá hộp) giảm từ 14,7% năm 1999 xuống 10,5% năm 2005. Nhưng tôm hộp, thịt cua hộp, trứng cá hộp… lại tăng nhanh.

Hàng thuỷ sản nấu chín, ăn liền giảm nhanh từ 10,6% năm 1999 xuống 7,2% năm 2005. Xu hướng này sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới.

Bột cá chăn nuôi biến động rất lớn, phụ thuộc chủ yếu vào sản lượng khai thác cá cơm và cá trích của Pêru và Chilê.

2.1.2 Các thị trường chính:

Nhật Bản sẽ tiếp tục là thị trường tiêu thụ thuỷ sản lớn nhất chiếm 24,8% trong tổng kim ngạch xuất thuỷ sản của Việt Nam với tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2006 khoảng 820 triệu USD. Nghề khai thác cá biển của Nhật đang xuống dốc nên xu hướng tăng nhanh nhập khẩu thuỷ sản sẽ còn diễn ra lâu dài. Tôm đông, cá Ngừ tươi, Mực, Bạch tuộc sẽ tiếp tục là các mặt hàng có nhu cầu lớn ở Nhật.

Thị trường thuỷ sản ở Mỹ rất lớn cả về nhập và xuất khẩu. Nhiều mặt hàng thuỷ sản khác nhau được nhập vào để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước một phần và tái chế rồi lại xuất khẩu : tôm đông, tôm nguyên liệu, cá Ngừ, cá Rô phi sẽ là các mặt hàng có nhu cầu lớn. Kinh tế Mỹ đang tăng trưởng nên nhập khẩu thuỷ sản có khả năng cũng sẽ tăng trưởng theo.

EU là thị trường lớn thứ hai thế giới ngang với thị trường Mỹ. Nhờ tiêu thụ thuỷ sản của thị trường EU ngày càng tăng do vậy xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam tới thị trường này tăng mạnh, dự đoán tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam tới thị trường này đạt trên 700 triệu USD. Như vậy EU sẽ cần phải nhập khẩu nhiều hàng thuỷ sản từ bên ngoài khối. Các thị trường lớn nhập khẩu thuỷ sản Việt Nam là: Đức, Italia, Tây Ban Nha, Pháp, Hà Lan.

Các thị trường mới: Trung Quốc sẽ là thị trường thuỷ sản lớn hàng đầu châu Á với đặc điểm vừa tiêu thụ vừa tái chế xuất khẩu. Xuất khẩu đã vượt 3 tỷ USD/năm nhưng nhập khẩu tăng rất nhanh và vượt 2 tỷ USD (1996). Tôm Hùm, tôm Sú, cá Ngừ, Mực, cá Hồi, cua… đang có nhu cầu tăng lên ở các thành phố lớn. Trung Quốc đang tăng nhanh việc tái chế xuất khẩu nên nhập nhiều nguyên liệu thô. Hiện nay Trung Quốc là thị trường tiêu thụ bột cá lớn nhất (700.000 tấn/năm). Các thị trường Hồng Kông, Singapo, ASEAN… đang mở rộng và có nhiều triển vọng.

Các thị trường khác thuộc châu Á và khu vực khác cũng đã được quan tâm hơn, với tỷ trọng tăng lên đáng kể từ 12,5% năm 1998 lên khoảng 17,9% vào năm 2002. Trong đó phải kể đến hai thị trường quan trọng là Hàn Quốc và Đài Loan.

Ngày nay sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam đã có mặt 81 quốc gia trên thế giới với tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam năm 2006 trên 3,15 tỷ USD. Về cơ cấu hàng thuỷ sản xuất khẩu đáng quan tâm nhất là mặt hàng tôm giữ vị trí chủ lực, chiếm tỷ trọng ngày càng cao khoảng 55% Bên cạnh các thị trường truyền thống lớn như Nhật, EU, ASEAN, Mỹ, hiện nay Việt Nam cũng đang hướng tới các thị trường Trung Quốc, Châu Phi, Mỹ La tinh… Ước tính có khoảng 250 bạn hàng nước ngoài có quan hệ thương mại thuỷ sản với Việt Nam.

Việt Nam đang có những bước đột phá mới trong quan hệ ngoại giao như: ký kết hiệp định thương mại song phương Việt-Mỹ, Tham gia vào khu vực mậu dịch tự do AFTA vào năm 2003 và là thành viên của Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương (APEC) từ tháng 11-1998 và việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới – WTO trong năm 2006 đã mở ra những cơ hội hợp tác và những thuận lợi cho việc tăng xuất khẩu hàng thuỷ sản của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới. Dự báo đến năm 2010 cơ cấu sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu sang các thị trường chính là : Nhật Bản 24-30%, khu vực châu Á (Trung Quốc, Hàn Quốc, Đông Nam Á) 20-22%, Bắc Mỹ 20-22%, châu Âu 20-25%, thị trường khác 8-10% với tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu trên 4,5 tỷ USD.

2.2 Dự báo tình hình tiêu thụ thuỷ sản cả nước

Có thể nói rằng việc tiêu thụ thuỷ sản tại các vùng là rất khác nhau đặc biệt giữa các vùng ven biển và miền núi, nông thôn và thành thị… Theo một số các điều tra tại một số địa phương ven biển có nghề cá tương đối lớn (Cà Mau, Bến Tre, Bà Rịa Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh, Tp Hà Nội…) mức tiêu thụ thuỷ sản bình quân đầu người có thể lên tới 30 – 40 kg/người/năm số tiêu thụ bình quân cả nước trong vài năm nay lại chỉ đạt 19,7 kg/người/năm theo ước tính của FAO năm 2005.

Các trung tâm đô thị lớn cũng sẽ có mức tiêu thụ thuỷ sản lớn hơn nhưng cũng tập trung vào các mặt hàng có giá trị cao hơn so với các vùng sâu vùng xa ví dụ như các loại mặt hàng xuất khẩu cũng thường được tiêu thụ tại các trung tâm đô thị lớn này trong khi phần lớn các vùng sâu vùng xa hoặc nông thôn lại chỉ thường tiêu thụ các loại thuỷ sản chế biến nội địa với giá trị gia tăng thấp (sấy khô, phơi khô…). Tuy nhiên, nếu tính về số lượng tiêu thụ chắc chắn khu vực nông thôn sẽ có lượng tiêu thụ lớn hơn nhiều so với khu vực thành thị do số dân sống ở nông thôn lớn hơn nhiều so với số dân sống ở các khu vực thành thị.

Theo ước tính, yếu tố tác động lớn nhất đến mức tiêu thụ thuỷ sản chính là thu nhập của người dân. Do thu nhập tại các vùng nông thôn thường thấp hơn nhiều so với thành thị nên mặc dù lượng tiêu thụ thuỷ sản ở các vùng này cao hơn so với các khu đô thị nhưng giá trị tiêu thụ lại thấp hơn ở thành phố nhiều.

Nhìn chung, thuỷ sản nuôi đang trở thành mặt hàng thực phẩm có giá trị trên thị trường nội địa. Giá thuỷ sản luôn đứng ở mức cao hơn so với các thực phẩm khác. Tuy nhiên, giá tiêu thụ TS trong nước luôn bị biến động theo theo mùa vụ, ví dụ những vụ thu hoạch thì cung về cá tăng dẫn đến giá giảm, ngược lại, giá tăng cao khi trái vụ và khan hiếm hàng thuỷ sản.

2.3 Dự báo xu hướng thị trường tiêu thụ thuỷ sản tỉnh Gia Lai

Thị trường tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến mục đích, khả năng đầu tư và qui mô sản xuất thuỷ sản. Đây là vấn đề quan trọng trong phát triển bất cứ một ngành kinh tế nào, đặc biệt là đối với ngành thủy sản nước ngọt do sản phẩm không bảo quản lâu được và mang nặng tính tự cung tự cấp như Gia Lai. Hiện nay tại Gia Lai vấn đề thị trường tiêu thụ không ổn định cũng làm cho nhiều người chưa mạnh dạn chuyển sang nuôi trồng thủy sản một cách mạnh mẽ.

Có thể dự báo tình hình tiêu thụ hàng thuỷ sản tỉnh Gia Lai như sau:

– Đa số các loài cá nước ngọt nuôi tại Gia Lai đều được tiêu thụ nội tỉnh.

– Một số các đối tượng cá nước ngọt quý hiếm như cá Bông lau, cá Lăng, cá Anh vũ, cá Thác lác…được mang đi tiêu thụ ngoại tỉnh.

– Nước mắm và các loại mắm tôm, mắm cá, tôm cá khô cũng là loại hàng tiêu thụ chủ yếu ở trong tỉnh được mang từ các tỉnh ven biển như Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam.

– Các sản phẩm thuỷ sản có giá trị thấp thường có xu hướng được tiêu dùng tươi sống với nơi tiêu thụ cũng thường là các khu vực chợ nhỏ và kênh tiêu thụ thường ngắn, ít có trung gian. Các sản phẩm có giá trị trung bình sẽ có kênh tiêu thụ dài hơn, có nhiều khâu trung gian hơn và hiện đã xuất hiện xu hướng thông qua các chợ bán buôn (chợ đầu mối) trước khi đến tay người bán lẻ; các sản phẩm này cũng có nơi tiêu thụ tương đối quy mô hơn – thường là các khu chợ tập trung, lớn của các khu vực.

– Các sản phẩm thuỷ sản cao cấp sẽ thường được bán thông qua hệ thống siêu thị hoặc những trung tâm chuyên bán những loại sản phẩm này hoặc một số có thể tiêu thụ trực tiếp qua hệ thống nhà hàng, khách sạn.

Từ những dự báo trên định hướng các thị trường tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản tỉnh Gia Lai là:

2.3.1 Phục vụ nhu cầu tiêu thụ nội địa:

Sản phẩm thuỷ sản cung cấp thực phẩm cho nhu cầu tiêu thụ của thị trường nội địa gồm 2 thị trường có thể hướng tới đó là thị trường tiêu thụ tại chỗ của địa phương và thị trường tiêu thụ của các tỉnh lân cận.

2.3.2 Thị trường tiêu thụ tại địa phương:

Thị trường địa phương đòi hỏi nguồn đạm cung cấp cho nhu cầu của người dân tại địa phương. Với số dân tỉnh Gia Lai hơn một triệu người, không thể đánh giá thấp tiềm năng của thị trường nội tỉnh do vậy trong thời gian qua, có thể nói thị trường thuỷ sản cho tiêu dùng trong tỉnh Gia Lai chưa được quan tâm đúng mức và chưa phát triển xứng với tiềm năng của chúng. Theo đánh giá của các chuyên gia, thị trường nội tỉnh tại Gia Lai hiện nay tiêu thụ lượng thuỷ hải sản lớn gấp 4-5 lần tổng sản lượng thuỷ sản của tỉnh ước năm 2006 khoảng 10-11 ngàn tấn thuỷ sản các loại, phần lớn lượng thuỷ sản này được đưa từ các tỉnh ngoài như Bình Định, Quảng Nam hay Đắc Lăk … Dự đoán nhu cầu tiêu thụ thuỷ sản tỉnh Gia Lai năm 2010 là khoảng 15 ngàn tấn và năm 2020 là khoảng 20 ngàn tấn thuỷ sản các loại với mức tiêu thụ thuỷ sản lần lượt là 10 kg/người/năm và 12 kg/người/năm. Vì khối lượng hàng thuỷ sản này có thể được cung cấp từ 2 nguồn :

Các loại hải sản biển thông qua các sản phẩm đã chế biến như nước mắm, cá khô, các sản phẩm tươi ướp đá được đưa từ các tỉnh duyên hải Nam trung bộ lên Gia Lai tiêu thụ.

Nguồn cá nước ngọt tiêu thụ tại chỗ : Chỉ tính riêng cho nhu cầu lượng cá tiêu thụ nội tỉnh từ nguồn cung cấp tại chỗ cũng đòi hỏi đến năm 2010 khoảng 15.000 tấn. Tất nhiên mức tiêu thụ còn tuỳ thuộc vào truyền thống và tập quán tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản của từng vùng, từng nước nhưng nhìn chung mức tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản ở các nước vùng Đông và Đông Nam á ngày cang có xu thế tăng lên theo mức thu nhập ngày càng tăng.

Với mức thu nhập bình quân còn thấp sản phẩm thuỷ sản dùng cho tiêu thụ nội tỉnh của Gia Lai chưa thể là những sản phẩm thuỷ sản cao cấp mà chủ yêú là các sản phẩm phổ thông với giá cả hợp lý. Để đáp ứng thị trường này có hai yêu cầu đặt ra, một là sản phẩm thuỷ sản phải được cung cấp dưới dạng nguyên con, tươi sống và phổ biến trong các chợ quê. Đối tượng nuôi chủ yếu cho loại hình sản xuất này nên chọn các đối tượng phổ thông như mè, trôi, trắm, chép… Hình thức nuôi là QC hoặc QCCT với việc tận dụng các phế thải từ nông nghiệp hoặc các thức ăn dễ kiếm như cỏ, rau muống, cám bổi… để đảm bảo hạ giá thành sản phẩm và giá bán trên thị trường.

2.3.3 Phục vụ thể thao, giải trí du lịch

Gia Lai có danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Biển Hồ, đây là tiềm năng to lớn để phát triển du lịch. Dự báo tổng số lượt khách trong nước và quốc tế đến Gia Lai năm 2006 là khoảng 50.000 người và năm 2010 là 100.000 người đây cũng là nguồn tiêu thụ hàng thuỷ sản tương đối lớn. Ngoài ra khi đời sống của người dân được cải thiện và nâng cao thì các nhu cầu về vui chơi giải trí, du lịch cũng đòi hỏi phải được đáp ứng cao hơn cả về số lượng và chất lượng.

3. Dự báo về tiến bộ khoa học công nghệ

Thời đại hiện nay là thời đại của các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và thông tin. Những thành quả nghiên cứu khoa học công nghệ trong ngành thuỷ sản về sản xuất giống, nuôi thương phẩm, ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ nuôi ở các thuỷ vực, biện pháp giảm bớt thất thoát sau thu hoạch… trong thời gian tới đang rất được quan tâm nghiên cứu sẽ là những nhân tố tích cực tạo điều kiện tốt cho sự phát triển theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá một cách hiệu quả và bền vững.

– Các tiến bộ khoa học công nghệ NTTS sẽ được tiếp thu có chọn lọc và ứng dụng có hiệu quả vào điều kiện thực tiễn sản xuất, đáp ứng nhu cầu thực tế về chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn. Phù hợp theo các loại hình mặt nước và vùng sinh thái khác nhau như vùng Nam Bắc An Khê, vùng thượng AyunPa, vùng hạ AyunPa, vùng KrôngPa, vùng Nam Bắc Pleiku, vùng Iamơr – Ialôp

– Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật sẽ thực hiện gắn kết việc triển khai các chương trình mục tiêu khoa học công nghệ với chương trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực, thu hút mọi thành phần kinh tế vào hoạt động khoa học công nghệ.

– Chương trình khuyến ngư Quốc gia sẽ đẩy mạnh công tác khuyến ngư trong tỉnh. Công tác chuyển giao công nghệ sản xuất tiên tiến đến với nông dân vốn đang ở trình độ văn hóa thấp, đặc biệt đối với đồng bào dân tộc thiểu số sẽ được triển khai với những mô hình trình diễn cụ thể nhằm hướng dẫn kỹ thuật nuôi.

4. Dự báo về nguồn lợi, môi trường sinh thái thuỷ sinh

Công tác bảo vệ nguồn lợi và môi trường sinh thái nói chung, nguồn lợi và môi trường sinh thái thủy sinh nói riêng, đang ngày càng được quan tâm trên toàn thế giới. Thế giới đã có Chương trình nghị sự 21 về phát triển bền vững và các quốc gia đang chỉ đạo các ngành triển khai thực hiện chương trình này, trong đó có ngành Thủy sản.

Bên cạnh đó, nước ta đã có nghị quyết 41 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa, đang hoàn chỉnh Chiến lược bảo vệ môi trường.

Với sự nỗ lực của toàn cầu về bảo vệ nguồn lợi và môi trường sinh thái chắc chắn tình hình nguồn lợi và môi trường sinh thái, trong đó có nguồn lợi và môi trường sinh thái thủy sinh, nguồn lợi thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Gia Lai sẽ được cải thiện ngày một tốt hơn góp phần tạo điều kiện cho ngành thủy sản phát triển bền vững và hiệu quả.

CHƯƠNG 4: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NTTS TỈNH GIA LAI ĐẾN 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG 2020

1. Căn cứ pháp lý để xây dựng quy hoạch

– Căn cứ quyết định 150/2005/QĐ-TTg ngày 20/06/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản cả nước đến năm 2010 và tầm nhìn 2020.

Quyết định số 112/2004/QĐ-TTg ngày 23 tháng 6 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển giống thuỷ sản

– Căn cứ quyết định số 131/2004/QĐ-TTg ngày 16 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.

– Nghị quyết 09/2000/NQ-CP ngày 15 tháng 6 năm 2000 của Chính phủ về một số chủ trương và chính sách về chuyển dich cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

– Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP của Chính phủ về kinh tế trang trại. Quyết định số 103/2000/QĐ-TTg ngày 25 tháng 8 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển giống thuỷ sản.

– Căn cứ quyết định số 10/2006/QĐ-TTg ngày 11/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thuỷ sản đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”

– Căn cứ quyết định số 224/1999/QĐ-TTg ngày 8 tháng 12 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình NTTS đến năm 2010.

– Căn cứ thông tư 05/1999/TT-BKH ngày 04-11-1999 của Bộ kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn lập dự án Quy hoạch.

– Căn cứ quyết định số 63/2004/QĐ-UB ngày 8/6/2004 của UBND tỉnh Gia Lai về việc phê duyệt Rà soát quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Gia Lai đến năm 2010.

– Căn cứ vào quyết định 162/2005/QĐ-UBND của UBND tỉnh Giạ Lai về việc giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển KT-XH năm 2006.

– Căn cứ quyết định số 1086/QĐ-UBND ngày 11/7/2006 của UBND tỉnh Gia Lai phê duyệt lập “Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thuỷ sản tỉnh Gia Lai đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020”.

– Căn cứ Nghị định Chính phủ số: 143/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 qui định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủylợi;

2 Quan điểm phát triển

Việc khai thác và sử dụng tiềm năng mặt nước các hồ chứa thuỷ lợi ,thuỷ điện cùng với các diện tích canh tác nông nghiệp kém hiệu quả cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản tại Gia Lai cần phù hợp với những quan điểm sau:

1. Khai thác hợp lý các loại hình mặt nước đưa vào phát triển khai thác và nuôi thuỷ sản trên cơ sở tập trung đẩy mạnh áp dụng công nghệ tiên tiến, đảm bảo hiệu quả kinh tế, xã hội, phát triển nguồn lợi và bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần nâng cao thu nhập và xoá đói giảm nghèo cho người dân.

2. Lấy thị trường làm động lực và nhu cầu của thị trường làm cơ sở để định hướng các đối tượng và công nghệ nuôi thả.

3. Phát huy nội lực, thu hút mọi thành phần kinh tế, đa dạng hoá các hình thức hợp tác kinh tế, tranh thủ tối đa sự hỗ trợ từ bên ngoài.

4. Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất và đảm bảo tính an toàn về mặt thị trường cần phát triển hình thức canh tác đa canh, đảm bảo kết hợp canh tác nông nghiệp với thuỷ sản một cách phù hợp vừa đa dạng hoá các đối tượng canh tác, vừa đảm bảo an ninh lương thực và làm tăng hiệu quả kinh tế sử dụng đất của người dân và an toàn cho chuyển đổi canh tác đối với nông dân nghèo.

5. Chủ động đưa lĩnh vực thuỷ sản của tỉnh hòa nhập với sự phát triển của cả nước trong xu thế hội nhập và thương mại toàn cầu.

3 Định hướng quy hoạch

Sử dụng tối đa các loại hình mặt nước ao hồ nhỏ, ruộng trũng, vùng bán ngập cho phát triển nuôi thuỷ sản trên cơ sở chuyển đổi mạnh cơ cấu phương thức nuôi một cách hợp lý từ phương thức nuôi quảng canh cải tiến ở mức thấp sang bán thâm canh và thâm canh, tăng cường đầu tư khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh thuỷ sản để nâng cao hiệu quả và an toàn môi trường sinh thái. Hình thành các vùng cung cấp thuỷ sản hàng hoá tập trung với công nghệ tiên tiến cả trong khai thác, nuôi, bảo quản sản phẩm và quản lý, tạo khối lượng hàng hoá thuỷ sản lớn đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài tỉnh.

Tiếp tục tận dụng loại hình mặt nước lớn (hồ chứa và hồ tự nhiên) để thực hiện thả cá giống nhằm mục đích bổ sung nguồn lợi, tăng sản lượng khai thác, góp phần bảo đảm an ninh thực phẩm tại chỗ. Đồng thời từng bước phát triển nuôi cá lồng.

Đa dạng các đối tượng nuôi thả, đặc biệt chú ý tới các đối tượng có hiệu quả kinh tế cao đang được thị trường ưa chuộng. Từng bước phát triển các mô hình nuôi thuỷ sản xuất khẩu để sau năm 2015 tập trung đầu tư hình thành các vùng nuôi thuỷ sản xuất khẩu tập trung, góp phần tăng thu ngoại tệ cho tỉnh.

Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển thuỷ sản, lấy phát triển kinh tế tập thể và hộ gia đình làm nòng cốt, chú trọng phát triển các hình thức liên doanh, liên kết trong cung cấp dịch vụ-nuôi trồng-tiêu thụ sản phẩm.

Tập trung đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng để đến năm 2015, ngành thuỷ sản tỉnh Gia Lai được phát triển trên nền khoa học công nghệ tiên tiến, phù hợp với đặc thù sinh thái-kinh tế-xã hội của tỉnh.

4 Mục tiêu quy hoạch

4.1 Mục tiêu chung

Phát triển nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Gia Lai nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả cao nhất tiềm năng diện tích mặt nước để nâng cao hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích canh tác và tạo ra một ngành sản xuất hàng hoá, cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, xoá đói giảm nghèo cho người dân và giữ gìn trật tự an ninh.

4.2 Mục tiêu cụ thể

Để ngành Thuỷ sản tỉnh Gia Lai phát triển hoà nhập với xu thế chung của cả nước trong môi trường hội nhập kinh tế thế giới cần phải có bước chuyển mình mạnh mẽ, thay đổi phương thức canh tác chủ yếu từ quảng canh cải tiến ở mức thấp, tự phát, tự cấp, tự túc sang phương thức canh tác mang hàm lượng kỹ thuật và khoa học công nghệ cao hơn là bán thâm canh và thâm canh, chú trọng đầu tư hình thành các vùng sản xuất hàng hoá thuỷ sản tập trung.

Dựa trên kết quả đánh giá tiềm năng, phân tích phần hiện trạng và các dự báo phát triển trong tương lai, hai phương án đưa ra để tính toán các chỉ tiêu phân bố lực lượng sản xuất trong bản quy hoạch đến 2015 và tầm nhìn đến 2020 phù hợp và có tính khả thi nhằm phát triển ngành thuỷ sản tỉnh Gia Lai hiệu quả, ổn định và bền vững.

Phương án 1:

Phương án 1 được xây dựng dựa vào nội lực là chính, chưa có các đột phá về sản xuất giống, phát triển mạnh nuôi thuỷ sản theo cả chiều rộng và chiều sâu trên cơ sở đảm bảo hiệu quả và an toàn môi trường sinh thái, hệ thống thị trường trong nước hình thành và phát triển ổn định. Đạt tốc độ tăng sản lượng bình quân cả thời kỳ 2008-2020: 24,53%/năm.

Bảng 16: Chỉ tiêu quy hoạch phát triển thuỷ sản tỉnh Gia Lai theo PA1

TT Các chỉ tiêu

Năm 2008

Đến năm 2015

Đến năm 2020

TĐTBQ 2008-2015 (%)

TĐTBQ 2016-2020 (%)

TĐTBQ 2008-2020 (%)

I Tổng diện tích nuôi (ha)

1.200

2.180

3.580

11,66

12,84

16,52

1 Nuôi thâm canh

190

470

29,47

2 Nuôi bán thâm canh

410

900

23,9

3 Nuôi quảng canh cải tiến

1.200

1.580

2.219

4,52

8,08

7,07

4 Nuôi cá lồng (lồng)

100

200

20

II Diện tích hồ chứa (MLN)

11.435

13.690

20.760

2,81

10,32

6,79

III Tổng sản lượng thuỷ sản (tấn)

2.295

4.295

9.051

12,44

22,14

24,53

1.999

3.435

7.251

10,26

22,22

21,89

Tôm

34

390

850

149,6

23,59

200

Thuỷ sản khác

262

470

950

11,34

20,43

21,88

1 SL thuỷ sản nuôi

1.635

3.500

8.000

16,29

25,71

32,44

1.458

2.800

6.400

13,14

25,73

28,24

Tôm

2

350

800

25,71

Thuỷ sản khác

175

350

800

14,29

25,71

29,76

2 SL thuỷ sản khai thác

660

795

1.051

2,92

6,44

4,93

541

635

851

2,48

6,80

4,77

Tôm

32

40

50

3,57

5,00

4,68

Thuỷ sản khác

87

120

150

5,41

5,00

6,03

IV Thu hút lao động (người)

1.600

5.000

9.000

30,36

16,00

38,54

Phương án 2:

Phương án 2 cũng được xây dựng dựa vào nội lực là chính, phát triển thuỷ sản theo cả chiều rộng và chiều sâu nhưng đã có các đột phá về sản xuất giống, đã sản xuất được giống nhân tạo của các loài thuỷ đặc sản có giá trị kinh tế cao của tỉnh; ngoài nguồn vốn huy động từ nội lực còn huy động được một lượng vốn đầu tư lớn từ các thành phần kinh tế cả trong và ngoài nước đầu tư vào phát triển thuỷ sản dưới các hình thức đầu tư trực tiếp, liên doanh liên kết. Nhà nước tập trung đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật phục vụ nuôi thuỷ sản, hình thành các vùng nuôi thuỷ sản tập trung, áp dụng mạnh các phương thức nuôi tiên tiến và các tiến bộ khoa học công nghệ trong cả sản xuất kinh doanh và quản lý để có năng suất và hiệu quả cao hơn. Thị trường tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản cả trong và ngoài nước phát triển và ổn định. Đạt tốc độ tăng sản lượng bình quân cả thời kỳ 2008-2020 cao: 39,96%/năm. Phương án này đòi hỏi phải có sự nỗ lực, quyết tâm rất lớn và đồng bộ của các Ban, Ngành liên quan.

Bảng 17: Chỉ tiêu quy hoạch phát triển thuỷ sản tỉnh Gia Lai theo PA2

TT Các chỉ tiêu

Năm 2008

Đến năm 2015

Đến năm 2020

TĐTBQ 2008-2015 (%)

TĐTBQ 2016-2020 (%)

TĐTBQ 2008-2020 (%)

I Tổng diện tích nuôi (ha)

1.200

2.180

3.580

11,66

12,84

16,52

1 Nuôi thâm canh

380

1030

34,21

2 Nuôi bán thâm canh

630

1220

18,73

3 Nuôi quảng canh cải tiến

1.200

1.170

1.330

0,35

2,73

0,90

4 Nuôi cá lồng (lồng)

150

250

13,33

II Diện tích hồ chứa (MLN)

11.435

13.69

20.76

2,81

10,32

6,79

III Tổng sản lượng thuỷ sản (tấn)

2.295

5.800

13300

21,82

25,86

39,96

1.999

4640

10640

18,87

25,86

36,02

Tôm

34

540

1280

212

27,41

305

Thuỷ sản khác

262

620

1380

19,52

24,52

35,56

1 SL thuỷ sản nuôi

1.635

5.030

12.280

29,66

28.83

54,26

1.458

4.030

9.820

25,20

28,73

47,79

Tôm

2

500

1230

29,2

Thuỷ sản khác

175

500

1230

26,53

29,2

50,24

2 SL thuỷ sản khai thác

660

770

1020

2,38

6,49

4,54

541

610

820

1,82

6,88

4,29

Tôm

32

40

50

3,57

5,00

4,68

Thuỷ sản khác

87

120

150

5,41

5,00

6,03

IV Thu hút lao động (người)

1..600

5.900

11.000

38,39

17,29

48,96

4.3 Lựa chọn phương án

Trong xu hướng hiện nay, phương án 2 sẽ đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh, mạnh cho ngành Thuỷ sản tỉnh Gia Lai hoà nhập với sự phát triển chung của cả nước. Nhưng điều kiện cần và đủ về kỹ thuật, công nghệ và tài chính để thực hiện phương án 2 mang tính khả thi không cao.

Phương án 1 đã đáp ứng yêu cầu phát triển ở mức độ nhất định, các điều kiện cần và đủ về kỹ thuật, công nghệ và tài chính mang tính khả thi cao. Vì vậy, phương án 1 sẽ là phương án được lựa chọn và các tính toán về phân bố lực lượng sản xuất, nhu cầu giống, thức ăn, vốn đầu tư, lao động và các giải pháp cho phát triển thuỷ sản tỉnh Gia Lai đến năm 2020, có phân kỳ năm 2015.

Tuy phương án 1 là phương án chọn, nhưng trong tình hình thực tế hiện nay, với xu hướng hội nhập kinh tế thế giới, Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), cơ hội để có được sự hợp tác về kinh tế-kỹ thuật với nước ngoài là rất nhiều. Do đó, các điều kiện về khoa học công nghệ và tài chính không phải là không có cơ sở để đáp ứng. Vì vậy, trong quá trình phát triển có thể kết hợp hài hoà giữa hai phương án. Thời kỳ đầu phát triển theo phương án 1 đạt kết quả tốt sẽ thu hút sự chú ý đầu tư của các đối tác trong và ngoài nước, cùng với sự phát triển nhanh của khoa học công nghệ, lúc đó có thể thực hiện điều chỉnh quy hoạch và chuyển sang phát triển theo phương án 2.

4.4 Lộ trình phát triển

Giai đoạn 2008-2015: Là giai đoạn chuẩn bị và khởi động cho bước phát triển mạnh vào năm 2015. Tiến hành quy hoạch tổng thể và chi tiết các vùng nuôi trong mối quan hệ liên ngành. Xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng về: giống, thức ăn, thủy lợi cho phát triển thuỷ sản, chú ý ưu tiên cho các vùng nuôi tập trung. Bước đầu hình thành các vùng nuôi tập trung áp dụng các quy trình kỹ thuật nuôi sạch và quản lý vùng nuôi an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế. Đẩy mạnh việc nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao thành công các công nghệ tiên tiến trong nuôi trồng, khai thác, vận chuyển sản phẩm, sản xuất giống các đối tượng nuôi đang được thị trường ưa chuộng, đặc biệt đối với các loài thuỷ đặc sản. Thực hiện gia tăng sản lượng trên cơ sở gia tăng hợp lý diện tích của mọi loại hình mặt nước cho phát triển thuỷ sản. Mở rộng thị trường tiêu thụ. Đạt tốc độ phát triển cao, vượt qua ngưỡng phát triển thấp, nhỏ lẻ, manh mún.

Giai đoạn 2016-2020: Tiếp tục gia tăng sản lượng ở mức độ bền vững trên cơ sở tập trung đầu tư tăng hợp lý diện tích nuôi bán thâm canh và thâm canh. Hoàn thiện và áp dụng rộng rãi các quy trình kỹ thuật nuôi và quản lý vùng nuôi, vùng khai thác thuỷ sản an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế. Hình thành các mô hình nuôi thuỷ sản xuất khẩu. Ổn định và tiếp tục tìm kiếm, mở rộng thị trường. Đạt tốc độ tăng trưởng ổn định, để ngành thuỷ sản trở thành ngành kinh tế được hiện đại hoá.

Theo qui hoạch Thuỷ lợi tỉnh Gia Lai đến 2015, tổng diện tích tiềm năng cho phát triển thuỷ sản của tỉnh giai đoạn 2016-2020 là 24.340 ha (tăng 8.470 ha), trong đó phần lớn diện tích vẫn là mặt nước lớn: 20.760 ha chiếm 85,3% tổng diện tích tiềm năng tăng 7.070 ha so với giai đoạn trước. Ao hồ nhỏ: 1.820 ha chiếm 7,5% tăng 310 ha. Ruộng trũng: 900 ha, chiếm 3,7% tăng 390 ha. Vùng bán ngập: 860 ha chiếm 3,5% tăng 700 ha.

Phân theo địa phương: giai đoạn này có 8 huyện có diện tích tiềm năng lớn hơn 1000 ha là: huyện KBang là huyện đứng đầu với diện tích : 4430 ha chiếm 18,1% tổng diện tích tiềm năng, huyện Chư Sê đứng thứ 2 với diện tích 4.260 ha chiếm 17,5%; đứng thư ba là huyện Krông Pa có diện tích tiềm năng tăng mạnh đạt: 3.370 ha chiếm 13,8% tăng 1.905 ha – chủ yếu là do tăng diện tích mặt nước lớn: 1.130 ha và tăng diện tích vùng bán ngập: 700 ha, tiếp sau là hai huyện Chư Păh và Chư Prông, huyện Chư Păh vẫn giữ nguyên diện tích tiềm năng là: 3.200 ha chiếm 13,1%, huyện Chư Prông có diện tích tăng mạnh đạt: 3.150 ha chiếm 12,8% tăng 2.840 ha – là do tăng diện tích mặt nước lớn (hồ chứa); huyện Ia Grai có diện tích tăng mạnh đạt 2.030 ha chiếm 8,3% tăng 1.546 ha – chủ yếu là do tăng diện tích mặt nước lớn: 1.480, Huyện Phú Thiện có tổng diện tích là: 1246,7 ha, cuối cùng là huyện IaPa có diện tích tăng mạnh đạt 1.200 ha, chiếm 4,9%, tăng 1.165 ha, chủ yếu là do tăng diện tích mặt nước lớn: 990 ha và diện tích ao hồ nhỏ: 75 ha, ruộng trũng: 100 ha. Ngoài 8 huyện này ngoại trừ thị xã AyunPa và huyện Mang Yang vẫn có diện tích tiềm năng dưới 100 ha còn lại 6 địa phương có diện tích tiềm năng cho phát triển thuỷ sản lớn hơn 100 ha là: Tp. Pleiku: 580 ha, thị xã An Khê: 270 ha, huyện Đăk Pơ: 160 ha, huyện Đăk Đoa: 130 ha, huyện Kông Chro: 110 ha và huyện Đức Cơ 100 ha.

5. Quy hoạch phát triển ngành thuỷ sản đến năm 2015 và tầm nhìn đến 2020

5.1 Quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản

5.1.1 Đối tượng nuôi

Mặc dù tỉnh có hai vùng sinh thái đông và tây Trường Sơn nhưng yếu tố ảnh hưởng tới phát triển nuôi thuỷ sản chỉ là khí hậu thời tiết biến đổi sớm hay muộn nên chỉ ảnh hưởng đến mùa vụ nuôi chứ không ảnh hưởng đến cơ cấu đối tượng thuỷ sản nuôi thả.

Đối tượng nuôi thả chính cho mọi loại hình mặt nước vẫn là các loài cá truyền thống; phát triển các đối tượng nuôi mới trong tỉnh: cá Tra, Rô phi đơn tính, cá Lóc, cá Chim trắng, cá Trê lai, tôm Càng xanh, Baba, Ếch, cá Sấu …… tiến tới nuôi các đối tượng đặc sản của tỉnh: Thác lác, Anh vũ, Lăng, Chình… Nhưng đối với mỗi loại hình mặt nước khác nhau có cơ cấu đàn giống thả nuôi khác nhau.

Nuôi ao hồ nhỏ: thuỷ đặc sản khác 20%, cá Tra 20%, Tôm 5%, cá Rô phi đơn tính 10%, cá Chép 10%, trôi 10%, cá Trắm cỏ 10%, cá Mè 5%.

Nuôi ruộng trũng: thuỷ đặc sản khác 20%, cá Rô phi đơn tính 20%, Rô đồng 20%, cá Chép 20%, Mè 10%, Trôi 10%.

Nuôi vùng bán ngập: cá Tra 30%, cá Rô phi đơn tính 20%, cá Chép 20%, trôi 10%, cá Trắm cỏ 10%, cá Mè 10%.

Nuôi cá lồng: Trắm cỏ 30%, Chép 10%, Rô phi đơn tính 50%, Trê lai 10%.

Thả cá giống ra mặt nước lớn: Thát lát 20%, Bống tượng 10%, Lăng + Chình 20%, Trắm cỏ 10%, Trôi 10%, Chép 10%, Mè 20%.

Tuy nhiên, cần lưu ý, các đối tượng ưa nhiệt độ cao như cá Rô phi, cá Tra, cá Lóc, tôm Càng xanh nên nuôi tập trung ở vùng Đông Trường Sơn. Đối với các đối tượng cá Tra, Lóc, tôm Càng xanh, Rô phi đơn tính nên áp dụng hình thức nuôi chuyên.

Bảng 18: Mật độ thả giống, năng suất và hệ số thức ăn.

TT

Đối tượng nuôi

Phương thức nuôi

Mặt độ (con/m2)

Tỷ lệ sống (%)

Năng suất (tấn/ha/năm)

Hệ số thức ăn (tinh/ xanh)

2008-2015

2016-2020

2015

2020

1

Cá truyền thống

TC

0,9 con/m2

0,9 con/m2

80

4

4,5

2/10

BTC

0,56 con/m2

0,56 con/m2

70

2,5

2

2/10

QCCT

0,3 con/m2

0,3 con/m2

60

1,4

1,2

1/30

Lồng

50 con/m3

50 con/m3

80

40 kg/m3

50 kg/m3

1/50

2

Cá rô phi đơn tính

TC

2,5 con/m2

3 con/m2

80

10

15

2/10

3

Cá tra

BTC

5 con/m2

7 con/m2

85

20

30

2/10

4

Cá chim trắng

TC

2,5 con/m2

3 con/m2

75

10

15

2/10

5

Tôm càng xanh

BTC

25 con/m2

30 con/m2

60

3

3,5

2

6 Cá lóc

BTC

10 con/m2

15 con/m2

70

10

15

2

5.1.2 Mùa vụ và thời gian nuôi

Đối với hình thức nuôi chuyên cá trong ao hồ nhỏ, ruộng trũng theo phương thức nuôi thâm canh, bán thâm canh, quảng canh cải tiến, Tỉnh Gia Lai có thể nuôi thả cá vào 2 vụ như sau:

– Vụ xuân: từ tháng 3, tháng 4 đến tháng 7, tháng 8

– Vụ thu: từ tháng 7, tháng 8 đến tháng 11, tháng 12.

Đối với nuôi luân canh 1 vụ lúa, 1 vụ cá: Thông thường, vụ lúa chiêm chính là vụ đông xuân: cấy lúa vào tháng 12, hay tháng 1 và thu hoạch vào tháng 5 hay tháng 6. Mùa vụ thả cá giống vào cuối tháng 3, đầu tháng 4. Tại thời điểm này khi nhiệt độ đã tăng hơn, phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cá, đồng thời lúc này cây lúa cũng đã lớn, mực nước trên mặt ruộng lớn hơn 20 cm, phù hợp với sự phát triển của cá.

Đối với tôm Càng xanh:

– Vụ hè thu: từ tháng 4 đến tháng 9 tháng 10

– Vụ đông xuân: từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau

Cần lưu ý: ở vùng Tây Trường Sơn, các đối tượng ưa nhiệt độ cao như đã nêu ở trên chỉ nên nuôi 1 vụ hè thu từ tháng 4 đến tháng 9, tháng 10. Nuôi thuỷ sản vào vụ thu cần phải có biện pháp chăm sóc hợp lý.

Vùng bán ngập chỉ nuôi 1 vụ vào mùa mưa, từ tháng 3, tháng 4 đến tháng 7, tháng 8.

Nuôi cá lồng ở Tây Trường Sơn cũng chỉ nên nuôi 1 vụ đông xuân.

5.1.3 Phân bố diện tích,sản lượng nuôi thuỷ sản

Theo quan điểm đã nêu trên: Sử dụng hợp lý các loại hình mặt nước để phát triển nuôi trồng và khai thác thuỷ sản, chú trọng đẩy mạnh áp dụng khoa học và công nghệ để khai thác hết tiềm năng diện tích mặt nước AHN, RT và vùng bán ngập vào phát triển nuôi thuỷ sản với tỷ lệ diện tích theo phương thức nuôi như sau:

Đến năm 2015 Đến năm 2020

Nuôi thâm canh 10% 13%

Nuôi bán thâm canh 20% 25%

Nuôi QCCT 70% 62%

Bước đầu sử dụng một phần diện tích mặt nước lớn cho phát triển nuôi cá lồng.

Bảng 19: Phân bố diện tích, sản lượng nuôi thuỷ sản ao hồ nhỏ

TT Địa phương

2008- 2015

2016-2020

Diện tích (ha)

Sản lượng (tấn)

Diện tích (ha)

Sản lượng (tấn)

1 Tp. Pleiku

25

38

20

47

Thâm canh

0

0

Bán thâm canh

10

20

15

38

QCCT

15

18

5

9

2 TX. An Khê

120

188

120

332

Thâm canh

10

40

30

135

Bán thâm canh

20

40

50

125

QCCT

90

108

40

72

3 Huyện Đăk Pơ

60

108

60

176

Thâm canh

10

40

20

90

Bán thâm canh

10

20

20

50

QCCT

40

48

20

36

4 Huyện Kông Chro

25

38

30

65

Thâm canh

0

0

Bán thâm canh

10

20

15

38

QCCT

15

18

15

27

5 Huyện K Bang

70

120

120

284

Thâm canh

10

40

20

90

Bán thâm canh

10

20

20

50

QCCT

50

60

80

144

6 Huyện Mang Yang

10

12

10

25

Thâm canh

0

0

Bán thâm canh

0

10

25

QCCT

10

12

0

0

7 Huyện Đăk Đoa

26

36

30

61

Thâm canh

0

0

Bán thâm canh

6

12

10

25

QCCT

20

24

20

36

8 Huyện Chư Păh

170

284

170

429

Thâm canh

20

80

30

135

Bán thâm canh

30

60

60

150

QCCT

120

144

80

144

9 Huyện Ia Grai

34

77

100

228

Thâm canh

10

40

10

45

Bán thâm canh

10

20

30

75

QCCT

14

17

60

108

10 Huyện Đức Cơ

30

44

30

88

Thâm canh

0

0

10

45

Bán thâm canh

10

20

10

25

QCCT

20

24

10

18

11 Huyện Chư Prông

60

116

100

262

Thâm canh

10

40

20

90

Bán thâm canh

20

40

40

100

QCCT

30

36

40

72

12 Huyện Chư Sê

80

140

80

219

Thâm canh

10

40

20

90

Bán thâm canh

20

40

30

75

QCCT

50

60

30

54

13 Huyện Phú Thiện

251,7

398

246,3

630

Thâm canh

20

70

45

205

Bán thâm canh

50

93

85

219

QCCT

181,7

235

116,3

216

14 Thị xã Ayun Pa

8,3

23

13,7

41

Thâm canh

3

12

5

20

Bán thâm canh

2

7

4

16

QCCT

3,3

4

4,7

5

15 Huyện Ia Pa

25

38

100

262

Thâm canh

0

20

90

Bán thâm canh

10

20

40

100

QCCT

15

18

40

72

16 Huyện Krông Pa

515

794

590

1.383

Thâm canh

40

160

80

360

Bán thâm canh

80

160

150

375

QCCT

395

474

360

648

Toàn tỉnh

1.510

2.441

1.820

4.526

Thâm canh

140

560

310

1.395

Bán thâm canh

296

592

590

1.475

QCCT

1.074

1.289

920

1.656

– Phân bố diện tích, sản lượng nuôi thuỷ sản ruộng trũng

Bảng 20: Phân bố diện tích, sản lượng nuôi thuỷ sản ruộng trũng

TT Địa phương

2008-2015

2016-2020

Diện tích (ha)

Sản lượng (tấn)

Diện tích (ha)

Sản lượng (tấn)

1 Huyện K Bang

10

25

50

170

Thâm canh

20

90

Bán thâm canh

10

25

20

60

QCCT

0

10

20

2 Huyện Chư Păh

100

174

100

290

Thâm canh

10

40

20

90

Bán thâm canh

20

50

40

120

QCCT

70

84

40

80

3 Huyện Chư Prông

0

50

170

Thâm canh

20

90

Bán thâm canh

20

60

QCCT

10

20

4 Huyện Phú Thiện

400

696

600

1.610

Thâm canh

40

160

80

360

Bán thâm canh

80

200

210

630

QCCT

280

336

310

620

5 Huyện Ia Pa

100

270

Thâm canh

20

90

Bán thâm canh

20

60

QCCT

60

120

Toàn tỉnh

510

895

900

2.510

Thâm canh

50

200

160

720

Bán thâm canh

110

275

310

930

QCCT

350

420

430

860

Các vùng nuôi thuỷ sản tập trung bao gồm:

Huyện Chư Păh: xã Nghĩa Hưng và xã Nghĩa Hà 100 ha

Huyện Phú Thiện: xã Ya Hao: 200 ha, xã Ia Sol: 50 ha, xã Ia Ke: 50 ha

Huyện Ia Pa: xã Ia Trok và Ia Marơn 100 ha

– Phân bố diện tích, sản lượng nuôi thuỷ sản vùng bán ngập

Bảng 21: Phân bố diện tích, sản lượng nuôi thuỷ sản vùng bán ngập

TT Địa phương

2008-2015

2016-2020

Diện tích (ha)

Sản lượng (tấn)

Diện tích (ha)

Sản lượng (tấn)

1 Huyện Chư Păh

160

128

160

160

Thâm canh
Bán thâm canh
QCCT

160

128

160

160

2 Huyện Krông Pa

0

0

700

700

Thâm canh
Bán thâm canh
QCCT

0

0

700

700

Toàn tỉnh

160

128

860

860

Thâm canh

0

0

0

0

Bán thâm canh

0

0

0

0

QCCT

160

128

860

860

– Phân bố số lồng, sản lượng nuôi cá lồng

Bảng 22: Phân bố số lồng, sản lượng nuôi cá lồng

TT Địa phương

2008-2015

2016-2020

Số lồng (lồng)

Sản lượng (tấn)

Số lồng (lồng)

Sản lượng (tấn)

1 Huyện KBang

30

12

70

35

2 Huyện Ch­ sª

70

28

130

65

Toàn tỉnh

100

40

200

100

5.2 Quy hoạch khai thác thuỷ sản trên loại hình MNL

Như phần định hướng đã nêu, đối với loại hình mặt nước lớn, chủ yếu là hồ chứa và hồ tự nhiên, sẽ tiếp tục duy trì việc thả cá giống ra các diện tích mặt nước lớn để phát triển nguồn lợi, tận dụng mặt nước tăng sản lượng thuỷ sản.

Bảng 23: Phân bố diện tích, sản lượng khai thác thuỷ sản trên loại hình MNL

TT Địa phương

2008-2015

2016-2020

Diện tích (ha)

Sản lượng (tấn)

Diện tích (ha)

Sản lượng (tấn)

1 Tp. Pleiku

560

28

560

28

2 TX. An Khê

150

8

150

8

3 Huyện Đăk Pơ

80

4

100

5

4 Huyện Kông Chro

80

4

80

4

5 Huyện KBang

3.690

175

4.260

209

6 Huyện Mang Yang

80

4

80

4

7 Huyện Đăk Đoa

100

5

100

5

8 Huyện Chư Păh

2.753

153

2.770

153

9 Huyện Ia Grai

450

21

1.930

68

10 Huyện Đức Cơ

70

4

70

4

11 Huyện Chư Prông

250

6

3.000

105

12 Huyện Chư Sê

4067

314

4.180

315

13 Huyện Ia Pa

10

1

1.000

45

14 Huyện Krông Pa

950

48

2.080

73

15 Huyện Phú Thiện

400

20

400

25

Toàn tỉnh

13.690

795

20.760

1.051

Để phục vụ khai thác thuỷ sản, cần đầu tư thêm tàu thuyền máy có công suất từ 12 – 33 CV, đến năm 2015 cần 70 chiếc và đến năm 2020 cần 100 chiếc.

5.3 Nhu cầu lao động

Theo bản quy hoạch này, khi các diện tích ruộng trũng được chuyển đổi cơ cấu sản xuất để chuyển sang theo hướng phát triển thuỷ sản kết hợp với nông nghiệp và chăn nuôi thì sẽ cần một lực lượng lao động lớn gấp nhiều lần so với lao động thuỷ sản hiện nay. Cụ thể, năm 2015 sẽ cần 5.000 lao động, năm 2020 cần 9.000 lao động. Lực lượng lao động này, một phần đã từng tham gia sản xuất thuỷ sản và đã có kinh nghiệm nhất định trong việc thực hiện sản xuất nuôi thuỷ sản theo hướng nuôi mới. Lực lượng còn lại sẽ phải chuyền từ sản xuất nông nghiệp sang (hoặc kết hợp với sản xuất nông nghiệp do ruộng canh tác nông nghiệp đã được chuyển đổi). Bởi vậy, để đáp ứng nguồn lao động cho nuôi trồng thuỷ sản trong thời gian tới, việc cấp thiết là cần phải mở ngay các khoá tập huấn, đào tạo bằng các hình thức khác nhau để trang bị và nâng cao kiến thức về thuỷ sản cho người nuôi. Các cơ quan quản lý có liên quan sẽ phối hợp (quản lý nhà nước và khuyến ngư) để thực hiện nhiệm vụ này. Hình thức đào tạo hiệu quả nhất là đào tạo tại chỗ có kèm theo thực hành thông qua các mô hình trình diễn.

Bảng 24: Nhu cầu lao động sản xuất thuỷ sản

Đơn vị: Người

TT Danh mục

2008-2015

2016-2020

1 Lao động nuôi trồng thuỷ sản

4.650

8.500

2 Lao động khai thác thuỷ sản

350

500

Toàn tỉnh

5.000

9.000

5.4 Nhu cầu giống

Công nghệ sinh sản nhân tạo các đối tượng nuôi hiện nay đã được phổ biến rộng rãi. Giống các loại cá nước ngọt có thể được sản xuất tập trung tại các cơ sở sinh sản giống nhân tạo. Bởi vậy, số lượng con giống cung cấp cho sản xuất hoàn toàn chủ động, có thể được cung cấp từ 2 nguồn: cơ sở sản xuất giống và hộ gia đình.

Theo phương án quy hoạch được lựa chọn, nhu cầu con giống phục vụ cho phát triển thuỷ sản của tỉnh đến năm 2015 và năm 2020 như sau:

Bảng 25: Nhu cầu giống cho nuôi thả thuỷ sản Đơn vị: con

TT Danh mục

2008-2015

2016-2020

1 Giống cho nuôi trồng thuỷ sản

9.812.000

21.118.000

Giống cá

8.831.000

19.006.000

Giống tôm

981.000

2.112.000

2 Giống thả cho KTTS

5.715.000

7.266.000

Giống cá

5.715.000

7.266.000

Toàn tỉnh

15.527.000

28.384.000

5.5 Nhu cầu thức ăn

Với công nghệ nuôi đa dạng từ quảng canh cải tiến đến bán thâm canh cũng như sự đa dạng về đối tượng nuôi (cá thông thường, các loại thuỷ đặc sản) nên mức độ đầu tư và sử dụng các loại thức ăn có sự khác nhau ở các loại hình nuôi và đối tượng nuôi khác nhau. Nhu cầu thức ăn cho NTTS của tỉnh đến năm 2015 và năm 2020 được thể hiện trong bảng sau.

Bảng 26: Nhu cầu thức ăn cho nuôi trồng thuỷ sản

Đơn vị: tấn

TT Danh mục

2008-2015

2016-2020

1 Thức ăn tinh

5.100

12.500

2 Thức ăn xanh

72.600

149.500

5.6 Các dịch vụ hậu cần khác

Cơ sở hậu cần dịch vụ phục vụ cho nuôi trồng thuỷ sản hiện nay ở Gia Lai còn rất nhỏ, manh mún. Bởi vậy, để hỗ trợ hiệu quả cho việc phát triển nghề nuôi cá, ngoài con giống, thức ăn, các dịch vụ về hậu cần nghề cá khác như: hoá chất, thuốc phòng trừ dịch bệnh, ngư, lưới cụ,… cần được quan tâm phát triển. Mạng lưới dịch vụ này nên được hình thành dưới dạng các cơ sở hoặc cửa hàng bán ngư cụ cho nghề cá. Các cửa hàng này có thể hoạt động độc lập hoặc liên kết với các dịch vụ khác về chăn nuôi và nông nghiệp của tư nhân hoặc quốc doanh. Các cơ quan về khuyến nông, khuyến ngư có vai trò tích cực trong việc thúc đẩy mạng lưới này phát triển, đồng thời cung cấp các tư vấn cần thiết về dịch bệnh và thuốc phòng chữa cho người nuôi. Việc quản lý và kiểm soát các dịch vụ này sẽ được thực hiện qua các cơ quan kiểm dịch về thú y và thuỷ sản hoặc các bộ phận khuyến nông, ngư và cần được tiến hành thường xuyên chặt chẽ.

Số lượng các cơ sở dịch vụ nghề cá hình thành sẽ do thị trường điều tiết (tuỳ theo nhu cầu của từng khu vực) và nhiệm vụ của các cơ quan chức năng về quản lý thuỷ sản là cần phải kiểm tra, giám sát và quản lý tình hình hoạt động của các cơ sở này đúng hướng để an toàn cho người nuôi.

5.7 Cơ sở hạ tầng về thuỷ lợi cho vùng nuôi

Hiện nay, sản xuất thuỷ sản vẫn đang sử dụng hệ thống kênh, mương thuỷ lợi của nông nghiệp. Trong những năm tới, khi diện tích nuôi thuỷ sản tăng từ 1200 ha năm 2008 lên 2.180 ha năm 2015 và 3.580 ha năm 2020. Nhưng hiện tại các khu sản xuất thủy sản này thường nằm xen kẽ với các khu sản xuất nông nghiệp nên thuỷ sản và nông nghiệp vẫn phải dùng chung hệ thống thuỷ lợi hiện có. Như vậy, nhiệm vụ quan trọng của thuỷ lợi phải đảm bảo đáp ứng được yêu cầu cấp thoát nước cho cả sản xuất nông nghiệp và thuỷ sản. Theo như ước tính, lượng nước cần bổ sung thêm cho các khu ruộng trũng chuyển đổi sang NTTS tăng thêm khoảng 50% so với lượng nước hiện thời đang cung cấp cho sản xuất nông nghiệp (lúa).

Bởi vậy, nhu cầu nước thuỷ lợi cho thuỷ sản cần phải được đưa vào phương hướng phát triển thuỷ lợi của tỉnh đến năm 2020 để đảm bảo hệ số tưới tiêu đáp ứng được các yêu cầu phục vụ sản xuất. Còn giải pháp trước mắt để quản lý và sử dụng tốt hệ thống thuỷ lợi hiện thời cho cả nông nghiệp và thuỷ sản là:

Sử dụng hệ thống kênh, mương hiện có cho cả nông nghiệp và thuỷ sản.

Tiến hành bê tông hoá các kênh, mương cấp 1 và cấp 2 để tăng hiệu suất lưu chuyển nước.

Lịch thời vụ của sản xuất thuỷ sản là : tháng 3, tháng 4 (cấp nước – thả cá) và tháng 10, tháng 11 hoặc tháng 12 (tiêu nước – thu hoạch cá) nên đề nghị các cơ quan chức năng quản lý về thuỷ lợi nghiên cứu và phối hợp với cơ quan quản lý thuỷ sản đảm bảo hài hoà cấp thoát nước giữa nông nghiệp và thuỷ sản.

Mở rộng xã hội hoá xây dựng và quản lý hệ thống thuỷ lợi nuôi trồng thuỷ sản trên cơ sở khung pháp lý hữu hiệu, đảm bảo sự quản lý nhà nước về việc thực hiện quy hoạch và quản lý môi trường, chú trọng tới sự tham gia của người dân ngay từ khi quy hoạch và xây dựng dự án.

5.8 Các dự án đầu tư và nhu cầu vốn đầu tư

5.8.1 Các dự án trọng điểm cần đầu tư

5.8.1.1 Chương trình phát triển giống thuỷ sản

– Mục đích: Đảm bảo chủ động lưu giữ giống thuỷ sản đặc hữu ở địa phương. Đồng thời sản xuất và cung cấp đủ giống có chất lượng tốt, kịp thời vụ cho phát triển thuỷ sản của tỉnh Gia Lai.

– Các dự án:

Xây dựng trung tâm giống Thuỷ sản giai đoạn 2008-2015.

Nghiên cứu cơ cấu đàn giống nuôi.

Nghiên cứu và sản xuất thử nghiệm các giống thuỷ đặc sản bản địa.

Nâng cấp,cải tạo các trại giống.

– Thời gian thực hiện: 2008-2015

– Tổng vốn đầu tư: 12,5 tỷ đồng.( vốn Ngân sách nhà nước là 9 tỷ đồng )

5.8.1.2 Chương trình phát triển các vùng nuôi thuỷ sản hiệu quả và bền vững

– Đầu tư các công trình đầu mối

– Đầu tư kênh, mương nội đồng

– Tổng vốn đầu tư 2008-2015: 94 tỷ đồng( vốn NSNN 3 tỷ đồng )

– Tổng vốn đầu tư 2016-2020:167 tỷ đồng ( vốn NSNN là 10 tỷ đồng )

5.8.1.3 Các dự án chi tiết.

Mục đích: Đưa các vùng nước có khả năng để phát triển nuôi thuỷ sản, đặc biệt là các loại hình mặt nước ao hồ nhỏ và ruộng trũng.

– Các dự án:

Quy hoạch chi tiết các vùng nuôi thuỷ sản tập trung.

Phát triển nuôi thuỷ sản ao hồ nhỏ.

Phát triển nuôi thuỷ sản vùng ruộng trũng.

Phát triển nuôi và khai thác thuỷ sản hồ chứa.

– Tổng vốn đầu tư 2008-2015: 1,2 tỷ đồng ( vốn NSNN 1,2 tỷ đồng )

5.8.1.4 Chương trình phát triển khoa học công nghệ và khuyến ngư

– Tổng vốn đầu tư 2008-2015: 1,5 tỷ đồng ( vốn NSNN 1,5 tỷ đồng )

– Tổng vốn đầu tư 2016-2020: 2,5tỷ đồng ( vốn NSNN 2,5 tỷ đồng )

5.8.1.5 Chương trình phát triển nguồn nhân lực.

– Mục tiêu: Tập trung đào tạo nguồn nhân lực có trình độ khoa học kỹ thuật, kỹ năng, kỷ luật cao để có thể tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới trong NTTS.

Các dự án bao gồm:

– Các dự án bồi dưỡng, đào tạo tăng cường nguồn nhân lực cho cả cán bộ quản lý và người lao động.

– Các dự án nâng cấp các trung tâm khuyến ngư và chuyển giao công nghệ tỉnh.

– Tổng vốn đầu tư 2008-2015: 1,4 tỷ đồng ( vốn NSNN 1,4 tỷ đồng )

– Tổng vốn đầu tư 2016-2020: 2 tỷ đồng ( vốn NSNN 2 tỷ đồng )

5.8.2 Các dự án đầu tư tầu thuyền và ngư lưới cụ.

– Tổng vốn đầu tư 2008-2015: 13.650 tỷ đồng

– Tổng vốn đầu tư 2016-2020: 22.650 tỷ đồng.

6. Khái toán vốn đầu tư phát triển và hiệu quả

Bảng 27: Khái toán nhu cầu vốn đầu tư phát triển thuỷ sản tỉnh Gia Lai thời kỳ 2008 – 2015 và 2016 – 2020

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT

Danh mục

Giai đoạn 2008 – 2015

Giai đoạn 2016 – 2020

Tổng cộng

Tổng vốn đầu tư

Ngân sách

Tín dụng

Tự có

Tổng vốn đầu tư

Ngân sách

Tín dụng

Tự có

1

Đầu tư cơ sở SX giống

12.5

9

2

1.5

12.5

1.1

Xây dựng trung tâm giống tỉnh

9

9

9

1.2

Nâng cấp các trại giống

3.5

2

1.5

3.5

2

Phát triển các vùng nuôi thuỷ sản

94

3

58

33

167

10

109

48

261

2.1

Đầu tư các công trình đầu mối

10

3

5.000

2.000

17

10

4

3

27

2.2

Đầu tư kênh, mương nội đồng

84

53

31

150

105

45

234

3

Xây dựng các dự án chi tiết

1.2

1.2

1.2

4

Phát triển KH-CN và khuyến ngư

1.5

1.5

2.5

2.5

4

5

Đào tạo nguồn nhân lực

1.4

1.4

2

2

3.4

6

Đầu tư tầu thuyền và ngư lưới cụ

13,650

9.555

4.095

22.65

14.355

8.295

36.3

2.1

Đóng mới tàu thuyền

10.5

7.35

3.15

15

9

6

25.5

2.2

Nâng cấp tàu thuyền và ngư lưói cụ

3.15

2.205

945

7.65

5.355

2.295

10.8

1

Tổng cộng

124,25

16,1

69,555

38,595

194,15

14,5

123,355

56,295

318.4

Tỷ lệ

100

12,95

55,97

31,06

100

7,46

63,53

28,99

Khái toán nhu cầu vốn đầu tư phát triển và hiệu quả kinh tế được tính theo giá hiện hành năm 2007, không tính đến tỷ lệ lạm phát qua các thời kỳ. (Bảng 27).

Khái toán nhu cầu vốn đầu tư phát triển cho phương án quy hoạch được trình bày trong bảng cho thấy: để phát triển ngành Thuỷ sản tỉnh Gia Lai đạt được các mục tiêu của phương án chọn cần tập trung một số lượng vốn đầu tư khá lớn, cho cả thời kỳ từ 2008 – 2020 là 318,4 tỷ đồng.Trong đó:

Giai đoạn 2008 – 2015 là 124,25 tỷ đồng, phân bổ theo nguồn vốn như sau:

– Nguồn vốn ngân sách: 16,1 tỷ đồng (chiếm 12,95%).

– Nguồn vốn tín dụng: 69,555 tỷ đồng (chiếm 55,97%).

– Nguồn vốn tự có: 38,595 tỷ đồng (chiếm 31,06%).

Giai đoạn 2016 – 2020 là 194,15 tỷ đồng, phân bổ theo nguồn vốn như sau:

– Nguồn vốn ngân sách: 14,5 tỷ đồng (chiếm 7,46%).

– Nguồn vốn tín dụng: 123,355 tỷ đồng (chiếm 63,53%).

– Nguồn vốn tự có: 56,295 tỷ đồng (chiếm 28,99%).

Nguồn vốn ngân sách: Đầu tư cho các hạng mục Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng cho phát triển nghề cá (xây dựng cơ sở hạ tầng chung của vùng nuôi, trung tâm giống tỉnh), phát triển khoa học công nghệ, tăng cường năng lực quản lý và một số hoạt động phát triển ngành khác (khuyến ngư, hội họp…).

Nguồn vốn tín dụng, tự có: Đầu tư cho các hạng mục xây dựng cơ bản nội đồng vùng nuôi, đóng mới và nâng cấp cải hoán tàu thuyền, nâng cấp các trại giống.

Do ngành thủy sản địa phương có mức xuất phát điểm rất thấp cần một lượng vốn đầu tư tương đối lớn từ ngân sách để hỗ trợ cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo cú hích cho sự phát triển nên tỷ lệ vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước cho cả giai đoạn từ 2008 – 2015 là 16,1 tỷ đồng, chiếm tới 12,95%.

Để ngành Thủy sản tỉnh Gia Lai có thể vươn lên hoà nhập với nhịp độ phát triển chung của cả nước vào những năm của thập kỷ thứ hai của thế kỷ 21, ngoài sự nỗ lực của tỉnh là chủ yếu thì sự hỗ trợ đầu tư của Nhà nước, Ngành đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra cú hích ban đầu cho tỉnh, và mức đầu tư trên đây cũng không vượt quá khả năng của nền kinh tế nước ta và của tỉnh trong xu hướng hội nhập kinh tế nếu các Sở, Ban, Ngành Kế hoạch đầu tư và Tài chính thấy được mức độ cần thiết và nhu cầu của việc đầu tư vào thuỷ sản cũng phải tương đương với mức đầu tư trung bình vào lĩnh vực nông nghiệp (không có thuỷ sản) trong nhiều năm qua.

6.2 Hiệu quả kinh tế-xã hội.

Quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Gia Lai được thực hiện theo phương án chọn sẽ đảm bảo cho ngành thủy sản của tỉnh phát triển thành ngành sản xuất hàng hoá hiệu quả và bền vững.

Tạo ra khối lượng sản phẩm thủy sản đến năm 2015 là 4.295 tấn và năm 2020 là 9.051 tấn, góp phần cùng ngành thủy sản cả nước đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng của thị trường nội địa cũng như xuất khẩu.

Giá trị sản xuất toàn ngành thuỷ sản năm 2015 ước tính đạt khoảng 80 tỷ và đến năm 2020 đạt 225 tỷ đồng chiếm tỷ trọng từ 1-2% giá trị GDP toàn tỉnh.

Tác động mạnh mẽ đến chuyển đổi phương thức sản xuất, tăng hàm lượng kỹ thuật trong sản xuất kinh doanh thuỷ sản.

Góp phần giải quyết việc làm đến năm 2015 cho 5.000 lao động, năm 2020 cho 9.000 lao động.

Góp phần xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh lương thực thực phẩm cho người dân, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản, gìn giữ an toàn môi trường sinh thái.

Góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện mức sống giữ vững trật tự xã hội và an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh.

7. Các giải pháp thực hiện quy hoạch

7.1 Giải pháp về thể chế chính sách

Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển thuỷ sản.

– Xây dựng cơ chế chính sách để khuyến khích mọi thành phần kinh tế, huy động mọi nguồn lực đầu tư, thực hiện xã hội hoá nghề nuôi trồng thuỷ sản để thu hút các tổ chức, cá nhân đầu tư vào hoạt động nuoi trồng , khai thác , bảo quản và tiêu thụ sản phẩm, nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển thuỷ sản trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, thực cac chính sách khuyến khích thu hút ưu đãi đầu tư theo tinh thần NĐ số 35/202/NĐ-CP ngày 29/03/2002 của Chính phủ, NĐ số 51/1999/NĐ-CP ngày 8/07/1999 của Chính phủ về việc ban hành chi tiết thi hành luật khuyến khích đầu tư trong nước(sửa đổi), QĐ số 84/2006 của UBND tỉnh v/v ban hành chính sách thu hút đầu tư đối với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư vào Gia Lai.

– Hoàn thiện chính sách vay vốn tín dụng đầu tư phát triển thuỷ sản phù hợp với chu trình sản xuất thủy sản: Tăng nguồn vốn vay trung và dài hạn phù hợp, đặc biệt là cho xây dựng cơ sở hạ tầng. Số lượng vốn vay cần phải đáp ứng đủ cho nhu cầu đầu tư của người dân. Thủ tục vay vốn cần được đơn giản hơn, giảm bớt phiền hà cho người vay.

Sử dụng đất và mặt nước

– Đối với hộ gia đình, cá nhân: Thời hạn giao đất, thuê đất, đất có mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản theo hình thức quảng canh, quảng canh cải tiến… căn cứ vào phương án sản xuất, dự án được duyệt từ 20 năm trở lên.

– Đối với các nhà đầu tư: Thời hạn giao đất, thuê đất có mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản theo hình thức công nghiệp (Thâm canh, bán thâm canh năng suất cao) căn cứ vào dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt và tình hình thực tế tại địa phương, thời hạn tối thiểu là 30 năm trở lên trên cơ sở tham vấn ý kiến của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn và tuân theo quy hoạch phát triển thuỷ sản. Khi hết thời hạn nếu nhà đầu tư có nhu cầu tiếp tục sử dụng và trong quá trình sử dụng đất có mặt nước chấp hành đúng luật đất đai, tuỳ điều kiện cụ thể thì được gia hạn giao, thuê đất đó để tiếp tục sử dụng. Các nhà đầu tư khi đầu tư vào ngành thuỷ sản phải được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư (áp dụng khi nguồn vốn đầu tư vào vùng sâu, vùng xa) theo luật đầu tư và chính sách ưu đãi đầu tư của tỉnh Gia Lai.

– Hoàn thiện chính sách hỗ trợ việc chuyển đổi đất ruộng sang NTTS.

Đối với các chính sách về thuế và hỗ trợ phát triển:

Thực hiện Nghị định số 43/1999/NĐ-CP ngày 29/6/1999 của Chính phủ về hỗ trợ nguồn vốn tín dụng ưu đãi cho lĩnh vực NTTS.

Thực hiện Nghị định 56/2005/NĐ-CP ngày 26 tháng 4 năm 2005 của chính phủ về khuyến nông, khuyến ngư.

Thực hiện Quyết định số 02/2001/QĐ-TTg ngày 2/1/2001 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ đầu tư phát triển đối với dự án sản xuất hàng xuất khẩu và dự án nông nghiệp.

Đối với các chính sách về đầu tư, tài chính và tín dụng:

Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách để phát triển ngành thuỷ sản. Đồng thời ưu tiên giành nguồn vốn ngân sách để xây dựng cơ sở hạ tầng như: Trung tâm giống cấp I, các công trình đầu mối, các chương trình khuyến ngư, đào tạo, chuyển giao kỹ thuật và công nghệ NTTS.

Để đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thuỷ sản các tỉnh Gia Lai, góp phần thực hiện công tác xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cho người lao động. Trong thời gian tới, Cơ quan QLNN về thuỷ sản cần xây dựng các điểm trình diễn mô hình để giúp cho người dân nắm bắt dược các kỹ thuật tiên tiến và giúp dân nhanh chóng ứng dụng vào thực tế sản xuất. Theo Thông tư 30/TTLT – BTC-BNN&PTNT-BTS ngày 6/4/2006 đã hướng dẫn mức hỗ trợ cho các mô hình cho người nghèo miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo tối đa 80% mức chi giống và 60% mức chi thức ăn (mức cũ 60% giống, 40% thức ăn theo văn bản số: 2698TC/NLTL ngày 19/10/1994 của Bộ Tài chính về một số mức chi phục vụ cho công tác khuyến nông lâm ngư).

7.2 Giải pháp về giống và thức ăn cho thuỷ sản

1. Giải pháp về giống:

Nhu cầu về số lượng giống cá là 14,5 triệu con vào năm 2015 và 26,3 triệu con vào năm 2020.

Nhu cầu về số lượng giống tôm càng xanh là 1 triệu con vào năm 2015 và 2,1 triệu con vào năm 2020.

Để đảm bảo nhu cầu và chủ động về nguồn giống cần xây dựng tại tỉnh một trung tâm sản xuất giống cấp I cùng các trại vệ tinh trong tỉnh với tổng công suất 50 triệu cá bột/năm, đảm bảo cung cấp được 70% lượng cá bột để ương lên cá giống cho tỉnh.

Lượng giống thiếu hụt phải nhập thêm từ các tỉnh khác như Đắc Lăk, Bình Định, Tp. Hồ Chí Minh và một số tỉnh Tây Nam Bộ.

Khuyến khích tư nhân tham gia đầu tư vào lĩnh vực ương và cung ứng giống thuỷ sản.

2. Giải pháp về thức ăn

Do thức ăn công nghiệp cho cá nước ngọt hiện thời chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất cả về chất lượng và số lượng, giá thành lại cao nếu so với giá sản xuất. Các thức ăn chăn nuôi hiện vẫn được dùng cho cả nuôi cá như các loại cám tổng hợp. Thức ăn cho cá dạng viên chủ yếu mới được dùng trong các cơ quan nghiên cứu hoặc các đề tài thử nghiệm. Bởi vậy, kế hoạch phát triển về thức ăn cho cá sẽ không dựa chủ yếu vào nguồn thức ăn công nghiệp mà sẽ sử dụng thức ăn chế biến tại các hộ gia đình. Dự kiến lượng thức ăn tự chế cần bổ sung năm 2015 là 5.100 tấn và 12.500 tấn vào năm 2020. Các thức ăn này được chế từ các loại cá tạp, giá trị thấp, các loại sản phẩm và phụ phẩm của nông nghiệp, chăn nuôi hay chế biến thực phẩm (trong quy hoạch này được gọi là thức ăn tổng hợp để phân biệt với thức ăn công nghiệp dành cho tôm càng xanh). Hơn nữa căn cứ vào đặc điểm kinh tế xã hội tỉnh Gia Lai là một tỉnh có nền nông nghiệp phát triển, đa dạng về hình thức sản xuất từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi thuỷ sản và chế biến quy mô nhỏ nên nguồn nguyên liệu cho chế biến thức ăn chăn nuôi tương đối phong phú. Ngoài ra, các thức ăn bổ sung chủ yếu là thức ăn tự chế mang tính tận dụng các sản phẩm nông nghiệp, chăn nuôi hoặc sinh hoạt của gia đình như cám, bã, bột, cá tạp, cỏ, lá, thức ăn tổng hợp thừa của chăn nuôi.

Các hộ gia đình nuôi cá có thể tận dụng các loại sản phẩm hoặc phụ phẩm của nông nghiệp trong gia đình để chế biến thức ăn theo công thức như sau:

Bột ngô, cám gạo 60-70%

Đỗ tương 10-15%

Khô dầu, bã mắm 5-10%

Bột cá nhạt 3-5%

Bột sẵn, bột mì 10%

Ngoài ra bổ sung thêm một số yếu tố vi lượng theo hàm lượng sau: 0,4 g CuSO4; 0,1 g KI ; 0,2 g MnSO4 và 0,15 g CaCL2 vào 100 kg thức ăn.

Các thành phần nguyên liệu được nghiền nhỏ, trộn đều rồi cho vào máy đùn để sản xuất thành dạng viên.

Kết hợp với ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm để đánh giá nhu cầu và nguồn nguyên liệu để xây dựng một nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi tại tỉnh.

7.3 Giải pháp về chuyển đổi cơ cấu sản xuất

 UBND tỉnh chỉ đạo UBND các huyện có tiềm năng ruộng trũng thành lập Ban chỉ đạo chuyển đổi đất ruộng trũng sang NTTS. Tuyên truyền chủ trương chuyển đổi ruộng trũng cấy lúa năng suất thấp sang nuôi trồng thuỷ sản đến từng hộ có diện tích canh tác nằm trong vùng dự định quy hoạch để nhân dân tham gia bàn bạc, thoả thuận việc dồn điền đổi thửa cho nhau.

Từng địa phương khi tiến hành chuyển đổi phải quy hoạch mặt bằng tổng thể từng vùng, diện tích tối thiểu 1 vùng phải đạt từ 5 ha trở lên, có hệ thống thuỷ lợi hoàn chỉnh mương tưới, kênh tiêu và cống điều tiết nguồn nước đảm bảo sản xuất lâu dài không bị ô nhiễm. Các ao nuôi được bố trí diện tích từ 0,5 – 1 ha, đạt yêu cầu kỹ thuật nuôi theo phương pháp công nghiệp, sản xuất thuỷ sản tập trung làm hàng hoá.

Ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng cho các khu NTTS hàng hóa tập trung, nhất là hệ thống thuỷ lợi, trạm bơm, hệ thống cấp thoát nước để đảm bảo sản xuất ổn định và bền vững, việc đào ao nuôi do các hộ tự thi công theo đúng quy hoạch đã được duyệt.và tổ chức sản xuất chủ yếu do địa phương và nhân dân cùng làm có 1 phần hỗ trợ của Nhà nước theo chương trình 224 và nguồn vốn chuyển dịch cơ cấu kinh tế hàng năm của tỉnh. Thực hiện các chương sách ưu đãi cho các chủ đầu tư nuôi trồng thuỷ sản ở các vùng sâu, vùng xa.

Ưu tiên hỗ trợ vốn cho việc chuyển giao công nghệ nuôi các đối tượng mới vào nuôi trồng thuỷ sản. Như các đối tượng nước ngọt là tôm Càng Xanh, cá Chim trắng, cá Trắm, Trôi, Rô Phi đơn tính và một số loại cá truyền thống có giá trị kinh tế cao, nhằm nâng cao giá trị thu nhập trên 1 đơn vị diện tích, tạo nhiều việc làm và thực hiện có hiệu quả chương trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn.

Khuyến khích các địa phương có diện tích ruộng trũng sản xuất lúa hiệu quả thấp, (cấy 1 vụ không chắc ăn) xây dựng quy hoạch chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản và phát triển mô hình kinh tế trang trại, VAC… nhằm khai thác hiệu quả các loại hình mặt nước này. Hỗ trợ vốn thích đáng cho chuyển đổi các khu ruộng trũng và các vùng bán ngập sang nuôi thuỷ sản cụ thể: Những nơi có dự án khả thi được cấp có thẩm quyền phê duyệt được hưởng các mức hỗ trợ sau:

1- Ngân sách tỉnh hỗ trợ kinh phí điều tra, khảo sát, thiết kế, quy hoạch và lập dự án. Hỗ trợ kinh phí cho việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng ruộng đất khi xây dựng quy hoạch.

2- Ngân sách tỉnh hỗ trợ kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng các dự án trong vùng quy hoạch gồm: Xây dựng cầu cống chính, trạm bơm cục bộ, đường điện chính, trạm điện.

3- Các hộ có diện tích sử dụng trong vùng dự án từ 2000m2 trở lên được UBND xã cho phép xây dựng nhà bảo vệ không kiên cố có diện tích sử dụng tối đa không quá 20m2 trên phần diện tích đất được giao. (Khi không có nhu cầu sử dụng phải tự dỡ bỏ công trình).

4- Để khuyến khích các hộ chuyển đổi ruộng đất trong vùng dự án, ngân sách tỉnh hỗ trợ lệ phí chuyển đổi ruộng đất.

7.4 Giải pháp về tổ chức và quản lý sản xuất.

Về tổ chức ngành:

Đối sở Nông nghiệp&PTNT là cơ quan tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện chức năng QLNN về thuỷ sản, có trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển thuỷ sản phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH và phát triển nông nghiệp, nông thôn của tỉnh theo hướng CNH, HĐH.

Phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng và các địa phương để triển khai thực hiện các mục tiêu phát triển thuỷ sản. Đồng thời áp dụng các biện pháp để ứng dụng những thành tựu KHKT và công nghệ về nuôi trồng, khai thác, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản.

Lập các dự án xây dựng TT giống thuỷ sản cấp I, hình thành các trại giống cấp II và các điểm sản xuất, tiêu thụ giống thuỷ sản, đáp ứng nhu cầu phát triển thuỷ sản của tỉnh.

Xây dựng và triển khai thực hiện chương trìng dự án khuyến ngư, xây dựng các mô hình, loại hình NTTS, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật nuôi thuỷ đặc sản. Tổ chức đào tạo, tập huấn chuyển giao kỹ thuật-công nghệ NTTS cho nông dân trong sản xuất nuôi trồng, đánh bắt ,bảo quản chế biến và tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản.

Đối với sở Công thương có trách nhiệm phối hợp với sở Nông nghiệp&PTNT cùng với các địa phương tổ chức tốt mạng lưới đại lý và các chợ tiêu thụ cá ở các vùng nông thôn. Tăng cường tuyên truyền, khuyến cáo, cung cấp thông tin cho nông dân có điều kiện tiếp cận với thị trường, tạo đầu ra ổn định cho người sản xuất, đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ của hệ thống thương lái để giúp nông dân tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản được thuận lợi.

Đối với sở LĐ-TBXH và ngân hàng chính sách cần quan tâm hỗ trợ cho vay từ nguồn vốn ưu đãi lãi xuất thấp, từ chương trình dự án 120 hỗ trợ việc làm để các hộ nông dân, nhất là các hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số có điều kiện đầu tư đào ao thả cá, góp phần tăng thêm thu nhập để cải thiện đời sống, thực hiện mục tiêu XĐGN trên địa bàn.

Đối với Trung tâm giống thuỷ sản khi được hình thành sẽ trở thành cơ sở trực tiếp ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về sản xuất các loại cá giống, giống thuỷ đặc sản chất lượng cao để cung ứng cho nhu cầu nuôi thả của nông dân. Đồng thời, phối kết hợp cùng với các phòng kinh tế, phòng Nông nghệp nông thôn của các huyện, thị xã, thành phố và các cơ qua chức năng tiếp nhận và triển khai các dự án khuyến ngư, hướng dẫn tập huấn kỹ thuật, giúp bà con nông dân nắm vững kiến thức nuôi trồng, phòng trừ dịch bệnh, đánh bắt, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản.

Tại các hồ chứa do ngành Điện lực và thuỷ lợi quản lý nếu kết hợp với nuôi cá cần có sự phối hợp với các ngành liên quan trong việc điều chỉnh mực nước hồ. Một khó khăn nữa trong việc nuôi cá trong hồ chứa là mực nước thay đổi thất thường do các điều kiện thuỷ văn tác động và rất khó đánh bắt. Giải pháp cho việc phát triển NTTS trong hồ chứa là có đối tượng nuôi phù hợp, mùa vụ và hình thức nuôi thích hợp. Tại Gia Lai nuôi cá trong hồ chứa chỉ nên triển khai ở các eo ngách nhỏ. Đối với hồ chứa ít eo ngách nên tổ chức hình thức nuôi lồng.

Ngoài ra tỉnh Gia Lai cần nhân rộng mô hình tổ chức hợp tác trong đầu tư NTTS theo mô hình “3 nhà” hoặc “4 nhà” thông qua liên doanh giữa những người (cả trong nước và nước ngoài) có đất, người có vốn (tư nhân, tập thể, tổ chức pháp nhân, kể cả ngân hàng), người có kỹ thuật và công nghệ.

Khuyến khích phát triển mô hình trang trại trở thành một đơn vị sản xuất chính. Phát huy năng lực khu vực tư nhân và các đại lý trong việc cung cấp các dịch vụ.

Hình thành mô hình đồng quản lý tại các hồ chứa thuỷ điện lớn của Gia Lai trong tương lai như hồ thuỷ điện sông Ba Hạ, hồ thuỷ điện An Khê – Ka Nát .. để đồng bào dân tộc ven hồ được phân quyền quản lý nguồn lợi và là đối tượng hưởng lợi trực tiếp từ mô hình này.

7.5 Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực, khoa học công nghệ và khuyến ngư

– Để nâng cao năng lực quản lý và kỹ thuật cho ngành thuỷ sản thông qua đào tạo tại chỗ, có thể được thực hiện theo các cách sau:

Các địa phương cần có kế hoạch đào tạo cấp tốc kỹ thuật viên cho một số cán bộ địa phương hoặc một số hộ dân ở các vùng nuôi tập trung để làm nòng cốt cho phong trào. Có thể mời chuyên gia của các viện nghiên cứu NTTS, các trường đại học vừa giảng dạy vừa xây dựng mô hình thí nghiệm.

Bổ sung cán bộ trẻ (những kỹ sư vừa tốt nghiệp đại học chuyên ngành thuỷ sản hoặc có liên quan) vào các cơ sở sản xuất kinh doanh thuỷ sản để nâng cao kinh nghiệm thực tế về chuyên ngành, chuẩn bị cho lớp cán bộ quản lý kế cận.

Đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn về kỹ thuật và kỹ năng quản lý thuỷ sản cho các cán bộ quản lý hiện thời (nhưng chưa có chuyên ngành thuỷ sản). Công tác đào tạo này cần được thực hiện hàng năm.

Tập huấn cho ngư-nông dân: Các bộ phận quản lý thuỷ sản nên phối hợp với bộ phận khuyến nông và khuyến ngư để mở các lớp tập huấn cho nông dân hàng vụ, hàng năm, đặc biệt là các lớp tập huấn đầu bờ (giống như nông nghiệp) để giúp người dân tiếp cận với các tiến bộ kỹ thuật trong ngành thuỷ sản.

– Thay thế hệ thống đào tạo không theo nhu cầu thị trường, tiếp cận từ ngoài vào bằng hệ thống đào tạo theo nhu cầu thị trường.

– Tích cực phổ biến các yêu cầu, chuẩn mực quốc tế trong đào tạo nguồn nhân lực cũng như áp dụng công nghệ mới. Trong quá trình đào tạo cần giảm đào tạo lí thuyết, tăng cường thời gian thực hành.

– Phối hợp với các Viện nghiên cứu NTTS để lựa chọn và du nhập công nghệ tiên tiến phù hợp với điều kiện nghề cá của tỉnh trong các lĩnh vực: nuôi, khai thác thuỷ sản, sản xuất giống và chuyển giao công nghệ, nuôi thâm canh cá truyền thống trong ao hồ nhỏ, ruộng trũng, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch; nghiên cứu quy trình nuôi các loài cá có giá trị kinh tế bản địa, quy trình thả và khai thác cá hồ chứa.

7.6 Giải pháp về môi trường

– Bản quy hoạch này đưa ra hai phương thức nuôi cơ bản cho các hoạt động NTTS trên các vùng ruộng trũng chuyển đổi, vùng bán ngập và các hồ chứa tại Gia Lai là bán thâm canh và quảng canh cải tiến. Bởi vậy, ảnh hưởng của chất thải từ các khu nuôi đến môi trường xung quanh sẽ không trầm trọng như các diện tích nuôi thâm canh hoặc nuôi tôm nước lợ. Tuy nhiên, các biện pháp phòng ngừa cũng nên được khuyến cáo và áp dụng rộng rãi trong sản xuất. Một số biện pháp sau đây cần được áp dụng đầy đủ để đảm bảo sự an toàn về mặt môi trường dịch bệnh đối với các vùng canh tác xung quanh:

– Khuyến cáo thực hiện đầy đủ các biện pháp tẩy dọn ao nuôi trước khi bắt đầu một vụ nuôi mới.

– Khi cá, tôm bị bệnh tuyệt đối không được xả nước hoặc vét bùn ra môi trường xung quanh.

– Trong các khu nuôi tập trung và các khu vực nuôi theo hình thức sản xuất hàng hoá, việc thực hiện các biện pháp về xử lý chất và nước thải cũng như việc cấp thoát nước cần được tuân theo các quy định chung cho toàn bộ các hộ tham gia (theo mô hình đồng quản lý) nghiêm ngặt để đảm bảo an toàn cho toàn bộ khu nuôi.

– Do các diện tích nuôi từ ruộng trũng chuyển đổi thường nằm xen kẽ trong các diện tích sản xuất nông nghiệp nên việc cấp nước vào khu nuôi NTTS thường phải đi qua hoặc có sự tiếp xúc với hệ thống kênh mương của nông nghiệp. Nguy cơ ô nhiễm các loại hoá chất bảo vệ thực vật cũng như thuốc trừ sâu là khá cao. Việc giám sát môi trường nước xung quanh và điều tiết việc cấp thoát nước giữa sản xuất thuỷ sản và nông nghiệp là rất cần thiết và cần có sự phối hợp nhịp nhàng về thời vụ giữa hai bên.

7.7 Giải pháp về thị trường

Để tạo điều kiện cho những người nuôi trồng thuỷ sản tiêu thụ sản phẩm một cách thuận tiện với giá cả hợp lý, cần áp dụng một số giải pháp:

– Quản lý chặt chẽ chất lượng và duy trì sản lượng nuôi trồng thuỷ sản ổn định đảm bảo uy tín trên thị trường.

– Hợp tác chặt chẽ giữa những người nuôi và các tổ chức dịch vụ tiêu thụ sản phẩm. UBND huyện phối hợp với Chi cục thuỷ lợi – thuỷ sản và các ban ngành liên quan tổ chức cho người dân được tiếp xúc trực tiếp với các doanh nghiệp chế biến các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ để thu mua sản phẩm nuôi các đối tượng như cá Tra (các nhà máy, xí nghiệp chế biến sản phẩm đông lạnh). Các doanh nghiệp thu mua cần thường xuyên cập nhật thông tin cho người nuôi để người dân có thể tiêu thụ sản phẩm đúng lúc, đúng thời điểm.

– UBND huyện phối hợp với khuyến ngư và các doanh nghiệp đông lạnh mở các lớp tập huấn cho người nuôi về phương pháp bảo quản sản phẩm sau thu hoạch để giữ được chất lượng sản phẩm trước khi bán, tránh việc phải bán hạ giá do bảo quản sản phẩm không tốt.

8. Giải pháp về tổ chức và thực hiện quy hoạch

Tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch: sau khi quy hoạch tổng thể được UBND tỉnh Gia Lai thông qua, cần khẩn trương tiến hành phổ biến rộng rãi báo cáo quy hoạch cho các cấp chính quyền, các ban ngành và tới cả người dân; chỉ đạo cấp huyện tiến hành xây dựng quy hoạch của địa phương cho phù hợp với quy hoạch tổng thể; Đồng thời, tiến hành ngay việc bố trí vốn để quy hoạch chi tiết cho từng địa phương. Khẩn trương xây dựng các dự án khả thi để trình các cấp chính quyền phê duyệt.

Phân công trách nhiệm của các ban ngành đối với việc triển khai thực hiện quy hoạch:

1. UBND tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện theo quy hoạch được duyệt, đồng thời chỉ đạo định kỳ đánh giá việc thực hiện quy hoạch để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với tình hình biến đổi của thị trường và kinh tế-chính trị-xã hội trong nước và thế giới.

2. Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành liên quan chỉ đạo các địa phương, các doanh nghiệp lập quy hoạch chi tiết, kế hoạch và các dự án phát triển thuỷ sản đồng thời đưa ra các biện pháp đảm bảo phát triển bền vững, an toàn.

3. UBND các cấp huyện và xã huy động và bố trí các nguồn lực phối hợp với các cơ quan chuyên ngành tổ chức xây dựng các quy hoạch chi tiết và các dự án cụ thể để phát triển thuỷ sản ở địa phương mình trên tinh thần tuân thủ quy hoạch chung.

4. Các sở, ban ngành liên quan tuỳ theo chức năng và nhiệm vụ của mình phối hợp với UBND tỉnh và Sở Nông nghiệp & PTNT trong việc triển khai thực hiện quy hoạch phát triển thuỷ sản chung.

9. Kết luận

Quy hoạch phát triển ngành thủy sản tỉnh Gia Lai đến 2015 và tầm nhìn đến 2020 với quan điểm cơ bản là tiếp tục phát triển ngành thủy sản trên cơ sở hiệu quả, ổn định và bền vững trong mối quan hệ liên ngành, gắn với nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc phòng, bảo đảm an toàn môi trường sinh thái.

Mục tiêu, phương án quy hoạch, các giải pháp cùng các chương trình dự án được xây dựng trong quy hoạch thể hiện bước đi của ngành thủy sản trong thời kỳ từ 2008 – 2015 và 2016 – 2020 là cơ sở cho các bước phát triển tiếp theo.

Để thực hiện được quy hoạch không thể chỉ trông chờ vào phát triển tự phát mà cần phải có sự chuyển đổi mạnh mẽ trong cơ cấu đầu tư, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, phát triển và hoàn thiện đồng bộ cơ sở hạ tầng cho ngành thủy sản cùng với các ngành liên quan: thủy lợi, giao thông, điện, nước, thông tin, … Chỉ có thực hiện sự tập trung đầu tư như vậy ngành Thuỷ sản tỉnh Gia Lai mới có thể thực hiện đúng phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế-xã hội vùng Tây Nguyên đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 của Chính phủ.

Kiến nghị:

– Để phát triển Thuỷ sản ngành thuỷ sản tỉnh Gia Lai cần phải tiến hành những bước sau:

– Hoàn chỉnh bộ máy quản lý ngành từ tỉnh đến huyện mà nhiệm vụ đầu tiên là xây dựng mạng lưới khuyến ngư, chuyển giao công nghệ và kỹ thuật nuôi cho người dân. Trước mắt cần bố trí một cán bộ thuỷ sản trong biên chế của trạm khuyến nông tại các huyện trọng điểm như: Chư Sê, Phú Thiện, Chư Prông và những huyện có tiềm năng phát triển thuỷ sản trong tương lai như KBang, Krông Pa…

– Gắn công tác định canh, định cư với việc xây dựng các mô hình NTTS, để hướng dẫn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ cho đồng bào dân tộc thiểu số.

– Cần nghiên cứu và đề ra phương án quản lý tổng hợp đối với các hồ chứa thuỷ lợi, thuỷ điện trên địa bàn toàn tỉnh (giảm thiểu xung đột giữa các ngành).

– Nhà nước hỗ trợ tỉnh Gia Lai xây dựng Trung tâm giống cấp I để đáp ứng nhu cầu giống cho phát triển thuỷ sản của tỉnh trong giai đoạn tới.

– Cần thiết lập Quỹ tín dụng trong Ngân hàng phát triển Nông nghiệp tại các địa phương với mục tiêu cho vay lãi suất ưu đãi để phát triển NTTS ./.

CHỦ ĐẦU TƯ: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIA LAI

ĐƠN VỊ TƯ VẤN LẬP QUI HOẠCH

Trung tâm Tư vấn & Quy hoạch phát triển Thuỷ sản, số 10 Nguyễn Công Hoan, Hà Nội

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Thuỷ sản, 1996. Nguồn lợi Thuỷ sản Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp.

2. Bộ Thuỷ sản, 1998. Tiêu chuẩn Ngành Thuỷ sản 28 TCN 123:1998: Quy trình nuôi cá chép V1 thương phẩm.

3. Sở NN & PTNT Cần Thơ – Chi Cục Bảo vệ và PTNL Thuỷ sản, 1998. Kỹ thuật nuôi cá thâm canh.

4. Trường trung học Thuỷ sản IV, 1993. Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt: Phần nuôi cá thịt. Nhà xuất bản Nông nghiệp.

5. Viện NC NTTS III “Báo cáo chuyên đề Hiện trạng NTTS khu vực Tây Nguyên 2005”

6. Các báo cáo tổng kết các năm 2004 – 2005 của các huyện trong tỉnh Gia Lai.

7. Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế-Xã hội tỉnh Gia Lai 2006-2010 và định hướng đến 2015

8. Quy hoạch tỏng thể phát triển Kinh tế-Xã hội các huyện 2006- 2010

9. Cục Thống kê Gia Lai, 2004. Niên giám thống kê tỉnh Gia Lai năm 2004.2005

10. Các bản đồ nền số hoá tỉnh Gia Lai.

11. Hội Nghề cá Việt Nam (Vinafis), 2004. Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá rô phi đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.

12. Sở khoa học và công nghệ tỉnh Gia Lai. Báo cáo đánh giá cân bằng nước, định hướng sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

13. Trạm dịch vụ NTTS tỉnh Gia Lai. Điều tra cơ sở sinh học nghề cá và các yếu tốc môi trường tại lòng hồ Ayun Hạ.

14. Kết quả điều tra bước đầu về nguồn lợi thuỷ sản một số vùng ở Tây Nguyên – Nguyễn Hữu Tường.

15. Báo cáo kết quả khảo sát về thuỷ sản ở một số thuỷ vực tỉnh Gia Lai – Kon Tum – Hà Ký và cộng tác viên.

16. Thành phần giốn loài cá nước ngọt Gia Lai – Kon Tum – Phạm Đình Văn. Đại học Thuỷ sản.

17. Kết quả điều tra nhanh nghề cá lưu vực sông Srêpôk, Việt Nam; Viện nghiên cứu NTTS 3.

18. Các công trình nghiên cứu khoa học thuỷ sản – Vụ khoa học công nghệ – Bộ Thuỷ sản.

19. Báo cáo Quy hoạch nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2010.

20. Quy hoạch thuỷ lợi tỉnh Gia Lai – Viện quy hoạch thuỷ lợi.

21. Đề án Đầu tư phát triển thuỷ lợi vừa và nhỏ vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa tỉnh Gia Lai giai đoạn 2006-2010-Sở NN & PTNT Gia Lai.

22. Điều tra thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý phù hợp về sản xuất kinh doanh giống cây trồng, giống vật nuôi trên địa bàn toàn tỉnh – Sở khoa học công nghệ tỉnh Gia Lai.

23. Dự án đầu tư nuôi cá lồng trong lòng hồ Ayun Hạ-Công ty khai thác công trình thuỷ lợi Gia Lai.

24. Niên giám thống kê tỉnh Gia Lai năm 2007.

https://i0.wp.com/www.kinhtenongthon.com.vn/Uploaded/thanduong/Nam%202007/Thang%2011/Ngay%2026/t12t.jpg

 Đăng trượt bắt cá sau tràn xả lũ hồ Ayunhạ của Ông Trần Anh Kiệt Giám đốc xí nghiệp NTTS Miền Trung-Dự Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Gia Lai lần thứ ba (2007) đoạt giải III (Có lần bắt được 35 tấn/ngày xả lũ)

GIẢI PHÁP DỰ THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT SA BẮT CÁ SAU TRÀN XẢ LŨ

Xây dựng đăng trượt dưới tràn xả lũ để thu hoạch cá
Đăng trượt thu hoạch cá ở hồ Ayun Hạ.

KTNT – Hồ chứa nước Ayun Hạ (Gia Lai) rộng 3.700ha, cấp nước tưới cho cây trồng, phát điện, khai thác dịch vụ du lịch và nuôi trồng thuỷ sản.

Để khai thác lợi thế trên, ông Trần Anh Kiệt, Giám đốc Xí nghiệp Nuôi trồng thuỷ sản miền Trung (Nha Trang – Khánh Hoà) đã đấu thầu nuôi trồng thuỷ sản trong lòng hồ. Thời gian đầu, để cá không bị nước cuốn đi sau mỗi lần xả lũ, Xí nghiệp phải dùng lưới chắn. Phương pháp này tốn nhiều nhân công, độ an toàn không cao, ngư cụ nhanh hỏng.

Để khắc phục, ông Kiệt cùng kỹ sư Nguyễn Ngọc Sơn, chuyên viên Chi cục Thuỷ lợi – Thuỷ sản tỉnh Gia Lai đã nghiên cứu đăng trượt bằng thép không chỉ giữ cá ở lại lòng hồ mà có thể dùng để bắt cá qua tràn cửa xả lũ.

Đăng trượt được xây dựng sau hạ lưu đường tràn xả lũ, cách tràn xả lũ 430m. Cấu tạo của đăng trượt gồm các hạng mục chính: Đăng cánh, mái trượt, mặt bằng thu gom cá, đường lên xuống và đường ray vận chuyển cá về kho lạnh. Trên cơ sở lưu lượng nước qua tràn để tính toán các thông số kỹ thuật của đăng và lưới cánh. Tuyến đăng trượt (mặt trượt) được thiết kế đối diện với dòng chảy của tràn xả lũ.

Hệ thống đăng trượt gồm 2 đăng cánh hai bênH; mặt bằng thu gom cá, hệ thống giằng, cây trụ chống phía sau đăng trượt, đăng cánh. Sau khi hoàn thành, chiếc đăng trượt có chiều rộng miệng đăng 43m, rộng thân 13m, dài 20m, cao 5,4m với 40 trụ sắt phi 50 làm sườn chống đỡ. Đăng trượt này chịu được mức xả lũ tối đa 1.237m3/giây. Tổng kinh phí đầu tư 1 tỷ đồng, kể cả kho lạnh.

Khi xây dựng đăng trượt thành công, sau mỗi lần xả lũ, Xí nghiệp chỉ cần cử 5 công nhân ra đập tràn thu gom cá ở đăng trượt cho vào kho lạnh. Ông Kiệt cho biết: “Sau 7 năm đưa đăng trượt vào hoạt động, Xí nghiệp đã đạt doanh thu 2,2 tỷ đồng từ cá thu qua đăng, lãi ròng 1,2 tỷ đồng. Đặc biệt vụ cá năm 2005 – 2006, số ngày xả lũ cao nên lượng cá thu qua đăng đạt 30% tổng lượng cá thu hoạch của Xí nghiệp tại hồ Ayun Hạ”.

Kỹ sư Nguyễn Ngọc Sơn cho biết: “Giải pháp này có thể cải tiến để áp dụng cho các loại hồ chứa vừa và nhỏ, góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao mà không gây ảnh hưởng đến công trình chung”.

Giải pháp xây dựng đăng trượt dưới tràn xả lũ để thu hoạch cá đã tham gia Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Gia Lai năm 2007 và đoạt giải ba.

 Tràn xả lũ 3 cửa cung

 Sơ đồ Hồ Ayun Hạ

 Phía sau Sa (Đăng trượt)

 Bên Phải Đang Trượt

 Cắt dọc và khối lượng xây dựng đăng trượt

60 câu hỏi và đáp án ôn thi sát hạch kỹ sư tại chức chuyên ngành nuôi trồng thủy sản

60 câu hỏi và đáp án

ôn thi sát hạch kỹ sư tại chức chuyên ngành nuôi trồng thủy sản

 

Câu 1: Anh (hay chị) hãy trình bày hiểu biết và những việc phải làm được của công nhân sản xuất giống thủy sản nước ngọt bậc 1

Đáp án:

A. Hiểu biết:

– Đại cương tập tính sinh sống của các loài cá nuôi ở địa phương.

– Hiểu đại cương quy trình kỹ thuật sản xuất cá giống.

– Nắm được tên gọi các trang thiết bị, dụng cụ chuyên dùng và kỹ thuật bảo quản thông thường.

B. Làm được:

– Làm được những công việc phụ trợ do cán bộ kỹ thuật hoặc công nhân kỹ thuật bậc cao chỉ dẫn.

– Bảo quản được các công cụ sản xuất.

– Cho cá ăn, tháo mở cống lấy nước, làm vệ sinh sàn ăn.

Câu 2: Anh (hay chị) hãy trình bày hiểu biết và những việc phải làm được của công nhân sản xuất giống thủy sản nước ngọt bậc 2

Đáp án:

Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm:

A. Hiểu biết:

– Phân biệt được các loài cá nuôi phổ biến ở địa phương (cá mè trắng, mè hoa, trắm cỏ, trắm đen, chép rôhu, maigal, rô phi, cá trê, cá tra, cá mè vinh…).

– Nắm được đại cương quy trình kỹ thuật sản xuất giống cá nuôi ở địa phương (cá chép, mè, trôi, trắm, rô phi, trê, rô hu, maigal, cá tra, mè vinh,…).

– Đo độ trong, nhiệt độ, độ pH.

– Hiểu tính năng, cách sử dụng các trang, thiết bị dụng cụ trong xí nghiệp.

– Đặc điểm sinh sản các loài cá nuôi; Một số loại kích dục tố; Một số thuốc phòng trị bệnh.

B. Làm được:

– Tẩy dọn ao nuôi vỗ cá bố mẹ, ao ương cá giống. Làm vệ sinh bể đẻ, bể ấp và các dụng cụ trong trại.

– Đánh bắt, tuyển chọn, vận chuyển cá bố mẹ.

– Cho cá ăn, theo dõi kiểm tra, quản lý ao nuôi cá bố mẹ, ao ương cá bột, cá giống.

– Sử dụng máy bơm nước loại thông dụng bằng điện, điezel.

– Chuẩn bị dụng cụ cho cá đẻ. Thu trứng, thu cá bộ, đếm cá và vận chuyển cá bột, cá hương, cá giống theo đúng yêu cầu kỹ thuật.

– Sử dụng các loại lưới đánh cá, bảo quản và sửa chữa lưới.

Câu 3: Anh (hay chị) hãy trình bày hiểu biết và những việc phải làm được của công nhân sản xuất giống thủy sản nước ngọt bậc 3

Đáp án: Công nhân sản xuất giống thủy sản nước ngọt bậc 3

Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm:

A. Hiểu biết:

– Đại cương về đời sống của các loài cá nuôi.

– Quy trình kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ, quy trình sản xuất cá giống.

– Tác dụng của việc tẩy dọn ao, thay nước, làm vệ sinh dụng cụ sản xuất trong trại.

– Phương pháp tuyển chọn cá bố mẹ để nuôi vỗ và cho đẻ.

– Vai trò và tác dụng của các loại kích dục tố.

– Vai trò, tác dụng của các loại thức ăn nuôi vỗ.

B. Làm được:

– Thành thạo công việc tuyển chọn cá bố mẹ để nuôi vỗ và cho cá đẻ đúng yêu cầu kỹ thuật.

– Lấy, bảo quản, sử dụng não thuỳ và các loại kích dục tố bảo đảm yêu cầu kỹ thuật.

– Tiêm cá, vận hành bể đẻ và cho đẻ nhân tạo đúng yêu cầu kỹ thuật.

– Ương cá bột, cá hương, cá giống.

Câu 4: Anh (hay chị) hãy trình bày hiểu biết và những việc phải làm được của công nhân sản xuất giống thủy sản nước ngọt bậc 4

Đáp án: Công nhân sản xuất giống thủy sản nước ngọt bậc 4

Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm:

A. Hiểu biết:

– Đặc điểm cơ bản về sinh trưởng; sinh sản các loài cá nuôi ở địa phương.

– Vai trò, tác dụng của các loại thức ăn (tự nhiên, nhân tạo).

– ý nghĩa của tẩy dọn ao, bón phân gây mầu nước ao…; Các giải pháp thay nước kích thích, luyện cá…

B. Làm được:

– Tính toán được nhu cầu khối lượng và chất lượng thức ăn cho từng loài cá bố mẹ theo từng giai đoạn nuôi vỗ.

– Tính toán liều lượng, kích dục tố cho từng loài cá, từng đợt tiêm theo quy trình phát dục của cá.

– Tính toán nhu cầu cá bố mẹ để sản xuất đủ số lượng, cá bột theo yêu cầu sản xuất.

– Tính toán nhu cầu phân bón, thức ăn hàng ngày và cả quá trình nuôi vỗ cá bố mẹ.

Câu 5: Anh (hay chị) hãy trình bày hiểu biết và những việc phải làm được của công nhân sản xuất giống thủy sản nước ngọt bậc 5

Đáp án: Công nhân sản xuất giống thủy sản nước ngọt bậc 5

Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm:

A. Hiểu biết:

– Triệu chứng và tác nhân gây bệnh thông thường trên cá bố mẹ, cá hương, cá giống và một số biện pháp phòng trị.

– Cơ sở khoa học của quy trình nuôi vỗ, sản xuất cá bột, ương cá hương, ương cá giống.

– Các phương pháp vận chuyển cá giống trong túi kín có ô-xy và vận chuyển hở.

B. Làm được:

– Thành thạo các thao tác trong quy trình nuôi vỗ cá bố mẹ, cho đẻ, ấp trứng, ương cá bột, cá hương, cá giống.

– Thành thạo thao tác thụ tinh nhân tạo cho các loài cá.

– Thành thạo đong đếm cá bột, cá hương, cá giống. Đóng túi vận chuyển cá bột, cá hương, cá giống, cá bộ mẹ trong dụng cụ kín có bơm ô-xy và vận chuyển hở.

– Phát hiện nhanh chóng và xử lý kịp thời các bệnh thông thường như nấm thuỷ mi, đốm đỏ, trùng mỏ neo, trùng bánh xe…

Câu 6: Anh (hay chị) hãy trình bày hiểu biết và những việc phải làm được của công nhân sản xuất giống thủy sản nước ngọt bậc 6

Đáp án: Công nhân sản xuất giống thủy sản nước ngọt bậc 6

Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm:

A. Hiểu biết:

– Đặc điểm cơ bản về sinh trưởng, sinh sản, một số loài đặc sản (ba ba, ếch, lươn, cá quả).

– ảnh hưởng của các yếu tố môi trường nhiệt độ, pH, độ trong… Đến kết quả nuôi vỗ cá bố mẹ, cho đẻ, ấp ương cá bột, cá hương, cá giống.

– Tiêu chuẩn cá bố mẹ, cá bột, cá hương, cá giống.

– Biết tính toán nhu cầu nguyên, nhiên vật liệu cho nhiệm vụ sản xuất một trại giống.

– Nội dung tổng kết các kinh chuyên môn trong một tổ hoặc một trại sản xuất.

B. Làm được:

– Thành thạo tất cả các thao tác kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ, cho đẻ, ấp trứng, ương nuôi cá hương, cá giống, vận chuyển, phòng trị bệnh.

– Lập kế hoạch sản xuất giống cho một trại sản xuất quy mô nhỏ (1-2ha).

– Dự trù nguyên, nhiên vật liệu, kinh phí cho sản xuất giống, ương cá hương, cá giống của một trại giống.

– Kiểm tra, xử lý giải quyết được sự cố kỹ thuật thông thường trong các khâu ở trại giống.

– Tổng kết được những kinh nghiệm chuyên môn để phổ biến áp dụng trong đơn vị.

Câu 7: Anh (hay chị) hãy trình bày hiểu biết và những việc phải làm được của công nhân nuôi cá nước ngọt thương phẩm bậc 1:

Đáp án: Công nhân nuôi cá nước ngọt thương phẩm bậc 1:

a) Hiểu biết :

1. Nhận biết được các loài cá nuôi nước ngọt chủ yếu ở địa phương.

2. Ðặc điểm để phân biệt cá bột, cá hương, cá giống và cá thịt.

3. Các loại hình nuôi cá nước ngọt (nuôi cá trong ao, hồ, ruộng …)

b) Làm được :

1. Làm được các công việc lao động giản đơn như : đào đắp đất tu sửa bờ ao, mương máng; đóng mở cống lấy, hoặc tháo nước; cho cá ăn, kéo lưới, chuyển cá trong trại nuôi …

2. Dưới sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, hoặc công nhân bậc trên làm đúng yêu cầu kỹ thuật chuẩn bị ao nuôi như : tẩy ao, diệt tạp, bón phân, lấy nước vào ao gây màu nước …

3. Chuẩn bị dụng cụ theo yêu cầu công việc cần làm trong ngày. Bảo quản được ngư cụ sau khi sử dụng.

Câu 8: Anh (hay chị) hãy trình bày hiểu biết và những việc phải làm được của công nhân nuôi cá nước ngọt thương phẩm bậc 2:

Đáp án: Công nhân nuôi cá nước ngọt thương phẩm bậc 2

Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm :

a) Hiểu biết

1. Khái quát tập tính sống của một số loài cá nuôi chủ yếu hiện nay ở địa phương.

2. Ðặc điểm, cấu trúc và yêu cầu của ao, hồ nuôi cá.

3. Những khái niệm cơ bản về một số yếu tố của môi trường nước như : độ trong, nhiệt độ, độ pH … trong kỹ thuật nuôi cá.

4. Các biện pháp cải tạo ao trước khi nuôi cá. Tác dụng của vôi bột, một số loại thuốc diệt tạp và các loại phân bón trong việc cải tạo ao.

5. Nội dung công việc chủ yếu trong quy trình kỹ thuật nuôi cá nước ngọt.

b) Làm được :

1. Chủ động làm được các công việc đúng theo yêu cầu kỹ thuật trong quá trình chuẩn bị ao, hồ nuôi cá. Tính được lượng vôi, phân bón cần thiết để cải tạo ao, hồ.

2. Dưới sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, hoặc công nhân bậc trên làm đúng yêu cầu kỹ thuật các công việc như : quấy đảo ao nuôi; ép, luyện cá giống trước khi vận chuyển.

3. Phát hiện được bờ ao rò rỉ, tổ chức sửa chưũa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

Câu 9: Anh (hay chị) hãy trình bày hiểu biết và những việc phải làm được của công nhân nuôi cá nước ngọt thương phẩm bậc 3:

Đáp án: Công nhân nuôi cá nước ngọt thương phẩm bậc 3

Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm :

a) Hiểu biết :

1. Ðặc điểm cơ bản về sinh trưởng của các loài cá nuôi chủ yếu ở địa phương.

2. Vai trò, tác dụng của thức ăn; các loại thức ăn đối với cá nuôi nước ngọt.

3. Tập tính ăn của các loài cá nuôi ở các giai đoạn bột, hương, giống và trưởng thành.

4. Yêu cầu kỹ thuật của một ao, hồ nuôi cá đạt năng suất cao.

5. Tiêu chuẩn phân loại chất lượng cá giống, cá thương phẩm.

6. Quy trình kỹ thuật ương nuôi cá bột, cá hương, cá giống.

b) Làm được :

1. Thành thạo các công việc trong quy trình nuôi như : ương cá giống, nuôi cá thịt, nuôi đơn, nuôi ghép …

2. Biết sử dụng phân hữu cơ, phân vô cơ, thức ăn tinh phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng của cá nuôi.

3. Chủ động tổ chức được và thành thạo các công việc như : kéo lưới bắt cá, cân đo đong đếm cá hương, cá giống …

4. Sử dụng và bảo quản tốt các loại ngư cụ chuyên dung; vá được lưới rách đơn giản.

5. Biết sử dụng và bảo quản máy bơm nước phục vụ ao nuôi.

6. Dưới sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, hoặc công nhân bậc trên, tham gia vận chuyển cá giống bằng các loại dụng cụ (thúng sơn, bạt, nilông bơm ôxy …) và phương tiện (xe đạp, ôtô, tàu hoả, máy bay …).

7. Hướng dẫn kỹ thuật cho công nhân bậc 1 cùng loại công việc được đảm nhận.

Câu 10: Anh (hay chị) hãy trình bày hiểu biết và những việc phải làm được của công nhân nuôi cá nước ngọt thương phẩm bậc 4:

Đáp án: Công nhân nuôi cá nước ngọt thương phẩm bậc 4

Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm :

a) Hiểu biết :

1. Những kiến thức cơ bản về cấu tạo và sinh thái một số loài cá nuôi chủ yếu ở địa phương.

2. Các yếu tố lý, hoá, sinh vật học chủ yếu của môi trường nước ao nuôi. Mối quan hệ giữa môi trường nước với đời sống của các đối tượng nuôi.

3. Mùa vụ sinh sản của một số loài cá nuôi chủ yếu.

4. Sự biến động và phát triển của sinh vật phù du ảnh hưởng tới chất lượng nước (tốt, hoặc xấu) liên quan đến đời sống của các loài cá nuôi.

b) Làm được :

1. Vận chuyển cá giống thành thạo bằng các loại dụng cụ và phương tiện vận chuyển.

2. Thành thạo công việc lựa chọn cá giống theo quy cỡ; tính toán được mật độ cá giống để thả nuôi.

3. Ðiều chỉnh được màu nước của ao nuôi. Tính được khối lượng thức ăn hợp lý hằng ngày theo nhu cầu dinh dưỡng của các đối tượng nuôi.

4. Thành thạo các công viềc quản lý, chăm sóc ao nuôi cá. Phát hiện kịp thời và có biện pháp xử lý các hiện tượng bất thường của ao nuôi : cá nổi đầu, cá có dấu hiệu bị mắc bệnh, chất lượng nước ao biến động …

5. Lắp ráp được vợt vớt cá; vá được các tấm lưới rách phức tạp.

6. Hướng dẫn kỹ thuật cho công nhân từ bậc 2 trở xuống, cùng loại công việc được đảm nhận.

Câu 11: Anh (hay chị) hãy trình bày hiểu biết và những việc phải làm được của công nhân nuôi cá nước ngọt thương phẩm bậc 5:

Đáp án: Công nhân nuôi cá nước ngọt thương phẩm bậc 5

Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm :

a) Hiểu biết :

1. Nắm vững quy trình kỹ thuật nuôi cá nước ngọt.

2.Quan hệ tương hỗ giữa các loài cá nuôi; cơ cấu hợp lý đàn cá nuôi trong ao, hồ.

3. Triệu chứng, tác nhân gây bệnh một số loài bệnh thường gặp và sự lây lan bệnh đối với nghề nuôi cá nước ngọt.

4. Tác dụng của một số loại thuốc phòng, trị bệnh cho cá nuôi.

5. Kiến thức cơ bản về công tác tổ chức, quản lý một tổ sản xuất, hoặc đơn vị tương đương.

b) Làm được :

1. Chủ động tổ chức và chỉ đạo được công tác vận chuyển cá giống (bố trí nhân lực, tính toán mật độ cho từng loại dụng cụ, bơm ôxy, bảo quản trên đường …).

2. Phát hiện và phân biệt được các loại bệnh thường xẩy ra trong ao, hồ nuôi. Thành thạo thực hiện thường xuyên các biện pháp phòng trị bệnh cho cá nuôi.

3. Kiểm tra định kỳ, xác định được tốc độ sinh trưởng của cá nuôi để có biện pháp điều chỉnh kịp thời về mật độ cá nuôi và khối lượng thức ăn hằng ngày.

4. Thao tác thành thạo xác định một số yếu tố môi trường như : độ pH, độ trong, nhiệt độ …

5. Lắp ráp được giềng phao, giềng chì một tấm lưới cá hương, cá giống.

6. Có năng lực tổ chức, quản lý được một tổ sản xuất, hoặc đơn vị tương đương.

7. Hướng dẫn kỹ thuật cho công nhân từ bấc 3 trở xuống, cùng loại công việc được đảm nhận.

Câu 12: Anh (hay chị) hãy trình bày hiểu biết và những việc phải làm được của công nhân nuôi cá nước ngọt thương phẩm bậc 6:

Đáp án: Công nhân nuôi cá nước ngọt thương phẩm bậc 6

Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm :

a) Hiểu biết :

1. Khái quát về hệ sinh thái nước ngọt; chuỗi thức ăn trong vùng nước ao, hồ nuôi cá.

2. ảnh hưởng của môi trường đến sinh trưởng và sinh sản của các loài cá nuôi.

3. ảnh hưởng của môi trường đến sự sinh trưởng và sinh sản của các loài cá nuôi.

3. Nắm vững các quy trình kỹ thuật về nuôi cá nước ngọt và có thể đánh giá được hiệu quả của từng khâu trong quá trình sản xuất. Biết sơ bộ quy trình cho cá đẻ nhân tạo.

4. Nắm chắc thị trường con giống và cá thương phẩm, để cân đối về lượng cũng như thay đổi đối tượng nuôi cho phù hợp.

5. Các tính toán hiệu quả kinh tế của một vụ, một năm sản xuất của cơ sở.

6. Những khái niệm cơ bản để lưu giữ đàn cá thuần chủng, đảm bảo giống nuôi không bị thoái hoá.

7. Nắm được kiến thức về tổ chức, quản lý một đội sản xuất, hoặc đơn vị tương đương.

b) Làm được :

1. Vận dụng thành thạo các biện pháp kỹ thuật, linh hoạt trong việc áp dụng quy trình kỹ thuật nuôi để phù hợp với điều kiện thực tế của cơ sở.

2. Ðánh giá được hiệu quả kinh tế một vụ, hoặc một năm sản xuất. Trên cơ sở đó, xây dựng được các phương án sản xuất hằng năm cho cơ sở.

3.Tổng kết được kinh nghiệm; phát huy các sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trong sản xuất. Ðồng thời, áp dụng có hiệu quả các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ tiên tiến vào thực tế sản xuất, nhằm nâng cao năng suất cá nuôi và hiệu quả kinh tế cho nghề nuôi cá.

4. Có khả năng tham gia thực hiện các đề tài nghiên cứu nuôi thử nghiệm, phụ giúp thành thạo công việc lai tạo giống cá, xử lý chuyển đổi giới tính cá rô phi ..

5. Biết lắp ráp hoàn chỉnh một vàng lưới cá hương, cá giống, cá thịt.

6. đủ năng lực phụ trách công tác kỹ thuật, hoặc quản lý tốt một đội sản xuất (hoặc trại sản xuất, hoặc đơn vị tương đương).

7. Hướng dẫn kỹ thuật cho công nhân từ bậc 4 trở xuống, cùng loại công việc được đảm nhận.

Câu 13: Anh (hay chị) hãy trình bày chuẩn kiến thức và chuẩn kỹ năng của Kỹ sư nuôi trồng thủy sản:

Đáp án:

1/Chuẩn kiến thức: Trình bày được các khối kiến thức đại cương, cơ sở ngành và chuyên ngành.

+Kiến thức cơ sở ngành: Hình thái và phân loại thủy sinh vật; Sinh học và sinh thái học của thủy sinh vật; Môi trường ao nuôi thủy sản và thống kê và phương pháp nghiên cứu khoa học

+Kiến thức chuyên ngành: Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi các loài thủy sản nước ngọt và lợ có giá trị kinh tế; Quản lý dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản; Dinh dưỡng và thức ăn thủy sản; Quản lý và tổ chức sản xuất trong lĩnh vực thủy sản

2/ Chuẩn kỹ năng

+Thành thạo về kỹ thuật sản xuất giống và thực hành tốt kỹ thuật nuôi thương phẩm một số loài cá kinh tế (cá Tra, cá đồng), tôm (Sú, tôm càng xanh); và Cua biển.

+Quản lý và vận hành cơ sở sản xuất thủy sản như trại giống, trại nuôi thương phẩm, kinh doanh dịch vụ lĩnh vực thủy sản,…

+Chẩn đoán và phòng trị được một số bệnh phổ biến trên tôm/cá nuôi và quản lý chất lượng nước trong nuôi thủy sản

+Làm việc độc lập và nhóm, xây dựng đề cương/đề án, thực hiện nghiên cứu

+Trình độ tiếng Anh và tin học từ chứng chỉ B trở lên

+Có kiến thức và khả năng về nghiên cứu khoa học

+Tự tổ chức sản xuất và kinh doanh.

Câu 14: Anh (hay chị) hãy trình bày những hành vi bị cấm trong hoạt động thủy sản (Luật thủy sản 2003)

Đáp án:Những hành vi bị cấm trong hoạt động thủy sản

            1. Khai thác, hủy hoại trái phép các rạn đá ngầm, rạn san hô, các bãi thực vật ngầm, rừng ngập mặn và hệ sinh cảnh khác; phá huỷ, cản trở trái phép đường di chuyển tự nhiên của các loài thủy sản ở sông, hồ, đầm, phá, eo, vịnh.

            2. Khai thác các loài thủy sản thuộc danh mục cấm kể cả cấm có thời hạn, trừ trường hợp vì mục đích nghiên cứu khoa học được Chính phủ cho phép; khai thác thủy sản nhỏ hơn kích cỡ quy định, trừ trường hợp được phép khai thác để nuôi trồng.

            3. Lấn, chiếm, xâm hại các khu bảo tồn vùng nước nội địa, khu bảo tồn biển đã được quy hoạch và công bố; vi phạm các quy định trong quy chế quản lý khu bảo tồn.

            4. Vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với môi trường sống của các loài thủy sản.

            5. Khai thác thủy sản ở khu vực cấm, khu vực đang trong thời gian cấm; khai thác quá sản lượng cho phép.

            6. Sản xuất, lưu hành, sử dụng ngư cụ bị cấm; sử dụng loại nghề bị cấm để khai thác thủy sản; sử dụng các loại chất nổ, chất độc, xung điện và các phương pháp có tính huỷ diệt khác.

            7. Sử dụng các ngư cụ làm cản trở hoặc gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân khác đang khai thác; thả neo, đậu tàu tại nơi có ngư cụ của tổ chức, cá nhân khác ra dấu hiệu đang khai thác, trừ trường hợp bất khả kháng.

            8. Vứt bỏ ngư cụ xuống vùng nước tự nhiên, trừ trường hợp bất khả kháng.

            9. Vi phạm các quy định về an toàn giao thông, an toàn của các công trình theo quy định của pháp luật về hàng hải, về giao thông đường thủy nội địa và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

            10. Vi phạm các quy định về quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản.

            11. Chuyển mục đích sử dụng đất, mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản đã được giao, cho thuê mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

            12. Nuôi trồng giống thủy sản mới khi chưa được Bộ Thủy sản cho phép và các loài thủy sản thuộc danh mục cấm nuôi trồng.

            13. Nuôi trồng thủy sản không theo quy hoạch làm cản trở dòng chảy, cản trở hoạt động khai thác thủy sản, ảnh hưởng xấu đến hoạt động của các ngành, nghề khác.

            14. Sử dụng thuốc, phụ gia, hoá chất thuộc danh mục cấm sử dụng để nuôi trồng thủy sản, sản xuất thức ăn nuôi trồng thủy sản, chế biến, bảo quản thủy sản; đưa tạp chất vào nguyên liệu, sản phẩm thủy sản.

            15. Thả thuỷ sản nuôi trồng bị nhiễm bệnh vào nơi nuôi trồng hoặc vào các vùng nước tự nhiên.

            16. Xả thải nước, chất thải từ cơ sở sản xuất giống thủy sản, cơ sở nuôi trồng thủy sản, cơ sở bảo quản, chế biến thủy sản mà chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn quy định vào môi trường xung quanh.

            17. Chế biến, vận chuyển hoặc đưa ra thị trường các loài thủy sản thuộc danh mục cấm khai thác; thủy sản có xuất xứ ở vùng nuôi trồng trong thời gian bị cấm thu hoạch; thủy sản có dư lượng các chất độc hại vượt quá giới hạn cho phép; thủy sản có độc tố tự nhiên gây nguy hiểm đến tính mạng con người, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

            18. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thủy sản thuộc danh mục cấm xuất khẩu, nhập khẩu.

Câu 15: Anh (hay chị) hãy trình bày về quyền của tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản (Luật thủy sản 2003)

Đáp án:

            1. Khai thác thủy sản theo nội dung ghi trong Giấy phép khai thác thủy sản.

            2. Ðược cơ quan chuyên môn thông báo kịp thời về tình hình diễn biến thời tiết; được thông báo về nguồn lợi thủy sản, thông tin về hoạt động thủy sản, thị trường thủy sản và hướng dẫn về kỹ thuật khai thác thủy sản.

            3. Ðược Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp do thành quả lao động và kết quả đầu tư trong khai thác thủy sản.

            4. Có các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Câu 16: Anh (hay chị) hãy trình bày về nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản (Luật thủy sản 2003)

Đáp án:

            1. Thực hiện các quy định ghi trong Giấy phép khai thác thủy sản.

            2. Nộp thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.

            3. Ðánh dấu ngư cụ đang được sử dụng tại ngư trường bằng dấu hiệu dễ nhận biết theo quy định của Bộ Thủy sản.

            4. Tuân thủ sự kiểm tra, kiểm soát của các lực lượng, cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

            5. Phải cứu nạn khi gặp người, tàu thuyền bị nạn.

            6. Tuân theo các quy định về quản lý vùng khai thác, bảo vệ trật tự, an ninh trên địa bàn khai thác.

            7. Phát hiện, tố giác, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về thuỷ sản.

            8. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Câu 17: Anh (hay chị) hãy trình bày về Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản (Luật thủy sản 2003)

Đáp án:Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản

            1. Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản là một bộ phận của quy hoạch tổng thể phát triển ngành Thủy sản đã được Chính phủ phê duyệt.

            2. Bộ Thủy sản chủ trì phối hợp với các bộ có liên quan và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản trong phạm vi cả nước và trong phạm vi từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

            Căn cứ vào quy hoạch đã được Chính phủ phê duyệt và theo hướng dẫn của Bộ Thủy sản, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng quy hoạch chi tiết để trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua và báo cáo Bộ Thủy sản.

            Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã được phê duyệt và theo sự chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Uỷ ban nhân dân cấp dưới xây dựng quy hoạch chi tiết các vùng nuôi trồng thủy sản trong phạm vi quản lý của mình để trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua và báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp.

            3. Việc thay đổi, bổ sung quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản phải do cơ quan có thẩm quyền thông qua, phê duyệt quy hoạch quyết định.

Câu 18: Anh (hay chị) hãy trình bày về Ðiều kiện nuôi trồng thủy sản (Luật thủy sản 2003)

Đáp án: Ðiều kiện nuôi trồng thủy sản

            1. Tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản phải có các điều kiện sau đây :

            a/ Ðịa điểm xây dựng cơ sở nuôi trồng thủy sản theo quy hoạch;

            b/ Cơ sở nuôi trồng thủy sản phải bảo đảm điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật về nuôi trồng thủy sản; tiêu chuẩn vệ sinh thú y và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;

            c/ Sử dụng các loại thức ăn, thuốc thú y bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật về thú y.

            2. Bộ Thủy sản ban hành tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm nuôi trồng đối với cơ sở nuôi trồng thủy sản; chủ trì phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong việc hướng dẫn, tổ chức kiểm tra và công nhận cơ sở nuôi trồng thủy sản theo phương thức bán thâm canh, thâm canh đạt tiêu chuẩn bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Câu 19: Anh (hay chị) hãy trình bày về Quyền của tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản (Luật thủy sản 2003)

Đáp án: Quyền của tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản

            1. Ðược cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để nuôi trồng thủy sản, mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản.

            2. Ðược Nhà nước bảo vệ khi bị người khác xâm hại đến quyền sử dụng đất để nuôi trồng thủy sản, mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản hợp pháp của mình; được bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi vì mục đích công cộng,quốc phòng, an ninh trước khi hết thời hạn được giao, cho thuê theo quy định của pháp luật.

            3. Ðược cơ quan chuyên ngành thủy sản phổ biến, đào tạo, tập huấn, chuyển giao kỹ thuật mới về nuôi trồng thủy sản, kỹ thuật sản xuất giống thủy sản mới, kỹ thuật phòng trừ và phát hiện dịch bệnh thủy sản, thông báo về tình hình môi trường và dịch bệnh vùng nuôi trồng thủy sản, thông tin về thị trường thủy sản.

Câu 20: Anh (hay chị) hãy trình bày về Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản (Luật thủy sản 2003)

Đáp án:  Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản

1. Sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả diện tích đất, mặt nước biển được giao, cho thuê để nuôi trồng thủy sản và bảo vệ các công trình phục vụ chung cho nuôi trồng thủy sản.

2. Thực hiện nghĩa vụ tài chính về sử dụng đất để nuôi trồng thủy sản, mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản theo quy định của pháp luật.

3. Báo cáo thống kê nuôi trồng thủy sản theo quy định của pháp luật về thống kê.

4. Giao lại đất để nuôi trồng thủy sản, mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản khi có quyết định thu hồi theo quy định của pháp luật.

5. Thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Câu 21: Anh (hay chị) hãy trình bày về Giống thủy sản (Luật thủy sản 2003)

Đáp án: Giống thủy sản

1. Giống thủy sản để nuôi trồng, tái tạo, phát triển nguồn lợi thủy sản phải bảo đảm chất lượng theo hệ thống tiêu chuẩn của Việt Nam.

2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống thủy sản phải có đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của Chính phủ; phải bảo đảm sản xuất giống theo quy định của tiêu chuẩn ngành.

3. Giống thủy sản mới, giống thủy sản lần đầu đưa vào nuôi trồng phải được Bộ Thủy sản công nhận và cho phép đưa vào sản xuất, kinh doanh.

4. Nhà nước có chính sách khuyến khích nghiên cứu giống thủy sản quý hiếm, tạo giống thủy sản mới; đầu tư xây dựng các trung tâm giống thủy sản quốc gia. Bộ Thủy sản phối hơp với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức kiểm tra chất lượng giống thủy sản ở các cơ sở sản xuất giống.

Câu 22: Anh (hay chị) hãy trình bày về Thức ăn nuôi trồng thủy sản; thuốc, hóa chất dùng trong nuôi trồng thủy sản (Luật thủy sản 2003)

Đáp án: Thức ăn nuôi trồng thủy sản; thuốc, hóa chất dùng trong nuôi trồng thủy sản

1. Thức ăn, nguyên liệu làm thức ăn nuôi trồng thủy sản; thuốc, hóa chất dùng trong nuôi trồng thủy sản phải bảo đảm đạt tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn Việt Nam.

2. Tổ chức, cá nhân khi nhập khẩu thức ăn, nguyên liệu làm thức ăn nuôi trồng thủy sản; thuốc, hóa chất dùng trong nuôi trồng thủy sản thuộc danh mục hàng hóa nhập khẩu chuyên ngành thủy sản phải tuân theo quy định của pháp luật về thú y, chất lượng hàng hóa, thương mại và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Trường hợp không thuộc danh mục hàng hóa nhập khẩu chuyên ngành thủy sản, trước khi nhập khẩu thương mại lần đầu phải qua khảo nghiệm, kiểm nghiệm theo quy định của Bộ Thủy sản.

3. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thức ăn nuôi trồng thủy sản; thuốc, hóa chất dùng trong nuôi trồng thủy sản phải có đủ kiện kinh doanh theo quy định của Chính phủ; phải tuân theo các quy định của pháp luật về thú y, chất lượng hàng hóa, bảo vệ môi trường, nhãn hiệu hàng hoá và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

4. Bộ Thủy sản có trách nhiệm :

a/ Công bố danh mục và tiêu chuẩn thức ăn, nguyên liệu làm thức ăn nuôi trồng thủy sản; thuốc, hoá chất dùng trong nuôi trồng thủy sản thuộc danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chuyên ngành thủy sản;

b/ Quy định tiêu chuẩn vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn nuôi trồng thủy sản, thuốc thú y dùng trong nuôi trồng thủy sản;

c/ Công bố danh mục thuốc, hóa chất được dùng trong nuôi trồng thủy sản; cấm sử dụng, hạn chế sử dụng trong nuôi trồng thủy sản.

Câu 23: Anh (hay chị) hãy trình bày về Kích thước tối thiểu của các loài thủy sản nước ngọt kinh tế sống trong các vùng nước tự nhiên được phép khai thác, đánh bắt

Đáp án:

Kích thước tối thiểu tính từ mõm đến chẽ vây đuôi của các loài thủy sản kinh tế sống trong các vùng nước tự nhiên được phép khai thác đánh bắt trên địa bàn tỉnh Gia Lai thực hiện theo quy định tại Phụ lục Sửa đổi, bổ sung Phụ lục số 07 khích thước tối thiểu của các loài thủy sản kinh tế sống trong các vùng nước tự nhiên được phép khai thác đánh bắt của Thông tư số 02/2006/TT-BTS kèm theo Thông tư số 62/2008/TT-BNN ngày 20 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Cụ thể như sau:

STT Tên Việt Nam Tên khoa học Chiều dài nhỏ nhất cho phép khai thác đánh bắt (mm)

1

Tôm Càng xanh (Tính từ hố mắt đến cuối đốt đuôi) Macrobrachium rosenbergii

100

2

Cá Chép Cyprinus carpio

150

3

Cá Sỉnh gai Onychostoma laticeps

200

4

Cá Hoả Labeo tonkinensis

430

5

Cá Rằm xanh (loà) Bangana lemassoni

130

6

Cá Trôi Cirrhina molitorella

220

7

Cá Chày đất Spinibarbus hollandi

150

8

Cá Bỗng Spinibarbichthys denticulatus

400

9

Cá Trắm đen Mylopharyngodon piceus

400

10

Cá Trắm cỏ Ctenopharyngodon idellus

450

11

Cá Mè trắng Hypophthalmichthys molitrix

300

12

Lươn Monopterus albus

360

13

Cá Chiên Bagarius rutilus

450

14

Cá Viền Megalobrama terminalis

230

15

Cá Tra Pangasianodonhypophthalmus

300

16

Cá Bông (cá Lóc bông) Channa micropeltes

380

17

Cá Trê vàng Clarias macrocephalus

200

18

Cá Trê trắng Clarias batrachus

200

19

Cá Sặt rằn Trichogaster pectoralis

100

20

Cá duồng Cirrhinus microlepis

170

21

Cá Cóc Cyclocheilichthys enoplos

200

22

Cá Dầy Cyprinus centralus

160

23

Cá Sỉnh Onychostoma gerlachi

210

24

Cá Chát trắng Acrossochellus krempfi

200

25

Cá He vàng Barbonymus altus

100

26

Cá Ngão gù Erythroculter recurvirostris

260

27

Cá Chày mắt đỏ Squaliobalbus curriculus

170

28

Cá Ngựa nam Hampala marolepidota

180

29

Cá Ngạnh Cranogalnis sinensis

210

30

Cá Rô đồng Anabas testudineus

80

31

Cá Chạch sông Mastacembelus armatus

200

32

Cá Lóc (cá Quả) Channa striata

220

33

Cá Linh ống Cirrhinus siamensis

50

34

Cá Mè vinh Barbonymus gonionotus

100

35

Cá Bống tượng Oxyeleotris marmorata

200

36

Cá Thát lát Notopterus notopterus

200

37

Cá Chài Leptobarbus hoevenii

200

38

Cá Lăng chấm Hemibargrus guttatus

560

39

Cá Lăng đen (Quất) Hemibargrus pluriradiatus

500

40

Cá Chình hoa Anguilla marmorata

500

41

Cá Nhưng Carassioides cantonensis

150

Tỷ lệ cho phép lẫn các đối tượng nhỏ hơn kích thước quy định không quá 15% sản lượng thuỷ sản khai thác đánh bắt được (lấy tối thiểu 3 mẫu ngẫu nhiên để tính tỷ lệ bình quân).

Câu 24: Anh (hay chị) hãy trình bày về Danh mục các loài thủy sản nước ngọt bị cấm khai thác đánh bắt.

Đáp án: Danh mục các loài thủy sản nước ngọt bị cấm khai thác đánh bắt thực hiện theo quy định tại Phụ lục Sửa đổi, bổ sung Phụ lục 5 về những đối tượng bị cấm khai thác đánh bắt của Thông tư số 02/2006/TT-BTS kèm theo Thông tư số 62/2008/TT-BNN ngày 20 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Cụ thể như sau:

STT

Tên Việt Nam

Tên khoa học

1

Cá cháy

Tenualosa toli

2

Cá Chình mun

Anguilla bicolor pacifica

3

Cá Anh vũ

Semilabeo notabilis

4

Cá Tra dầu

Pangasianodon gigas

5

Cá Chìa vôi sông

Proteracanthus sarissophorus

6

Cá vồ cờ

Pangasius sanitwongsei

Câu 25: Anh (hay chị) hãy trình bày về kích thước mắt lưới của các loại ngư cụ được phép sử dụng trong khai thác thủy sản

Đáp án:

     Sử dụng ngư cụ khai thác đánh bắt thuỷ sản nước ngọt có kích thước mắt lưới nhỏ hơn quy định thực hiện theo Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Thuỷ sản Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thuỷ sản. Cụ thể như sau:

TT

Các loại ngư cụ

Kích thước mắt lưới 2a (mm), không nhỏ hơn

1

Lưới vây (lưới giựt, bao cá…)

18

2

Lưới kéo (thủ công, cơ giới)

20

3

Lưới kéo cá cơm

10

4

Lưới rê (lưới bén…)

Lưới rê (cá cơm)

Lưới rê (cá linh)

40

10

15

5

Vó (càng, gạt…)

20

6

Chài các loại

15

7

Đăng

18

8

Đáy

18

Câu 26: Anh (hay chị) hãy trình bày về đặc điểm sinh học của cá Trắm

Đáp án:

-Cá trắm thích sống trong môi trường nước sạch, sống chủ yếu ở tầng giữa và tầng nước dưới trong ao.

-Cá thích sống trong môi trường nước ngọt, tuy nhiên có thể sống được trong môi trường nước lợ độ mặn đến 9%0.

-Cá trưởng thành ăn thức ăn chủ yếu là thực vật, gồm các loại:

+ Cá các loại ở trên cạn và dưới nước.

+ Các loại rong, bèo ở dưới nước.

+ Các loại lá cây như: lá chuối, lá sắn, lá ngô.

Ngoài ra cá có thể ăn các loại thức ăn tinh như:

+ Các loại bột như: bột sắn, bột ngô, bột cám.

+ Các loại hạt, củ, lúa, ngô, khoai, sắn và thức ăn viên tổng hợp.

Cá có kích cỡ từ 2 – 3cm trở lên có thể ăn bèo tấm, bèo cám. Cá từ 8 – 10cm trở lên có thể ăn rong cá trực tiếp.

Cá trắm cá có khả năng tăng trọng khá nhanh, nuôi 1 năm có thể đạt 1,5 – 2kg/con.

Khả năng sinh sản: cá trắm cá cái 3 tuổi, cá đực 2 tuổi bắt đầu thành thục sinh dục. Cá trắm cá không đẻ tự nhiên trong ao mà chỉ đẻ trong điều kiện nhân tạo.

Cá trắm cá thường được chọn làm đối tượng nuôi chính.

Câu 27: Anh (hay chị) hãy trình bày về đặc điểm sinh học của cá Chép

Đáp án:

-Cá chép thích sống ở tầng đáy và tầng giữa. thức ăn chính là các loài động vật đáy gồm: các loại giun, các loại ốc, giáp xác, côn trùng.

-Cá chép còn ăn thức ăn tinh như:

+ Các loại bột: bột sắn, bột ngô, cám.

+ Các loại hạt: thóc, ngô và thức ăn tổng hợp.

Cá chép tăng trọng tương đối nhanh, nuôi 1 năm có thể đạt 1kg/con.

Khả năng sinh sản: cá chép 1 tuổi bắt đầu thành thục sinh dục, cá có khả năng đẻ tự nhiên trong ao nuôi khi gặp điều kiện thích hợp.

Cá chép vẫn thường được sử dụng để làm đối tượng nuôi ghép với cá khác ở trong ao.

Câu 28: Anh (hay chị) hãy trình bày về đặc điểm sinh học của cá Mè Trắng

Đáp án:

-Cá mè trắng thích sống ở vùng nước tĩnh, cá sống chủ yếu ở tầng mặt và tầng giữa.

-Thức ăn của cá mè trắng là sinh vật phù du mà thực vật phù du là chủ yếu (chiếm 60 – 70%). Sau khi nở 3 – 4 ngày ăn chủ yếu là động vật phù du và luân trùng, cá đạt 2,5 – 3cm trở lên ăn thực vật phù du là chính như cá trưởng thành.

-Cá mè trắng có khả năng tăng trọng tương dối nhanh, nuôi 1 năm có thể đạt 1 – 1,5kg/con.

Khả năng sinh sản: cá mè trắng cái 3 tuổi, cá đực 2 tuổi bắt đầu thành thục sinh dục. Cũng như cá trắm cá, cá mè trắng không sinh sản tự nhiên trong ao nuôi mà phải cho đẻ nhân tạo để lấy giống.

Cá mè trắng thường được sử dụng làm đối tượng nuôi chính.

Câu 29: Anh (hay chị) hãy trình bày về đặc điểm sinh học của cá Mè Hoa

Đáp án:

Cá mè hoa thích sống ở tầng nước mặt và tầng giữa. thức ăn là sinh vật phù du nhưng ngược lại với cá mè trắng, cá mè hoa ăn chủ yếu là động vật phù du (chiếm 60 – 70%).

Khả năng tăng trọng của cá mè hoa nhanh hơn cá mè trắng, nuôi trong ao 1 năm tuổi có thể đạt 1 – 2kg/con nếu thức ăn đầy đủ.

Khả năng sinh sản: cá cái 3 tuổi, cá đực 2 tuổi bắt đầu thành thục sinh dục, cá không sinh sản tự nhiên trong ao nuôi mà chỉ sinh sản nhân tạo.

Do phổ thức ăn của cá mè hoa hẹp nên không sử dụng làm đối tượng nuôi chính mà chỉ ghép với các loại cá khác.

Câu 30: Anh (hay chị) hãy trình bày về đặc điểm sinh học của cá Rô Phi

Đáp án:

Cá rô phi là loại cá dể nuôi và phổ biến, cá sống được trong môi trường nước ngọt và nước mặn.

Cá rô phi là loài cá ăn tạp, thức ăn của chúng là thực vật, mùn bã hữu cơ, sinh vật phù du, côn trùng. Cá còn ăn thức ăn tinh như: các loại bột, thức ăn viên.

Khả năng sinh sản: cá rô phi rất mắn đẻ, nuôi trong ao cá đẻ tự nhiên nhiều lần trong năm, ảnh hưởng đến quy cở thương phẩm.

Cá rô phi nuôi 1 năm có thể đạt 1kg/con. Nhưng do mắn đẻ, giao phối gần dần dần giống bị thoái hóa nên chậm lớn.

Hiện nay để hạn chế khả năng sinh sản người ta tạo ra giống cá rô phi đơn tính đực bằng cách sử dụng hóa chất (17a-metyltestosterol) trộn vào thức ăn cho cá con ăn từ khi mới nở (bắt đầu sử dụng thức ăn bên ngoài) đến khi cá đạt 21 ngày tuổi. Sau thời gian nuôi như vậy đàn cá rô phi con sẽ chuyển giới tính thành cá đực gọi là cá rô phi đơn tính đực.

Cá rô phi có thể sử dụng làm đối tượng nuôi chính và có khả năng thâm canh với năng suất cao.

Câu 31: Anh (hay chị) hãy trình bày về đặc điểm sinh học của cá Chim Trắng

Đáp án:

Cá chim trắng thích hợp trong môi trường nước ngọt nhưng chúng có thể sống bình thường ở độ mặn từ 5 – 10%0.

Cá chim trắng sống ở tầng giữa và tầng đáy, cá thường bơi thành từng đàn trong ao. Cá chim trắng ăn tạp, phổ thức ăn rất rộng. Thức ăn của cá là thực vật các loại, hạt ngũ cốc, mùn bã hữu cơ, động vật các loại như: giun, ốc, hến, cá tạp và thức ăn viên.

Cá chim trắng 3 tuổi thì thành thục sinh dục và có thể sinh sản tự nhiên trong ao được.

Về khả năng sinh trưởng: cá 6 – 7 tháng tuổi có thể đạt trọng lượng 1,5 – 2kg/con.

Cá chim trắng có thể sử dụng làm đối tượng nuôi đơn hoặc nuôi ghép ở trong ao.

Câu 32: Anh (hay chị) hãy trình bày về đặc điểm sinh học của cá Trê

Đáp án:

Cá trê sống ở tầng đáy, lúc còn nhỏ ăn động vật phù du, lúc lớn ăn các loại giun, côn trùng, tôm cá tạp, xác bã động vật thối rữa và các chất bột ngũ cốc.

Cá trê sống được trong môi trường khắc nghiệt, nước bẩn, thiếu oxy, pH thấp (môi trường xấu mà các loài cá khác không sống được). Ngoài tự nhiên thu được cỡ cá 0,2 – 0,4kg/con. Nuôi trong ao có thể cho cá trê ăn thêm cám gạo, ngô (70%) và cá tạp, bột cá (30%) nấu chín, đóng viên hoặc nắm lại rải ven ao, cho cá ăn vào buổi chiều tối.

Câu 33: Anh (hay chị) hãy trình bày về đặc điểm sinh học của cá Lóc

Đáp án:

Thích sống ở vùng nước có nhiều rong cá, nhờ có cơ quan hô hấp phụ nên nó có thể hít thở được O2 trong không khí. ở vùng nước hàm lượng O2 thấp cũng vẫn sống được, có khi không cần nước chỉ cần da và mang cá có độ ẩm nhất định vẫn có thể sống được thời gian khá lâu.

Cá lóc thuộc loại cá dữ. Thức ăn là chân chèo và râu ngành; thân dài 3 – 8cm ăn côn trùng, cá con và tôm con; thân dài trên 8cm ăn cá con. Khi trọng lượng nặng 0,5 kg có thể ăn 100g cá. Trong điều kiện nuôi nó cũng ăn thức ăn chế biến. Mùa đông không bắt mồi.

Câu 34: Anh (hay chị) hãy trình bày yếu tố môi trường độ pH ảnh hưởng đến đời sống của cá

Đáp án:

pH là một ký hiệu dùng để diển tả mức độ chua hoặc kiềm của nước và đất. Người ta chia độ pH ra làm 14 bậc, pH = 7 là môi trường trung tính, pH < 7 là môi trường axit, pH > 7 là môi trường kiềm.

Độ pH để cá sinh trưởng và phát triển tốt là pH = 7 – 8,5. Nếu pH càng thấp hoặc càng cao thì đều ảnh hưởng xấu đến đời sống của cá và có thể làm cho cá bị chết.

Độ pH ở trong ao nuôi cá thường dao động không lớn lắm.

Câu 35: Anh (hay chị) hãy trình bày yếu tố môi trường nhiệt độ nước ảnh hưởng đến đời sống của cá

Đáp án

Nhiệt độ thích hợp để cá sinh trưởng và phát triển tốt nhất nằm trong khoảng 25 – 320C. Ngoài phạm vi trên nhiệt độ sẽ ảnh hưởng xấu đến đời sống của cá. nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao đều có thể làm cho cá bị chết.

Nhiệt độ nước ao hồ thường phụ thuộc vào nhiệt độ không khí, nhưng mức độ biến thiện chậm hơn nhiệt độ không khí. Càng xuống sâu nhiệt độ càng ổn định hơn. Bởi vậy về mùa lạnh, nước ở tầng đáy các ao hồ ấm hơn ở tầng mặt và ngược lại về mùa nóng nước ở tầng đáy mát hơn.

Do đó ở các ao hồ nuôi cá, để hạn chế ảnh hưởng xấu của nhiệt độ nước đến cá người ta thường sử dụng ao đảm bảo độ sâu mực nước đạt từ 1,2 – 1,5m để nuôi cá.

Câu 36: Anh (hay chị) hãy trình bày yếu tố môi trường Hàm lượng ô xi hòa tan trong nước ảnh hưởng đến đời sống của cá

Đáp án

Cũng như các loài động vật khác, cá rất cần có oxy để thở. Khác với động vật trên cạn, cá sống trong nước, hô hấp bằng mang nhờ oxy hòa tan trong nước. Hàm lượng oxy hòa tan trong nước thích hợp để cá sinh trưởng và phát triển tốt là > 5mg/l. Nếu hàm lượng oxy < 2mg/l thì cá có thể nổi đầu và chết.

Hàm lượng oxy ở trong ao nuôi do 2 nguồn cung cấp:

+ Thứ nhất: do hoạt động quang hợp của thực vật thủy sinh tạo ra. Đây là nguồn cung cấp oxy chính cho ao nuôi .

+ Thứ hai: do sóng, gió và tác động cơ học khác làm cho oxy trong không khí hòa tan vào nước trong ao.

Ở điều kiện thông thường, do hoạt động quang hợp và hô hấp của tảo, ở những ao có nhiều thực vật phù du thì hàm lượng oxy sẽ cao về ban ngày và thấp về ban đêm. Do đó hàm lượng oxy hòa tan trong nước cao nhất vào lúc 15 – 17h và thấp nhất vào lúc 4 – 6h sáng hàng ngày. đó là lý do cá thường bị nổi đầu vào ban đêm và lúc sáng sớm do thiếu oxy để thở.

Do vậy, ở các ao hồ nuôi cá cần phải giữ ổn định mức độ phát triển của thực vật phù du ở mức vừa phải để khắc phục tình trạng thiếu oxy trong ao.

Câu 37: Anh (hay chị) hãy trình bày yếu tố môi trường Hàm lượng khí cacbonic (CO2) ảnh hưởng đến đời sống của cá

Đáp án

Khí CO2 có hại cho sự hô hấp của cá. Hàm lượng CO2 trong nước cao sẽ làm cho cá ngạt thở.

Nguồn CO2 được tạo ra trong nước ao nuôi là do sự hoà tan CO2 từ trong không khí vào nước bởi sóng gió và do quá trình hô hấp của sinh vật ở trong nước tạo ra. Ngoài ra CO2 còn do quá trình phân giải chất hữu cơ trong nước tạo ra.

Câu 38: Anh (hay chị) hãy trình bày yếu tố môi trường Hàm lượng khí Sunfuahydro (H2S) ảnh hưởng đến đời sống của cá

Đáp án

Khí H2S là một khí rất độc cho cá.

Khí H2S được tạo ra bởi quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ chứa lưu huỳnh lắng đọng dưới đáy ao hồ.

Những ao nuôi cá có lớp bùn đen dày nếu không được xử lý cải tạo kỹ trước khi thả cá, trong quá trình nuôi, nhất là vào những ngày thời tiết thay đổi có thể cá bị chết do hàm lượng khí H2S quá cao.

Do vậy để hạn chế ảnh hưởng của khí H2S đối với cá, những ao nuôi lâu ngày có lớp bùn đen dày thì cần phải nạo vét hoặc phơi đáy, cải tạo kỹ càng. Đồng thời trong quá trình nuôi cần phải quản lý kỹ lượng thức ăn cho cá ăn tránh để dư thừa thức ăn.

Câu 39: Anh (hay chị) hãy trình bày Lợi ích của nuôi cá ao

Đáp án:

   Nuôi cá ao từ lâu đời nay đã được đồng bào tiến hành rộng rãi vì:

–         Kỹ thuật nuôi tương đối đơn giản.

–         Tiền vốn đầu tư cho nuôi cá thường thấp.

–  Có thể tận dụng sức lao động của những lứa tuổi khác nhau và các sản phẩm nông nghiệp sản có trong gia đình để nuôi cá đạt hiệu quả cao.

Câu 40: Anh (hay chị) hãy trình bày Tiêu chuẩn ao nuôi cá

Đáp án:

Ao nuôi cá nên có diện tích từ 100m2 trở lên, độ sâu tốt nhất từ 1 – 1,5 m nước, ao có 1 lớp mùn dày từ 15 – 25 cm. Mặt ao phải thoáng, bờ ao không bị rò rỉ và cao hơn mực nước từ 0,4 – 0,5 m, có cống cấp nước và tháo nước thuận tiện, gần nguồn nước sạch, có đăng cống chắc chắn để giữ nước và phòng cá đi.

Với những ao hồ nằm ở vị trí có khả năng bị ngập lụt thì cần nuôi tránh lụt.

Nên chọn ao nuôi ở những vùng đất đáy ao là đất thịt, thịt pha sét hoặc bùn cát, không bị chua phèn hay nhiễm mặn.

Ao ở gần nguồn nước sạch, có thể chủ động cấp và thay được nước.

Ao nuôi nên làm theo hình chữ nhật hoặc hình vuông.

Câu 41: Anh (hay chị) hãy trình bày phương pháp Dọn ao nuôi cá

Đáp án:

Nếu là ao cũ thì tát hoặc tháo cạn, dọn sạch cá, tu sửa bờ, đăng cống, vét bùn bớt bùn đáy nếu lượng bùn quá nhiều. Sau đó phơi nắng từ 5 – 7 ngày. Nếu là ao mới đào thì cần tháo rữa đáy ao bằng cách cho nước vào ao, ngâm từ 1 – 2 ngày rồi tháo nước ra, làm như vậy từ 3 – 4 lần.

Bón vôi khắp đáy ao để diệt cá tạp và các mầm bệnh bằng cách rải đều từ 7 – 10 kg/100m2 đáy ao. Mục đích của việc bón vôi là giảm độ chua phèn của ao nuôi , giữ cho độ pH trong ao được ổn định. Ngoài ra vôi còn có khả năng diệt trừ cá dữ, địch hại, mầm bệnh. Nên bón vôi vào những ngày nắng. Vôi cần được rãi đều trong ao và nên tập trung vào những vùng nước đọng có mạch nước rỉ màu nâu đá nhiều hơn. Có thể bón vôi quanh bờ ao để hạn chế phèn rỉ xuống ao nuôi .

Sau khi tẩy vôi 3 ngày, bón lót bằng cách rải đều khắp ao từ 20 – 30 kg phân chuồng và 50 kg lá xanh cho 100m2. Lá xanh cần bó thành từng bó nhỏ 5 – 7 kg dìm ở góc ao. Lấy nước vào ao ngập 0,3 – 0,4 m, ngâm 5 – 7 ngày, vớt hết bã xác phân xanh, lấy nước tiếp vào ao đạt độ sâu 1m. Nước lấy vào ao cần phải lọc bằng đăng hoặc lưới để đề phòng cá dữ, cá tạp xâm nhập. Sau 3 – 4 ngày quan sát thấy nước có màu xanh lục hay nâu vàng là được.

Nếu nước chưa lên màu có thể bổ sung thêm phân vô cơ gồm các loại: urê, lân, NPK. Có thể bón urê : lân với tỷ lệ 2 : 1, hoặc NPK, liều lượng bón khoảng 0,2 kg/100m2. Chú ý: phân phải được hoà tan vào nước riêng rẽ từng loại rồi tạt đều xuống ao chứ không bón nguyên hạt,

Mục đích của việc bón phân nhằm tăng cường các chất dinh dưỡng, tạo thức ăn tự nhiên cho cá để sau khi thả là cá có sẵn thức ăn tự nhiên, cá sẽ ít hao hụt và chóng lớn.

Câu 42: Anh (hay chị) hãy trình bày phương pháp Chọn giống Mè, Trắm, chép cho ao nuôi

Đáp án:

Con giống có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả nuôi sau này, vì vậy cần phải chọn giống tốt.

– Chất lượng giống tốt: cá khoẻ mạnh, bơi lội hoạt bát, phản ứng nhanh với tiếng động, không xây xát, không dị hình, không mầm bệnh, đồng đều kích cỡ.

– Kích cở giống: cá giống phải đảm bảo kích cỡ để khi nuôi đỡ bị hao hụt.

+ Cá mè, cá trắm: kích cỡ 12 – 15 cm.

+ Cá chép: kích cở 8 – 12 cm, cá rô phi: kích cở: 6 – 8cm.

Câu 43: Anh (hay chị) hãy trình bày phương pháp thả giống cho ao nuôi

Đáp án:

          Tuỳ theo điều kiện ao nuôi, khả năng giải quyết thức ăn, phân bón, nguồn cá giống và nhu cầu tiêu thụ mà có thể chọn chủng loại cá gì làm đối tượng nuôi chính.

– Với những ao có chất đáy màu mỡ, nước ao có màu tốt, không bị ô nhiễm thì nên chọn cá mè là đối tượng nuôi chính.

– Với những ao khó gây màu nước, trong ao có nhiều rong, bèo cá và ở địa phương có cây làm thức ăn xanh thì nên chọn cá trắm cá là đối tượng nuôi chính.

+ Nếu nuôi cá trắm cá là chính: thì thả cá trắm cá 50%, các cá khác như mè trắng, mè hoa, chép, rôphi 50%

+ Nếu nuôi cá mè trắng là chính: thì thả cá mè trắng 60%, các cá khác như chép, mè hoa, trắm cá, rôphi 40%

Mật độ thả ghép: tuỳ thuộc vào điều kiện của ao hồ và khả năng đầu tư chăm sóc quản lý mà thả nuôi cá với mật độ khác nhau. Tuy nhiên nên thả nuôi với mật độ: 0,7 – 1,5 con/m2 là thích hợp.

Câu 44: Anh (hay chị) hãy trình bày phương pháp Chăm sóc ao nuôi cá

Đáp án:

Chăm sóc cá trong ao nuôi cần đạt được 2 mục tiêu là cung cấp đủ dinh dưỡng cho nhu cầu phát triển của cá để rút ngắn thời gian nuôi , tăng cỡ cá hưong phẩm đồng thời giảm đầu tư chi phí thức ăn, hạ giá thành cá thương phẩm. Phương pháp chủ yếu để cung cấp dinh dưỡng cho cá là bón phân và cung cấp thức ăn trực tiếp cho cá.

3.1. Bón phân

Đối với đa số các ao nuôi cá nước ngọt (trừ ao nuôi cá trắm cá), bón phân là phương pháp rẻ tiền đồng thời tạo ra cơ sở thức ăn tự nhiên trong ao, đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của cá. Người nuôi cá cần lưu ý, chỉ một số ít các loài cá sử dụng phân chuồng làm thức ăn trực tiếp, phần lớn lượng phân bón được phân huỷ để phát triển cơ sở thức ăn tự nhiên. Do vậy, nên ủ kỹ phân hữu cơ trước khi bón xuống ao.

3.2. Bổ sung thức ăn trực tiếp

Đối với các ao nuôi cá tăng sản thức ăn tự nhiên trong ao không đủ đáp ứng cho nhu cầu của cá, người nuôi cá cần phải cung cấp thêm các loại thức ăn trực tiếp.

Cho cá ăn ngày 2 lần vào lúc sáng sớm và chiều mát, lượng thức ăn như sau:

– Thức ăn tinh: cho ăn hàng ngày với liều lượng từ 2 – 3% trọng lượng cá.

– Thức ăn xanh: cho ăn hàng ngày với liều lượng từ 25 – 35% trọng lượng cá.

Thường xuyên cho cá ăn vào những thời gian và địa điểm cố định sẽ tạo cho cá một phản xạ có điều kiện, cá sẽ tìm ăn đúng giờ và đúng địa điềm. Như vậy sẽ hạn chế thức ăn thừa lẫn vào bùn, tránh lãng phí thức ăn, tránh ô nhiễm môi trường và dễ dàng thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho cá.

Câu 45: Anh (hay chị) hãy trình bày phương pháp quản lý ao nuôi cá và thu hoạch

Đáp án:

4. Quản lý ao nuôi cá

Để quản lý tốt ao nuôi cá tăng sản, nguời nuôi cá phải thăm ao hàng ngày để phát hiện các sự cố như sụt lì bờ, địch hại, ô nhiễm môi trường, bệnh cá… Hàng tháng phải kiểm tra tốc độ lớn của cá để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp với nhu cầu của cá. Kịp thời thay nước, bổ sung nước, xử lý bệnh tật khi phát hiện các sự cố về môi trường.

5. Thu hoạch

Sau một thời gian nuôi, có thể thu hoạch bớt những con đạt kích cỡ thương phẩm theo hình thức đánh tỉa. Sau 8 – 9 tháng nuôi tháo cạn ao để thu hoạch.

Câu 46: Anh (hay chị) hãy trình bày lợi ích của việc nuôi cá ruộng lúa

Đáp án:

Nuôi cá trong ruộng lúa có lịch sử từ lâu đời, đây là một việc làm mang lại nhiều lợi ích:

Trước hết ngoài lúa ra còn thu thêm được cá là một sản phẩm có giá trị kinh tế cao.

Nhờ nuôi cá ở ruộng lúa mà tạo thêm điều kiện thuận lợi cho cả cá và lúa ở trong ruộng:

+ Cá ăn sâu bọ phá hoại lúa.

+ Cá ăn các loại cá dại trong ruộng.

+ Cá thải ra phân làm cho ruộng màu mỡ hơn.

+ Bón phân cho lúa có tác dụng làm tăng thức ăn tự nhiên cho cá.

+ Thóc rơi rụng là thức ăn của cá.

Câu 47: Anh (hay chị) hãy trình bày Phương pháp chọn ruộng lúa để nuôi cá

Đáp án:

Ruộng lúa dùng để nuôi cá phải bờ ruộng chắc chắn, không bị rò rỉ và cao hơn mức nước trong ruộng ít nhất 0,5 m, có cống cấp và cống thoát, chủ động về nguồn nước. Trong ruộng phải có kênh mương với diện tích tổng cộng 1/10 diện tích ruộng lúa, độ sâu của kênh mương phải đảm bảo từ 0,8 – 1 m để cá trú ẩn khi cần thiết.

Tháo cạn nước trong ruộng, bón vôi với liều lượng 8 – 12 kg/100m2. Bón lót từ 30 – 40 kg phân chuồng/100m2 mương.

Câu 48: Anh (hay chị) hãy trình bày thời gian thả cá ruộng lúa

Đáp án

 Sau khi cấy lúa từ 15 đến 20 ngày ta tiến hành thả cá giống vào ruộng. Đối với lúa gieo thì phải sau 1 tháng mới được thả cá.

Trước khi thả phải ngâm túi cá giống xuống nước 15 phút, sau đó mở túi cho nước vào từ từ để tránh cho cá khái bị sốc.

Đối tượng thả nuôi là: cá trắm cá, cá mè, rô phi, cá chép.

Lưu ý: chỉ thả cá trắm cá khi lúa đã tốt hoặc đã thu hoạch

Câu 49: Anh (hay chị) hãy trình bày mật độ thả cá ruộng lúa

Đáp án

– Mật độ cá thả từ 0,3 – 0,35 con/m2.

– Kích cở cá thả:

+ Cá rô phi, cá chép: 6 – 8 cm.

+ Cá mè, cá trắm cá: 10 – 12 cm.

Câu 50: Anh (hay chị) hãy trình bày cách chăm sóc, quản lý, thu thoạch cá ruộng lúa

Đáp án

Chăm sóc quản lý

Thường xuyên quan sát theo dõi hoạt động của cá, kiểm tra đê cống đề phòng rò rỉ cá sẽ bị hao hụt.

Bổ sung thức ăn trực tiếp để cá mau lớn, cho cá ăn ngày 2 lần vào lúc sáng sớm và chiều mát, lượng thức ăn như sau:

– Thức ăn tinh: cho ăn hàng ngày với liều lượng từ 2 – 3% trọng lượng thân cá.

– Thức ăn xanh: cho ăn hàng ngày với liều lượng từ 25 – 35% trọng lượng thân cá.

Trong quá trình nuôi khi cần phun thuốc trừ sâu cho lúa phải tháo cạn ruộng để dồn cá vào mương. sau khi phun thuốc từ 5 đến 7 ngày mới lấy nước trở lại để cho cá lên ruộng kiếm ăn.

Thu hoạch

Sau 1 thời gian nuôi ta có thể tiến hành thu hoạch bằng cách đánh tỉa những cá thể có kích thước lớn. Tiếp theo ta tiến hành tháo cạn nước trong ruộng để thu hoạch (thường là nuôi 2 vụ lúa 1 vụ cá để có kích cở cá thương phẩm lớn, được thị trường ưa chuộng). Với những ruộng nuôi cá có bổ sung thức ăn ta có thể đạt năng suất 2 – 3 tấn/ha.

Câu 51: Anh (hay chị) hãy trình bày phương pháp và quy trình chế biến thức ăn cho cá nuôi

Đáp án

 Để đảm bảo dinh dưỡng cho cá phát triển tốt, đạt chất lượng cao, người nuôi cần nắm vững nhu cầu dinh dưỡng của cá, trong đó nhu cầu chất đạm từng giai đoạn phát triển rất quan trọng. Việc sử dụng các chất cung cấp tinh bột như cám, tấm, mì lát.. phải trong giới hạn, dựng quá nhiều cá sẽ khụng tiờu húa hết, tích luỹ trong cơ thể dưới dạng mỡ hoặc thải ra ngoài làm ô nhiễm môi trường nuôi. ngoài ra để tăng cường sức kháe cho đàn cá cần bổ sung thêm vitamin (1-2%), đặc biệt là vitamin C. 

Một vài công thức đề nghị phối chế thức ăn cho cá: 

(chỉ bao gồm các thành phần chính)

Nguyên liệu

Cộng thức thức ăn

theo tỷ lệ đạm khác nhau (%)

Bột cá (*)
Bột đậu nành
Cám gạo
Bột sắn
Premix vitamin

20
30
34
15
1

17
25
35
20
1

9
20
50
20
1

(*) Có thể thay thế bột cá bằng cá tạp theo tỷ lệ lượng cá tạp = lượng cá bột x 4 

 Tuỳ điều kiện của nụng hộ mà áp dụng các phương thức chế biến khác nhau. Tuy nhiờn việc nấu chớn các nguyên liệu là cần thiết, đặc biệt là cám, bột sắn vì sẽ làm gia tăng độ tiêu hoá thức ăn, giảm lượng phân thải vào môi trường.

Quy trình chế biến thức ăn cho cá như sau:

Cân nguyên liệu —–> Trộn và nấu nguyên liệu —–> Để nguội ——> Trộn thêm nguyên liệu (vitamin, men tiêu hóa,…) ——> ép viên hoặc nắm thành từng nắm và cho ăn.

Câu 52: Anh (hay chị) hãy trình bày cách sử dụng một số loại thức ăn cho cá nuôi

 Đáp án:

Khi cho cá ăn cần quan tâm tới 4 yêu cầu cơ bản: lượng thức ăn vừa đủ; chất lượng thức ăn tốt (không ẩm, mốc, thiu thối, hàm lượng đạm động vật chiếm 10% trở lên và lượng vitamin C chiếm 1%); thời gian cho ăn thích hợp; địa điểm cho ăn là nơi cá thường đến, yên tĩnh và cố định.

Thức ăn cho cá có thể chia làm 2 loại chính: thức ăn sử dụng trực tiếp và thức ăn sử dụng gián tiếp.

Thức ăn sử dụng trực tiếp (thức ăn trực tiếp) gồm: thóc gạo, ngô, khoai, sắn, đậu tương, khô dầu, các loại thủy sản chế biến ở dạng bột hoặc để thô; một số loại thực vật như cá, lá ngụ, rong, lá sắn… thái nhá vừa cỡ để cá có thể ăn được. Thức ăn thực vật dùng để phối chế bổ sung vitamin C và các chất khoáng theo tỷ lệ phù hợp cho từng loài, từng giai đoạn sinh trưởng của cá (gọi là thức ăn tổng hợp). Vì chất lượng thức ăn có ý nghĩa quyết định tới tốc độ sinh trưởng, phát triển nên khi cá còn nhá phải cho ăn đầy đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng thì mới sinh trưởng tốt, cho năng suất cao.

Các loài cá đều ăn thức ăn tinh bột, lượng cho ăn hàng ngày bằng 1- 10% trọng lượng thân cá. Riêng cá trắm cá thiên về thức ăn thực vật, bằng 20 – 70% trọng lượng thân cá.

Với thức ăn là tinh bột, mỗi ngày cho cá ăn 2 lần vào sáng sớm và buổi chiều mát. Thức ăn là thực vật thường cho cá ăn vào chiều tối. Địa điểm cho ăn cách bờ ao 1-2m, có độ sâu 1-1, 5m trở lên, ở vị trí cố định và yên tĩnh. Thức ăn tinh nên cho vào sàn, đặt cách đáy ao 0,3-0, 5m. Thức ăn thực vật phải thả vào khung tre nổi trên mặt nước, khung rộng 6-10m2.

Thức ăn sử dụng gián tiếp (thức ăn gián tiếp) gồm các loại phân bón cho ao để tạo ra thức ăn tự nhiên cho cá.

Nguyên tắc chung khi bón phân cho ao nuôi cá là phải xác định được lượng phân phù hợp. Không nên bón phân vào ngày trời âm u hay mưa. Trước khi bón, phân chuồng phải được ủ kỹ với vôi bột. Nếu cần bón phối hợp các loại phân thì nên bún riờng và xen kẽ, 2 ngày bún một loại.

Phân bón cho ao nuôi cá có 2 loại chính: phân hữu cơ và phân vô cơ.

Phân hữu cơ gồm các loại phân chuồng (phân gia súc, gia cầm, thuỷ cầm…) và phân xanh (các loại lá cây thân mềm, có nhiều màu xanh, không gây độc hại như chó đẻ, cứt lợn, cóc vàng, cây họ đậu còn xanh…). Có thể ủ phân hữu cơ với phân chuồng và vôi bột, trong 20-30 ngày, vói đều cho ao nuôi tạo thức ăn tự nhiên cho cá.

Câu 53: Anh (hay chị) hãy trình bày cách bón phân hữu cơ cho ao nuôi cá;

Đáp án:

          Phân chuồng và phân xanh ủ tổng hợp với nhau, lượng bón 20-25kg/100m3 nước ao /tuần. Phân được rói đều khắp ao.

Nếu bón riêng phân chuồng đó ủ kỹ thì bón 10-15kg/100m3 nước ao /tuần, phân được rói đều khắp ao. Phân xanh có thể không cần ủ mà bó thành bó (10 – 15kg/bú) rồi dìm ở đáy ao, sau 2-3 ngày vớt cọng phân xanh lên bờ để nước ao khái bị thối. Lượng phân xanh bón cho ao trung bình 7-15kg/100m3 nước ao /tuần.

Phân vô cơ gồm các loại phân đạm, lân, kali, NPK và vôi, riêng vôi cần sử dụng thường xuyên cho ao nuôi cá theo liều 2-3kg/100m3 nước ao /tuần vì có tác dụng làm sạch nước ao, giữ nước không bị chua và cung cấp lượng chất khoáng, canxi giúp cá sinh trưởng và phòng bệnh tốt.

Phân vô cơ nên bón từ tháng 4 đến tháng 10 (bón vào ngày nắng vừa phải). Thời gian bún tốt nhất 9 – 10 giờ. Lượng phân trung bình là 0,2kg đạm + 0,4kg lân/100m3 nước ao /tuần. Trước khi bón phân vô cơ được hoà tan riêng biệt từng loại, té đều khắp mặt ao.

Câu 54: Anh (hay chị) hãy trình bày bệnh xuất huyết đốm đỏ do vi khuẩn thường gặp ở cá nuôi và cách trị bệnh

Đáp án:  Bệnh xuất huyết đốm đỏ do vi khuẩn:

Cá kém ăn hoặc bỏ ăn, bơi lờ đờ trên mặt nước.

Có các đốm đỏ trên thân, vảy, vây xuất huyết rách nát.

Cơ quan nội tạng xuất huyết, ruột xuất huyết hoại tử thối nát.

Bệnh thường gặp ở cá giống và cá thịt.

* Phòng trị bệnh:

– Bón vôi nông nghiệp (CaCO3) với lượng 2 –3 kg/100m2ao.

– Tắm cho cá bằng muối sống trước khi thả cá xuống ao với nồng độ 2 – 3% (200 – 300g) muối/10 lít nước. Thời gian tắm 5 – 10 phút.

– Thuốc kháng sinh:

+ Stretomyxin: 50 – 75mg/kg cá nuôi , cho ăn 5 – 7 ngày.

+ Kanamyxin: 50mg/kg cá nuôi , cho ăn 7 ngày.

+ Nhóm Sulfamid: 100 – 200mg/kg cá nuôi , cho ăn 10 – 12ngày.

          – Thuốc Vitamin C: Vào mùa cá xuất hiện bệnh nhiễm khuẩn máu, trộn thêm Vitamin C vào thức ăn tinh cho cá ăn hàng ngày. Liều lượng 50 – 60mg/kg cá/ngày.

Câu 55: Anh (hay chị) hãy trình bày bệnh Nấm thủy my thường gặp ở cá nuôi và cách trị bệnh

Đáp án:  Bệnh nấm thuỷ my: 

Trên da cá xuất hiện nhiều vùng trắng xám.

Nấm phát triển như đám bông (để trong nước quan sát rõ hơn ngoài khô).

Trứng cá nhiễm bệnh có màu trắng đục xung quanh có sợi nấm.

Bệnh thường gặp vào mùa đông và mùa xuân.

 * Phòng trị bệnh:         

– Bón vôi nông nghiệp (CaCO3) với lượng 2 –3 kg/100m2ao.

– Tắm cho cá bằng muối sống trước khi thả cá xuống ao với nồng độ 2 – 3% (200 – 300g) muối/10 lít nước . Thời gian tắm 5 – 10 phút.

– Tắm cho cá bằng thuốc tím (KMn04) nồng độ 5 – 10 g/ m3 nước. Thời gian tắm 15 – 30 phút.

Câu 56: Anh (hay chị) hãy trình bày bệnh Trùng quả dưa thường gặp ở cá nuôi và cách trị bệnh

Đáp án:  Bệnh trùng quả dưa:

– Trên da, vây, mang cá xuất hiện nhiều trùng bám thành hạt lấm tấm rất nhá màu hơi trắng đục có thể thấy rá bằng mắt thường.

– Cá bị bệnh này thường tách đàn bơi lờ đờ quanh bờ, khi bơi đầu hơi ngoi lên đuôi cắm xuống đáy.

– Bệnh thường gặp vào mùa đông và mùa xuân, mùa thu.

* Phòng trị bệnh:

– Bón vôi nông nghiệp (CaCO3) với lượng 2 –3 kg/100m2ao.

– Tắm cho cá bằng muối sống trước khi thả cá xuống ao với nồng độ 2 – 3%( 200 – 300g) muối/10 lít nước . Thời gian tắm 5 – 10 phút.

– Tắm cho cá bằng thuốc tím (KMn04) nồng độ 5 – 10 g/ m3 nước. Thời gian tắm 15 – 30 phút.

Câu 57: Anh (hay chị) hãy trình bày bệnh Trùng Mỏ neo thường gặp ở cá nuôi và cách trị bệnh

Đáp án:  Bệnh trùng mỏ neo

– Cá kém ăn, gầy yếu đầu to thân nhá.

– Trùng ký sinh vào làm viêm loét da, vây và mang cá.

* Phân bố bệnh:

– Bệnh thường gặp vào mùa đông và mùa xuân mùa thu.

* Phòng trị bệnh:

– Bón vôi nông nghiệp (CaCO3) với lượng 2 –3 kg/100m2ao.

– Dùng lá xoan( để cả nhánh) đập dập bó thành từng bó thả xuống ao sau 3 – 5 ngày lá xoan có tác dụng diệt trùng.

– Tắm cho cá bằng thuốc tím (KMn04) nồng độ 5 – 10 g/m3 nước. Thời gian tắm 15 – 30 phút.

Câu 58: Anh (hay chị) hãy trình bày bệnh Rận cá thường gặp ở cá nuôi và cách trị bệnh

Đáp án: 

*Bệnh rận cá

-Trùng ký sinh bám trên da cá hút máu cá đồng thời phá huỷ da làm viêm loét tạo điều kiện cho các sinh vật khác tấn công có thể thấy rá bằng mắt thường.

-Cá bị bệnh này thường tách đàn bơi lờ đờ quanh bờ, khi bơi đầu hơi ngoi lên đuôi cắm xuống đáy.

-Bệnh thường gặp vào mùa xuân, mùa thu.

* Phòng trị bệnh:

-Bón vôi nông nghiệp (CaCO3) với lượng 2 –3 kg/100m2ao.

-Dùng lá xoan (để cả nhánh) đập dập bó thành từng bó thả xuống ao sau 3 – 5 ngày lá xoan có tác dụng diệt trùng

-Tắm cho cá bằng muối trước khi thả cá xuống ao với nồng độ 2 – 3%(200 – 300g) muối/10 lít nước. Thời gian tắm 5 – 10 phút.

-Tắm cho cá bằng thuốc tím (KMn04) nồng độ 5 – 10 g/m3 nước. Thời gian tắm 15 – 30 phút.

Câu 59: Anh (hay chị) hãy trình bày Nội dung chủ yếu của Quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Gia Lai đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.

Đáp án: 

NỘI DUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THỦY SẢN TỈNH GIA LAI

1.     Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản:

1.1. Đối tượng nuôi

          Bên cạnh các loại cá truyền thống, phát triển các đối tượng nuôi mới như: cá tra, rô phi đơn tính, cá lóc, cá chim trắng, cá trê lai, tôm càng xanh, ba ba, ếch, cá sấu…và từng bước tiến tới nuôi trồng các loại thủy đặc sản như cá thác lác, anh vũ, lăng, chình…Đối với mỗi loại hình mặt nước khác nhau có cơ cấu đàn giống thả nuôi khác nhau.

2.2. Diện tích, sản lượng nuôi trồng

          – Đến năm 2015 nuôi trồng 2.180 ha, trong đó nuôi thâm canh chiếm 10%; nuôi bán thâm canh chiếm 20%; nuôi quảng canh cải tiến chiếm 70%. Sản lượng đạt 3.500 tấn; năng suất đạt 1,6 tấn/ha.

          – Đến năm 2020 nuôi trồng 3.580 ha, trong đó nuôi thâm canh chiếm khoảng 13%, nuôi bán thâm canh chiếm khoảng 25%; nuôi quảng canh cải tiến chiếm khoảng 62%. Sản lượng đạt 8.000 tấn, năng suất đạt 2,2 tấn/ha.

 

          Diện tích, sản lượng nuôi trồng thủy sản theo các loại hình nuôi trồng đến năm 2015 và 2020 cụ thể như sau:

Các loại hình nuôi trồng thủy sản

Đến năm 2015

Đến năm 2020

Diện tích (ha)

Sản lượng (tấn)

Diện tích (ha)

Sản lượng (tấn)

I. Tổng số

2.180

3.500

3.580

8.000

1.Nuôi thủy sản ở ao hồ nhỏ

1.510

2.441

1.820

4.526

Thâm canh

140

560

310

1.395

Bán thâm canh

296

592

590

1.425

Quảng canh cải tiến

1.074

1.289

920

1.656

2. Nuôi thủy sản ở ruộng trũng

510

895

900

2.510

Thâm canh

50

200

160

720

Bán thâm canh

110

275

310

930

Quảng canh cải tiến

350

420

430

860

3. Nuôi thủy sản ở vùng bán ngập

160

128

860

860

Quảng canh cải tiến

160

128

860

860

II. Nuôi cá lồng

100

(lồng)

40

200

(lông)

100

          (Cụ thể ao, hồ nuôi, diện tích nuôi trồng thủy sản từng huyện, thị xã, thành phố có báo cáo Quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Gia Lai đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 kèm theo)

2. Quy hoạch khai thác thủy sản trên các loại hình mặt nước lớn:

          -Khai thác thủy sản chủ yếu là ở hồ chứa và hồ tự nhiên, sông Ba, sông Ayun, sông Sê San, sống Sêrêpôk. Trong những năm đến tiếp tục thả giống ra các diện tích mặt nước lớn để phát triển nguồn lợi, dự kiến đến năm 2015 diện tích khai thác là 13.690ha, sản lượng đạt 795 tấn; đến năm 2020 diện tích khai thác là 20.760 ha, sản lượng đạt 1.051 tấn.

          – Nhu cầu đầu tư thêm tàu thuyền máy có công suất từ 12-35CV đến năm 2015 là 70 chiếc và đến 2020 là 100 chiếc.

          3. Nhu cầu lao động sản xuất thủy sản:

          Lao động trong sản xuất thủy sản đến năm 2015 là 5.000 lao động, đến năm 2020 là 9.000 lao động, trong đó lao động nuôi trồng thủy sản đến năm 2015 là 4.650 lao động, đến năm 2020 là 8.500 lao động. Lao động khai thác thủy sản đến năm 2015 là 350 lao động, đến năm 2020 là 500 lao động. Để đáp ứng lao động có trình độ kỹ thuật cho sản xuất thủy sản, đặc biệt là trong nuôi trồng thủy sản, trong những năm tới cần mở các lớp tập huấn, đào tạo bằng nhiều hình thức khác nhau để nâng cao kiến thức về thủy sản cho người nuôi.

          4. Nhu cầu giống:

          – Đến năm 2015 là 9,8 triệu con, trong đó giống cá là 8,83 triệu con, giống tôm là 0,98 triệu con;

          – Đến năm 2020 là 21,1 triệu con, trong đó giống cá là 19 triệu con, giống tôm là 2,1 triệu con

          – Giống thả cho khai thác thủy sản (chủ yếu là giống cá) đến năm 2015 là 5,7 triệu con. đến năm 2020 là 7,2 triệu con.

          – Nguồn giống được cung cấp chủ yếu từ các cơ sở sản xuất và hộ gia đình.

          5. Nhu cầu về thức ăn:

          – Đến năm 2015 nhu cầu thức ăn là 77.700 tấn, trong đó thức ăn tinh 5.100 tấn, thức ăn xanh là 72.600 tấn

          – Đến năm 2020 nhu cầu thức ăn là 162.000 tấn, trong đó thức ăn tinh 12.500 tấn, thức ăn xanh là 149.500 tấn.

          6. Các dịch vụ hậu cần: Phát triển mạng lưới cơ  sở bán ngư cụ cho nghề cá. Các cơ quan về khuyến nông, khuyến ngư tích cực thúc đẩy mạng lưới này phát triển, đồng thời tư vấn về dịch bệnh và thuốc phòng chữa bệnh cho người nuôi. Việc quản lý và kiểm soát các dịch vụ này sẽ được thực hiện qua các cơ quan kiểm dịch về thú y và thủy sản hoặc các bộ phận khuyến nông, ngư. Các cơ quan có chức năng quản lý về thủy sản cần phải kiểm tra, giám sát và quản lý các cơ sở cung cấp dịch vụ hậu cần nghề cá và đảm bảo an toàn cho người nuôi.

          7. Cơ sở hạ tầng về thủy lợi cho vùng nuôi trồng thủy sản

          Sử dụng hệ thống các hệ thống thủy lợi ao, hồ chứa, kênh mương hiện có cho cả nông nghiệp và thủy sản, tiến hành bê tông hóa các kênh mương cấp 1 và cấp 2 tăng hiệu suất lưu chuyển nước, xã hội hóa về xây dựng và quản lý hệ thống thủy lợi nuôi trồng thủy sản.

          8. Các chương trình và dự án nuôi trồng thủy sản:

          – Chương trình phát triển giống thủy sản; chương trình phát triển các vùng nuôi trồng thủy sản; các dự án chi tiết (quy hoạch chi tiết các vùng nuôi tập trung; phát triển thủy sản ao, hồ nhỏ, vùng ruộng trũng, phát triển nuôi và khai thác thủy sản hồ chứa, khai thác thủy sản sông ngòi);

          – Chương trình phát triển khoa học công nghệ và khuyến ngư; chương trình phát triển nguồn nhân lực; chương trình đầu tư cho tàu thuyền và ngư lưới cụ;

          – Nguồn vốn đầu tư cho các chương trình, dự án phát triển thủy sản gồm: Nguồn vốn đầu tư của ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh, ngân sách địa phương, vốn đầu tư của các tổ chức quốc tế, tổ chức trong nước, vốn của nhân dân.

Câu 60: Anh (hay chị) hãy trình bày Nnhững giải pháp chủ yếu thực hiện Quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Gia Lai đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.

Đáp án: NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THỦY SẢN TỈNH GIA LAI

          1. Giải pháp về cơ chế chính sách:

          – Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển thủy sản, đặc biệt là đầu tư sản xuất giống, nuôi trồng thủy sản với quy mô lớn và công nghệ cao.

          – Tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thuê đất, thuê mặt nước để đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản; vay vốn tín dụng để đầu tư phát triển thủy sản phù hợp với chu trình sản xuất;

          – Thực hiện các chính sách của Nhà nước về phát triển thủy sản theo qui định và hướng dẫn của Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương.

          2. Giải pháp về giống và thức ăn cho thủy sản:

          2.1. Giải pháp về giống:

          – Xây dựng Trung tâm giống thủy sản để sản xuất giống cấp I cùng với các trại vệ tinh để cung cấp 70% nhu cầu về giống; 30% lượng giống nhập từ các tỉnh khác trong nước và nước ngoài.

          – Khuyến khích tư nhân tham gia đầu tư vào lĩnh vực sản xuất và cung ứng giống thủy sản đảm bảo chất lượng.

          2.2. Giải pháp về thức ăn:

          – Xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi (trong đó có chế biến thức ăn cho thủy sản), đồng thời nhập khẩu thức ăn thủy sản của các cơ sở chế biến trong và ngoài nước để đảm bảo cung cấp thức ăn cho nuôi trồng thủy sản nước ngọt.

          – Sử dụng các sản phẩm, phụ phẩm trong nông, ngư nghiệp tại chỗ để cung cấp thức ăn cho nuôi trồng thủy sản.

          3. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực, khoa học công nghệ và khuyến ngư:

          Đào tạo kỹ thuật viên cho các cán bộ địa phương hoặc một số hộ dân ở vùng nuôi tập trung để làm nòng cốt cho phong trào….Đào tạo, bồi dưỡng về kỹ thuật và kỹ năng quản lý thủy sản cho cán bộ quản lý. Tổ chức tập huấn cho nông dân hàng năm, hàng vụ đặc biệt là các lớp tập huấn đầu bờ. Thay thế hệ thống đào tạo không theo nhu cầu thị trường sang tiếp cận từ ngoài và bằng hệ thống đào tạo theo nhu cầu thị trường. Tích cực phổ biến các yêu cầu mới, chuẩn mực quốc tế trong đào tạo nguồn nhân lực cũng như áp dụng công nghệ mới. Phối hợp với viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản để lựa chọn và du nhập công nghệ tiên tiến phù hợp với điều kiện nghề cá của tỉnh trong lĩnh vực thủy sản.

          4. Giải pháp về thị trường:

          Quản lý chặt chẽ chất lượng và duy trì sản lượng sản phẩm nuôi trồng thủy sản để đảm bảo uy tín trên thị trường. Giữa người nuôi trồng thủy sản và các tổ chức dịch vụ tiêu thụ sản phẩm có sự hợp tác chặt chẽ với nhau để không bị bán ép giá. Đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh giữa doanh nghiệp nhà nước và tư nhân. Mở các lớp tập huấn cho người sản xuất thủy sản về phương pháp bảo quản sản phẩm sau thu hoạch, tránh việc phải bán hạ giá do bảo quản sản phẩm không tốt.

          5. Giải pháp về môi trường:

          – Khuyến cáo thực hiện đầy đủ các biện pháp tẩy dọn ao nuôi trước khi bắt đầu một vụ nuôi mới;

          – Khi cá, tôm bị dịch bệnh tuyệt đối không được xả nước hoặc vét bùn ra môi trường xung quanh và nguồn cung cấp nước;

          – Trong các khu nuôi tập trung và các khu nuôi theo hình thức sản xuất hàng hóa cần phải thực hiện các biện pháp về xử lý nước thải cũng như việc cấp thoát nước tuân thủ theo quy định chung;

          – Tăng cường giám sát môi trường nước xung quanh và điều tiết cấp thoát nước giữa nuôi trồng thủy sản và nông nghiệp, tránh nguy cơ bị ô nhiễm từ các loại hóa chất bảo vệ thực vật cũng như thuốc trừ sâu từ sản xuất nông nghiệp.

                                                                               GIÁM ĐỐC CÔNG TY

Nuôi trồng và khai thác thuỷ sản hồ Ayun Hạ

Công trình thủy lợi Ayun Hạ được xây dựng từ năm 1987, vừa thi công vừa xây dựng công trình vừa khai hoang xây dựng đồng ruộng. Năm 1994 chặn dòng, đến cuối năm 1995 công trình bắt đầu tưới phục vụ sản xuất, đến năm (2001) công trình đã cơ bản hoàn thiện và đến nay (2013) đã phục vụ tưới cho 14.500,86ha (2 vụ)/13.500 ha lúa, màu (1vụ) theo thiết kế, phục vụ cấp nước 2 nhà máy thủy điện 4MW, nuôi trồng thủy sản thu hoạch 250 trăm tấn cá mỗi năm, cung cấp nước cho nhà máy đường Ayun Pa, công nghiệp dùng nước khác và phục vụ nước sinh hoạt cho hàng ngàn hộ dân trong khu vực. Đồng thời góp phần giải quyết an ninh – an toàn xã hội khu vực và cân đối lương thực cho toàn tỉnh Gia Lai. Lòng hồ được đưa vào nuôi trồng và khai thác thuỷ sản từ năm 1996.

Kênh chính Ayun Hạ nhìn từ đỉnh đập — tại Ayun Hạ.

 

mái hạ lưu đập mưa xuống cỏ mọc xanh rờn — tại Ayun Hạ.

Buổi sáng ngày 14.6.2013 (trời u ám,
mưa lất phất) đi kiểm tra công tác Nuôi trồng và khai thác thuỷ sản hồ
Ayun Hạ cùng với Chi cục Thuỷ lợi – Thuỷ sản Gia Lai. Mọi người vào mạng
thường chỉ nhìn thấy Hồ Ayun Hạ từ Đập chính nên chỉ nhìn mặt hồ được
chừng 50ha, hôm nay tôi đăng toàn cảnh lòng hồ lên để các bạn tham khảo
kỹ xem thế nào là lòng Hồ Ayun Hạ 3.700ha, dung tích 256 triệu m3 nước,
lưu vực 1.670km2 nha….

 

 

 

 

 

 

 

Nhìn
cột thuỷ chí mực nước hồ Ayun Hạ hiện nay đang ở cao trình 199.5m xuống
thấp hơn so với cao trình mực nước dâng bình thường (Cao trình mực nước
dâng bình thường là 204m)
— tại Ayun Hạ.

Mái thượng lưu đập…mới kết thúc tưới Đông xuân và đầu mùa mưa nên nước hôm nay trong xanh.

 

 

 



Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ Lợi – Thuỷ Sản Gia Lai và hai nữ nhân viên

 

Cảng thuyền của xí nghiệp thuỷ nông Đầu mối-Kênh chính